intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Giáo án Khoa học lớp 4 - Bài 28: Phòng tránh đuối nước (Sách Chân trời sáng tạo)

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:9

71
lượt xem
8
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Giáo án Khoa học lớp 4 - Bài 28: Phòng tránh đuối nước (Sách Chân trời sáng tạo) được biên soạn với mục tiêu nhằm giúp học sinh nêu được những việc nên và không nên làm để phòng tránh đuối nước; thực hành luyện tập kĩ năng phân tích và phán đoán tình huống có nguy cơ dẫn đến đuối nước và thuyết phục, vận động các bạn tránh xa những nguy cơ đó; cam kết thực hiện các nguyên tắc an toàn khi bơi hoặc tập bơi;... Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Giáo án Khoa học lớp 4 - Bài 28: Phòng tránh đuối nước (Sách Chân trời sáng tạo)

  1. CHỦ ĐỀ5: CON NGƯỜI VÀ SỨC KHOẺ BÀI 28: PHÒNG TRÁNH ĐUỐI NƯỚC (Tiết 1 ) I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT 1. Năng lực đặc thù Sau bài học, HS: - Nêu được những việc nên và không nên làm để phòng tránh đuối nước. - Thực hành luyện tập kĩ năng phân tích và phán đoán tình huống có nguy cơ dẫn đến đuối nước và thuyết phục, vận động các bạn tránh xa những nguy cơ đó. - Cam kết thực hiện các nguyên tắc an toàn khi bơi hoặc tập bơi. 2. Năng lực chung: - Năng lực giao tiếp và hợp tác: Trao đổi hoàn thành nhiệm vụ học tập theo sự hướng dẫn của giáo viên. - Năng lực tự chủ và tự học: Tự giác học tập, tham gia vào các hoạt động. - Năng lực giải quyết vấn đề sáng tạo: Biết phòng tránh, giải quyết vấn đề liên quan đến tai nạn đuối nước. 3. Phẩm chất: - Luôn có ý thức phòng tránh tai nạn sông nước. - Yêu thích môn học. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 1. Đối với giáo viên - Các hình trong bài 28 SGK, giấy A4, A3 hoặc AO. 2. Đối với học sinh - SGK, VBT (nếu có). III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS 1. HĐ khởi động a. Mục tiêu: Tạo hứng thú và khơi gợi những hiểu biết đã có của HS về phòng tránh đuối nước để dẫn dắt vào bài học mới. b. Cách tiến hành - GV tổ chức cho HS quan sát hình 1. - HS quan sát hình 1 (SGK, - GV mời một số HS trả lời câu hỏi: Em đã được học trang 107).
  2. bơi chưa? Em thường đến bể bơi với ai? Khi đi bơi em - HS nêu theo hiểu biết. chuẩn bị những gì? - Nhận xét, bổ sung. - GV nhận xét chung, giải thích cho HS: Chúng ta cần - Lắng nghe. biết bơi, khi đi bơi cần phải đi cùng người lớn,... - GV dẫn dắt vào bài học:“Phòng tránh đuối nước”. - Nhắc lại tựa bài. 2. Hoạt động Hình thành kiến thức Hoạt động 1: Cần làm gì để phòng tránh đuối nước? a. Mục tiêu: Nêu được một số việc nên và không nên làm để phòng tránh đuối nước. b. Cách tiến hành - GV yêu cầu HS quan sát và mô tả các tình huống - HS quan sát và mô tả các tình huống các hình 2, 3, 4, 5, trong các hình 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8a, 8b và trả lời các câu hỏi: 6, 7, 8a, 8b và trả lời: + Những việc nào nên làm và không nên làm trong các+ Việc nên làm ở tranh 5, 6, hình? Vì sao? 8b. Việc không nên làm 2, 3, 4, 7, 8a. + Nên tránh xa ao, hồ, giếng, + Theo em, nên làm gì và không nên làm gì để phòng học bơi có sự giám sát của bố tránh đuối nước? mẹ, thầy cô,… Không nên tư ý bơi, chơi gần ao, hoog, sông, suối, giếng,… - HS trình bày, giải thích lí do. - GV mời 2 - 3 cặp HS chia sẻ trước lớp. - HS trả lời và nhận xét lẫn nhau. - HS lắng nghe. - GV có thể cung cấp một số thông tin cho HS: + Người bị đuối nước có thể tử vong do nước tràn vào cơ quan hô hấp, làm cho các cơ quan trong cơ thể bị thiếu khí ô-xi và các chức năng sống của cơ thể ngừng hoạt động. + Theo tổ chức Y tế Thế giới (WHO), ước tính cho tới năm 2022, mỗi năm ở Việt Nam vẫn còn khoảng 2 000
  3. trẻ em dưới 16 tuổi tử vong do đuối nước. Chúng ta cần đề cao cảnh giác và có những biện pháp an toàn để phòng tránh đuối nước. - HS lắng nghe và lặp lại. * Kết luận: Để phòng tránh đuối nước, em cần: + Luôn mặc áo phao khi đi thuyền, đi ca nô,... + Không đùa nghịch gần ao, hồ, khu vực có nước sâu,... + Bể chứa nước cần có nắp đậy. + Không lội qua sông, suối, đặc biệt là khi trời mưa lũ,... + Khi thấy người bị đuối nước, nhanh chóng gọi người lớn đến giúp và tìm vật dụng như sào, dây,... để nạn nhân bám vào. * Thông tin dành cho GV: Một số người bị ngạt thở do nước vẫn có khả năng cứu sống. Vì vậy, chuyên gia y tế đã dùng thuật ngữ “đuối nước. 3. Hoạt động Luyện tập, thực hành Hoạt động 2: Xử lí tình huống a. Mục tiêu: Kiểm tra hiểu biết của HS về dấu hiệu nhận biết một số tình huống không an toàn, có thể xảy ra đuối nước. - HS quan sát, phân tích hai b. Cách tiến hành tình huống. - GV chia lớp thành các nhóm 4, yêu cầu HS quan sát, phân tích những nguy cơ có thể xảy ra đối với hai tình huống trong hình 9, 10 (SGK, trang 108). - GV hướng dẫn một nửa nhóm đóng vai tình huống ở hình 9, số nhóm còn lại đóng vai tình huống ở hình 10. - Đại diện các nhóm lên bảng - GV mời đại diện các nhóm lên bảng đóng vai và thảo đóng vai.
  4. luận, phân tích và trả lời câu hỏi như trong SGK: + Các bạn rơi xuống nước. + Điều gì có thể xảy ra trong các tình huống? + Không đi qua suối, nhờ + Em sẽ vận động các bạn tránh xa những nguy cơ đó người lớn vớt hộ trái banh. như thế nào? - HS trả lời và nhận xét lẫn - GV khen ngợi những nhóm đóng vai và xử lí tình nhau huống sáng tạo,... - Lắng nghe. * Kết luận: Không đi qua sông, suối khi nước lũ, không đùa nghịch khi đi qua sông suối hoặc các vũng chứa nước. Không với tay cố lấy các vật ở dưới nước mà không biết bơi, 3. Hoạt động nối tiếp sau bài học a. Mục tiêu: Giúp học sinh học tốt ở tiết học sau. Tạo thói quen chuẩn bị bài trước khi đến lớp. - HS đọc. b. Cách tiến hành - HS nhận việc. - Yêu cầu HS đọc ghi nhớ trang 108. - GV yêu cầu HS viết vào vở những việc nên làm và - HS lắng nghe. không nên làm để phòng tránh đuối nước. - Nhận xét tiết học. - Chuẩn bị nội dung bài tiếp theo. IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY: ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. .................................................................................................................................
  5. CHỦ ĐỀ5: CON NGƯỜI VÀ SỨC KHOẺ BÀI 28: PHÒNG TRÁNH ĐUỐI NƯỚC (Tiết 2 ) I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT 1. Năng lực đặc thù Sau bài học, HS: - Nêu được những việc nên và không nên làm để phòng tránh đuối nước. - Thực hành luyện tập kĩ năng phân tích và phán đoán tình huống có nguy cơ dẫn đến đuối nước và thuyết phục, vận động các bạn tránh xa những nguy cơ đó. - Cam kết thực hiện các nguyên tắc an toàn khi bơi hoặc tập bơi. 2. Năng lực chung: - Năng lực giao tiếp và hợp tác: Trao đổi hoàn thành nhiệm vụ học tập theo sự hướng dẫn của giáo viên. - Năng lực tự chủ và tự học: Tự giác học tập, tham gia vào các hoạt động. - Năng lực giải quyết vấn đề sáng tạo: Biết phòng tránh, giải quyết vấn đề liên quan đến tai nạn đuối nước. 3. Phẩm chất: - Luôn có ý thức phòng tránh tai nạn sông nước. - Yêu thích môn học. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 3. Đối với giáo viên - Các hình trong bài 28 SGK, giấy A4, A3 hoặc AO. 4. Đối với học sinh - SGK, VBT (nếu có). III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS 1. Hoạt động: Khởi động a. Mục tiêu: Tạo hứng thú và khơi gợi những hiểu biết đã có của HS về nguyên tắc an toàn khi bơi hoặc tập bơi. b. Cách tiến hành - GV mời một số HS chia sẻ về kinh nghiệm khi đến - HS chia sẻ về kinh nghiệm bể bơi, những vật dụng cần mang theo khi đến bể bơi. khi đến bể bơi, những vật dụng cần mang theo khi đến
  6. bể bơi - GV mời một số HS khác bổ sung, nhận xét, khen các - HS khác bổ sung, nhận xét. em đã trả lời đúng và dẫn dắt vào tiết 2 của bài học. - GV dẫn dắt vào bài học:“Phòng tránh đuối nước”. - HS lắng nghe. 2. Hoạt động: Hình thành kiến thức. Hoạt động 1: Tìm hiểu một số nguyên tắc an toàn khi bơi hoặc tập bơi a. Mục tiêu: HS nhận biết một số nguyên tắc an toàn khi bơi hoặc tập bơi, từ đó biết và cam kết thực hiện các nguyên tắc đó. b. Cách tiến hành - HS quan sát hình 11, 12, 13, - GV tổ chức cho HS quan sát hình 11, 12, 13, 14 14 và trả lời câu hỏi (SGK, trang 109) và trả lời câu hỏi: - Nên: đi bới cùng người lớn, + Những việc nào nên làm và không nên làm khi bơi bơi ở bể bởi của trẻ em, bể hoặc tập bơi? Vì sao? bơi có phao cứu sinh,… Không nên: đi bơi cùng bạn bè, không bơi bể bơi của người lớn,… - Không bơi khi đang đổ mồ + Để an toàn khi bơi hoặc tập bơi, chúng ta cần tuân hôi, khi ăn no, khi chưa vận theo những nguyên tắc nào? động các khớp,.. - GV cần hướng dẫn HS quan sát kĩ từng chi tiết trong hình để khái quát hoá được các nguyên tắc bơi an toàn. GV có thể đặt thêm câu hỏi phụ đề HS hiểu rõ mục tiêu, phát triển năng lực quan sát, phân tích: Trong hình có những chi tiết cần chú ý nào? - Đại diện một số HS mô tả, - GV mời đại diện một số HS mô tả, phân tích ý nghĩa phân tích. các chi tiết trong từng hình và nêu các nguyên tắc an toàn khi bơi hoặc tập bơi. - HS lắng nghe. - GV và HS cùng nhận xét và rút ra kết luận. - GV khen ngợi các bạn trả lời đúng, sáng tạo. - HS nhắc lại.  Kết luận: - Một số nguyên tắc an toàn khi bơi hoặc tập bơi: + Bơi tại bể bơi dành cho trẻ em. + Đi bơi cùng người lớn.
  7. + Bơi tại những bể bơi có phao cứu sinh, sào cứu hộ và có sự giám sát của người cứu hộ. - Ngoài ra, GV cũng lưu ý HS: + Không bơi khi cơ thể đang ra nhiều mồ hôi, khi vừa tắm nắng hoặc vừa ăn no. + Không được tự ý lặn xuống nước mà không được sự cho phép của người giám sát. + Không tham gia cứu nạn nhân nếu không biết bơi và không biết cách cứu đuối nước. 3. Hoạt động Luyện tập, thực hành Hoạt động 2: Xử lí tình huống a. Mục tiêu: HS biết xử lí một số tình huống bơi an toàn. - HS quan sát, phân tích hai b. Cách tiến hành tình huống. - GV chia lớp thành các nhóm 6, yêu cầu HS quan sát, phân tích hai tình huống trong hình 15, 16 (SGK, trang - HS chia nhóm đóng vai. 110). - GV hướng dẫn một nửa nhóm đóng vai tình huống ở hình 15, số nhóm còn lại đóng vai tình huống ở hình 16. - Đại diện các nhóm lên bảng - GV mời đại diện các nhóm lên bảng đóng vai. đóng vai - HS thảo luận, phân tích và trả lời câu hỏi. - Yêu cầu HS thảo luận, phân tích và trả lời câu hỏi như trong SGK: Em sẽ khuyên bạn điều gì trong mỗi - HS nhận xét lẫn nhau. tình huống? - GV khen ngợi những nhóm đóng vai và xử lí tình - HS lắng nghe. huống sáng tạo,... * Kết luận: Mỗi chúng ta cần học bơi để biết bơi, vừa
  8. rèn luyện sức khoẻ, vừa có thể phòng tránh đuối nước. Ngoài ra, cần thực hiện các nguyên tắc an toàn khi bơi. 4. Hoạt động: Vận dụng, trải nghiệm. Hoạt động 3: Em tập làm tuyên truyền viên a. Mục tiêu: HS ôn luyện lại toàn bộ các kiến thức quan trọng của bài học; bước đầu tập làm tuyên truyền viên nhằm phát triển năng lực thuyết trình, diễn giả trước đám đông, có ý thức tuyên truyền phòng tránh đuối nước. b. Cách tiến hành - HS thảo luận, trình bày một - GV tổ chức cho HS thảo luận, trình bày một số số nguyên tắc an toàn khi bơi nguyên tắc an toàn khi bơi hoặc tập bơi. hoặc tập bơi. - HS nêu theo hiểu biết. - GV đặt câu hỏi cho HS: + Em và mọi người xung quanh đã làm gì để phòng - HS vẽ, viết bản “Cam kết tránh đuối nước? thực hiện nguyên tắc bơi an - GV chia lớp thành các nhóm 6, yêu cầu HS vẽ, viết toàn”. bản “Cam kết thực hiện nguyên tắc bơi an toàn” trên khổ giấy A3 hoặc A4, AO (tuỳ điều kiện của từng lớp, - HS thảo luận nhóm và hoàn trường). thành bản cam kết. - GV yêu cầu HS thảo luận nhóm và hoàn thành bản - Đại diện 2 - 3 nhóm lên cam kết. đóng vai là tuyên truyền viên. - GV mời đại diện 2 - 3 nhóm lên đóng vai là tuyên truyền viên, trình bày sản phẩm của nhóm trước lớp, - HS các nhóm khác nhận xét. đồng thời vận động bạn bè, người thân cùng thực hiện. - GV mời HS các nhóm khác nhận xét. - GV khen ngợi nhóm có bản cam kết chính xác, chi - Nhận xét. tiết và trình bày sáng tạo,... * Kết luận: Cần thực hiện và tuyên truyền tới bạn bè, người thân cùng phòng tránh - HS nêu từ khoá. đuối nước. - GV gợi ý và dẫn dắt để HS nêu được các từ khoá trong bài: Đuối nước - Nguyên tắc bơi an toàn. 5. Hoạt động nối tiếp sau bài học a. Mục tiêu: Giúp học sinh học tốt ở tiết học sau. Tạo
  9. thói quen chuẩn bị bài trước khi đến lớp. - HS nhận việc. b. Cách tiến hành - GV yêu cầu HS về nhà thực hiện những việc làm đảm bảo an toàn khi bơi hoặc tập bơi, vận động người thân và bạn bè có ý thức đảm bảo an toàn cho bản thân, gia đình và cộng đồng. - GV khuyến khích HS vẽ tranh tuyên truyền về Phòng - Lắng nghe. tránh đuối nước để trưng bày ở góc học tập của lớp. - Nhận xét tiết học. Chuẩn bị nội dung bài tiếp theo. IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY: ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. .................................................................................................................................
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2