Giáo án bài 22: Tác dụng nhiệt và tác dụng phát sáng của dòng điện - Vật lý 7 - GV.B.T.Xuân
lượt xem 53
download
Qua bài học Tác dụng nhiệt và tác dụng phát sáng của dòng điện học sinh có kỹ năng: Nêu được ứng dụng của tác dụng nhiệt và tác dụng phát sáng của dòng điện trong thực tế. Lắp được mạch điện đơn giản
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Giáo án bài 22: Tác dụng nhiệt và tác dụng phát sáng của dòng điện - Vật lý 7 - GV.B.T.Xuân
Vật lý 7
Bài 22 . TÁC DỤNG NHIỆT VÀ TÁC DỤNG PHÁT SÁNG
CỦA DÒNG ĐIỆN
I./ Mục tiêu:
1.Kiến thức:
-
Nêu được dòng điện có tác dụng nhiệt và biểu hiện của tác dụng này .
-
Lấy được ví dụ cụ thể về tác dụng nhiệt của dòng điện.
-
Nêu được tác dụng phát sáng của dòng điện.
2.Kỹ năng:
-
Nêu được ứng dụng của tác dụng nhiệt và tác dụng phát sáng của dòng điện trong thực tế.
-
Lắp được mạch điện đơn giản
3.Thái độ:
-
Nghiêm túc, cẩn thận, trung thực trong hợp tác nghiên cứu .
-
Thói quen sử dụng điện an toàn
II./ CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH:
1.Chuẩn bị của giáo viên:
Cả lớp: 1 biến áp, dây dẫn điện, 1 công tắc, 1 đoạn dây sắt (dây đàn ghita) dài khoảng 20cm, vài mẫu giấy nhỏ, 1 cầu chì có lắp sẵn dây chì . Các tranh vẽ phóng to, bảng nhiệt độ nóng chảy của một số chất.
2. Chuẩn bị của học sinh:
Mỗi nhóm: 1 nguồn điện, 1 bóng đèn pin, 1 công tắc
Dây dẫn điện, 1 bút thử điện, 1 bóng đèn điốt phát quang
III. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY
1./ Kiểm tra bài cũ, đặt vấn đề vào baì mới(4’)
* Kiểm tra bài cũ:
GV. Nêu câu hỏi gọi học sinh trả lời
+ Nêu bản chất của dòng điện trong kim loại
+ Nêu quy ước về chiều dòng điện .
+ Vẽ mạch điện đơn giản gồm 1 bóng đèn, 1 nguồn điện, 1 khóa K và các dây dẫn, xác định chiều dòng điện trong mạch (GV lắp sẵn mạch điện)
* yêu cầu trả lời
HS.
+ Bản chất dòng điện trong kim loại: Chiều đi từ cực dương sang cực âm của nguồn điện.
+Chiều dòng điện là chiều từ cực dương qua dây dẫn và các thiết bị điện đến cực âm của nguồn điện
+ Dòng điện có chiều không đổi gọi là dòng điện một chiều (pin, ácquy).
GV. Gọi học sinh khác nhận xét, giáo viên nhận xét ghi điểm.
