intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Giáo án tốc độ phản ứng hóa học – Bài 36 chương 7 hóa học 10

Chia sẻ: Nguyễn Hiền | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:18

955
lượt xem
83
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Kiến thức: Học sinh biết: Khái niệm về tốc độ phản ứng hóa học. Học sinh hiểu: - Các yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng: + Nồng độ. + Áp suất c. Học sinh vận dụng: - Giải thích một số hiện tượng thực tế. - Làm một số bài tập vận dụng.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Giáo án tốc độ phản ứng hóa học – Bài 36 chương 7 hóa học 10

  1. GIÁO ÁN HÓA HỌC 10 TỐC ĐỘ PHẢN ỨNG HÓA HỌC (tiết 1) I. Chuẩn kiến thức kĩ nằng 1/ Kiến thức: a. Học sinh biết: + Khái niệm về tốc độ phản ứng hóa học. b. Học sinh hiểu: - Các yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng: + Nồng độ. + Áp suất c. Học sinh vận dụng: - Giải thích một số hiện tượng thực tế. - Làm một số bài tập vận dụng. 2/ Kỹ năng: - Sử dụng các yếu tố tăng tốc độ phản ứng để giải một số bài tập vận dụng và giải quyết những vấn đề thực tiễn. 3/ Thái độ: II. Trọng tâm: - Khái niệm về tốc độ phản ứng hóa học. - Các yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng: Nồng độ, áp suất. III. Chuẩn bị: 1/ Chuẩn bị của giáo viên: - Hóa chất làm thí nghiệm. - Phiếu bài tập củng cố. 2/ Chuẩn bị của học sinh:
  2. GIÁO ÁN HÓA HỌC 10 - Tìm hiểu nội dung bài học ở nhà. IV. Phương pháp dạy học: - Nêu vấn đề, đàm thoại, gợi mở. - Phương tiện trực quan: thí nghiệm biểu diễn. - Sử dụng công nghệ thông tin. V. Tiến trình dạy học: 1/ Ổn định lớp: (1 phút) 2/ Vào bài: Vào bài: (3 phút) - Giáo viên chiếu hình ảnh những vật dụng bằng sắt trong gia đình bị ghỉ. Vì sao vật dụng bằng sắt lại bị ghỉ? - Giáo viên chiếu đoạn phim sắt đốt cháy trong oxi. Khi quan sát hai hình ảnh trên, ta thấy rằng cùng một phản ứng giữa sắt và oxi, tuy nhiên với những điều kiện phản ứng khác nhau thì phản ứng xảy ra nhanh chậm khác nhau. Vậy làm thế nào để đánh giá được một phản ứng xảy ra nhanh hay chậm? Những yếu tố nào ảnh hưởng đến sự nhanh chậm của phản ứng. Để trả lời câu hỏi trên, hôm nay cô và các em cùng nhau tìm hiểu bài học: Tốc độ phản ứng hóa học. Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Nội dung ghi bảng Hoạt động 1: (5 phút) - Giáo viên thực hiện thí nghiệm: + Chuẩn bị 3 dung dịch BaCl2, Na2S2O3, và H2SO4 để thực hiện hai phản ứng: BaCl2  H 2SO 4  BaSO 4  2HCl Na 2S2 O3  H 2SO 4  S  SO 2  H 2O  Na 2SO 4 + Đổ 25ml dung dịch H2SO4 vào cốc đựng 25 ml dung dịch BaCl2 thấy xuất hiện ngay kết
  3. GIÁO ÁN HÓA HỌC 10 tủa trắng BaSO4. + Đổ 25ml dung dịch H2SO4 vào cốc đựng 25 ml dung dịch Na2S2O3, một lát sau thấy xuất hiện màu trắng đục của S xuất hiện. Từ hai thí nghiệm trên ta thấy rằng phản ứng (1) nhanh hơn phản ứng (2). Nói chung, các phản ứng hóa học khác nhau xảy ra nhanh chậm khác nhau. Để đánh giá mức độ xảy ra nhanh hay chậm của các phản ứng hóa học, người ta đưa ra khái niệm tốc độ phản ứng hóa học. Hoạt động 2: (5 phút) - Giáo viên ghi bảng: I. Khái niệm: 1/ Tốc độ phản ứng: - Xét phản ứng: A  B  C  D   Các chất phản ứng Các chất sản phẩm - Trong quá trình phản ứng (từ lúc cho các chất tác - Giảm dần. dụng với nhau cho đến khi phản ứng kết thúc), nồng độ của chất phản ứng thay đổi như thế nào? - Nồng độ của chất sản phẩm thay đổi như thế nào? - Tăng dần. - Phản ứng xảy ra càng nhanh thì trong một đơn vị
  4. GIÁO ÁN HÓA HỌC 10 thời gian, nồng độ của các chất phản ứng giảm và - Đại lượng đo tốc độ phản ứng là nồng nồng độ của các chất sản phẩm tăng càng nhiều. độ của các chất, trong hệ phản ứng. Vậy đại lượng nào là thước đo tốc độ phản ứng? - Vậy khái niệm tốc độ phản ứng hóa học là gì? - Tốc độ phản ứng là độ biến thiên nồng độ của một trong các chất phản ứng hoặc sản phẩm trong một đơn vị thời - Tốc độ phản ứng là độ biến thiên nồng độ - Giáo viên ghi bảng: gian. của một trong các chất phản ứng hoặc sản - Giáo viên cần lưu ý cho học sinh độ biến thiên phẩm trong một đơn vị thời gian. nồng độ là gì. - Đơn vị đo nồng độ là gì? - Nồng độ: mol/lit ☼ Đơn vị: - Đơn vị đo thời gian là gì? - Thời gian: giây (s), phút(ph), giờ(h). - Nồng độ: mol/lit - Đơn vị đo tốc độ phản ứng là gì? - Đơn vị tốc độ phản ứng:mol/lit.s - Thời gian: giây (s), phút(ph), giờ(h). - Giáo viên ghi bảng: - Đơn vị tốc độ phản ứng:mol/lit.s Hoạt động 3: (10 phút) - Khi các em đi từ nhà đến trường trong khoảng - Ban đầu khi nồng độ của các chất phản thời gian từ t1 đến t2 nào đó, tại những thời điểm ứng nhiều thì phản ứng xảy ra nhanh, khác nhau sẽ đi với vận tốc khác nhau. Trong phản sau đó càng lúc càng chậm do nồng độ ứng hóa học cũng vậy, một phản ứng xảy ra trong các chất phản ứng giảm cho đến khi khoảng thời gian từ t1 đến t2 sẽ có lúc nhanh, lúc dừng hẵn phản ứng. chậm khác nhau tùy từng thời điểm. Hãy dự đoán tốc độ phản ứng thay đổi như thế nào tại mỗi thời điểm phản ứng? Giải thích? - Vậy muốn xét tốc độ phản ứng trong một khoảng thời gian từ t1 đến t2 ta sử dụng tốc độ trung bình của phản ứng. Vậy tốc độ trung bình được tính như
  5. GIÁO ÁN HÓA HỌC 10 thế nào ta làm ví dụ sau: Ví dụ 1: Xét phản ứng: Br2 + HCOOH → 2 HBr + CO2. 0, 0120  0, 0101 v  3,80.105 ( mol ) l.s t1 = 0 0,0120 50 t2 = 50(s) 0,0101 - Hãy tính tốc độ trung bình của phản ứng trong thời gian 50 giây tính theo Br2. - Từ kết quả trên, ta có thể rút ra công thức cho bài toán tổng quát sau? Xét phản ứng: A + B → X + Y t1 CA(1) CB(1) CX(1) CY(1) t2 CA(2) CB(2) CX(2) CY(2) Với CA(1), CB(1), CX(1), CY(1) là nồng độ các chất A, B, X, Y tại thời điểm 1. CA(2), CB(2), CX(2), CY(2) là nồng độ các chất A, B, X, Y tại thời điểm 2. 2/ Tốc độ trung bình của phản ứng: - Tốc độ trung bình của phản ứng trong khoảng C A(1)  CA (2) a/ Tính theo chất phản ứng: v ( mol ) l.s thời gian ∆t = t2 – t1 tính theo chất phản ứng A là t 2  t1 C 2  C1 mol v ( ) gì? t 2  t1 l.s (lưu ý: CA(1) > CA(2)) Với C1 và C2 lần lượt là nồng độ của các chất - Giáo viên ghi bảng. tại thời điểm t1 và t2. - Tốc độ trung bình của phản ứng trong khoảng C X(2)  C X(1) v ( mol ) l.s thời gian ∆t = t2 – t1 tính theo chất tạo thành X là t 2  t1
  6. GIÁO ÁN HÓA HỌC 10 gì? (lưu ý: CX(2) > CX(1)) a/ Tính theo chất sản phẩm: - Giáo viên ghi bảng: C1  C 2 mol v ( ) t 2  t1 l.s Với C1 và C2 lần lượt là nồng độ của các chất tại thời điểm t1 và t2. Hoạt động 4: (10 phút) - Hằng ngày khi đi từ nhà đến trường, mỗi em sẽ đi - Nồng độ, áp suất, nhiệt độ, diện tích với một tốc độ khác nhau. Tùy vào những yếu tố tiếp xúc, chất xúc tác. khách quan và chủ quan như: sức khỏe, phương tiện đi lại..v..v.. mà tốc độ di chuyển của em này sẽ khác với em kia. Các phản ứng hóa học cũng vậy, phản ứng xảy ra nhanh hay chậm còn tùy thuộc nhiều vào những yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng. Vậy những yếu tố nào ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng mà em biết? - Giáo viên ghi bảng: II. Các yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ phản - Giáo viên thực hiện thí nghiệm: ứng: + Chuẩn bị hai cốc đựng Na2S2O3 có nồng độ khác 1/ Nồng độ: nhau: Cốc (1) có nồng độ lớn hơn cốc (2). + Đổ đồng thời vào mỗi cốc 25ml dung dịch H2SO4 0,1M, dùng đũa thủy tinh khuấy nhẹ. - Hãy nêu những hiện tượng mà em quan sát được? - Ở cốc 1 xuất hiện kết tủa nhanh hơn cốc 2. - Từ đó rút ra được gì về ảnh hưởng của nồng độ - Khi tăng nồng độ chất phản ứng, tốc
  7. GIÁO ÁN HÓA HỌC 10 đến tốc độ phản ứng? độ phản ứng tăng. - Giáo viên ghi bảng: - Khi tăng nồng độ chất phản ứng, tốc độ - Có thể giải thích vì sao nồng độ lại ảnh hưởng - Học sinh trả lời. phản ứng tăng. đến tốc độ phản ứng hóa học? - Giáo viên giải thích: Điều kiên của các chất phản ứng được với nhau là phải tiếp xúc, va chạm với nhau. Tuy nhiên không phải va chạm nào cũng xảy ra phản ứng. Chỉ những va chạm có hiệu quả mới gây nên phản ứng. Tần số va chạm càng lớn thì phản ứng xảy ra càng nhanh. Khi ta tăng nồng độ có nghĩa là mật độ các chất tăng, khả năng va chạm giữa các chất tăng nên phản ứng xảy ra nhanh hơn. - Hãy lấy ví dụ minh họa trong thực tế về ảnh - Nhiệt độ của ngọn lửa axetilen cháy hưởng của nồng độ đến tốc độ phản ứng hóa học? trong oxi cao hơn nhiều so với cháy trong không khí, tạo nhiệt độ hàn cao - Giáo viên đưa ra những ví dụ thực tế: hơn. + Người nông dân làm ruộng thường pha thuốc trừ - Không đúng do dư lượng thuốc làm ôi sâu với nông độ cao hơn mức quy định do tạo hiệu nhiễm môi trường. Ta nên phun thuốc quả trừ sâu cao hơn và nhanh hơn. Tuy nhiên việc đúng hàm lượng để bảo vệ môi trường làm đó có đúng không? Vì sao? Vậy ta nên làm gì đất không bị ôi nhiễm. để bảo vệ môi trường. + Có ý kiến cho rằng bón phân hóa học càng nhiều + Không đúng do cây sẽ bị ngộ độc cây càng tốt có đúng không? Vì sao? Vậy ta nên khiến cây chết. ta nên bón phân với làm như thế nào? lượng hợp lý và đúng thời điểm.
  8. GIÁO ÁN HÓA HỌC 10 Hoạt động 5: (5 phút) Xét phản ứng sau được thực hiện trong bình kín ở nhiệt độ xác định: 2HI → H2 + I2. Tốc độ phản ứng khi áp suất của HI là 2atm gấp 4 lần tốc độ phản ứng khi áp suất của HI là 1atm. - Từ đó rút ra được gì về ảnh hưởng của áp suất - Khi tăng áp suất, nồng độ chất khí đến tốc độ phản ứng? tăng theo nên tốc độ phản ứng tăng. - Giáo viên ghi bảng: 2/ Áp suất: - Có thể giải thích vì sao áp suất lại ảnh hưởng đến - Khi tăng áp suất, nồng độ chất khí tăng theo tốc độ phản ứng hóa học? nên tốc độ phản ứng tăng. - Giáo viên giải thích: Trong một hệ kín, số mol các chất không thay đổi. Tăng áp suất đồng nghĩa với việc giảm thể tích, như vậy nồng độ của các chất khí tăng nên tốc độ phản ứng tăng. - Giáo viên lưu ý: Chỉ những phản ứng có chất khí tham gia thì tốc độ phản ứng mới bị ảnh hưởng bởi áp suất. Hoạt động 6: (5 phút) - Củng cố và dặn dò: + Hướng dẫn học sinh làm bài tập ở phiếu học tập. + Về nhà tìm những ví dụ thực tế sự ảnh hưởng của nhiệt độ, áự suất đến tốc độ phản ứng hóa học. Bài tập củng cố: Bài tập: Cho phương trình sau: N2O5 → N2O4 + ½ O2
  9. GIÁO ÁN HÓA HỌC 10 Thời gian (s) Nồng độ N2O5 Vận tốc trung (mol/lit) bình 0 2,33 184 2,08 319 1,91 a/ Tính vận tốc trung bình của phản ứng tại thời điểm 184 giây. b/ Tính vận tốc trung bình của phản ứng tại thời điểm 319 giây.
  10. GIÁO ÁN HÓA HỌC 10 TỐC ĐỘ PHẢN ỨNG HÓA HỌC (tiết 2) I. Chuẩn kiến thức kĩ năng 1/ Kiến thức: a. Học sinh biết: b. Học sinh hiểu: - Các yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng: + Nhiệt độ. + Diện tích bề mặt. + Chất xúc tác. c. Học sinh vận dụng: - Giải thích một số hiện tượng thực tế. - Làm một số bài tập vận dụng. 2/ Kỹ năng: - Sử dụng các yếu tố tăng tốc độ phản ứng để giải một số bài tập vận dụng và giải quyết những vấn đề thực tiễn. 3/ Thái độ: II. Trọng tâm: - Các yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng: Nhiệt độ, diện tích bề mặt, chất xúc tác. III. Chuẩn bị: 1/ Chuẩn bị của giáo viên: - Hóa chất làm thí nghiệm. - Phiếu bài tập củng cố. 2/ Chuẩn bị của học sinh: - Tìm hiểu nội dung bài học ở nhà. IV. Phương pháp dạy học:
  11. GIÁO ÁN HÓA HỌC 10 - Nêu vấn đề, đàm thoại, gợi mở. - Phương tiện trực quan: thí nghiệm biểu diễn. - Sử dụng công nghệ thông tin. V. Tiến trình dạy học: 1/ Ổn định lớp: (1 phút) 2/ Kiểm tra bài cũ: (5 phút) Câu 1: Lấy những ví dụ thực tế về nồng độ ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng, áp suất ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng? Câu 2: Xét phản ứng: Br2 + HCOOH → 2 HBr + CO2. t1 = 0 0,0120 t2 = 50(s) 0,0101 - Hãy tính tốc độ trung bình của phản ứng trong thời gian 50 giây tính theo Br2. 3/ Vào bài: Vào bài: Ở tiết trước các em đã được tìm hiểu khái niệm về tốc độ phản ứng hóa học và sự ảnh hưởng của nồng độ, áp suất đến tốc độ phản ứng. Vậy còn có yếu tố nào ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng nữa hay không hôm nay chúng ta tiếp tục tìm hiểu tiết 2 của bài tốc độ phản ứng hóa học. Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Nội dung ghi bảng Hoạt động 1: (5 phút) - Chia lớp thành 4 nhóm để thực hiện thí nghiệm: - Học sinh làm thí nghiệm theo nhóm. + Cho vào 2 ống nghiệm 2ml dung dịch Na2S2O3, một ống đun nóng nhẹ, một ống để ở nhiệt độ thường. + Nhỏ đồng thời vào hai ống 2ml dung dịch axit H2SO4 loãng.
  12. GIÁO ÁN HÓA HỌC 10 - Hãy nêu những hiện tượng mà em quan sát được? - Ở ống nghiệm chứa dung dịch Na2S2O3 được đun nóng xuất hiện kết tủa nhanh hơn. - Từ đó rút ra được gì về ảnh hưởng của nhiệt độ - Khi tăng nhiệt độ, tốc độ phản ứng tăng. I. Khái niệm. đến tốc độ phản ứng? II. Các yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ phản - Giáo viên ghi bảng: ứng: - Có thể giải thích vì sao nhiệt độ lại ảnh hưởng - Học sinh trả lời: Vì khi đun nóng sẽ cung 1/ Nồng độ. đến tốc độ phản ứng hóa học? cấp năng lượng cho phản ứng xảy ra nhanh 2/ Áp suất. - Giáo viên giải thích: Khi tăng nhiệt độ, đồng hơn. 3/ Nhiệt độ: nghĩa với việc ta cung cấp cho hệ một năng lượng - Khi tăng nhiệt độ, tốc độ phản ứng tăng. khiến cho tốc độ chuyển động của các phân tử tăng, các phân tử chuyển động hỗn loạn hơn. Khi đó tần số va chạm của các phân tử tăng lên, sự va chạm có hiệu quả tăng nên tốc độ phản ứng tăng. - Hãy lấy ví dụ minh họa trong thực tế về ảnh - Học sinh trả lời: Nấu thức ăn trong nồi áp hưởng của nhiệt độ đến tốc độ phản ứng hóa học? suất nhanh chin hơn. - Giáo viên đưa ra những ví dụ thực tế: + Khi luộc trứng nếu muốn nhanh chín hơn ta cho thêm một ít muối, do nhiệt độ sôi của nước muối cao hơn sẽ làm trứng nhanh chín hơn. Vận dụng: Khi lên núi cao, nếu ta luộc trứng thì dù luộc lâu cũng không chín do nhiệt độ sôi của nước lúc ấy bé hơn 100oC. Khi đó ta cho thêm một ít muối vào nước để luộc trứng. + Phản ứng giữa Cu và axit H2SO4 đặc xảy ra
  13. GIÁO ÁN HÓA HỌC 10 chậm ở điều kiện thường, muốn phản ứng xảy ra nhanh cần đun nóng nhẹ. + Sắt để lâu trong không khí ở nhiệt độ thường phản ứng với oxi không khí chậm hơn so với đốt cháy sắt trong oxi. Hoạt động 2: (5 phút) - Chia lớp thành 4 nhóm để thực hiện thí nghiệm: - Học sinh làm thí nghiệm theo nhóm. + Chuẩn bị hai ống nghiệm chứa hai mẫu (NH4)2CO3 có khối lượng bằng nhau. Một mẫu để nguyên còn một mẫu đập vụn. + Cho dung dịch axit HCl dư có cùng nồng độ vào hai ống nghiệm. - Nhận xét về hiện tượng xảy ra ở hai cốc? - Ống nghiệm chứa (NH4)2CO3 được đập vụn phản ứng xảy ra nhanh hơn. - Vì sao ống nghiệm chứa (NH4)2CO3 ở dạng bột - Do ở dạng bột, diện tích tiếp xúc với chất lại phản ứng nhanh hơn khi ở dạng khối? phản ứng lớn hơn nên phản ứng xảy ra nhanh hơn. - Từ đó rút ra được gì về ảnh hưởng của diện tích - Khi tăng diện tích tiếp xúc, tốc độ phản tiếp xúc đến tốc độ phản ứng? ứng xảy ra nhanh hơn. 4/ Diện tích tiếp xúc: - Giáo viên ghi bảng: - Khi tăng diện tích tiếp xúc, tốc độ phản - Hãy lấy ví dụ minh họa trong thực tế về ảnh - Học sinh trả lời: Khi đốt củi thường chẻ ứng xảy ra nhanh hơn. hưởng của diện tích tiếp xúc đến tốc độ phản ứng nhỏ củi cho nhanh cháy. hóa học? - Giáo viên đưa ra những ví dụ thực tế: + Các chất đốt rắn như than, củi có kích thước nhỏ
  14. GIÁO ÁN HÓA HỌC 10 sẽ cháy nhanh hơn. + Người ta thường đập vụn quặng trước khi đốt quặng trong các lò nấu quặng. Hoạt động 3: (5 phút) - Chia lớp thành 4 nhóm để thực hiện thí nghiệm: - Học sinh làm thí nghiệm theo nhóm. + Chuẩn bị hai ống nghiệm đựng dung dịch H2O2. + Một ống nghiệm làm ống đối chứng, một ống cho vào một ít bột MnO2. - Nhận xét hiện tượng xảy ra ở hai ống? - Ống không cho MnO2 xảy ra phản ứng chậm nên không quan sát được hiện tượng, ống có MnO2 phản ứng xảy ra nhanh. - MnO2 có biến đổi về tính chất hóa học sau phản - Không biến đổi, được gọi là chất xúc tác. ứng không? Vậy MnO2 đóng vai trò gì trong phản ứng này? - Hãy nêu khái niệm và vai trò của chất xúc tác - Chất xúc tác là chất làm tăng tốc độ phản trong phản ứng hóa học? ứng nhưng còn lại sau khi phản ứng kết - Giáo viên ghi bảng: thúc. 5/ Chất xúc tác: - Vậy có phải phản ứng nào cũng cần có chất xúc - Không, có những phản ứng không cần sử - Chất xúc tác là chất làm tăng tốc độ tác tham gia hay không? dung chất xúc tác. phản ứng nhưng còn lại sau khi phản ứng - Ví dụ? - Phản ứng giữa axit với bazo, với các kim kết thúc. loại… - Hãy nêu những ví dụ mà em biết về những phản - Phản ứng giữa nhôm và iot cần xúc tác ứng hóa học cần chất xúc tác? nước. - Giáo viên đưa ra một số ví dụ: + Điều chế oxi bằng KClO3 cần xúc tác MnO2.
  15. GIÁO ÁN HÓA HỌC 10 + Phản ứng giữa nhôm và iot cần xúc tác nước. + Phản ứng giữa lưu huỳnh đioxit với oxi để tạo thành lưu huỳnh trioxit cần xúc tác V2O5. + Khi nhai cơm, ta thấy ngọt là do tinh bột đã bị thủy phân thành glucozo nhờ xúc tác enzim amilaza có trong nước bọt. Hoạt động 4: (5 phút) - Các yếu tố làm tăng tốc độ phản ứng được vận dụng nhiều trong thực tiễn đời sống và sản xuất. Hãy quan sát những hình ảnh trên (slile) và cho biết người ta đã sử dụng yếu tố nào để tăng tốc độ phản ứng. + Tại sao ta thường xắt nhỏ thực phẩm trước khi - Tăng diện tích tiếp xúc giữa thực phẩm và nấu chín? nước nóng. + Tại sao trời nắng nóng thức ăn dễ thiu hơn so với - Nhiệt độ cao làm tăng khả năng phân hủy khi nhiệt độ mát mẻ? Vậy cách bảo quản thực thức ăn. Ta nên bảo quản nơi thoáng mát phẩm là như thế nào? hoặc tủ lạnh. + Tại sao khi ủ rượu người ta phải cho men? - Men là chất xúc tác sinh học giúp quá trình lên men rượu xảy ra nhanh hơn. + Tại sao viên than tổ ong lại có nhiều lỗ? - Tăng khả năng tiếp xúc với oxi không khí. III. Ý nghĩa thực tiễn của tốc độ phản + Tại sao khí nhóm bếp than ban đầu người ta phải - Tăng nồng độ oxi để than cháy nhanh ứng: quạt? hơn. - Vận dụng trong đời sống và sản xuất. - Giáo viên ghi bảng.
  16. GIÁO ÁN HÓA HỌC 10 Hoạt động 5: (1 phút) Củng cố, dặn dò: - Hướng dẫn học sinh làm bài tập 1. - Câu C đúng. - Câu nào đúng? - Giáo viên diễn giải: Có những phản ứng không cần đến các yếu tố ảnh hưởng để làm tăng tốc độ phản ứng. Các yếu tố như nồng độ, nhiệt độ, chất xúc tác… sẽ có hiệu quả tùy vào từng phản ứng cụ thể. Hoạt động 6: (1 phút) - Hướng dẫn học sinh làm bài tập 2. - Yếu tố nào không ảnh hưởng đến tốc độ phản - Nồng độ của các chất sản phẩm ứng? Hoạt động 7: (1 phút) - Hướng dẫn học sinh làm bài tập 2. - Yếu tố nào ảnh hưởng đến tốc độ của phản ứng - Nồng độ oxi. (1)? - Yếu tố nào ảnh hưởng đến tốc độ của phản ứng - Xúc tác platin. (2)? - Yếu tố nào ảnh hưởng đến tốc độ của phản ứng - Nhiệt độ. (3)? - Yếu tố nào ảnh hưởng đến tốc độ của phản ứng - Diện tích tiếp xúc. (4)? Hoạt động 8: (2 phút) - Hướng dẫn học sinh làm bài tập 3.
  17. GIÁO ÁN HÓA HỌC 10 - Biến đổi nào sau đây không làm thay đổi tốc độ - Tăng thể tích dung dịch H2SO4 2M lên 2 phản ứng? lần. - Vì sao? - Do lượng axit dư nên dù ta có cho thêm axit vào cũng không thay đổi tốc độ phản ứng. - Vậy cách A là ta đã tác động bằng yếu tố nào? - Diện tích tiếp xúc. - Vậy cách B là ta đã tác động bằng yếu tố nào? - Nồng độ. - Vậy cách C là ta đã tác động bằng yếu tố nào? - Nhiệt độ. Hoạt động 9: (2 phút) - Yếu tố không ảnh hưởng đến tốc độ của phản - Áp suất. ứng? - Phản ứng không có chất khí tham gia nên - Vì sao? áp suất không ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng. Hoạt động 10: (2 phút) - Vì sao bọt khí thoát ra ở thí nghiệm của nhóm - Diện tích bề mặt bột kẽm lớn hơn. thứ hai mạnh hơn? - Vì sao nhóm thứ hai dùng axit nhiều hơn lại - Do lượng axit dư nên lượng axit không không ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng? làm thay đổi tốc độ phản ứng. Bài tập củng cố: Bài 1: Ý nào trong các ý sau đây là đúng: A. Bất cứ phản ứng nào cũng chỉ vận dụng được một trong các yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng để tăng tốc độ phản ứng. B. Bất cứ phản ứng nào cũng phải vận dụng đủ các yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng mới tăng được tốc độ phản ứng. C. Tùy theo phản ứng mà vận dụng một, một số hay tất cả các yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng để tăng tốc độ phản ứng.
  18. GIÁO ÁN HÓA HỌC 10 D. Bất cứ phản ứng nào cũng cần chất xúc tác để tăng tốc độ phản ứng. Bài 2: Cho phản ứng sau: Các chất phản ứng → các chất sản phẩm. Yếu tố KHÔNG ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng là: A. nồng độ các chất phản ứng. B. nồng độ các chất sản phẩm. C. nhiệt độ. D. chất xúc tác. Bài 3: Trong những trường hợp dưới đây, yếu tố nào ảnh hưởng đến tốc độ của phản ứng? (1) Tốc độ đốt cháy lưu huỳnh tăng lên khi đưa lưu huỳnh đang cháy trong không khí vào bình chứa oxi nguyên chất. (2) Tốc độ của phản ứng giữa hiđro và oxi tăng lên khi đưa bột platin vào hỗn hợp phản ứng. (3) Tốc độ của phản ứng giữa hiđro và iot tăng lên khi đun nóng. (4) Tốc độ đốt cháy than tăng lên khi đập nhỏ than. Bài 4: Cho 6 gam kẽm hạt vào cốc đựng dung dịch H2SO4 2M (dư) ở nhiệt độ thường. Biến đổi nào sau đây không làm thay đổi tốc độ phản ứng? A. Thay 6 gam kẽm hạt bằng 6 gam kẽm bột. B. Tăng nhiệt độ lên đến 50OC. C. Thay dung dịch H2SO4 2M bằng dung dịch H2SO4 1M. D. Tăng thể tích dung dịch H2SO4 2M lên 2 lần. Bài 5: Cho phản ứng: 2KClO3 (r) → 2KCl(r) + 3O2 (k). Yếu tố không ảnh hưởng đến tốc độ của phản ứng trên là A. Kích thước hạt KClO3. B. Áp suất. C. Chất xúc tác. D. Nhiệt độ. Bài 6: Hai nhóm học sinh làm thí nghiệm: nghiên cứu tốc độ phản ứng kẽm tan trong dung dịch axit clohyđric:  Nhóm thứ nhất : Cân miếng kẽm 1g và thả vào cốc đựng 200ml dung dịch axit HCl 2M.  Nhóm thứ hai : Cân 1g bột kẽm và thả vào cốc đựng 300ml dung dịch axit HCl 2M Kết quả cho thấy bọt khí thoát ra ở thí nghiệm của nhóm thứ hai mạnh hơn là do: A. Nhóm thứ hai dùng axit nhiều hơn. B. Diện tích bề mặt bột kẽm lớn hơn. C. Nồng độ kẽm bột lớn hơn. D. Cả ba nguyên nhân đều sai.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2