intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Giáo án Lịch sử 9 bài 16: Hoạt động của Nguyễn Ái Quốc ở nước ngoài trong những năm 1919 - 1925

Chia sẻ: Lương Thế Anh | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:8

640
lượt xem
31
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mời quý thầy cô và các bạn tham khảo Giáo án Lịch sử 9 bài 16: Hoạt động của Nguyễn Ái Quốc ở nước ngoài trong những năm 1919 - 1925 để nâng cao kĩ năng và kiến thức soạn giáo án theo chuẩn kiến thức, kỹ năng trong chương trình dạy học. Giáo án Lịch sử 9 bài 16: Hoạt động của Nguyễn Ái Quốc ở nước ngoài trong những năm 1919 - 1925 được soạn với hình thức 3 cột phù hợp quy định bộ GD và nội dung súc tích giúp học sinh dễ dàng hiểu bài học hơn.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Giáo án Lịch sử 9 bài 16: Hoạt động của Nguyễn Ái Quốc ở nước ngoài trong những năm 1919 - 1925

  1. BÀI 16 : HOẠT ĐỘNG CỦA NGUYỄN ÁI QUỐC Ở NƯỚC NGOÀI TRONG NHỮNG NĂM 1919 - 1925 I. Mục tiêu bài học: Sau bài học sinh nắm được: 1. Kiến thức: + Nắm được những hoạt động của Nguyễn Ái Quốc từ năm 1917 đ ến 1923, trong thời gian này người đã tìm ra con đường cứu nước cho cách mạng Việt Nam. + Những hoạt động của Nguyễn Ái Quốc từ 1923 đến 1924 ở Liên Xô đ ể hiểu rõ đó là sự chuẩn bị về tư tưởng cho sự thành lập Đảng. + Những hoạt động từ 1924 đến 1925 ở Trung Quốc để hiểu rõ đó là sự chuẩn bị về tổ chức cho sự thành lập Đảng 2. Kĩ năng: - Rèn luyện kĩ năng quan sát tranh ảnh và trình bày 1 vấn đề lịch sử bằng bản đồ. Bước đầu rèn luyện cho học sinh cách phân tích, đánh giá, so sánh các sự kiện lịch sử. 3. Thái độ: - Giáo dục cho học sinh lòng khâm phục, kính yêu lãnh t ụ Nguy ễn Ái Qu ốc và các chiến sĩ cách mạng. II. Chuẩn bị : 1. Giáo viên: - Lược đồ Nguyễn Ái Quốc ra đi tìm đường cứu nước. - Tài liệu và tranh ảnh về hoạt động của Nguyễn Ái Quốc. - Sưu tầm tư liệu, những mẩu chuyện về cuộc đời hoạt động của Bác. 2. Học sinh: - Nghiên cứu kênh chữ, kênh hình trong sách giáo khoa. III. Tổ chức các hoạt động dạy và học. 1. Ổn định tổ chức: (1') 9A1: 9A2: 2. Kiểm tra bài cũ: (2') Kiểm tra sự chuẩn bị sách vở của học sinh. 3. Bài mới. (39')
  2. * Giới thiệu bài mới: Sau thời gian hoạt động ở Pháp và L.Xô, Nguy ễn Ái Quốc trở về Trung Quốc thành lập hội VN cách mạng thanh niên và m ở ra b ước phát triển mới của phong trào công nhân VN. * Dạy và học bài mới: Hoạt động của thầy, trò Kiến thức cơ bản ? Nêu những hiểu biết của em về hành trình cứu I. Nguyễn Ái Quốc ở Pháp nước của Nguyễn Ái Quốc từ 1911 đến 1917? (1917 - 1923). - Cuối TK XIX đầu TK XX, cách mạng VN rơi vào tình trạng khủng hoảng về lãnh đạo và bế tắc về đường lối, nhiều chiến sĩ ra đi tìm đường cứu nước không thành công, N.A.Quốc rất khâm phục và tôn trọng các bậc tiền bối, nhưng khác với họ người không đi sang phương Đông mà Người lựa chọn con đường đi sang phương Tây, nơi có tư tưởng tự do, bình đẳng , bác ái, có khoa học- kĩ thuật và n ền văn minh phát triển => Ngày 5/6/ 1911, người quy ết định ra đi tìm đường cứu nước, trong quá trình đó, người bắt gặp chân lý cứu nước là CN Mác-Lê-nin và xác định con đường cứu nước theo cách mạng tháng Mười Nga, sau đó Người ra sức học tập, nghiên cứu để hoàn chỉnh nhận thức của mình -> cuối năm 1917 người từ Anh trở về Pháp. - Học sinh quan sát mục I/ SGK ? Em hãy trình bày hoạt động của N.A.Quốc ở Pháp (1917 - 1920)? ? Nội dung chủ yếu của bản yêu sách là gì? - 18 / 6 / 1919 N.A.Quốc gửi ? Theo em việc Nguyễn Ái Quốc đưa bản yêu sách đến hội nghị Véc xai bản yêu đó có ý nghĩa gì ? sách của nhân dân An Nam  - Những yêu sách trên không được chấp nhận nhưng đòi chính phủ Pháp thừa nhận việc làm đó có tiếng vang lớn đối với nhân dân VN, quyền tự do, dân chủ, bình nhân dân Pháp và nhân dân các thuộc địa Pháp. đẳng, quyền tự quyết của DT
  3. + Người Pháp coi bản yêu sách cho đó là "Quả Việt Nam. bom” đặt trên bàn hội nghị véc xai. + Người VN cho đó là: "Phút báo hiệu thức tỉnh nhân dân ta”. * GV: Sau khi đọc sơ thảo lần th ứ nh ất nh ững luận cương về vấn đề dân tộc và thuộc địa Người nhận biết ngay từ đó là chân lý của cách mạng => Người hoàn toàn tin theo Lê Nin, dứt khoát đứng về quốc tế thứ 3. Luận cương đó chỉ ra cho người con - 7/ 1920, Người đọc sơ đường giành độc lập dân tộc: "Chỉ có CNXH, chỉ có thảo luận cương về vấn đề hướng theo con đường cách mạng do Mác,-Lê Nin dân tộc và thuộc địa của Lê vạch ra thì mới giải phóng được dân tộc VN." Nin, tìm thấy con đường cứu - Từ đó người càng chủ động tham gia phong trào nước, giải phóng dân tộc – công nhân Pháp. con đường cách mạng vô - GV giới thiệu H28 (sgk - 62): N.A.Quốc tại đại sản. hội của Đảng XH Pháp họp ở Tua (12/ 1920). Giải thích kênh hình (sgv - 76) ? Sự kiện này có ý nghĩa quan trọng như thế nào. - 12/ 1920, Tham gia sáng lập => Đánh dấu bước ngoặt trong hoạt động cách Đảng cộng sản Pháp -> đánh mạng của người từ CN yêu nước chân chính đến với dấu bước ngoặt trong quá CN Mác Lê-nin và đi theo cách mạng vô sản: trình hoạt động cách mạng của Người từ chủ nghĩa yêu ? Sau khi tìm thấy chân lý cứu nước, N.A.Quốc đã nước đến chủ nghĩa Mác – có những hoạt động gì ở Pháp (1921 - 1923) Lênin + "Người cùng khổ" là cơ quan ngôn luận của hội liên hiệp các dân tộc thuộc địa, số báo đầu tiên phát hành ngày 1/ 4/ 1922 đến 1926 đó phát hành trước - Năm 1921, Người sáng lập 38 số, mỗi số in từ 1000 đến 5000 bản, trong đó 1 hội liên hiệp thuộc địa ở Pa nửa số báo được gửi đi thuộc địa Pháp ở Châu Phi ri. và Đông Dương. - Năm 1922, Người sáng lập Người viết báo = tiếng Pháp lúc đầu viết 10 dòng, báo "Người cùng khổ", viết sau tăng lên nửa trang, cả trang, chỉ trong 1 thời gian bài cho báo "Nhân đạo", "Đời ngắn những bài viết của Người có tiếng vang cả sống công nhân" và viết cuốn
  4. văn phong và nội dung tư tưởng. “Bản án CĐTD Pháp". + Mặc dù bị ngăn cấm, các sách báo tiến bộ vẫn -> Các báo chí đó được bí mật được truyền về trong nước thức tỉnh quần chúng chuyển về Việt Nam. đứng lên đấu tranh. => Là hoạt động của nhà yêu nước, 1 chiến sĩ cộng sản, Đảng viên cộng sản Pháp, những hoạt động trên nhằm xây dựng tinh đoàn kết chiến đấu giữa các nước thuộc địa với giai cấp công nhân và người Pháp tiến bộ, những hoạt động ấy chẳng những vì lợi ích của nhân dân VN mà còn vì lợi ích của ND các nước thuộc địa, của giai cấp công nhân Pháp. ? Con đường cứu nước của N.A.Quốc có gì mới và khác với lớp người đi trước * GV tổ chức học sinh thảo luận nhóm . -Đại diện nhóm trình bày. + Các bậc tiền bối như Phan Bội Châu chọn con đường đi sang phương Đông (Nhật Bản, Trung Quốc) đối tượng mà ông gặp gỡ là các chính khách Nhật Bản để xin họ giúp Việt Nam đánh Pháp, ch ủ trương đấu tranh bạo động. + N.A.Quốc sang Phương Tây, nơi có tư tưởng tự do ,bình đẳng ,bác ái, khi gặp CN Mác –Lên nin Người đã xác định đó là con đường cứu nước đúng đắn đối với dân tộc... ? Em hãy trình bày những hoạt động của N.A.Quốc ở L.Xô (1923 - 1924) II. Nguyễn Ái Quốc ở L.Xô (1923 - 1924) - 6 / 1923 N.A.Quốc sang L.Xô dự hội nghị quốc tế nông dân và được bầu vào Ban Chấp hành. Trong thời
  5. ? Cho biết nội dung tham luận của N.A.Quốc trong gian ở L.Xô, người làm nhiều đại hội V của quốc tế cộng sản. việc: nghiên cứu, học tập, + Mối quan hệ giữa phong trào công nhân các nước viết bài cho báo sự thật, tạp đế quốc và phong trào cách mạng ở thuộc địa. chí thư tín quốc tế. + Vai trò và sức mạnh to lớn của giai cấp nông dân - 1924, người dự đại hội V ở các thuộc địa. của Quốc tế Cộng sản và tham luận về vị trí, chiến lược của cách mạng các nước + NAQ từng tham luận: CNĐQ giống như con đỉa thuộc địa, về mối quan hệ hai vòi một vòi hút máu của nhân dân chính quốc giữa phong trào công nhân ở một vòi hút máu của nhân dân thuộc địa, muốn diệt các nước đế quốc với phong con đỉa phải chặt đồng thời cả hai vòi. trào cách mạng ở các nước ? Những quan điểm cách mạng mới N.A.Quốc tiếp thuộc địa. nhận được và truyền về trong nước sau chiến tranh thế giới thứ 1 có vai trò quan trọng như th ế nào đối với cách mạng VN. * GV kết luận: Sau khi tìm thấy con đường cách mạng chân chính cho dân tộc - cách mạng vô sản N.A.Quốc chuyên tâm hoạt động theo hướng đó. Từ 1920  1924 người đó chuẩn bị T2 chính trị cho sự => N.A.Quốc đó chuẩn bị về ra đời của ĐCSVN  Đây là nhân tố quyết định tư tưởng chính trị cho sự ra mọi thắng lợi của cách mạng VN. đời của Đảng cộng sản VN. ? Hội VN cách mạng Thanh niên được ra đời trong hoàn cảnh nào. + Phong trào yêu nước và phong trào công nhân nước ta đến năm 1925 phát triển mạnh mẽ, có III. Nguyễn Ái Quốc ở những bước tiến mới Trung Quốc (1924 - 1925) + Sau 1 thời gian ở L.Xô học tập và nghiên cứu kn * Sự thành lập hội VN cách XD Đảng kiểu mới, N.A.Quốc về Quảng Châu mạng thanh niên. (T.Quốc) để thực hiện dự định; về nước đi vào - Cuối 1924 N.A.Quốc từ quần chúng, thức tỉnh họ, t/c họ, đoàn kết, đưa h ọ L.Xô về Quảng Châu ra đấu tranh. (Trung Quốc) Người liên lạc với các nhà yêu nước tại Quảng - 6 . 1925 thành lập hội VN
  6. Châu, tìm hiểu tình hình thực tế, lựa ch ọn thanh cách mạng Thanh Niên mà niên... nòng cốt là cộng sản Đoàn. => Hội VNCMTN là tổ chức cách đầu tiên do N.A.Quốc sáng lập ra khi người tiếp thu được CN Mác Lê-nin. ? Cho biết chủ trương thành lập Hội VNCM TN của N.A.Quốc. + Có hạt nhân là CS đoàn: gồm 7 đồng chí: Lê Hồng phong, Lê Hồng Sơn, Hồ Tùng Mậu, Lưu Quốc Long...  Nhằm đào tạo những cán bộ cách mạng, đem CN Mác Lê-nin truyền bá vào trong nước, chuẩn bị điều kiện thành lập chính Đảng vô sản. ? Hãy cho biết những hoạt động chủ yếu của t/c VN CMTN? + Trực tiếp mở các lớp huấn luyện chính trị để đào tạo những cán bộ nòng cốt cho cách mạng. * Tổ chức và hoạt động. + Phần lớn sau khi kết thúc các khoá h ọc đào t ạo - Mở các lớp huấn luyện (khoảng 2  3 tháng) 1 số người được chọn đi học chính trị để đào tạo cán bộ, trường đại học Phương Đông (L.Xô) và 1 số được đưa cán bộ về hoạt động cử đi học quân sự ở L.Xô hay TQuốc, còn phần lớn trong nước. được đưa về nước hoạt động. + Từ năm 1925  1927 HVNCMTN đó tổ chức được trên 10 lớp huấn luyện, với khoảng trên 200 hội viên. Mỗi lớp kéo dài khoảng 2  3 tháng. Giảng viên chính là N.A.Quốc, giảng viên phụ là Hồ Tùng Mậu và Lê Hồng Sơn. ? Ngoài công tác huấn luyện, Hội VNCMTN còn chú ý đến công tác gì? + Báo thanh niên xuất bản 21/6/ 1925 là cơ quan ngôn luận của HVNCMTN. + Đầu 1927 tác phẩm "Đường cách mệnh" xuất bản, vạch ra những phương hướng cơ bản của cách - Xuất bản báo chí, tuyên
  7. mạng giải phóng dân tộc. truyền.  Cuốn "Đường cách mệnh" của N.A.Quốc tập + Tuần báo "Thanh niên" hợp tất cả các bài giảng của người ở Quảng Châu. + Tác phẩm lí luận chính trị ? Báo thanh niên và tác phẩm "Đường cách mệnh" "Đường kách mệnh" (1927) ra đời có tác dụng gì? + Được bí mật truyền về trong nước. + Là những luồng gió mới thúc đẩy phong trào cách mạng trong nước phát triển sôi nổi hơn, mạnh mẽ hơn. - GV phân tích: Cuối 1928, với phong trào "Vô sản hóa" Hội VN cách mạng TN đó tích cực đưa các hội viên vào đồn điền, nhà máy, nhà máy, hầm mỏ để truyền bá CN Mác Lê Nin vào phong trào cách mạng, mặt khác, hội viên được đào luyện trong đấu tranh, lập trường cách mạng kiên định, ý thức giai cấp cao hơn. Nhờ vậy, cách mạng trong nước phát triển mạnh hơn. - Đầu 1929, Hội có cơ sở khắp toàn quốc, các tổ chức quần chúng xuất hiện; Công hội, nông hội. - GV giải thích: + Công hội (cũ) - tổ chức công đoàn. + Nông hội - tổ chức quần chúng của nông dân lao động. ? Cho biết chủ trương của VNCMTN? *Chủ trương. ? Em có nhận xét gì về hội VNCMTN và so sánh - «Vô sản hóa » nhằm tạo với các tổ chức trong thời gian trước? điều kiện cho hội viên tự rèn (So với những tổ chức trong thời gian trước: chưa luyện, truyền bá chủ nghĩa có chủ trương rõ ràng, chưa có tổ chức nề nếp, hệ Mác – Lê nin, tổ chức lãnh thống...) đạo nhân dân đấu tranh.
  8. ? Đánh giá vai trò của N.A.Quốc trong việc thành lập Hội (tổ chức thảo luận) - Sáng lập hội - Lãnh đạo hội. - Vạch ra những phương hướng cơ bản của -> Chuẩn bị tư tưởng chính cách mạng giải phóng dân tộc.... trị và tổ chức cho sự ra đời của Đảng. 4 - Củng cố - dặn dò (3'). ? Việc thành lập Đảng cộng sản làm nòng cốt cho HVN Cách mạng thanh niên có ý nghĩa gì: (Là 1 tổ chức yêu nước, thể hiện đây là 1 tổ chức chính trị theo khuynh hướng vô sản, với 90% là tiểu tư sản trí thức, trong c ương lĩnh ho ạt động HVN cách mạng TN tự nhận là đại diện cho giai cấp vô s ản VN, là h ạt nhân chính trị cho sự ra đời của 1 chính đảng cộng sản về sau). * Bài tập :? Lập niên biểu: Những hoạt động c ủa N.A.Qu ốc t ừ sau 1911  1925 theo mẫu dưới đây: Thời gian Hoạt động của N.A.Quốc 1911 .....Ra đi tìm đường cứu nước 18/ 6/ 1919 .....Gửi bản yêu sách đến hội nghị Véc xai. 7/ 1920 .....Đọc luận cương của Lê-nin về vấn đề dân tộc và thuộc 12/ 1920 địa. 1921 .....Dự đại hội Tua, tán thành quốc tế thứ 3, lập ĐCS Pháp. 1922 ..... lập hội liên hiệp thuộc địa 6 /1923 ......Sáng lập báo " Người cùng khổ" 12/ 1924 ......Dự hội nghị Quốc tế nông dân 6/ 1925 ......Dự đại hội V của Quốc tế Cộng sản. ......Thành lập hội Việt Nam cách mạng Thanh niên. * Dặn dò. - Về nhà học bài cũ đầy đủ, biết phân tích, so sánh, đánh giá v ới các s ự kiện lịch sử đã học... * Đọc và tìm hiểu nội dung bài mới : Bài 17 - CMVN tr ước khi Đ ảng c ộng sản ra đời (T1).
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2