1. Đặt vấn đề (1’)
Ta đã biết dòng điện chạy qua vật dẫn kim loại do các hạt mang điện nào tạo thành. Vậy ta có trông thấy các electron dịch chuyển trong vật dẫn không? Làm cách nào biết được có dòng điện chạy qua vật dẫn kim loại, bóng đèn, quạt điện…? Bài học hôm nay và bài sau sẽ cung cấp cho chúng ta biết một số tác dụng của dòng điện để nhận biết có dòng điện
2. Dạy nội dung bài mới
Hoạt động của thây và trò |
Ghi bảng |
Hoạt động 1: Tìm hiểu tác dụng nhiệt của dòng điện (18’) GV: Các em hãy suy nghĩ trả lời câu C1? HS: Suy nghĩ và trả lời C1 GV: Gọi HS khác nhận xét, bổ xung sao đó đưa ra kết luận cho câu C1. GV. Yêu cầu học sinh quan sát H22.1 SGK ? Nêu dụng cụ và cách tiến hành thí nghiệm. HS. 1 bóng đèn pin, 1 khóa k, 1 nguồn điện là pin, dây dẫn Cách tiến hành: Mắc mạch điện như H22.1, đóng công tắc để đèn sáng quan sát để trả lời C2. GV: Các em hãy thảo luận theo nhóm trả lời câu C2? HS: Thảo luận với câu C2 Đại diện các nhóm trình bày Các nhóm tự nhận xét, bổ xung cho câu trả lời của nhau. GV. Khi cho dòng điên đi qua các vật dẫn có hiện tượng gì xảy ra? HS. Các vật dẫn bị nóng lên. ? Tại sao người ta dùng Vonfam để làm dây tóc báng đèn mà không dùng chì hoặc đồng hoặc nhôm? HS. Vì Vonfam có nhiệt độ nóng chảy lớn hơn rất nhiều so với nhiệt độ của dây tóc bóng đèn khi phát sáng bình thường GV. Yêu cầu học sinh quan sát H22.3, nêu dụng cụ và cách tiến hành thí nghiệm; HS. Dụng cụ: 1 nguồn điện acquy, 1dây sắt, dây dẫn, cầu chì, công tắc, 2 chiếc kẹp Cách tiến hành: B1. Bố trí thí nghiệm như H22.3 B2. Đóng công tắc quan sát hiện tượng xảy ra với các mảnh giấy GV: Làm TN cho HS quan sát để trả lời câu C3. HS: Quan sát và trả lời C3 GV: Tổng hợp ý kiến và đưa ra kết luận chung cho phần này. GV: Các em hãy hoàn thành phần kết luận? HS: Hoàn thành kết luận trong SGK GV: Đưa ra kết luận chung cho phần này. GV. Yêu cầu học sinh đọc C4 GV: Các em hãy suy nghĩ trả lời câu C4? HS: Suy nghĩ và trả lời C4 GV: Gọi HS khác nhận xét, bổ xung sau đó đưa ra kết luận cho câu C4. GV: Nguyên nhân gây ra tác dụng nhiệt của dòng điện là do các vật có điện trở và tác dụng nhiệt có thể là có lợi, có thể có hại. Để làm giảm tác dụng nhiệt, cách đơn giản là làm dây dẫn bằng chất có điện trở suất nhỏ. Việc sử dụng nhiều kim loại làm vật liệu dẫn điện sẽ dẫn đến việc cạn kiệt nguồn tài nguyên thiên nhiên. Ngày nay, cn người đang có gắng sử dụng các vật liệu siêu dẫn vào trong đời sống và kĩ thuật. THMT. GV. Nêu câu hỏi gọi học sinh khá trả lời Nêu nguyên nhân gây ra tác dụng nhiệt của dòng điện? để làm giảm tác dụng nhiệt của dòng điện ta làm như thế nào? Hoạt động 2: Tìm hiểu tác dụng phát sáng của dòng điện:(12’) HS: Thảo luận nhóm hoàn thành kết luận. GV: Đưa ra kết luận chung cho phần này. Điôt phát quang có khả năng phát sáng khi cho dòng điện đi qua, mặc dù điôt chưa nóng tới nhiệt độ cao. Do đó việc sử dụng điôt trong phát sáng sẽ góp phần làm giảm tác dụng nhiệt của dòng điện, nâng cao hiệu suất sử dụng điện. |
I. Tác dụng nhiệt: - C1: Búng đèn điện, bàn là điện, bếp điện, nồi cơm điện, mỏ hàn, ấm điện… - C2: - C3: Kết luận: Dòng điện chạy qua dây tóc bóng đèn làm dây tóc nóng tới nhiệt độ cao và phát sáng. - C4:' Mạch bị hở, hư hại các thiết bị. |
II. Tác dụng phát sáng: 1. Bóng đèn bút thử điện: - C5: Hai đầu dây trong bóng đèn bút thử điện tách rời nhau. - C6: Đèn bút thử điện sáng do ở giữa 2 đầu dây phát sáng.
2. Đốn đèn phát quang (đèn LED): - C7: Đốn LED sáng khi bản kim loại nhỏ nối với cực dương của pin, bản kim loại to nối với cực âm
|
Trên đây là trích đoạn một phần nội dung trong giáo án Tác dụng nhiệt và tác dụng phát sáng của dòng điện. Để nắm bắt toàn bộ nội dung còn lại và các giáo án tiếp theo, mời quý thầy cô vui lòng đăng nhập để tải tài liệu về máy.
Ngoài ra, nhằm hỗ trợ các Thầy cô trong quá trình xây dựng bài 22 với nhiều phương pháp soạn bài hay, nội dung chi tiết và được trình bày khoa học, quý thầy cô có thể tham khảo ở Bài giảng Vật lý 7- Bài 22: Tác dụng nhiệt và tác dụng phát sáng của dòng điện
Thầy cô quan tâm có thể xem thêm các tài liệu được biên soạn cùng chuyên mục:
-
Hướng dẫn bài tập SGK Vật Lý lớp 7 Bài 22: Tác dụng nhiệt và tác dụng phát sáng của dòng điện gồm gợi ý trả lời chi tiết và dễ hiểu các câu hỏi trong sách giáo khoa.
-
Trắc nghiệm Tác dụng nhiệt và tác dụng phát sáng của dòng điện- Vật lý 7 gồm các bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết
>> Giáo án tiếp theo: Giáo án Vật lý 7 Bài 23: Tác dụng từ, tác dụng hóa học và tác dụng sinh lý của dòng điện
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Sinh học 10 - Tiết 23 (bài 22) ENZIM VÀ VAI TRÒ CỦA ENZIM TRONG QUÁ TRÌNH CHUYỂN HÓA VẬT CHẤT
15 p | 651 | 67
-
Giáo án bài 22: Clo – Hóa học 10 – GV.Phạm Hoàng Quân
6 p | 487 | 44
-
Giáo án Vật lý 6 bài 22: Nhiệt kế- Nhiệt giai
5 p | 677 | 40
-
Giáo án Tiếng việt 4 tuần 22 bài: Sầu riêng
4 p | 550 | 29
-
Giáo án Sinh học 8 bài 22: Vệ sinh hô hấp
3 p | 577 | 28
-
Giáo án Công nghệ 8 bài 22: Dũa và khoan kim loại
2 p | 297 | 26
-
Giáo án Ngữ văn 12 tuần 22 bài : Bắt sấu rừng U Minh Hạ
7 p | 368 | 19
-
Bài 22: Tác dụng nhiệt TD phát sáng của dòng điện - Giáo án Vật lý 7 - GV:H.Đ.Khang
2 p | 200 | 19
-
Giáo án bài 22: Tác dụng từ của dòng điện-Từ trường - Vật lý 9 - GV.B.Q.Thanh
4 p | 438 | 17
-
Giáo án bài 22: Tác dụng nhiệt TD phát sáng của dòng điện - Vật lý 7 - GV.B.Q.Thanh
4 p | 245 | 15
-
Giáo án bài Tác dụng nhiệt và tác dụng phát sáng của dòng điện - Vật lý 7 - GV:N.T.Tuyên
3 p | 162 | 6
-
Giáo án lớp 5: Môn Đạo đức - Bài 22 (GV. Trần Tài)
16 p | 112 | 5
-
Bài 22: Tác giả và tác phẩm của Mỹ thuật VN - Giáo án Mỹ thuật 7 - GV.N.Văn Chung
6 p | 195 | 4
-
Giáo án môn Tiếng Việt lớp 1 sách Cánh Diều - Bài 22: Ng, ngh
4 p | 88 | 4
-
Giáo án điện tử môn Âm nhạc lớp 3 - Tiết 22: Ôn tập bài hát Cùng múa hát dưới trăng. Giới thiệu khuông nhạc và khóa son
13 p | 42 | 4
-
Giáo án môn Toán lớp 10 sách Kết nối tri thức: Bài 22
16 p | 12 | 3
-
Giáo án môn Ngữ văn lớp 6 bài 22: Nhân hóa
11 p | 17 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn