intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Giáo án Vật lý 12 bài 33: Mẫu nguyên tử Bo - Đinh Thị Hà

Chia sẻ: Hoàng Thúy Nga | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:4

509
lượt xem
19
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đây là bộ sưu tập hay nhất về bài Mẫu nguyên tử Bo môn Vật lý 12 phục vụ cho nhu cầu học tập và giảng dạy của học sinh và giáo viên. Tuyển chọn những giáo án hay nhất môn vật lý 12 về mẫu nguyên tử bo là bộ sưu tập mà chúng tôi hệ thống lại từ những giáo án hay nhất của các thầy co giáo dạy giỏi giúp cho các bạn học sinh và quý thầy cô tham khảo để phục vụ cho nhu cầu học tập và giảng dạy của mình. Hi vọng các bạn sẽ ngày càng đạt được những thành tích nỗi bật trong sự nghiệp của mình.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Giáo án Vật lý 12 bài 33: Mẫu nguyên tử Bo - Đinh Thị Hà

BÀI 33: MẪU NGUYÊN TỬ BO

 

I- MỤC TIÊU

1. Kiến thức

- Trình bày được mẫu nguyên tử Bo.

- Phát biểu được hai tiên đề của Bo về cấu tạo nguyên tử.

- Giải thích được tại sao quang phổ phát xạ và hấp thụ của nguyên tử hiđrô lại là quang phổ vạch.

2. Kĩ năng

Rèn cho hs kĩ năng vận dụng kiến thức cơ bản vào giải quyết một số bài tập dạng trắc nghiệm cũng như tự luận trong sgk và sbt.

3. Thái độ

- Rèn cho hs phong cách làm việc khoa học độc lập nghiên cứu, tác phong nhanh nhẹn, có tinh thần hợp tác trong học tập.

II- CHUẨN BỊ

1. Giáo viên

- Hình vẽ các quỹ đạo của êlectron trong nguyên tử hiđrô trên giấy khổ lớn nếu không dạy bằng GAĐT

- Giáo án, tài liệu tham khảo và đồ dùng dạy học cần thiết.

2. Học sinh

- Ôn lại cấu tạo nguyên tử hóa học lớp 10

- Sách, vở và đồ dùng học tập theo quy định.

III- THIẾT KẾ BÀI GIẢNG

1. Kiểm tra bài cũ “Lồng ghép vào bài giảng”

Hoạt động 1: “Kiểm tra bài cũ và đặt vấn đề vào bài mới”

GV: Yêu cầu hs lên bảng trả lời câu hỏi sau:

Câu 1: Hiện tượng quang phát quang là gì? Hãy phân biệt hiện tượng huỳnh quang và lân quang.

Câu 2: Nêu đặc điểm của ánh sáng huỳnh quang.

HS: Lên bảng trả lời.

GV: Nhận xét, sửa sai nếu có và đánh giá cho điểm.

HS: Lắng nghe và ghi nhận.

GV: Đặt vấn đề vào bài giảng mới nhơ sgk.

HS: Lắng nghe và nhận thức vấn đề cần gnhiên cứu.

2. Bài giảng mới

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH

NỘI DUNG

Hoạt động 2: “Nghiên cứu mô hình hành tinh nguyên tử”

GV: Giới thiệu về mẫu hành tinh nguyên tử của Rơ-dơ-pho (1911).

Trình bày mẫu hành tinh nguyên tử của Rơ-dơ-pho? “- Ở tâm nguyên tử có 1 hạt nhân mang điện tích dương.

+ Xung quanh hạt nhân có các êlectron chuyển động trên những quỹ đạo tròn hoặc elip.

+ Khối lượng của nguyên tử hầu như tập trung ở hạt nhân.

+ Qhn = Sqe → nguyên tử trung hoà điện”

Tuy vậy, mẫu hành tinh nguyên tử của Rơ- dơ Pho không giải thích được tính bền vững của các nguyên tử (Khối lượng các e rất nhỏ so với khối lượng hạt nhân nguyên tử. Lúc đó người ta không hiểu tại sao e lại có thể ổn định trong nguyên tử mà  không rơi vào hạt nhân nguyên tử)và không giải thích được sự tạo thành quang phổ vạch của các nguyên tử.

HS: Lắng nghe và lĩnh hội kiến thức.

GV: Sau 2 năm (1913) nhà bác học vật lí người Đan mạch đã vận dụng thuyết lượng tử ánh sáng vào hệ thống nguyên tử và đề ra một mẫu nguyên tử mới gọi là mẫu nguyên tử Bo.

HS: Lắng nghe và ghi nhớ.

GV: Đặt vấn đề chuyển tiếp.

HS: Lắng nghe và nhận thức vấn đề nghiên cứu.

Hoạt động 3: “Nghiên cứu các tiên đề của Bo về cấu tạo nguyên tử”

GV: Y/c hs nghiên cứu Sgk và trình bày hai tiên đề của Bo

HS : Đọc Sgk ghi nhận các tiên đề của Bo và để trình bày.

GV: Thuyết trình như sgk để hs hiểu được bán kính quỹ đạo; năng lượng của nguyên tử; trạng thái cơ bản; trạng thái kích thích.

HS: Lắng nghe và lĩnh hội kiến thức.

GV: Năng lượng nguyên tử ở đây gồm Eđ của êlectron và thế năng tương tác tĩnh điện giữa êlectron và hạt nhân.

- Bình thường nguyên tử ở trạng thái dừng có năng lượng thấp nhất: trạng thái cơ bản.

- Khi hấp thụ năng lượng → quỹ đạo có năng lượng cao hơn: trạng thái kích thích.

- Trạng thái có năng lượng càng cao thì càng kém bền vững. Thời gian sống trung bình của nguyên tử ở trạng thái kích thích (cỡ 10-8s). Sau đó nó chuyển về trạng thái có năng lượng thấp hơn, cuối cùng về trạng thái cơ bản.

HS: Lắng nghe và gghi nhận kiến thức.

GV: Đặt vấn đề chuyển tiếp sang nội dung tiên đề 2 của Bo.

“Khi nguyên tử chuyển từ trạng này sang trạng thái khác thì sẽ tuân theo quy luật nào?”

HS: Lắng nghe và lĩnh hội vấn đề cần nghiên cứu.

GV: trình bày nội dung tiên đề về sự bức xạ và hấp thụ năng lượng.

HS: Lắng nghe và ghi nhớ.

GV: Mỗi lần nguyên tử phát xạ hay hấp thụ thì phát xạ hay hấp thụ mấy phô tôn?

GV: Tiên đề này cho ta kết luận gì về ánh sáng mà nguyên tử lấy vào hay phát ra?

HS: Suy nghĩ và trả lời.

GV: Nhận xét và chính xác hóa câu trả lời của hs.

HS: Lắng nghe và ghi nhớ.

GV: Yêu cầu hs trả lời câu hỏi C2.

HS: Thực hiện theo yêu cầu của gv.

GV: Nhận xét và chính xác hóa vấn đề.

HS: Lắng nghe và ghi nhớ.

 GV: Đặt vấn đề chuyển tiếp sang phần III

HS: Lắng nghe và lĩnh hội kiến thức.

GV: Cho HS quan sát lại quang phổ vạch của H2.

HS: Quan sát và vận dụng các kiến thức đã học kết hợp nc SGK giải thích vì sao quang phổ của hidro là quang phổ vạch?

GV: Yêu cầu hs tại chỗ và trình bày kết quả.

HS: Tại chỗ và trả lời.

GV: Nhận xét và chính xác vấn đề.

HS: Lắng nghe và ghi nhớ.

I- MÔ HÌNH HÀNH TINH NGUYÊN TỬ

1. Mô hình hành tinh nguyên tử của Rơ–dơ-pho.

- Ở tâm nguyên tử có 1 hạt nhân mang điện tích dương.

+ Xung quanh hạt nhân có các êlectron chuyển động trên những quỹ đạo tròn hoặc elip.

+ Khối lượng của nguyên tử hầu như tập trung ở hạt nhân.

+ Qhn = Sqe → nguyên tử trung hoà điện.

2. Mẫu nguyên tử Bo

 Bao gồm mô hình hành tinh nguyên tử và hai tiên đề của Bo.

II- CÁC TIÊN ĐỀ CỦA BO VỀ CẤU TẠO NGUYÊN TỬ

1. Tiên đề về các trạng thái dừng

“- Nguyên tử chỉ tồn tại trong một số trạng thái có năng lượng xác định, gọi là các trạng thái dừng. Khi ở trong các trạng thái dừng thì nguyên tử không bức xạ.

- Trong các trạng thái dừng của nguyên tử, êlêctron chỉ chuyển động quanh hạt nhân trên những quỹ đạo có bán kính hoàn toàn xác định gọi là các quỹ đạo dừng”

* Đối với nguyên tử hiđrô

rn = n2r0

Bán kính:      r0 ; 4r0; 9r0 ; 16r0; 25r0 ; 36r0

Tên quỹ đạo: K;  L;   M;    N;       O;     P

r0 = 5,3.10-11m gọi là bán kính Bo.

- Năng lượng nguyên tử bao gồm động năng của (e) và thế năng tương tác tĩnh điện giữa (e) và hạt nhân

- Bình thường nguyên tử ở trạng thái dừng có năng lượng thấp nhất: trạng thái cơ bản.

- Khi hấp thụ năng lượng ® quỹ đạo có năng lượng cao hơn: trạng thái kích thích

* Trạng thái có năng lượng càng cao thì càng kém bên vững.

* Thời gian sống trung bình của nguyên tử ở trạng thái kích thích (cỡ 10-8s).

2. Tiên đề về sự bức xạ và hấp thụ năng lượng của nguyên tử

- Khi nguyên tử chuyển từ trạng thái dừng có năng lượng (En) sang trạng thái dừng có năng lượng thấp hơn (Em) thì nó phát ra 1 phôtôn có năng lượng đúng bằng hiệu En - Em:

e = hfnm = En - Em

- Ngược lại, nếu nguyên tử đang ở trạng thái dừng có năng lượng Em thấp hơn mà hấp thụ được 1 phôtôn có năng lượng đúng bằng hiệu

En - Em thì nó chuyển lên trạng thái dừng có năng lượng cao hơn En.

* Nếu một chất hấp thụ được ánh sáng có bước sóng nào thì nó cúng phát ra ánh sáng có bước sóng ấy.

III- QUANG PHỔ PHÁT XẠ VÀ QUANG PHỔ HẤP THỤ CỦA NGUYÊN TỬ HIĐRÔ

 

Năng lượng của (e) trong nguyên tử H2 ở các trạng thái dừng khác nhau thì khác nhau ( các mức năng lượng của nguyên tử H2: EK; EL; EM.......)

- Khi (e) chuyển từ mức năng lượng cao(Ecao) xuống mức năng lượng thấp hơn (Ethấp), thì nó phát ra một phôtôn có giá trị hoàn toàn xác định:

\(h.f = {E_{cao}} - {E_{thap}}\).

- Mỗi phôtôn có tần số f ứng với một sóng ánh sáng đơn sắc có bước sóng \(\lambda  = \frac{c}{f}\) , tức là ứng với một vạch quang phổ có một màu nhất định.

- Ngược lại nếu một nguyên tử H2 đang ở một mức năng lượng Ethấp nào đó mà nằm trong một chùm ánh sáng trắng, trong đó có tất cả các phôtôn có năng lượng từ lớn đến nhỏ khác nhau, thì lập tức sẽ hấp thụ ngay một phôtôn có năng lượng phù hợp \(\varepsilon  = {E_{cao}} - {E_{thap}}\)  để chuyển lên mức năng lượng cao hơn. Như vậy một sóng ánh sáng đơn sắc đã bị hấp thụ, làm cho trên quang phổ liên tục xuất hiện một vạch tối. Do đó quang phổ hấp thụ của H2 cũng là quang phổ vạch.

 

 

Trên đây là trích đoạn một phần nội dung trong giáo án Mẫu nguyên tử Bo. Để nắm bắt toàn bộ nội dung còn lại và các giáo án tiếp theo, mời quý thầy cô vui lòng đăng nhập để tải tài liệu về máy.

Ngoài ra, nhằm hỗ trợ các Thầy cô trong quá trình xây dựng bài 33 với nhiều phương pháp soạn bài hay, nội dung chi tiết và được trình bày khoa học, quý thầy cô có thể tham khảo ở Bài giảng Vật lý 12 - Bài 33: Mẫu nguyên tử Bo

Thầy cô quan tâm có thể xem thêm các tài liệu được biên soạn cùng chuyên mục:

>>  Giáo án tiếp theo: Giáo án Vật lý 12 Bài 34: Sơ lược về laze

ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2