BÀI 38: SỰ CHUYỂN THỂ CỦA CÁC CHẤT
I. MỤC TIÊU :
1- Kiến thức:
-
Định nghĩa và nêu được các đặc điểm của sự nóng chảy và đông đặc.
-
Viết và áp dụng được công thức tính nhiệt nóng chảy của vật thể rắn để giải các bài tập đó cho trong bài.
-
Nêu được định nghĩa của sự bay hơi và ngưng tụ.
-
Giải thích được nguyên nhân của các quá trình này dựa trên quá trình chuyển động nhiệt của các phân tử.
2- Kỹ năng:
-
Phân biệt được hơi khô và hơi bão hoà.
-
Giải thích được nguyên nhân của trạng thái hơi bão hoà dựa trên quá trình cân bằng động giữa bay hơi và ngưng tụ.Nêu được đặc điểm của sự sôi.
-
Viết và áp dụng được công thức tính nhiệt hoá hơi của chất lỏng để giải các bài tập đó cho trong bài.
-
Nêu được những ứng dụng liên quan đến các quá trình nóng chảy – đông đặc; bay hơi – ngưng tụ và quá trình sôi trong đời sống và kĩ thuật.
3- Thái độ: Nghiêm túc trong quá trình học tập
II. CHUẨN BỊ :
1. Giáo viên: Giáo án + SGK
2. Học sinh: Ôn lại các bài “sự nóng chảy và đông đặc”; “Sự bay hơi và ngưng tụ”.
+ Sự sôi trong SGK lớp 6.
III. TIẾN TRÌNH BÀI GIẢNG
1. Kiểm tra:
Mô tả hiện tượng dính ướt và hiện tượng không dính ướt chất lỏng?
Mô tả hiện tượng mao dẫn?
2. Bài mới:
Hoạt động của thầy và trò
|
Nội dung
|
Hoạt động 1: Thí nghiệm về sự nóng chảy.
GV: Giúp học sinh nhớ lại các khái niệm về nóng chảy và đông đặc.
HS: Trả lời câu hỏi C1.
C1: T/g đầu nhiệt độ tăng dần theo t/g.Khi t=2320C thiếc nóng chảy,trong t/g nóng chảy t0 không thay đổi.
GV:Giải thích về sự thay đổi của nhiệt độ nóng chảy của chất rắn phụ thuộc áp suất bên ngoài như thế nào?
Hoạt động 2: Tìm hiểu khái niệm và công thức tính nhiệt nóng chảy.
GV: giới thiệu bảng 38.2 sgk về nhiệt nóng chảy riêng l của một số chất rắn kết tinh.
GV:Giáo viên giới thiệu cho học sinh biết một số ứng dụng trong đời sống kỹ thuật.
Các kim loại được nấu chảy và giữ ở nhiệt độ cao hơn nhiệt độ nóng chảy t0C của chúng để đúc các chi tiết máy, đúc tượng và chuông để tạo thành gang thép và các hợp kim khác nhau.
Hoạt động 3: Thí nghiệm về sự bay hơi.
GV: Nhắc lại KN về sự bay hơi và ngưng tụ. Quá trình chuyển thể từ thể lỏng sang thể khí (hơi) ở bề mặt chất lỏng gọi là sự bay hơi. Quá trình chuyển ngược lại từ thể khí (hơi) sang thể lỏng gọi là sự ngưng tụ.
GV: Hướng dẫn học sinh làm thí nghiệm đổ một lớp nước nóng lên mặt đĩa nhôm rồi hơ trên ngọn lửa. Quan sát sự bay hơi của lớp nước?
GV: Cho học sinh quan sát hiện tượng hơi nước ngưng tụ?
HS: Trả lời câu hỏi C2.
Nhiệt độ của khối chất lỏng khi bay hơi giảm vì lúc bay hơi động năng giảm,nội năng giảm,nhiệt độ giảm theo.
|
I. Sự nóng chảy:
Quá trình chuyển từ thể rắn sang thể lỏng của các chất gọi là sự nóng chảy. Quá trình chuyển ngược lại từ thể lỏng sang thể rắn của các chất gọi là sự đông đặc.
1) Thí nghiệm
a) Đun nóng chảy thiếc vẽ đường biểu diễn sự biến thiên nhiệt độ của thiếc theo t/g trong quá trình chuyển thể.
b) Làm thí nghiệm với các chất rắn kết tinh khác ta có:
KL: SGK.
c) Chú ý:
+ Với đa số các chất rắn thể tích của chúng sẽ tăng khi nóng chảy và sẽ giảm khi đông đặc (Riêng nước đá lại có khối lượng riêng nhỏ hơn nước nên nước đá nổi trên mặt nước).
+ Nhiệt độ nóng chảy của chất rắn thay đổi phụ thuộc áp suất bên ngoài.
2) Nhiệt độ nóng chảy
KN: SGK.
- Biểu thức Q = l.m
Trong đó: m: Khối lượng
l: Nhiệt nóng chảy riêng đv (J/kg)
Nhiệt nóng chảy riêng của một chất rắn (Bảng 38.2).
3) Ứng dụng
II. Sự bay hơi:
1.Thí nghiệm:
a)Đổ một lớp nước mỏng lên trên bề mặt đĩa nhôm, thổi nhẹ lên mặt lớp nước này hay hơ nóng đĩa nhôm.Lớp nước dần dần biến mất.
- Nếu đặt bản thuỷ tinh gần miệng cốc nước nóng ta thấy trên mặt bản thuỷ tinh xuất hiện các giọt nước. Hơi nước từ cốc đó bay lờn đọng lại thành nước.
b) Giải thích : SGK.
c) Kết luận: Sự ngưng tụ luôn xảy ra kèm theo sự bay hơi.Sau mỗi đơn vị thời gian, nếu số phân tử chất lỏng thoát ra khỏi bề mặt chất lỏng nhiều hơn số phân tử hơi bị hút vào trong chất lỏng thì ta nói chất lỏng bị “bay hơi”. Còn nếu số phân tử hơi bị hút vào trong chất lỏng nhiều hơn số phân tử lỏng thoát ra khỏi bề mặt chất lỏng thì ta nói chất lỏng bị “ngưng tụ”.
|
Trên đây là trích đoạn một phần nội dung trong giáo án Sự chuyển thể của các chất. Để nắm bắt toàn bộ nội dung còn lại và các giáo án tiếp theo, mời quý thầy cô vui lòng đăng nhập để tải tài liệu về máy.
Ngoài ra, nhằm hỗ trợ các Thầy cô trong quá trình xây dựng bài 38 với nhiều phương pháp soạn bài hay, nội dung chi tiết và được trình bày khoa học, quý thầy cô có thể tham khảo ở Bài giảng Vật lý 10 - Bài 38: Sự chuyển thể của các chất
Thầy cô quan tâm có thể xem thêm các tài liệu được biên soạn cùng chuyên mục:
>> Giáo án tiếp theo: Giáo án Vật lý 10 Bài 39: Độ ẩm của không khí