intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tổng hợp giáo án lớp 3 - Tuần 29

Chia sẻ: Mạc Thị Thanh | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:31

120
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tổng hợp bài giảng các môn học Tập đọc – Kể chuyện, Toán, Đạo đức, Chính tả, Tự nhiên và Xã hội, Thủ công của lớp 3 tuần học thứ 29 với một số nội dung: buổi học thể dục; diện tích hình chữ nhật; tiết kiệm và bảo vệ nguồn nước; thực hành đi thăm thiên nhiên; nghe viết buổi học thể dục; diện tích hình vuông; lời kêu gọi toàn dân thể dục...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tổng hợp giáo án lớp 3 - Tuần 29

  1. TUẦN 29 Thứ hai ngày 01 tháng 4 năm 2019 TẬP ĐỌC­KỂ CHUYỆN  BUỔI HỌC THỂ DỤC I. MỤC TIÊU A. Tập đọc ­ Đọc đúng rõ ràng, rành mạch, biết nghỉ hơi hợp lí sau dấu chấm, dấu phẩy  và giữa các cụm từ. Đọc đúng giọng các câu cảm, câu cầu khiến. ­ Hiểu nội dung : Ca ngợi quyết tâm vượt khó của một  HS bị tật nguyền. Trả lời được các câu hỏi trong SGK. B. Kể Chuyện ­ Bước đầu biết kể lại được từng đoạn câu chuyện theo lời của một nhân  vật. ­ HS  kể lại được toàn bộ câu chuyện. ­ Môtl số KNS cần GD: Tự nhận thức: Xác định giá trị  cá nhân Thể  hiện sự  cảm thông. Đặt mục tiêu. Thể hiện sự tự tin II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC           ­ GV: Tranh minh hoạ truyện trong SGK . III.  CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU Hoạt động 1: Củng cố kĩ năng đọc thuộc lòng và đọc hiểu bài Cùng vui  chơi(5’) ­ GV gọi  2HS đọc thuộc lòng bài Cùng vui chơi. ­ Gọi một HS nêu nội dung bài tập đọc. ­ Giới thiệu bài Hoạt động 2: Hướng dẫn HS luyện đọc bài  Buổi học thể dục: (25’) a. Giáo viên đọc mẫu:  Giọng đọc nhẹ nhàng. Đoạn 1: giọng sôi nổi. Đoạn 2: giọng chậm rãi. Đoạn  3: Giọng hân hoan, cảm động. b. Hướng dẫn đọc kết hợp giải nghĩa từ:   + Đọc câu :  HS đọc nối tiếp câu  ­ GV hướng dẫn HS đọc đúng các từ: Đê­ rốt­ xi; Cô­ rét­ ti; Xtác­ đi, Ga­ rô­  nê, Nen­ li, khuyến khích, khuỷu tay + Đọc đoạn :  ­ Lượt 1: HS nối tiếp nhau đọc từng câu trong bài + HS luyện đọc diễn cảm câu, đoạn 3 trong bài ­ Lượt 2: HS nối tiếp nhau đọc từng câu trong bài + GV kết hợp giải nghĩa từ  Gà tây, bò mộng, chật vật ­ HS đặt câu với  từ: chật vật.  + Đọc  nhóm : HS đọc nhóm đôi. GV giúp đỡ các nhóm. + Đọc trước lớp:  Gv gọi 2 nhóm thi đọc trước lớp + Đọc đồng thanh : HS đọc dồng thanh  đoạn1 (giọng vừa phải). 1
  2. ­  GV gọi 2 HS đọc cả bài. Hoạt động 3:  Hướng dẫn HS  tìm hiểu bài: (12’)  ­ HS đọc thầm từng đoạn, cả bài văn lần lượt trả lời các câu hỏi trong SGK + Đoạn 1:  Nhiệm vụ của Baì tập thể dục là gì? (phải leo lên đến trên cùng.)  Trả lời câu hỏi 1 SGK (Đê­rốt­xi và cô­rét­ti leo như hai con khỉ….) + Đoạn 2:  Câu hỏi 2  SGK: ( Vì Nen­li bị tật từ bé.) ­ GV hỏi:  Vì sao Nen­li cố xin thầy cho được tập như mọi người? (Vì Nen­li  không ngại khó, ngại khổ và muốn vượt qua chính mình)  + Đoạn 3: Câu hỏi 3  SGK: (Mặt cậu đỏ như lửa, trán ướt đẫm mồ hôi) ­  Em học được gì qua câu chuyện này? (HS trả lời mỗi em một ý kiến. Sau  đó giáo viên chốt lại) ­ Em hãy tìm một tên thích hợp cho câu chuyện: Cậu bé can đảm, Nen­ li dũng  cảm.. ­ HS đọc cả bài và nêu nội dung bài văn: Ca ngợi sự quyết tâm vượt khó của  một HS bị tật nguyền. ­ GV gọi nhiều HS nhắc lại. GV hỏi: Trong cuộc sống có những lúc gặp khó khăn, không thuận lợi, con  phải làm gì? (Tìm cách để vượt lên) Hoạt động 4 :  Hướng dẫn HS luyện đọc lại: (12’) ­ GV đọc lại câu chuyện   ­ HS luyện  đọc theo hình thức phân vai trong nhóm 5. ­ Hai nhóm tự phân vai và thi đọc bài trước lớp. GV và HS cùng nhận xét và  đánh giá. Hoạt động 5: Hướng dẫn HS kể chuyện (20’) ­ HS đọc yêu cầu của tiết kể chuyện.  ­ GV: giúp HS hiểu rõ yêu cầu. ­ Em hiểu thế nào là kể lại chuyện bằng lời của một nhân vật? ­ Em có thể kể lại bằng lời của nhân vật nào? a,  GV hướng dẫn HS kể mẫu 1 đoạn: ­ Cả lớp nhận xét ; GV kết luận. HS theo dõi học tập. ­ 3 HS kể tiếp nối 3 đoạn của câu chuyện. (có thể kể bằng lời của 3 nhân  vật) b. Kể theo nhóm: ­ GV cho HS ngồi nhóm 3 và tập kể trong nhóm. ­ GV giúp đỡ các nhóm kể. c. Kể chuyện trước lớp: ­ 3 HS  kể 3 đoạn trước lớp (kể bằng lời của 1 nhân vật) . ­ GV yêu cầu HS cả lớp nhận xét, đánh giá. ­ 1 HS kể toàn bộ câu chuyện  ­ Cả lớp và GV nhận xét bình chọn bạn kể hay.  Hoạt động nối tiếp (2’) ­  HS nêu lại nội dung câu chuyện.(Câu chuyện ca ngợi điều gì?) 2
  3. ­ Dặn HS chuẩn bị bài sau : Lời kêu gọi toàn dân tập thể dục.  TOÁN  DIỆN TÍCH HÌNH CHỮ NHẬT I. MỤC TIÊU ­ Biết quy tắc tính diện tích hình chữ nhật khi biết 2 cạnh của nó. ­ Vận dụng tính diện tích một số  hình chữ  nhật đơn giản theo đơn vị  đo là  xăng­ti ­mét vuông. ­ HS làm được các bài tập 1,2,3. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC ­ Phương tiện dạy học: Ứng dụng CNTT III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU Hoạt động 1: Củng cố đơn vị đo diện tích xăng­ti ­mét vuông. (5’) ­ GV gọi 2 HS nêu xăng ­  ti ­ mét vuông là gì? ­    Tính:         18 cm2  + 24 cm2= …. cm2                      300 cm2 – 280 cm2 =….. cm2 ­ GV yêu cầu HS nêu cách làm. GV củng cố và chốt lại.   Hoạt động 2:  Hướng dẫn HS xây dựng quy tắc tính DT hình chữ nhật.  ­ GV chiếu  hình chữ nhật như bài học trong SGK. (Hình chữ nhật có chiều  dài 4cm chiều rộng 3cm) ­ HS quan sát hình vẽ SGK đếm số ô vuông trong hình ­ Vài HS nêu cách tính: 4 x 3 = 12(ô vuông) ­ GV nêu  lên diện tích hình chữ nhật ABCD là 12 ô vuông. Mỗi ô là 1cm2 ­ Tính diện tích của hình chữ nhật ABCD?  ­ GV yêu cầu  HS tính diện tích của hình đó. ­ Một số  HS nêu kết quả  và cách tính DT của mình. ­ Muốn tính diện tích  HCN ta làm thế nào? Ta lấy chiều dài nhân với chiều rộng (cùng đơn vị đo) ­ HS  nêu GV nhận xét ­ chốt ý  đúng ­ GV ghi bảng qui tắc tính diện tích hình chữ nhật. ­ GV gọi nhiều HS nhắc lại .  HS vận dụng tính một số đồ vật trong thực tế. Hoạt động 3: Củng cố cách tính diện tích và chu vi HCN. Bài 1: Củng cố cách tính diện tích và chu vi HCN. ­ GV gắn bảng phụ lên bảng. Yêu cầu HS đọc đề bài và quan sát vào các ô  trống. ­ HS tự làm bài vào vở, 2 em lên bảng chữa bài. Lớp và GV nhận xét. Bài 2:  Bài toán.HS đọc đề bài, phân tích đề bài   3
  4. ­ 1 HS lên bảng chữa  bài ­ Lớp nhận xét­ GV chốt lại lời giải và cách làm đúng. GV chiếu đáp án Bài 3: Tính diện tích hình chữ nhật  ­ HS nêu yêu cầu bài tập. ­ HS tự làm bài vào vở và nêu cách làm. GV chiếu đáp án câu b:  Vì chiều dài và chiều rộng không cùng đơn vị đo nên ta đổi đơn vị  chiều dài rồi mới tính diện tích) ­ HS nối tiếp nhau trình bày cách làm. Lớp và GV nhận xét. Hoạt động nối tiếp (3’)­ HS nêu lại cách  tính DT hình chữ nhật. ĐẠO ĐỨC TIẾT KIỆM VÀ BẢO VỆ NGUỒN NƯỚC  (TIẾP) I. MỤC TIÊU ­  Biết   thực   hiện  tiết   kiệm   nước  và  bảo  vệ  nguồn  nước   ở  gia   đình,  nhà   trường, địa phương. ­ Không đồng tình với những hành vi sử  dụng lãng phíhoặc làm ô nhiễm   nguồn nước. Một số KNS cần Gd: Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin liên quan đến tiết  kiệm và bảo vệ nguồn nước ở nhà và ở trường. Kĩ năng bình luận, xác định  và lựa chọn các giải pháp tốt nhất để tiết kiệm, bảo vệ nguồn nước ở nhà và  ở trường. Kĩ năng đảm nhận trách nhiệm tiết kiệm và bảo vệ nguồn nước ở  nhà và ở trường. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC  ­Phương tiện dạy học: Ứng dụng CNTT III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU Họat động 1: Các biện pháp tiết kiệm và bảo vệ nguồn nước.(10’) Mục tiêu: Học sinh biết đưa ra các biện pháp tiết kiệm và bảo vệ nguồn  nước. ­ Cách tiến hành: 1.GV cho HS xem tranh ảnh máy chiếu ­HS thảo luận nhóm 4 và mời các nhóm lên trình bàykết quả  tìm hiểu thực  trạng và nêu các biện pháp tiết kiệm, bảo vệ  nguồn nước. Các nhóm khác   trao đổi bổ sung.   2. Cả lớp bình chọn biện pháp hay nhất. 3.  Giáo viên nhận xét kết quả  thảo luận của các nhóm, giới thiệu các biện  pháp hay và khen cả lớp là những nhà bảo vệ môi trường tốt,  Họat động 2: Hướng dẫn HS bày tỏ ý kiến(15’) * MT: Học sinh  biết đưa ra ý kiến đúng sai. Bằng cách giơ  thẻ  đỏ  là đúng.  Giơ thẻ xanh là sai. 4
  5. * Cách tiến hành:  GV cho học sinh quan sát  tranh minh họa SGK 1. Giáo viên yêu cầu một HS đọc từng nội dung và yêu cầu HS hãy dùng thẻ  xanh, đỏ để giơ lên phù hợp với ý kiến đưa ra.            ­ Hết một nội dung giáo viên có thể hỏi tại sao con lại tán thành, tại sao con  lại không tán thành. * HS  phải biết và không đồng tình với những hành vi sử dụng lãng phí hoặc  làm ô nhiễm nguồn nước) ­ GV kết luận: Khẳng định những ý kiến nên làm và giải thích những ý kiến   không nên làm Họat động 3: Trò chơi Ai nhanh, ai đúng (10’) ­ Mục tiêu: HS  ghi nhớ các việc làm để bảo vệ và tiết kiệm nguồn nước. ­ Cách tiến hành:  1. Giáo viên chia 4 nhóm nhỏ và phổ biến cách chơi: Trong khoảng thời gian   3 phút, các nhóm phải liệt kê các việc làm để  tiết kiệm và bảo vệ  nguồn  nước ra giấy. Nhóm nào ghi được nhiều nhất, đúng nhất, nhanh nhất nhóm đó   sẽ thắng cuộc: 2. HS làm việc theo nhóm. GV giúp đỡ các nhóm.  3. Mời đại diện từng nhóm HS trình bày trước lớp. Cả lớp nhận xét, bổ sung.  4. GV nhận xét kết quả chơi.  * Giáo viên kết luận chung : Nước là tài nguyên quý. Nguồn nước sử dụng  trong cuộc sống chỉ  có hạn. Do đó, chúng ta cần phải sử  dụng hợp lí, tiết   kiệm và bảo vệ nguồn nước không bị ô nhiễm. ­ GV gọi nhiều HS nêu lại. ­ GV cho HS liên hệ thực tế. Hoạt động nối tiếp (3’)HS nêu lại kiến thức toàn bài.Dặn chuẩn bị  tiết sau   “Chăm sóc cây trồng vật nuôi” 5
  6. TỰ NHIÊN VÀ XàHỘI THỰC HÀNH: ĐI THĂM THIÊN NHIÊN I.  MỤC TIÊU  ­ Quan sát và chỉ được các bộ phận bên ngoài của các cây, con vật đã gặp khi  đi thăm thiên nhiên. ­ Khái quát hoá những đặc điểm chung của những thực vật và động vật đã  học. ­ Giáo dục KNS:  Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin: Tổng hợp các thông tin  thu nhận được về các loại cây, con vật; Khái quát hoá về đặc điểm chung của  thực vật và động vật. Kĩ năng hợp tác.Trình bày sáng tạo kết quả thu nhận  được của nhóm bằng hình ảnh, thông tin.. II.  ĐỒ DÙNG DẠY HỌC ­ GV ­ HS : Các hình trang 108, 109 SGK. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Hoạt động 1 : Củng cố vai trò của mặt trời đối với sự sống(5’) ­ GV gọi 2 HS lên bảng: Nêu vai trò của Mặt Trời đối với sự  sống trên trái  đất? ­ GV nhận xét chốt lời giải đúng Hoạt động 2: Tổ chức HS thăm quan ở sân trường(15’) ­ GV nêu yêu cầu của việc thăm quan : + GV giao nhiệm vụ cho cả lớp: Quan sát và  ghi chép mô tả  cây cối các em  đã nhìn thấy trong sân trường.  + Từng HS sẽ thực hiện độc lập, sau đó báo cáo với nhóm. 6
  7. ­ GV theo dõi giúp đỡ  các nhóm chuẩn bị  đầy đủ  giấy bút để  ghi chép khi   thăm quan. ­ GV cho HS lần lượt đi theo tổ xuống sân trường. ­ GV dẫn HS đi thăm quan từng khu vực và gợi ý cho HS cách ghi chép. ­ GV yêu cầu HS nhớ lại khi quan sát thêm ở nhà , hay trên đường về nhà, hay  về quê,…về các cây cối và các con vật. Sau đó các em ghi ra giấy về các bộ  phận bên ngoài của các cây, con vật đã gặp khi đi thăm thiên nhiên. ­ Từ đó yêu cầu HS nêu khái quát những đặc điểm chung của những thực vật  và động vật đã học. Hoạt động 3: GV tổ chức cho HS về lớp báo cáo kết quả thăm quan(18’) ­ GV yêu cầu các thành viên báo cáo với tổ  mình kết quả  ghi chép được khi  thăm quan. Sau đó giáo viên gọi từng tổ báo cáo trước lớp. ­ Các tổ khác góp ý và bổ sung. ­ GV gắn lên bảng một số cây có trong tranh đã sưu tầm, yêu cầu HS lên chỉ  các bộ phận của cây. ­ GV gắn lên bảng một số con vật có trong tranh đã sưu tầm, yêu cầu HS lên   chỉ các bộ phận bên ngoài của con vật đó. ­ GVchốt lại:  + Đặc điểm chung của thực vật: Cây đều có rễ, thân, lá, hoa, quả. + Đặc điểm chung của động vật: Cơ thể động vật gồm có 3 phần: đầu, mình,  và cơ quan di chuyển. ­ GV yêu cầu HS phân biệt một số câymà GV đã sưu tầm. Hoạt động nối tiếp (2’Chuẩn bị tiết sau vẽ tranh về cây và con vật  Thứ ba ngày 02 tháng 4 năm 2019 TOÁN LUYỆN TẬP  I.  MỤC TIÊU ­ Biết tính diện tích hình chữ nhật. II.  ĐỒ DÙNG DẠY HỌC ­ Bảng phụ viết sẵn BT 2, VBT  III.  CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU Hoạt động 1 : Củng cố cách tính diện tích hình chữ nhật(5’) ­ 2 HS nêu qui tắc tính diện tích, tính chu vi hình chữ nhật.  ­ GV cho số đo chiều dài hình chữ nhật là 8 cm, chiều rộng là 9 cm. Tính chu  vi và diện tích hình chữ nhật đó. ­ HS lên bảng tính. ­ Gv yêu cầu HS chốt lại. Hoạt động 2 : Củng cố tính chu vi,  diện tích hình chữ nhật(15’) Bài tập 1: Tính  chu vi,  diện tích hình chữ nhật ­ Bài tập cho biết gì? Yêu cầu chúng ta làm gì? BT này chúng ta phải lưu ý   điều gì về đơn vị của số đo các cạnh? 7
  8. HS nêu cách làm. Vận dụng quy tắc tính DT và tínhCV hình chữ nhật. ­ HS tự làm bài vào VBT ­ GV mời 1 HS  lên bảng chữa bài. ­ Cả lớp nhận xét­ GV chốt kết quả và cách tính đúng ­ Vài HS  nhắc lại cách làm và  Bài tập 3: Giải bài toán ­ Gọi HS đọc BT. Lớp đọc thầm; GV gợi ý HS nêu cách làm: ­ G V lưu ý bài toán yêu cầu tính diện tích hình chữ nhật. Tuy nhiên bài chưa  cho biết số đo chiều dài là bao nhiêu nên ta phải đi tìm chiều dài:   + B 1: Tìm chiều dài: 5 x 2 =10 (cm)   + B 2: Tính DT hình chữ nhật đó : Diện tích HCN: 10 x 5 = 50(cm2) ­ HS nhắc lại ­ HS tự làm bài vào VBT; 1 HS chữa bài trên bảng lớp Hoạt động 3 : Củng cố về cách ghép hình và tính diện tích hình chữ  nhật(15’) Bài tập 2:   ­ HS đọc yêu cầu BT và quan sát hình H  trong SGK       ­ Hình  H    gồm những hình chữ  nhật   nào ghép lại với nhau?   ( ABCD và   DMNP) ­ BT  yêu cầu chúng ta làm gì? ­ HS nêu cách làm : Tính diện tích 2 HCN sau đó cộng lại được DT hình H.  ­ HS làm bài theo cặp vào vở. Gv theo dõi và giúp đỡ các em làm tốt.. 1 HS lên bảng chữa bài ­ Cả lớp nhận xét và GV chốt kết  quả đúng. ­ HS đổi chéo vở  kiểm tra bài của bạn   Hoạt động nối tiếp :­ GV chốt lại kiến thức toàn bài., chuẩn bị  tiết sau:   Diện tích hình vuông. 8
  9. CHÍNH TẢ NGHE VIẾT : BUỔI HỌC THỂ DỤC I. MỤC TIÊU ­ Nghe ­ viết đúng bài chính tả, trình bày đúng hình thức bài văn xuôi. ­ Viết đúng các tên riêng người nước ngoài trong câu chuyện: “Buổi học thể  dục” ( BT 2).  Bài viết không mắc quá 5 lỗi. ­ Làm đúng bài tập 3a. II.  ĐỒ DÙNG DẠY HỌC ­ Phương tiện dạy học: Ứng dụng CNTT III.  CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU 9
  10. Hoạt động 1 : Củng  cố cách viết một số từ ngữ về thể thao có dấu  thanh hỏi và thanh ngã.(5’) ­ GV đọc cho 2 HS viết: bóng rổ, nhảy cao, đấu võ, thể dục thể hình. ­ HS, GV nhận xét  và chốt cách viết đúng. Hoạt động 2: Hướng dẫn HS nghe viết bài Buổi học thể dục(15’) a. Hướng dẫn HS tìm hiểu nội dung ­ GV đọc đoạn viết. ­ Gọi 2 HS đọc lại, cả lớp đọc thầm. ­ Hỏi : Vì sao Nen­li cố xin thầy cho được tập như mọi người? b. Hướng dẫn HS cách trình bày ­ Câu nói của thầy giáo đặt trong dấu câu gì? ­ Tìm các tên riêng có trong bài chính tả và nêu cách viết các tên riêng đó nêu  lên. ­ HS  nhắc lại cách viết tên riêng nước ngoài. ­ HS tự ghi những từ dễ mắc lỗi vào giấy nháp. HS  đọc những từ đã ghi; GV  có thể gọi HS phân tích các chữ mà khi viết còn dễ sai.. c. GV đọc cho HS viết bài và soát lỗi. ­ GV đọc đúng tốc độ cho HS viết bài. ­ GV lưu ý theo dõi và nhắc HS viết còn chậm và hay sai lỗi. d. Chấm, chữa một số bài và nhận xét. ­ GVchấm 17 ­ 20 bài. Nhận xét bài viết. Hoạt động 3: Hướng dẫn HS làm bài tập: (15’)  Bài 2:  Viết tên các bạn học sinh trong câu chuyện: Buổi học thể dục  ­ HS đọc yêu cầu và tự làm bài vào vở BT. ­ Mời 1 HS đọc cho 3 HS viết trên bảng lớp ­ GV­ HS nhận xét chốt lời giải ­ Gọi một số học sinh đọc lại các tên riêng đã viết đúng: Cô­ rét ­ti, Đê­ rốt  ­xi, Xtác­ đi, Ga­ rô­ nê, Nen­ li Bài 3a: Điền S hay X ­ HS đọc yêu cầu và tự làm vào VBT ­ 2 HS làm trên bảng lớp  ­ GVvà HS nhận xét chốt lời giải ­ Cho HS đọc các từ vừa điền: nhảy xa, nhảy sào, sới vật. Hoạt động nối tiếp (3’)Nhấn mạnh nội dung tiết học. GV nhận xét tiết học 10
  11. Thứ tư ngày 03 tháng 4 năm 2019 TOÁN DIỆN TÍCH HÌNH VUÔNG 11
  12. I.  MỤC TIÊU ­ Biết quy tắc tính diện tích hình vuông theo số đo cạnh của nó và bước đầu  vận dụng tính diện tích một số hình vuông theo đơn vị đo là: Xăng­ ti­mét  vuông. ­ HS làm được các bài tập 1,2,3.  II.  ĐỒ DÙNG DẠY HỌC  GV : Một số hình vuông có cạnh 4 cm, 10 cm. III.  CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU Hoạt động 1: Củng cố cách tính diện tích hình chữ nhật (5’) ­ 2 HS nêu quy tắc tính diện tích hình chữ nhật. ­ GV nhận xét củng cố lại. Hoạt động 2: Giới thiệu quy tắc tính diện tích hình vuông: (15’) ­ GV chiếu  hình vuông như trong SGK  ­ Yêu cầu HS tính diện tích hình vuông đó (dựa vào qui tắc tính diện tích hình  chữ nhật vì hình vuông (là hình chữ nhật đặc biệt) ­ Sau đó cho HS nêu kết quả và cách tính của mình.: 3 x 3 = 9 (cm2) ­ Cho HS nối tiếp nhau nêu cách làm của mình ­  HS rút ra qui tắc tính diện tích hình vuông. ­ GV nhận xét nêu lại qui tắc tính diện tích hình vuông.  ­ Cho HS đọc quy tắc (đồng thanh, cá nhân).  ­ GV khuyến khích học sinh đọc thuộc qui tắc ngay tại lớp. ­ GV lấy một số ví dụ để HS áp dụng qui tắc tính diện tích hình vuông. Hoạt động 3 : Hướng dẫn HS luyện tập, thực hành: (15’) Bài tập 1: Củng cố cách tính chu vi diện tích hình vuông . ­ HS đọc yêu cầu của bài, HS quan sát mẫu và nêu cách thực hiện ­ GV gọi 1 HS lên làm bài vào bảng phụ.  ­ Cả lớp nhận xét. GV chốt kết quả. ­ HS nêu lại quy tắc tính chu vi và tính DT hình vuông. ­ GV lưu ý HS viết đơn vị đo kèm theo cho đúng Bài tập 2: Củng cố cách giải bài toán có nội dung tính diện tích hình vuông. ­ 1 HS đọc đề toán ; Cả lớp đọc thầm. ­ 1HS chữa  bài trên bảng lớp. ­ HS đổi chéo vở kiểm tra bài của bạn ; Một số nhóm báo cáo kết quả kiểm  tra   ­ Cả lớp nhận xét ­ GV chiếu đáp án Bài tập 3: Rèn kĩ năng giải toán có lời văn ­ 1 HS đọc đề toán ; Cả lớp đọc thầm. ­ HS phân tích đề toán : Một hình vuông có chu vi: 20 cm, Tính DT hình vuông  đó.  HS  làm bài  cá nhân vào vở  Hoạt động nối tiếp (3’) ­ HS  đọc lại quy tắc tính chu vi hình vuông. 12
  13. TẬP ĐỌC LỜI KÊU GỌI TOÀN DÂN THỂ DỤC I. MỤC TIÊU   HS Biết ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu , giữa các cụm từ.  Bước đầu hiểu tính đúng đắn, giàu sức thuyết phục trong lời kêu gọi toàn  dân tập thể dục của Bác Hồ. Từ đó, có ý thức luyện tập để bồi bổ sức khỏe.(  trả lời được các câu hỏi trong SGK)  HS hiểu nghĩa các từ: dân chủ, bồi bổ, bổn phận, khí huyết, lưu thông. Bác  Hồ năng tập luyện thể thao , Bác kêu gọi toàn dân tập thể dục để có sức  khoẻ dồi dào phục vụ cho sự nghiệp cách mạng. + Một số kns cần GD: Đảm nhận trách nhiệm.­ Xác định giá trị. ­ Lắng nghe  tích cực. II. ĐỒ DÙNG DẠY­ HỌC   GV: Tranh, ảnh  Phương tiện dạy học: ƯDCNTT III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC   Hoạt động 1: (5’)  Củng cố bài “Buổi tập thể dục”. ­ GV gọi HS đọc bài và TLCH – SGK, cả lớp theo dõi.  Nhận xét GV giới thiệu  bài . Hoạt động 2: (15’)   Luyện đọc. Biết ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu , giữa các cụm từ. ­ GV đọc diễm  cảm toàn bài. ­ Giọng đọc rành mạch, dứt khoát. Nhấn giọng những từ  ngữ  nói về  tầm quan   trọng của sức khỏe, bổn phận phải bồi bổ  sức khỏe của mỗi người dân yêu  nước. ­ GV cho HS xem tranh minh họa. ­ GV hướng dẫn HS luyện đọc, kết hợp với giải nghĩa từ. ­ GV mời HS tiếp nối nhau đọc từng câu của bài. ­ GV gọi HS đọc tiếp nối từng đoạn trước lớp. ­ GV cho HS giải thích các từ mới.  ­ GV cho HS đọc từng đoạn trong nhóm. ­ GV yêu cầu cả lớp đọc đồng thanh cả bài. Hoạt động 3: (10’)  Hướng dẫn tìm hiểu bài. Trả lời được các câu hỏi trong SGK) ­ GV yêu cầu HS đọc thầm bài trao đổi và ttrả lời các câu hỏi    + Sức khỏe cần thiết như thế nào trong việc xây dựng và bảo vệ Tổ Quốc?    + Vì sao tập thể dục là bổn phận của những người yêu nước? 13
  14. ­ GV mời 1 HS đọc thầm đoạn 2, trao đổi theo nhóm. Câu hỏi:    + Em hiểu ra điều gì sau khi đọc “ Lời kêu gọi toàn dân tập thể dục”? ­ Gv nhận xét, chốt lại:     + Em sẽ làm gì sau khi đọc “ Lời kêu gọi toàn dân tập thể dục” ? Hoạt động 3: (8’)   Luyện đọc lại. ­ GV yêu cầu 1 HS đọc lại toàn bài.­ GV yêu cầu 3 HS thi đọc đoạn 1. ­ GV yêu cầu 2 HS thi đọc cả bài.­ GV nhận xét nhóm nào đọc đúng, đọc hay  Hoạt động nối tiếp: (2’) Tuyên dương HS đọc trôi chảy, ngắt nghỉ đúng dấu  câu. 14
  15. LUYỆN TỪ VÀ CÂU TỪ NGỮ THỂ THAO.  DẤU PHẨY I. MỤC TIÊU ­ HS Kể đựoc tên một số môn thể thao (Bài tập 1) ­ Nêu được một số từ ngữ về chủ điểm thể thao (Bài tập 2) ­ Đặt được dấu phẩy vào chỗ thích hợp trong câu.(Bài tập 3a/b). HS  làm được toàn bộ bài tập 3. II.  ĐỒ DÙNG DẠY HỌC ­ Phương tiện dạy học: Ứng dụng CNTT III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU Hoạt động 1: Củng cố cách tìm bộ phận câu trả lời câu hỏi: Để làm gì? (5’) ­ Gv chiếu đề bài  lên bảng. ­ Gọi 2 HS đoc và gạch chân bộ phận câu trả lời câu  hỏi Để làm gì? ­ Tuần sau trường ta tổ chức thi văn nghệ để chọn học  sinh hát hay nhất. ­ HS làm bài. GV củng cố. Hoạt động 2 :  Hướng dẫn HS kể đựoc tên một số môn thể thao (15’)  Bài tập 1: Kể tên các môn thể thao bắt đầu bằng những từ cho sẵn ­ Gọi 1 HS đọc yêu cầu BT và mẫu trong SGK; Lớp đọc thầm ­  GV yêu cầu HS trao đổi trong nhóm đôi. ­ GV chia lớp thành 2 nhóm lớn cho thi tiếp sức. Em cuối cùng đọc bài của  nhóm.  ­ Cả lớp ­ GV nhận xét chốt kết quả. GV chiếu đáp án ­ GV lấy bài của nhóm thắng cuộc làm chuẩn, bổ  sung và giải thích một số  môn thể thao.  ­ Cho cả lớp đọc đồng thanh đọc bảng từ. Bài tập 2: Tìm từ nối về kết quả thi đấu thể thao trong truyện vui : “Cao cờ” ­ Gọi 1 HS đọc yêu cầu BT và chuyện vui Cao cờ ­  Lớp đọc thầm ­ Cho HS làm bài cá nhân vào VBT sau đó nêu miệng kết quả chữa bài. 15
  16. ­ Từ ngữ nói về kết quả thi đấu thể thao: Được, thua, không ăn, thắng, hoà ­ 1 HS đọc lại chuyện vui. Cả lớp đọc thầm và trả lời câu hỏi: ­ Anh ta đã nói thế nào về kết quả cván cờ của mình? ( nói tránh đi rầngnh ta  không ăn, đối thủ  của anh ta thắng và anh ta xin hoà nhưng đối thủ  không  chịu) ­ Hỏi: Câu chuyện đáng cười ở điểm nào?HS nêu lên các ý kiến. Hoạt động 3: Hướng dẫn HS đặt được dấu phẩy vào chỗ thích hợp  trong câu(15’) Bài tập 3: Đặt dấu phẩy vào chỗ thích hợp trong mỗi câu sau ­ 1 HS đọc yêu cầu của BT, lớp đọc thầm. ­ Cho  HS  làm bài theo nhóm đôi. ­ 3 HS làm bài trên bảng lớp ­ Cả lớp nhận xét. GV chiếu đáp án  a. Nhờ chuẩn bị tốt về mọi mặt, SAE games 22 đã thành công rực rỡ.  b. Muốn cơ thể khoẻ mạnh, em phải năng tập thể dục.  c. Để trở thành con ngoan, trò giỏi, em cần học tập và rèn luyện. Hoạt động nối tiếp (3’ GV củng cố  nội dung bài học.  ­ HS chuẩn bị  tiết  sau. TỰ NHIÊN VÀ XàHỘI THỰC HÀNH: ĐI THĂM THIÊN NHIÊN (TIẾP) I.  MỤC TIÊU  ­ Khái quát được đặc điểm chung của thực vật và động vật. Phân biệt được  một số cây, con vật đã gặp. ­ Vẽ được một bức tranh có cây và con vật mà em quan sát được khi thăm  quan. ­ Giáo dục KNS: Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin: Tổng hợp các thông tin  thu nhận được về các loại cây, con vật; Khái quát hoá về đặc điểm chung của  thực vật và động vật. Kĩ năng hợp tác: Hợp tác khi làm việc nhóm như: Trình  bày sáng tạo kết quả thu nhận được của nhóm bằng hình ảnh, thông tin.. II.  ĐỒ DÙNG DẠY HỌC ­ Các cây mà giáo viên sưu tầm. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Hoạt động 1 : Củng cố một số ích lợi của động vật(5’) ­ Nêu đặc điểm của bên ngoài của động vật, thực vật? ­ GV gọi 2 HS trả lời. Hoạt động 2: Củng cố đặc điểm chung của thực vạt và động vật(15’) ­ GV cho HS thảo luận cả lớp : + Nêu những đặc điểm chung của thực vật ? + Nêu những đặc điểm chung của  động vật * Kết luận: SGK Hoạt động 3: Hướng dẫn HS vẽ tranh(17’) 16
  17. ­ GV yêu cầu HS vẽ  tranh về  các loài cây hay con vật mà các em đã  được  quan sát kĩ. ­ GV kiểm tra sự chuẩn bị bút màu, giấy vẽ. ­ HS tự vẽ. GV giúp HS vẽ đúng ý tưởng của mình. ­ Gv theo dõi và giúp đỡ HS vẽ đúng yêu cầu. ­ GV cho HS trưng bày sản phẩm và giới thiệu trước lớp về  nội dung bức   tranh. ­ Nhận xét và đánh giá các bài vẽ.  + GV có thể hỏi thêm trong bài vẽ của mình cây và con đó là cây gì? con gì?  + Hãy chỉ các bộ phận bên ngoài của cây hay con vật đó? ­ HS nêu lên.  + GV củng cố và liên hệ thực tế trong thiên nhiên có rất nhiều loại động vật,  thực vật quý hiếm chúng ta phải có ý thức bảo vệ và gìn giữ.. Hoạt động 4: Củng cố nội dung tiết học. Nhận xét tiết học. ­ Chuẩn bị tiết sau:  Trái Đất, Quả địa cầu. THỦ CÔNG              LÀM ĐỒNG HỒ ĐỂ BÀN    (Tiết 2) I.MỤC TIÊU  ­ HS biết cách làm đồng hồ bàn. ­ Làm được đồng hồ để bàn. Đồng hồ tương đối cân đối. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC ­ Mẫu đồng hồ để bàn làm bằng giấy thủ công  ­ Đồng hồ để bàn ­ Tranh qui trình làm đồng hồ để bàn ­ Giấy thủ công hoặc bìa màu , giấy trắng hồ dán, bút màu, thước kẻ, kéo thủ  công. III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU Hoạt động 1: GV hướng dẫn học sinh quan sát và nhận xét(5’) ­ GV giới thiệu đồng hồ để bàn được làm bằng giấy thủ công. ­ HS quan sát và nhận xét đồng hồ. 17
  18. ­ Đồng hồ gồm : khung, mặt số, đế, chân đỡ Hoạt động 2: Giáo viên hướng dẫn mẫu(30’) Bước 1: Cắt giấy ­ GV hướng dẫn cho HS cắt giâý  Bước 2: Làm các bộ pkận của đồng hồ (khung, mặt, đế và chân đỡ đồng  hồ) GV hướng dẫn cách làm từng bộ phận theo mẫu. - Làm khung đồng hồ - Làm mặt đồng hồ - Làm đế đồng hồ - Làm chân đỡ đồng hồ Bước 3: Làm thành đồng hồ hoàn chỉnh - Dán mặt đồng hồ vào khung đồng hồ - Dán khung đồng hồ vào phần đế - Dán chân đỡ vào mặt sau chân đồng hồ  GV hướng dẫn HS thực hành trên giấy nháp làm măt đồng hồ để bàn. Hoạt động nối tiếp: (3’)Về các con chuẩn bị để giờ sau thực hành. Thứ năm ngày 05 tháng 4 năm 2018 TOÁN LUYỆN TẬP I. MỤC TIÊU ­ Biết tính diện tích hình vuông. ­ HS làm được các bài tập 1,2,3a III. CÁC HỌAT ĐỘNG  DẠY HỌC CHỦ YẾU Hoạt động 1: Củng cố  quy tắc tính diện tích hình vuông(5’) ­ 3 HS nêu cách tính diện tích hình vuông. ­ Tính diện tích hình vuông có cạnh 7 cm. Hoạt động 2: Củng cố cho HS cách tính diện tích hình vuông(15’) Bài tập 1: Tính diện tích hình vuông ­ HS đọc yêu cầu BT  18
  19. ­ HS tự làm bài vào ô li. ­ Gv gọi 2 HS  lên bảng chữa bài. ­ Cả lớp nhận xét, GV chốt kết quả. ­ HS tự chữa bài vào vở BT Bài tập 2: Giải bài toán liên quan đến tính diện tích hình vuông ­ HS đọc BT. Lớp đọc thầm ­ GV gợi ý: Bài tập cho biết gì? Yêu cầu  chúng ta làm gì?  Để tìm DT mảng   tường được ốp thêm ta làm thế nào?  HS nêu cách làm ­ Một số HS  nhắc lại các bước làm ­ HS tự làm bài vào VBT­ 1 HS  lên bảng chữa bài. ­ Cả lớp nhận xét. GV chốt kết quả. ­ HS đổi chéo vở để kiểm tra. ­ Một vài nhóm nêu kết quả kiểm tra của nhóm mình. Hoạt   động   3:   Củng   cố   tính   chu   vi   diện   tích   hình   chữ   nhật   và   hình  vuông(15’) Bài tập 3a: Tính chu vi diện tích hình chữ nhật, hình vuông;  ­ HS đọc BT. Lớp đọc thầm; ­ GV gợi ý: Hình chữ  nhật có kích thước như  thế  nào? Hình vuông có kích  thước ntn? Hãy tính chu vi và DT của mỗi hình,  ­ HS tự làm bài vào  vở. ­ GV giúp đỡ HS, 1 HS làm trên bảng lớp. Hoạt động nối tiếp (3’)­  ­ Chuẩn bị tiết sau: Phép cộng các số trong phạm vi 100 000 CHÍNH TẢ NGHE VIẾT : LỜI KÊU GỌI TOÀN DÂN TẬP THỂ DỤC I.  MỤC TIÊU ­ Nghe viết đúng bài chính tả, trình bày đúng hình thức bài văn xuôi. Bài viết không mắc quá 5 lỗi. ­ Làm đúng bài tập 2a II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC  ­ GV: Bảng phụ viết nội dung BT 2a  III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU Hoạt động 1 : Củng cố phân biệt s/ x(5’) ­ GV đọc cho HS  viết: nhảy sào, sới vật, đua xe,… 19
  20. ­ HS cả lớp viết vào giấy nháp. ­ GV nhận xét. Hoạt động 2: Hướng dẫn HS nghe viết bài Lời kêu gọi toàn dân tập thể  dục(15’) a. Hướng dẫn HS tìm hiểu nội dung bài viết : ­ GV đọc đoạn viết, 2 HS đọc lại, cả lớp đọc thầm. ­ Vì sao mỗi người dân lại phải luyện tập thể dục? ( vì mỗi người dân yếu ớt  tức là cả nước yếu ớt, mỗi người dân mạnh khoẻ là cả nước mạnh khoẻ). b. Hướng dãn HS viết chữ khó viết và trình bày ­ Tìm các tên riêng có trong bài chính tả và nêu cách viết các tên riêng đó nêu ­ HS tự ghi những từ dễ mắc lỗi vào giấy nháp. ­ Ví dụ : giữ gìn, luyện tập c. GV đọc cho HS viết bài và soát lỗi. ­ GV theo dõi giúp đỡ HS viết còn chậm. d. Chấm, chữa một số bài và nhận xét cả lớp  rút kinh nghiệm Hoạt động 3: Hướng dẫn HS làm bài tập: (15’) Bài tập 2a: Điền S hay X ­ 1HS đọc yêu cầu và chuyện vui; Cả lớp đọc thầm ­ Cho cả lớp làm việc theo nhóm đôi vào VBT ­ GV mời 3 nhóm lên bảng thi tiếp sức;  em cuối cùng đọc to kết quả của  nhóm. Cả lớp nhận xét bổ sung công bố nhóm thắng cuộc. ­ HS, GV phân tích chính tả. Đáp án: bác sĩ, mỗi sáng, xung quanh, thị xã, ra sao, sút. ­ 1HS đọc lại chuyện vui. ­ Câu chuyện gây cười ở điểm nào? ( Người béo muốn gầy nên sáng nào cũng  cưỡi ngựa chạy quanh thị xã. Kết quả, không phải anh ta gầy đi mà con ngựa  của anh ta cưỡi sút 20 cân vì phải chịu sức nặng của anh ta.) Hoạt động nối tiếp (3’)Củng cố nội dung tiết học. Nhận xét tiết học. ­ Về luyện viết lại bài.  Thứ sáu ngày 05 tháng 4 năm 2019 TOÁN PHÉP CỘNG CÁC SỐ TRONG PHẠM VI 100 000 I. MỤC TIÊU  ­ Biết cộng các số trong phạm vi 100 000 (đặt tính và tính đúng) ­ Giải bài toán có lời văn bằng 2 phép tính. ­ HS làm được các bài tập 1,2a,4 II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC  20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2