Giáo án lớp 5: Tuần 19 năm học 2021-2022 - Trường Tiểu học thị trấn Chũ số 1
lượt xem 4
download
"Giáo án lớp 5: Tuần 19 năm học 2021-2022" với các bài học như: diện tích hình thang (áp dụng phương pháp dạy học giải quyết vấn đề); tập đọc Người công dân số một (tiết 1); chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ; em yêu quê hương (tiết 1); châu Á; chính tả nhà yêu nước Nguyễn Trung Trực; câu ghép;... Mời các bạn cùng tham khảo giáo án để nắm chi tiết nội dung các bài học.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Giáo án lớp 5: Tuần 19 năm học 2021-2022 - Trường Tiểu học thị trấn Chũ số 1
- Đặng Khắc Tân– Lớp 5A5 Năm học 20212022 TUẦN 19 Thứ Hai, ngày 10 tháng 01 năm 2022 Buổi sáng Sinh hoạt dưới cờ CHÀO CỜ CHỦ ĐIỂM: TRUYỀN THỐNG DÂN TỘC I. Mục tiêu HS phát huy ưu điểm, khắc phục tồn tại về nề nếp tuần 18; hiểu được những việc cần thực hiện trong tuần 19. Giáo dục sức khỏe, tuyên truyền phòng chống bệnh (Covid19, bệnh mùa đông). HS kính trọng, biết ơn các chú bộ đội 2. Năng lực: Rèn kỹ năng hợp tác nhóm, chia sẻ, phản biện, mạnh dạn, tự tin giao tiếp trước tập thể. 3. Phẩm chất: HS biết và có khả năng đưa ra những phản hồi tích cực, đúng đắn. II. THỜI GIAN, ĐỊA ĐIỂM, THÀNH PHẦN Bắt đầu từ 7h30, tại lớp 5A5. Giáo viên CN và học sinh trong lớp. III. CHUẨN BỊ GV: Các nội dung: về phòng chống dịch Covid 19 HS: Chi đội trưởng chỉ đạo các bạn thực hiện các nghi lễ, nội dung. IV. Tiến trình thực hiện. Nội dung Người thực hiện 1. Ôn định tổ chức Chủ tịch HĐTQ 2. Lễ chào cờ Chủ tịch HĐTQ 3. Phát động phong trào kêt nối “ Vòng Thảo luận, chia sẻ trước lớp. tay yêu thương” 4. Tuyên truyền phòng chống covid. 5. Kết thúc tiết chào cờ HS nhắc lại quy định 5k. GV nhận xét. Phát động thi đua tuần 19. IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY 1 Trường Tiểu học thị trấn Chũ số 1
- Đặng Khắc Tân– Lớp 5A5 Năm học 20212022 ……………………………………………………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………………………………………………… Toán DIỆN TÍCH HÌNH THANG (Áp dụng phương pháp dạy học giải quyết vấn đề) I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức, kĩ năng: Biết tính diện tích hình thang, biết vận dụng vào giải các bài tập liên quan. Rèn kĩ năng làm tính và giải toán, vận dụng kiến thức bài học vào thực tế. 2. Năng lực: Phát triển năng lực tự học và giải quyết vấn đề. 3. Phẩm chất: Biết giúp đỡ bạn trong học tập. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC Giáo viên: Bộ đồ dùng dạy toán 5, một số tấm bìa dạng hình thang Học sinh: Kéo, bảng con III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Hoạt động mở đầu * Khởi động Yêu cầu HS nhắc lại quy tắc tính HS nhắc lại quy tắc tính diện tích các diện tích các hình đã học hình đã học * Kết nối : Giới thiệu bài 1 em nêu đặc điểm của hình thang. Nhận xét, khen ngợi HS 2. Hoạt động hình thành kiến thức mới: a) Hướng dẫn hình thành công thức tính diện tích hình thang Bước 1: Nhận ra vấn đề HS lên chỉ và nói tên các cạnh, đường cao của hình thang. Giới thiệu hình thang ABCD, đường cao AH A B HS suy nghĩ D H C Trao đổi trong nhóm GV gợi ý để học sinh nêu được vấn 2 Trường Tiểu học thị trấn Chũ số 1
- Đặng Khắc Tân– Lớp 5A5 Năm học 20212022 đề cần tìm hiểu của bài học. Chia sẻ trước lớp Vấn đề: Muốn tính diện tích hình thang, ta làm như thế nào? Bước 2 + 3: Suy đoán, tìm cách giải quyết vấn đề HS suy nghĩ, trao đổi trong nhóm, chia GV quan sát, giúp đỡ sẻ trước lớp cách tính diện tích hình thang. Giáo viên theo dõi học sinh chia sẻ, định hướng học sinh cắt ghép hình thang. Bước 4: Tiến hành giải quyết vấn HS cắt ghép hình thang ABCD để đề tạo thành hình tam giác ADK Hướng dẫn học sinh cắt ghép trên giấy bìa A B M D H C A M D H C K (B) (A) HS so sánh: diện tích hình thang ABCD bằng diện tích hình tam giác ADK. Yêu cầu HS dựa vào hình vừa cắt ghép để so sánh diện tích hình thang DΚ ΑΗ Diện tích tam giác ADK là ABCD và diện tích hình tam giác 2 ADK DΚ ΑΗ ( DC + CK ) ΑΗ ( DC + AB ) AH = = Yêu cầu HS nêu công thức tính 2 2 2 diện tích hình tam giác ADK Vậy diện tích hình thang ABCD là: ( DC + AB) AH Hướng dẫn HS so sánh, đối chiếu 2 các yếu tố hình học để rút ra quy tắc tính diện tích hình thang HS phát biểu quy tắc: diện tích hình thang bằng tổng độ dài 2 đáy nhân với chiều cao (cùng đơn vị đo) rồi chia cho Bước 5: Kết luận 2. Yêu cầu HS nêu quy tắc tính diện 3 Trường Tiểu học thị trấn Chũ số 1
- Đặng Khắc Tân– Lớp 5A5 Năm học 20212022 tích hình thang S = (a + b) × h : 2 (S: diện tích; a,b độ dài các cạnh đáy; h: chiều cao) HS nêu yêu cầu b) Thực hành HS làm bảng con Bài 1. Tính diện tích hình thang Chia sẻ, chữa bài Hướng dẫn HS làm bảng con Diện tích hình thang là: Nhận xét, nêu phương án đúng (12 + 8) × 5 : 2 = 50 (cm2) Đáp số: 50cm2 HS làm bài Chia sẻ, chữa bài Bài 2. (a) Tính diện tích mỗi hình Diện tích hình thang là: thang… (9 + 4) × 5 : 2 = 32,5 (cm2) 1HS làm bảng lớp, cả lớp làm bài Đáp số: 32,5cm2 vào vở Nhận xét, nêu phương án đúng 2 HS nêu. 3. Hoạt động vận dụng, trải nghiệm Yêu cầu HS nêu quy tắc và công thức tính diện tích hình thang. GV nhận xét tiết học Về nhà xem lại bài, chuẩn bị bài sau. IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY ……………………………………………………………………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………………………………………………………........…… ………………………………………………………………………………………………………………………………………………........… CHỦ ĐIỂM: Người công dân Tập đọc NGƯỜI CÔNG DÂN SỐ MỘT (tiết 1) I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức, kĩ năng: Biết đọc đúng ngữ điệu văn bản kịch, phân biệt được lời tác giả với lời nhân vật. Phân vai đọc diễn cảm vở kịch, thể hiện được tính cách nhân vật. 4 Trường Tiểu học thị trấn Chũ số 1
- Đặng Khắc Tân– Lớp 5A5 Năm học 20212022 Hiểu được tâm trạng day dứt, trăn trở tìm đường cứu nước của Nguyễn Tất Thành. HS ghi chép được vắn tắt những chi tiết quan trọng về nội dung và ý chính của bài tập đọc vào vở ghi đầu bài. 2. Năng lực: Biết làm việc cá nhân, làm việc trong nhóm; biết làm các việc theo yêu cầu của giáo viên. 3. Phẩm chất: Yêu quê hương đất nước; kính yêu Bác Hồ. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC Giáo viên: Tranh minh họa bài, ảnh chụp bến Nhà Rồng. Học sinh : Sách vở, đồ dùng học tập III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Hoạt động mở đầu * Khởi động Yêu cầu HS hát đồng thanh Hát bài yêu thích * Kết nối : Giới thiệu bài HS nghe, quan sát ảnh 2. Hoạt động hình thành kiến thức mới: 1HS đọc toàn bài Lắng nghe a) Hướng dẫn dẫn HS luyện đọc Mời 1 HS đọc bài HS chia đoạn Hướng dẫn giọng đọc, ngắt nghỉ hơi, Đoạn 1: Từ đầu …. vậy anh vào sửa phát âm Sài Gòn làm gì? Yêu cầu HS chia đoạn Đoạn 2: Tiếp theo…. không định xin việc làm ở Sài Gòn nữa. Đoạn 3: Còn lại HS đọc nối tiếp đoạn HS nêu, luyện đọc cá nhân, nhóm, Mời HS đọc nối tiếp đoạn, GV lắng lớp. nghe, hướng dẫn HS sửa sai (nếu có) HS luyện đọc cặp đôi Trong bài có những từ nào khó đọc? Đại diện các nhóm đọc trước lớp, lớp nêu ý kiến chia sẻ. Yêu cầu HS đọc nối tiếp đoạn trong Lắng nghe nhóm đôi HS trao đổi trong nhóm GV đọc diễn cảm toàn bài b) Hướng dẫn tìm hiểu bài 5 Trường Tiểu học thị trấn Chũ số 1
- Đặng Khắc Tân– Lớp 5A5 Năm học 20212022 Yêu cầu HS trao đổi trong nhóm đôi các câu hỏi tìm hiểu nội dung bài Cho học sinh đọc thầm đoạn 1, trả lời câu hỏi 1: Anh Lê giúp anh Thành tìm việc Anh Lê giúp anh Thành việc gì? làm. Cho học sinh đọc thầm đoạn 2, trả lời câu hỏi 2: ...anh là người nước nào? Những câu nói nào của anh Thành cho ....anh có khi nào nghĩ đến đồng thấy anh luôn nghĩ tới dân, tới nước? bào không? Cho học sinh đọc thầm đoạn 3 trả lời câu hỏi 3: Anh vào Sài Gòn làm gì? Anh là Hãy tìm những chi tiết cho thấy câu người nước nào?... chuyện giữa anh Thành và anh Lê nhiều lúc không ăn nhập với nhau. Quan sát học sinh học tập, hỗ trợ, bổ sung kiến thức. HS trả lời theo ý hiểu Gợi ý rút ra nội dung, ý nghĩa bài đọc. HS nối tiếp trả lời Em học được điều gì qua tấm gương của Nguyễn Tất Thành? Lắng nghe Giáo dục HS c) Hướng dẫn HS đọc diễn cảm HS nêu Truyện có mấy nhân vật? HS tìm giọng đọc cho mỗi đoạn. Hướng dẫn HS đọc diễn cảm theo hình thức phân vai HS luyện đọc diễn cảm. HS thi đọc. Chia sẻ cùng nhóm bạn, bình chọn nhóm đọc phân vai hay nhất. Nhận xét, tuyên dương 3. Hoạt động vận dụng, trải nghiệm HS nhắc lại nội dung chính của Mời 2 HS nhắc lại nội dung của bài bài. Dặn chuẩn bị phần tiếp theo của đoạn kịch IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY ……………………………………………………………………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………………………………………………………........…… ………………………………………………………………………………………………………………………………………………........… 6 Trường Tiểu học thị trấn Chũ số 1
- Đặng Khắc Tân– Lớp 5A5 Năm học 20212022 Lịch sử CHIẾN THẮNG LỊCH SỬ ĐIỆN BIÊN PHỦ I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức, kĩ năng: Học sinh biết: Kể được một số sự kiện về chiến dịch Điện Biên Phủ: + Chiến dịch diễn ra trong ba đợt tấn công; đợt ba: ta tấn công và tiêu diệt cứ điểm đồi A1 và khu trung tâm chỉ huy của địch. + Ngày 7/5/1954, Bộ chỉ huy tập đoàn cứ điểm ra hàng, chiến dịch kết thúc thắng lợi. Trình bày sơ lược ý nghĩa của chiến thắng Điện Biên Phủ: là mốc son chói lọi, góp phần kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược. Biết tinh thần chiến đấu anh dũng của bộ đội ta trong chiến dịch: tiêu biểu là anh hùng Phan Đình Giót lấy thân mình lấp lỗ châu mai 2. Năng lực: Mạnh dạn trả lời được câu hỏi tìm hiểu nội dung bài, biết trao đổi, chia sẻ kết quả học tập cùng bạn. 3. Phẩm chất: Kính yêu Bác Hồ, yêu Tổ quốc, tự hào truyền thống chống ngoại xâm của dân tộc ta. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC Giáo viên : Bản đồ hành chính Việt Nam, lược đồ chiến dịch Điện Biên Phủ. Học sinh : Sách vở, đồ dùng học tập III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Hoạt động mở đầu * Khởi động Yêu cầu: Chọn đáp án đúng: Cá nhân suy nghĩ, trả lời Câu 1: Đại hội đại biểu toàn quốc lần HS lắng nghe thứ hai đề ra nhiệm vụ gì cho cách mạng? A.Phát triển tinh thần yêu nước, đẩy mạnh sản xuất chia ruộng đất cho nhân dân. B.Thực hiện xóa đói giảm nghèo, phát triển sản xuất, giảm tô thuế cho nhân dân. C.Đẩy mạnh các phong trào thi đua 7 Trường Tiểu học thị trấn Chũ số 1
- Đặng Khắc Tân– Lớp 5A5 Năm học 20212022 thực hiện phương châm “ lá lành đùm lá rách”. GV nhận xét * Kết nối : Giới thiệu bài 2. Hoạt động hình thành kiến thức HS lắng nghe mới: a) Hoạt động 1: Vị trí Điện Biên Phủ HS quan sát và tìm vị trí của tỉnh Xác định vị trí Điện Biên Phủ Điện Biên. GV treo bản đồ hành chính Việt Nam yêu cầu học sinh quan sát và tìm vị trí của tỉnh Điện Biên trên bản đồ. GV giới thiệu Điện Biên Phủ: HS lắng nghe Điện Biên Phủ trước đây thuộc tỉnh Lai Châu nay thuộc thành phố Điện Biên tỉnh Điện Biên. Đây là một thung lũng rộng lớn nằm ở giữa vùng rừng núi Tây Bắc một vị trí chiến lược trọng yếu. Được sự giúp đỡ của Mỹ về tiền của vũ khí, chuyên gia quân sự Pháp đã cho xây dựng ở đây một tập Tập đoàn cứ điểm là nhiều cứ đoàn cứ điểm. điểm (vị trí phòng thủ có công sự GV yêu cầu Hs đọc chú thích và tìm vững chắc) hợp thành một hệ thống hiểu khái niệm “tập đoàn cứ điểm”. phòng thủ kiên cố (tại Điện Biên Phủ địch có 49 cứ điểm). b) Hoạt động 2: chuẩn bị cho chiến 1HS đọc,cả lớp đọc thầm. dịch của quân dân ta Yêu cầu học sinh đọc đoạn 1 SGK HS trả lời trang 37 Mùa đông năm 1953, tại chiến khu Tại buổi họp, TW Đảng và Bác Hồ Việt Bắc, Trung ương Đảng và Bác đã nêu ra quyết tâm gì? Hồ đã họp, nêu quyết tâm giành thắng lợi trong chiến dịch Điện Biên Phủ để kết thúc thắng lợi. HS quan sát. Cho HS quan sát hình 1 SGK trang 38 HS đọc và trả lời câu hỏi. Cuộc họp của bộ chính trị Để chuẩn bị cho chiến dịch lịch sử Yêu cầu học sinh đọc đoạn 2 sgk này, cả tiền tuyến và hậu phương trang 37 trả lời câu hỏi: “ Quân và dân đều sẵn sàng với tinh thần cao nhất. ta đã chuẩn bị gì cho chiến dịch?” Khoảng năm vạn rưỡi chiến sĩ từ các 8 Trường Tiểu học thị trấn Chũ số 1
- Đặng Khắc Tân– Lớp 5A5 Năm học 20212022 mặt trận hành quân về Điện Biên Phủ, hàng vạn tấn vũ khí được vận chuyển vào trận địa. Gần ba vạn người từ hậu phương tham gia vận chuyển lương thực, thực phẩm, quần áo, thuốc men... lên Điện Biên Phủ. b Sau 1950, hậu phương ta được mở rộng và xây dựng vững mạnh làm tăng thêm sức mạnh cho cuộc kháng chiến. Hậu phương vững mạnh chi viện thật nhiều cho tiền tuyến góp phần giúp cho quân đội của ta ngày càng lớn mạnh. Đó là tiền đề quan trọng trong chiến thắng Điện Biên Phủ. Chiến thắng ấy diễn ra như thế nào và có ý nghĩa gì cô và các em cùng tìm hiểu bài 17 Chiến thắng lịch sử Điện Biên phủ. Hoạt động 3: Một số sự kiện tiêu biểu Yêu cầu HS trao đổi nhóm, trả lời Học sinh trả lời câu hỏi. câu hỏi: + Chiến dịch Điện Biên Phủ được chia + 3 đợt làm mấy đợt tấn công? + đợt 1 : ngày 13/3/1954 + Đợt 1 diễn ra như thế nào? Quân ta nổ súng màn chiến dịch Điện Biên Phủ.Trong suốt 5 ngày đêm chiến đấu dũng cảm,ta lần lượt tiêu diệt các vị trí phòng ngự của địch ở phía bắc như : Him Lam,Độc Lập, Bản Kéo.Trong trận đánh ở Him Lam, anh Phan Đình Giót đã lấy thân + Hành động của anh Phan Đình Giót mình lấp lỗ châu mai để đồng đội thể hiện điều gì? xông lên tiêu diệt địch. + Thể hiện tinh thần chiến đấu bất khuất,kiên cường. + đợt 2 : ngày 30/3/1954 + Đợt 2 diễn ra như thế nào? Ta đồng loạt công kích địch lần thứ hai.Sân bay Mường Thanh bị uy hiếp, máy bay địch không xuống được sân bay buộc phải thả hàng tiếp tế, nhưng rơi không đúng vị trí,bộ đội ta 9 Trường Tiểu học thị trấn Chũ số 1
- Đặng Khắc Tân– Lớp 5A5 Năm học 20212022 thu được nhiều chiến lợi phẩm.Ta và địch giành giật nhau từng tấc đât, từng đoạn giao thông hào. Đến ngày 26/4/1954, phần lớn các cứ điểm phía đông đã thuộc quyền kiểm soát của ta,riêng hai cứ điểm quan trọng là đồi C1 và A1,địch vẫn còn kháng cự quyết liệt. + đợt 3 : ngày 1/5/1954 + Đợt 3 diễn ra như thế nào? Ta mở đợt tấn công thứ ba, đánh chiếm các cứ điểm còn lại.Tối 6/5/1954, trái bộc phá nặng khoảng một tấn do bộ đội ta đào đường GV nhận xét, cho HS quan sát lược ngầm đặt vào lòng đồi A1 được phát đồ, nghe GV kể lại các sự kiện của nổ.Đó là hiệu lệnh tổng công kích,bộ chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ. đội ta xung phong như vũ bão. Ngày 7/5/1954 tướng Đờ Caxtơri,Bộ Hoạt động 4: Ý nghĩa của chiến thắng chỉ huy tập đoàn cứ điểm bị bắt lịch sử Điện Biên Phủ sống,chiến dịch kết thúc thắng lợi. Hỏi: Chiến thắng lịch sử Điện Biên HS lắng nghe, quan sát Phủ có ý nghĩa gì 3. Hoạt động vận dụng, trải nghiệm 1 Hs trả lời GV nhận xét tiết học, yêu cầu học Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ sinh ôn bài và chuẩn bị bài mới. là mốc son chói lọi, góp phần kết thúc thắng lợi chín năm kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược. IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY ……………………………………………………………………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………………………………………………………........…… ………………………………………………………………………………………………………………………………………………........… Buổi chiều Đạo đức EM YÊU QUÊ HƯƠNG (tiết 1) I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức, kĩ năng: Biết làm những việc phù hợp với khả năng để góp phần tham gia xây dựng quê hương. 10 Trường Tiểu học thị trấn Chũ số 1
- Đặng Khắc Tân– Lớp 5A5 Năm học 20212022 Yêu mến, tự hào về quê hương mình, mong muốn được góp phần xây dựng quê hương. Biết được vì sao cần phải yêu quê hương, tham gia góp phần xây dựng quê hương. 2. Năng lực: Biết vận dũng những điều đã học để giải quyết nhiệm vụ trong học tập, trong cuộc sống. 3. Phẩm chất: Chăm học, chăm làm, tích cực tham gia các hoạt động ở trường cũng như ở nhà, ở địa phương. Yêu quê hương, đất nước. 4. GDBVMT: Giáo dục HS biết bảo vệ môi trường để quê hương mình thêm đẹp. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC Giáo viên: Phiếu học tập Học sinh : Sách vở, đồ dùng học tập III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Hoạt động mở đầu Hát bài yêu thích * Khởi động Yêu cầu HS hát đồng thanh * Kết nối : Giới thiệu bài 2. Hoạt động hình thành kiến thức mới: HS đọc truyện a) Hoạt động 1: Tìm hiểu truyện Cây đa Trao đổi nhóm, trả lời câu hỏi làng em Các nhóm trình bày, cả lớp trao Mời 1 HS đọc truyện đổi, bổ sung. Yêu cầu HS đọc thầm, nhóm đôi hỏi và + Vì cây đa là biểu tượng của trả lời các câu hỏi trong phiếu học tập: quê hương …cây đa đem lại nhiều lợi ích cho mọi người. + Vì sao dân làng lại gắn bó với cây đa? + Mỗi lần về quê, Hà đều cùng các bạn chơi dưới gốc đa. + Để chữa cho cây đa sau trận + Hà gắn bó với cây đa như thế nào? lụt. + Bạn rất yêu quê hương. + Bạn Hà đóng góp tiền để làm gì? + Những việc làm của bạn Hà thể hiện HS trả lời theo hiểu biết. tình cảm gì với quê hương? Giáo viên nêu câu hỏi liên hệ: + Quê hương em ở đâu? + Có điều gì khiến em luôn nhớ về quê 11 Trường Tiểu học thị trấn Chũ số 1
- Đặng Khắc Tân– Lớp 5A5 Năm học 20212022 hương? + Em cần làm gì để thể hiện tình yêu quê hương? b) Hoạt động 2: Thảo luận, xử lí tình huống (bài tập 1) Yêu cầu HS đọc thầm yêu cầu và nội dung bài tập 1; thảo luận nhóm đôi, nêu HS đọc thầm, thảo luận nhóm 2 cách xử lí các tình huống Đại diện nhóm trình bày GV nhận xét, nêu phương hướng giải Các nhóm khác bổ sung quyết: Lắng nghe Tình huống (a): Bạn Tuấn có thể góp sách báo của mình; vận động các bạn cùng tham gia đóng góp; nhắc nhở các bạn giữ gìn sách … Tình huống (b) : Bạn Hằng cần tham gia làm vệ sinh với các bạn trong đội, vì đó là một việc làm góp phần làm sạch, đẹp làng xóm. 3. Hoạt động vận dụng, trải nghiệm Nhận xét tiết học. Dặn chuẩn bị bài học sau. IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY ……………………………………………………………………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………………………………………………………........…… ………………………………………………………………………………………………………………………………………………........… Địa lí CHÂU Á I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức, kĩ năng: Biết tên các châu lục và đại dương trên thế giới. Nêu được vị trí, giới hạn của châu Á. Nêu được một số đặc điểm về địa hình, khí hậu của châu Á: 3/4 diện tích là núi và cao nguyên, núi cao và đồ sộ bậc nhất thế giới; châu Á có nhiều đới khí hậu: nhiệt đới, ôn đới, hàn đới. Sử dụng quả địa cầu, bản đồ, lược đồ để nhận biết vị trí địa lí, giới hạn lãnh thổ châu Á. Đọc tên và chỉ vị trí một số dãy núi, cao nguyên, đồng bằng, sông lớn của châu Á trên bản đồ (lược đồ). 2. Năng lực: 12 Trường Tiểu học thị trấn Chũ số 1
- Đặng Khắc Tân– Lớp 5A5 Năm học 20212022 Biết làm các việc theo yêu cầu của giáo viên Trình bày rõ ràng nội dung cần trao đổi 3. Phẩm chất: Biết hợp tác với bạn để thực hiện nhiệm vụ học tập. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC Giáo viên: Quả địa cầu (hoặc Bản đồ thế giới), Bản đồ tự nhiên châu Á, phiếu học tập của HS. Học sinh : Sách vở, đồ dùng học tập III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Hoạt động mở đầu * Khởi động Yêu cầu HS hát đồng thanh HS hát đồng thanh * Kết nối : Giới thiệu bài 2. Hoạt động hình thành kiến thức mới: : Hoạt động 1: Các châu lục và các đại HS tiếp nối nhau trả lời câu hỏi. dương trên thế giới + Châu : Mĩ, Âu, Á, Phi, Đại Dương, Gọi HS kể tên các châu lục, các đại Nam Cực. dương trên thế giới. GV ghi nhanh 2 + Đại dương: Thái Bình Dương, Đại cột (các châu lục – các đại dương). Tây Dương, Ấn Độ Dương, Bắc Băng Dương. HS làm việc nhóm đôi vừa nêu tên và chỉ vị trí tương ứng trên lược đồ. Yêu cầu HS quan sát hình 1 để tìm vị trí các châu lục và các đại dương trên 3 HS lên bảng chỉ theo yêu cầu. Lớp thế giới. theo dõi, nhận xét, bổ sung. Gọi HS chỉ vị trí trên Quả Địa cầu (hoặc bản đồ thế giới). GV nhận xét: Trái Đất chúng ta có 6 châu lục và 4 đại dương. Châu Á là một trong 6 châu lục của Trái Đất. Hoạt động 2: Vị trí địa lí và giới hạn HS thảo luận nhóm, ghi chép kết của châu Á. quả. Giao việc: Hoạt động nhóm 4, đọc câu hỏi, xem lược đồ, trao đổi, trả lời từng câu hỏi sau: + Châu Á gồm 2 phần là lục địa và các + Chỉ vị trí của châu Á trên lược đồ và đảo xung quanh. cho biết châu Á gồm những phần nào ? + Bắc giáp BBD, Đông giáp TBD, + Các phía của châu Á tiếp giáp với Nam giáp ẤĐD, Tây Nam giáp châu Phi, Tây và Tây Bắc giáp châu Âu. 13 Trường Tiểu học thị trấn Chũ số 1
- Đặng Khắc Tân– Lớp 5A5 Năm học 20212022 các châu lục và đại dương nào ? + Châu Á nằm ở bán cầu Bắc, trải dài từ vùng cực Bắc đến quá Xích đạo. + Châu Á nằm ở bán cầu Bắc hay bán cầu Nam, trải từ vùng nào đến vùng + Hàn đới ở phía Bắc Á. Ôn đới ở nào trên Trái Đất? giữa lục địa châu Á. Nhiệt đới ở Nam + Châu Á chịu ảnh hưởng của các đới Á. khí hậu nào ? Một HS điểu khiển mời đại diện Mời 1 HS điều khiển HS báo cáo kết nhóm trình bày. Lớp theo dõi, nhận quả thảo luận. xét, bổ sung. GV theo dõi, hỏi thêm, chia sẻ thêm khi cần thiết và làm trọng tài khi HS tranh luận. GV nhận xét chốt ý: Châu Á nằm ở bán cầu Bắc, có 3 phía giáp biển và đại dương. Hoạt động 3: Diện tích, dân số, các khu vực và nét đặc trưng về tự nhiên của mỗi khu vực của châu Á. HS quan sát và trả lời cá nhân. Lớp Yêu cầu HS quan sát bảng số liệu theo dõi, nhận xét, bổ sung. diện tích và dân số châu lục để so sánh diện tích châu Á với các châu lục khác. HS thảo luận nhóm 4, quan sát và Yêu cầu HS quan sát lược đồ các khu trình bày. Lớp theo dõi, nhận xét, bổ vực châu Á và thảo luận nhóm 4 thực sung. hiện phiếu học tập. GV nhận xét chốt ý: Trong 6 châu lục thì châu Á có diện tích lớn nhất. Núi và cao nguyên chiếm ¾ diện tích châu Á. 3. Hoạt động vận dụng, trải nghiệm HS trả lời Em đã học được những gì qua bài học hôm nay? Nhận xét giờ học Dặn chuẩn bị bài sau IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY ……………………………………………………………………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………………………………………………………........…… ………………………………………………………………………………………………………………………………………………........… Thứ Ba, ngày 11 tháng 01 năm 2022 Buổi sáng Toán 14 Trường Tiểu học thị trấn Chũ số 1
- Đặng Khắc Tân– Lớp 5A5 Năm học 20212022 LUYỆN TẬP I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức, kĩ năng : Biết tính diện tích hình thang. Rèn kĩ năng tính chính xác, vận dụng kiến thức bài học vào thực tế. 2. Năng lực: Biết vạn dụng những điều đã học để giải quyết nhiệm vụ học tập. 3. Phẩm chất: Tự tin khi trình bày ý kiến cá nhân. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC Giáo viên: Phiếu học tập Học sinh : Sách vở, đồ dùng học tập III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Hoạt động mở đầu * Khởi động Yêu cầu HS HS nhắc lại quy tắc tính diện tích * Kết nối : Giới thiệu bài hình thang. GV yêu cầu Nhận xét, đánh giá 2. Hoạt động luyện tập thực hành Hướng dẫn làm bài tập Bài 1. Tính diện tích hình thang… Yêu cầu HS làm bài cá nhân HS đọc yêu cầu bài tập Giáo viên quan sát, giúp đỡ. Học sinh làm bài cá nhân vào vở nháp, 2 HS lên bảng Học sinh chia sẻ bài làm, lớp nhận Nhận xét, hướng dẫn HS chữa bài xét, bổ sung. a) ( 14 + 6) × 7: 2 = 70 (cm2) 2 1 9 21 b) ( + ) × : 2 = (m2) 3 2 4 16 (2,8 + 1,8) 0,5 c) = 1,15 (m 2 ) 2 Bài 2. Yêu cầu HS làm vở Yêu cầu HS trao đổi làm bài HS làm bài vở Nhận xét, tuyên dương Trao đổi vở, kiểm tra chéo Chữa bài trước lớp 3. Hoạt động vận dụng, trải HS nhắc lại nội dung bài học nghiệm 15 Trường Tiểu học thị trấn Chũ số 1
- Đặng Khắc Tân– Lớp 5A5 Năm học 20212022 Yêu cầu HS nhắc lại nội dung bài học GV nhận xét tiết học Dặn về nhà ôn kiến thức đã học, chuẩn bị bài sau. Chính tả NHÀ YÊU NƯỚC NGUYỄN TRUNG TRỰC I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức, kĩ năng: Viết đúng chính tả; trình bày đúng hình thức bài văn xuôi; không mắc quá 5 lỗi. Làm được bài tập 2, bài tập 3a Rèn kĩ năng viết đúng mẫu chữ, cỡ chữ. 2. Năng lực: Có khả năng tự hoàn thành nhiệm vụ học tập. 3. Phẩm chất: Chăm học, chăm làm, yêu quê hương đất nước. 4. Tích hợp giáo dục ANQP Nêu được những tấm gương hi sinh anh dũng trong kháng chiến chống giặc ngoại xâm. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC Giáo viên: Bút dạ, bảng phụ, phiếu học tập Học sinh : Sách vở, đồ dùng học tập III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Hoạt động mở đầu * Khởi động Yêu cầu HS hát đồng thanh Hát đồng thanh * Kết nối : Giới thiệu bài 2. Hoạt động hình thành kiến thức mới a) Hướng dẫn học sinh nghe – viết chính tả HS đọc bài chính tả, lớp nghe. GV mời HS đọc bài chính tả. HS đọc thầm lại bài, trả lời: Yêu cầu HS đọc thầm, trả lời câu hỏi: + Bài chính tả nói về Nguyễn Trung + Bài chính tả nói về ai? Trực Ông là nhà yêu nước nổi tiếng của + Ông là người như thế nào? Việt Nam. Trước lúc hi sinh ông đã 16 Trường Tiểu học thị trấn Chũ số 1
- Đặng Khắc Tân– Lớp 5A5 Năm học 20212022 có một câu nói khẳng khái, lưu danh muôn thuở: “Bao giờ người Tây nhổ hết cỏ nước Nam thì mới hết người Nam đánh Tây.” HS nối tiếp nêu Yêu cầu HS kể những tấm gương hi sinh anh dũng trong kháng chiến chống giặc ngoại xâm. HS lắng nghe GV nhận xét, giáo dục HS lòng biết ơn những người đã hi sinh trong kháng chiến để bảo vệ độc lập, tự do cho Tổ HS đọc thầm lại đoạn văn., tìm từ quốc. khó, viết trên bảng con, bảng lớp. Yêu cầu HS tìm từ khó Nhận xét, chữa Lắng nghe Nhận xét, hướng dẫn HS chữa GV nhắc HS chú ý cách viết các tên HS nghe, viết bài vào vở. riêng, cách trình bày bài chính tả. HS đổi vở soát lỗi. GV đọc cho HS viết bài. GV đọc lại cho HS soát lỗi. GV nhận xét chung. HS nêu yêu cầu của bài tập c) Hướng dẫn HS làm bài tập chính tả Lắng nghe Bài tập 2 Nhắc HS ghi nhớ: Ô 1 là chữ r , d hoặc HS đọc thầm và tự làm bài, chia sẻ gi; ô 2 là chữ o hoặc ô. kết quả. GV quan sát, giúp đỡ Tháng giêng của bé Đồng làng vương chút heo may GV nhận xét, nêu phương án đúng. Mầm cây tỉnh giấc, vườn đầy tiếng chim. Hạt mưa mải miết trốn tìm. Cây đào trước cửa lim dim mắt cười. Quất gom từng hạt nắng rơi. Làm thành quả những mặt trời vàng mơ Tháng giêng đến tự bao giờ? Đất trời viết tiếp bài thơ ngọt ngào. HS đọc yêu cầu HS làm bài theo nhóm đôi. Bài 3a Một số em đọc bài làm. 17 Trường Tiểu học thị trấn Chũ số 1
- Đặng Khắc Tân– Lớp 5A5 Năm học 20212022 Yêu cầu HS làm bài trên phiếu học a) Ve nghĩ mãi không ra, lại hỏi. tập, 1 em làm trên bảng phụ Bác nông dân ôn tồn giảng giải. Nhà tôi còn bố mẹ già.....là dành GV yêu cầu HS trình bầy kết quả, GV dụm cho tương lai. nhận xét sửa sai. Lắng nghe. 3. Hoạt động vận dụng, trải nghiệm Giáo dục ANQP Nêu được những tấm gương hi sinh anh dũng trong kháng chiến chống giặc ngoại xâm. Chuẩn bị tiết sau. IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY ……………………………………………………………………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………………………………………………………........…… ………………………………………………………………………………………………………………………………………………........… Luyện từ và câu CÂU GHÉP I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức, kĩ năng: Nắm được khái niệm: câu ghép là do nhiều vế câu ghép lại; mỗi vế câu ghép thường có cấu tạo giống câu đơn và thể hiện một ý có quan hệ chặt chẽ với ý của những vế câu khác. Nhận biết được câu ghép, xác định được vế câu trong câu ghép; thêm được một vế câu vào chỗ trống để tạo thành câu ghép. Rèn kĩ năng viết câu đúng ngữ pháp. 2. Năng lực: Phát triển năng lực hợp tác; biết vận dụng những điều đã học để giải quyết nhiệm vụ trong học tập. 3. Phẩm chất: Chăm học, chăm làm, mạnh dạn tự tin khi thực hiện nhiệm vụ học tập. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC Giáo viên: Phiếu học tập Học sinh: Bảng con III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 18 Trường Tiểu học thị trấn Chũ số 1
- Đặng Khắc Tân– Lớp 5A5 Năm học 20212022 Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Hoạt động mở đầu * Khởi động Yêu cầu HS HS viết 1 câu trên bảng con, * Kết nối : Giới thiệu bài xác định thành phần của câu và Nhận xét, hướng dẫn chữa lỗi. cho biết đó là loại câu nào. 2. Hoạt động hình thành kiến thức Lớp cùng chia sẻ mới: a. Hướng dẫn phần nhận xét 2 HS đọc nội dung bài tập, lớp đọc thầm lại nội dung đoạn văn GV gọi HS đọc to toàn bộ nội dung các của Đoàn Giỏi. bài tập. Cả lớp theo dõi SGK. HS trả lời Đoạn văn có mấy câu văn? HS nối tiếp đọc từng câu văn GV viết các câu văn lên bảng Nhóm đôi lần lượt HS xác định Yêu cầu HS làm việc nhóm đôi, xác chủ ngữ, vị ngữ trong từng câu định chủ ngữ, vị ngữ trong từng câu. Đại diện nhóm chia sẻ, bổ sung. Lắng nghe, nhận xét, nêu phương án đúng. Mỗi lần dời nhà đi, bao giờ con khỉ / cũng C V nhảy phóc lên ngồi trên lưng con chó to. Hễ con chó / đi chậm, con khỉ / cấu hai tai C V C V chó giật giật. Con chó / chạy sải thì khỉ / gò lưng như C V C V người phi ngựa. Chó / chạy thong thả, khỉ / buông thõng C V C hai tay, ngồi ngúc nga ngúc ngắc. HS trao đổi, thực hiện yêu cầu, V chia sẻ trước lớp Yêu cầu: Xếp các câu trên thành hai nhóm câu đơn và câu ghép. Nhận xét, nêu ý đúng. + Câu đơn: Câu 1 (do 1 cụm chủ ngữ vị ngữ tạo thành): 19 Trường Tiểu học thị trấn Chũ số 1
- Đặng Khắc Tân– Lớp 5A5 Năm học 20212022 + Câu ghép: Câu 2, 3, 4 (do nhiều cụm chủ ngữ vị ngữ bình đẳng với nhau tạo HS trả lời theo ý hiểu. thành) Có thể tách từng cụm chủ ngữ vị ngữ của từng câu ghép trên thành một câu đơn Lắng nghe được không, vì sao? Giải thích: mỗi một cụm chủ ngữ vị HS trả lời ngữ trong câu ghép là một vế câu. Câu ghép thường do từ mấy vế câu ghép lại? Mỗi vế câu ghép thường được 2, 3 HS đọc phần ghi nhớ, cả cấu tạo như thế nào? lớp theo dõi SGK. Mời HS đọc to nội dung ghi nhớ SGK. Một em đọc yêu cầu bài tập b. Hướng dẫn luyện tập Bài tập 1: Tìm câu ghép trong đoạn văn HS làm theo cặp và xác định từng vế câu trong câu ghép. HS chia sẻ trước lớp Quan sát, giúp đỡ HS đọc yêu cầu GV hướng dẫn HS tìm câu trả lời đúng. Cá nhân trả lời theo ý hiểu Bài tập 2: Nhận xét, lưu ý học sinh: Tuy mỗi vế câu cảu câu ghép có cấu tạo giống một câu đơn nhưng ta không nên tách các vế câu thành các câu đơn vì các vế câu trong mỗi câu ghép có quan hệ chặt chẽ với ý của những vế câu khác. Bài tập 3: Thêm một vế câu vào chỗ HS làm bài cá nhân vào vở bài trống để tạo thành câu ghép. tập, 2 em lên bảng. Yêu cầu HS làm bài cá nhân Cả lớp chia sẻ GV cùng HS sửa lỗi dùng từ, đặt câu. HS nhắc lại nội dung bài học 3. Hoạt động vận dụng, trải nghiệm Gv nhận xét tiết học Chuẩn bị bài tiết sau. IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY ……………………………………………………………………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………………………………………………………........…… ………………………………………………………………………………………………………………………………………………........… 20 Trường Tiểu học thị trấn Chũ số 1
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Bài giảng Tiếng việt 5 tuần 19 bài: Câu ghép
27 p | 433 | 25
-
Sáng kiến kinh nghiệm môn mỹ thuật lớp 5 – bài học vẽ đề tài trường em
4 p | 205 | 21
-
TOÁN LUYỆN TẬP CHUNG tuần 19
7 p | 470 | 13
-
Giáo án toán lớp 5 - Tuần : Tiết 19 LUYỆN TẬP
4 p | 635 | 13
-
Giáo án Ngữ văn 12 tuần 19 bài: Tổng hợp giáo án về bài viết số 5 - Nghị luận văn học
14 p | 144 | 12
-
Giáo án bài Cách nối các vế câu ghép - Tiếng việt 5 - GV.N.Thơ Văn
5 p | 261 | 8
-
TOÁN LUYỆN TẬP tuần 19
5 p | 550 | 6
-
Giáo án Tiếng Việt lớp 3 : Tên bài dạy : Ôn tập giữa học kì hai (tiết 5)
4 p | 95 | 5
-
Giáo án lớp 5: Tuần 19 năm học 2019-2020
23 p | 39 | 5
-
Giáo án lớp 5: Tuần 19
25 p | 91 | 4
-
Giáo án bài Luyện tập tả người - Tiếng việt 5 - GV.N.Ngọc Như Quỳnh
5 p | 105 | 4
-
Giáo án bài Nhà yêu nước Nguyễn Trung Trực - Tiếng việt 5 - GV.N.Thơ Văn
4 p | 178 | 4
-
Giáo án môn Tiếng Anh lớp 5: Tuần 19 (Theo Công văn 2345 của Bộ GD&ĐT)
9 p | 29 | 3
-
Giáo án bài Câu ghép - Tiếng việt 5 - GV.Kiều N.Phương
6 p | 125 | 3
-
Giáo án lớp 5: Tuần 19 năm học 2020-2021
33 p | 57 | 3
-
Giáo án bài Chiếc đồng hồ - Tiếng việt 5 tuần 19 - GV.Phương Hồng Quế
3 p | 117 | 2
-
Giáo án môn Tiếng Anh lớp 5: Tuần 32 (Theo Công văn 2345 của Bộ GD&ĐT)
9 p | 21 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn