intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Giáo án bài 26: Các loại quang phổ - Môn Vật lý 12 - GV.Đ.T.Bằng

Chia sẻ: Trần Mai Ly | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:4

665
lượt xem
30
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nắm được khái niệm về các loại quang phổ: Quang phổ liên tục, quang phổ vạch phát xạ, quang phổ vạch phát xạ. Kĩ năng nhận biết về các bộ phận của máy quang phổ. Nhận biết và phân loại được các loại quang phổ.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Giáo án bài 26: Các loại quang phổ - Môn Vật lý 12 - GV.Đ.T.Bằng

VẬT LÝ 12

CÁC LOẠI QUANG PHỔ

I.MỤC TIÊU

1. Kiến thức:

- Nắm được cấu tạo và công dụng của máy quang phổ lăng kính

- Nắm được khái niệm về các loại quang phổ:Quang phổ liên tục, quang phổ vạch phát xạ, quang phổ vạch phát xạ

2. Kĩ năng:

- Nhận biết về các bộ phận của máy quang phổ

- Nhận biết và phân loại được các loại quang phổ.

II. CHUẨN BỊ

  • Giáo viên: Bảng phụ mô tả cấu tạo của máy quang phổ

  • Học sinh: Ôn tập kiến thức hiện tượng tán sắc ánh sáng.

III. PHƯƠNG PHÁP

Đàm thoại, diễn giải.

IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

1.Ổn định lớp: kiểm tra sĩ số

2. Kiểm tra bài cũ

3. Giảng bài mới:

Hoạt động của thầy và trò

Nội dung

Hoạt động 1: Tìm hiểu về máy quang phổ

GV: Giới thiệu về máy quang phổ lăng kính, phân tích cấu tạo của máy quang phổ

HS: Nhận biết về máy quang phổ, và xác định được tác dụng của từng bộ phận của máy quang phổ.

Hoạt động 2: Tìm hiểu về quang phổ phát xạ.

GV: Yc học sinh đọc SGK tìm hiểu về quang phổ phát xạ.

HS: Đọc SGK. Phân biệt được hai loại quang phổ phát xạ.

Hoạt động 3: Tìm hiểu về quang phổ hấp thụ.

GV: phân tích sự hình thành của quang phổ hấp thụ.

HS: Nhận biết.

I. Máy quang phổ lăng kính

* Định nghĩa: Máy quang phổ lăng kính là thiết bị dùng để phân tích một chùm sáng phức tạp thành các thành phần đơn sắc.

*Cấu tạo: Gồm ba bộ phận.

a. Ống chuẩn trực

 - Cấu tạo: Gồm khe hẹp F đặt tại tiêu điểm của thấu kính hội tụ

 - Tác dụng: tạo ra chùm sáng song song

b. Hệ tán sắc:

-Cấu tạo: một hay một hệ thấu kính.

- Tác dụng: phân tách chùm sáng phức tạp thành các thành phần đơn sắc.

c. Buồng tối

- Cấu tạo: thấu kính hội tụ và kính ảnh

- Tác dụng: thu lại ảnh của chùm sáng đơn sắc.

II. Quang phổ phát xạ.

* Định nghĩa: Quang phổ phát xạ là quang phổ do các chất rắn, lỏng và khí bị nung nóng phát ra.

* Có hai loại quang phổ phát xạ:

a. Quang phổ liên tục:

- Định nghĩa: Quang phổ liên tục là dải màu biến thiên liên tục từ đỏ đến tím, nối liền nhau liên tục.

- Nguồn phát: các chất rắn, lỏng, khí ở áp suất cao nung nóng phát ra.

- Đặc điểm: Quang phổ liên tục không phụ thuộc bản chất nguồn sáng mà chỉ phụ thuộc vào nhiệt độ nguồn sáng.

- Ứng dụng: Đo nhiệt độ nguồn sáng.

b. Quang phổ vạch:

- Định nghĩa: Quang phổ vạch là những vạch màu riêng rẽ cách nhau bởi những khoảng tối.

- Nguồn phát: các chất khí hay hơi ở áp suất thấp bị kích thích phát ra.

- Đặc điểm: Phụ thuộc vào bản chất của nguồn sáng.

- Ứng dụng: dùng để xác định bản chất của nguồn sáng.

III. Quang phổ hấp thụ.

- Định nghĩa: Quang phổ hấp thụ là những vạch tối hiện trên nền quang phổ liên tục.

- Các chất chỉ hấp thụ được những vạch màu mà nó có thể phát xạ.

 

 

Trên đây là trích đoạn một phần nội dung trong giáo án Các loại quang phổ. Để nắm bắt toàn bộ nội dung còn lại và các giáo án tiếp theo, mời quý thầy cô vui lòng đăng nhập để tải tài liệu về máy.

Ngoài ra, nhằm hỗ trợ các Thầy cô trong quá trình xây dựng bài 26 với nhiều phương pháp soạn bài hay, nội dung chi tiết và được trình bày khoa học, quý thầy cô có thể tham khảo ở Bài giảng Vật lý 12 - Bài 26 : Các loại quang phổ

Thầy cô quan tâm có thể xem thêm các tài liệu được biên soạn cùng chuyên mục:

>>  Giáo án tiếp theo: Giáo án Vật lý 12 Bài 27: Tia hồng ngoại và tia tử ngoại

ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2