Bài 15:
ĐÔNG MÁU VÀ NGUYÊN TẮC TRUYỀN MÁU
I. MỤC TIÊU: Sau bài học này, học sinh cần đạt:
1. Kiến thức:
- HS trình bày được cơ chế đông máu và vai trò của nó trong bảo vệ cơ thể.
- HS trình bày được các nguyên tắc truyền máu và cơ sở khoa học của nó.
2. Kĩ năng:
- Rèn kĩ năng quan sát, phân tích, tổng hợp.
- Kĩ năng tự nghiên cứu và hoạt động nhóm.
3. Thái độ:
- Có ý thức bảo vệ cơ thể.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- GV: Chuẩn bị tranh vẽ H15, bảng phụ.
- HS: Kẻ phiếu học tập vào vở.
III. PHƯƠNG PHÁP
Trực quan
Đàm thoại
Hoạt động nhóm
IV.TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Ổn định(1’)
2. Kiểm tra bài cũ(10)
- Trình bày thành phần cấu tạo của máu? Chức năng của huyết tương và hồng cầu?
- Môi trường trong cơ thể gồm những thành phần nào? Chức năng của môi trường trong cơ thể?
3. Bài mới(30)
Mở bài: Máu gồm những thành phần cấu tạo nào?
Hồng cầu và bạch cầu có chức năng gì?
Còn tiểu cầu có chức năng gì?....
Hoạt động của thầy và trò
|
Nội dung
|
* Hoạt động 1: Tìm hiểu cơ chế đông máu và vai trò của nó
- GV yêu cầu HS quan sát sơ đồ và đọc thông, thảo luận nhóm hoàn thành phiếu học tập: “ Tìm hiểu về hiện tượng đông máu”
HS quan sát sơ đồ và đọc thông tin, thảo luận nhóm hoàn thành phiếu học tập: “ Tìm hiểu về hiện tượng đông máu” sau đó lên bảng trình bày, nhận xét, bổ sung.
- GV nhận xét và yêu cầu HS rút ra kết luận
* Hoạt động 2: Tìm hiểu các nguyên tắc truyền máu
+ VĐ 1: Các nhóm máu ở người
- GV yêu cầu HS quan sát H15 và đọc thông tin trong SGK và thảo luận các câu hỏi:
+ Hồng cầu máu người có loại kháng nguyên nào?
+ Trong huyết tương máu người nhận có loại kháng thể nào? Chúng có gây kết dính hồng cầu máu người cho hay không?
+ Hoàn thành sơ đồ ở mục SGK
HS quan sát H15 và đọc thông tin, thảo luận sau đó trình bày, nhận xét, bổ sung và rút ra kết luận
+ VĐ 2: Các nguyên tắc truyền máu
- GV yêu cầu HS thảo luận các câu hỏi:
+ Máu có cả kháng nguyên A và B có thể truyền cho người có nhóm máu O được không?
+ Máu không có kháng nguyên A và B có thể truyền cho người có nhóm máu O được không? Vì sao?
+ Máu có nhiễm các loại vi rút, vi khuẩn có thể đem truyền cho người khác được không?
HS thảo luận sau đó trình bày, nhận xét, bổ sung và rút ra kết luận.
- GV hoàn thiện kiến thức cho HS
- GV yêu cầu HS đọc kết luận chung
|
I. Đông máu
- Nội dung ghi như phiếu học tập
II. Các nguyên tắc truyền máu
1. Các nhóm máu ở người
- ở người có 4 nhóm máu O, A, B AB
- Sơ đồ truyền máu:
A
A
O O AB AB
B
B
2. Các nguyên tắc truyền máu
- Lựa chọn nhóm máu phù hợp
- Kiểm tra, xét nghiệm máu trước khi truyền máu
|
4. Kiểm tra đánh giá(3’)
- Trình bày cơ chế đông máu?
- Nêu các nhóm máu và nguyên tắc truyền máu?
5. Dặn dò(1)
- Học bài
- Đọc mục “Em có biết”
- Soạn bài mới
V. RÚT KINH NGHIỆM
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
PHIẾU HỌC TẬP: TÌM HIỂU VỀ HIỆN TƯỢNG ĐÔNG MÁU
TIÊU CHÍ
|
NỘI DUNG
|
Hiện tượng
Cơ chế
Khái niệm
Vai trò
|
- Khi bị thương đứt mạch máu thì máu chảy ra một lúc rồi ngừng lại nhờ một khối máu bịt vết thương
Hồng cầu
Các tế bào máu Bạch cầu Khối
Tiểu cầu máu đông
Vỡ
Máu
Enzim
Huyết tương Chất sinh tơ máu Tơ máu
Ca++
Huyết thanh
Đông máu là hiện tượng hình thành khối máu đông để bịt kín vết thương
Giúp cơ thể tự bảo vệ chống mất máu khi bị thương
|
............Xem online hoặc tải về máy...........
Trên đây là một phần nội dung của giáo án: Đông máu và nguyên tắc truyền máu, để xem toàn bộ và đầy đủ nội dung của giáo án này, quý thầy cô và các em học sinh vui lòng đăng nhập vào trang tailieu.vn để xem online hoặc tải về máy.
Để soạn giáo án được đầy đủ và chi tiết hơn, mời quí thầy cô tham khảo thêm:
- Bài giảng sinh học 8 bài 15: Đông máu và nguyên tắc truyền máu với hệ thống kiến thức được xây dựng rõ ràng, chi tiết về cơ chế của sự đông máu, các nhóm máu và nguyên tắc truyền máu kèm với đó là các hình ảnh minh họa về kết quả phản ứng giữa các nhóm máu, sơ đồ truyền máu giúp học sinh dễ tiếp thu kiến thức hơn, sẽ hỗ trợ tích cực cho công tác soạn bài của thầy cô.
- Hệ thống câu hỏi trắc nghiệm đi từ dễ đến khó xoay quanh kiến thức về đông máu và nguyên tắc truyền máu sẽ giúp học sinh củng cố lại kiến thức đồng thời giúp thầy cô kiểm tra mức độ nắm bắt bài học của học sinh.
- Bên cạnh đó, thầy cô có thể hoàn thiện hơn phần giải đáp các câu hỏi SGK với bài tập SGK có lời giải chi tiết, rõ ràng.
Ngoài ra, tailieu.vn cũng xin giới thiệu đến quý thầy cô giáo án Sinh học 8 bài 16: Tuần hoàn máu và lưu thông bạch huyết giúp dễ dàng hơn trong việc soạn bài tiếp theo.