intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Giáo án Lịch sử 11 bài 21: Phong trào yêu nước chống Pháp của nhân dân Việt Nam trong những năm cuối thế kỷ XIX

Chia sẻ: Nguyễn Thanh Duy | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:16

1.857
lượt xem
191
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mời quý thầy cô và các bạn tham khảo Giáo án Lịch sử 11 bài 21: Phong trào yêu nước chống Pháp của nhân dân Việt Nam trong những năm cuối thế kỷ XIX để nâng cao kĩ năng và kiến thức soạn giáo án theo chuẩn kiến thức, kỹ năng trong chương trình dạy học. Giáo án Lịch sử 11 bài 21: Phong trào yêu nước chống Pháp của nhân dân Việt Nam trong những năm cuối thế kỷ XIX được soạn với hình thức 3 cột phù hợp quy định bộ GD và nội dung súc tích giúp học sinh dễ dàng hiểu bài học hơn.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Giáo án Lịch sử 11 bài 21: Phong trào yêu nước chống Pháp của nhân dân Việt Nam trong những năm cuối thế kỷ XIX

  1. Bài 21 Phong trào yêu nước chống Pháp của nhân dân Việt Nam trong những năm cuối thế kỷ XIX I. Mục tiêu bài học 1. Về kiến thức - Giúp học sinh hiểu rõ hoàn cảnh phong trào đấu tranh vũ trang chống Pháp cuối thế kỷ XIX, trong đó có cuộc khởi nghĩa Cần Vương và khởi nghĩa Tự vệ (tự phát). - Nắm được khái niệm lịch sử. - Nội dung, diễn biến cơ bản của một số khởi nghĩa tiêu biểu: Ba Đình, Bãi Sậy, Hương Khê, Yên Thế. 2. Về tư tưởng - Giáo dục cho học sinh lòng yêu nước, ý trí đấu tranh giải phóng dân tộc, bước đầu nhận thức được những yêu cầu mới cần phải có để đưa cuộc đấu tranh chống ngoại xâm đến thắng lợi. 3. Về kỹ năng - Củng cố kỹ năng phân tích, nhận xét, rút ra bài học lịch sử, kỹ năng sử dụng kiến thức bổ trợ để nắm được bài. II. Thiết bị tài liệu dạy - học - Lược đồ phong trào Cần Vương - Lược đồ các căn cứ khởi nghĩa Ba Đình, Bãi Sậy... III. Gợi ý tiến trình Tổ chức dạy học 1. Kiểm tra bài cũ 1. Hoàn cảnh, nội dung cơ bản của hiệp ước 1883 - 1884 2. Tại sao cuối cùng Việt Nam bị rơi vào tay Pháp. 2. Dẫn dắt vào bài mới Năm 1884 sau hiệp ước Pitơnốt thực dân Pháp đã đặt được cách thống trị trên toàn cõi Việt Nam. Tuy vậy trên thực tế chúng mới chỉ khuất phục được bộ phận phong kiến đầu hàng, còn đông đảo quần chúng nhân dân vẫn nuôi trí chờ thời, sẵn sàng đứng lên chống xâm lược. Để hiểu được phong trào yêu nước
  2. chống Pháp của nhân dân ta cuối thế kỷ XIX diễn ra như thế nào chúng ta cùng học bài 21 3. Tổ chức các hoạt động dạy học trên lớp Kiến thức cơ bản của học sinh Hoạt động của Thầy - trò cần nắm * Hoạt động 1: Cả lớp / cá nhân I. Phong trào Cần Vương bùng nổ - Giáo viên nêu câu hỏi: em hãy nhắc lại kết quả 1. Cuộc phản công quân Pháp của của cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân ta phái chủ chiến tại kinh thành Huế 1858 - 1884. và sự bùng nổ phong trào Cần - Học sinh nhớ lại kiến thức cũ, trả lời mặc dù Vương nhân dân ta anh dũng kháng chiến “nào sợ thằng Tây bắn đạn nhỏ, đạn to...” song còn tự phát. * Nguyên nhân của cuộc phản công: Triều đình bảo thủ, nhu nhược, ảo tưởng trước thực dân Pháp, đường lối kháng chiến nặng nề về - Sau hai hiệp ước Hácmăng năm phòng thủ, nghị hòa, bỏ rơi không đoàn kết nhân 1883 và Patơnốt 1884 thực dân Pháp dân, vì vậy cuối cùng thực dân Pháp đã tấn công bắt đầu thiết lập chế độ bảo hộ ở Thuận An, buộc Triều Nguyễn ký văn Kiện đầu Bắc Kỳ và Trung Kỳ. hàng. Thực dân Pháp hoàn thành quá trình xâm - Phong trào đấu tranh chống Pháp lược Việt Nam và bắt đầu thiết lập chế độc bảo của nhân dân ta đã tiếp tục phát hộ ở Bắc Kỳ và Trung Kỳ. triển. - Giáo viên cung cấp kiến thức mới: Mặc dù Pháp đã khuất phục được Triều đình Huế (bộ phận chủ hòa) song chúng không thể khuất phục được nhân dân ta và một bộ phận chủ chiến trong triều đình, phong trào đấu tranh chống Pháp tiếp tục phát triển. - Học sinh theo dõi SGK phong trào kháng cự của nhân dân ta từ Bắc đến Nam phản đối các hiệp ước 1883 và 1884. Thái độ kiên quyết của nhân dân cả nước đã cổ vũ phe chủ chiến trong triều đình, dựa vào phong trào kháng chiến của nhân dân phe chủ chiến mạnh tay hành động chuẩn bị cho một cuộc chống Pháp giành lại chủ quyền. ⇒ Dựa vào phong trào kháng chiến - Giáo viên cung cấp thêm một số tư liệu: Từ khi của nhân dân phe chủ chiến trong Pháp chiếm Nam Kỳ nội bộ triều Nguyễn đã có triều đình do Tôn Thất Thuyết đứng sự phân hóa làm 2 phe: chủ chiến và chủ hòa trong đầu mạnh tay trong hành động. đó phe chủ hòa được vua Tự Đức ủng hộ, còng
  3. phe chủ chiến do Tôn Thất Thuyết và Nguyễn Văn Tường đứng đầu. - Tôn Thất Thuyết (1835 - 1913) quê ở Thôn Phú Mộng xã Xuân Long (Huế) là người trong hoàng tộc, nhưng thuộc một chi xa của dòng họ chính, ông từng giữ nhiều chức quan lớn nhỏ, tháng 6/1883 ông được xung vào viện cơ mật. Sau khi Tự Đức mất, ông là một trong 3 phụ chính đại thần, giữ chức thượng thư bộ binh nắm quyền chỉ huy quân đội. Năm 1883 - 1884 triều đình ký các hiệp ước thừa nhận nền đô hộ của thực dân Pháp. Nhưng trước sau ông vẫn là người chủ chiến trong triều, kiên quyết chống lại những hoạt động phản bội của bọn đầu hàng, ra sức chuẩn bị lực lượng để đánh giặc giành lại chủ quyền. - Người Pháp đánh giá về Tôn Thất Thuyết: “Lòng yêu nước của Tôn Thất Thuyết không chấp nhận một sự thỏa hiệp nào, ông ta xem quan lại chủ hòa như kẻ thù của dân tộc... Tuy nhiên, dù cho sự đánh giá ông của những người cùng thời thiên vị như thế nào, một đạo đức lớn đã bộc lộ rõ rệt trong mọi hoàn cảnh của đời ông, đó là sự gắn bó lạ lùng của ông với Tổ Quốc” “Rõ ràng là Thuyết không hề bao giờ muốn giao thiệp với chúng ta (chỉ người Pháp), ông biểu lộ lòng căm ghét không cùng đối với chúng ta trong mọi hoàn cảnh. Chúng ta có thể nói rằng ông ta đã căm ghét chúng ta, đó là quyền và có lẽ cũng là bổn phận của ông ta”. - Tôn Thất Thuyết tìm mọi cách trừ khử những người của phe chủ hòa, kể cả những ông vua do phái chủ hòa đưa lên. Tất cả những việc làm của ông biểu lộ rõ lòng trung của ông với tổ quốc, thái độ kiên quyết chống Pháp đến cùng không chịu thỏa hiệp của ông. * Hoạt động 2: Cá nhân
  4. - Giáo viên yêu cầu học sinh theo dõi sách giáo khoa phần chữ nhỏ những hành động của phe chủ chiến, và đặt câu hỏi những hành động ấy nhằm mục đích gì? - Học sinh theo dõi SGK trả lời + Phế bỏ những ông vua có biểu hiện thân Pháp, trừ khử những người không cùng chính kiến, đưa người trẻ tuổi yêu nước Hàm Nghi lên ngôi. + Liên kết với các sỹ phu, văn thân xây dựng căn cứ Sơn Phòng, tích trữ lương thực, rèn vũ khí, chuẩn bị chiến đấu. → Hành động đó nhằm mục đích chuẩn bị cho một cuộc nổi dậy chống Pháp giành lại chủ quyền. - Giáo viên kết luận: Hành động của phe chủ chiến nhằm chuẩn bị cho một cuộc nổi dậy chống Pháp giành chủ quyền. Vì vậy thực dân Pháp âm mưu tiêu diệt phe chủ chiến trong triều do Tôn Thất Thuyết đứng đầu để dễ dàng điều khiển bọn tay sai phong kiến thiết lập nền bảo hộ ở nước ta. Quan hệ giữa tòa Khâm sứ Pháp ở Trung Kỳ và triều đình trở nên căng thẳng nhất là từ sau sự kiện Hàm Nghi lên ngôi. Hàm Nghi được Tôn Thất Thuyết và Nguyễn Văn Tường đưa lên ngôi không báo cáo với tòa khâm sứ Pháp ở Trung Kỳ, vì đây là chuyện nội bộ của nước Nam, viện cớ này thực dân Pháp muốn thực hiện âm mưu tiêu diệt phe chủ chiến. Tháng 5 - 1885 Toàn quyền Trung, Bắc Kỳ đưa quân vào Huế và mời các quan viên cơ mật của triều đình sang Tòa khâm sứ để âm mưu bắt Tôn Thất Thuyết tại tòa Khâm. Đoán biết được âm mưu của Pháp, Tôn Thất Thuyết đã cáo ốm không sang, song thực dân Pháp cố tình bắt ép Tôn Thất Thuyết, yêu cầu cho người - Những hành động của phe chủ khiêng sang. Pháp tăng thêm lực lượng quân sự, chiến nhằm chuẩn bị cho một cuộc tìm mọi các loại phái chủ chiến. nổi dậy chống Pháp giành chủ ⇒ Pháp tỏ rõ thái độ muốn tiêu diệt Tôn Thất quyền. Thuyết và phe chủ chiến. Trước tình hình ấy phe
  5. chủ chiến buộc phải ra tay hành động trước, tấn công trước. * Hoạt động 3: Cả lớp cá nhân - Giáo viên dùng lược đồ Kinh Thành Huế (1885) để trình bày về cuộc phản công kinh thành Huế của phái chủ chiến? Diễn biến, kết quả (theo sách giáo khoa). - Học sinh quan sát lược đồ, nắm bắt kiến thức. - Giáo viên giúp học sinh tìm ra nguyên nhân thất bại của cuộc phản công ở kinh đô Huế (SGK) liên hệ với chủ trương kháng chiến toàn dân, toàn diện và vấn đề thời cơ khởi nghĩa). ⇒ Thực dân Pháp âm mưu tiêu diệt phe chủ chiến ⇒ Tôn Thất Thuyết - Giáo viên cung cấp thêm tư liệu về Hàm Nghi: quyết định ra tay trước. Tên thật là Ưng Lịch, em ruột vua Kiến Phúc. Sau khi Kiến Phúc bị giết, Ưng Lịch mới 13 tuổi được đưa lên ngôi tháng 8 - 1884. Sau khi kinh thành Huế thất thủ, Tôn Thất Thuyết đã đưa Hàm Nghi cùng tam cung chạy khỏi hoàng thành lên Tân Sở * Diễn biến cuộc tấn công quân (Quảng Trị). Đạo ngự có tới hơn 1000 người, Pháp: phần đông là các quan đại thần; ông hoàng, bà - Đêm 4 rạng 5 - 7 - 1885 Tôn Thất chúa, già có, trẻ có đi kiệu, đi ngựa, đi bộ, sau 2 Thuyết hạ lệnh cho quân triều đình ngày lên đường Đoàn ngự đến Quảng Trị, sau đó tấn công Pháp ở tòa Khâm sứ và Đồn chia làm 2 đoàn, một đoàn gồm Hoàng Thân quan Mang Cá. lại già yếu phụ nữ, trẻ nhỏ, quay lại Huế. Còn lại - Sáng 6 - 7 - 1885 quân Pháp phản theo vua đi xây dựng căn cứ chống Pháp. Nhà vua công kinh thành Huế. Tôn Thất lúc đầu không chịu nổi khí hậu của miền Trung Thuyết đưa Hàm Nghi cùng triều đầy nắng cát và gió Lào, song trước thái độ kiên đình rút khỏi kinh thành lên Sơn quyết của Tôn Thất Thuyết nhà vua dần dần ý Phòng, Tân Sở (Quảng Trị). thức được trách nhiệm của một ông vua đang mất nước và quyết tâm kháng chiến. Hàm Nghi đã phê - Ngày 13 - 7 - 1885 Tôn Thất chuẩn chiếu Cần Vương với trách nhiệm rõ ràng Thuyết đã lấy danh nghĩa Hàm Nghi của một ông vua khi có ngoại xâm. xuống chiếu Cần Vương, kêu gọi nhân dân giúp vua cứu nước. - Giáo viên có thể trình chiếu trên Powerpoint đoạn trích chiếu Cần Vương hoặc cho học sinh đọc phần chữ nhỏ SGK trang 129 để học sinh tìm hiểu khái niệm Cần Vương. * Hoạt động 4: Cá nhân
  6. - Giáo viên nêu câu hỏi: Em hiểu thế nào là “Cần Vương”? Xuống chiếu Cần Vương nhằm mục tiêu gì? - Học sinh suy nghĩ trả lời - Giáo viên nhận xét, kết luận: Cần Vương có nghĩa là giúp vua chiếu Cần Vương nội dung chủ yếu là kêu gọi “bách quan, khanh sỹ” - Văn Thân sỹ phu và nhân dân ra sức Cần Vương vì mục tiêu: đánh Pháp khôi phục nền độc lập dân tộc, lập lại chế độ phong kiến có vua hiền, tôn giỏi. Vì vậy có thề hiểu ngắn gọn: Chiếu Cần Vương kêu gọi văn thân, sỹ phu, nhân dân, phò vua, giúp vua cứu nước, khẩu hiệu “Cần Vương” đã nhanh chóng thổi bùng ngọn lửa yêu nước cháy âm ỉ bấy lâu, một phong trào đấu tranh vũ trang chống Pháp diễn ra sôi nổi, liên tục kéo dài 12 năm, đến cuối XIX mới chấm dứt. Vốn trước đây triều Nguyễn chưa một lần hiệu triệu nhân dân đứng lên cứu nước, vì vậy ngọn cờ Cần Vương giờ đang nhanh chóng quy tụ được lực lượng. * Hoạt động 1: Nhóm - Giáo viên chia lớp thành 2 khu vực và giao việc + Khu vực thứ nhất (1 dãy hoặc 2 dãy bàn) đọc sách giáo khoa diễn biến giai đoạn 1 phong trào Cần Vương để thấy được: - Lãnh đạo: - Lực lượng tham gia: - Địa bàn: - Diễn biến: - Kết quả: + Khu vực 2: Còn lại - đọc sách giáo khoa giai đoạn 2 của phong trào để thấy được: - Chiếu Cần Vương đã thổi bùng - Lãnh đạo: ngọn lửa đấu tranh của nhân dân ta - Địa bàn: → Phong trào Cần Vương bùng nổ kéo dài suốt 12 năm cuối thế kỷ XIX
  7. - Diễn biến: - Kết quả: 2. Các giai đoạn phát triển của - Tính chất của phong trào Cần Vương phong trào Cần Vương. - Giáo viên yêu cầu học sinh mỗi một bàn hợp thành một nhóm đọc sách giáo khoa, thảo luận, tự trình bày vào vở. Giáo viên yêu cầu học sinh theo dõi lược đồ coi đó là nguồn kiến thức. - Học sinh làm theo hướng dẫn của giáo viên. - Giáo viên gọi đại diện một nhóm: giai đoạn 1 lên trình bày kết quả làm việc của nhóm: - Học sinh trả lời về giai đoạn 1885 - 1888 (từ khi phát động đến khi Hàm Nghi bị bắt). + Lãnh đạo trực tiếp là Hàm Nghi, Tôn Thất Thuyết và các sỹ phu, văn thân yêu nước + Lực lượng tham gia: Chủ yếu là nhân dân, có các đồng bào dân tộc thiểu số. + Địa bàn: Rộng lớn từ Bắc vào Nam, song sôi nổi nhất là từ Huế trở ra Bắc (nhìn vào lược đồ không thấy đấu tranh của nhân dân Nam Kỳ, vì Nam Kỳ đã bị Pháp thôn tính từ trước). + Diễn biến chính: Các cuộc khởi nghĩa vũ trang bùng nổ, khắp nơi gây cho địch nhiều thiệt hại, tiêu biểu có khởi nghĩa Ba Đình, Bãi Sậy, Hương Khê gắn liền với tên tuổi của các thủ lĩnh: Phan Đình Phùng, Phạm Bành, Đinh Công Tráng, Nguyễn Thiên Thuận, Nguyễn Quang Bích... Sau đó thực dân Pháp phối hợp với tay sai mở các cuộc đàn áp, các cuộc khởi nghĩa lần lượt thất bại, nhiều lãnh tụ bị bắt hoặc hy sinh, Tôn Thất Thuyết sang Trung Quốc cầu viện. + Kết quả: Phong trào Cần Vương khiến thực dân Pháp phải đối phó vất vả. Sợ không thực hiện được yêu cầu ổn định tình hình Việt Nam của chính phủ và quốc hội Pháp. Thực dân Pháp quyết tâm bắt được Hàm Nghi hòng dập tắt phong trào
  8. Cần Vương. Dùng binh lực không được chúng đã - Phong trào Cần Vương bùng nổ và dùng kế phản gián, mua chuộc tên Trương Quang phát triển qua 2 giai đoạn Ngọc người thân cận của Vua Hàm Nghi, đêm + Từ 1885 - 1888 30/10/1888 Trương Quang Ngọc đã dẫn thủ hạ đến bắt vua giữa lúc mọi người đang ngủ say, - Lãnh đạo: Hàm Nghi, Tôn Thất Hàm Nghi rơi vào tay giặc. Thuyết, các văn thân, sỹ phu yêu nước. - Giáo viên cung cấp thêm tư liệu: Sau khi bắt được vua Hàm Nghi tại căn cứ Hà Tĩnh thực dân - Lực lượng: Đông đảo nhân dân, có Pháp đã đưa vua xuống thuyền đưa về Huế, bấy cả dân tộc thiểu số. giờ vua mới 17 tuổi, Pháp tìm mọi cách thuyết - Địa bàn: rộng lớn từ Bắc vào Nam, phục nhà vua trẻ cộng tác với Pháp làm bù nhìn và sôi nổi nhất là Trung Kỳ (từ Huế trở lấy gia đình vua để mua chuộc, Pháp đề nghị đưa ra) và Bắc Kỳ. vua về Huế gặp gia đình, thăm vua Đồng Khánh - Diễn biến: Các cuộc khởi nghĩa vũ nhưng Vua đều từ chối quyết liệt, thẳng thắn trang bùng nổ tiêu biểu có khởi nghĩa khước từ vua nói: “Thân đã tù, nước đã mất, còn Ba Đình, Hương Khê, Bãi Sậy. dám nghĩ chi đến cha mẹ anh chị em nữa”. Không mua chuộc nổi, thực dân Pháp đã đẩy vua đi an trí tại Angiêri (thủ đô Angiêri thuộc địa của Pháp ở Bắc Phi), từ đấy Hàm Nghi ở tại một ngôi biệt thự cách Angiêri 12km, đặt tên là biệt thự Gia Long, lúc đầu nhà vua tẩy chay không học tiếng Pháp về sau để hiểu được văn hóa Pháp và thế giới, cựu hoàng đã học và nhanh chóng làm chủ tiếng Pháp, hiểu sâu sắc về văn chương, mĩ thuật Pháp và trở thành một họa sỹ có tài. Dù vậy về đến nhà, vua vẫn giữ tập quán Việt Nam, búi tóc, quần the, áo dài Việt Nam. Cựu Hoàng cưới con gái một vị chánh án, có 3 con: Một hoàng tử và 2 hoàng nữ. Cựu hoàng sống ở Angiêri 47 năm và - Kết quả: cuối 1888 Hàm Nghi bị mất tại đây, thọ 64 tuổi. thực dân Pháp bắt và bị lưu đày sang Agiêri. Lúc đầu những nhà vua yêu nước như Hàm Nghi, Thành Thái, Duy Tân không được thờ trong thế miếu của nhà Nguyễn. Đến 1956 chính phủ Sài Gòn mới thiết hương án thờ Hàm Nghi trong thế miếu ở Huế cùng với các vua Thành Thái, Duy Tân. - Giáo viên tiếp tục gọi đại diện học sinh nhóm hai trình bày kết quả làm việc của nhóm mình:
  9. - Học sinh trả lời: + Lãnh đạo: Không có sự chỉ đạo của triều đình, chỉ còn các sỹ phu, văn thân, vua bị bắt. + Địa bàn: Thu hẹp dần, quy tụ thành những trung tâm lớn, hoạt động đi vào chiều sâu + Kết quả: Khi tiếng súng khởi nghĩa Hương Khê đã im trên núi Vụ Quang, cuối năm 1895 đầu năm 1896 thì phong trào Cần Vương coi như chấm dứt. - Giáo viên nêu câu hỏi: Tại sao sau khi vua Hàm Nghi bị bắt phong trào vẫn tiếp tục nổ ra? Điều đó nói lên cái gì? Giáo viên gợi ý phong trào Cần Vương là phong trào hưởng ứng khẩu hiệu phò vua giúp nước (cứu nước) vậy tại sao khi bị bắt mà phong trào vẫn diễn ra? - Học sinh suy nghĩ trả lời: - Giáo viên nhận xét, kết luận: Sau khi vua bị bắt tính chất Cần Vương, phò vua không còn, nhưng mục đích cứu nước còn và luôn là mục tiêu hướng tới của nhân dân ta vì vậy mà phong trào vẫn tiếp tục diễn ra kể cả sau khi vua bị bắt. Chứng tỏ Cần Vương chỉ là danh nghĩa khẩu hiểu còn tính chất yêu nước chống Pháp chủ yếu vì vậy phong trào Cần Vương mang tính dân tộc sâu sắc. * Hoạt động 1: Nhóm - Giáo viên: Do tiết này khối lượng kiến thức rất lớn vì vậy giáo viên tổ chức cho học sinh tự học theo nhóm là chính - Giáo viên lập một mẫu bảng thống kê lên bảng, hoặc trình chiếu trên PowerPoint. * Từ năm 1888 - 1896 - Lãnh đạo: Các sỹ phu, văn thân yêu nước tiếp tục lãnh đạo.
  10. - Địa bàn: Thu hẹp, quy tụ thành trung tâm lớn. Trọng tâm chuyển lên vùng núi và trung du, tiêu biểu có khởi nghĩa Hồng Lĩnh, Hương Khê. - Kết quả: Năm 1896 phong trào thất bại. * Tính chất của phong trào: Là phong trào yêu nước chống thực dân Pháp theo khuynh hướng, ý thức hệ phong kiến song thể hiện tính dân tộc sâu sắc. II. Một số cuộc khởi nghĩa tiêu biểu trong phong trào Cần Vương và phong trào đấu tranh tự vệ cuối thế kỷ XIX Hoạt Thời Cuộc khởi nghĩa Lãnh đạo động chủ Kết quả ý nghĩa gian yếu - KN Ba Đình - KN Bãi Sậy - KN Hương Khê - KN Nông dân Yên Thế
  11. - Giáo viên chia lớp làm 4 nhóm: sau đó giao nhiệm vụ: + Nhóm 1: Thống kê về cuộc khởi nghĩa Ba Đình theo mẫu và trả lời câu hỏi: Căn cứ Ba Đình có điểm mạnh, điểm yếu gì? + Nhóm 2: Thống kê về cuộc khởi nghĩa Bãi Sậy và trả lời câu hỏi: Cách tổ chức và chiến đấu của nghĩa quân Bãi Sậy có gì khác biệt với nghĩa quân Ba Đình? + Nhóm 3: Thống kê về khởi nghĩa Hương Khê và trả lời câu hỏi? Tại sao khởi nghĩa Hương Khê là cuộc khởi nghĩa tiêu biểu nhất của phong trào Cần Vương? + Nhóm 4: Thống kê về cuộc khởi nghĩa nông dân Yên Thế và trả lời câu hỏi: Những điểm khác biệt của khởi nghĩa nông dân Yên Thế với các cuộc khởi nghĩa Cần Vương. - Học sinh: cứ hai bàn làm hợp thành một nhóm nhỏ và cử đại diện làm thư ký ghi chép tổng hợp kết quả làm việc của nhóm vào giấy (hoặc vào vở). - Giáo viên động viên khuyến khích và hướng dẫn các nhóm tự làm việc trả lời các câu hỏi được giao, sau đó gọi đại diện các nhóm trả lời. - Học sinh các nhóm trình bày trước lớp kết quả làm việc của nhóm mình. Các nhóm khác theo dõi nhận xét. - Giáo viên: Sau khi học sinh nhóm một trình bày xong cuộc khởi Ba Đình, giáo viên treo lên bảng một bảng thống kê do giáo viên làm sẵn (hoặc trình chiếu PowerPoint) về cuộc khởi nghĩa Ba Đình để làm thông tin phản hồi giúp học sinh chỉnh sửa phần các em tự làm. Cuộc khởi Lãnh Hoạt động Kết quả ý nghĩa - Bài học Địa bàn nghĩa đạo chủ yếu kinh nghiệm - Khởi nghĩa - Phạm - Ba làng: - Xây dựng căn cứ Ba - Pháp tổ chức nhiều cuộc Ba Đình Bành Mậu Đình kiên cố, độc đáo tấn công căn cứ Ba Đình (1886 - 1887) - Đinh Thịnh, làm căn cứ chính và nhưng thất bại. Công Thượng một số căn cứ ngoại - Ngày 15/1/1887 quân Pháp Tráng Thọ, Mĩ vi như căn cứ Mã tổng tấn công căn cứ, cuộc Khê (Nga Cao. Xây dựng lực chiến diễn ra ác liệt → đêm Sơn, lượng tập trung có 20/1/1887 nghĩa quân phải Thanh khoảng 300 người. mở đường máu rút lên Mã Hoá) - Hoạt động chủ yếu Cao → 21/1 địch chiếm của nghĩa quân là được căn cứ, các thủ lĩnh bị chặn đánh các đoàn bắt hoặc tự sát, khởi nghĩa xe, toán lính đi qua thất bại căn cứ, gây cho Pháp - Kinh nghiệm: Tránh thủ nhiều thiệt hại. hiểm ở một nơi, phải liên
  12. lạc với các cuộc khởi nghĩa khác. - Giáo viên vừa dùng l ược đ ồ căn c ứ Ba Đình v ừa b ổ sung ki ến th ức cho H ọc sinh + Lý giải tại sao khởi nghĩa mang tên Ba Đình vì căn cứ chính của khởi nghĩa được xây dựng ở Ba làng, mỗi làng có một ngôi đình, đứng ở đình làng này trông thấy đình làng kia. + Bổ sung: Căn cứ Ba Đình, là một căn cứ được xây dựng kiên cố, độc đáo khó tiếp cận, vị trí thuận lợi cho việc kiểm soát các tuyến giao thông, một người Pháp đánh giá “bên trong Đình khiến chúng tôi hết sức ngạc nhiên và chứng tỏ thành được xây dựng với kỹ thuật rất cao, đường công sự có thể đánh xiên cạnh sườn bất cứ chỗ nào, và mỗi làng trong ba làng đều có công sự bố trí độc đáo, nếu hai làng bị chiếm thì làng kia vẫn là một pháo đài chiến đấu”. Điểm yếu của căn cứ thủ hiểm ở một chỗ sẽ rất dễ bị cô lập, bị bao vây không thể dùng chiến thuật chỉ có thể áp dụng lối đánh chiến tuyến, tập kích, phục kích mà thôi. Không cơ động linh hoạt. Thất bại của cuộc khởi nghĩa để lại bài học kinh nghiệm: cần biết lợi dụng địa hình, địa vật tránh thủ hiểm một nơi. - Học sinh nhóm 2 trình bày kết quả thống kê về cuộc khởi nghĩa Bãi Sậy. - Giáo viên: tương tự như lần trước giáo viên đưa ra bảng thống kê do giáo viên tự làm về khởi nghĩa Bãi Sậy. Cuộc khởi Lãnh Kết quả Địa bàn Hoạt động chủ yếu nghĩa đạo ý nghĩa - Bãi Sậy - - Căn cứ + Giai đoạn từ 1885 - - Qua nhiều ngày chiến 1885 -1892 Nguyễ chính: Bãi 1887 xây dựng căn cứ đấu nghĩa quân đã bị n Thiện Sậy Bãi Sởy, từ đây tỏa ra giảm sút nhiều. Thuật (Hưng khống chế các tuyến - Căn cứ Bãi Sậy và căn Yên) giao thông Hà Nội - Hải cứ Hai Sông bị Pháp bao - Địa bàn Phòng, Hà Nội - Nam vây. Nguyễn Thiện hoạt Định, Hà Nội - Bắc Thuận phải sang Trung động: Ninh, đường sông Thái Quốc, Đốc Tít phải ra Hưng Bình, sông Hồng, sông hàng giặc.
  13. Yên, Hải Đuống. - Năm 1892 những người Dương, - Nghĩa quân phiên chế còn lại ra nhập nghĩa Bắc Ninh, thành những phân đội quân Yên Thế. Thái nhỏ 10 - 15 người trà - Để lại những kinh Bình, trộn vào dân để hoạt nghiệm tác chiến ở sang cả động. Đồng Bằng. Nam Định, + Giai đoạn từ năm 1888 Quảng bước vào chiến đấu, Yên. quyết liệt, di chuyển linh hoạt đánh thắng một số trận lớn ở các tỉnh Đồng Bằng. - Giáo viên vừa dùng lược đồ Khởi nghĩa Bãi Sậy vừa bổ sung kiến thức về tổ chức và chiến đấu của nghĩa quân Bãi Sậy khác với Ba Đình ở chỗ: khởi nghĩa Ba Đình tổ chức nghĩa quân tập trung lực lượng lên tới 300 nghĩa quân, địa bàn thủ hiểm ở một nơi, cách đánh chủ yếu là đánh chiến tuyến. Còn nghĩa quân Ba Đình phiên chế thành nhóm nhỏ, cơ động, linh hoạt, hoạt động trên một địa bàn rộng, bên cạnh hoạt động du kích còn có hoạt động binh vận, chống càn, đánh phá các tuyến đường giao thông, đánh đồn. - Học sinh nhóm 3 trình bày k ết qu ả th ống kê v ề cu ộc kh ởi nghĩa H ương Khê. - Giáo viên tiếp tục đưa ra bảng thống kê do giáo viên chuẩn bị sẵn về khởi nghĩa Hương Khê. Cuộc khởi Lãnh Địa Kết quả ý nghĩa - bài học Hoạt động chủ yếu nghĩa đạo bàn kinh nghiệm - Hương Khê - - Căn - Giai đoạn 1885 - Từ cuối 1893 lực lượng (1885 - 1896) Phan cứ -1888 chuẩn bị lực nghĩa quân bị hao mòn. Cao Đình chính: lượng, xây dựng căn Thắng hi sinh trong trận tấn Phùng Hương cứ, chế tạo vũ khí công đồn Lu (Thanh - Cao Khê (súng trường) tích Chương) tháng 10/1893. Thắng (Hà lương thực,... - Trong một trận đánh ác Tĩnh) - Giai đoạn từ 1888 - liệt Phan Đình Phùng hy - Địa 1896 bước vào giai sinh 28/12/1895, sang năm bàn đoạn chiến đấu quyết 1896 những thủ lĩnh cuối hoạt liệt, từ năm 1889 liên cùng rơi vào tay giặc → động tục mở các cuộc tập khởi nghĩa thất bại. rộng 4 kích, đẩy lùi các cuộc - Là cuộc khởi nghĩa tiêu tỉnh Bắc hành quân càn quét biểu nhất trong phong trào
  14. Trung của địch. Chủ động Cần Vương. Kỳ tấn công thắng nhiều trận lớn nổi tiếng. - Giáo viên vừa dùng lược đồ khởi nghĩa Hương Khê vừa bổ sung kiến thức cho học sinh. Cuộc khởi nghĩa Hương Khê là cuộc khởi nghĩa tiêu biểu nhất trong phong trào Cần Vương vì: + Kéo dài hơn 10 năm, dài nhất trong các cuộc khởi nghĩa Cần Vương. + Địa bàn rộng khắp 4 tỉnh Bắc Trung Bộ. + Căn cứ rộng lớn khắp vùng núi 4 tỉnh căn cứ chính Hương Khê, còn có nhiều căn cứ khác. + Chuẩn bị tương đối chu đáo: có thể chế tạo được súng trường, tích trữ lương thảo; đào đắp công sự liên hoàn. + Đánh nhiều trận nổi tiếng. Cao Thắng đã cùng thợ rèn dày công nghiên cứu, mô phỏng, chế tạo thành công loại súng trường theo kiểu của Pháp (500 khẩu) để trang bị cho nghĩa quân, Pháp phải công nhận súng do Cao Thắng chế tạo “giống hệt súng trường của công binh xưởng nước ta” (Pháp) chế tạo, chỉ khác hai điểm: Lò xo yếu và nòng súng không xẻ rãnh nên đạn bay không xa và không mạnh. Tuy nhiên trong điều kiện kỹ thuật đương thời thì đó là một thành công lớn. Vè Quan đình ca ngợi: “Khen thay Cao Th ắng tài to Lấy ngay súng gi ặc v ề cho lò rèn Đêm ngày t ỉ m ỉ gi ở xem Lại thêm có c ả đ ội quân cùng tài Xưở ng trong cho chí tr ại ngoài Th ợ rèn các t ỉnh đ ều m ời h ội công Súng ta ch ế đượ c v ừa xong Đem ra mà b ắn nức lòng l ắm thay Bắn cho ti ệt giống quân Tây Cậy nhiều súng ống phen này h ết khoe”. - Học sinh nhóm 4 trình bày k ết qu ả làm vi ệc c ủa nhóm v ề kh ởi nghĩa nông dân Yên Th ế. - Giáo viên ti ếp t ục đ ưa ra b ảng th ống kê do giáo viên chu ẩn b ị v ề kh ởi nghĩa nông
  15. dân Yên Th ế. Cuộc khởi Lãnh Địa Kết quả Hoạt động chủ yếu nghĩa đạo bàn ý nghĩa - Nông dân Hoàng Yên - Giai đoạn 1884 - 1892 tại - Trong quá trình tồn tại, Yên Thế 1884 Hoa Thế - vùng Yên Thế (Bắc Giang) phong trào đã kết hợp -1913 Thám Bắc có hàng trục toán quân hoạt được yêu cầu độc lập Giang động riêng lẻ chống chính với nguyện vọng của sách cướp bóc bình định của nhân dân. thực dân Pháp, thủ lĩnh uy - Khởi nghĩa là phong trào tín nhất là Đề Nắm, nghĩa đấu tranh lớn nhất của quân đã xây dựng 7 hệ nông dân trong những thống phòng thủ ở Bắc Yên năm cuối thế kỷ XIX đầu Thế. thế kỷ XX. Nói lên ý trí, - Tháng 3/1892 Pháp tấn sức mạnh bền bỉ, dẻo dai công, Đề Nắm bị sát hại. của nông dân. - Giai đoạn 1893 - 1897 do Đề Thám lãnh đạo, giảng hòa với Pháp 2 lần nhưng bên trong vẫn ngấm ngầm chuẩn bị lực lượng làm chủ 4 tổng Bắc Giang - Giai đoạn 1898 - 1908: trong 10 năm hòa hoãn, căn cứ Yên Thế trở thành nơi hội tụ của những nghĩa sỹ yêu nước. - Giáo viên s ử d ụng l ược đ ồ kh ởi nghĩa Nông dân Yên Th ế và b ổ sung. + Điểm khác nhau căn bản giữa phong trào nông dân Yên Thế và phong trào Cần Vương là: Phong trào Cần Vương gồm những cuộc khởi nghĩa hưởng ứng chiếu Cần Vương với mục đích giúp vua cứu nước, hưởng ứng lời kêu gọi của Triều Đình. Còn phong trào nông dân Yên Thế nhằm mục đích chống chính sách cướp bóc và bình định quân sự của thực dân Pháp, các xóm làng của nông dân từ các nơi tụ họ về nương nhờ lẫn nhau để sinh sống và chống lại các thế lực đe dọa từ bên ngoài, họ tự mình đứng lên để bảo vệ cuộc sống của mình, đó là phong trào mang tính tự phát (tính chất tự vệ) của nông dân. Vì vậy không thể xếp phong trào nông dân Yên Thế vào phong trào Cần Vương. + Giai đo ạn 1909 - 1913 c ủa phong trào còn đ ược tìm hi ểu ở nh ững ph ần sau.
  16. + Hoàng Hoa Thám từng tham gia khởi nghĩa Hoàng Đình Kinh (Cai Kinh) lấy tên là Đề Dương được Cai Kinh đổi tên thành Hoàng Hoa Thám (Đề Thám) khi Cai Kinh chết, Đề Thám tách ra hoạt động riêng và trở thành thủ lĩnh của phong trào nông dân Yên Thế. Cuộc khởi nghĩa do ông lãnh đạo kéo dài gần 30 năm gây cho Pháp nhiều thiệt hại. Không thực hiện được âm mưu tiêu diệt nghĩa quân, Pháp hai lần giảng hòa với Đề Thám, lần thứ nhất phải để cho ông làm chủ 4 tổng gần hết Yên Thế. Lần hai Pháp phải công nhận để ông khai hoang ở Phồn Xương và được giữ 25 tay súng để bảo vệ đất đai. Đồn điền Phồn Xương thực chất là căn cứ chống Pháp của Hoàng Hoa Thám, ông ngấm ngầm luyện tập quân ngũ, tích trữ lương thực sẵn sàng đối phó với Pháp. Phồn Xương là nơi thu hút các sỹ phu yêu nước, thủ lĩnh nhiều nơi bàn bạc việc phối hợp tác chiến, viện trợ lẫn nhau giữa các phong trào. Trong đó có cả Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh. Tháng 1/1909 Thực dân Pháp tấn công trở lại Yên thế nghĩa Quân kịp thời đối phó. - Tháng 11/1909 thực dân Pháp dồn lực lượng bao vây Đề Thám, vợ Ba Đề Thám (bà Ba Cẩn) bị bắt cùng nhiều nghĩa quân khác. Đề Thám còn lại một mình với 2 nghĩa quân sống ẩn náu trong rừng. Ngày 10/2/1913 Đề Thám bị tay sai của Pháp sát hại. Khởi nghĩa nông dân Yên Thế chấm dứt. - Gần đây một người nông dân ở Mai Trung - Hiệp Hòa - Bắc Giang đã vô tình tìm thấy mộ của Đề Thám khi làm vườn, đây quả là một phát hiện lịch sử thú vị về một lãnh tụ nông dân nổi tiếng Hoàng Hoa Thám. 4. Sơ kết bài học -Củng cố: Khái quát lại bài + Các phong trào đấu tranh chống Pháp cuối XIX. + ý nghĩa của các phong trào đó: Phản ánh tính chất yêu nước ch ống Pháp nổi bật và có ý nghĩa quan trọng trong tiến trình lịch sử Việt Nam. - Dặn dò: Học sinh học bài, đọc trước bài mới.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
14=>2