intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Giáo án Đánh giá thực hiện chủ đề: Bé và các loại rau quả - Trường Mầm non Tuổi Ngọc

Chia sẻ: HO DINH QUOC LUAN | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:4

93
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đánh giá thực hiện chủ đề "Bé và các loại rau quả" của Trường Mầm non Tuổi Ngọc cung cấp cho các bạn những kiến thức về mục tiêu, yêu cầu, nội dung, tổ chức các hoạt động của chủ đề bé và các loại rau quả. Mời các bạn cùng tham khảo nội dung tài liệu để có thêm tài liệu phục vụ nhu cầu học tập và nghiên.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Giáo án Đánh giá thực hiện chủ đề: Bé và các loại rau quả - Trường Mầm non Tuổi Ngọc

  1. ĐÁNH GIÁ THỰC HIỆN CHỦ ĐỀ Trường: Trường  Mầm Non Tuổi Ngọc Nhóm: Hoa Mai Chủ đề: BÉ VÀ CÁC LOẠI RAU QUẢ   Thời gian thực hiện:  4 tuần. Từ ngày 26/11/  đến 21/12/ 2012 NỘI DUNG ĐÁNH GIÁ. 1.VỀ MỤC TIÊU CHỦ ĐỀ: a) Các mục tiêu thực hiện tốt:  ­ PTTC : Trẻ thực hiện được các bài tập : Ném vào đích ,đi có mang vật trên tay, bò  chui qua cổng, bật xa.   ­ PTNT :  Cháu chọn và phân biệt được các loại  quả to, nhỏ, có  màu xanh .Nhận biết  được số lượng một và nhiều, biết số lượng một là ít và từ 2 trở lên là nhiều. ­ PTNN:  Phát âm to, rõ đúng tên một số loại rau củ quả và những đặc điểm nổi bật của  các loại rau củ quả.  Nghe và trả lời đúng yêu cầu của cô, biết bày tỏ mong muốn của  mình bằng các từ, câu nói đơn giản. Hình thành kỷ năng giao tiếp, chào hỏi lễ phép với  người thân và mọi người xung quanh.    ­   Đọc thuộc các bài thơ: Quả Thị, Cây bắp cải, Cây dây leo.    ­   Lắng nghe cô kể chuyện, biết được sự sinh trưởng  phát triển của cây qua câu  chuyện,  tham gia đàm thoại cùng cô câu chuyện: Cây táo ­ PTTC­XH:  Hứng thú tham gia múa hát và vận động theo nhạc các bài  theo chủ điểm  cùng cô.Biết giữ gìn sản phẩm đẹp, vệ sinh sạch sẽ, biết nặn những quả tròn, nặn  chiếc lá, xâu vòng lá, xâu vòng quả hạt, tô màu rau củ quả,xếp hàng rào để bảo vệ  vườn rau , vườn cây ăn quả. ­ Lễ phép chào hỏi mọi người,biết giúp đỡ bạn khi cần. b) Các mục tiêu đặt ra chưa thực hiện được hoặc chưa phù hợp và lí do ­ Kỹ năng phối hợp tay, mắt trong hoạt động tạo hình các bé còn chậm.Một số trẻ mới  kỹ năng này còn yếu như: Khang. Anh , Đăng.  ­ Trẻ đọc thơ chưa diễn cảm: Trẻ còn nhỏ, cảm thụ nội dung chưa sâu nên giọng đọc  còn đều, một số trẻ đọc thơ còn kéo dài như : Linh. Đăng, Anh. c) Những trẻ chưa đạt được mục tiêu và lí do:  ­ Với mục tiêu PTTC:  Kỷ năng nhảy bật một số trẻ nhảy còn yếu do chân còn yếu:  Đăng, Uyên, Hoàng. ­ Với mục tiêu PTNT.  Nhận biết số lượng một và nhiều một số trẻ nhỏ chưa  nhận biết được: An, Anh. 
  2. ­ Với mục tiêu PTNN:  Cháu đọc thơ chưa rỏ lời: Gia Hân. Hoàng. Một số trẻ  chưa chú ý nghe cô đọc thơ kể chuyện,chưa trả lời được các câu hỏi của cô :Anh  Kiệt , Uyên. ­ Với mục tiêu PTTCXH:  Thao tác với đất nặn trẻ thực hiện chưa đạt, kỹ năng  nhồi bóp và lăn đất còn yếu,nên sản phẩm hoàn thành chưa đẹp mắt.Hân, Hoàng,  Phúc An.    Một số trẻ sau khi xâu hạt chưa cột gút lại được như:An Phúc, Huy.  2. VỀ NÔI DUNG CỦA CHỦ ĐỀ:  a) Các nội dung đã thực hiện tốt:      Đa số trẻ thực hiện được các nội dung cô đề ra. Trẻ biết tên các loại rau củ quả,biết  tô , vẽ nặn theo cô yêu cầu. Biết hát và đọc các bài thơ, hát ngắn. b) Các nội dung chưa thực hiện được , hoặc lý do. Một số trẻ nam hiếu động  chưa tập trung chú ý cô, nói chuyện trong giờ học giờ chơi,  cô cần tiếp tục rèn cho trẻ vào nề nếp.  c )Các kĩ năng mà trên 30% trẻ trong lớp chưa đạt được và lí do: ­ Kỹ năng nhảy bật, thao tác phối hợp giữa mắt, tay và chân  trẻ còn yếu (do các cháu  còn nhỏ tháng) . ­  Đọc thơ  còn kéo dài ,chưa diễn cảm. 3.VỀ TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG CỦA CHỦ ĐỀ: a) Về hoạt động có chủ đích:     + Các giờ học có chủ đích trẻ tham gia học tích cực, hứng thú phù hợp với khả năng  của trẻ: Be thích đ ́ ọc các bài thơ:  Quả Thị, Cây bắp cải, Cây dây leo. Thích nghe kể  chuyện.,tô vẽ nặn.     + Các giờ học có chủ đích mà nhiều trẻ tỏ ra không hứng thú,tích cực tham gia và lí  do:   Tiết học nhận biết về một và nhiều đa số trong giờ học trẻ đều tham gia  chưa tích  cực(Do tiết học khó và cô tổ chức chưa sinh động). b) Về việc tổ chức chơi trong lớp:     Góc phân vai:  Cần chú ý phân lại góc chơi vì số lượng trẻ ít, thu góc chơi ít lại,Trẻ  chơi kỹ năng giao tiếp còn hạn chế.      Góc học tập: Trẻ chưa chú ý đến kỷ năng tô màu, tô màu còn lem ra ngoài.kĩ năng  nặn,do tay trẻ còn yếu,chưa ấn dẹt được để tạo thành sản phẩm đẹp.. c) Về việc tổ chức chơi ngoài trời:      Số lượng các buổi chơi ngoài trời đã được tổ chức:      Hàng ngày đều thực hiện cho trẻ chơi ngoài trời với đầy đủ nội dung chơi. Trẻ hứng  thú khi chơi. 4. NHỮNG VẤN ĐỀ KHÁC CẦN LƯU Ý:  a) Về sức khỏe của trẻ  ­ Những trẻ nghỉ nhiều:Phúc An, Anh . ­ Khánh Linh,  Khánh Ngọc ăn chậm. Bé Gia Hân, hay gởi thuốc do bệnh về hô hấp.
  3. b)Những vấn đề trong việc chuẩn bị phương tiện, học liệu, đồ chơi, lao động trực  nhật và lao động tự phục vụ của trẻ: ­ Chuẩn bị  thêm nguyên vật liệu mở. ­ Đoạn phim về các giờ chơi, giờ học của trẻ, về  các loại rau quả  cho trẻ xem. ­ Sưa tầm thêm các tranh ảnh, nguyên vật liệu cho trẻ chơi đúng chủ đề ­ Bổ sung thêm trò chơi dân gian cho trẻ. 5) MỘT SỐ LƯU Ý QUAN TRONG ĐỂ VIỆC TRIỂN KHAI CHỦ ĐỀ SAU ĐƯƠC  TỐT HƠN: ­Chuẩn bị sưu tầm thơ chuyện, bài hát, tranh ảnh, cho chủ đề: Bé với những bông hoa  đẹp , bé vui đón tết.. ­ Tiếp tục rèn kĩ năng cầm bút đúng tư thế ngồi tô màu cho trẻ. ­ Giáo dục trẻ giữ vệ sinh trường lớp sạch sẽ và đi vệ sinh đúng nơi quy định. ­ Chuẩn bị thêm nguyên vật liệu để trang trí chủ đề mới . ­ Tiếp tục rèn kỹ năng trườn đúng thao tác cho trẻ ở chủ đề sau. ­ Sắp xếp góc chơi và tổ chức cho trẻ chơi. ­ Rèn thói quen thao tác vệ sinh và giáo dục bảo vệ môi trườngcho trẻ.                                                                                     Bàu chinh Ngày 21/12/2012                                                                                                      Giáo viên                                                                                               Nguyễn Thị Thúy Ngọc
  4.                                                 Đánh giá của tổ chuyên môn:  Hiệu phó chuyên môn ……………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………… Hiệu trưởng ……………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2