Giáo án Lịch sử 11 bài 13: Nước Mỹ giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918 - 1939)
lượt xem 52
download
Mời quý thầy cô và các bạn tham khảo Giáo án Lịch sử 11 bài 13: Nước Mỹ giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918 - 1939) để nâng cao kĩ năng và kiến thức soạn giáo án theo chuẩn kiến thức, kỹ năng trong chương trình dạy học. Giáo án Lịch sử 11 bài 13: Nước Mỹ giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918 - 1939) được soạn với hình thức 3 cột phù hợp quy định bộ GD và nội dung súc tích giúp học sinh dễ dàng hiểu bài học hơn.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Giáo án Lịch sử 11 bài 13: Nước Mỹ giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918 - 1939)
- Bài 13 Nước mĩ giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918 - 1939) I. Mục tiêu bài học 1. Về kiến thức Giúp học sinh nắm được một cách hệ thống những nội dung sau đây: - Sự vươn lên mạnh mẽ của nước Mĩ sau chiến tranh th ế giới th ứ nh ất đ ặc biệt là thời kỳ bùng phát của kinh tế Mĩ trong thập niên 20 của thế kỷ XX. - Tài động của cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 -1933 đối với nước Mĩ và chính sách mới của tổng thống Rudơven trong việc đưa nước Mĩ thoát khỏi khủng hoảng, bước vào một thời kỳ phát triển mới. 2. Về tư tưởng - Giúp học sinh nhận thức rõ bản chất của chủ nghĩa tư bản Mĩ, mặt trái của xã hội tư bản và những mâu thuẫn, nan giải trong lòng nước Mĩ. - Hiểu rõ quy luật đấu tranh giai cấp đấu tranh chống áp bức 3. Về kỹ năng - Rèn kỹ năng phân tích tư liệu lịch sử để hiểu bản chất của sự kiện lịch sử. - Kỹ năng xử lý số liệu trong các biểu bảng thống kê để giải thích nh ững vấn đề lịch sử. II. Thiệt bị tài liệu dạy - học - Bản đồ nước Mĩ hoặc lược đồ thế giới sau chiến tranh thế giới thứ nhất - Một số tranh ảnh, tư liệu về nước Mĩ - Bảng, biểu đồ về tình hình kinh tế xã hội Mĩ (trong SGK). III. Tiến trình tổ chức dạy - học 1. Kiểm tra bài cũ Câu 1: Nếu ngắn gọn các giai đoạn phát triển của nước Đức giữa hai cu ộc chiến tranh thế giới Câu 2: Chính phủ Hítle đã Thực hiện chính sách kinh t ế, chính tr ị nào và đ ối ngoại như thế nào trong những năm 1933 - 1939? 2. Dẫn dắt vào bài mới
- Trong những năm 1918 - 1939, nước Mĩ đã trải qua những bước thăng trầm đầy kích tính: Từ sự phồn vinh của nền kinh tế trong th ập niên 20 (ngay sau chiến tranh) đến khủng hoảng và suy thoái nặng nề chưa từng có trong lịch sử nước Mĩ trong những năm 1929 - 1933. Chính sách mới của tổng th ống Rud ơren đã đưa nước Mĩ thoát ra khỏi khủng hoảng và duy trì được sự phát triển của chủ nghĩa tư bản, để biểu đồ được những bước thăng trầm của lịch sử nước Mĩ 1918 - 1939. Chúng ta cùng học bài 13. 3. Tổ chức các hoạt động dạy học trên lớp Kiến thức cơ bản học sinh Hoạt động của giáo viên và học sinh cần nắm được * Hoạt động 1: Cả lớp I. Nước Mĩ trong những năm - Giáo viên dùng lược đồ thế giới sau 1918 - 1929 chiến tranh thế giới thứ nhất giới thiệu vị 1. Tình hình kinh tế trí trên bản đồ nằm ở vùng Bắc châu Mĩ được đại dương bao bọn chiến tranh thế giới thứ nhất không lan tới nước trong chiến tranh. Mặc dù Mĩ tham chiến nhưng trong giai đoạn đấu tranh của chiến tranh Mĩ giữ thái độ trung lập buôn bán vũ khí cho cả hai bên tham chiến thu nhiều lợi nhuận. Trong khi đó các nước châu Mĩ bị chiến tranh tàn phá nặng nề. Như vậy sau chiến tranh thế giới thứ nhất Mĩ có nhiều - Sau chiến tranh thế giới thứ lợi thế. Chiến tranh đã đem đến những cơ nhất Mĩ có những lợi thế hội vàng cho nước Mĩ. - Giáo viên đặt câu hỏi: Theo em nước Mĩ có lợi thế gì sau chiến tranh? - Học sinh dựa vào những kiến thức nắm được ở những bài trước để trả lời: - Giáo viên nhận xét, kết luận: + Mĩ là nước thắng trận sau chiến tranh, Mĩ tham chiến từ 4 - 1917 đóng vai trò quan trọng trong chiến thắng của đồng minh chính vì thế Mĩ trở thành trọng tài trong các cuộc đàm phán dẫn đến hòa ước với Vécxai, có ưu thế lớn của một nước thắng trận. + Mĩ là nước thắng trận
- + Mĩ trở thành chủ nợ của Châu Âu. Các cường quốc Châu Âu, bị suy yếu bởi chiến tranh. Châu Âu nợ Mĩ trên 10 tỉ đôla. Trong 2 năm sau đó, do Châu Âu cần hàng hóa Mĩ đã tạo điều kiện cho công nghiệp Mĩ phát triển mạnh mẽ. Năm 1919 + Mĩ trở thành chủ nợ của hàng hóa Mĩ xuất sang Châu Âu lên tới Châu Âu gần 8 tỉ đô la, vốn đầu tư dài h ạn của Mĩ ra nước ngoài đạt 6,4 tỉ đô la. Mĩ cũng trở thành nước có dự trữ vàng lớn nhất thế giới (chiếm khoảng 1/3 số vàng của thế giới). + Trong chiến tranh Mĩ thu lợi nhuận lớn nhờ buôn bán vũ khí và hàng hóa. + Cũng với những lợi thế đó, Mĩ chú trọng áp dụng những thành tựu của khoa học - kỹ thuật, sử dụng phương pháp quản lý tiên tiến, mở rộng quy mô và chuyên môn hóa sản xuất đã đóng góp + Thu lợi nuận lớn nhờ buôn phần đưa nền kinh tế Mĩ tăng trưởng hết bán về vũ khí hàng hóa. sức nhanh chóng. Trong suốt những năm + Mĩ chú trọng ứng dụng khoa trong và sau chiến tranh Mĩ trở thành học kỹ thuật và sản xuất. nước tư bản giàu mạnh nhất. ⇒ Tất cả những lợi thế đó, những cơ hội vàng, đoa đã đưa nền kinh tế Mĩ bước vào thời kỳ phồn vinh trong thập niên của thế kỷ XX. ⇒ Những cơ hội vàng, đó đã - Giáo viên dẫn dắt: Sự phồn vinh của đưa nước Mĩ bước vào thời kỳ nước Mĩ được biểu hiện như thế nào? phồn vinh, trong suốt thập niên 20 * Hoạt động 2: Cả lớp, cá nhân: của thế kỷ XX. - Giáo viên yêu cầu học sinh theo dõi sách giáo khoa những biểu hiện phồn vinh của nước Mĩ. - Học sinh theo dõi sách giáo khoa biểu hiện sự phồn vinh của nước Mĩ. - Giáo viên bổ sung, chốt ý: - Biểu hiện:
- + Từ 1923 - 1929 kinh tế Mĩ đạt mức tăng trưởng cao. Trong vòng 6 năm sản lượng công nghiệp tăng 69% năm 1929 Mĩ chiếm 48% sản lượng công nghiệp thế giới. Vượt qua sản lượng công nghiệp của 5 cường quốc công nghiệp Anh, Pháp, Đức, Italia, Nhật Bản cộng lại + Mĩ đứng đầu thế giới về các ngành công nghiệp sản xuất, ô tô, thép dầu lửa + 1923 - 1928 sản lượng công đặc biệt là ô tô. Năm 1919 Mĩ có trên 7 nghiệp tăng 69%, năm 1929 sản triệu ô tô, đến năm 1924 là 24 triệu chiếc. lượng công nghiệp Mĩ chiếm 48% Mĩ sản xuất 57% máy móc, 49% gang, sản lượng công nghiệp thế giới 51% thép và 70% dầu hỏa của thế giới + Về tài chính: Từ chỗ phải vay nợ + Đứng đầu thế giới về sản xuất của Châu Âu 6 tỉ đô la trước chiến tranh. ô tô, thép, dầu hỏa (Ông vua ô tô) Mĩ đã trở thành chủ nợ của thế giới (riêng của thế giới. Anh và Pháp nợ Mĩ 10 tỉ đô la). Năm 1929 Mĩ nắm trong tay 60% số vàng dự trữ của thế giới. Số tư bản xuất khẩu của Mĩ từ 6 tỉ 456 triệu đô la (1919) tăng lên 14 tỉ + Năm 1929 nắm trong tay 60% dự 416 triệu đô la (1929) trữ vàng của thế giới. Chủ nợ thế - Giáo viên nêu câu hỏi: Những biểu giới hiện trên đây chứng tỏ điều gì? - Học sinh dựa vào những số liệu trong bài học suy nghĩ trả lời: + Nền kinh tế Mĩ tăng trưởng ở mức độ cao + Thực lực kinh tế của Mĩ rất mạnh hơn nhiều so với các nước tư bản chủ nghĩa Châu Âu + Với tiềm lực kinh tế đó đã giúp Mĩ khẳng định vị trí số 1 của mình và ngày càng vượt trội các đối thủ khác. - Giáo viên nhận xét khẳng định thêm: Mức tăng trưởng cao và sự thịnh vượng của nền kinh tế Mĩ trong những năm 20 tưởng chừng như chưa khẳng định bao
- giờ chấm dứt. Tuy nhiên ngay trong thời kỳ ổn định nền kinh tế Mĩ vẫn bộc lộ những hạn chế. * Hoạt động 3: Cả lớp/ cá nhân - Giáo viên tiếp tục giảng giải: Ngay trong thời kỳ phồn thịnh nền kinh tế được coi là đứng đầu thế giới này vẫn bộc lộ những hạn chế: Nhiều ngành sản xuất chỉ sử dụng 60 → 80% công suất vì vậy nạn thất nghiệp xảy ra thường xuyên. Thời kỳ 1922 - 1927 có những tháng số người thất nghiệp lên tới 3,4 triệu người Công cuộc công nghiệp hóa ở Mĩ theo phương châm của “chủ nghĩa tự do thái quá”, nên đưa đến hiện tượng sản xuất ồ ạt, chạy theo lợi nhuận phát triển, không đồng bộ giữa các ngành, mất cân đối giữa cung và cầu nhìn chung không có kế hoạch dài hạn giữa sản xuất và tiêu dùng. Đó chính là nguyên nhân dẫn tới cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 - 1933. - Giáo viên dẫn dắt: Trong bối cảnh nền kinh tế phồn vinh như vậy tình hình - Hạn chế: chính trị - xã hội Mĩ như thế nào? đó là + Nhiều ngành sản xuất chỉ sử nội dung phần 2: dụng 60 → 80% công suất vì vậy Hoạt động 1: Cả lớp /cá nhân nạn thất nghiệp xảy ra - Giáo viên giảng giải: Trong thời kỳ tăng trưởng cao của kinh tế Mĩ trong thập niên 20 gắn liền với sự cầm quyền của các tổng thống Đảng cộng hòa: Giáo viên + Không có kế hoạch dài hạn có thể mở rộng giúp học sinh hiểu rõ cho sự cân đối giữa sản xuất và nước Mĩ: Tổng thống do 2 đảng cộng hòa tiêu dùng và dân chủ thay nhau cầm quyền. Trong đó Đảng cộng hòa là chính đảng của tư sản công nghiệp Mĩ, thành lập năm 1856 biểu tượng của đảng “con voi, từ lức mới thành lập đã chủ trương phát triển kinh 2. Tình hình chính trị xã hội
- tế, tư bản chủ nghĩa chống lại chế độ đồn điền ở Miền Nam. Còn Đảng dân chủ chính đảng của giai cấp tư sản độc quyền Mĩ hiện nay thành lập năm 1928. Biểu tượng của Đảng là con lừa. Đảng dân chủ chính đảng trở thành một trong những chính đảng đại diện của tư bản tài chính. Mặc dù về hình thức 2 đảng đối lập nhau nhưng thực tế lại thống nhất trong chính sách đối nội, đối ngoại. - Nắm chính quyền là Tổng Đảng cộng hòa nắm quyền trong thời Thống của Đảng cộng hòa. gian này cũng thực hiện chính sách ngăn chặn công nhân đấu tranh đàn áp tư tưởng “tiến bộ” trong phong trào công nhân. ở Mĩ hố ngăn cách giàu nghèo rất lớn, sự giàu có của nước Mĩ không phải chia sẻ cho tất cả mọi người. Những người lao động thường xuyên phải đối phó với nạn thất nghiệp, bất công xã hội và nạn phân biệt chủng tộc. Giáo viên có thể minh họa bằng 2 bức ảnh “bãi đỗ ô tô ở Niu Oóc năm 1928” và “Nhà ở của những người lao động Mĩ trong năm 20 của thế kỷ XX” đó là những hình ảnh tương phản trong xã hội Mĩ. Bãi đỗ xe cộ rộng lớn gồm hàng nghìn chiếc là biểu tượng của sự tăng trưởng đó không tỉ lệ thuận với đời sống của người lao động. Họ phải sống trong những căn nhà thấp bé. Người ở đó phải chui rúc, không thể đứng lên được, cửa sổ nhỏ, cửa ra vào chỉ vừa một người chui qua, mái nhà lợp bằng giấy dầu, trên chặn những hòn gach để giữ khỏi bị gió thổi - Giới cầm quyền Mĩ thực bay. Những người trong ảnh nét mặt hiện chính sách ngăn chặn công buồn sầu, đau khổ. Trông cảnh tượng nhân đấu tranh, đàn áp những tư thật xác xơ, tiêu điều. tưởng tiến bộ trong phong trào công nhân. ⇒ Mặc dù kinh tế phồn vinh nhưng
- đời sống người lao động Mĩ giảm sút, khó khăn điều đó kích thích phong trào đấu tranh của họ, tiêu biểu là phong trào đấu tranh của công nhân. - Giáo viên dẫn dắt: ở giai đoạn sau nước Mĩ phát triển như thế nào? * Hoạt động 1: Cả lớp và cá nhân - Giáo viên đặt câu hỏi: Em hãy nhắc lại những hạn chế của nước Mĩ trong -ở Mĩ người lao động luôn phải giai đoạn 1929 - 1933. Hạn chế độ đưa đối phó với nạn thất nghiệp, bất đến hậu quả gì? công, đời sống của người lao động - Học sinh dựa vào phần kiến thức cực khổ vừa học, suy nghĩ và trả lời. ⇒ Đấu tranh - Giáo viên nhận xét, chốt ý: Chủ - Phong trào đấu tranh của nghĩa tự do thái quá trong phát triển kinh công nhân nổ ra sôi nổi tế, sản xuất ồ ạt chạy theo lợi nhuận đã dẫn tới tình trạng cung vượt quá xa cầu ⇒ → 5 - 1921 Đảng cộng sản Mĩ khủng hoảng kinh tế thừa đã bùng nổ ở thành lập Mĩ. Mĩ chính là nước khởi đầu mốc II. Nước Mĩ trong những năm khủng hoảng với mức độ trầm trọng. (1929 - 1939) * Hoạt động 2: Cả lớp, cá nhân 1. Cuộc khủng hoảng kinh tế - Giáo viên yêu cầu học sinh theo dõi (1929 - 1939) ở Mĩ. sách giáo khoa diễn biến và hậu quả của cuộc khủng hoảng. - Nguyên nhân khủng hoảng: do - Giáo viên bổ sung: sản xuất ồ ạt, chạy theo lợi nhuận + Khủng hoảng bắt đầu từ trong lĩnh → cung vượt quá xa cầu → khủng vực tài chính ngân hàng. Ngày 29 - 10- hoảng kinh tế thừa. 1929 là ngày hoảng loạn chưa từng có trong thị trường chứng khoán Niu Oóc, giá cổ phiếu được coi là đảm bỏa nhất sụt xuống 80%. Hàng triệu người đã mất sạch số tiền mà họ tiết kiệm cả đời (liên hệ với thị trường chứng khoáng Việt Nam hiện nay) Vòng xoáy của khủng hoảng suy thoái - Khủng hoảng diễn ra từ 10 - diễn ra không có gì cản nổi, các nhà máy 1929 đến 1932 khủng hoảng đạt
- liên tiếp đóng cửa, hàng ngàn ngân hàng đến đỉnh cao nhất. theo nhau phá sản, hàng triệu người thất nghiệp không còn phương kế sinh sống, hàng ngàn người mất nhà cửa vì không trả được tiền cầm cố. Nhà nước không thu được thuế. Công chức, giáo viên không được trả lương. Khủng hoảng phá hủy nghiêm trọng các ngành công nghiệp, nông nghiệp, nông nghiệp và thương nghiệp của nước Mĩ gây nên hậu quả vô cùng nghiêm trọng. + Đến năm 1932, khủng hoảng kinh tế đã đạt đến đỉnh cao nhất sản lượng công nghiệp chỉ còn 53,8% (so với 1929) 11,5 vạn công ty thương nghiệp, 58 công ty đường sắt bị phá sản 10 vạn ngân hàng (chiếm 40% tổng ngân hàng của người thất nghiệp nữ). Phải đóng cửa 75% dân trại bị phá sản. Số người thất nghiệp lên đến hàng chục triệu người phong trào đấu tranh của các tầng lớp nhân dân lan rộng khắp nước Mĩ. - Giáo viên nêu câu hỏi: Em có nhận xét gì về cuộc khủng hoảng suy thoái ở nước Mĩ 1929 - 1933? Những con số thống kê nói lên điều gì? - Học sinh dựa vào phần vừa học, vừa suy nghĩ trả lời. + Khủng hoảng diễn ra hết sức trầm trọng gây thiệt hại lớn cho nền kinh tế - Hậu quả: Mĩ. + 1932 sản lượng công nghiệp + Khủng hoảng kinh tế kéo theo còn 53,8% (so vớii 1929). những vấn đề xã hội nay sinh hết sức + 11,5 vạn công ty thất nghiệp, phức tạp: mâu thuẫn xã hội gia tăng, nạn 58 công ty đường sát bị phá sản. thất nghiệp, phong trào đấu tranh cảu + 10 vạn ngân hàng đóng cửa, nhân dân lao động bùng nổ. 75% dân trại bị phá sản hàng chục - Giáo viên có thể minh họa bằng biểu triệu người thất nghiệp.
- đồ tỉ lệ người thất nghiệp ở Mĩ 1920 - 1945 hoặc bức ảnh “dòng người thất nghiệp trên đường phố Niu Oóc”. Yêu cầu học sinh quan sát, nhận xét để thấy được hậu quả nặng nề của khủng hoảng. - Học sinh quan sát lược đồ và nhận xét: + Từ 1929 - 1933 tỉ lệ người thất nghiệp tăng vọt cao nhất là 1933 có đến gần 13 triệu người thất nghiệp chiếm đếan 24,9% lực lượng lao động của nước Mĩ. - Chứng tỏ khủng hoảng kinh tế đã gây nên hậu quả xã hội rất nặng nề, ghánh nặng của khủng hoảng đè nặng lên vai công nhân, những người lao động làm thuê. - Giáo viên dẫn dắt: Để đưa nước Mĩ thoát khỏi khủng hoảng. Tổng thống mới đắc cửa ở Mĩ Ru-dơ-ven đã Thực hiện chính sách mới nhằm khôi phục nước Mĩ. * Hoạt động 1: Cả lớp, cá nhân: - Giáo viên giới thiệu về Ru dơ ven: Nhà hoạt động chính trị, thuộc đảng dân chủ, tổng thống Hoa Kỳ thứ 32, liền trong 4 nhiệm kỳ (1933 - 1945). Sinh ra trong một gia đình điền chủ, Ru dơ ven trở thành luật sư, nghị sỹ thượng nghị viện (1910 - 1912). Từ đó 1913 - 1920 là thứ trưởng bộ Hoàng Hải. Từ 1928 - 1933 là Thống đốc bang Niu Oóc. Năm 1932 được bầu làm tổng thống. Ru dơ ven là nhà chính trị tư sản khôn khéo, tài năng. Ông bị liệt chân nhưng đều cố gắng rất nhiều trong làm việc, nêu tấm gương cần cù, nghị lực rất lớn. Ông là một nhân vật cấp tiến trong chính
- quyền Mĩ góp phần làm cho chính phủ Mĩ Thực hiện một số chính sách có lợi cho người lao động. Chinh sách ngọai giao của ông khôn khéo, mềm dẻo, của chủ trương đạt quan hệ ngoại giao với Liên Xô và Thực hiện chính sách láng giềng thân thiện, với các nước châu Mĩ. Cuối năm 1944 nhân dân Mĩ đã ủng hộ Ru-dơ- ven lên làm tổng thống nhiệm kỳ thứ 4. Sau khi tham dự hội nghị tam cường Ianta. Ông đã qua đời ngày 12-4-1945 vì bệnh * Chính sách mới của tổng huyết áp cao và xơ cứng động mạch. Nói thống Ru-dơ-ven chung Ru dơ ven là một tổng thống có uy tín không nhỏ trong nhân dân lao động Mĩ. Rudơven đã hiểu rõ căn nguyên của tình trạng “bệnh tật” của nền kinh tế Mĩ trong cơn khủng hoảng là chủ nghĩa tự do thái quá trong sản xuất và tình trạng “cung” vượt quá xa “cầu” của nền kinh tế, chính vì thế mà từ cuối 1932 sau khi đắc cử tổng thống Ru dơ ven đã thực hiện chính sách mới “Chính sách mới của Ru dơ ven bao gồm một hệ thống các biện pháp, chính sách của nhà nước trên các lĩnh vực kinh tế, tài chính, chính trị - xã hội. Trong đó sử dụng sức mạnh và biện pháp của nhà nước tư sản để điều tiết toàn bộ các khâu trong thể chế kinh tế, hạn chế bớt những hiệu ưúng phụ trong sản xuất và phân phối, đồng thời chủ trương kích cầu để tăng sức mua cho người dân. Cụ thể những chính sách biện pháp như thế nào? Nội dung? * Hoạt động 2: Cả lớp, cá nhân: - Giáo viên yêu cầu học sinh đọc sách giáo khoa nội dung chính sách mới của Ru dơ ven.
- - Học sinh theo dõi SGK tóm tắt nội - Cuối 1932 Ru dơ ven đã thực dung chính sách mới hiện một hệ thống các chính sách - Giáo viên nhận xét, bổ sung: biện pháp của nhà nước trên các lĩnh vực kinh tế - tài chính và + Nhà nước can thiệp tích cực đời chính trị - xã hội, được gọi chung sống kinh tế là chính sách mới. + Chính phủ Ru dơ ven đã Thực hiện các biện pháp giải quyết nạn thất nghiệp. + Thông qua các đạo luật: Ngân hàng, phục hương công nghiệp điều chỉnh nông nghiệp, trong các đạo luật đó - Đạo luật phục hưng công nghiệp là quan trọng nhất. Đạo luật này quy định việc tổ chức lại sản xuất công nghiệp theo những hợp đồng chặt chẽ về sản phẩm và thị trường tiêu thụ, quy định việc công nhân có quyền thương lượng với chủ về mức lương và chế độ làm việc. Giáo viên mở rộng: Đạo luật Ngân hàng nhằm đóng cửa tất cả các Ngân hàng sau đó mở lại một số ngân hàng có khả năng phục hồi với sự kiểm soát chặt chẽ của chính phủ và thiết lập chế độ bảo đảm tốt đối với tiền gửi của khách hàng - Nội dung: việc mua bán chứng khoán được đặt dưới sự giám sát của nhà nước. Đạo luật quy định những nguyên tắc thương mại công bằng, để chấm dứt cạnh tranh gian lận.... Đạo luật điều chỉnh nông nghiệp + Nhà nước can thiệp tích cực nhằm cải thiện tình hình nông nghiệp vào đời sống kinh tế bằng cách: nâng cao giá nông sản, giảm bớt nông phẩm thừa, cho vay dài hạn đối với dân trại.... + Giải quyết nạn thất nghiệp - Giáo viên nêu câu hỏi: Qua nội dung thông qua các đạo luật: Ngân hàng, của chính sách mới em hãy cho biết thực phục hưng công nghiệp, điều chất của chính sách mới? chỉnh công nghiệp. Gợi ý: Em nghĩ gì về vai trò của nhà nước với nền kinh tế Mĩ?
- Giáo viên dùng bức tranh đương thời Mĩ tả chính sách mới: bức tranh “Người khổng lồ” để giúp học sinh khai thác kiến thức: nhìn vào bức tranh, chúng ta nhận thấy hình ảnh người khổng lồ tượng trưng cho nhà nước hai tay nắm tất cả các ngành, các đầu mối, mạch máu kinh tế kéo lên, nhằm khôi phục và phát triển kinh tế, ổn định chính trị xã hội. - Học sinh dựa vào kiến thức vừa học, suy nghĩ trả lời. - Giáo viên nhận xét, kết luận: nhà nước có vai trò can thiệp tích cực vào nền kinh tế, vai trò của nhà nước với nền kinh tế được tăng cường. Nhà nước dùng sức mạnh, biện pháp để điều tiết kinh tế, giải quyết các vấn đề kinh tế chính trị xã hội. * Hoạt động 3: Cả lớp: - Giáo viên yêu cầu học sinh theo dõi sách giáo khoa theo dõi biểu đồ thu nhập quốc dân của Mĩ 1929 - 1941 để thấy được. Kết quả của chính sách mới: - Học sinh theo dõi sách giáo khoa theo yêu cầu của giáo viên và phát biểu. - Giáo viên bổ sung, kết luận: + Cứu trợ người thất nghiệp tạo ⇒ Nhà nước dùng sức mạnh và nhiều việc làm mới, trong thời Ru dơ ven biện pháp để điều tiết kinh tế, làm tổng thống đã cho 16 tỷ đô la cứu trợ giải quyết các vấn đề chính trị xã người thất nghiệp, lập ra nhiều quỹ liên hội, vai trò của nhà nước được bang giúp đỡ các doanh nghiệp, lập ra tăng cường. nhiều quỹ liên bang, giúp đỡ các doanh nghiệp sáp phá sản: + Khôi phục được sản xuất + Thu nhập quốc dân tăng liên tục từ sau 1933.
