Giáo án môn Hóa lớp 10 sách Cánh diều (Học kỳ 1)
lượt xem 4
download
"Giáo án môn Hóa lớp 10 sách Cánh diều (Học kỳ 1)" được biên soạn với nội dung củng cố kiến thức môn Hóa lớp 10 cho các em học sinh. Giáo án được biên soạn theo từng chủ đề một cách chi tiết và đầy đủ, bao quát được nội dung chính trong chương trình học tập môn Hóa lớp 7 học kỳ 1. Mời quý thầy cô và các em cùng tham khảo nội dung chi tiết tại đây nhé.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Giáo án môn Hóa lớp 10 sách Cánh diều (Học kỳ 1)
- NHẬP MÔN HÓA HỌC Thời gian thực hiện: 01 tiết I. MỤC TIÊU 1) Kiến thức Học xong bài này, học sinh có thể: Nêu được đối tượng nghiên cứu của hóa học. Trình bày được phương pháp học tập và nghiên cứu hóa học. Nêu được vai trò của hóa học đối với đời sống, sản xuất, ... 2) Năng lực a) Năng lực chung Năng lực tự chủ và tự học: học sinh xác định đúng đắn động cơ, thái độ học tập, tự đánh giá và điều chỉnh được kế hoạch học tập; tự nhận ra được những sai sót và khắc phục. Năng lực giao tiếp: tiếp thu kiến thức, trao đổi học hỏi bạn bè thông qua việc thực hiện nhiệm vụ các hoạt động cặp đôi, nhóm; có thái độ tôn trọng, lắng nghe, có phản ứng tích cực trong giao tiếp. Năng lực hợp tác: học sinh xác định được nhiệm vụ của tổ/nhóm, trách nhiệm của bản thân, đề xuất được những ý kiến đóng góp, góp phần hoàn thành nhiệm vụ học tập. Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: đề xuất được một số giải thích về các hiện tượng xảy ra là hiện tượng vật lý hay hiện tượng hóa học. b) Năng lực chuyên biệt Năng lực nhận thức hóa học: hiểu được bản chất của hóa học là nghiên cứu về chất và sự biến đổi của chất. Năng lực tìm hiểu thế giới tự nhiên dưới góc độ hóa học : phân biệt được các hiện tượng hóa học hay hiện tượng vật lý xảy ra trong tự nhiên. Năng lực vận dụng kiến thức, kỹ năng đã học: giải thích được các hiện tượng hóa học hay hiện tượng vật lý xảy ra trong tự nhiên. 3) Phẩm chất Yêu nước: nhận biết được vẻ đẹp của tự nhiên, của đất nước thông qua bộ môn Hóa học. Trách nhiệm: nghiêm túc thực hiện các nhiệm vụ học tập được giao đúng tiến độ. Trung thực: thành thật trong việc thu thập các tài liệu, viết báo cáo và các bài tập. Chăm chỉ: tích cực trong các hoạt động cá nhân, tập thể. Nhân ái: quan tâm, giúp đỡ, chia sẻ những khó khăn trong việc thực hiện nhiệm vụ học tập. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU Giáo viên Học sinh III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG a) Mục tiêu: Tạo tình huống có vấn đề và tâm lý hứng thú cho HS khi bắt đầu bài học mới. b) Nội dung: GV trình bày vấn đề, HS lắng nghe, dựa vào hiểu biết của bản thân trả lời. c) Sản phẩm: HS biết được những vấn đề liên quan đến hóa học. d) Tổ chức thực hiện: GV yêu cầu HS đọc SGK và trả lời các câu hỏi trong SGK. Trang 1
- B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI Hoạt động 1: Đối tượng nghiên cứu của hóa học a) Mục tiêu: HS biết đối tượng nghiên cứu của hóa học là chất và sự biến đổi của chất. b) Nội dung: HS đọc SGK, dựa vào sự hiểu biết bản thân để trả lời. c) Sản phẩm: HS nêu được một số ví dụ về chất và phân tích được một số quá trình biến đổi của chất. d) Tổ chức thực hiện: Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ GV yêu cầu HS đọc SGK, đồng thời tự lấy các ví dụ về chất và sự biến đổi của chất. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ HS đọc SGK; HS lấy các ví dụ về chất và sự biến đổi của chất. Bước 3: Báo cáo kết quả GV yêu cầu HS đứng tại chỗ nêu ví dụ và phân tích. GV yêu cầu HS khác nhận xét về câu trả lời. Bước 4: Kết luận, nhận định GV đánh giá, kết luận và chốt kiến thức và chuyển sang nội dung mới. Hoạt động 2: Phương pháp học tập và nghiên cứu hóa học a) Mục tiêu: HS hiểu được các phương pháp học tập và nghiên cứu hóa học. b) Nội dung: HS đọc SGK, dựa vào sự hiểu biết bản thân để trả lời. c) Sản phẩm: HS trình bày được phương pháp học tập và nghiên cứu hóa học: Nắm vững nội dung chính của các vấn đề lý thuyết hóa học. Chủ động tìm hiểu thế giới tự nhiên. Vận dụng kiến thức đã học vào việc giải thích các hiện tượng hóa học xảy ra trong tự nhiên. d) Tổ chức thực hiện: Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ GV yêu cầu HS đọc SGK, đồng thời tóm tắt những điểm chính. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ HS đọc SGK; trả lời câu hỏi và lấy ví dụ. Bước 3: Báo cáo kết quả GV yêu cầu HS đứng tại chỗ trình bày. GV yêu cầu HS khác nhận xét về câu trả lời. Bước 4: Kết luận, nhận định GV đánh giá, kết luận và chốt kiến thức và chuyển sang nội dung mới. Hoạt động 3: Vai trò của hóa học trong thực tiễn a) Mục tiêu: HS hiểu được vai trò của hóa học trong thực tiễn. Trang 2
- b) Nội dung: HS đọc SGK, dựa vào sự hiểu biết bản thân để trả lời. c) Sản phẩm: HS trình bày được vai trò của hóa học trong đời sống và trong sản xuất: Trong đời sống: Hóa học về thực phẩm, hóa học về thuốc, hóa học về mĩ phẩm, hóa học về chất tẩy rửa, ... Trong sản xuất: hóa học về năng lượng, hóa học về sản xuất hóa chất, hóa học về vật liệu, hóa học về môi trường, ... d) Tổ chức thực hiện: Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ GV yêu cầu HS đọc SGK, đồng thời tóm tắt những điểm chính. Yêu cầu HS trả lời các câu hỏi trong tuyến phụ. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ HS đọc SGK; trả lời các câu hỏi và lấy ví dụ. Bước 3: Báo cáo kết quả GV yêu cầu HS đứng tại chỗ trình bày. GV yêu cầu HS khác nhận xét về câu trả lời. Bước 4: Kết luận, nhận định GV đánh giá, kết luận và chốt kiến thức và chuyển sang nội dung mới. C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP a) Mục tiêu: Luyện tập, củng cố kiến thức đã học trong bài. b) Nội dung: HS tổng kết những nội dung đã học. c) Sản phẩm: HS sơ đồ hóa nội dung kiến thức. Trang 3
- d) Tổ chức thực hiện: GV vấn đáp HS những nội dung chính của bài học. HS tự tổng kết. D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG a) Mục tiêu: Luyện tập, vận dụng các kiến thức giải quyết các vấn đề thực tiễn. b) Nội dung: HS đưa ra các ví dụ và phân tích ví dụ. c) Sản phẩm: Kỹ năng vận dụng vào giải thích các vấn đề đặt ra. d) Tổ chức thực hiện: GV yêu cầu HS nêu ra các ví dụ và phân tích ví dụ. GV yêu cầu HS khác nhận xét. GV kết luận, đánh giá. CHỦ ĐỀ 1 CẤU TẠO NGUYÊN TỬ Trang 4
- THÀNH PHẦN CỦA NGUYÊN TỬ Thời gian thực hiện: 01 tiết I. MỤC TIÊU 1) Kiến thức Học xong bài này, học sinh có thể: Trình bày được thành phần của nguyên tử. So sánh được khối lượng của electron với proton và với neutron. So sánh được kích thước của hạt nhân với nguyên tử. 2) Năng lực a) Năng lực chung Năng lực tự chủ và tự học: học sinh xác định đúng đắn động cơ, thái độ học tập, tự đánh giá và điều chỉnh được kế hoạch học tập; tự nhận ra được những sai sót và khắc phục. Năng lực giao tiếp: tiếp thu kiến thức, trao đổi học hỏi bạn bè thông qua việc thực hiện nhiệm vụ các hoạt động cặp đôi, nhóm; có thái độ tôn trọng, lắng nghe, có phản ứng tích cực trong giao tiếp. Năng lực hợp tác: học sinh xác định được nhiệm vụ của tổ/nhóm, trách nhiệm của bản thân, đề xuất được những ý kiến đóng góp, góp phần hoàn thành nhiệm vụ học tập. Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: đề xuất cách giải quyết một số bài toán xác định các hạt cơ bản của nguyên tử Năng lực nhận thức hóa học: hiểu được bản chất của nguyên tử gồm các hạt cơ bản là p, n, e. Năng lực tìm hiểu thế giới tự nhiên dưới góc độ hóa học: hiểu được sự đa dạng của các nguyên tử, tạo nên sự đa dạng của vật chất trong tự nhiên. Năng lực vận dụng kiến thức, kỹ năng đã học: giải thích được sự đa dạng của vật chất trong tự nhiên. 3) Phẩm chất Yêu nước: nhận biết được vẻ đẹp của tự nhiên, của đất nước thông qua bộ môn Hóa học. Trách nhiệm: nghiêm túc thực hiện các nhiệm vụ học tập được giao đúng tiến độ. Trung thực: thành thật trong việc thu thập các tài liệu, viết báo cáo và các bài tập. Chăm chỉ: tích cực trong các hoạt động cá nhân, tập thể. Nhân ái: quan tâm, giúp đỡ, chia sẻ những khó khăn trong việc thực hiện nhiệm vụ học tập. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU Giáo viên Học sinh Các mô hình nguyên tử Chuẩn bị bài ở nhà III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG a) Mục tiêu: Tạo tình huống có vấn đề và tâm lý hứng thú cho HS khi bắt đầu bài học mới. b) Nội dung: GV trình bày vấn đề, HS lắng nghe. c) Sản phẩm: HS trả lời các câu hỏi của GV, cùng dẫn dắt vào nội dung vấn đề. d) Tổ chức thực hiện: GV yêu cầu HS: Ở bài học trước, chúng ta tìm hiểu được, đối tượng nghiên cứu của hóa học là gì? Vậy chất được cấu tạo bởi những yếu tố nào? Hôm nay, bài học 2, sẽ giúp chúng ta cùng tìm hiểu về vấn đề đó. Trang 5
- GV yêu cầu HS đọc phần giới thiệu ở đầu bài học. GV có thể trình chiếu nội dung lên màn hình. B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI Hoạt động 1: Thành phần cấu trúc của nguyên tử Thành phần nguyên tử a) Mục tiêu: HS biết thành phần của nguyên tử gồm các hạt p, n, e. b) Nội dung: HS đọc SGK, trả lời câu hỏi. (1) Nguyên tử được cấu tạo bởi những thành phần nào? Cho biết, khối lượng và điện tích của các thành phần đó? (2) Các nguyên tử trung hòa về điện. Dựa vào Bảng 2.1, em hãy lập luận để chứng minh rằng: trong một nguyên tử, số proton và số electron luôn bằng nhau. (3) Hạt proton, neutron nặng hơn hạt electron bao nhiêu lần? (4) Hãy cho biết, bao nhiêu hạt proton thì có tổng khối lượng bằng 1 gam. c) Sản phẩm: HS nêu được thành phần nguyên tử, khối lượng và điện tích của các hạt cơ bản. (1) Nguyên tử được cấu tạo từ các hạt cơ bản proton, neutron và electron. (2) Vì electron mang điện tích 1, còn proton mang điện tích 1+ và neutron không mang điện nên để nguyên tử trung hòa điện thì tổng số điện tích () bằng tổng số điện tích (+), suy ra số proton luôn bằng số electron. (3) (4) Với 1 hạt proton: mp = 1 amu = 1,6605.1027 kg = 1,6605.1024 g d) Tổ chức thực hiện: Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ GV yêu cầu HS đọc SGK, trả lời câu hỏi (tuyến chính và tuyến phụ): Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ HS đọc SGK; HS trả lời các câu hỏi. Bước 3: Báo cáo kết quả GV yêu cầu HS đứng tại chỗ trả lời. GV yêu cầu HS khác nhận xét về câu trả lời. Bước 4: Kết luận, nhận định Trang 6
- GV đánh giá, kết luận và chốt kiến thức và chuyển sang nội dung mới. Hoạt động 2: Cấu trúc của nguyên tử a) Mục tiêu: HS biết cấu trúc của nguyên tử. b) Nội dung: HS đọc SGK, trả lời câu hỏi. (1) Nguyên tử được cấu tạo bởi mấy phần? Thành phần của mỗi phần là gì? (2) Khi các nguyên tử tiến lại gần nhau để hình thành liên kết hóa học, sự tiếp xúc đầu tiên giữa hai nguyên tử sẽ xảy ra giữa A. lớp vỏ với lớp vỏ. B. lớp vỏ với hạt nhân. C. hạt nhân với hạt nhân. c) Sản phẩm: HS nêu được: (1) Nguyên tử gồm lớp vỏ tạo nên bởi các hạt electron và hạt nhân tạo nên bởi các hạt proton và neutron. (2) Đáp án A lớp vỏ với lớp vỏ. d) Tổ chức thực hiện: Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ GV yêu cầu HS đọc SGK, trả lời câu hỏi (tuyến chính và tuyến phụ): Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ HS đọc SGK; HS trả lời các câu hỏi. Bước 3: Báo cáo kết quả GV yêu cầu HS đứng tại chỗ trả lời. GV yêu cầu HS khác nhận xét về câu trả lời. Bước 4: Kết luận, nhận định GV đánh giá, kết luận và chốt kiến thức và chuyển sang nội dung mới. Hoạt động 3: Khối lượng của nguyên tử a) Mục tiêu: HS biết đơn vị đo khối lượng nguyên tử. b) Nội dung: HS đọc SGK, trả lời câu hỏi. c) Sản phẩm: HS nêu được: Trang 7
- Khối lượng nguyên tử vô cùng nhỏ, đơn vị tính là amu. Một cách gần đúng, coi khối lượng nguyên tử bằng khối lượng hạt nhân. d) Tổ chức thực hiện: Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ GV yêu cầu HS đọc SGK, trả lời câu hỏi (tuyến chính và tuyến phụ): Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ HS đọc SGK; HS trả lời các câu hỏi. Bước 3: Báo cáo kết quả GV yêu cầu HS đứng tại chỗ trả lời. GV yêu cầu HS khác nhận xét về câu trả lời. Bước 4: Kết luận, nhận định GV đánh giá, kết luận và chốt kiến thức và chuyển sang nội dung mới. Hoạt động 4: Kích thước của nguyên tử a) Mục tiêu: HS biết đơn vị đo kích thước nguyên tử. b) Nội dung: HS đọc SGK, trả lời câu hỏi. c) Sản phẩm: HS nêu được: Kích thước của nguyên tử vô cùng nhỏ bé. Đơn vị đo là Angstrom (kí hiệu là ), . Kích thước của hạt nhân rất nhỏ so với kích thước nguyên tử, bằng từ 10 5 đến 104 lần kích thước nguyên tử. d) Tổ chức thực hiện: Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ GV yêu cầu HS đọc SGK, trả lời câu hỏi (tuyến chính và tuyến phụ): Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ HS đọc SGK; HS trả lời các câu hỏi. Bước 3: Báo cáo kết quả Trang 8
- GV yêu cầu HS đứng tại chỗ trả lời. GV yêu cầu HS khác nhận xét về câu trả lời. Bước 4: Kết luận, nhận định GV đánh giá, kết luận và chốt kiến thức và chuyển sang nội dung mới. C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP a) Mục tiêu: Củng cố kiến thức đã học trong bài. b) Nội dung: HS trả lời câu hỏi, tự tổng kết kiến thức. c) Sản phẩm: HS tổng kết kiến thức. d) Tổ chức thực hiện: GV vấn đáp HS. HS trả lời, tự tổng kết kiến thức theo sơ đồ. D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG a) Mục tiêu: Luyện tập, vận dụng các kiến thức giải quyết các vấn đề thực tiễn. b) Nội dung: HS tìm hiểu thêm các mô hình nguyên tử khác. c) Sản phẩm: HS vẽ được mô hình một số nguyên tử khác. d) Tổ chức thực hiện: GV yêu cầu HS thực hiện: Hãy tìm hiểu thêm về mô hình một số nguyên tử khác (nguồn: sách, tài liệu, internet, ...). CHỦ ĐỀ 1 CẤU TẠO NGUYÊN TỬ Trang 9
- NGUYÊN TỐ HÓA HỌC Thời gian thực hiện: 01 tiết I. MỤC TIÊU 1) Kiến thức Học xong bài này, học sinh có thể: Trình bày được khái niệm về nguyên tố hóa học, số hiệu nguyên tử, số khối và kí hiệu nguyên tử. Phát biểu được khái niệm đồng vị, nguyên tử khối. Tính được nguyên tử khối trung bình (theo amu) dựa vào khối lượng nguyên tử và phần trăm số nguyên tử của các đồng vị theo phổ khối lượng được cung cấp. 2) Năng lực a) Năng lực chung Năng lực tự chủ và tự học: học sinh xác định đúng đắn động cơ, thái độ học tập, tự đánh giá và điều chỉnh được kế hoạch học tập; tự nhận ra được những sai sót và khắc phục. Năng lực giao tiếp: tiếp thu kiến thức, trao đổi học hỏi bạn bè thông qua việc thực hiện nhiệm vụ các hoạt động cặp đôi, nhóm; có thái độ tôn trọng, lắng nghe, có phản ứng tích cực trong giao tiếp. Năng lực hợp tác: học sinh xác định được nhiệm vụ của tổ/nhóm, trách nhiệm của bản thân, đề xuất được những ý kiến đóng góp, góp phần hoàn thành nhiệm vụ học tập. Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: đề xuất được cách giải một số bài toán liên quan đến đồng vị. b) Năng lực chuyên biệt Năng lực nhận thức hóa học: cách sử dụng các khái niệm hóa học về nguyên tố hóa học, số hiệu nguyên tử, số khối và kí hiệu nguyên tử. Năng lực tìm hiểu thế giới tự nhiên dưới góc độ hóa học: xác định được nguyên tố hóa học có trong mọt số hợp chất có trong tự nhiên xung quanh. Năng lực vận dụng kiến thức, kỹ năng đã học : giải thích được các ứng dụng khác nhau của các dạng đồng vị khác nhau. 3) Phẩm chất Yêu nước: nhận biết được vẻ đẹp của tự nhiên, của đất nước thông qua bộ môn Hóa học. Trách nhiệm: nghiêm túc thực hiện các nhiệm vụ học tập được giao đúng tiến độ. Trung thực: thành thật trong việc thu thập các tài liệu, viết báo cáo và các bài tập. Chăm chỉ: tích cực trong các hoạt động cá nhân, tập thể. Nhân ái: quan tâm, giúp đỡ, chia sẻ những khó khăn trong việc thực hiện nhiệm vụ học tập. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU Giáo viên Học sinh Các mô hình, hình vẽ mô phỏng. Chuẩn bị bài ở nhà. III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG a) Mục tiêu: Tạo tình huống có vấn đề và tâm lý hứng thú cho HS khi bắt đầu bài học mới. b) Nội dung: GV trình bày vấn đề, HS lắng nghe. c) Sản phẩm: HS nắm được vấn đề của bài học mới. d) Tổ chức thực hiện: GV yêu cầu HS đọc mục đầu bài trong SGK và trả lời các câu hỏi. Trang 10
- B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI Hoạt động 1: Nguyên tố hóa học Khái niệm về nguyên tố hóa học a) Mục tiêu: HS biết khái niệm về nguyên tố hóa học. b) Nội dung: HS đọc SGK, dựa vào sự hiểu biết bản thân để trả lời. (1) Nêu khái niệm về nguyên tố hóa học? Cho ví dụ. (2) Nguyên tử lithium (Li) có 3 proton trong hạt nhân. Khi cho Li tác dụng với khí chlorine (Cl 2) sẽ thu được muối lithium chloride (LiCl), trong đó, Li tồn tại ở dạng Li +. Ion Li+ có bao nhiêu proton trong hạt nhân. c) Sản phẩm: HS nêu được khái niệm về nguyên tố hóa học, đưa ra được một số ví dụ về nguyên tố hóa học. Nguyên tố hóa học là tập hợp các nguyên tử có cùng số hạt proton. Ví dụ: Ba loại nguyên tử H đều có cùng 1 proton trong hạt nhân nên đều thuộc nguyên tố H. d) Tổ chức thực hiện: Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ GV yêu cầu HS đọc SGK và trả lời các câu hỏi. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ HS đọc SGK; HS tự trả lời các câu hỏi. Bước 3: Báo cáo kết quả GV yêu cầu HS đứng tại chỗ nêu khái niệm, cho ví dụ. GV yêu cầu HS khác nhận xét về câu trả lời. Bước 4: Kết luận, nhận định GV đánh giá, kết luận và chốt kiến thức và chuyển sang nội dung mới. Hoạt động 2: Nguyên tố hóa học Số hiệu nguyên tử, số khối, kí hiệu nguyên tử a) Mục tiêu: HS biết khái niệm về số hiệu nguyên tử, số khối, kí hiệu nguyên tử. Trang 11
- b) Nội dung: HS đọc SGK, dựa vào sự hiểu biết bản thân để trả lời các câu hỏi. Nhóm 1 Nhóm 2 Nhóm 3 (4) Nêu khái (6) Nêu khái niệm về kí hiệu nguyên tử. Cho ví dụ. (1) Nêu khái niệm về số niệm về số (7) Nguyên tử lithium (Li) có 3 proton và 4 neutron. Viết kí hiệu hiệu nguyên khối? Công nguyên tử của nguyên tố này. tử? thức tính số (8) Hoàn thành bảng sau: (2) Hạt nhân khối? Nguyê số số Kí hiệu nguyên tử He (5) Một n p n nguyên tử có chứa 2 nguyên tử có tử proton. Vậy chứa Z hạt số hiệu proton, Z hạt C 6 6 ? nguyên tử của electron và N He là bao hạt neutron. nhiêu? Tính khối (3) Phân tử S8 lượng (gần có 128 đúng theo ? ? ? electron. Hỏi amu) và số số hiệu khối của nguyên tử của nguyên tử (S) là bao này. Nhận xét nhiêu? về kết quả thu được. c) Sản phẩm: HS nêu được các khái niệm về số hiệu nguyên tử, số khối, kí hiệu nguyên tử; HS áp dụng xác định các yêu cầu của đề bài đưa ra. d) Tổ chức thực hiện: Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ GV yêu cầu HS đọc SGK và chia 3 nhóm HS thực hiện 3 nhiệm vụ nêu trên. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ HS đọc SGK; HS tự thảo luận nhóm và trả lời. Bước 3: Báo cáo kết quả GV yêu cầu HS đại diện nhóm trình bày phần nội dung đã được chuẩn bị. GV yêu cầu HS nhóm khác nhận xét về câu trả lời. Bước 4: Kết luận, nhận định GV đánh giá, kết luận và chốt kiến thức và chuyển sang nội dung mới. Hoạt động 3: Đồng vị, nguyên tử khối trung bình Đồng vị a) Mục tiêu: HS biết khái niệm về đồng vị. b) Nội dung: HS đọc SGK, dựa vào sự hiểu biết bản thân để trả lời các câu hỏi. c) Sản phẩm: HS hoàn thành các câu hỏi như đã được gợi ý. (1) Nêu khái niệm đồng vị. (2) Cho các nguyên tử sau: . Những nguyên tử nào là đồng vị của nhau? (3) a) Nguyên tố oxygen có 17 đồng vị, bắt đầu từ và kết thúc là . Các đồng vị oxygen có tỉ lệ giữa số hạt neutron (N) và số hiệu nguyên tử thỏa mãn thì bền vững. Hòi trong tự nhiên, thường gặp những đồng vị nào của oxygen? b) Em hãy tìm hiểu đồng vị nào của oxygen chiếm tỉ lệ lớn nhất trong tự nhiên? d) Tổ chức thực hiện: Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ Trang 12
- GV yêu cầu HS đọc SGK và hoàn thành nhiệm vụ học tập. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ HS đọc SGK; HS tự trả lời các câu hỏi. Bước 3: Báo cáo kết quả GV yêu cầu HS đúng tại chỗ trình bày. GV yêu cầu HS nhóm khác nhận xét về câu trả lời. Bước 4: Kết luận, nhận định GV đánh giá, kết luận và chốt kiến thức và chuyển sang nội dung mới. Hoạt động 4: Đồng vị, nguyên tử khối trung bình Nguyên tử khối trung bình a) Mục tiêu: HS biết khái niệm về nguyên tử khối trung bình. b) Nội dung: HS đọc SGK, dựa vào sự hiểu biết bản thân để trả lời các câu hỏi. (1) Nêu khái niệm về nguyên tử khối trung bình? Công thức tính nguyên tử khối trung bình? (2) Trong tự nhiên, argon có các đồng vị 40Ar, 38Ar, 36Ar chiếm tương ứng khoảng 99,604%, 0,063%, 0,333% số nguyên tử. Tính nguyên tử khối trung bình của Ar. (3) Chlorine có hai đồng vị bền là 35Cl và 37Cl. Nguyên tử khối trung bình của Chlorine là 35,45. Tính tỉ lệ phần trăm số nguyên tử mỗi đồng vị của chlorine trong tự nhiên. c) Sản phẩm: HS nêu được khái niệm và tính được nguyên tử khối trung bình. d) Tổ chức thực hiện: Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ GV yêu cầu HS đọc SGK và hoàn thành nhiệm vụ học tập. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ HS đọc SGK; HS tự trả lời các câu hỏi. Bước 3: Báo cáo kết quả GV yêu cầu HS đúng tại chỗ trình bày. GV yêu cầu HS nhóm khác nhận xét về câu trả lời. Bước 4: Kết luận, nhận định GV đánh giá, kết luận và chốt kiến thức và chuyển sang nội dung mới. C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP a) Mục tiêu: Luyện tập, củng cố kiến thức đã học trong bài. b) Nội dung: HS tự tổng kết kiến thức. c) Sản phẩm: Hệ thống hóa kiến thức trọng tâm của bài học. d) Tổ chức thực hiện: Trang 13
- GV yêu cầu vấn đáp HS. HS trả lời và tự tổng kết kiến thức. D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG a) Mục tiêu: Luyện tập, vận dụng các kiến thức giải quyết các vấn đề thực tiễn. b) Nội dung: HS tìm hiểu thêm về lịch sử tìm ra các nguyên tố hóa học. c) Sản phẩm: Kỹ năng tìm hiểu, khai thác và sử dụng thông tin. d) Tổ chức thực hiện: GV yêu cầu HS về nhà tìm hiểu thêm về lịch sử tìm ra các nguyên tố hóa học và những ứng dụng của chúng trong đời sống và trong sản xuất. CHỦ ĐỀ 1 CẤU TẠO NGUYÊN TỬ MÔ HÌNH NGUYÊN TỬ VÀ ORBITAL NGUYÊN TỬ Thời gian thực hiện: 01 tiết I. MỤC TIÊU 1) Kiến thức Học xong bài này, học sinh có thể: Trình bày và so sánh được mô hình nguyên tử theo RutherfordBohr và mô hình hiện đại. Nêu được khái niệm orbital nguyên tử (AO), mô tả được hình dạng của AO (s, p), số lượng electron trong một AO. 2) Năng lực a) Năng lực chung Năng lực tự chủ và tự học: học sinh xác định đúng đắn động cơ, thái độ học tập, tự đánh giá và điều chỉnh được kế hoạch học tập; tự nhận ra được những sai sót và khắc phục. Năng lực giao tiếp: tiếp thu kiến thức, trao đổi học hỏi bạn bè thông qua việc thực hiện nhiệm vụ các hoạt động cặp đôi, nhóm; có thái độ tôn trọng, lắng nghe, có phản ứng tích cực trong giao tiếp. Năng lực hợp tác: học sinh xác định được nhiệm vụ của tổ/nhóm, trách nhiệm của bản thân, đề xuất được những ý kiến đóng góp, góp phần hoàn thành nhiệm vụ học tập. Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: giải một số bài tập liên quan đến xác định dạng AO. b) Năng lực chuyên biệt Năng lực nhận thức hóa học: hiểu được bản chất của mô hình nguyên tử, quỹ đạo chuyển động của các electron. Năng lực tìm hiểu thế giới tự nhiên dưới góc độ hóa học: sự tương tác giữa các nguyên tử để hình thành chất. Năng lực vận dụng kiến thức, kỹ năng đã học: ứng dụng mô hình nguyên tử để giải thích sự hình thành các chất. 3) Phẩm chất Yêu nước: nhận biết được vẻ đẹp của tự nhiên, của đất nước thông qua bộ môn Hóa học. Trách nhiệm: nghiêm túc thực hiện các nhiệm vụ học tập được giao đúng tiến độ. Trung thực: thành thật trong việc thu thập các tài liệu, viết báo cáo và các bài tập. Chăm chỉ: tích cực trong các hoạt động cá nhân, tập thể. Nhân ái: quan tâm, giúp đỡ, chia sẻ những khó khăn trong việc thực hiện nhiệm vụ học tập. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU Trang 14
- Giáo viên Học sinh III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG a) Mục tiêu: Tạo tình huống có vấn đề và tâm lý hứng thú cho HS khi bắt đầu bài học mới. b) Nội dung: GV trình bày vấn đề, HS lắng nghe. c) Sản phẩm: HS nắm được những vấn đề liên quan đến bài học mới. d) Tổ chức thực hiện: GV yêu cầu HS đọc phần đầu trong SGK. GV đặt vấn đề dẫn dắt vào bài học. B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI Hoạt động 1: Mô hình nguyên tử Mô hình RutherfordBohr a) Mục tiêu: HS biết mô hình nguyên tử RutherfordBohr. b) Nội dung: HS đọc SGK. (1) Nêu những điểm chính trong mô hình RutherfordBohr? (2) Dựa theo mô hình nguyên tử của RutherfordBohr, hãy vẽ mô hình nguyên tử của các nguyên tố có Z từ 1 đến 11. c) Sản phẩm: HS trình bày được những điểm chính trong mô hình RutherfordBohr, vẽ được mô hình của một số nguyên tử đơn giản. Khối lượng nguyên tử tập trung chủ yếu ở hạt nhân. Electron quay xung quanh hạt nhân theo những quỹ đạo giống như các hành tinh quay xung quanh Mặt Trời. Năng lượng của electron phụ thuộc vào khoảng từ electron đó tới hạt nhân nguyên tử. Electron ở càng xa hạt nhân thì năng lượng càng cao. Trang 15
- Các electron được phân bố vào lớp gần hạt nhân trước. Số electron tối đa trong mỗi lớp là 2n2 (với n là số thứ tự của lớp electron, n ≤ 4). d) Tổ chức thực hiện: Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ GV yêu cầu HS đọc SGK, chuẩn bị các nhiệm vụ học tập. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ HS đọc SGK; HS tự trả lời các câu hỏi. Bước 3: Báo cáo kết quả GV yêu cầu HS đứng tại chỗ trình bày; gọi HS lên bảng trình bày bài. GV yêu cầu HS khác nhận xét về câu trả lời. Bước 4: Kết luận, nhận định GV đánh giá, kết luận và chốt kiến thức và chuyển sang nội dung mới. Hoạt động 2: Mô hình nguyên tử Mô hình hiện đại về nguyên tử a) Mục tiêu: HS biết mô hình hiện đại về nguyên tử. b) Nội dung: HS đọc SGK. (1) Nêu điểm khác biệt giữa mô hình RutherfordBohr và mô hình hiện đại về nguyên tử. (2) Đám mây electron là gì? c) Sản phẩm: HS so sánh được mô hình RutherfordBohr và mô hình hiện đại. Điểm khác biệt là quỹ đạo chuyển động của các electron: mô hình RutherfordBohr có quỹ đạo là những hình tròn; còn mô hình hiện đại thì sự chuyển động của electron không có quỹ đạo xác định. Các electron chuyển động rất nhanh trong cả khu vực không gian xung quanh hạt nhân với xác suất tìm thầy hạt khác nhau. Sự chuyển động này tạo nên một hình ảnh giống như đám mây electron. Trang 16
- d) Tổ chức thực hiện: Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ GV yêu cầu HS đọc SGK, chuẩn bị các nhiệm vụ học tập. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ HS đọc SGK; HS tự trả lời các câu hỏi. Bước 3: Báo cáo kết quả GV yêu cầu HS đứng tại chỗ trình bày; gọi HS lên bảng trình bày bài. GV yêu cầu HS khác nhận xét về câu trả lời. Bước 4: Kết luận, nhận định GV đánh giá, kết luận và chốt kiến thức và chuyển sang nội dung mới. Hoạt động 3: Orbital nguyên tử Khái niệm a) Mục tiêu: HS biết khái niệm orbital nguyên tử. b) Nội dung: HS đọc SGK. c) Sản phẩm: HS nêu được khái niệm orbital nguyên tử, trình bày được các dạng của AO (s, p). Orbital nguyên tử (kí hiệu là AO) là khu vực không gian xung quanh hạt nhân nguyên tử mà xác suất tìm thấy electron trong khu vực đó là lớn nhất (khoảng 90%). Orbital nguyên tử có một số hình dạng khác nhau. Ví dụ: AO hình cầu còn gọi là AO s, AO hình số tám nổi còn gọi là AO p (tùy theo vị trí của AO p trên hệ trục tọa độ Descartes (Đềcác), sẽ còn gọi là AO px, AO py, AO pz). d) Tổ chức thực hiện: Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ GV yêu cầu HS đọc SGK, chuẩn bị các nhiệm vụ học tập. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ HS đọc SGK; HS tự trả lời các câu hỏi. Bước 3: Báo cáo kết quả GV yêu cầu HS đứng tại chỗ trình bày; gọi HS lên bảng trình bày bài. GV yêu cầu HS khác nhận xét về câu trả lời. Trang 17
- Bước 4: Kết luận, nhận định GV đánh giá, kết luận và chốt kiến thức và chuyển sang nội dung mới. Hoạt động 4: Orbital nguyên tử Số lượng electron trong một AO a) Mục tiêu: HS biết khái niệm, cách xác định số lượng electron trong một AO. b) Nội dung: HS đọc SGK. c) Sản phẩm: HS xác định được số lượng electron trong các AO. Một AO chỉ chứa tối đa 2 electron, 2 electron này được gọi là electron ghép đôi. Nếu AO chỉ chứa 1 electron, 1 electron này được gọi là electron độc thân. Nếu AO không chứa electron nào, được gọi là AO trống. d) Tổ chức thực hiện: Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ GV yêu cầu HS đọc SGK, chuẩn bị các nhiệm vụ học tập. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ HS đọc SGK; HS tự trả lời các câu hỏi. Bước 3: Báo cáo kết quả GV yêu cầu HS đứng tại chỗ trình bày; gọi HS lên bảng trình bày bài. GV yêu cầu HS khác nhận xét về câu trả lời. Bước 4: Kết luận, nhận định GV đánh giá, kết luận và chốt kiến thức và chuyển sang nội dung mới. C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP a) Mục tiêu: Luyện tập, củng cố kiến thức đã học trong bài. b) Nội dung: HS tổng kết lại nội dung kiến thức. c) Sản phẩm: HS hệ thống hóa nội dung kiến thức. d) Tổ chức thực hiện: GV yêu cầu HS tổng kết và hệ thống hóa nội dung kiến thức trong bài. D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG a) Mục tiêu: Luyện tập, vận dụng các kiến thức giải quyết các vấn đề thực tiễn. b) Nội dung: HS tìm hiểu thêm qua internet. c) Sản phẩm: Kỹ năng khai thác và xử lý thông tin. d) Tổ chức thực hiện: GV yêu cầu HS về nhà tìm hiểu thêm các thông tin về: hình dạng của các AO d, f. Trang 18
- CHỦ ĐỀ 1 CẤU TẠO NGUYÊN TỬ LỚP, PHÂN LỚP VÀ CẤU HÌNH ELECTRON NGUYÊN TỬ Thời gian thực hiện: 01 tiết I. MỤC TIÊU 1) Kiến thức Học xong bài này, học sinh có thể: Trình bày được khái niệm lớp, phân lớp electron và mối quan hệ về số lượng phân lớp trong một lớp. Liên hệ được về số lượng AO trong một phân lớp, trong một lớp. Viết được cấu hình electron nguyên tử theo lớp, phân lớp electron và theo ô orbital khi biết số hiệu nguyên tử Z của 20 nguyên tố đầu tiên trong bảng tuần hoàn. Dựa vào đặc điểm cấu hình electron lớp ngoài cùng của nguyên tử, dự đoán được tính chất hóa học cơ bản (kim loại hay phi kim) của nguyên tố tương ứng. 2) Năng lực a) Năng lực chung Năng lực tự chủ và tự học: học sinh xác định đúng đắn động cơ, thái độ học tập, tự đánh giá và điều chỉnh được kế hoạch học tập; tự nhận ra được những sai sót và khắc phục. Năng lực giao tiếp: tiếp thu kiến thức, trao đổi học hỏi bạn bè thông qua việc thực hiện nhiệm vụ các hoạt động cặp đôi, nhóm; có thái độ tôn trọng, lắng nghe, có phản ứng tích cực trong giao tiếp. Năng lực hợp tác: học sinh xác định được nhiệm vụ của tổ/nhóm, trách nhiệm của bản thân, đề xuất được những ý kiến đóng góp, góp phần hoàn thành nhiệm vụ học tập. Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: đề xuất được một số giải thích về các hiện tượng xảy ra trong tự nhiên về mặt hóa học. b) Năng lực chuyên biệt Năng lực nhận thức hóa học: hiểu được bản chất của lớp, phân lớp, cấu hình electron nguyên tử. Năng lực tìm hiểu thế giới tự nhiên dưới góc độ hóa học : phân biệt được các hiện tượng hóa học hay hiện tượng vật lý xảy ra trong tự nhiên. Năng lực vận dụng kiến thức, kỹ năng đã học : giải thích được các hiện tượng hóa học xảy ra trong tự nhiên. 3) Phẩm chất Yêu nước: nhận biết được vẻ đẹp của tự nhiên, của đất nước thông qua bộ môn Hóa học. Trách nhiệm: nghiêm túc thực hiện các nhiệm vụ học tập được giao đúng tiến độ. Trung thực: thành thật trong việc thu thập các tài liệu, viết báo cáo và các bài tập. Chăm chỉ: tích cực trong các hoạt động cá nhân, tập thể. Nhân ái: quan tâm, giúp đỡ, chia sẻ những khó khăn trong việc thực hiện nhiệm vụ học tập. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU Giáo viên Học sinh Mô hình, hình vẽ Chuẩn bị bài ở nhà III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC Trang 19
- A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG a) Mục tiêu: Tạo tình huống có vấn đề và tâm lý hứng thú cho HS khi bắt đầu bài học mới. b) Nội dung: GV trình bày vấn đề, HS lắng nghe, dựa vào hiểu biết của bản thân trả lời. c) Sản phẩm: HS biết được những vấn đề liên quan đến bài học mới. d) Tổ chức thực hiện: GV yêu cầu HS đọc SGK và trả lời các câu hỏi trong SGK: B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI Hoạt động 1: Lớp và phân lớp electron Lớp electron a) Mục tiêu: HS biết khái niệm lớp electron. b) Nội dung: HS đọc SGK, dựa vào sự hiểu biết bản thân để trả lời. c) Sản phẩm: HS nêu được khái niệm lớp electron và xác định được số thứ tự của lớp. Các electron trong cùng một lớp có năng lượng gần bằng nhau. Số electron và số AO trong lớp electron thứ n (n ≤ 4) được ghi nhớ theo quy tắc sau: Lớp thứ n có n2 AO Lớp thứ n có tối đa 2n2 electron. d) Tổ chức thực hiện: Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ GV yêu cầu HS đọc SGK. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ HS đọc SGK; HS tự tóm tắt các nội dung chính. Bước 3: Báo cáo kết quả GV yêu cầu HS đứng tại chỗ trình bày. GV yêu cầu HS khác nhận xét về câu trả lời. Bước 4: Kết luận, nhận định GV đánh giá, kết luận và chốt kiến thức và chuyển sang nội dung mới. Hoạt động 2: Lớp và phân lớp electron Phân lớp electron a) Mục tiêu: HS biết khái niệm phân lớp electron. b) Nội dung: HS đọc SGK, trả lời các câu hỏi: Trang 20
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Giáo án môn hóa lớp 10 chương trình cơ bản
113 p | 895 | 151
-
Giáo án môn Hóa học lớp 10 Bài 32: Hiđro sunfua - lưu huỳnh đioxit – lưu huỳnh trioxit
9 p | 599 | 46
-
Giáo án môn Hóa học lớp 10 sách Kết nối tri thức: Bài 15
5 p | 24 | 6
-
Giáo án môn Hóa học lớp 10 sách Chân trời sáng tạo: Bài 10
15 p | 32 | 6
-
Giáo án môn Hóa lớp 10 sách Chân trời sáng tạo cả năm
194 p | 12 | 5
-
Giáo án môn Toán lớp 10 sách Chân trời sáng tạo - Chuyên đề 1: Bài 2
4 p | 38 | 5
-
Giáo án môn Hóa lớp 10 sách Cánh diều (Học kỳ 2)
55 p | 19 | 5
-
Giáo án môn Hóa học lớp 10 sách Chân trời sáng tạo: Bài 4
9 p | 21 | 4
-
Giáo án môn Hóa học lớp 10 sách Cánh diều: Bài 5
5 p | 38 | 3
-
Giáo án môn Hóa học lớp 10: Bài 6
5 p | 90 | 3
-
Giáo án môn GDCD lớp 10: Chủ điểm 2 và 3: Cạnh tranh trong sản xuất và lưu thông hàng hoá. Cung cầu trong sản xuất và lưu thông hàng hoá
12 p | 21 | 3
-
Giáo án môn Toán lớp 10 sách Kết nối tri thức: Bài 18
4 p | 20 | 3
-
Giáo án môn Hóa học lớp 10: Bài 8
4 p | 103 | 3
-
Giáo án môn Hóa học lớp 10 sách Cánh diều: Bài 1
4 p | 29 | 3
-
Giáo án môn Hóa học lớp 10 sách Cánh diều: Bài 3
5 p | 25 | 3
-
Giáo án môn Hóa học lớp 10 sách Cánh diều: Bài 13
8 p | 45 | 3
-
Giáo án môn Hóa học lớp 10 sách Cánh diều: Bài 2
6 p | 30 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn