Giáo án Lịch sử lớp 12 bài 20: Cuộc kháng chiến toàn Quốc chống thực dân Pháp kết thúc (1953-1954)
lượt xem 36
download
Gửi đến các bạn tài liệu tham khảo Giáo án Lịch sử 12 "bài 20: Cuộc kháng chiến toàn Quốc chống thực dân Pháp kết thúc (1953-1954)". Giáo án được biên soạn với mục tiêu: Giúp học sinh hiểu được âm mưu mới của thực dân Pháp và sự can thiệp của Mĩ trong kê hoạch Nava, trình bày được diễn biến cuộc tiến công chiến lược Đông Xuân 1953-1954 và tác dụng của nó đối với cuộc kháng chiến,... Mời các bạn cùng tham khảo chi tiết giáo án.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Giáo án Lịch sử lớp 12 bài 20: Cuộc kháng chiến toàn Quốc chống thực dân Pháp kết thúc (1953-1954)
- Nhóm sinh viên: Nguyễn Thị Thanh Ngọc Nguyễn Thị Nhung Lê Thị Xuân Đỗ Thị Hải Yến Nguyễn Thị Trang (MSV 635602085) GIÁO ÁN BÀI: Bài 20: Cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp kết thúc (19531954) I.MỤC TIÊU BÀI HỌC. 1.Kiến thức. Sau khi học xong bài 20: “Cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp kết thúc (19531954)”, học sinh cần nắm: Hiểu được âm mưu mới của thực dân Pháp và sự can thiệp của Mĩ trong kê hoạch Nava. Trình bày được diễn biến cuộc tiến công chiến lược Đông Xuân 1953 1954 và tác dụng của nó đối với cuộc kháng chiến Nắm được những nội dung chính của chiến dịch Điên Biên Phủ (hoàn cảnh, diễn biến, kết quả, ý nghĩa) Hiểu những nét chính về Hội nghị Giơnevơ : (hoàn cảnh triệu tập Hội nghị, nội dung, ý nghĩa). Ý nghĩa lịch sử, nguyên nhân thắng lợi của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và can thiệp Mĩ (1945 – 1954). 1
- 2.Kĩ năng. Rèn luyện và phát triển các kĩ năng quan sát, khai thác kênh hình, nghiên cứu tài liệu. Rèn luyện và phát triển các kĩ năng làm việc nhóm, lắng nghe và phản hồi tích cực, giải quyết vấn đề, tư duy phản biện, kĩ năng báo cáo,… Rèn luyện khả năng tư duy logic các sự kiện lịch sử với nhau. Phát huy trí tưởng tượng, phán đoán, suy luận của học sinh. Rèn luyện khả năng vận dụng kiến thức cũ vào bài mới, khai thác kiến thức mới trong quá trình học . Rèn luyện cho HS kĩ năng phân tích, đánh giá, nhận định các sự kiện lịch sử. Hướng tới phát triển năng lực: +Hợp tác, làm việc nhóm +Thu thập và xử lí thông tin về các sự kiện, hiện tượng lịch sử. +Giải quyết vấn đề. +Đánh giá, giải thích các sự kiện, hiện tượng lịch sử theo quan điểm lịch sử. +Sử dụng công nghệ thông tin +Năng lực suy nghĩ sáng tạo. 3.Thái độ. Bồi dưỡng cho HS niềm tin sâu sắc và vững chắc vào sự lãnh đạo sáng suốt và chủ tịch Hồ Chí Minh với sự nghiệp kháng chiến của quân và dân ta. Có tinh thần trách nhiệm trong việc tìm hiểu cũng như giữ gìn và bảo vệ nền độc lập dân tộc. 2
- Bồi dưỡng và tự bồi dưỡng các truyền thống của dân tộc: Truyền thống yêu nước, đoàn kết, có tình yêu quê hương đất nước. Có ý chí vươn lên trong cuộc sống. 4. Thiết bị dạy học. Lược đồ chiến dịch Điên Biên Phủ, tranh ảnh có liên quan đến chiến dịch Điện Biên Phủ, máy chiếu, máy tính, Powre Point, Word,…. II. Chuẩn kiến thức kĩ năng. 1.Trình bày về bối cảnh lịch sử, nội dung của kế hoạch Na Va: *Hoàn cảnh lịch sử: Sau hơn 8 năm tiến hành chiến hành xâm lược Việt Nam, lực lượng kháng chiến của nhân dân ta lớn mạnh đáng kể, quân Pháp thiệt hại ngày càng lớn, ngày càng lâm vào thế bị động trên chiến trường… Ngày 7/5/1953, được sự thỏa thuận của Mĩ, Pháp cử Nava sang làm Tổng chỉ huy quân đội Pháp ở Đông Dương. Nava đề ra kế hoạch quân sự mới. * Nội dung kế hoạch NaVa: được chia thành 2 bước: * Bước thứ nhất : Trong thu – đông 1953 và xuân 1954, giữ thế phòng ngự chiến lược ở Bắc Bộ, tiến công chiến lược để bình định Trung Bộ và Nam Đông Dương, xây dựng đội quân cơ động chiến lược mạnh. * Bước thứ hai : Từ thu – đông 1954, , thực hiện tiến công chiến lược ở Bắc Bộ, cố gắng giành thắng lợi quân sự quyết định, buộc ta phải đàm phán với những điều kiện có lợi cho chúng. Từ thu – đông 1953, Nava tập trung ở đồng bằng Bắc Bộ 44 tiểu đoàn quân cơ động, càn quét bình định vùng chiếm đóng, mở cuộc tiến công lớn vào Ninh Bình, Thanh Hóa. 2. Chủ trương của ta, diễn biến cuộc Tiến công chiến lược Đông – Xuân 1953 – 1954 * Chủ trương, kế hoạch của ta: Tập trung lực lượng tiến công vào hướng chiến lược quan trọng, mà địch tương đối yếu nhưng lại quan trọng về chiến lược mà chúng không thể bỏ nhằm tiêu diệt một bộ phận sinh lực địch , giải phóng thêm đất đai , đồng thời buộc chúng phải bị động phân tán lực lượng, tạo điều kiện tiêu diệt chúng. * Diễn biến các cuộc tiến công chiến lược : 3
- Tháng 121953, bộ đội ta tiến công và giải phóng thị xã Lai Châu, Pháp buộc phải điều quân tăng cường cho Điện Biên Phủ, biến nơi đây trở thành nơi tập trung quân thứ hai của Pháp. Đầu tháng 121953, liên quân Lào – Việt, tiến công địch ở Trung Lào, giải phóng Thà Khẹt, uy hiếp Xavanakhét và căn cứ Xênô buộc địch phải tăng cường quân cho Xênô, biến nơi đây trở thành nơi tập trung binh lực thứ ba của Pháp. Tháng 11954, liên quân Lào – Việt tiến công địch ở Thượng Lào, giải phóng lưu vực sông Nậm Hu và tỉnh Phongxali, buộc Pháp tăng cường quân cho Luông Phabang và Mường Sài. Luông Phabang và Mường Sài trở thành nơi tập trung quân thứ tư của Pháp. Tháng 21954, ta giải phóng thị xã Kon Tum, uy hiếp Plâyku buộc địch tăng cường quân cho Plâyku. Đây trở thành nơi tập trung quân thứ năm của Pháp Phối hợp với mặt trận chính, ở vùng sau lưng địch phong trào chiến tranh du kích phát triển mạnh Ở Trung Bộ và NB * Ý nghĩa : Thể hiện nghệ thuật quân sự tài tình của Đảng ta Làm phá sản bước đầu kế hoạch tập trung quân của Nava Chuẩn bị điều kiện cho ta giành thắng lợi trong chiến dịch Điện Biên Phủ . 3. Trình bày và phân tích được diễn biến của chiến dịch Điện Biên Phủ, kết quả, ý nghĩa của chiến dịch. *Âm mưu của Pháp và Mỹ: Trong quá trình triển khai kế hoạch Nava, Mỹ và Pháp đánh giá Điện Biên Phủ là một địa bàn chiến lược quan trọng bậc nhất Đông Dương, có thể chở thành căn cứ lục quân và không quân chiến lược lợi hại trong mưu đồ xâm lược Đông Dương và Đông Nam Á. Trong tình thế kế hoạch Nava bị phá sản. Mỹ Pháp tập trung xây dựng Điện Biên Phủ thành một tập đoàn cứ điểm mạnh nhất Đông Dương, biến thành trung tâm điểm của kế hoạch Nava. Điện Biên Phủ được MỹPháp đánh giá là: “pháo đài không thể công phá”, nhằm thu hút lực lượng của ta vào đây công phá. 4
- Pháp bố trí Điện Biên Phủ thành một hệ thống phòng ngự kiên cố gồm: 49 cứ điểm, 16.200 quân, đủ loại binh chủng tối tân, 2 sân bay giã chiến, chia thành 3 phân khu. *Chủ trương của ta: Trung ương Đảng hạ quyết tâm tiêu diệt toàn bộ quân địch ở Điện Biên Phủ. Ta chọn Điện Biên Phủ là trận quyết chiến chiến lược với Pháp vì: +Điện Biên Phủ chỉ tiếp tế bang đường hàng không khi đường bộ bị cô lập. +Quân đội hậu phương của ta đang phát triển thuận lợi có thể khắc phục được khó khăn về đường xá, vận tải, tiếp tế,… *Diễn biến: chia thành 3 đợt: Đợt 1:(13/03 17/03/1954): Ta tiến công tiêu diệt các căn cứ Him Lam và toàn bộ phân khu Bắc, loại khỏi vòng chiến 2.000 địch. Đợt 2:(30/03 26/04/1954): Ta đồng loạt tiến công phía Đông khu Trung tâm Mường Thanh như E1, D1, C1, C2, A1…bao vây, chia cắt, khống chế địch. Đợt 3: (01/05 07/05/1954): Ta tiến công khu Trung tâm Mường Thanh và phân khu Nam, tiêu diệt các căn cứ còn lại của địch. 17 giờ 30 ngày 07/05/1954, Tướng Đơ Caxtơri cùng toàn bộ Ban tham mưu địch đầu hàng và bị bắt sống. Chiến dịch Điện Biên Phủ giành thắng lợi. *Kết quả Giải phóng nhiều vùng rộng lớn. Riêng tại Điện Biên Phủ, ta loại khỏi vòng chiến 16 200 địch, trong đó có một thiếu tướng, bắn rơi 62 máy bay, thu toàn bộ vũ khí, phương tiện chiến tranh. *Ý nghĩa: Đập tan hoàn toàn kế hoạch Nava. Giáng đòn quyết định vào ý chí xâm lược của Pháp, làm xoay chuyển cục diện chiến tranh ở Đông Dương. 5
- Tạo điều kiện thuận lợi cho cuộc đấu tranh ngoại giao của ta giành thắng lợi. 4. Nội dung và ý nghĩa của Hiệp định Giơ ne vơ: * Nội dungcủa hiệp định Giơ ne vơ Các nước tham dự hội nghị cam kết tôn trọng các quyền dân tộc cơ bản là độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lảnh thổ của 3 nước Việt Nam, Lào, Campuchia. Các bên tham chiến thực hiện ngừng bắn, lập lại hòa bình trên toàn Đông Dương. Các bên tham chiến thực hiện cuộc tập kết, chuyển quân, chuyển giao khu vực. Cấm đưa quân đội, nhân viên quân sự và vũ khí nước ngoài vào các nước Đông Dương.Các nước Đông Dương không được tham gia bất cứ khối liên minh quân sự nào. Ở Việt Nam: quân đội nhân dân Việt Nam và quân Pháp tập kết ở 2 miền Bắc – Nam, lấy vĩ tuyến 17 làm ranh giới tạm thời; tiến tới thống nhất bằng cuộc tổng tuyển cử tự do trong cả nước sẽ được tổ chức vào tháng 71956. Cấm đưa quân đội, nhân viên quân sự, vũ khí nước ngoài vào ĐD Trách nhiệm thi hành hiệp định thuộc về những người kí hiệp định và những người kế tục sự nghiệp của họ. *Ý nghĩa: Hiệp định Ginevơ là văn bản pháp lí quốc tế ghi nhận các quyền dân tộc cơ bản của nhân dân ba nước Đông Dương. Hiệp định Giơnevơ đánh dấu thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Pháp của nd ta, MB được giải phóng. Buộc Pháp phải chấm dứt chiến tranh xâm lược, rút hết quân đội về nước; Đế quốc Mĩ thất bại trong âm mưu kéo dài, mở rộng chiến tranh xâm lược Dông Dương. III. Tiến trình dạy học. Tiết 1. Kế hoạch Nava, âm mưu của Pháp – Mỹ. Cuộc tiến công chiến lược ĐôngXuân (19531954). Gợi ý dẫn dắt vào bài: 6
- “Trước khi vào bài học, cô muốn cho các em nghe một bài hát. Các em hãy thử đoán xem bài hát trên đã nhắc đến một chiến thắng nào trong lịch sử Việt Nam thời hiện đại nhé”. GV cho học sinh nghe một đoạn của bài hát “Giải phóng Điện Biên” GV yêu cầu học sinh trả lời, học sinh suy nghĩ và đoán sự kiện mà giáo viên đang muốn đề cập. GV đưa ra đáp án và nhấn mạnh: chiến thắng Điện Biên Phủ cách đây 60 năm đã kết thúc 9 năm kháng chiến trường kỳ chống thực dân Pháp xâm lược của quân và dân Việt Nam. Việt Nam – một dân tộc nhỏ bé nhưng gan góc đã chiến thắng một tên đế quốc hùng mạnh là thực dân Pháp. Chiến thắng này không chỉ là mốc son chói lọi trong lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam mà còn là một kỳ tích trong lịch sử nhân loại ở thế kỷ XX, tạo động lực cho nhân dân yêu chuộng hòa bình trên toàn thế giới tiếp tục cuộc đấu tranh phi thực dân hóa, giành độc lập dân tộc.Tướng De Castries, sau khi thất bại trở về Pháp, đã trả lời trước Ủy ban Điều tra của Bộ Quốc phòng Pháp rằng: “Người ta có thể đánh bại một quân đội, chứ không thể đánh bại được một dân tộc”. Để hiểu rõ hơn về điều này chúng ta sẽ cùng nhau đi vào bài học hôm nay… Giáo viên sử dụng kĩ thuật K, W, L, H trong đó yêu cầu học sinh hoàn thành cột K và cột H trước khi vào bài học (Trong tiết này, học sinh sẽ hoàn thành 2 cột Kvà W): Kĩ thuật K, W, L, Nội dung câu hỏi H K Hiểu biết của em về giai đoạn kháng chiến chống Pháp (1953 – 1954)? W Em mong muốn học được những gì sau khi kết thúc bài học này? L Sau khi học xong bài học, em đã nắm được những kiến thứ gì? H Em có thể vận dụng được những gì sau khi học bài học này? 7
- Hoạt động dạyhọc Kiến thức cơ bản Hoạt động 1: (Thời gian 10’)Làm rõ I. Âm mưu mới của Pháp – Mỹ ở được âm mưu mới của Pháp –Mỹ ở Đông Đông Dương. Kế hoạch Nava Dương. Tìm hiểu đánh giá về kế hoạch Na 1. Âm mưu mới của Pháp Mỹ ở va. Đông Dương. Kế hoạch Nava 1.Âm mưu mới của PhápMỹ ở Đông Sau 8 năm xâm lược VN, Pháp thiệt Dương. hại ngày càng lớn, bị loại khỏi vòng Bước 1: GV đặt câu hỏi: Em hãy theo dõi chiến đấu hơn 39 vạn quân, tốn hơn sách giáo khoa và tìm hiểu: Sau 8 năm thực 2.000 tỉ phrăng, vùng chiếm đóng bị hiệc chiến tranh ở Việt Nam Pháp vấp thu hẹp, ngày càng lâm vào thế phòng phải những khó khăn gì? ngự, bị động. 18 lần thay đổi nội các. >Nhằm phát huy kĩ năng đọc hiểu, trình Trước sự sa lầy của Pháp, Mỹ can bày nói. Về kiến thức HS thấy được những thiệp sâu vào chiến tranh Đông khó khăn của thực dân Pháp. Dương, ép Pháp phải kéo dài, mở rộng HS trả lời câu hỏi. chiến tranh, tích cực chuẩn bị thay thế GV chốt ý: Trình bày những khó khăn của Pháp. Pháp sau 8 năm chiến tranh ở Việt Nam. Ngày 07/05/1953, với sự GV đặt tình huống: Nếu đặt địa vị của em thỏa thuận của Mỹ, Pháp cử Nava vào Pháp lúc bấy giờ em sẽ làm như thế làm Tổng chỉ huy quân Pháp ở Đông nào? Dương, đề ra kế hoạch trong 18 tháng > Giúp học sinh phát triển năng lực tư duy sẽ giành thắng lợi quyết định để “kết sáng tạo, đóng vai và phản biện lịch sử. thúc chiến tranh trong danh dự”. Bước 2: GV đặt câu hỏi: Sau khi Pháp xa lầy chiến tranh ở Việt Nam, Mỹ đã có hành động và âm mưu gì? > Nhằm phát huy kĩ năng đọc hiểu, phân tích sự kiện, hiện tượng lịch sử. Giúp học sinh thấy được âm mưu của Mỹ. HS trả lời. GV chốt ý: Mỹ ngày càng can thiệp sâu vào chiến tranh Việt Nam, viện trợ giúp đỡ Pháp nhằm âm mưu kéo dài và mở rộng chiến tranh Việt Nam, tịch cực thay thế 2. Kế hoạch Nava Pháp. chia thành hai bước: Bước một: thu đông 1953 và xuân Bước 3: GV đặt câu hỏi: theo dõi sách giáo 1954 giữ thế phòng ngự chiến lược ở khoa và cho biết: Âm mưu của Pháp – Mỹ miền Bắc, tiến công chiến lược trong chiến tranh Đông Dương. Theo dõi để bình định miền Trung và Nam, 8
- thường thuật khái quát về kế hoạch Nava. giành nhân lực, vật lực, thanh toán >Phát triển kĩ năng đọc hiểu, đánh giá phân Liên khu V, đồng thời mở rộng ngụy tích sự kiện, hiện tượng lịch sử, tường quân, xây dựng đội quân cơ động thuật lại kế hoạch Nava. Giúp HS hiểu rõ mạnh. về âm mưu của thực dân Pháp Mỹ. Hiểu Bước hai: từ thu đông 1954, chuyển rõ được kế hoạch Nava. Bồi dưỡng lòng lực lượng ra chiến trường miền Bắc, yêu nước. thực hiện tiến công chiến lược, cố HS trả lời. giành thắng lợi quyết định, buộc ta GV chốt ý: Âm mưu của Pháp –Mỹ thực đàm phán theo điều kiện có lợi cho hiện kế hoạch Nava gồm 2 bước, nhằm Pháp và “kết thúc chiến tranh trong kết thúc chiến tranh trong vòng 18 tháng. danh dự”. Tổng chỉ huy quân đội viễn chinh Đông Thực hiện: Nava tập trung ở đồng Dương tuyên bố “Sẽ có lối thoát trong bằng Bắc bộ 44 tiểu đoàn cơ danh dự. Chuyển bại thành thắng.” động (trong tổng số 84 tiểu đoàn ở Từ thuđông năm 1953 Pháp đã tập trung Đông Dương), tiến hành càn quét, mở 44/48 cứ điểm cơ động ở đồng bằng Bắc cuộc tiến công lớn vào Ninh Bình, Bộ, tiến hành các cuộc bình định, tấn công Thanh Hóa., để phá kế hoạch tiến nhiều nơi. công của ta. GV đặt câu hỏi: Em có nhận xét gì về kế hoạch Nava.? HS trả lời? >Phát huy năng lực đánh giá và giải thích các sự kiện hiện tượng lịch sử. Hoạt động 2: (Thời gian 28’) Tìm hiểu về II. Cuộc tiến công chiến lược Đông cuộc tiến công chiến lược Đông –Xuân Xuân 1953 1954 và chiến dịch Điện 19531954. (Hoạt động nhóm, cá nhân, cả Biên phủ năm 1954. lớp), 1. Cuộc tiến công chiến lược Đông Bước 1: GV đặt câu hỏi: Trình bày chủ Xuân 1953 1954 trương, kế hoạch của Đảng ta trong chiến a. Chủ trương, kế hoạch quân sự lược ĐôngXuân 19531954? Đông Xuân 1953 – 1954 của ta HS trả lời. Cuối tháng 9/1953, Bộ Chính trị họp GV chốt ý: Cuối tháng 9/1953, Bộ Chính trị bàn kế hoạch quân sự trong Đông họp bàn kế hoạch quân sự trong Đông Xuân Xuân 1953 1954. 1953 1954. Đề ra nhiệm vụ, phương + Nhiệm vụ: tiêu diệt địch là chính. châm, phương hướng cuộc tiến công chiến +Phương châm: tích cực, chủ động, 9
- lược Đông – Xuân 19531954. cơ động linh hoạt. +Nguyên tắc: Tiến ăn chắc, đánh ăn chắc. +Phương hướng chiến lược: Tập Chắc thắng thì đánh cho kì thắng, không trung lực lượng mở những cuộc tiến chắc thắng thì không được đánh. Do Võ công vào những hướng quan trọng về Nguyên Giáp chỉ huy. chiến lược mà địch tương đối yếu, nhằm tiêu diệt sinh lực địch, giải phóng đất đai, buộc chúng phải phân tán lực lượng, tạo điều kiện thuận lợi để ta tiêu diệt địch. Bước 2: chia lớp thành 5 nhóm, giao nhiệm vụ cho từng nhóm. Theo dõi lược đồ b. Diễn biến: Cuộc tiến công chiến tiến công chiến lược Đông –Xuân 1953 lược Đông Xuân 1953 1954 của ta đã 154, hãy tìm hiểu và tái hiện lại tiến trình bước đầu làm phá sản kế hoạch Nava của cuộc tiến công chiến lược Đông –Xuân Nava tập trung ở đồng bằng Bắc bộ 19531954 một cách sinh động, chính xác. 44 tiểu đoàn cơ động tập trung quân +GV chia nhóm HS theo bàn. thứ nhất. +GV giao đặt nhiệm vụ giao vấn để cho Ngày 10/12/1953, chủ lực ta tiến công từng nhóm. Lai Châu, giải phóng toàn bộ thị xã ●Nhóm 1: Tìm hiểu và tài hiện lại hướng (trừ Điện Biên) Nava buộc phải đưa tiến công chiến lược của ta ở mặt trận 6 tiểu đoàn cơ động tăng cường Điện Điện Biên Phủ làm phân tán lực lược của Biên Phủ. Điện Biên Phủ thành nơi địch? tập trung quân thứ hai của Pháp. ●Nhóm 2: Xác định và làm rõ hướng tiến Tháng 12/1953, liên quân Lào Việt công chiến lược của ta trên mặt trận Trung tiến công Trung Lào, giải phóng Thà Lào? Khẹt, uy hiếp Xavannakhet và Xê ●Nhóm 3: Tìm hiểu và tái hiện lại hướng nô. Nava buộc phải tăng viện cho Xê tiến công của ta trên mặt trận Thượng nô. Xênô trở thành nơi tập trung quân Lào? thứ ba của Pháp. ●Nhóm 4: Tìm hiểu và tái hiện lại hướng Tháng 01/1954, liên quân Lào Việt tiến công của ta trên mặt trận Bắc Tây tiến công Thượng Lào, giải phóng Nguyên? lưu vực sông Nậm Hu và toàn tỉnh ●Nhóm 5: Đánh giá kết quả và ý nghĩa của Phong Xalì. Nava đưa quân từ đồng cuộc tiến công chiến lược Đông – Xuân bằng Bắc Bộ tăng cường cho Luông 19531954. Phabang và Mường Sài. Luông Pha Yêu cầu: bang và Mường Sài thành nơi tập Kiến thức: chính xác, khoa học, phù hợp trung quân thứ tư của Pháp. với nội dung bài học. Tháng 02/1954, ta tiến công Bắc Tây Thời gian: thảo luận 3’, trình bày 2’. Nguyên, giải phóng Kon Tum, uy hiệp 10
- Hình thức: sáng tạo, có thể thuyết trình kết Plâycu. Pháp buộc phải tăng cường hợp với sử dụng lược đồ cuộc tiến công lực lượng cho Plây Cu và Plây cu trở chiến lược Đông –Xuân 1953 1954 để thành nơi tập trung quân thứ năm minh họa. Phối hợp với mặt trận chính, ở vùng >Nhằm phát triển năng lực hợp tác, giải sau lưng địch, phong trào du kích phát quyết vấn đề, tư duy sáng tạo. Giúp học triển mạnh ở Nam Bộ, Nam Trung sinh hiểu rõ cuộc tiến công chiến lược Bộ, Bình Trị Thiên, đồng bằng Bắc Đông –Xuân 19531954. Đánh giá và nhận Bộ… xét kết quả, ý nghĩa của cuộc tiến cồn c. Ý nghĩa chiến lược Đông – Xuân 19531954. Kế hoạch Nava bước đầu phá sản, Các nhóm lần lượt lên trình bày. Pháp bị phân tán làm 5 nơi GV: nhận xét, tổng kết chốt ý. Chuẩn bị về vật chất và tinh Nhận xét về tinh thần hoạt động nhóm, thần cho ta mở cuộc tiến công quyết hình thức trình bày, và đánh giá nhận xét về định vào Điện Biên Phủ. kiến thức. +Kế hoạch Nava bước đầu phá sản, Pháp bị phân tán làm 5 nơi +Chuẩn bị về vật chất và tinh thần cho ta mở cuộc tiến công quyết định vào Điện Biên Phủ. Hoạt động 3: (thời gian 5’) Giao nhiệm vụ cho học sinh tìm hiểu chiến dịch Điện Biên Phủ. Bước 1: Chia nhóm HS và giao nhiệm vụ. + GV tổ chức chia nhóm cho HS theo sở thích. +GV thống nhất tên gọi của từng nhóm HS và giao nhiệm vụ để các em thực hiện bài báo cáo. +Sau khi HS đã chọn nhóm theo sở thích, GV thông báo: các nhóm sẽ mang tên theo sở thích tự đặt. +GV đặt vấn đề giao nhiệm vụ cho các nhóm, yêu cầu sản phẩm (đầu ra) cho từng nhóm: HS sẽ nhập vai là những nhà báo, nhà nghiên cứu lịch sử, luật sư, đại sứ 11
- du lịch,… cùng tham gia thực hiện chủ đề “Chiến dịch Điện Biên Phủ 1954)”, thực hiện 4 nhiệm vụ: ●Nhóm 1: Tìm hiểu cứ điểm Điện Biên Phủ. Cho biết âm mưu của thực dân Pháp và sự can thiệp của Đế quốc Mĩ khi chọn Điện Biên Phủ là điểm quyết chiến chiến lược với ta? ●Nhóm 2: Chủ trương và sự chuẩn bị của ta trước âm mưu của thực dân Pháp. ● Nhóm 3: Trình bày và phân tích diễn biến của chiến dịch Điện Biên Phủ. ●Nhóm 4: Đánh giá kết quả và ý nghĩa của chiến dịch Điện Biên Phủ. Công lao của đại tướng Võ Nguyên Giáp. Bước 2: GV yêu cầu sản phẩm đầu ra của mỗi nhóm. +GV trình chiếu slide những thông tin liên quan đến các sản phẩm (đầu ra) của mỗi nhóm sau khi kết thúc thời gian báo cáo, gồm: ● 1 tập san (word) được tổng hợp lại từ kết quả nghiện cứu về dự án đã được giao (1015 trang). ● 1 bản báo cáo được trình bày trên power Point hoặc clip do nhóm tự xây dựng liên quan đến nhiệm vụ của nhóm. +GV yêu cầu các nhóm về cấu trúc tập san, bài trình bày, ví dụ như yêu cầu trang bìa ghi tên trường và biểu tượng logo trường (nếu có), tên dự án, lớp và tên nhóm, GV hướng dẫn, kích cỡ chữ…; trang 2 ghi danh sách tên thành viên nhóm được phân công nhiệm vụ; trang Mục Lục; Nội dung; Tài liệu tham khảo và trích dẫn…). Bước 3: Đưa ra tiêu chí đánh giá sản phẩm của từng nhóm. Để có cơ sở, định hướng và thống nhất 12
- chung khi đánh giá quá trình thực hiện (GV đánh giá HS và HS đánh giá lẫn nhau), GV xây dựng các tiêu chí cụ thể. +Phiếu đánh giá tính hiệu quả về tinh thần hợp tác nhóm trong quá trình triển khai thực hiện dự án. +Phiếu đánh giá sản phẩm cho từng nhóm …. Bước 4: Hướng dẫn các nhóm giải quyết triển khai nhiệm vụ được giao. +Hướng dẫn các nhóm thảo luận bầu nhóm trưởng, thư kí, và phân công nhiệm vụ cho từng thành viên để thực hiện báo cáo sản phẩm. Ở bước này, GV cần đưa ra tiêu chí cụ thể để các nhóm bầu chọn được nhóm trưởng, thư kí tốt (người có uy tín, khả năng chỉ đạo, thu phục nhóm,…) . + GV thông báo nhiệm vụ của nhóm trưởng: thường xuyên phải liên lạc, đôn đốc các thành viên thực hiện nhiệm vụ được giao và báo cáo tiến độ của nhóm cho GV (mỗi tuần từ 23 lần). Thư kí có nhiệm vụ ghi chép, giúp việc cho nhóm trưởng. Nếu nhóm trưởng và thư kí làm tốt nhiệm vụ được giao, sau này sẽ là cơ sở để các thành viên trong nhóm bầu chọn là thành viên xuất sắc nhất nhóm. +GV yêu cầu các nhóm trưởng, thư kí ghi chép lập danh sách các thành viên cùng nhiệm vụ được phân công nộp cho GV (sau khi nhóm đã họp, thống nhất) để GV tiện theo dõi, giám sát và đôn đốc HS trong quá trình nhóm thực hiện dự án. Giới thiệu, hướng dẫn HS một số trang Web, địa chỉ tìm kiếm tên sách liên quan đến chủ đề: “Chiến dịch Điện Biên Phủ 1954” . Ở bước này GV cần lưu ý HS tìm kiếm, xứ lí thông tin (nhất là thông tin 13
- internet), nhằm đảm bảo tính khoa học, tính cơ bản và mạng định hướng giáo dục: TLTK. GV tổ chức cho 4 nhóm bốc thăm đội bạn sẽ đưa ra câu hỏi cũng như gợi ý cho mình theo hình thức (321): 3lời khen; 2 lời góp ý; 1câu hỏi thắc mắc. Yêu cầu mỗi nhóm trình bày báo cáo là 5 phút; thời gian hỏi và trả lời là 3 phút. Bài tập củng cố. (thời gian 3’) Tiết 2: Chiến Dịch Điện BIÊN PHỦ VÀ HIỆP Định GIƠNEVƠ. (BÁO CÁO, ĐÁNH GIÁ, Tổng Kết) Hoạt động 4:Gợi ý nội dung bài học. GV: Tiết trước chúng ta đã tìm hiểu về cuộc tiến công chiến lược Đông –Xuân, Kế hoạch Nava của thực dân Pháp. Kế hoạch này chỉ thực sự thất bại sau chiến dịch Điện Biên Phủ lịch sử. Khi xây dựng Điện Biên Phủ thành cứ điểm mạnh nhất Đông Dương 60 năm trước, thực dân Pháp tin chắc lòng chảo này sẽ nghiền nát Việt Minh. Nhưng quân đội Việt Minh, từ thế yếu đánh thế mạnh, giành chiến thắng lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu. Người ta nói rằng, có đứng giữa cánh đồng Mường Thanh vào buổi chiều năm ấy mới hiểu được hết ý nghĩa của chiến thắng ĐBP, thất bại của Chiến dịch ĐBP là thật bại của chủ nghĩa thực dân, thắng lợi của cd ĐBP là tắng lợi của tự do và hòa bình. Vậy nếu ko có chiến dịch ĐBP ta có kết thúc kháng chiến trường kì chống td Pháp xâm lược hay ko? GVsử dụng bộ câu hỏi theo định hướng Chương trình dạy học của Intel (gồm câu hỏi khái quát, câu hỏi bài học những câu hỏi mở không có đáp án duy nhất và câu hỏi nội dung có thể có đáp án đúng duy nhất): 14
- GV dấn dắt vào bài: Chiến dịch Điện Biên Phủ cách đây 60 năm đã kết thúc cuộc kháng chiến trường kỳ chống Pháp xâm lược của quân và dân ta. Chiến thắng ấy không chỉ là mốc son chói lọi của lịch sử đấu tranh dựng nước và giữ nước của dân tộc ta, mà còn như một chiến tích, một kỳ tích đối với lịch sử nhân loại thế giới thế kỉ XX. Chiến dịch Điện Biên Phủ đã cổ vũ phong trào đấu tranh của nhân dân yêu chuộng hòa bình thế giới chống lại chủ nghĩa thực dân. Dân tộc ta làm nên chiến thắng Điện Biên Phủ lừng lẫy năm châu đã làm trấn động địa cầu. Vậy Chiến dịch Điện Biên Phủ diễn ra như thế nào? 1) Câu hỏi khái quát: “Nếu ta không có chiến dịch Điện Biên Phủ thì cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp trường kỳ của quân và dân ta có kết thúc hay không?” 2) Câu hỏi bài học: “Vì sao lại chọn Điện Biên Phủ là điểm quyết chiến chiến lược của ta và Pháp?” 3)Câu hỏi nội dung: “Chiến dịch Điện Biên Phủ đã diễn ra như thế nào? Kết quả và ý nghĩa của chiến dịch?” 15
- Kiến thức cần đạt Hoạt động của GV –HS 16
- II. Cuộc tiến công chiến lược Đông Hoạt động 5: Tìm hiểu chiến dịch Xuân 19531954 và chiến dịch Điện Điện Biên Phủ (nhóm, cá nhân, cả Biên Phủ 1954. lớp) 1.Cuộc tiến công chiến lược Đông GV nhắc lại nhiệm vụ của từng Xuân 19531954. nhóm, lần lượt các nhóm lên trình bày. Mỗi nhóm trình bày trong vòng 5 phút. Các nhóm chuẩn bị máy tính, máy chiếu, tranh ảnh, kiến thức cho bài 2.Chiến dịch Điện Biên Phủ. báo cáo của mình. a)Cứ điểm Điện Biên Phủ Điện Biên Phủ là một thung lũng Các nhóm lần lượt lên báo cáo rộng lớn, nằm ở phía tây rừng núi Nhóm 1lên báo cáo sản phẩm của Tây Bắc, giáo Lào. nhóm. Có vị trí chiến lược then chốt ở +Nhiệm vụ: “Tìm hiểu cứ điểm Điện Đông Dương và Đông Nam Á. Biên Phủ. Và cho biết âm mưu của Kế hoạch Nava, đã xây dựng cứ thực dân Pháp và sự can thiệp của điểm Điện Biên Phủ thành tập đoàn Đế quốc Mĩ khi chọn Điện Biên Phủ cứ điểm mạnh nhất Đông Dương là điểm quyết chiến chiến lược với gồm 49 cứ điểm, 2 sân bay giã chiến, ta?” 16.200 quân, đủ loại binh chủng tối +Yêu cầu: Làm rõ vị trí chiến lược tân, bố chí thành 3 phân khu: của Điện Biên Phủ. +Phân khu Bắc gồm các cứ điểm +Trình bày báo cáo tròng vòng 5 phút. Độc Lập, Bản Kéo +Sau khi nhóm 1 trình bày xong, nhóm +Phân khu Trung tâm Mường 2 nhận xét, phản biện theo phương Thanh, nơi đặt cơ quan chỉ huy, tập pháp (321). Thời gian hỏi và trả lời trung 2/3 lực lượng, có sân bay và hệ là 3 phút. thống pháo binh. Phần này, nhóm có thể sử dụng +Phân khu Nam Hồng Cúm, có video, tranh ảnh, bản đồ trình chiếu trận địa pháo, sân bay. lên slide thuyết trình (mô tả) về cứ điểm Điện Biên Phủ nằm ở đâu, có *Âm mưu của Pháp và can thiệp vị trí chiến lược như thế nào, thuận Mỹ, vì sao Điện Biên Phủ là điểm lợi và khó khăn đối với ta và địch,… quyết chiến chiến lược của Pháp. > Giúp HS phát triển kĩ năng: quan Một trong hai bên chiếm được Điên sát, khai thác kênh hình, nghiên cứu Biên Phủ sẽ giành chiến thắng và làm tài liệu, làm việc nhóm, lắng nghe, chủ được Đông Dương nói riêng và giải quyết vấn đề, tư duy phản biện, Đông Nam Á nói chung. sáng tạo,… 17
- Nếu ta đập tan được cứ điểm Điện +Tăng hứng thú học tập, không khí Biên Phủ ta sẽ chiến thắng. học sôi nổi. Pháp và Mỹ coi Điện Biên Phủ là Giúp HS có thể đóng vai là một nhà “một pháo đài bất khả xâm phạm”, báo, hướng dẫn viên du lịch,… trung tâm của kế hoạch Nava. b)Chủ trương và chuẩn bị của ta +Chủ trương: Nhóm 2 lên báo cáo sản phẩm của Tháng 12/1953, Bộ chính trị Trung nhóm. ương Đảng họp thông qua kế hoạch +Nhiệm vụ: “Chủ trương và sự tác chiến của Bộ tư lệnh, quyết định chuẩn bị của ta trước âm mưu của mở Chiến dịch Điện Biên Phủ nhằm thực dân Pháp. +Yêu cầu: Làm rõ tiêu diệt lực lượng địch, giải phóng khó khăn và thuận lợi của ta trong Tây Bắc, tạo điều kiện cho Lào giải chiến dịch Điện Biên Phủ. phóng Bắc Lào. +Trình bày báo cáo tròng vòng5 phút. +Chuẩn bị: +Sau khi nhóm 2 trình bày xong, nhóm Ta huy động một lực lượng lớn 3 nhận xét, phản biện theo phương chuẩn bị cho chiến dịch, khoảng pháp 55.000 quân, hàng chục ngàn tấn vũ (321). Thời gian hỏi và trả lời là 3 khí, đạn dược; lương thực, cùng phút. nhiều ô tô vận tải, thuyền bè… Phần này, nhóm có thể sử dụng chuyển ra mặt trận. video, tranh ảnh chiếu trên slide Đầu tháng 3/1954 công tác thuyết trình về chủ trương của Đảng chuẩn bị hoàn tất, ngày 13/3/1954 ta ta đối phó với âm mưu của Pháp và nổ súng tấn công. can thiệp Mĩ. Có thể nhóm sẽ lên kịch bản đóng kịch về diễn tiến chủ trương của Đảng ta và sự chuẩn bị của Đảng > Giúp HS phát triển kĩ năng: quan sát, khai thác kênh hình, nghiên cứu tài liệu, làm việc nhóm, lắng nghe, giải quyết vấn đề, tư duy phản biện, 18
- sáng tạo, đóng vai,… +Tăng hứng thú học tập, không khí học sôi nổi. +Giúp HS có thể đóng vai là một nhà báo, hướng dẫn viên du lịch, diễn viên. c)Diễn biến. Chiến dịch Điện Biên Phủ diễn ra qua 3 đợt: Nhóm 3 lên báo cáo sản phẩm của +Đợt 1, từ ngày 13/03 17/03/1954: nhóm. Ta tiến công tiêu diệt các căn +Nhiệm vụ: “Trình bày và phân tích cứ Him Lam và toàn bộ phân khu diễn biến của chiến dịch Điện Biên Bắc, loại khỏi vòng chiến 2.000 địch. Phủ.” +Đợt 2, từ ngày 30/0326/04/1954: +Yêu cầu: Tái hiện được diễn biến Ta đồng loạt tiến công phía đông chiến dịch ĐBP qua 3 đợt một cách khu Trung tâm Mường Thanh như E1, sinh động D1, C1, C2, A1 …,chiếm phần lớn +Trình bày báo cáo tròng vòng 5 phút. các căn cứ của địch, tạo điều kiện +Sau khi nhóm 3 trình bày xong, nhóm bao vây, chia cắt, khống chế địch. 4 nhận xét, phản biện theo phương Mỹ khẩn cấp viện trợ cho Pháp pháp và đe dọa ném bom nguyên tử ở Điện (321). Thời gian hỏi và trả lời là 3 Biên Phủ. phút. Ta khắc phục khó khăn về tiếp Phần này, nhóm có thể sử dụng tế, quyết tâm giành thắng lợi. video, tranh ảnh, lược đồ chiến dịch +Đợt 3, từ ngày 01/05 07/05/1954: Điện Biên Phủ chiếu trên slide thuyết Ta tiến công khu Trung tâm trìnhchiến dịch. Có thể nhóm sẽ lên Mường Thanh và phân khu Nam, tiêu kịch bản đóng kịch về cảnh tướng diệt các căn cứ còn lại của địch. Đơ Caxtơri ra đầu hàng. Chiều 7/5, ta đánh vào sở chỉ huy > Giúp HS phát triển kĩ năng: quan địch. sát, khai thác kênh hình, nghiên cứu 17 giờ 30 ngày 07/05/1954, tài liệu, giải quyết vấn đề, tư duy Tướng Đơ Caxtơri cùng toàn bộ phản biện, sáng tạo, đóng vai,… Ban tham mưu địch đầu hàng và bị +Tăng hứng thú học tập, không khí bắt sống. học sôi nổi. 19
- Các chiến trường toàn quốc đã Giúp HS có thể đóng vai là một nhà phối hợp chặt chẽ nhằm phân tán, báo, hướng dẫn viên du lịch, diễn tiêu hao, kìm chân địch, tạo điều kiện viên,… cho Điện Biên Phủ giành thắng lợi. *Kết quả và ý nghĩa. Kết quả: Trong cuộc Tiến công chiến lược Đông Xuân 1953 1954 và Chiến dịch Nhóm 4 lên báo cáo sản phẩm của lịch sử Điện Biên Phủ: nhóm. Ta đã loại khỏi vòng chiến đấu +Nhiệm vụ: “Đánh giá kết quả và ý 128.000 địch, 162 máy bay, thu nhiều nghĩa của chiến dịch Điện Biên Phủ. vũ khí, Công lao của Đại tướng Võ Nguyên Giải phóng nhiều vùng rộng lớn. Giáp.” Riêng tại Điện Biên Phủ, ta loại khỏi +Yêu cầu: Thấy được tầm quan vòng chiến 16 200 địch, bắn rơi 62 trọng của chiến dịch ĐBiện Biên máy bay, thu toàn bộ vũ khí, phương Phủ đối với cuộc kháng chiến chống tiện chiến tranh. thực dân Pháp (1945 – 1954), vai trò Đập tan kế hoạch Nava. của Võ Nguyên Giáp trong chiến dịch Ý nghĩa Điện Biên Phủ. Thắng lợi cùa cuộc Tiến công +Trình bày báo cáo tròng vòng 5 phút. chiến lược Đông Xuân 1953 1954 và +Sau khi nhóm 4trình bày xong, nhóm Chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ đã 1nhận xét, phản biện theo phương đập tan hoàn toàn kế hoạch Nava. pháp (321). Thời gian hỏi và trả lời Giáng đòn quyết định vào ý chí là 3 phút. xâm lược của Pháp, làm xoay chuyển Phần này, nhóm có thể sử dụng cục diện chiến tranh ở Đông Dương. video, tranh ảnh, vũ khí đồ dùng của Tạo điều kiện thuận lợi cho cuộc Pháp mà ta thu được chiếu trên slide đấu tranh ngoại giao của ta giành thuyết trìnhchiến dịch. Có thể nhóm thắng lợi. sẽ lên kịch bản đóng kịch đóng vai về Đại tướng Võ Nguyên Giáp. > Giúp HS phát triển kĩ năng: quan sát, khai thác kênh hình, nghiên cứu tài liệu, giải quyết vấn đề, tư duy phản biện, sáng tạo, đóng vai,… Giúp HS có thể đóng vai là một nhà báo, hướng dẫn viên du lịch, diễn viên,… 20
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Giáo án Lịch sử 5 bài 12: Vượt qua tình thế hiểm nghèo
5 p | 553 | 61
-
Giáo án Lịch sử 10 bài 12: Ôn tập - Lịch sử thế giới thời nguyên thủy, cổ đại và trung đại
5 p | 738 | 55
-
Giáo án Lịch sử 12 bài 13: Phong trào dân tộc dân chủ ở Việt Nam từ năm 1925 đến năm 1930
12 p | 1073 | 54
-
Giáo án Lịch sử 11 bài 12: Nước Đức giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918 -1939)
8 p | 835 | 50
-
Giáo án Lịch sử 4 bài 12: Nhà Trần thành lập
3 p | 673 | 42
-
Giáo án Lịch sử 6 bài 12: Nước Văn Lang
4 p | 498 | 40
-
Giáo án Lịch sử 8 bài 12: Nhật Bản giữa thế kỉ 19 - đầu thế kỉ 20
6 p | 593 | 38
-
Giáo án Lịch sử 7 bài 12: Đời sống kinh tế, văn hóa
7 p | 694 | 32
-
Giáo án Lịch sử 9 bài 12: Những thành tựu chủ yếu và ý nghĩa lịch sử của cách mạng khoa học kĩ thuật
6 p | 706 | 32
-
Giáo án Lịch sử 12 bài 11: Tổng kết lịch sử thế giới hiện đại từ năm 1945 đến năm 2000
7 p | 586 | 14
-
Giáo án Lịch sử lớp 12: Lịch sử địa phương Quảng Nam
11 p | 22 | 4
-
Giáo án Lịch sử lớp 4 - Tuần 9: Đinh Bộ Lĩnh dẹp loạn 12 sứ quân
7 p | 49 | 4
-
Giáo án Lịch sử và Địa lí lớp 8 - Phần Lịch sử, Bài 12: Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914–1918)
5 p | 35 | 4
-
Giáo án Lịch sử lớp 12 bài 6: Nước Mĩ
3 p | 16 | 3
-
Giáo án Lịch sử lớp 12 (Trọn bộ cả năm)
212 p | 21 | 3
-
Giáo án Lịch sử và Địa lí lớp 4 - Bài 12: Thăng Long – Hà Nội (Sách Chân trời sáng tạo)
9 p | 62 | 3
-
Giáo án Lịch sử lớp 11 - Bài 12: Vị trí và tầm quan trọng của Biển Đông (Sách Chân trời sáng tạo)
14 p | 15 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn