Giáo án Lịch sử 11 bài 6: Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 - 1918)
lượt xem 73
download
Mời quý thầy cô và các bạn tham khảo Giáo án Lịch sử 11 bài 6: Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 - 1918) để nâng cao kĩ năng và kiến thức soạn giáo án theo chuẩn kiến thức, kỹ năng trong chương trình dạy học. Giáo án Lịch sử 11 bài 6: Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 - 1918) được soạn với hình thức 3 cột phù hợp quy định bộ GD và nội dung súc tích giúp học sinh dễ dàng hiểu bài học hơn.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Giáo án Lịch sử 11 bài 6: Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 - 1918)
BÀI 6 CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ NHẤT (1914 - 1918)
I. Mục tiêu bài học
1. Về kiến thức
- Giúp học sinh nắm được nguyên nhân dẫn đến chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 - 1918).
- Diễn biến chủ yếu, tính chất, kết cục của chiến tranh.
2. Về tư tưởng
- Góp phần giáo dục cho học sinh thái độ căm ghét chiến tranh phi nghĩa, lên án chủ nghĩa đế quốc - nguồn gốc của chiến tranh.
3. Về kỹ năng
- Biết trình bày diễn biến chiến sự qua bản đồ, sử dụng tài liệu để rút ra những kết luận, nhận định, đánh giá.
- Phân biệt các khái niệm: “Chiến tranh đế quốc”, “Chiến tranh cách mạng”, “Chiến tranh chính nghĩa”, “Chiến tranh phi nghĩa”.
II. Thiết bị tài liệu dạy - học
- Lược đồ chiến tranh thế giới thứ nhất.
- Bảng thống kê kết quả của chiến tranh.
- Tranh ảnh lịch sử về chiến tranh thế giới thứ nhất, tài liệu có liên quan.
III. Gợi ý Tiến trình Tổ chức dạy học
1. Kiểm tra bài cũ
Câu 1: Nêu những nét chính về tình hình các nước Đông Nam á vào cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX.
Câu 2: Hãy nêu nhận xét của em về hình thức đấu tranh giải pháp dân tộc ở Đông Nam á cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX.
2. Dẫn dắt vào bài mới
- Từ 1914 - 1918 nhân loại đã trải qua một cuộc chiến tranh thế giới tàn khốc, lôi cuốn hàng chục nước tham gia, lan rộng khắp các Châu lục, tàn phá nhiều nước, gây nên những thiệt hại lớn về người và của. Để hiểu được nguyên nhân nào dẫn đến chiến tranh diễn biến, kết cục của chiến tranh chúng ta cùng tìm hiểu Chương II. Bài 5. Chiến tranh thế giới thứ nhất 1914 - 1918.
3. Tổ chức dạy các hoạt đông dạy học trên lớp
Hoạt động của thầy và trò |
Kiến thức cơ bản học sinh cần nắm |
* Hoạt động 1: Cả lớp - Giáo viên treo lên bảng bản đồ “Chủ nghĩa tư bản” (thế kỷ XIX - 1914). Giới thiệu bản đồ bao gồm 2 nội dung chính. + Thể hiện sự phân chia thuộc địa giữa các nước đế quốc. + Phần biểu đồ thể hiện sự phát triển của các nước tư bản chủ nghĩa chủ yếu qua các giai đoạn tự do cạnh tranh và đế quốc chủ nghĩa. - Giáo viên tiếp tục hướng dẫn học sinh quan sát lược đồ và đặt câu hỏi: Căn cứ vào lược đồ, dựa vào những kiến thức đã học em hãy rút ra những đặc điểm mang tính quy luật của chủ nghĩa tư bản. Giáo viên gợi ý cho học sinh bằng cách hướng dẫn các em theo dõi lược đồ. - Học sinh theo dõi lược đồ dựa vào gợi ý của giáo viên để trả lời. - Giáo viên bổ sung, kết luận. + Chủ nghĩa tư bản phát triển theo quy luật không đều. Sự phát triển không đều đó của chủ nghĩa tư bản cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX đã làm thay đổi sâu sắc so sánh lực lượng giữa các nước đế quốc. Những đế quốc già như Anh, Pháp phát triển chậm lại tụt xuống vị trí thứ 3 thứ 4 thế giới. Còn những nước tư bản trẻ như Đức, Mĩ đã vươn lên vị trí số 1, số 2 thế giới. + Sự phân chia thuộc địa giữa các đế quốc cũng không đồng đều. Những đế quốc già chậm phát triển như Anh, Pháp có nhiều thuộc địa. Người Anh thường tự hào mặt trời không bao giờ lặn trên nước Anh, thuộc địa của Pháp chỉ đứng sau Anh. Nhưng đế quốc trẻ như Đức, Mĩ phát triển mạnh nên nhu cầu thuộc địa lớn nhưng lại có ít thuộc địa. Giới cầm quyền Đức than vẫn về sự chậm trễ của kẻ đến bàn tiệc muộn. - Giáo viên nêu câu hỏi: Sự phát triển không đều của chủ nghĩa tư bản và sự phân chia thuộc địa không đều sẽ dẫn đến hậu quả tất yếu gì? - Học sinh suy nghĩ, trả lời. - Giáo viên nhận xét, kết luận: Sự phân chia thuộc địa không đồng đều tất yếu là nảy sinh mâu thuẫn giữa những nước đế quốc trẻ ít thuộc địa với các đế quốc già nhiều thuộc địa, mâu thuẫn tập trung chủ yếu ở châu Âu, ngày càng gay gắt. Mâu thuẫn về vấn đề thị trường cuối cùng được giải quyết bằng chiến tranh, nhiều cuộc chiến tranh giành thuộc địa đã nổ ra ở nhiều nơi.
|
I. Quan hệ quốc tế cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX. Nguyên nhân dẫn đến chiến tranh
- Chủ nghĩa tư bản phát triển theo quy luật không đều làm thay đổi sâu sắc, so sánh lực lượng giữa các đế quốc ở cuối XIX đầu XX. - Sự phân chia thuộc địa giữa các đế quốc cũng không đều. Đế quốc già (Anh, Pháp) nhiều thuộc địa. Đế quốc trẻ (Đức, Mĩ) ít thuộc địa.
Þ Mâu thuẫn giữa các đế quốc về vấn đề thuộc địa nảy sinh và ngày càng gay gắt.
|
* Hoạt động 2: Cá nhân - Giáo viên yêu cầu học sinh theo dõi sách giáo khoa những cuộc chiến tranh giành thuộc địa đầu tiên giữa các đế quốc, sau đó nêu nhận xét. - Học sinh theo dõi sách giáo khoa, và phát biểu nhận xét của mình. - Giáo viên nhận xét, kết luận: Cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX. Nhiều cuộc chiến tranh giành thuộc địa đã nổ ra. + Chiến tranh Trung - Nhật (1894-1895). Nhật thôn tính được Triều Tiên, Mãn Châu, Đài Loan, Bành Hồ. + Chiến tranh Mĩ - Tây Ban Nha (1898) Mĩ chiếm được của Tây Ban Nha: Philippin, Cu Ba, Ha Oai, Puéctôricô. + Chiến tranh Anh – Bô ơ (1899 - 1902), Anh chiếm vùng đất Nam Phi. + Chiến tranh Nga - Nhật (1904 - 1905), Nhật gạt Nga để khẳng định quyền thống trị Triều Tiên, Mãn Châu và một số đảo Nam Xa - Kha - Lin. Đây là những cuộc chiến cục bộ giữa các đế quốc. ở một số nơi trên thế giới nó chứng tỏ rằng nhu cầu thị trường đối với các đế quốc là nhu cầu không thể thiếu, vì vậy mà mâu thuẫn về thuộc địa là khó có thể điều hoà, chiến tranh giữa các đế quốc về thuộc địa là khó tranh khỏi. Những cuộc chiến tranh này báo hiệu trước một cuộc phân chia thuộc địa lớn trên phạm vi thế giới sớm muộn sẽ xảy ra giữa các đế quốc. Vì vậy người ta thường ví những cuộc chiến tranh cục bộ này như khúc dạo đầu của bản hoà tấu đẫm màu, đó là chiến tranh thế giới thứ nhất. |
- Các cuộc chiến tranh giành thuộc địa đã nổ ra ở nhiều nơi.
+ Chiến tranh Trung - Nhật (1894 - 1895). + Chiến tranh Mĩ - Tây Ban Nha (1989). + Chiến tranh Anh – Bô ơ (1899 - 1902). + Chiến tranh Nga - Nhật (1904 -1905) |
- Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 - 1918) gồm nội dung lý thuyết được sơ lược những ý chính liên quan đến bài học và có các hình ảnh, lược đồ để các em học sinh dễ dàng quan sát nắm bắt các sự kiện lịch sử và giúp cho quý thầy cô làm bài giảng của mình trở nên sinh động thu hút sự chú ý của các em học sinh.
- Hướng dẫn trả lời 2 câu hỏi bài tập SGK trang 36 Lịch sử 11 giúp các em học sinh nắm bài nhanh hơn.
- 10 câu hỏi trắc nghiệm liên quan đến nội dung bài Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 - 1918) giúp các em học sinh tự đánh giá nội dung bài mà mình tiếp thu được để có phương pháp học đúng đắn.
⇒ Để xem bài giảng tiếp theo mời quý thầy cô và các em học sinh tham khảo tại đây:
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Giáo án Lịch sử 11 bài 19: Nhân dân Việt Nam kháng chiến chống Pháp xâm lược (Từ năm 1858 đến năm 1873)
15 p | 2446 | 243
-
Giáo án Lịch sử 11 bài 20: Chiến sự lan rộng ra cả nước. Cuộc kháng chiến của nhân dân ta từ năm 1973 đến năm 1884. Nhà Nguyễn đầu hàng
19 p | 1640 | 203
-
Giáo án Lịch sử 11 bài 21: Phong trào yêu nước chống Pháp của nhân dân Việt Nam trong những năm cuối thế kỷ XIX
16 p | 1859 | 191
-
Giáo án Lịch sử 11 bài 17: Chiến tranh thế giới thứ hai (1939 - 1945)
24 p | 2914 | 163
-
Giáo án Lịch sử 11 bài 22: Xã hội Việt Nam trong cuộc khai thác lần thứ nhất của thực dân Pháp
8 p | 1301 | 101
-
Giáo án Lịch sử 11 bài 23: Phong trào yêu nước và cách mạng ở Việt Nam từ đầu thế kỷ XX đến Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914)
7 p | 1224 | 77
-
Giáo án Lịch sử 11 bài 9: Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917 và cuộc đấu tranh bảo vệ cách mạng (1917 - 1921)
15 p | 1493 | 74
-
Giáo án Lịch sử 11 bài 18: Ôn tập lịch sử thế giới hiện đại ( từ năm 1917 đến năm 1945)
19 p | 1038 | 64
-
Giáo án Lịch sử 11 bài 7: Những thành tựu văn hóa thời cận đại
5 p | 1417 | 56
-
Giáo án Lịch sử 11 bài 10: Liên Xô xây dựng chủ nghĩa xã hội (1921 - 1941)
11 p | 1166 | 55
-
Giáo án Lịch sử 11 bài 13: Nước Mỹ giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918 - 1939)
14 p | 624 | 52
-
Giáo án Lịch sử 11 bài 12: Nước Đức giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918 -1939)
8 p | 835 | 50
-
Giáo án Lịch sử 11 bài 16: Các nước Đông Nam Á giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918 - 1939)
13 p | 937 | 44
-
Giáo án Lịch sử 11 bài 11: Tình hình các nước tư bản giữa hai cuộc chiến tranh thế giới
8 p | 789 | 39
-
Giáo án Lịch sử 11 bài 8: Ôn tập lịch sử thế giới cận đại
8 p | 927 | 36
-
Giáo án Lịch sử 11 bài 15: Phong trào cách mạng ở Trung Quốc và Ấn Độ (1918 - 1939)
8 p | 630 | 32
-
Giáo án Lịch sử 11 bài 14: Nhật Bản giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918 - 1939)
14 p | 516 | 31
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn