BÀI 29: THỰC HÀNH
ĐO BƯỚC SÓNG ÁNH SÁNG BẰNG PHƯƠNG PHÁP GIAO THOA
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
Xác định được bước sóng ánh sáng theo phương pháp giao thoa bằng thí nghiệm
2. Kỹ năng
Thực nghiệm
3. Thái độ
Yêu thích môn học
II. NỘI DUNG HỌC TẬP
Đo đươc bước sóng ánh sáng cho giao thoa
III. CHUẨN BỊ
Giáo viên
- Làm thử các thí nghiệm trong bài và tính toán sơ bộ kết quả thí nghiệm.
- Hình ảnh về ánh sáng, hiện tượng giao thoa và một số cách gây ra hiện tượng giao thoa ánh sáng; sơ đồ thí nghiệm; hình ảnh về cách đo khoảng vân để mắc ít sai số nhất.
Học sinh :
- Mỗi lớp 6 bộ thí nghiệm, mỗi bộ gồm:
Nguồn phát tia laze (1 – 5 mW).
Khe Y – âng: một màn chắn có hai khe hẹp song song, độ rộng mỗi khe bằng 0,1 mm; khoảng cách giữa hai khe cho biết trước.
Thước cuộn 3000 mm.
Thước kẹp có độ chia nhỏ nhất 0,02 hoặc 0,05 mm.
Giá thí nghiệm.
Một tờ giấy trắng.
- Mỗi học sinh một bài báo cáo thực hành.
IV. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP
1.Ổn định tổ chức, kiểm diện
Oån định lớp, điểm danh
2. Kiểm tra miệng :
Câu 1 : Hiện tượng giao thoa ánh sáng là gì ? Nêu 2 hiện tượng giao thoa ánh sáng đơn sắc và ánh sáng trắng
Câu 2 : Viết các công thức xác định bước sóng, khoảng vân, vị trí vân sáng, vị trí vân tối
3. Tiến trình bài học :
Hoạt động
|
Nội dung
|
Hoạt động 1 : Mục tiêu (5’)
=> Nắm vững mục tiêu thực hành
Hoạt động 2: Dụng cụ thí nghiệm (15’)
=> hs nắm cách sử dụng của từng dụng cụ
Giới thiệu dụng cụ thí nghiệm:
+ Nguồn phát tia laze S.
+ Mặt phẳng chắn P cĩ gắn hệ khe Y-ng (cĩ 3 hệ khe Y-ng cĩ a khc nhau 0,2 ; 0,3 ; 0,4mm)
+ Màn quan sát E.
|
- Mục tiêu
- Biết sử dụng dụng cụ
- Xác định tương đối chính xác bước song chum tia laze
II. Dụng cụ thí nghiệm
Nắm các dụng cụ thí nghiệm , cách sử dụng chúng.
+ Nắm cách sử dụng nguồn.
+ Đọc được gi trị khoảng cách giữa hai khe khi sử dụng chúng trong thí nghiệm.
|
Hoạt động 3 : Cơ sở lý thuyết ( 15’)
=> Hiểu và vận dụng lý thuyết để tìm các số liệu xác định bước sóng ánh sáng
Yêu cầu nêu cơ sở lí thuyết của việc đo bước sóng ánh sáng bằng phương pháp giao thoa.
Yêu cầu học sinh mô tả vắn tắt thí nghiệm giao thoa ánh sáng của Y-âng.
Yêu cầu học sinh cho biết phải đo các đại lượng nào để xác định bước sóng của ánh sáng dùng trong thí nghiệm và nêu công thức tính bước sóng ánh sáng.
|
III. Cơ sở lý thuyết
Mô tả vắn tắt thí nghiệm giáo thoa ánh sáng của Y-âng.
Cho biết phải đo các đại lượng nào để xác định bước sóng của ánh sáng dùng trong thí nghiệm. Nêu công thức tính bước sóng ánh sáng
|
Hướng dẫn học sinh lắp ráp thí nghiệm.
Kiểm tra việc lắp ráp thí nghiệm của các nhóm..
Cho học sinh cắm đèn laze vào nguồn điện, bật công tắc và điều chỉnh vị trí của màn chắn, màn quan sát theo yêu cầu như sgk.
Cho học sinh sử dụng một hệ khe a, đo các đại lượng và tính thử l.
|
Lắp ráp thí nghiệm theo sơ đồ sgk.
Chỉnh sửa lại những chổ bố trí chưa hợp lí.
Cắm đèn laze vào nguồn điện, bật công tắc và điều chỉnh vị trí của màn chắn, màn quan sát theo yêu cầu như sgk.
Tiến hành đo các đại lượng và thử tính l theo các số liệu đo được.
|
V. TỔNG KẾT VÀ HƯỚNG DẪN HỌC TẬP
1. Tổng kết
- Củng cố kiến thức về giao thoa
- Nhấn mạnh những vấn đề quan trọng trong bài báo cáo :
+ Tính các giá trị trung bình
+ Tính các sai số tỉ đối
2. Hướng dẫn học sinh tự học
* Đối với bài học tiết này : Làm bài báo cáo
* Đối với bài học tiết sau : Ôn tập để chuẩn bị kiểm tra 1 tiết :
+ ôn kỹ lý thuyết
+ Làm bài tập cơ bản
Trên đây là trích đoạn một phần nội dung trong giáo án Thực hành đo bước sóng ánh sáng bằng phương pháp giao thoa. Để nắm bắt toàn bộ nội dung còn lại và các giáo án tiếp theo, mời quý thầy cô vui lòng đăng nhập để tải tài liệu về máy.
Ngoài ra, nhằm hỗ trợ các Thầy cô trong quá trình xây dựng bài 29 với nhiều phương pháp soạn bài hay, nội dung chi tiết và được trình bày khoa học, quý thầy cô có thể tham khảo ở Bài giảng Vật lý 12 - Bài 29 : Thực hành đo bước sóng ánh sáng bằng phương pháp giao thoa
>> Giáo án tiếp theo: Giáo án Vật lý 12 Bài 30: Hiện tượng quang điện và thuyết lượng tử ánh sáng