Giáo án Sinh học 8 bài 2: Cấu tạo cơ thể người
lượt xem 22
download
Mời quý thầy cô và các bạn tham khảo Giáo án Sinh học 8 bài 2: Cấu tạo cơ thể người để nâng cao kĩ năng và kiến thức soạn giáo án theo chuẩn kiến thức, kỹ năng trong chương trình dạy học. Giáo án Sinh học 8 bài 2: Cấu tạo cơ thể người được soạn với hình thức 3 cột phù hợp quy định bộ GD và nội dung súc tích giúp học sinh dễ dàng hiểu bài học hơn.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Giáo án Sinh học 8 bài 2: Cấu tạo cơ thể người
Bài 2:
CẤU TẠO CƠ THỂ NGƯỜI
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức
- HS nêu được tên các cơ quan trong cơ thể, xác định vị trí của các hệ cơ quan trong cơ thể.
- HS giải thích được vai trò của hệ thần kinh và hệ nội tiết trong sự điều hòa hoạt động của các cơ quan.
2. Kĩ năng
- Rèn kĩ năng quan sát, phân tích, tổng hợp.
- Kĩ năng tự nghiên cứu và hoạt động nhóm.
3. Thái độ
- Yêu thích bộ môn.
II. CHUẨN BỊ:
- GV: Chuẩn bị mô hình người, bảng phụ
- HS: kẻ bảng 2 vào vở
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1.Ôn định tổ chức: 8A.......................................8B........................................
2.Kiểm tra bài cũ
- Trình bày những đặc điểm giống và khác nhau giữa người và động vật thuộc lớp thú?
- Nêu những nhiệm vụ của môn cơ thể người và vệ sinh?
3. Bài mới
*Mở bài: Trong chương trình Sinh học 8 các em sẽ được nghiên cứu về các đặc điểm cấu tạo, các cơ quan và hệ cơ quan trong cơ thể người. Bài học ngày hôm nay sẽ giúp các em biết được khái quát về cơ thẻ người.
* Phát triển bài:
Hoạt động của thầy và trò |
Nội dung |
* HĐ1: Tìm hiểu về cấu tạo cơ thể người * VĐ 1: Tìm hiểu các phần cơ thể - GV yêu cầu HS quan sát H2.1, H2.2 và mô hình người kết hợp với tự tìm hiểu bản thân, thảo luận các câu hỏi mục 6 : ? Cơ thể người gồm mấy phần? Kể tên các phần đó? ? Khoang ngực ngăn cách với khoang bụng nhờ cơ quan nào? ? Những cơ quan nào nằm trong khoang ngực? ? Những cơ quan nào nằm trong khoang bụng? - HS trả lời - GV chốt kiến thức cho HS trên tranh, mô hình : + Cơ hoành, vị trí các cơ quan trong cơ thể người giống với thú → chứng tỏ người có nguồn gốc từ động vật + Không tác động mạnh vào một số cơ quan: tim, phổi *VĐ 2 Tìm hiểu các hệ cơ quan - GV : ? Hệ cơ quan là gì - HS: đọc mục ■ trả lời - GV y/c HS q/s mô hình người và hoàn thành bảng 2 SGK/9. - HS thảo luận hoàn thành bảng trong vở BT - GV kẻ bảng 2 lên bảng và yêu cầu HS lên bảng điền - HS lên điền bảng, nhận xét, bổ sung - GV nhận xét và nêu câu hỏi: ? Ngoài những hệ cơ quan trên còn có những hệ cơ quan nào? - HS nêu được: hệ sinh dục và hệ nội tiết - GV chốt kiến thức và ghi bảng * HĐ2: Tìm hiểu về sự phối hợp hoạt động của các hệ cơ quan - GV yêu cầu HS đọc mục ■ trong SGK, thảo luận phân tích một hoạt động của cơ thể đó là chạy. - HS thảo luận sau khi đọc thông tin và nêu được: + Khi chạy cơ và xương hoạt động, tim đập nhanh hơn, mạch máu dãn, thở nhanh và sâu, mồ hôi tiết ra nhiều HS trình bày, nhận xét, bổ sung rồi tự rút ra kết luận - GV treo tranh vẽ H2.3, yêu cầu HS giải thích sau đó trình bày, nhận xét và bổ sung - HS giải thích sơ đồ - GV hoàn thiện kiến thức cho HS: + Điều hòa hoạt động đều là phản xạ + Kích thích từ môi trường ngoài hay trong cơ thể tác động đến cơ quan thụ cảm TWTK Cơ quan phản ứng + Kích thích từ môi trường Cơ quan thụ cảm tuyến nội tiết tiết ra hooc môn cơ quan để tăng cường hay giảm hoạt động - GV yêu cầu HS đọc kết luận chung |
I. Cấu tạo 1. Các phần cơ thể
- Da bao bọc toàn bộ cơ thể - Cơ thể gồm 3 phần: Đầu, thân, tay chân - Cơ hoành ngăn cách khoang ngực và khoang bụng
2. Các hệ cơ quan
- Có 8 hệ cơ quan: Tiêu hóa - Hô hấp - Tuần hoàn - Bài tiết - Sinh sản - Nội tiết – Vận động – Thần Kinh - Mỗi hệ cơ quan thực hiện một chức năng nhất định.
II. Sự phối hợp hoạt động của hệ các cơ quan
- Các hệ cơ quan trong cơ thể có sự phối hợp hoạt động tạo nên thể thống nhất dưới sự điều khiển của hệ thần kinh và hệ nội tiết (Cơ chế thần kinh và cơ chế thể dịch) |
4. Củng cố
? Cơ thể người có mấy hệ cơ quan? Chỉ rõ thành phần và chức năng của các hệ cơ quan?
? Sự phối hợp của các hệ cơ quan được thể hiện như thế nào?
? Lấy VD phân tích vai trò của hệ thần kinh trong sự điều hòa hoạt động của các hệ cơ quan trong cơ thể
? Vận dụng kiến thức giải thích hiện tượng : Thấy trời mưa chạy nhanh về nhà
5. Hướng dẫn về nhà
- Học bài và làm bài tập
- Ôn lại cấu tạo tế bào thực vật
PHIẾU HỌC TẬP: THÀNH PHẦN, CHỨC NĂNG CỦA CÁC HỆ CƠ QUAN
Hệ cơ quan |
Các cơ quan trong hệ cơ quan |
Chức năng của hệ cơ quan |
Hệ vận động |
Cơ và xương |
Vận động và di chuyển |
Tiêu hóa |
Miệng, ống tiêu hóa, tuyến tiêu hóa |
Biến đổi thức ăn cung cấp chất dinh dưỡng cho cơ thể |
Tuần hoàn |
Tim và hệ mạch |
Vận chuyển, trao đổi chất dinh dưỡng tới tế bào, mang chất thải CO2 từ tế bào tới cơ quan bài tiết |
Hô hấp |
Đường dẫn khí, phổi |
Thực hiện trao đổi khí oxi và khí cacbonnic giữa cơ thể và môi trường |
Bài tiết |
Thận, ống dẫn nước tiểu và bóng đái |
Lọc máu tạo nước tiểu |
Thần kinh |
Não, tủy, dây TK, hạch TK |
Điều hòa, điều khiển, phối hợp hoạt động của các cơ quan |
.............Xem online hoặc tải về máy...........
Trên đây là một phần nội dung của giáo án: Cấu tạo cơ thể người để xem toàn bộ và đầy đủ nội dung của giáo án này, quý thầy cô và các em học sinh vui lòng đăng nhập vào trang tailieu.vn để xem online hoặc tải về máy.
Để soạn bài được đầy đủ và chi tiết hơn, quý thầy cô có thể tham khảo thêm:
- Bài giảng sinh học 8: Cấu tạo cơ thể người với hệ thống kiến thức được xây dựng rõ ràng, chi tiết về cấu tạo cơ thể người, khái quát chung về các phần, cơ quan, hệ cơ quan trên cơ thể người và sự kết hợp nhịp nhàng, thống nhất hoạt động của các hệ cơ quan trong cơ thể kèm với đó là các hình ảnh minh họa rõ ràng về cấu tạo của các cơ quan, hệ cơ quan, sơ đồ mối quan hệ giữa các hệ cơ quan sẽ hỗ trợ tích cực cho công tác soạn bài của thầy cô.
- Hệ thống câu hỏi trắc nghiệm đi từ dễ đến khó xoay quanh kiến thức về cấu tạo cơ thể người sẽ giúp học sinh củng cố lại kiến thức đồng thời giúp thầy cô kiểm tra khả năng hiểu bài của học sinh.
- Bên cạnh đó, thầy cô có thể hoàn thiện hơn phần giải đáp các câu hỏi SGK với bài tập SGK có lời giải chi tiết, rõ ràng.
Ngoài ra, taileu.vn cũng xin giới thiệu đến quý thầy cô giáo án sinh học 8 bài 3: tế bào sẽ hỗ trợ cho thầy cô trong công việc soạn bài tiếp theo.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Giáo án Sinh học 8 bài 17: Tim và mạch máu
4 p | 623 | 30
-
Giáo án Sinh học 8 bài 18: Vận chuyển máu qua hệ mạch. Vệ sinh hệ tuần hoàn
3 p | 722 | 30
-
Giáo án Sinh học 8 bài 5: Thực hành quan sát tế bào và mô
2 p | 528 | 28
-
Giáo án Sinh học 8 bài 6: Phản xạ
3 p | 555 | 27
-
Giáo án Sinh học 8 bài 4: Mô
3 p | 831 | 26
-
Giáo án Sinh học 8 bài 9: Cấu tạo và tính chất của cơ
3 p | 610 | 24
-
Giáo án Sinh học 8 bài 7: Bộ xương
2 p | 482 | 23
-
Giáo án Sinh học 8 bài 3: Tế bào
3 p | 726 | 23
-
Giáo án Sinh học 8 bài 12: Thực hành tập sơ cứu và băng bó cho người gãy xương
5 p | 786 | 23
-
Giáo án Sinh học 8 bài 14: Bạch cầu - Miễn dịch
3 p | 526 | 22
-
Giáo án Sinh học 8 bài 15: Đông máu và nguyên tắc truyền máu
3 p | 537 | 22
-
Giáo án Sinh học 8 bài 16: Tuần hoàn máu và lưu thông bạch huyết
2 p | 398 | 21
-
Giáo án Sinh học 8 bài 19: Thực hành Sơ cứu cầm máu
2 p | 528 | 20
-
Giáo án Sinh học 8 bài 11: Tiến hóa của hệ vận động. Vệ sinh hệ vận động
3 p | 750 | 20
-
Giáo án Sinh học 8 bài 10: Hoạt động của cơ
3 p | 560 | 20
-
Giáo án Sinh học 8 bài 13: Máu và môi trường trong cơ thể
3 p | 518 | 16
-
Giáo án Sinh học 8 bài 1: Bài mở đầu
2 p | 166 | 16
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn