Giáo án môn Hóa học lớp 10 sách Chân trời sáng tạo: Bài 10
lượt xem 6
download
Giáo án môn Hóa học lớp 10 sách Chân trời sáng tạo: Bài 10 được biên soạn với mục tiêu nhằm giúp học sinh trình bày được khái niệm và lấy ví dụ về liên kết cộng hóa trị (liên kết đơn, đôi, ba) khi áp dụng quy tắc Octet; viết được công thức Lewis của một số chất đơn giản; trình bày được khái niệm về liên kết cho nhận; phân biệt được các loại liên kết dựa theo độ âm điện;... Mời các bạn cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Giáo án môn Hóa học lớp 10 sách Chân trời sáng tạo: Bài 10
- TRƯỜNG THPT TRẦN PHÚ TỔ HÓA HỌC KHỐI 10 KẾ HOẠCH BÀI DẠY: LIÊN KẾT CỘNG HÓA TRỊ Thời lượng: 4 tiết I. MỤC TIÊU DẠY HỌC: Sau bài học này HS có thể: YÊU CẦU CẦN ĐẠT 1. Trình bày được khái niệm và lấy ví dụ về liên NĂNG LỰC kết cộng hóa trị (liên kết đơn, đôi, ba) khi áp HÓA HỌC Nhận thức hóa dụng quy tắc Octet. học 2. Viết được công thức Lewis của một số chất đơn giản. 3. Trình bày được khái niệm về liên kết cho nhận. 4. Phân biệt được các loại liên kết dựa theo độ âm điện. 5. Giải thích được sự hình thành liên kết xích ma, liên kết pi qua sự xen phủ AO. 6. Trình bày được khái niệm năng lượng liên kết cộng hóa trị. 7. Lắp được mô hình phân tử một số chất. Tìm hiểu thế giới Thông qua các hoạt động: nghiên cứu bài học, tự nhiên dưới góc thảo luận, quan sát thực tiễn, tìm hiểu thông độ hóa học tin… tìm hiểu các yêu cầu về mục tiêu nhận thức kiến thức ở trên. Vận dụng kiến Từ kiến thức đã học, học học sinh có thể giải thức, kĩ năng đã quyết được các dạng bài tập giáo viên yêu cầu. học Giải quyết vấn đề Từ kiến thức đã học học sinh vận dụng giải NĂNG LỰC và sáng tạo quyết các câu hỏi liên quan đến hiện tượng CHUNG trong tự nhiên, đời sống. Giao tiếp và hợp Học sinh biết chủ động giao tiếp khi có vấn đề tác thắc mắc. Thông qua làm việc nhóm nâng cao khả năng trình bày ý kiến của bản thân, tự tin thuyết trình trước đám đông. Năng lực tự chủ Chủ động tích cực thực hiện nhiệm vụ được và tự học giao, hỗ trợ bạn trong hoạt động nhóm PHẨM CHẤT Trung thực Thật thà, ngay thẳng trong kết quả làm việc nhóm. Trách nhiệm Có tinh thần trách nhiệm cao để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
- II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU Thiết bị dạy học + Thiết bị công nghệ, phần mềm: Laptop, bài giảng Powerpoint. Padlet, GG Classroom. + Thiết bị dạy học khác: Hóa chất Dụng cụ Mô hình lắp ráp phân tử Học liệu + Học liệu số: https://youtu.be/qDGrhskOQfc https://youtu.be/5TkGDp_P38M https://youtu.be/0Kxsiys4XNo + Học liệu khác: Kế hoạch bài giảng. III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC: A. BẢNG TÓM TẮT CÁC HOẠT ĐỘNG: Hoạt động Mục tiêu Nội dung PPDH học dạy học KTDH Đánh giá trọng tâm Phương Công cụ (thời gian) pháp HĐ 1: Giúp HS nắm GV chiếu sơ đồ Đàm Quan sát HS đánh được cấu tư duy của các thoại giá đồng Khởi trúc nội dung nhóm đã chuẩn bị Kỹ đẳng độngkết của bài học. trước ở nhà. thuật nối GV đọc các câu KWL hỏi thắc mắc của KWLH ( 30 phút) các nhóm trong bảng KWL KWLH và cho các bạn trả lời. HĐ 2: 2.1. Khái HS trình bày GV mời 1 bạn PP Quan sát HS đánh niệm và ví được khái đại diện nhóm thuyết giá đồng dụ về liên niệm và lấy trình bày khái trình đẳng kết cộng ví dụ về liên niệm và lấy ví dụ hóa trị (liên kết cộng hóa và giải thích về kết đơn, trị (liên kết sự hình thành liên đôi, ba) khi đơn, đôi, ba) kết cộng hóa trị
- áp dụng khi áp dụng (liên kết đơn, đôi, quy tắc quy tắc Octet ba) khi áp dụng Octet quy tắc Octet. ( 15 phút) Thẻ 2.2. Công Viết được HS hoạt động PP thảo Quan sát, kiểm tra thức Lewis công thức e, nhóm hoàn thành luận đánh giá qua ( 15 phút) công thức phiếu HT số 1. nhóm SP học tập Lewis, CTCT của một số Bảng chất đơn kiểm giản. 2.3. Công GV mời 1 bạn PP Quan sát, thức cho HS viết đại diện nhóm thuyết đánh giá qua nhận được công trình bày về LK trình SP học tập ( 10 phút) thức cho cho nhận trong nhận. ion NH4+, CO. Thẻ 2.4. Phân HS hoạt động PP thảo Quan sát, kiểm tra biệt được HS biết tính nhóm hoàn thành luận đánh giá qua các loại hiệu số độ phiếu HT số 2. nhóm SP học tập liên kết âm điện từ dựa theo đó suy ra độ âm được loại điện. liên kết. ( 15phút) Thang 2.5. Giải HS hoạt động PP thảo Quan sát, đánh giá thích được nhóm hoàn thành luận đánh sự hình phiếu HT số 3. nhóm giá qua SP HS giải PP thành liên học tập. thích được sự hỏi/đáp kết xích hình thành ma, liên liên kết xích kết pi qua ma, liên kết sự xen phủ pi qua sự xen AO. phủ AO. ( 20phút) Thang 2.6.Trình HS hoạt động PP thảo Quan sát, đánh giá bày được nhóm hoàn thành luận đánh khái niệm phiếu HT số 4. nhóm giá qua SP năng PP học tập. lượng liên HS trình bày hỏi/đáp kết cộng được khái niệm năng
- hóa trị. lượng liên ( 15 phút) kết cộng hóa trị. HĐ 3: HS hoạt động PP thảo Quan sát Thang Tổng kết nhóm lắp được luận Đánh đánh giá Lắp được mô hình phân tử nhóm giá qua SP mô hình CH4, C2H4, C2H2, học tập. phân tử CO2. CH4, C2H4, Từ đó nhận xét C2H2, CO2. về loại LK trong HS trả mỗi phân tử. lời phiếu HS trả lời phiếu Đánh Bảng kiểm kiểm cá nhân để giá qua hồ sơ kiểm cá nhân. GV đánh giá mức học tập. ( 20 phút) độ nắm bài của HS. HĐ 4: Luyện tập Củng cố, HS trả lời câu PP PP quan sát Câu hỏi khắc sâu hỏi trắc nghiệm kiểm tra trắc ( 10 phút) kiến thức đã trong phiếu học nghiệm. học trong bài. tập 5. HĐ 5: Giúp HS vận HS về nhà trả PP thảo Đánh Câu hỏi Vận dụng dụng các kĩ lời câu hỏi trong luận giá qua hồ sơ tự luận. năng, vận phiếu học tập 6. Kỹ học tập. dụng kiến thuật bể thức đã học cá. ( 30 phút) để giải quyết các tình huống trong thực tế. B. CÁC HOẠT ĐỘNG: HĐ 1. Hoạt động khởi độngkết nối MỞ ĐẦU
- Thời gian: 30 phút 1. Mục tiêu: Giúp HS có cái nhìn tổng quát về nội dung bài học. GV nắm được tình hình học sinh có chuẩn bị bài trước hay không và HS còn thắc mắc ở những phần nào. 2. Tiến trình tổ chức hoạt động: a. Giao nhiệm vụ: GV yêu cầu HS xem SGK, bài giảng, thông tin trên internet và thực hiện bảng KWL KWLH cá nhân sau đó thảo luận nhóm tổng hợp bảng KWLKWLH cho nhóm. HS thảo luận nhóm vẽ sơ đồ tư duy. b. Thực hiện nhiệm vụ: GV cho HS xem ảnh để dẫn dắt vào bài. GV chiếu sơ đồ tư duy của các nhóm đã chuẩn bị trước ở nhà. GV đọc các câu hỏi thắc mắc của các nhóm trong bảng KWLKWLH. c. Báo cáo thảo luận: GV cho đại diện các nhóm trả lời các câu hỏi. d. Phương pháp công cụ đánh giá và kết luận: HS sẽ đánh giá lẫn nhau. e.Sản phẩm học sinh cần đạt: Bảng KWLKWLH của nhóm. Sơ đồ tư duy. HĐ 2. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC Thời gian: 90 phút 1. Mục tiêu: 1. Trình bày được khái niệm và lấy ví dụ về liên kết cộng hóa trị (liên kết đơn, đôi, ba) khi áp dụng quy tắc Octet. 2. Viết được công thức e, công thức Lewis, công thức CT của một số chất đơn giản. 3. Trình bày được khái niệm về liên kết cho nhận. 4. Phân biệt được LK CHT phân cực, LK CHT không phân cực và các loại liên kết dựa theo độ âm điện. 5. Giải thích được sự hình thành liên kết xích ma, liên kết pi qua sự xen phủ AO. 6. Trình bày được khái niệm năng lượng liên kết cộng hóa trị. 2. Tiến trình tổ chức hoạt động: a. Giao nhiệm vụ: GV hỏi và yêu cầu HS nêu khái niệm và lấy ví dụ về liên kết cộng hóa trị (liên kết đơn, đôi, ba), nêu được khái niệm về liên kết cho nhận. GV yêu cầu HĐ nhóm thực hiện phiếu học tập 2: Vẽ CT Lewis và CTCT của 1 số chất đơn giản. b. Thực hiện nhiệm vụ: HS nghe bạn trả lời và nhận xét, bổ sung.
- Các nhóm thảo luận và thực hiện phiếu học tập 2. GV hổ trợ nếu HS thắc mắc. c. Báo cáo thảo luận: HS treo bảng vẽ của nhóm mình, GV mời 1 nhóm chính xác nhất lên trình bày. d. Phương pháp công cụ đánh giá và kết luận: GV đánh giá HS qua PP quan sát thảo luận nhóm. Công cụ đánh giá là bảng kiểm. e.Sản phẩm học sinh cần đạt: Bảng vẽ CT Lewis và CTCT. HĐ 3. TỔNG KẾT Thời gian: 20 phút 1. Mục tiêu: GV chốt lại kiến thức trọng tâm. 2. Tiến trình tổ chức hoạt động: a. Giao nhiệm vụ: GV yêu cầu các nhóm lắp được mô hình phân tử CH4, C2H4, C2H2, CO2. HS trả lời phiếu kiểm cá nhân để GV đánh giá mức độ nắm bài của HS. b. Thực hiện nhiệm vụ: Các nhóm lắp được mô hình phân tử CH4, C2H4, C2H2, CO2. GV phát phiếu trả lời cho HS. c. Báo cáo thảo luận: Đại diện các nhóm đưa mô hình đã lắp được. d. Phương pháp công cụ đánh giá và kết luận PP đánh giá qua quan sát. Công cụ đánh giá là bảng kiểm. Đánh giá qua Đánh giá qua kết phiếu trả lời của HS. e.Sản phẩm học sinh cần đạt: Lắp được mô hình phân tử CH4, C2H4, C2H2, CO2. HS thực hiện phiếu kiểm cá nhân HĐ 4. LUYỆN TẬP Thời gian: 10 phút
- 1. Mục tiêu: Giúp HS vận dụng các kĩ năng, vận dụng kiến thức đã học để trả lời câu hỏi. 2. Tiến trình tổ chức hoạt động: GV phát phiếu học tập số 5 cho mỗi cá nhân/ Gv cũng có thể thiết kế trên phần mềm Kahoot/ Quizziz. a. Giao nhiệm vụ: GV phát phiếu học tập 5 , yêu cầu HS trả lời câu hỏi trắc nghiệm trong phiếu HT. b. Thực hiện nhiệm vụ: HS trả lời câu hỏi trắc nghiệm trong phiếu học tập 5. c. Báo cáo thảo luận: GV đọc đáp án cho HS chấm chéo bài nhau. d. Phương pháp công cụ đánh giá và kết luận: PP đánh giá qua sản phẩm học tập. Công cụ đánh giá là câu hỏi trắc nghiệm. e. Sản phẩm học sinh cần đạt: HS trả lời từ 5 câu hỏi trở lên. HĐ 5. VẬN DỤNG Thời gian: 30 phút 1. Mục tiêu: Giúp HS vận dụng các kĩ năng, vận dụng kiến thức đã học để giải quyết các tình huống trong thực tế. Giúp HS có tinh thần đoàn kết, cùng nhau chia sẽ mọi khó khăn. 2. Tiến trình tổ chức hoạt động: GV yêu cầu HS tìm hiểu, giải quyết các câu hỏi/tình huống sau a. Giao nhiệm vụ: GV phát phiếu câu hỏi cho nhóm HS. b. Thực hiện nhiệm vụ: HS trả lời câu hỏi theo thảo luận nhóm. c. Báo cáo thảo luận: GV kiểm tra bài làm của HS. d. Phương pháp công cụ đánh giá và kết luận PP đánh giá qua sản phẩm học tập. Công cụ đánh giá là câu hỏi tự luận. e.Sản phẩm học sinh cần đạt: HS nộp bài đúng thời hạn. IV. HỒ SƠ DẠY HỌC: HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG: GIỚI THIỆU VÀO BÀI PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1
- Câu 1: Hình ảnh dưới đây khiến em nhớ đến câu nói nào của chủ tịch Hồ Chí Minh về tinh thần đoàn kết? Câu 2: Con người thể hiện sự đoàn kết bằng những cái bắt tay thế các nguyên tử hóa học thể hiện sự đoàn kết của mình như thế nào? Câu 3: Xem hình ảnh sau đây và cho biết bản chất của liên kết CHT có giống hay không?
- PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1 Viết được công thức e, công thức Lewis, CTCT của phân tử H2, O2, HF, CO2 PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2 Câu 1: Từ hình ảnh vui sau, em hãy cho biết thế nào là LK CHT không phân cực và LK CHT phân cực? Trong phân tử HCl, NH3, CO2 cặp e chung lệch về phía nguyên tử nào?
- Câu 2: Dựa vào giá trị độ âm điện trong bảng tuần hoàn, tính hiệu số độ âm điện để suy ra loại liên kết trong các phân tử sau: CH4, HCl, NH3, ACl3, MgO. PHIẾU HỌC TẬP SỐ 3 Câu 1: Em hãy cho biết liên kết nào trong mỗi phân tử dưới đây được tạo thành bởi sự xen phủ trục hoặc là xen phủ bên của các obitan? Nêu sự hình thành LK sigma và LK pi? Câu 2: Dựa vào sự xen phủ các AO trong phân tử oxygen ở hình bên dưới, hãy cho biết liên kết được tạo thành là liên kết gì? Số liên kết LK sigma và LK pi trong mỗi LK đơn, LK đôi, LK ba lần lượt là bao nhiêu? PHIẾU HỌC TẬP SỐ 4 Câu 1: Năng lượng LK là gì? Câu 2:
- LK trong phân tử nào dễ bị phá vỡ hơn? Em hãy sáp xếp độ bền của LK đơn, LK đôi, LK ba? PHIẾU HỌC TẬP SỐ 5 Trả lời các câu hỏi sau: Câu 1. Liên kết được tạo nên giữa hai nguyên tử bằng một hay nhiều cặp electron chung, gọi là A. Liên kết ion. B. Liên kết cộng hoá trị. C. Liên kết kim loại. D. Liên kết hiđro. Câu 2. Trong phân tử sẽ có liên kết cộng hoá trị phân cực nếu cặp electron chung A. ở giữa hai nguyên tử. B. Lệch về một phía của một nguyên tử. C. Chuyển hẳn về một nguyên tử. D. Nhường hẳn về một nguyên tử. Câu 3. Hoàn thành nội dung sau: “Nói chung, các chất chỉ có ……………. không dẫn điện ở mọi trạng thái”. A. liên kết cộng hoá trị B. Liên kết cộng hoá trị có cực C. Liên kết cộng hoá trị không có cực D. liên kết ion Câu 4. Trong liên kết giữa hai nguyên tử, nếu cặp electron chung chuyển hẳn về một nguyên tử, ta sẽ có liên kết A. cộng hoá trị có cực. B. cộng hoá trị không có cực. C. ion. D. cho – nhận. Câu 5. Để đánh giá loại liên kết trong phân tử hợp chất, người ta có thể dựa vào hiệu độ âm điện. Khi hiệu độ âm điện của hai nguyên tử tham gia liên kết 1,7 thì đó là liên kết A. ion. B. cộng hoá trị không cực. C. cộng hoá trị có cực. D. kim loại. Câu 6. Chọn phát biểu sai trong các câu sau: A. Liên kết cộng hoá trị được tạo thành giữa những nguyên tố có tính chất gần giống nhau.
- B. Liên kết cộng hoá trị được tạo thành giữa những nguyên tử phi kim. C. Liên kết ion được tạo thành giữa hai nguyên tố có tính chất hoá học trái ngược nhau. D. Liên kết cộng hoá trị được tạo thành giữa nguyên tố kim loại điển hình và phi kim điển hình. Câu 7. Liên kết hóa học trong phân tử Br2 thuộc loại liên kết A. cộng hóa trị không cực. B. cộng hóa trị có cực C. ion D. hiđro Câu 8. Liên kết hóa học trong phân tử flo, clo, brom, iot, oxi đều là A. Liên kết ion. B. Liên kết cộng hóa trị có cực. C. Liên kết cộng hóa trị không cực. D. Liên kết đôi. Câu 9. Dãy gồm các chất trong phân tử chỉ có liên kết cộng hoá trị phân cực là A. HCl, O3, H2S. B. O2, H2O, NH3. C. H2O, HF, H2S. D. HF, Cl2, H2O. Câu 10. Cho độ âm điện của các nguyên tố như sau: O (3,44), Cl (3,16), Mg (1,31), C (2,55), H (2,2). Trong các phân tử: MgO, CO 2, CH4, Cl2O. Số chất có kiểu liên kết cộng hóa trị có cực là A. 2. B. 3. C. 1. D. 4. Đáp án 1.B 2.B 3.C 4.A 5.A 6.D 7.A 8.C 9.C 10.C PHIẾU HỌC TẬP SỐ 6 Câu 1: Các phân tử phân cực tan trong dung môi nào? Tại sao trong phân tử hợp chất hữu cơ có liên kết kém bền? Nhiệt độ sôi thấp, khả năng dẫn điện của chất hữu cơ như thế nào? Câu 2: Nitrogen chiếm khoảng 78% thể tích không khí nhưng chỉ hoạt động ở nhiệt độ cao. Vì sao nitrogen là một chất khí không hoạt động ở điều kiện thường? Câu 3: Trong một số trường hợp đặc biệt, khí nitrogen được sử dụng để bơm lốp (vỏ) xe thay cho không khí là do khí oxygen có trong không khí có thể oxi hóa cao su theo thời gian. Khí nitrogen vì sao khắc phục được nhược điểm này? 1. Bảng kiểm đánh giá kĩ năng thuyết trình của HS (đánh giá đồng đẳng):
- Tiêu chí Xác nhận Có Không Diễn đạt trôi chảy, phát âm rõ ràng, chính xác. Tốc độ vừa phải, ngưng ngắt câu đúng lúc, đúng chỗ. Âm lượng vừa phải. Có tương tác với người nghe trong khi trình thuyết trình. Có kết hợp sử dụng ngôn ngữ cơ thể phù hợp. 2. Bảng kiểm cá nhân phần tổng kết: Xác nhận STT Yêu cầu Có Không cần 1 Có nắm được khái niệm về liên kết cộng hóa trị hay không? 2 Có biết liên kết đơn, liên kết đôi, liên kết ba liên kết cho nhận được hình thành như thế nào không? 3 Có biết sự xen phủ trục và xen phủ phủ bên để tạo thành liên kết xích ma và liên kết pi hay không? 4 Có phân biệt được liên kết cộng hóa trị phân cực và liên kết cộng hóa trị không phân cực hay không? 5 Có viết được công thức e, công thức cấu tạo, công thức Lewis không? 6 Có nắm được khái niệm về năng lượng liên kết hay không?
- 7 Có có biết tính hiệu độ âm điện để xác định loại liên kết hay không? V. BÀI TẬP 1. HS làm bài tập về nhà theo SGK. 2. Chuẩn bị cho bài học tiếp theo: LIÊN KẾT HYDROGEN. TƯƠNG TÁC VANDERWAALS
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Giáo án môn Hóa học Lớp 9 - Nguyễn Thị Lệ Thông
153 p | 369 | 48
-
Giáo án môn Hóa học lớp 10 Bài 32: Hiđro sunfua - lưu huỳnh đioxit – lưu huỳnh trioxit
9 p | 600 | 46
-
Giáo án môn Hóa học lớp 10 sách Kết nối tri thức: Bài mở đầu
7 p | 103 | 8
-
Giáo án môn Hóa học lớp 10 sách Kết nối tri thức: Bài 15
5 p | 24 | 6
-
Giáo án môn Hóa học lớp 10 sách Chân trời sáng tạo: Bài 5
41 p | 38 | 6
-
Giáo án môn Hóa học lớp 10 sách Chân trời sáng tạo: Bài 12
17 p | 23 | 5
-
Giáo án môn Hóa học lớp 10 sách Chân trời sáng tạo: Bài 1
8 p | 42 | 5
-
Giáo án môn Hóa học lớp 10 sách Cánh diều: Bài 6
6 p | 42 | 4
-
Giáo án môn Hóa học lớp 10 sách Kết nối tri thức: Bài 5
7 p | 72 | 4
-
Giáo án môn Hóa học lớp 10 sách Chân trời sáng tạo: Bài 4
9 p | 22 | 4
-
Giáo án môn Hóa học lớp 10 sách Cánh diều: Bài 15
6 p | 18 | 3
-
Giáo án môn Hóa học lớp 10 sách Cánh diều: Bài 13
8 p | 47 | 3
-
Giáo án môn Hóa học lớp 10 sách Cánh diều: Bài 8
4 p | 24 | 3
-
Giáo án môn Hóa học lớp 10 sách Cánh diều: Bài 5
5 p | 39 | 3
-
Giáo án môn Hóa học lớp 10 sách Cánh diều: Bài 1
4 p | 30 | 3
-
Giáo án môn Hóa học lớp 10: Bài 6
5 p | 91 | 3
-
Giáo án môn Hóa học lớp 10: Bài 4
5 p | 123 | 2
-
Giáo án môn Hóa học lớp 11 (Sách Chân trời sáng tạo)
313 p | 4 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn