Giáo án bài 33: Các nguyên lí của nhiệt động lực học - Vật lý 10 - GV.P.T.Thủy
lượt xem 208
download
Học sinh có kiến thức cơ bản về phát biểu và viết được nguyên lí I nhiệt động lực học. Nêu được tên, đơn vị và qui ước về dấu của các đại lượng trong hệ thức. Phát biểu được nguyên lí II Nhiệt động lực học.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Giáo án bài 33: Các nguyên lí của nhiệt động lực học - Vật lý 10 - GV.P.T.Thủy
GIÁO ÁN GIẢNG DẠY
Bài 33 CÁC NGUYÊN LÍ CỦA NHIỆT ĐỘNG LỰC HỌC
I. MỤC TIÊU
- Kiến thức cơ bản
Phát biểu và viết được nguyên lí I nhiệt động lực học. Nêu được tên, đơn vị và qui ước về dấu của các đại lượng trong hệ thức.
Phát biểu được nguyên lí II Nhiệt động lực học.
- Kỹ năng
Vận dụng được nguyên lí Inhiệt động lực học cho các quá trình biến đổi trạng thái chất khí, viết cho quá trình đẳng tích. Giải các bài tập đơn giản.
II. PHƯƠNG PHÁP VÀ PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC
1. Phương pháp
Diễn giảng, đọc sách, thảo luận nhóm, vấn đáp.
2. Phương tiện
Sách giáo khoa, sách giáo viên, sách thiết bài giảng.
III. NỘI DUNG VÀ TIẾN TRÌNH LÊN LỚP
1. Kiểm tra bài cũ
- Nội năng là gì?
- Làm thế nào để thay đổi năng?
- Hãy chứng tỏ nội năng của lượng khí lí tưởng phỉ phụ thuộc nhiệt độ.
Câu hỏi phụ: Nhiệt lượng là gì? Viết biểu thức, giải thích các đại lượng trong biểu thức.
2. Giới thiệu bài mới
Đồng thời với việc tìm hiểu cơ chế vi mô của các hiện tượng nhiệt, người ta tiến hành nghiên cứu các hiện tượng này ở cấp độ vĩ mô, dựa trên ba khái niệm cơ bản là nội năng, công và nhiệt lượng và đã vận dụng thành công những kết quả nghiên cứu này vào khoa học, công nghệ và đời sống. Một trong những thành tựu nghiên cứu quan trọng nhất trong lĩnh vực này là việc tìm ra các nguyên lí của nhiệt động lực học.
3. Dạy bài mới
Nội dung lưu bảng |
Hoạt động của thầy |
Hoạt động của trò |
Bài 33 CÁC NGUYÊN LÍ CỦA NHIỆT ĐỘNG LỰC HỌC I – Nguyên lí I nhiệt động lực học (NĐLH) 1. Phát biểu nguyên lí Độ biến thiên nội năng của vật bằng tổng công và nhiệt lượng mà vật nhận được. \(\Delta U = A + Q\)
¯ Qui ước về dấu A và Q: +Q>0: Hệ nhận nhiệt lượng. + Q<0: Hệ truyền nhiệt lượng. + A>0: Hệ nhận công. +A<0: Hệ thực hiện công.
2. Vận dụng - Vận dụng nguyên lí I NĐLH vào quá trình đẳng tích.
- Trong quá trình đẳng tích nhiệt lượng mà chất khí nhận được chỉ dùng làm tăng nội năng. Quá trình đẳng tích là quá trình truyền nhiệt
\(\Delta U = Q\) → Bài tập vận dụng: |
- Bây giờ thầy có một khối khí xác định, thầy cho khối khí này chuyển từ trạng thái I sang trạng thái II bằng cách thầy đem nung hoặc là nén khối khí lại. Một em cho thầy biết ở trạng thái thứ II khối khí đã thay đổi cái gì? - Nguyên nhân nào đã làm nội năng của khối khí thay đổi? - Vậy chúng ta thấy giữa nội năng, công và nhiệt lượng có mối liên hệ với nhau. Mối liên hệ giửa các đại lượng làm biến đổi nội năng gọi là nguyên lí I của NĐLH. - Một em cho thầy biết chúng ta đã được học những định luật bảo toàn nào rồi? - Chúng ta thấy định luật bảo toàn và chuyển hóa năng lượng đã được vận dụng thành công trong cơ học, nguyên lí I của NĐLH chính là sự vận dụng định luật bảo toàn và chuyển hóa năng lượng vào cá hiện tượng nhiệt. - Xét trường hợp đơn giản.Thầy có khối khí đựng trong xi lanh có pít tông di chuyển được, thầy truyền nhiệt cho khối khí này bằng cách đôt nó lên. Các em hãy dự đoán xem chuyện gì sẻ xãy ra? - Nếu thầy gọi Q là nhiệt lượng truyền cho chất khí, \(\Delta U\) là độ tăng nội năng của chất khí và A là công chất khí thực hiên lên pít tông thì theo định luật bảo toàn và chuyển hóa năng lượng ta có được mối liên hệ giữa 3 đại lượng này như thế nào? - Bây giờ cũng khối khí đó, thầy không truyền nhiệt nửa mà thầy ấn pít tông xuống để nén khối khí lại. Các em hãy suy nghỉ và cho thầy biết những đại lượng nào của khối khí đã thay đổi? - Theo định luật bảo toàn, công mà thầy truyền cho khối khí đã chuyển hóa thành gì rồi? Và mối liên hệ giữa các đại lượng được thể hiện như thế nào? - Cũng khối khí đó thầy vừa nén và nung khối khí, áp dụng định luật bảo toàn các em hãy viết biểu thức thể hiện mối liên hệ giữa các đại lượng cho thầy? - Từ công thức này các em hãy phát biểu thành lời? - Đây chính là nội dung của nguyên lí I NĐLH. <> Độ biến thiên nội năng của vật bằng tổng công và nhiệt lượng mà vật nhận được. \(\Delta U = A + Q\) - Với quy ước về dấu thích hợp, hệ thức trên có thể diễn đạt các quá trình biến đổi trạng thái như 2 ví dụ mà chúng ta đã xét. Từ đây chúng ta có quy ước về dấu. - Ở ví dụ thứ nhất, một em hãy cho thầy biết khối khi của chúng ta nhận nhiệt hay tỏa nhiệt? Khối khí đã nhận công hay thực hiện công? Dấu của Q và A như thế nào? - Tương tự ở ví dụ thứ 2? <> Quy ước về dấu của nhiệt lượng và công: + Q>0: Vật nhận nhiệt lượng; + Q<0: Vật truyền nhiệt lượng; + A>0: Vật nhận công; + A<0: Vật thực hiên công. - Các em hoàn thành câu hỏi C1 trong SGK cho thầy? - Một em hãy nhận xét câu trả lời của bạn. - Hai em một nhóm hãy hoàn thành câu hỏi C2 trong vòng 1 phút? - Nhận xét câu phần trả lời của học sinh. - Sau đây chúng ta vận dụng nguyên lí I NĐLH vào các quá trình biến đổi trạng thái của chất khí. - Xét quá trình đẳng tích của một lượng khí nhất định. - Một em hãy nhắc lại cho thầy, thế nào là quá trình đẳng tích? Cho thầy 1 ví dụ? - Thầy xét khối khí nung nóng trong một một xi lanh có pít tông bị khóa chặt. Vậy đây là quá trình gì? Một em cho thầy biết khối khí có thực hiên công không? Vì sao? - Viết biểu thức nguyên lí I NĐLH cho quá trình này? - Nêu ý nghĩa vật lí của biểu thức vừa thu được? <> Trong quá trình đẳng tích nhiệt lượng mà chất khí nhận được chỉ dùng làm tăng nội năng. Quá trình đẳng tích là quá trình truyền nhiệt. - Bài tập vận dụng: Như ví dụ trong SGK với các đại lượng như sau: Q = 8 J; S = 6cm; F = 50N. |
- Nội năng của khối khí đã thay đổi. (Có thể học sinh nói V,p,T của khối khí thay đổi, thay đổi V,T chính là thay đổi nội năng).
- Nén => thực hiện công. - Nung => truyền nhiệt. - Bảo toàn động lượng và bảo toàn cơ năng.
- Nghe và tiếp thu.
- Chất khí nóng lên, nở ra, đẩy pít tông lên, thực hiện công.
- \(Q = \Delta U + A\) hay \(\Delta U = A - Q\)
- V khối khí giảm, \(\Delta U\) tăng, T tăng tức là Q tăng.
- \(A = \Delta U + Q\) hay \(\Delta U = Q - A\)
- \(\Delta U = A + Q\)
- Độ biến thiên nội năng của vật bằng tổng công và nhiệt lượng mà vật nhận được. - Khối khí nhận nhiệt, Q>0 - Khối khí thực hiện công, A<0 - Khối khí nhận công, A>0 - Khối khí tỏa nhiệt, Q<0
- Q>0; A<0; \(\Delta U\)>0.
- Thảo luận nhóm. - Cá nhân trả lời.
- Quá trình đẳng tích; khối khí không thực hiện công, vì pít tông đã bị khóa chặt.
- \(\Delta U = Q\)
- Trong quá trình đẳng tích nhiệt lượng mà chất khí nhận được chỉ dùng làm tăng nội năng. Quá trình đẳng tích là quá trình truyền nhiệt
- Cá nhân làm sau đó lên bảng trình bài.
|
Trên đây là trích đoạn một phần nội dung trong giáo án Các nguyên lí của nhiệt động lực học. Để nắm bắt toàn bộ nội dung còn lại và các giáo án tiếp theo, mời quý thầy cô vui lòng đăng nhập để tải tài liệu về máy.
Ngoài ra, nhằm hỗ trợ các Thầy cô trong quá trình xây dựng bài 33 với nhiều phương pháp soạn bài hay, nội dung chi tiết và được trình bày khoa học, quý thầy cô có thể tham khảo ở Bài giảng Vật lý 10 - Bài 33: Các nguyên lí của nhiệt động lực học
Thầy cô quan tâm có thể xem thêm các tài liệu được biên soạn cùng chuyên mục:
-
Hướng dẫn bài tập SGK Vật Lý lớp 10 Bài 33: Các nguyên lí của nhiệt động lực học gồm gợi ý trả lời chi tiết và dễ hiểu các câu hỏi trong sách giáo khoa.
-
Trắc nghiệm Các nguyên lí của nhiệt động lực học - Vật lý 10 gồm các bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết
>> Giáo án tiếp theo: Giáo án Vật lý 10 Bài 34: Chất rắn kết tinh và chất rắn vô định hình
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Bài giảng Công nghệ 10 bài 33: Ứng dụng công nghệ vi sinh để sản xuất thức ăn chăn nuôi
25 p | 327 | 71
-
Bài 9: Hai cây phong - Giáo án Ngữ văn 8
10 p | 1069 | 40
-
Giáo án Vật lý 12 bài 33: Mẫu nguyên tử Bo - Đinh Thị Hà
4 p | 505 | 19
-
Giáo án Địa lý 9 bài 33: Vùng Đông Nam Bộ (tt)
4 p | 519 | 16
-
Giáo án Vật lý 9 bài 34: Máy phát điện xoay chiều
4 p | 408 | 15
-
Giáo án Hóa học 12 bài 23: Luyện tập điều chế kim loại và sự ăn mòn kim loại
9 p | 269 | 14
-
Giáo Án Toán Học :đại số 6 Tiết 33+34
8 p | 104 | 5
-
Giáo án môn Công nghệ lớp 8 bài 33: An toàn điện
3 p | 68 | 4
-
Giáo án Hóa học 12 - Bài 33: Hợp kim của sắt
3 p | 50 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn