intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Giáo án số 9: Chủ nghĩa lãng mạn và cơ sở hình thành chủ nghĩa lãng mạn

Chia sẻ: Huy Nhật | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:4

217
lượt xem
12
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Giáo án số 9: Chủ nghĩa lãng mạn và cơ sở hình thành chủ nghĩa lãng mạn nêu lên khái niệm; cơ sở hình thành của chủ nghĩa lãng mạn. Mời các bạn tham khảo tài liệu để bổ sung thêm kiến thức về lĩnh vực này.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Giáo án số 9: Chủ nghĩa lãng mạn và cơ sở hình thành chủ nghĩa lãng mạn

  1. 9. Chủ nghĩa lãng mạn và cơ sở hình thành chủ nghĩa lãng mạn. I. KHÁI NIỆM * Lãng mạn ­ Thuật ngữ chủ nghĩa lãng mạn (Romantisme) là khởi nguyên từ roman. Roman có  những cách hiểu sau.    + Từ  lãng mạn (romanticism, romantisme) xuất phát từ  tình ca (romances) của   thời trung cổ, để chỉ những bài thơ dài nói về những chàng kỵ sĩ, những anh hùng,   về  những vùng đất xa xôi và những cuộc tình lỡ  làng... hoặc những bài ca mà  người hát rong (trabadour) thường sử dụng trong ca diễn của mình + Truyền kỳ: Đây là một thể loại của văn học dân gian trung cổ. Ở Đức và ở Anh,  chủ nghĩa lãng mạn được bắt nguồn từ việc thu thập văn học dân gian (Theo giáo   trình Lí luận văn học, Phương Lựu chủ biên). + Tiểu thuyết: Roman chỉ một loại tiểu thuyết giá rẻ, viết về con người cá nhân,  con người tự do, xuất hiện dài kì trên sách báo, phù hợp thị hiếu của đại chúng. Nó  là xuất phát của chủ nghĩa lãng mạn sau này, nên người ta lấy tên nó đặt cho chủ  nghĩa lãng mạn (romantisme) (Theo giáo trình Lịch sử  văn học Pháp của Xavier  Darcos,  Phan Quang Định dịch).  Nhà nghiên cứu văn học Nga Pospelov cho rằng tên gọi của chủ  nghĩa lãng mạn   không mang bản chất của trào lưu văn học này. ­ Lãng mạn: Vào khoảng thế kỉ XVIII, từ lãng mạn được dùng để chỉ tất cả những  cái gì khác thường, hoang đường, kì lạ, chỉ thấy có trong sách chứ  không có trong  hiện thực (Theo Từ điển thuật ngữ  văn học, Lê Bá Hàn, Nguyễn Khắc Phi, Trần   Đình Sử đồng chủ biên).  ­ Lãng mạn (giải thích theo từ Hán Việt): Lãng – sóng, mạn – bờ, trạng thái sóng   dâng cao hơn bờ, sóng tràn bờ  là lãng mạn. Lãng mạn, hiểu theo cách này, là một  trạng thái tâm lý bên trong, gắn liền với giấc mơ bay bổng vượt lên trên hiện thực.  Hiểu theo hai cách sau có lẽ  là hợp lý và gần với bản chất của lãng mạn, chủ  nghĩa lãng mạn hơn cả. * Romantisme (chủ  nghĩa lãng mạn): có hai nghĩa, vừa là một trào lưu văn học   nghệ thuật có những đặc trưng riêng biệt, mang tính lịch sử, xuất hiện ở Châu Âu   thế  kỉ  XIX; vừa mang ý nghĩa là phương pháp sáng tác của trào lưu văn học lãng  mạn chủ nghĩa.
  2.  Biélinski trong bài Văn học Nga, năm 1841, định nghĩa:“Chủ nghĩa lãng mạn, đó là  thế giới nội tâm của con người, thế giới của tâm hồn và trái tim”.  Nói như V. Hugo, lãng mạn là chủ  nghĩa tự do trong văn chương. Chính vì sự  đòi  hỏi tự  do mà phong trào lãng mạn đề  cao cá nhân, phá bỏ  những ràng buộc, qui  luật chặt chẽ  trong nghệ  thuật, thoát khỏi những khuôn mẫu câu thúc. Bút pháp  phóng khoáng, vần điệu đa dạng, từ ngữ được chọn lựa tùy theo mức cảm hứng,   hành xử theo con tim dễ nhạy cảm và đam mê với giọng điệu thiết tha, đôi khi đạt   đến tính nhân bản sâu sắc... Ở  Châu Âu thế  kỉ  XIX có ba trào lưu, trường phái đan xen nhau: chủ  nghĩa lãng  mạn, chủ  nghĩa hiện thực, chủ  nghĩa tượng trưng. Tuy trào lưu lãng mạn xuất   hiện trước, nhưng trong thời kì này cả  ba trào lưu cùng tồn tại. Vì thế, sự   ảnh   hưởng qua lại giữa ba trào lưu là không thể tránh khỏi, nên nhiều khi người ta khó  có thể phân định rạch ròi một số tác phẩm thực sự thuộc về trào lưu văn học nào. VD: Bôđơle nhà thơ nổi tiếng của Pháp, vừa mang dấu ấn của chủ nghĩa lãng mạn  vừa đậm in màu sắc tượng trưng. Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu cho rằng căn cốt   của Bôđơle là tượng trưng. Một trong những điều cần lưu ý của môn học này là không nên cực đoan. Sự phân   loại các nhà văn, tác phẩm thuộc trào lưu, trường phái nào đúng là công việc của   những nhà nghiên cứu và lí luận, tuy nhiên không thể chối cãi về  sự  không thuần  nhất phương pháp sáng tác trong các tác phẩm văn học thời kì này. II. CƠ SỞ HÌNH THÀNH 1. Cơ sở xã hội  ­ Khởi đầu bằng Cách mạng dân chủ tư sản Pháp: + thừa nhận quyền tự do của con người một cách hợp pháp: Quyền tư hữu, tự do  tín ngưỡng, tự do thân thể, tự do ngôn luận, tự do báo chí (Chưa từng có trong lịch   sử nhân loại. Trước đây chỉ có chúa trời hoặc vua chúa được quan tâm) + Cách mạng xã hội, công nghệ, văn hóa dẫn đến đời sống kinh tế, chính trị, văn  hóa xã hội phát triển, tạo nên thời kì rực rỡ   ở  châu Âu. Cảm xúc con người bay   cao, không ngừng ước mơ tin tưởng vào một tương lai tốt đẹp. (Đời sống văn học   giai đoạn này rất phát triển với báo chí, các salon văn học, các buổi tranh luận,  công diễn tác phẩm…) ­ Sang thế kỉ XIX, chủ nghĩa tư bản bộc lộ bộ mặt thật:
  3. + Thay thế  cho chế  độ  phong kiến bảo thủ, trì trệ, phản động là một xã hội văn  minh hơn những cũng nhiều tiêu cực mới. (Chủ nghĩa duy vật lịch sử khẳng định:  mỗi bước tiến của nhân loại về phía văn minh thì đồng thời nhân loại cũng chứng   kiến những bước thụt lùi về phía dã man). + Khẩu hiệu “Tự do – Bình đẳng – Bác ái” chỉ  tồn tại khi chủ nghĩa Tư bản cần   giành chính quyền từ  tay phong kiến. Khi đã có chính quyền thì không còn khái  niệm đó nữa: không có tự  do khi CNTB làm giàu trên máu và bùn; không có bình  đẳng khi luật pháp nằm về  phía tư  sản; không có bác ái khi xã hội chỉ  ‘sặc mùi”   kim tiền. →  Sự  thật phũ phàng dẫn đến thất vọng cay đắng. Con người trước thực tại đó   đều muốn chạy trốn khỏi thế giới mà họ từng ước ao, tin tưởng bằng 2 cách: một   là hướng tới một tương lai, môt thế giới mới tạo nên chủ nghĩa lãng mạn tích cực;  hai là chạy về quá khứ, về những miền đất xa xôi tạo nên chủ nghĩa lãng mạn tiêu  cực. 2. Cơ sở triết học * Chủ  nghĩa xã hội không tưởng, với các đại biểu: Xanh Ximông, Phuriê, Ôwen.  Những nhà xã hội học không tưởng phê phán sâu sắc và rõ ràng xã hội tư sản, phát  hiện những mâu thuẫn giữa ý kiến các nhà tư tưởng của cách mạng Pháp với hiện  thực, phát hiện sự đối kháng giữa nghèo khổ và giàu có.  Họ muốn tạo ra một chế  độ xã hội góp phần thỏa mãn các dục vọng của con người, phát triển và phát huy   chúng. Xã hội đó sẽ giúp cho lao động không còn là một gánh nặng mà sẽ trở thành   một nhu cầu, một đối tượng gây khoái cảm cho con người. Chủ  nghĩa xã hội  không tưởng một mặt đi trước sự  phát triển của thực tại, hướng tới một xã hội,  một tương lai tươi đẹp – đây là quan niệm tiến bộ của Phuriê và Ôwen; mặt khác,  nó “không dự đoán tương lai mà lại phục hồi quá khứ”, “không nhìn ra phía trước   mà chỉ nhìn về  phía sau, mơ  ước dừng mọi sự chuyển biến” (Lênin) – đó là quan  niệm lạc hậu của Xitmôđi. Như  vậy, chủ  nghĩa xã hội không tưởng đều có  ảnh  hưởng tới hai xu hướng của chủ  nghĩa lãng mạn. Cả  lãng mạn tích cực và lãng  mạn tiêu cực đều lấy lý tưởng đối lập với thực tại, nhưng nội dung và tính chất   của lý tưởng thì hoàn toàn khác nhau. * Triết học duy tâm cổ điển Đức Sự thực là chủ nghĩa duy tâm cổ điển Đức tự bản thân nó cũng là một trào lưu lãng  mạn trong triết học. Đặc biệt, chủ nghĩa duy tâm chủ quan của Căng đã nâng tâm   linh con người lên địa vị làm chủ, sáng tạo thế giới, nhấn mạnh thiên tài, linh cảm,  
  4. tính năng động chủ  quan. Còn chủ  nghĩa duy tâm khách quan của Hêghen coi con  người là tuyệt đối vô hạn, là đỉnh cao sự  phát triển tinh thần thế giới. Trên cơ  sở  đó, Căng và Sinle đi sâu nghiên cứu các phạm trù cao thượng, tự  do, thiên tài, và  Gớt nhấn mạnh đặc trưng của cá tính,…Những quan điểm triết học và mĩ học đề  cao con người này phản ánh sự phát triển mạnh mẽ của chủ nghĩa cá nhân trong xã  hội tư sản cận đại. Mặt tích cực của nó là nâng cao sự  tôn nghiêm, khẳng định ý  thức tự  chủ  của con người. Tuy nhiên, triết học, mĩ học cổ  điển Đức lại đề  cao   con người tách khỏi thực tế xã hội và lịch sử. Tư tưởng đó ảnh hưởng mạnh mẽ  tới các nhà văn lãng mạn chủ  nghĩa thể  hiện trong các nguyên tắc sáng tạo mà   chúng ta tìm hiểu sau đây.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2