intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Giáo án môn Hóa học lớp 10 sách Chân trời sáng tạo: Bài 5

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:41

40
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Giáo án môn Hóa học lớp 10 sách Chân trời sáng tạo: Bài 5 được biên soạn với mục tiêu nhằm giúp học sinh nêu được lịch sử phát minh bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học; mô tả được cấu tạo của bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học; trình bày được các khái niệm liên quan (ô, chu kì, nhóm);... Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Giáo án môn Hóa học lớp 10 sách Chân trời sáng tạo: Bài 5

  1. Phân phối chương trình dự kiến nội dung Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa  học BẢNG TUẦN HOÀN CÁC NGUYÊN TỐ HÓA  Số  HỌC tiết Cấu tạo của bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học 2 Xu hướng biến đổi một số tính chất của nguyên tử các nguyên tố trong một chu kì  và 2 trong một nhóm Xu hướng biến đổi thành phần và một số tính chất của hợp chất trong một chu kì 1 Định luật tuần hoàn và ý nghĩa của bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học 2 Luyện tập 2 Tổng 9 KẾ HOẠCH DẠY HỌC Chủ đề/ Bài học: BẢNG TUẦN HOÀN CÁC NGUYÊN TỐ HÓA HỌC Môn học/Hoạt động giáo dục: Hoá học; lớp:  10 Thời gian thực hiện: 2 tiết I. MỤC TIÊU DẠY HỌC 1. Kiến thức: Nguyên tắc sắp xếp các nguyên tố trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học. Cấu tạo bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học: ô nguyên tố, chu kì, nhóm nguyên tố. 2. Mục tiêu về phẩm chất, năng lực: Phẩm chất, Yêu cầu cần  năng lực đạt 2.1. Phẩm chất chủ yếu Tích cực tìm tòi trong quá trình học tập tìm hiểu nội dung lịch sử phát  Chăm chỉ minh bảng tuần hoàn các NTHH. Thực hiện đầy đủ nhiệm vụ được phân công trong quá trình làm việc nhóm  Trách  để nhiệm hoàn thành các PHT. Mô tả và ghi chép lại đúng những gì đã quan sát được trong video tìm hiểu  Trung thực lịch sử phát minh bảng tuần hoàn các NTHH.
  2. 2.2. Năng lực chung Tự chủ và  Chủ động thực hiện những công việc của bản thân để hoàn thành các nhiệm  tự vụ học trong quá trình tìm hiểu nội dung cấu tạo bảng tuần hoàn các NTHH. Giải  Xác định và làm rõ thông tin, ý tưởng mới và phức tạp từ các nguồn thông  tin quyết  khác nhau để thiết kế được bảng tuần hoàn chính xác. vấn đề  Nêu được nhiều ý tưởng mới trong quá trình xây dựng bảng tuần hoàn. và sáng tạo Biết lựa chọn hình thức làm việc nhóm với quy mô phù hợp với yêu cầu nêu  ra Giao tiếp  trong các hoạt động nhóm để hoàn thành các PHT. và hợp  Phân tích được các công việc cần thực hiện để hoàn thành các PHT tìm hiểu  tác kiến thức về cấu tạo bảng tuần hoàn. 2.3. Năng lực đặc thù môn Hóa học (Năng lực hóa học) Nêu được lịch sử phát minh bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học. Mô tả được cấu tạo của bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học. Nhận  Trình bày được các khái niệm liên quan (ô, chu kì, nhóm). thức hóa  học Nêu được nguyên tắc sắp xếp của bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học  (dựa theo cấu hình electron). Phân loại được nguyên tố (dựa theo cấu hình electron: nguyên tố s, p, d, f). Phân tích được mối liên hệ giữa cấu hình và vị trí của nguyên tố trong  bảng tuần hoàn. Tìm   hiểu  Quan sát bảng tuần hoàn để rút ra được nguyên tắc sắp xếp các nguyên tố  trong thế  giới   tự  bảng tuần hoàn. nhiên  dưới  Quan sát video để tìm hiểu về lịch sử phát minh của bảng tuần hoàn các  góc độ NTHH.
  3. hóa học Vận dụng cấu hình electron nguyên tử, biết được vị trí của nguyên tố trong  bảng Vận dụng  tuần hoàn và ngược lại. Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học để viết cấu hình electron nguyên tử khi  kiến thức,  đã kĩ năng đã  biết vị trí của nguyên tố trong bảng tuần hoàn. học Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học để xác định vị trí của một NTHH  trong bảng tuần hoàn thông qua số hiệu nguyên tử. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 1. Thiết bị dạy học: Các thiết bị hỗ trợ trình chiếu (máy tính, máy chiếu); Phần mềm hỗ trợ  trình chiếu (Powerpoint); 2. Học liệu: Các phiếu hỗ trợ học tập gồm: Phiếu ghi bài; Phiếu học tập; Bảng kiểm quan  sát hoạt động nhóm. Các phiếu chi tiết ở phụ lục. Link video lịch sử bảng tuần hoàn các NTHH: https://www.youtube.com/watch?v=8qS1iULbQfw III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC Hoạt động 1: XÁC ĐỊNH NHIỆM VỤ HỌC TẬP (10 phút) 1. Mục tiêu Nêu được lịch sử phát minh bảng tuần hoàn các NTHH. Tạo hứng thú và kích thích sự tò mò của HS vào chủ đề học tập. HS tiếp nhận kiến thức chủ động, tích cực, hiệu quả. Thật thà, trung thực trong việc quan sát video lịch sử phát minh bảng tuần hoàn các NTHH. 2. Nội dung hoạt động GV trình chiếu đoạn video về lịch sử tìm ra bảng tuần hoàn. HS theo dõi video và điền vào phiếu ghi bài. 3. Sản phẩm HS thảo luận theo cặp, điền các thông tin liên quan tới lịch sử phát minh của bảng  tuần hoàn các NTHH. Từ việc quy kết các câu trả lời của HS và điều hướng của GV, GV tổng kết các nội  dung học tập cốt lõi. Nội dung ghi bài của HS:
  4. Lịch sử phát minh bảng HTTH các NTHH ­ Các nhà Triết học Hy Lạp cổ đại cho rằng: “Mọi vật được tạo thành từ đất, nước, gió và  lửa”. ­ Quy luật bộ ba được nhà bác học J. W. Döbereiner tìm ra vào năm 1817. ­ Nhà  địa  chất  học  de  Chancourtois  đã  nhận  thấy  tính  tuần  hoàn  của  các  nguyên  tố  khi  đặt  các  nguyên tố  ở  hình dạng xoắn. Nhà bác học người Anh John Newlands đã tìm ra quy tắc quãng  tám. ­ Vào năm 1868 và 1869, nhà bác học người Nga D. I. Mendeleev đã gửi Bản thảo tới Hội khoa  học. Vào năm 1869, bảng tuần hoàn các NTHH được D. I. Mendeleev sắp xếp theo chiều tăng  dần khối lượng nguyên tử, gồm 63 nguyên tố. ­ Nhà  vật  lí  H.  J.  Monsley  nhận  thấy  số  hiệu  nguyên  tử  quan  trọng  nhất  đối  với  một  NTHH. 4. Tổ chức thực hiện Phương pháp dạy học hợp tác theo nhóm và sử dụng phương tiện trực  quan. Phương pháp đánh giá: Phương pháp quan sát, vấn đáp. Công cụ đánh giá: phiếu ghi bài của HS. Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập HS làm việc theo cặp (2HS). GV yêu cầu HS theo dõi video, sau đó thảo luận để hoàn thành nội dung về lịch sử  phát minh bảng tuần hoàn các NTHH trong phiếu ghi bài. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập HS quan sát video để tìm ra đáp án và hoàn thành phiếu ghi bài. Bước 3: Báo cáo GV mời đại diện 02 nhóm nhanh nhất nêu đáp án của mình. GV cho các HS khác trong lớp nhận xét và bổ sung. Bước 4: Tổng kết, đánh giá và định hướng GV phân tích nhanh các câu trả lời của HS từ đó có thể chọn, tổng hợp và kết nối với  ý kiến của nhiều HS khác nhau. GV tóm tắt lịch sử phát minh của bảng tuần hoàn các NTHH. Định hướng cho HS  chuyển sang hoạt động tiếp theo. Hoạt động 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC, KĨ NĂNG (60 phút) Hoạt động 2.1. TÌM HIỂU NGUYÊN TẮC SẮP XẾP CÁC NGUYÊN TỐ  TRONG BẢNG TUẦN HOÀN CÁC NGUYÊN TỐ HÓA HỌC (15 phút)
  5. 1. Mục tiêu Nêu được nguyên tắc sắp xếp trong bảng tuần hoàn các NTHH (dựa theo cấu hình electron). Góp phần phát triển năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề  thông qua hoạt động thảo luận nhóm để hoàn thành PHT số 1. 2. Nội dung hoạt động HS thảo luận theo nhóm (3HS) hoàn thành PHT số 1. 3. Sản phẩm Từ việc quy kết các câu trả lời của HS và điều hướng của GV, HS ghi bài các nội  dung học tập cốt lõi. Phiếu học tập số 1 – Nguyên tắc sắp xếp các NTHH trong bảng tuần  hoàn Cho bảng tuần hoàn sau (chỉ gồm 20 NTHH đầu tiên) Câu 1. Quan sát bảng tuần hoàn các NTHH, chú ý điện tích hạt nhân nguyên tử của các  nguyên tố   nguyên tắc sắp xếp thứ nhất.  Nguyên tắc thứ 1: Các nguyên tố được sắp xếp theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân  nguyên tử. Câu 2. Viết cấu hình electron của các nguyên tử sau:  H,  Li,  Be,  B,  Na,  Mg,  Al,  Ca 1 3 4 5 11 12 13 20 H: 1s1; 1 Li: 1s2 2s1;  Be: 1s2 2s2;  B: 1s2 2s2 2p1; 3 4 5 Na: 1s2 2s2 2p6 3s1;  Mg: 1s2 2s2 2p6 3s2;  Al: 1s2 2s2 2p6 3s2 3p1 ; 11 12 13 Ca: 1s2 2s2 2p6 3s2 3p6 4s2. 20
  6. a. Dựa vào cấu hình electron nguyên tử của các nguyên tố: Li, Be, B, Na, Mg, Al    nguyên tắc thứ 2. ­ Li, Be, B đều có hai lớp electron. Li, Be, B thuộc cùng một hàng trong bảng tuần hoàn và  được xếp ở hàng thứ 2   thuộc chu kì 2. ­ Na, Mg, Al đều có ba lớp electron. Na, Mg, Al thuộc cùng một hàng trong bảng tuần hoàn và  được xếp ở hàng thứ 3   thuộc chu kì 3.  Nguyên tắc thứ 2: Các nguyên tố có cùng số lớp e trong nguyên tử được xếp thành 1 hàng  ngang (Chu kì). b. Dựa vào cấu hình electron nguyên tử của các nguyên tố H, Li, Na, Be, Mg, Ca. Xác định  số electron hóa trị    nguyên tắc thứ 3. ­ Li, Na, K đều có một electron ở lớp ngoài cùng (1e hóa trị)   Xếp vào một cột. ­ Be, Mg, Ca.  Đều có hai electron ở lớp ngoài cùng (2e hóa trị)   Xếp vào một cột  Nguyên tắc thứ 3: Các nguyên tố có số electron hoá trị trong nguyên tử như nhau được xếp  thành 1 cột (Nhóm). * Electron hóa trị:  là những electron có khả năng tham gia hình thành liên kết hoá học.  * Số e hóa trị  = số e lớp ngoài cùng + số e ở phân lớp sát lớp ngoài cùng chưa bão hòa (nếu  có). 4. Tổ chức thực hiện Phương pháp dạy học hợp tác theo nhóm và đàm thoại gợi  mở. Phương pháp đánh giá: Phương pháp quan sát, vấn đáp. Công cụ đánh giá: bảng kiểm quan sát. Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập GV phát PHT số 1, yêu cầu HS làm việc theo nhóm (3HS). Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập HS thảo luận theo nhóm để tìm ra đáp án và hoàn thành PTH số 1. GV quan sát, có định hướng kịp thời cho HS nếu HS hiểu sai vấn đề. Bước 3: Báo cáo GV mời một số học sinh đại diện nhóm trình bày kết quả. GV cho các HS khác trong lớp nhận xét và bổ sung. Bước 4: Tổng kết, đánh giá và định hướng
  7. GV phân tích nhanh các câu trả lời của HS từ đó có thể chọn, tổng hợp và kết nối với ý kiến  của nhiều HS khác nhau GV nhắc lại cách xác định số electron hóa trị của một nguyên tố. GV giúp HS nhận ra những chỗ sai sót cần chỉnh sửa và chuẩn hóa kiến thức về các  nguyên tắc sắp xếp các NTHH vào bảng tuần hoàn các NTHH. GV yêu cầu HS ghi nhận nội dung vào phiếu ghi bài. Hoạt động 2.2: TÌM HIỂU CẤU TẠO BẢNG TUẦN HOÀN CÁC NGUYÊN TỐ HÓA  HỌC (35 phút) 1. Mục tiêu Mô tả được cấu tạo của bảng tuần hoàn các NTHH. Trình bày được các khái niệm liên quan (ô, chu kì, nhóm). Phân loại được nguyên tố (dựa theo cấu hình electron: nguyên tố s, p, d, f). Vận dụng kiến thức đã học để phân tích được mối liên hệ giữa cấu hình electron và  vị trí của nguyên tố trong bảng tuần hoàn các NTHH. Phát triển năng lực hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề thông qua hoạt động làm việc   nhóm để tìm ra cấu tạo của bảng tuần hoàn các NTHH. Hoàn thành nhiệm vụ cá nhân đầy đủ và đúng thời gian. 2. Nội dung hoạt động GV sử  dụng phương pháp dạy học hợp tác kết hợp với kĩ thuật mảnh ghép để  tổ  chức dạy học nội dung này. GV yêu cầu HS ở các “Nhóm chuyên sâu” thảo luận nhóm về các nội dung: cấu tạo   của bảng tuần hoàn các NTHH gồm ô nguyên tố, chu kì và nhóm nguyên tố. Các HS ở nhóm chuyên sâu lần lượt sẽ trình bày những nội dung mà mình đảm nhận   về  cấu tạo của bảng tuần hoàn các NTHH. Sau đó các “Nhóm mảnh ghép” thảo luận để  rút ra cấu tạo của bảng tuần hoàn các NTHH, đồng thời hoàn thành PHT số 2. 3. Sản phẩm Nhiệm vụ học tập của “Nhóm chuyên sâu”
  8. Phiếu màu trắng – Tìm hiểu về ô nguyên tố a) Cho biết ô nguyên tố là gì? ­ Mỗi NTHH được xếp vào một ô trong bảng tuần hoàn gọi là ô nguyên tố. b) Sử dụng bảng HTTH, hãy cho biết ô nguyên tố chứa đựng những thông tin nào về  NTHH? Nêu ví dụ cho một NTHH bất kì. ­ Trong một ô nguyên tố có ghi các đặc điểm của NTHH đó như: tên nguyên tố; kí hiệu hóa học;  số hiệu nguyên tử; nguyên tử khối trung bình; độ âm điện; cấu hình electron nguyên tử; số oxh, ... ­ Ví dụ: Trong ô của nguyên tố Clo có chứa các thông tin như: + Số hiệu nguyên tử Z = e = p = 17 + Ký hiệu hóa học là Cl; tên nguyên tố là Clo; + Cấu hình electron nguyên tử là [Ne]3s23p5; + Nguyên tử khối trung bình là 35,45; Độ âm điện là 3,16; số oxi hóa là ­1, 1, 3, (4), 5, 7. c) Cách xác định STT ô nguyên tố như thế nào? Cho 1 ví dụ minh họa. ­ Số thứ tự của ô nguyên tố đúng bằng số hiệu nguyên tử của nguyên tố đó. STT ô = số hiệu nguyên tử = số đơn vị ĐTHN = số p = số e ­ Ví dụ: nguyên tố Clo có số hiệu nguyên tử là 17 nên sẽ ở ô nguyên tố số 17. d) Cho nguyên tố hóa học sau, hãy điền các thông tin còn thiếu vào chỗ trống.
  9. Phiếu màu đỏ – Tìm hiểu về chu kì a) Quan sát bảng tuần hoàn các NTHH cho biết thế nào là chu kì? ­ Chu kì là dãy các nguyên tố mà nguyên tử của chúng có cùng số lớp e, được xếp theo chiều  ĐTHN nguyên tử tăng dần. b) Bảng tuần hoàn các NTHH gồm có bao nhiêu chu kì? Số lượng chu kì nhỏ, số lượng  chu kì lớn? Số lượng nguyên tố có trong mỗi chu kì. ­ Bảng tuần hoàn có 7 chu kì được đánh số từ 1 đến 7. + Chu kì 1, 2, 3 được gọi là chu kì nhỏ (mỗi chu kì có 8 nguyên tố, trừ chu kì 1 chỉ có 2 nguyên  tố) + Chu kì 4, 5, 6 được gọi là chu kì lớn (chu kì 7 chưa hoàn thành) (chu kì 4,5 mỗi chu kì có 18  nguyên tố, chu kì 6 có 32 nguyên tố). c) Kết hợp tìm hiểu SGK, hãy cho biết đặc điểm của chu kì là gì (chú ý về số lớp  electron, điện tích hạt nhân, nguyên tố đầu tiên và nguyên tố kết thúc)? Lấy ví dụ minh  hoạ. ­ Các nguyên tố trong cùng chu kì có số lớp electron bằng nhau và bằng STT của chu kì. ­ Điện tích hạt nhân tăng dần theo chiều từ trái sang phải. ­ Mở đầu chu kì là kim loại kiềm, cuối chu kì là khí hiếm. ­ Ví dụ: chu kì 3 (từ Na đến Ar), + Trong cấu hình electron nguyên tử đều có 3 lớp electron. + Điện tích hạt nhân tăng dần từ 11+ đến 18+. + Nguyên tố đầu tiên là kim loại kiềm Na, nguyên tố kết thúc là Ar (khí hiếm). d) Cách xác định số thứ tự của chu kì. Cho 1 ví dụ minh hoạ. Số thứ tự của chu kì = số lớp electron. ­ Ví dụ: nguyên tử C có cấu hình electron nguyên tử là 1s22s22p2, có 2 lớp e nên thuộc chu kì 2.
  10. Phiếu màu vàng – Tìm hiểu về nhóm nguyên tố. a) Tìm hiểu SGK cho biết nhóm nguyên tố là gì? Bảng tuần hoàn các  NTHH có bao nhiêu nhóm nguyên tố? Nêu cụ thể. ­ Là tập hợp các nguyên tố mà nguyên tử của chúng có cấu hình e tương tự nhau  do đó có tính chất hoá học tương tự nhau và được xếp thành 1 cột. ­ Bảng tuần hoàn các NTHH có 16 nhóm được chia thành nhóm A (8 cột) và nhóm  B (10 cột). ­ 8 nhóm A, kí hiệu từ IA đến VIIIA; 8 nhóm B, kí hiệu từ IIIB  VIIIB. b) Các nguyên tố nhóm A và B được cấu tạo từ các nguyên tố nào? Xác  định nguyên tố Na, Fe thuộc nhóm nguyên tố nào? ­ Nhóm A: gồm các nguyên tố s, p. ­ Nhóm B: gồm các nguyên tố d, f. + Na (Z = 11): 1s22s 22p 6 3s1, nguyên tử Na có e cuối cùng điền vào phân lớp s nên  Na là nguyên tố s   nguyên tố Na thuộc nhóm A. + Fe (Z = 26): [Ar]3d64s2, nguyên tử Fe có e cuối cùng điền vào phân lớp d nên Fe  là nguyên tố d   nguyên tố Fe thuộc nhóm B. c) Để xác định thứ tự của nhóm cần dựa vào đặc điểm nào? ­ Dựa vào số e  hóa trị. d) Trình bày cách xác định số thứ tự nhóm A và nhóm B. Xác định nguyên  tố Na và Fe thuộc nhóm nguyên tố nào? ­ Số thứ tự của nhóm A = Số e hóa trị = số e lớp ngoài cùng. ­ Số thứ tự của nhóm B = Số e hóa trị. + Na  (Z  =  11):  1s22s 22p 63s1,  nguyên  tử  Na có 1e  hóa  trị và là  nguyên tố  s    nguyên tố  Na thuộc  nhóm IA. + Fe (Z = 26): [Ar]3d64s2, nguyên tử Fe có 8e hóa trị và là nguyên tố d   nguyên tố Fe thuộc nhóm VIIB.
  11. Nhiệm vụ học tập của “Nhóm mảnh ghép”: PHT số 2. Phiếu học tập số 2 – Cấu tạo của bảng HTTH các  NTHH
  12. Vấn đề 1. Ô nguyên tố
  13. a) Ô nguyên tố là: Mỗi NTHH được xếp vào một ô trong bảng tuần hoàn gọi là ô nguyên tố. b) Số thứ tự của ô nguyên tố đúng bằng số hiệu nguyên tử của nguyên tố đó. STT ô = số hiệu nguyên tử = số đơn vị ĐTHN = số p = số e ­ Ví dụ: nguyên tố Clo có số hiệu nguyên tử là 17 nên sẽ ở ô nguyên tố số  17. c) Cho nguyên tố hóa học sau, hãy điền các thông tin còn thiếu của NTHH đó vào chỗ trống.
  14. Vấn đề 2. Chu kì
  15. a) Chu kì: là dãy các nguyên tố mà nguyên tử của chúng có cùng số lớp e, được xếp theo  chiều ĐTHN nguyên tử tăng dần. b) Bảng HTTH có 7 chu kì được đánh số từ 1 đến 7. ­ Chu kì 1, 2, 3 được gọi là chu kì nhỏ, mỗi chu kì có 8 nguyên tố (trừ chu kì 1 chỉ có 2  nguyên tố) ­ Chu kì 4, 5, 6 được gọi là chu kì lớn, chu kì 4,5 mỗi chu kì có 18 nguyên tố; chu kì 6 có 32  nguyên tố; chu kì 7 chưa hoàn thành. c) Đặc điểm của chu kì. Lấy ví dụ minh hoạ. Các nguyên tố trong cùng chu kì có số lớp electron bằng nhau và bằng STT của chu kì. ­ Điện tích hạt nhân tăng dần theo chiều từ trái sang phải. ­ Mở đầu chu kì là kim loại kiềm, cuối chu kì là khí hiếm. ­ Ví dụ: chu kì 3 (từ Na đến Ar), + Trong cấu hình electron nguyên tử đều có 3 lớp electron. + Điện tích hạt nhân tăng dần từ 11+ đến 18+. + Nguyên tố đầu tiên là kim loại kiềm Na, nguyên tố kết thúc là Ar (khí hiếm).
  16. d) Số thứ tự của chu kì = số lớp electron. ­ Ví dụ: nguyên tử C có cấu hình electron nguyên tử là 1s22s22p2, có 2 lớp e nên thuộc chu kì 2.
  17. Vấn đề 3. Nhóm nguyên tố
  18. a) Nhóm nguyên tố là: là tập hợp các nguyên tố mà nguyên tử của chúng có cấu hình e tương  tự nhau do đó có tính chất hoá học tương tự nhau và được xếp thành 1 cột. ­ Bảng tuần hoàn có 16 nhóm được chia thành nhóm A (8 cột) và nhóm B (10 cột). ­ 8 nhóm A, kí hiệu từ IA đến VIIIA, 8 nhóm B, kí hiệu từ IIIB  VIIIB. b) Nhóm A: gồm các nguyên tố s, p; Nhóm B: gồm các nguyên tố d, f. + Na (Z = 11): 1s22s 22p 6 3s1, nguyên tử Na có e cuối cùng điền vào phân lớp s nên Na là nguyên  tố s   nguyên tố Na thuộc nhóm A. + Fe (Z = 26): [Ar]3d64s2, nguyên tử Fe có e cuối cùng điền vào phân lớp d nên Fe là nguyên tố d  nguyên tố Fe thuộc nhóm B. c) Để xác định thứ tự của nhóm cần dựa vào đặc điểm nào? ­ Dựa vào số e hóa trị d) Trình bày cách xác định số thứ tự nhóm A và nhóm B. ­ Số thứ tự của nhóm A = Số e hóa trị = số e lớp ngoài cùng. ­ Số thứ tự của nhóm B = Số e hóa trị. +  Na  (Z  =  11):  1s22s 22p 63s1,  nguyên  tử  Na  có  1e  hóa  trị  và  là  nguyên  tố  s    nguyên  tố  Na  thuộc  nhóm IA. + Fe (Z = 26): [Ar]3d64s2, nguyên tử Fe có 8e hóa trị và là nguyên tố d   nguyên tố Fe thuộc  nhóm VIIIB. 4. Tổ chức thực hiện Phương pháp dạy học hợp tác theo nhóm, kĩ thuật mảnh  ghép. Phương pháp đánh giá: Phương pháp quan sát, vấn  đáp. Công cụ đánh giá: câu hỏi và đáp án. Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập GV chia lớp thành 3 loại nhóm, đặt tên là trắng, đỏ, vàng gọi là các “Nhóm chuyên  sâu”, trong mỗi nhóm đánh số thứ tự các thành viên từ 1 đến hết (tùy theo số HS mà có thể  chia thành 9 nhóm hoặc 12 nhóm, số HS bằng nhau khoảng từ 4 – 5 HS/nhóm. GV giao nhiệm vụ và hướng dẫn hoạt động “Nhóm chuyên sâu”: + Nhóm màu trắng: Tìm hiểu về ô nguyên tố. + Nhóm màu đỏ: Tìm hiểu về chu kì. + Nhóm màu vàng: Tìm hiểu về nhóm nguyên tố. HS  mỗi  nhóm  gọi  là  HS  chuyên  sâu.  Mỗi  “Nhóm  chuyên  sâu”  làm  việc  trong  thời  gian  15  phút.
  19. Sau khi các “Nhóm chuyên sâu” hoạt động xong, GV hướng dẫn HS thành lập các  “Nhóm  mảnh ghép”: Cứ  3 HS chuyên sâu có cùng số  thứ  tự  thành viên trong các nhóm  trắng, đỏ, vàng hợp lại thành một “Nhóm mảnh ghép”. GV nêu nhiệm vụ của “Nhóm mảnh ghép”: +  Các  HS  chuyên  sâu  lần  lượt  sẽ  trình  bày  về  nội  dung  mà  mình  đã  nghiên  cứu.  Sau  đó  các “Nhóm mảnh ghép” thảo luận về để rút ra cấu tạo của bảng tuần hoàn các NTHH. + Các nhóm mảnh ghép tổng kết về cấu tạo của bảng tuần hoàn các NTHH và hoàn thành  PHT số 2. + Các nhóm mảnh ghép làm việc trong thời gian 15 phút. Nhiệm vụ học tập của “Nhóm chuyên sâu”:
  20. Phiếu màu trắng – Tìm hiểu về ô nguyên tố a) Cho biết ô nguyên tố là gì? .............................................................................................................................................................. b) Sử dụng bảng tuần hoàn các NTHH, hãy cho biết ô nguyên tố chứa đựng những thông tin  nào về nguyên tố hóa học? Nêu ví dụ cho một nguyên tố hóa học bất kì. .............................................................................................................................................................. .............................................................................................................................................................. .............................................................................................................................................................. .............................................................................................................................................................. .............................................................................................................................................................. c) Cách xác định STT ô nguyên tố như thế nào? Cho ví dụ. .............................................................................................................................................................. .............................................................................................................................................................. .............................................................................................................................................................. d) Cho nguyên tố hóa học sau, hãy điền các thông tin còn thiếu của NTHH đó vào chỗ trống.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2