intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Giáo án môn GDCD lớp 10: Chủ điểm 2 và 3: Cạnh tranh trong sản xuất và lưu thông hàng hoá. Cung cầu trong sản xuất và lưu thông hàng hoá

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:12

22
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

"Giáo án môn GDCD lớp 10: Chủ điểm 2 và 3: Cạnh tranh trong sản xuất và lưu thông hàng hoá. Cung cầu trong sản xuất và lưu thông hàng hoá" là tài liệu dành cho quý thầy cô giáo và các bạn học sinh trong quá trình giảng dạy và học tập. Giúp các em nêu được được khái niệm cạnh tranh trong sản xuất, lưu thông hàng hóa và nguyên nhân dẫn đến cạnh tranh. Hiểu được mục đích cạnh tranh trong sản xuất và lưu thông hàng hóa, các loại cạnh tranh và tính hai mặt của cạnh tranh. Cũng như hiểu được mối quan hệ cung – cầu, vai trò của quan hệ cung cầu trong sản xuất và lưu thông hàng hóa. Mời quý thầy cô và các em cùng tham khảo.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Giáo án môn GDCD lớp 10: Chủ điểm 2 và 3: Cạnh tranh trong sản xuất và lưu thông hàng hoá. Cung cầu trong sản xuất và lưu thông hàng hoá

  1. CHỦ ĐIỂM 2:  CẠNH TRANH TRONG SẢN XUẤT VÀ LƯU THÔNG HÀNG HÓA   A. CHUẨN KIẾN THỨC KỸ NĂNG 1. Về kiến thức ­ Nêu được khái niệm cạnh tranh trong sản xuất, lưu thông hàng hóa và nguyên nhân dẫn đến  cạnh tranh. ­ Hiểu được mục đích cạnh tranh trong sản xuất và lưu thông hàng hóa, các loại cạnh tranh và tính hai   mặt của cạnh tranh.               ­ Tích hợp giáo dục pháp luật( luật kinh doanh); luật bảo vệ môi trường 2. Về kỹ năng ­ Phân biệt mặt tích cực và mặt hạn chế của cạnh tranh trong sản xuất và lưu thông hàng hóa. ­ Nhận xét được vài nét về  tình hình cạnh tranh trong sản xuất và lưu thông hàng hóa  ở  địa   phương. 3.   Về thái độ Ủng hộ các biểu hiện tích cực, phê phán các biểu hiện tiêu cực của cạnh tranh trong sản xuất và   lưu thông hàng hóa.           Có ý thức tuân thủ quy định của pháp luật về kinh doanh 4. Năng lực hình thành và phát triển ở HS  NL tư  duy phê phán; NL hợp tác;  NL giải quyết vấn đề; NL Sử  dụng công nghệ  thông tin và truyền   thông B. NỘI DUNG CẦN ĐẠT  1. Cạnh tranh và nguyên nhân dẫn đến cạnh tranh a. Khái niệm cạnh tranh Là sự  ganh đua, đấu tranh giữa các chủ  thể  kinh tế  trong sản xuất, kinh doanh hàng hóa nhằm giành   những điều kiện thuận lợi để thu được nhiều lợi nhuận. b. Nguyên nhân dẫn đến cạnh tranh ­ Do sự tồn tại nhiều chủ sở hữu với tư cách là những đơn vị kinh tế độc lập, tự do sản xuất, kinh doanh. ­ Do điều kiện sản xuất và lợi ích của mỗi chủ thể kinh tế khác nhau. ­ Để giành lấy các điều kiện thuận lợi, tránh được những rủi ro, bất lợi trong sản xuất và lưu thông hàng   hóa, dịch vụ. 2. Mục đích và các loại cạnh tranh a. Mục đích của cạnh tranh Nhằm giành những điều kiện thuận lợi để thu nhiều lợi nhuận: ­ Giành nguồn nguyên liệu và các nguồn lực sản xuất khác. ­ Giành ưu thế về khoa học và công nghệ. ­ Giành thị trường, nơi đầu tư, các hợp đồng và các đơn đặt hàng. ­ Giành ưu thế về chất lượng, giá cả hàng hóa và phương thức thanh toán. b. Các loại cạnh tranh (Giảm tải) 3. Tính hai mặt của cạnh tranh a. Mặt tích cực ­ Kích thích lực lượng sản xuất, khoa học ­ kỹ thuật phát triển, năng suất lao động tăng lên. ­ Khai thác tối đa mọi nguồn lực. ­ Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, thực hiện chủ động hội nhập kinh tế quốc tế. b. Mặt hạn chế của cạnh tranh ­ Làm cho môi trường, môi sinh mất cân bằng nghiêm trọng.
  2. ­ Sử dụng những thủ đoạn phi pháp, bất lương. ­ Đầu cơ tích trữ gây rối loạn thị trường. C. Luyện tập củng cố  Câu 1: Trong sản xuất và lưu thông hàng hoá cạnh tranh dùng để gọi tắt cho cụm từ nào sau đây? a. Cạnh tranh kinh tế.      b. Cạnh tranh chính trị.      c. Cạnh tranh văn hoá. d. Cạnh tranh sản xuất. Câu 2: Nội dung cốt lõi của cạnh tranh được thể hiện ở khía cạnh nào sau đây? a. Tính chất của cạnh tranh, các chủ thể kinh tế tham gia cạnh tranh, mục đích của cạnh tranh . b. Các chủ thể kinh tế tham gia cạnh tranh. c. Mục đích của cạnh tranh, chủ thể kinh tế tham gia cạnh tranh d. Các chủ thể kinh tế tham gia cạnh tranh, mục đích của cạnh tranh là giành nhiều lợi nhuận Câu 3: Cạnh tranh là  a. sự giành giật, lấn chiếm của các chủ thể kinh tế trong sản xuất và kinh doanh hàng hoá…… b. sự giành lấy điều kiện thuận lợi của các chủ thể kinh tế trong sản xuất và kinh doanh hàng hoá…… c. sự đấu tranh, giành giật của các chủ thể kinh tế trong sản xuất và kinh doanh hàng hoá…… d. sự ganh đua, đấu tranh của các chủ thể kinh tế trong sản xuất và kinh doanh hàng hoá…… Câu 4: Khái niệm cạnh tranh xuất hiện từ khi a. xã hội loài người xuất hiện. b. con người biết lao động. c. sản xuất và lưu thông hàng hoá xuất hiện. d. ngôn ngữ xuất hiện. Câu 5: Nguyên nhân dẫn đến cạnh tranh là do a. tồn tại nhiều chủ sở hữu. b. điều kiện sản xuất và lợi ích của mỗi đơn vị kinh tế là khác nhau. c. sự tồn tại nhiều chủ sở hữu với tư cách là những đơn vị kinh tế độc lập, tự do sản xuất kinh doanh, có  điều kiện sản xuất và lợi ích khác nhau. d. Cả a, b đúng. Câu 6.  Mục đích cuối cùng của cạnh tranh là  a.giành hợp đồng k.tế, các đơn đặt hàng b.giành nguồn nguyên liệu và các nguồn lực SX khác c.giành ưu thế  về khoa học công nghệ d. giành nhiều lợi nhuận nhất về mình. Câu 11: Cạnh tranh giữ vai trò như thế nào trong sản xuất và lưu thông hàng hoá? a. Một đòn bẩy kinh tế. b. Cơ sở sản xuất và lưu thông hàng hoá. c. Một động lực kinh tế. d. Nền tảng của sản xuất và lưu thông hàng hoá. Câu 12: Mục đích cuối cùng của cạnh tranh là  a. giành hợp đồng k.tế, các đơn đặt hàng b.giành nguồn nguyên liệu và các nguồn lực SX khác c.giành ưu thế  về khoa học công nghệ d. giành nhiều lợi nhuận nhất về mình Câu 15: Nội dung nào sau đây được xem là mặt hạn chế của cạnh tranh? A. Làm cho môi trường bị suy thoái B. Khai thác tối đa mọi nguồn lực C. Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế D. Kích thích sức sản xuất Câu 17: Mục đích cuối cùng của cạnh tranh  trong sản xuất và lưu thông hàng hóa là nhằm giành  A. lợi nhuận B. nguồn nhiên liệu C. ưu thế về KHCN D. thị trường tiêu thụ Câu 18: Trong các nguyên nhân sau đây đâu là một trong những nguyên nhân dẫn đến cạnh tranh? A. Sự hấp dẫn của lợi nhuận B. Sự khác nhau về tiền vốn ban đầu C. Chi phí sản xuất khác nhau D. Điều kiện sản xuất và lợi nhuận khác nhau Câu 19: Đối với quá trình sản xuất và lưu thông hàng hóa, cạnh tranh lành mạnh được xem là: A. nhân tố cơ bản B. động lực kinh tế C. hiện tượng tất yếu D. cơ sở quan trọng Câu 20: Hành vi nào sau đây là biểu hiện của cạnh tranh không lành mạnh? A. Khuyến mãi để thu hút khách hàng B. Hạ giá thành sản phẩm C. Đầu cơ tích trữ để nâng cao giá thành sản phẩm  D. Áp dụng KHKT tiên tiến trong sản xuất Câu 21: Trong các việc làm sau, việc làm nào được pháp luật cho phép cạnh tranh? A. Bỏ qua yếu tố môi trường trong quá trình sản xuất
  3. B. Khai thác không đúng mặt hàng kinh doanh C. Bỏ nhiều vốn để đầu tư sản xuất  D. Đầu cơ tích trữ để nâng cao giá thành sản phẩm  Câu 28: Em đồng ý với ý kiến nào sau đây? a. Cạnh tranh là hiện tượng kinh tế tồn tại khách quan b. Những mặt tích cực của cạnh tranh sẽ được nhà nước điều tiết  c. Những mặt hạn chế của cạnh tranh là cơ bản d. Những mặt tích cực hay mặt hạn chế của cạnh tranh đều không tồn tại trong cạnh tranh. CHỦ ĐIỂM 3:  CUNG – CẦU TRONG SẢN XUẤT VÀ LƯU THÔNG HÀNG HÓA  A. CHUẨN KIẾN THỨC KỸ NĂNG 1. Về kiến thức      ­ Nêu được khái niệm cung, cầu.      ­ Hiểu được mối quan hệ cung – cầu, vai trò của quan hệ cung cầu trong sản xuất và lưu thông hàng hóa.      ­ Nêu được sự vận dụng quan hệ cung – cầu. 2. Về kỹ năng     Biết giải thích ảnh hưởng của giá cả thị trường đến cung – cầu của một loại sản phẩm ở địa phương. 3. Về thái độ    Có ý thức tìm hiểu mối quan hệ cung – cầu trong sản xuất và lưu thông hàng hóa. 4. Năng lực hình thành và phát triển ở HS   NL tư duy phê phán; NL hợp tác;  NL giải quyết vấn đề;  NL xử lý tình huống; NL tự quản lý. B. NỘI DUNG CẦN ĐẠT 1. Khái niệm cung­ cầu: a. Khái niệm cầu:         Cầu là khối lượng hàng hóa dịch vụ mà người  tiêu dùng cần mua trong một thời kỳ nhất định tương   ứng với giá cả và thu nhập xác định  b.Khái niệm cung:        Cung là khối lượng hàng hóa, dịch vụ hiện có trên thị trường và chuẩn bị đưa ra thị trường trong  một thời kì nhất định, tương ứng mức giá cả, khả năng sản xuất và chi phí sản xuất xác định.  2. Mối quan hệ cung ­ cầu trong sản xuất và lưu thông hàng hoá: a. Nội dung của quan hệ cung ­ cầu Nội dung: Mối quan hệ cung ­ cầu là mối quan hệ  tác động qua lại lẫn nhau giữa người bán với người  mua hay giữa những người sản xuất với những người tiêu dùng diễn ra trên thị trường  để xác định giá cả  và số lượng hàng hoá, dịch vụ.  Ba biểu hiện của nội dung quan hệ cung ­ cầu: *Cung ­ cầu tác động lẫn nhau: ­  Cầu tăng => sản xuất mở rộng => cung tăng. ­  Cầu giảm => sản xuất thu hẹp => cung giảm. *Cung ­ cầu ảnh hưởng đến giá cả thị trường: ­ Cung = Cầu  giá cả = giá trị. ­ Cung > Cầu   giá cả 
  4. *Giá cả thị trường ảnh hưởng đến  cung ­ cầu: ­ về phía cung: Khi giá cả tăng => cung tăng và ngược lại. ­ về phía cầu: Khi giá cả giảm =>  cầu tăng và ngược lại. b. Vai trò của quan hệ cung ­ cầu: (Giảm tải) 3/  Vận dụng quan hệ cung ­ cầu: a. Đối với nhà nước: Thông qua việc điều tiết cung ­ cầu trên thị trường. ­ Khi cung  cầu, giá cả 
  5. d. Là mqh tác động qua lại giữa giá cả thị trường và cung, cầu HH. Giá cả thấp thì cung giảm, cầu tăng  và ngược lại. Câu 9: Phương án nào dưới đây phản ánh sự vận động của cung, cầu diễn ra trên thực tế? a. Cung, cầu thường vận động không ăn khớp nhau    b. Cung, cầu thường cân bằng c. Cung thường lớn hơn cầu                       d. Cầu thường lớn hơn cung. Câu 10: Cung và giá cả có mối quan hệ như thế nào dưới đây? a. Giá cao thì cung giảm b. Giá cao thì cung tăng c. Giá thấp thì cung tăng d. Giá biến động nhưng cung không biến động. Câu 11: Cầu và giá cả có mối quan hệ nào dưới đây? a. Giá cao thì cầu giảm b. Giá cao thì cầu tăng c. Giá thấp thì cầu tăng d. Giá thấp cầu tăng, giá cao cầu giảm. Câu 12: Mối quan hệ cung cầu là mối quan hệ tác động giữa những người nào dưới đây? a. Người mua và người bán b. Người bán và người bán c. Người sản xuất với người tiêu dùng d. Người sản xuất với người tiêu dùng, người mua và người   bán Câu 13: Mối quan hệ cung cầu là mối quan hệ tác động giữa những người nào dưới đây? a. Người mua và người bán    b. Người bán và người bán c. Người sản xuất với người sản xuất       d. Người mua với người mua Câu 15: Khi cầu tăng dẫn đến sản xuất mở rộng dẫn đến cung tăng là nội dung của biểu hiện nào trong   quan hệ cung ­ cầu? a. Cung cầu tác động lẫn nhau b. Cung cầu ảnh hưởng đến giá cả c. Giá cả ảnh hưởng đến cung cầu d. Thị trường chi phối cung cầu  Câu 16: Khi cầu giảm dẫn đến sản xuất thu hẹp, cung giảm là nội dung của biểu hiện nào trong quan hệ  cung ­ cầu nào dưới đây? a. Cung cầu tác động lẫn nhau b. Cung cầu ảnh hưởng đến giá cả c. Giá cả ảnh hưởng đến cung cầu d. Thị trường chi phối cung cầu  Câu 17: Khi trên thị trường giá cả giảm thì xảy ra trường hợp nào sau đây? a. Cung và cầu tăng b. Cung và cầu giảm c. Cung tăng, cầu giảm           d. Cung giảm, cầu tăng Câu 18: Khi trên thị trường giá cả tăng thì xảy ra trường hợp nào sau đây? a. Cung và cầu tăng b. Cung và cầu giảm c. Cung tăng, cầu giảm d. Cung giảm, cầu tăng Câu 19: Khi trên thị trường cung lớn hơn cầu thì xảy ra trường hợp nào sau đây? a. Giá cả tăng b. Giá cả giảm c. Giá cả giữ nguyên d. Giá cả bằng giá trị Câu 20: Khi trên thị trường cung nhỏ hơn cầu thì xảy ra trường hợp nào sau đây? a. Giá cả tăng b. Giá cả giảm c. Giá cả giữ nguyên d. Giá cả bằng giá trị Câu 21: Khi là người bán hàng trên thị thị trường, để có lợi, em chọn trường hợp nào sau đây: a.  Cung = cầu. b. Cung > cầu. c. Cung  cầu.    c. Cung 
  6. Câu 24. Trên thị trường, giá cả của từng hàng hóa có thể cao hoặc thấp hơn giá trị hàng hóa không chỉ do  tác động của cạnh tranh, mà còn do tác động của A. Quan hệ cung – cầu B. Quan hệ giữa người mua với nhau C. Quan hệ giá cả và thị trường D. Quan hệ giữa người mua và người bán Câu 25. Trên thị trường ta thấy người bán và người mua gặp nhau và có mối quan hệ với nhau. Vậy mối  quan hệ đó là:  A. Quan hệ cung – cầu B. Quan hệ giữa người mua với nhau C. Quan hệ giá cả và thị trường D. Quan hệ giữa người mua và người bán. CHỦ ĐỀ 3: CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA ĐẤT NƯỚC VÀ TRÁCH NHIỆM CỦA  CÔNG DÂN TRONG LĨNH VỰC KINH TẾ   CHỦ ĐIỂM 1: CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA ĐẤT NƯỚC                                                       A. CHUẨN KIẾN THỨC KỸ NĂNG: 1. Về kiến thức      ­ Hiểu được thế nào là công nghiệp hóa, hiện đại hóa ; vì sao phải công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất   nước.       ­ Nêu được nội dung cơ bản của công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở nước ta.        ­ Hiểu được trách nhiệm của công dân trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. 2. Về kỹ năng Biết xác định trách nhiệm của bản thân trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. 3. Về thái độ ­ Tin tưởng,  ủng hộ đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước ta về  công nghiệp hóa, hiện đại hóa  đất nước . ­ Quyết tâm học tập, rèn luyện để trở thành người lao động đáp ứng yêu cầu sự nghiệp công nghiệp hóa,   hiện đại hóa ở nước ta. 4. Năng lực hình thành và phát triển ở HS    NL tư duy; NL hợp tác; NL giải quyết vấn đề; NL xử lý tình huống B.NỘI DUNG CẦN ĐẠT 1. Khái niệm công nghiệp hóa, hiện đại hóa; tính tất yếu khách quan và tác dụng của công nghiệp hóa,  hiện đại hóa đất nước a. Khái niệm công nghiệp hóa, hiện đại hóa Công nghiệp hóa, hiện đại hóa là quá trình chuyển đổi căn bản, toàn diện các hoạt động kinh tế và quản   lý kinh tế  ­ xã hội từ  sử dụng sức lao động thủ  công là chính sang sử  dụng một cách phổ  biến sức lao   động cùng với công nghệ, phương tiện, phương pháp tiên tiến, hiện đại nhằm tạo ra năng suất lao động   xã hội cao b. Tính tất yếu khách quan và tác dụng của công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước ­ Tính tất yếu khách quan của công nghiệp hóa, hiện đại hóa:  + Do yêu cầu phải xây dựng cơ sở vật chất – kỹ thuật cho chủ nghĩa xã hội. + Do yêu cầu phải rút ngắn khoảng cách tụt hậu xa về kinh tế, kỹ thuật và công nghệ giữa Việt Nam và   thế giới. + Do yêu cầu phải tạo ra năng suất lao động xã hội cao, đảm bảo cho sự tồn tại và phát triển của xã hội. ­ Tác dụng to lớn và toàn diện của công nghiệp hóa, hiện đại hóa:  + Tạo tiền đề thúc đẩy sự tăng trưởng và phát triển kinh tế ­ xã hội.
  7. + Tạo tiền đề cho việc củng cố quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa, tăng cường vai trò của Nhà nước và mối quan   hệ giữa công nhân, nông dân, trí thức. + Xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ, gắn với chủ động hội nhập kinh tế quốc tế và tăng cường tiềm lực quốc  phòng, an ninh. 2. Nội dung cơ bản của công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở nước ta a. Phát triển mạnh mẽ lực lượng sản xuất ­ Thực hiện cơ khí hóa nền sản xuất xã hội. ­ Áp dụng những thành tựu khoa học và công nghệ hiện đại vào các ngành kinh tế. ­ Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. b. Xây dựng một cơ cấu kinh tế hợp lý, hiện đại và hiệu quả ­ Chuyển dịch, phát triển từ cơ cấu kinh tế nông nghiệp lên cơ cấu kinh tế công, nông nghiệp và dịch vụ  hiện đại. ­ Chuyển dịch cơ cấu lao động theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với phát triển kinh tế  tri   thức c. Củng cố  và tăng cường địa vị  chủ  đạo của quan hệ  sản xuất xã hội chủ  nghĩa và tiến tới xác  lập địa vị thống trị của quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa trong toàn bộ nền kinh tế quốc dân               (Giảm tải) 3. Trách nhiệm của công dân đối với sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước ­  Nhận thức đúng đắn về tính tất yếu khách quan và tác dụng to lớn của CNH ­ HĐH ­ Lựa chọn ngành, mặt hàng có khả năng cạnh tranh cao, phù hợp với nhu cầu của thị trường. ­ Ứng dụng thành tựu khoa học và công nghệ hiện đại vào sản xuất. ­ Học tập, nâng cao trình độ văn hóa, khoa học ­ công nghệ hiện đại. C. BÀI TẬP CỦNG CỐ  Câu 1: Quá trình  ứng dụng và trang bị  những thành tựu khoa học công nghệ  tiên tiến hiện đại vào quá   trình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, quản lí kinh tế xã hội là quá trình nào sau đây? 1. Hiện đại hoá b. Công nghiệp hoá c. Tự động hoá d.   Công   nghiệp   hoá   ­   hiện   đại  hoá Câu 2: Quá trình chuyển đổi căn bản các hoạt động sản xuất từ sử dụng sức lao động thủ  công sang sư  dụng sức lao động dựa trên sự phát triển của công nghiệp cơ khí là quá trình nào sau đây? a. Hiện đại hoá b. Công nghiệp hoá c. Tự động hoá d. Công nghiệp hoá ­ hiện đại hoá Câu 3: Cuộc Cách mạng khoa học kỉ thuật lần thứ nhất diễn ra vào thời gian nào? a. Thế kỷ VII b. Thế kỷ XVIII c. Thế kỷ XIX d. Thế kỷ XX Câu 4: Cuộc Cách mạng khoa học kỉ thuật lần thứ hai diễn ra vào thời gian nào? a. Thế kỷ VII b. Thế kỷ XVIII c. Thế kỷ XIX d. Thế kỷ XX Câu 5: Cuộc Cách mạng khoa học kỉ thuật lần thứ nhất ứng với qúa trình nào sau đây? a. Hiện đại hoá b. Công nghiệp hoá c. Tự động hoá d.   Công   nghiệp   hoá   ­   hiện   đại  hoá Câu 6: Cuộc Cách mạng khoa học kỉ thuật lần thứ hai ứng với qúa trình nào sau đây? a. Hiện đại hoá b. Công nghiệp hoá c. Tự động hoá d.   Công   nghiệp   hoá   ­   hiện   đại  hoá Câu 7: Thành tựu nổi bật của cuộc cách mạng khoa học kỷ thuật làn thứ nhất là gì? a. Điện b. Máy tính c. Máy hơi nước     d. Xe lửa Câu 8: Thành tựu của cuộc cách mạng khoa học kỷ thuật làn thứ nhất ứng dụng vào lĩnh vực nào? a. Nông nghiệp        b. Sản xuất c. Dịch vụ d. Kinh doanh Câu 9. Cuộc cách mạng kỹ thuật lần hai diễn ra từ thời gian nào? A. Những năm 50 của thế kỷ XIII. B. Những năm 30 của thế kỷ XX
  8. C. Những năm 40 của thế kỷ XIX. D. Những năm 40 của thế kỷ XX. Câu 10. Một trong những nội dung cơ bản của công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở nước ta là A. Phát triển mạnh mẽ ngành công nghiệp cơ khí.          B. Phát triển mạnh mẽ khoa học kỹ thuật. C. Phát triển mạnh mẽ công nghệ thông tin.                    D. Phát triển mạnh mẽ lực lượng sản xuất. Câu 11. Những phát minh nào thuộc CMKHKT lần II A. Máy hơi nước, xe lửa chạy bằng hơi nước   B. Robot, máy vi tính, sóng điện từ, trường điện từ C. Máy dệt, máy xe sợi, động cơ chạy bằng dầu diêzen     D. Công cụ bằng sắt, đồng, thau Câu 12. Tính tất yếu khách quan của công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở nước ta là: A. Do yêu cầu phải xây dựng cơ sở vật chất ­ kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội. B. Do nước ta là nước nông nghiệp lạc hậu. C. Do yêu cầu phải phát triển công nghiệp       D. Do nước ta có nền kinh tế phát triển thấp. Câu 14:  Đi đôi với chuyển dich cơ  cấu kinh tế  phải chuyển dịch cơ  cấu lao  động theo hướng công  nghiệp hóa – hiện đại hóa gắn với phát triển yếu tố nào sau đây? a. Kinh tế nông nghiệp b. Kinh tế hiện đại c. Kinh tế tri thức d. Kinh tế thị trường Câu 15: Em đồng ý với ý kiến nào sau đây a. Để xây dựng cơ sở vật chất kĩ thuật của chủ nghĩa xã hội, nước ta cần tự nghiên cứu, xây dựng. b. Để xây dựng cơ sở vật chất kĩ thuật của chủ nghĩa xã hội, nước ta cần nhận chuyển giao kỹ thuật  và công nghệ hiện đại từ các nước tiên tiến. c. Để xây dựng cơ sở vật chất kĩ thuật của chủ nghĩa xã hội, nước ta cần kết hợp tự nghiên cứu, xây  dựng vừa nhận chuyển giao kỹ thuật và công nghệ hiện đại từ các nước tiên tiến. d. Để xây dựng cơ sở vật chất kĩ thuật của chủ nghĩa xã hội, nước ta cần đầu tư cho xây dựng. Câu 16: công nghiệp hóa, hiện đại hóa có tác dụng: 1. Đưa nước ta ra khỏi tình trạng kém phát triển     b. Tạo điều kiện để phát triển lực lượng sản xuất và tăng năng suất lao động xã hội c. Tạo điều kiện để nước ta hội nhập k.tế quốc tế d. Nâng cao uy tín của nước ta trên trường quốc tế Câu 17: Một trong những nội dung cơ bản của công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở nước ta là: a. Phát triển mạnh mẽ ngành công nghiệp cơ khí b. Phát triển mạnh mẽ khoa học kĩ thuật c. Phát triển mạnh mẽ công nghệ thông tin d. Phát triển mạnh mẽ lực hượng sản xuất Câu 18: Trong thời kì quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta tồn tại nền kinh tế nhiều thành phần là vì:   a. Để giải quyết việc làm cho người lao động b. Khai thác mọi tiềm năng sẵn có của đất nước   c. Kinh tế nông nghiệp và kinh tế tập thể còn yếu d. Nước ta là một nước nông nghiệp lạc hậu Câu 19: Tạo tiền đề hình thành và phát triển nền văn hóa mới XHCN – nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản  sắc dân tộc . Nội dung này nói về:    a. Tác dụng của CNH – HĐH đất nước b. Tính tất yếu của CNH – HĐH đất nước    c. Nội dung cơ bản của CNH – HĐH đất nước d. Tính tất yếu và tác dụng của CNH, HĐH đất nước Câu 20: Đi đôi với chuyển dịch cơ cấu kinh tế là phải chuyển cơ cấu…..theo hướng CNH – HĐH gắn  với phát triển kinh tế tri thức.    a. Lao động b. Chính trị  c. Văn hóa   d. Xã hội Câu 21: Nhiệm vụ kinh tế cơ bản và trọng tâm nhất của nước ta hiện nay là: A. CNH, HĐH B. Xây dựng cơ sở vật chất kĩ thuật C. chuyển đổi cơ cấu kinh tế D. Phát huy nguồn nhân lực Câu 22: Sự xuất hiện của khái niệm CNH gắn liền với sự ra đời của lao dộng có tính chất: A. Thủ công B. Cơ khí C. Tự động hóa D. Tiên tiến
  9. Câu 23:  Sự xuất hiện của khái niệm HĐH gắn liền với sự ra đời của lao dộng có tính chất: A. Thủ công B. Cơ khí C. Tự động hóa D. Tiên tiến Câu 24: Nội dung cốt lõi của CNH, HĐH ở nước ta hiện nay là phát triển mạnh mẽ A. công nghiệp cơ khí     B. Khoa học kĩ thuật     C. công nghệ thông tin D. Lực lượng sản xuất Câu 25: Điều kiện để chuyển từ nền văn minh nông nghiệp sang nền văn minh công nghiệp là A. tạo ra cơ sở vật chất kĩ thuật B. Thực hiện cơ khí hóa nền sản xuất xã hội C. tạo ra lực lượng sản xuất mới  D. Nâng cao hiệu quả kinh tế Câu 27:  Ở nước ta, kết quả của xu hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng hợp lí, hiện đại, hiệu  quả sẽ tạo ra cơ cấu kinh tế: A. Nông nghiệp – công nghiệp B. Công nghiệp – nông nghiệp và dịch vụ hiện đại C. Công nghiệp – nông nghiệp D. Nông nghiệp – công nghiệp và dịch vụ hiện đại Câu 29: Ở nước ta, việc thực hiện CNH gắn liền với HĐH là nhằm đáp ứng nhu cầu nào dưới đây? A. Xây dựng cơ cấu kinh tế hợp lí B. Phát triển mạnh mẽ LLSX C. Rút ngắn khoản cách tụt hậu so với các nước khác  D. Củng cố địa vị chủ đạo của QHSX XHCN Câu 30:  Đâu là tiêu chí đầu tiên và chủ  yếu để khẳng định tính ưu việt và tiến bộ  của chế độ  XH sau   đối với chế độ XH trước? A. Năng suất lao động B. Sự phát triển toàn diện của cá nhân C. Đất nước giàu có D. Cơ sở hạ tầng hiện đại Câu 31: Để chuyển dịch cơ cấu lao động, ngoài chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cần phải quan tâm đến quá  trình: A. nâng cao chất lượng nguồn nhân lực B. Phát triển LLSX C. phát triển nền kinh tế tri thức D. Củng cố địa vị chủ đạo của QHSX XHCN Câu 32: Việc củng cố và tăng cường địa vị thống trị của QHSX XHCN trong toàn bộ quá trình CNH,  HĐH nhằm đáp ứng yêu cầu: A. giữ vững định hướng XHCN của nền kinh tế B. Phát triển LLSX C. đảm bảo công bằng xã hội D. ngăn chặn hậu quả xấu cảu nền kinh tế thị trường Câu 33: Do yêu cầu phải xây dựng cơ sở vật chất – kĩ thuật của CNXH. Là nội dung nói về: A. Tính tất yếu khách quan của CNH, HĐH đất nước B. Nội dung của CNH, HĐH đất nước C. Tác dụng của CNH, HĐH đất nước D. Ý nghĩa của CNH, HĐH đất nước Câu 34: Tạo điều kiện để phát triển LLSX và tăng năng suất lao động xã hội. Là nội dung nói về: A. Tính tất yếu khách quan của CNH, HĐH đất nước B. Nội dung của CNH, HĐH đất nước C. Tác dụng của CNH, HĐH đất nước D. Ý nghĩa của CNH, HĐH đất nước Câu 35: Phát triển mạnh maex LLSX. Là nội dung nói về: A. Tính tất yếu khách quan của CNH, HĐH đất nước B. Nội dung của CNH, HĐH đất nước C. Tác dụng của CNH, HĐH đất nước D. Ý nghĩa của CNH, HĐH đất nước Câu 36: Do phải tạo ra năng suất lao động xã hội cao, đảm bảo cho sự tồn tại và phát triển của CNXH.  Là nội dung nói về: A. Tính tất yếu khách quan của CNH, HĐH đất nước B. Nội dung của CNH, HĐH đất nước C. Tác dụng của CNH, HĐH đất nước D. Ý nghĩa của CNH, HĐH đất nước Câu 37: Có nhận thức đúng đắn  về tính tất yếu khách quan và tác dụng to lớn của CNH, HĐH đất nước.  Là nội dung nói về: A. Tính tất yếu khách quan của CNH, HĐH đất nước B. Nội dung của CNH, HĐH đất nước C. Tác dụng của CNH, HĐH đất nước D. Trách nhiệm của CNH, HĐH đất nước
  10. Chủ điểm 2:    THỰC HIỆN NỀN KINH TẾ NHIỀU THÀNH PHẦN VÀ TĂNG CƯỜNG VAI TRÒ QUẢN LÝ KINH TẾ CỦA NHÀ NƯỚC(2Tiết)                                                              A. CHUẨN KIẾN THỨC KỸ NĂNG Học xong CĐ này, học sinh cần đạt được: 1. Về kiến thức ­ Nêu được thế nào là thành phần kinh tế. ­ Nêu được sự cần thiết khách quan của nền kinh tế nhiều thành phần ở nước ta. ­ Biết được đặc điểm cơ bản của các thành phần kinh tế ở nước ta hiện nay. ­ Hiểu được vai trò quản lý kinh tế của Nhà nước trong nền kinh tế nhiều thành phần ở Việt Nam.   ­ Tích hợp giáo dục pháp luật, luật kinh doanh 2. Về kỹ năng ­ Phân biệt được các thành phần kinh tế ở địa phương. ­ Xác định được trách nhiệm của mỗi công dân trong việc phát triển nền kinh tế nhiều thành phần ở nước ta. 3. Về thái độ ­ Tin tưởng, ủng hộ đường lối phát triển kinh tế nhiều thành phần của Đảng và Nhà nước. ­   Tích   cực  tham gia phát triển kinh tế gia đình, phù hợp với điều kiện của gia đình và khả năng của bản thân. ­ Quyết tâm học tập, rèn luyện để trở thành người lao động đáp ứng yêu cầu sự nghiệp công nghiệp hóa,   hiện đại hóa ở nước ta. 4.Năng lực hình thành và phát triển ở HS     NL tư duy phê phán; NL hợp tác;  NL giải quyết vấn đề; NL xử lý tình huống; NL giao tiếp B. NỘI DUNG CẦN ĐẠT 1. Thực hiện nền kinh tế nhiều thành phần a) Khái niệm thành phần kinh tế và tính tất yếu khách quan của nền kinh tế nhiều thành phần ­  Khái niệm thành phần kinh tế : Thành  phần kinh tế là kiểu quan hệ kinh tế dựa trên một hình thức sở hữu nhất định về tư liệu sản xuất. ­ Tính tất yếu khách quan của sự tồn tại nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần ở nước ta : + Do trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, nước ta vẫn tồn tại một số thành phần kinh tế của xã hội trước đây;   đồng thời xuất hiện thêm những thành phần kinh tế của chế độ xã hội chủ nghĩa. + Vì ở nước ta, lực lượng sản xuất phát triển còn thấp và ở nhiều trình độ khác nhau nên có nhiều hình thức sở hữu về  tư liệu sản xuất. b. Các thành phần kinh tế ở nước ta  ­ Kinh tế nhà nước: là thành phần kinh tế dựa trên hình thức sở hữu nhà nước về tư liệu sản xuất. ­ Kinh tế tập thể: là thành phần kinh tế dựa trên hình thức sở hữu tập thể về tư liệu sản xuất  ­ Kinh tế tư nhân: là thành phần kinh tế dựa trên hình thức sở hữu tư nhân về tư liệu sản xuất, bao gồm: + Kinh tế cá thể, tiểu chủ: dựa trên hình thức sở hữu nhỏ về TLSX và lao động của bản thân người lao   động + Tư bản tư nhân  ­ Kinh tế  có vốn đầu tư  nước ngoài: là thành phần kinh tế  dựa trên hình thức sở  hữu vốn của nước   ngoài. => Nhà nước chủ  trương phát triển các thành phần kinh tế  để  thu hút và sử  dụng có hiệu quả  các   nguồn lực trong và ngoài nước, tạo nhiều việc làm, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. c. Trách nhiệm của công dân đối với việc thực hiện nền kinh tế nhiều thành phần ­ Tin tưởng và chấp hành tốt chính sách phát triển nền kinh tế nhiều thành phần. ­ Tham gia lao động sản xuất ở gia đình; vận động người thân tham gia đầu tư vào sản xuất, kinh doanh.
  11. ­ Tổ chức sản xuất, kinh doanh các ngành, nghề và mặt hàng mà pháp luật không cấm. ­ Chủ động tìm kiếm việc làm trong các thành phần kinh tế.   C. Luyện tập củng cố  Câu 1 :Tại sao hình thức sở hữu về tư liệu sản xuất lại là căn cứ  trực tiếp để  xác định thành phần kinh   tế? Câu 2 : Tại sao trong 4 thành phần kinh tế, kinh tế nhà nước lại giữ vai trò chủ đạo? Câu 1: Thành phần kinh tế là  a. kiểu quan hệ kinh tế dựa trên một hình thức sở hữu nhất định về tư liệu sản xuất. b. kiểu quan hệ dựa trên một hình thức sở hữu nhất định về tư liệu sản xuất. c. kiểu quan hệ kinh tế dựa trên một hình thức sở hữu nhất định. d. kiểu quan hệ dựa trên một hình thức sở hữu nhất định. Câu 2: Để xác định thành phần kinh tế thì cần căn cứ vào yếu tố nào dưới đây? a. Nội dung của từng thành phần kinh tế b. Hình thức sở hữu TLSX c. Vai trò của các thành phần kinh tế d. Biểu hiện của từng thành phần kinh tế. Câu 3: Bộ phần nào sau đây  không thuộc thành phần kinh tế nhà nước? A. Doanh nghiệp nhà nước B. Các quỹ dự trữ, các quỹ bảo hiểm quốc gia C. Các cơ sở kinh tế do nhà nước cấp phép thành lập D. Quỹ bảo hiểm nhà nước Câu 5: Ở nước ta hiện nay có những thành phần kinh tế nào? a. Nhà nước, tập thể, tư nhân, có vốn đầu tư nước ngoài. b. Nhà nước, tập thể, cá thể tiểu chủ, tư bản nhà nước, có vốn đầu tư nước ngoài. c. Nhà nước, tập thể, tư bản tư nhân, tư bản nhà nước, có vốn đầu tư nước ngoài. d. Nhà nước, tập thể, cá thể tiểu chủ, tư bản tư nhân, tư bản nhà nước, có vốn đầu tư nước ngoài. Câu 7: Thành phần kinh tế tư nhân có cơ cấu như thế nào? a. Kinh tế các thể tiểu chủ, kinh tế tư nhân b. Kinh tế tư nhân, kinh tế cá thể c. Kinh tế cá thể tiểu chủ, kinh tế tư bản tư nhân d. Kinh tế cá thể tiểu chủ, kinh tế tư bản Câu 8: Lực lượng nòng cốt của kinh tế tập thể là  a. doanh nghiệp nhà nước b. công ty nhà nước c. tài sản thuộc sở hữu tập thể             d. hợp tác xã Câu 9: Kinh tế nhà nước dựa trên hình thức sở hữu về TLSX nào dưới đây? a. Nhà nước              b. Tư nhân                c. Tập thể                 d. Hỗn hợp Câu 10: Gia đình ông A mở cơ sở sản xuất nước mắm bằng nguồn vốn của gia đình. Sau hai năm kinh  doanh có hiểu quả, gia đình ông quyết định mở rộng quy mô sản xuất và thuê thêm hai nhân công phụ  giúp sản xuất. Vậy theo em, cơ sở sản xuất của ông A thuộc  thành phần kinh tế nào? A. Kinh tế tập thể B. Kinh tế tư nhân C. Kinh tế nhà nước D. Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài.. Câu 11: Trong các thành phần kinh tế dưới đây, thành phần kinh tế nào đóng vai trò chủ đạo? A. Kinh tế tập thể B. Kinh tế tư nhân C. Kinh tế nhà nước D. Kinh tế cá thể, tiểu chủ Câu 12: Thành phần kinh tế tư nhân có vai trò là A. đóng góp về vốn cho nền kinh tế.  B. định hướng phát triển cho các thành phần kinh tế khác C. tạo ra tiềm năng công nghệ cho nền kinh tế.  D. một trong những động lực của nền kinh tế Câu 13: Sự tồn tại nhiều thành phần kinh tế ở nước ta là một tất yếu khác quan, là vì A. nước ta có dân số đông B. LLSX của nước ta còn thấp với nhiều hình thức sở hữu về TLSX. C. nước ta có rất nhiều ngành nghề sản xuất. D. nhu cầu giải quyết việc làm ở nước ta rất lớn.
  12. Câu 14: Thành phần kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài gồm A. Doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài B. Hợp tác xã C. Hộ sản xuất kinh doanh D. Đơn vị dịch vụ công Câu 15: Các thành phần kinh tế tư nhân gồm: A. Doanh nghiệp nhà nước B. Hợp tác xã C. Hộ sản xuất kinh doanh D. Đơn vị dịch vụ công Câu 16: Tin tưởng, ủng hộ và chấp hành tốt chính sách phát triển nền kinh tế nhiều thành phần ở nước  ta. Là nội dung nói về A. trách nhiệm của công dân đối với việc thực hiện nền kinh tế nhiều thành phần B. vai trò quản lí nền kinh tế của nhà nước C. tính tất yếu khách quan của nền kinh tế nhiều thành phần D. nội dung của các thành phần kinh tế ở nước ta trong giai đoạn hiện nay.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2