intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Giáo án bài Điện trường và cường độ điện trường - Vật lý 11 - GV:L.N.Ngọc

Chia sẻ: Lý Như Ngọc | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:5

663
lượt xem
38
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu của giáo án Điện trường và cường độ điện trường giúp học sinh trình bày được khái niệm điện trường, điện trường đều. Phát biểu được định nghĩa của cường độ điện trường và nêu được đặc điểm của vectơ cường độ điện trường.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Giáo án bài Điện trường và cường độ điện trường - Vật lý 11 - GV:L.N.Ngọc

Bài 3. ĐIỆN TRƯỜNG VÀ CƯỜNG ĐỘ ĐIỆN TRƯỜNG.

ĐƯỜNG SỨC ĐIỆN

I. Mục tiêu:

+ Kiến thức (cấp độ thông hiểu):

  • Nêu được điện trường tồn tại ở đâu, có tính chất gì
  • Phát biểu được định nghĩa cường độ điện trường

+ Kĩ năng (cấp độ vận dụng)

  • Vận dụng tính cường độ điện trường tại một điểm, nguyên lý chồng chất điện trường

+ Thái độ:

- Nhận thấy được ảnh hưởng của điện trường đối với động thực vật và con người.

II. Chuẩn bị:

  • GV: chuẩn bị hệ thống câu hỏi, các bài tập vận dụng.
  • HS: xem lại nội dung định luật Cu – lông, đọc bài mới và trả lời các câu hỏi cho trước.

III. Tiến trình giảng dạy:

1. Ổn định lớp, kiểm tra bài cũ:

  • Cho biết nội dung chính của thuyết electron.
  • Phát biểu định luật bảo toàn điện tích.
  • Giải thích hiện tượng bụi bám vào cánh quạt trần.

2. Vào bài:

  • Tại sao hai điện tích ở cách xa nhau trong chân không lại tác dụng được lực lên nhau?

3. Tổ chức hoạt động:

Tiết 1:

Phương pháp

Nội dung

GV:Viết lại biểu thức tính lực điện theo định luật Cu – lông áp dụng cho mọi điện môi

HS: \(F = k.\frac{{\left| {{q_1}{q_2}} \right|}}{{\varepsilon .{r^2}}}\)

GV:Dựa vào công thức ta thấy trong môi trường chân không thì lực điện mạnh hơn trong môi trường khác như không khí, thủy tinh. Vậy các điện tích truyền tương tác thông qua đâu?

I. Điện trường:

1. Môi trường truyền tương tác điện:

- Môi trường truyền tương tác điện giữa các điện tích gọi là điện trường.

GV:Đọc SGK và cho biết điện trường tồn tại ở đâu

HS:Là môi trường vật chất bao quanh điện tích và gắn liền với điện tích

GV:Tính chất của điện trường

HS:Tác dụng lực điện lên các điện tích khác đặt trong nó

2. Điện trường

- Là môi trường vật chất bao quanh điện tích và gắn liền với điện tích

- Tính chất:

 

GV:Giả sử có điện tích q đặt trong điện trường của điện tích Q. Lực điện do Q tác dụng lên q phụ thuộc vào yếu tố nào

HS: Phụ thuộc vào khoảng cách.

GV:Phải có một khái niệm đặc trưng cho sự mạnh yếu của điện trường.

II. Cường độ điện trường

1. Khái niệm cường độ điện trường

- Cường độ điện trường: đặc trưng cho sự mạnh yếu của điện trường tại một điểm.

GV:Yêu cầu HS đọc SGK và ghi nhận định nghĩa của cường độ điện trường

HS:Đọc SGK và ghi nhận.

2. Định nghĩa

\(E = \frac{F}{q}\)

GV:Các đặc điểm của vectơ cường độ điện trường

HS:

-  phương và chiều trùng với phương và chiều của  \(\vec F\) ( nếu q > 0)

- chiều dài biểu diễn độ lớn E

3. Vectơ cường độ điện trường

\(\vec E = \frac{{\vec F}}{q}\)

GV: Thông báo cho HS nắm

HS: Lắng nghe và ghi nhận

4. Đơn vị đo cường độ điện trường: vôn/mét (V/m)

 

* Tiết 2

III. Tiến trình giảng dạy:

1. Ổn định lớp, kiểm tra bài cũ:

  • Cho biết điện trường tồn tại ở đâu và có đặc điểm gì?
  • Định nghĩa cường độ điện trường? Công thức tính cường độ điện trường.

2. Vào bài:

  • Trong môi trường gồm nhiều điện tích điểm thì cường độ điện trường tại một điểm được xác định như thế nào?

3. Tổ chức hoạt động:

Phương pháp

Nội dung

GV:Yêu cầu HS đọc sách

HS:Đọc SGK và ghi nhận

\(F = k.\frac{{\left| {{q_1}{q_2}} \right|}}{{{r^2}}}\) mà  \(E = \frac{F}{q}\)

→ \(E = \frac{F}{q} = k.\frac{{\left| Q \right|}}{{{r^2}}}\)

5. Cường độ điện trường của một điện tích điểm

\(E = \frac{F}{q} = k.\frac{{\left| Q \right|}}{{{r^2}}}\)

→ Độ lớn E không phụ thuộc vào q

GV:Phần trên đã xét cường độ điện trường do một điện tích điểm gây ra. Vậy với nhiều điện tích điểm thì sao

HS:Điện trường tổng hợp \(\vec E\) bằng tổng các vectơ cường độ điện trường thành phần

6. Nguyên lý chồng chất điện trường

 \(\vec E = {\vec E_1} + {\vec E_2} + .. + {\vec E_n}\)

GV: Mô tả thí nghiệm trong SGK để HS theo dõi

HS:Quan sát SGK

III. Đường sức điện

1. Hình ảnh các đường sức điện

GV: Yêu cầu HS đọc SGK và nêu định nghĩa

HS: Đọc SGK và nêu lên định nghĩa

2. Định nghĩa

 

GV: Cho HS quan sát một số hình dạng đường sức của một số điện trường.

HS: quan sát và vẽ một số hình dạng của điện trường đơn giản

3. Hình dạng đường sức của một số điện trường

GV: Giải thích cho HS hiểu các đặc điểm của đường sức điện

HS: Lắng nghe và ghi nhận các đặc điểm của đường sức điện

GV: Giải câu C2

C2: gần điện tích Q thì các đường sức điện sít nhau, ở xa Q thì các đường sức điện thưa hơn, vì thế cường độ điện trường ở gần Q sẽ lớn hơn

4. Các đặc điểm của đường sức điện:

Có 4 đặc điểm:

- Qua mỗi điểm chỉ có một đường sức

- Đường sức điện là những đường có hướng

- Đường sức của điện trường tĩnh không khép kín

- Số đường sức tỉ lệ với cường độ điện trường

 

Trên đây là trích đoạn một phần nội dung trong giáo án Điện trường và cường độ điện trường. Đường sức điện. Để nắm bắt toàn bộ nội dung còn lại và các giáo án tiếp theo, mời quý thầy cô vui lòng đăng nhập để tải tài liệu về máy.

Ngoài ra, nhằm hỗ trợ các Thầy cô trong quá trình xây dựng bài 3 với nhiều phương pháp soạn bài hay, nội dung chi tiết và được trình bày khoa học, quý thầy cô có thể tham khảo ở Bài giảng Vật lý 11 - Bài 3: Điện trường và cường độ điện trường. Đường sức điện

Thầy cô quan tâm có thể xem thêm các tài liệu được biên soạn cùng chuyên mục:

>>  Giáo án tiếp theo: Giáo án Vật lý 11 bài 4: Công của lực điện

ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
6=>0