- * Hoạt động 4: Cá nhân - Giáo viên yêu cầu học sinh theo dõi sách giáo khoa để thấy được chính phủ Ru dơ ven có thái độ như thế nào đối với: + Liên Xô + Với Mĩ Latinh + Với những xung đột quân sự ngoài nước Mĩ. - Học sinh theo dõi sách giáo khoa yêu cầu giáo viên → phát biểu. + Chính phủ Ru dơ ven đã thực hiện chính sách láng giềng thân thiện với Mĩ la tinh từ 1934 chấm dứt các xung đột vũ trang tiến hành thương lượng, hứa trao trả độc lập... cũng cố vị trí của Mĩ ở Mĩ - Kết quả: La Tinh. + Giải quyết việc làm cho + Tháng 11-1933 chính thức công nhận người thất nghiệp, xoa dịu mâu và đặt quan hệ ngoại giao với Liên Xô thuẫn xã hội. (sau 16 năm theo đuổi lập trường chống Liên Xô). + Khôi phục được sản xuất + Đối với những xung đột ngoài Châu + Thu nhập quốc dân tăng liên Mĩ chủ trương không can thiệp giữ vai trò tục từ sau 1933 trung lập, trong khi chủ nghĩa phát xít đang ra đời và hoạt động ráo riết thì thái độc này góp phần khuyến khích của chủ nghĩa phát xít tự do hành động gây chiến tranh thế giới thứ hai. - Chính sách ngoại giao
- + Thực hiện chính sách “láng giềng thân thiện” + Tháng 11 - 1933 côn nhận và đặt quan hệ ngoại giao với Liên Xô. + Trung lập với các xung đột quân sự ngoài châu Âu. 4. Sơ kết bài học -Cũng cố: GV nêu câu hỏi kiểm tra HS để củng cố bài học: +Tình hình nước Mĩ Nước Mĩ trong những năm 1918 – 1929 như thế nào? +Chính sách mới của tổng thống Rudơren đã đưa nước Mĩ thoát ra kh ỏi khủng hoảng như thế nào? - Dặn dò: Học sinh học bài cũ - đọc trước bài mới Bài tâp:
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Giáo án Lịch sử 11 bài 19: Nhân dân Việt Nam kháng chiến chống Pháp xâm lược (Từ năm 1858 đến năm 1873)
15 p | 2435 | 243
-
Giáo án Lịch sử 11 bài 20: Chiến sự lan rộng ra cả nước. Cuộc kháng chiến của nhân dân ta từ năm 1973 đến năm 1884. Nhà Nguyễn đầu hàng
19 p | 1639 | 203
-
Giáo án Lịch sử 11 bài 21: Phong trào yêu nước chống Pháp của nhân dân Việt Nam trong những năm cuối thế kỷ XIX
16 p | 1856 | 191
-
Giáo án Lịch sử 11 bài 22: Xã hội Việt Nam trong cuộc khai thác lần thứ nhất của thực dân Pháp
8 p | 1297 | 101
-
Giáo án Lịch sử 11 bài 23: Phong trào yêu nước và cách mạng ở Việt Nam từ đầu thế kỷ XX đến Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914)
7 p | 1224 | 77
-
Giáo án Lịch sử 11 bài 9: Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917 và cuộc đấu tranh bảo vệ cách mạng (1917 - 1921)
15 p | 1487 | 74
-
Giáo án Lịch sử 11 bài 6: Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 - 1918)
13 p | 1455 | 73
-
Giáo án Lịch sử 11 bài 24: Việt Nam trong những năm chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 - 1918)
15 p | 905 | 66
-
Giáo án Lịch sử 11 bài 18: Ôn tập lịch sử thế giới hiện đại ( từ năm 1917 đến năm 1945)
19 p | 1036 | 64
-
Giáo án Lịch sử 11 bài 7: Những thành tựu văn hóa thời cận đại
5 p | 1400 | 56
-
Giáo án Lịch sử 11 bài 10: Liên Xô xây dựng chủ nghĩa xã hội (1921 - 1941)
11 p | 1160 | 55
-
Giáo án Lịch sử 11 bài 12: Nước Đức giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918 -1939)
8 p | 832 | 50
-
Giáo án Lịch sử 11 bài 16: Các nước Đông Nam Á giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918 - 1939)
13 p | 935 | 44
-
Giáo án Lịch sử 11 bài 11: Tình hình các nước tư bản giữa hai cuộc chiến tranh thế giới
8 p | 782 | 39
-
Giáo án Lịch sử 11 bài 8: Ôn tập lịch sử thế giới cận đại
8 p | 926 | 36
-
Giáo án Lịch sử 11 bài 15: Phong trào cách mạng ở Trung Quốc và Ấn Độ (1918 - 1939)
8 p | 629 | 32
-
Giáo án Lịch sử 11 bài 14: Nhật Bản giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918 - 1939)
14 p | 512 | 31
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn