intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Giáo án tuần 29 - Ngữ văn lớp 10: Trao Duyên - Truyện Kiều - Nguyễn Du

Chia sẻ: Ho Thi | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:14

1.008
lượt xem
112
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Giáo án được biên soạn với mục tiêu: Giúp học sinh hiểu được tình yêu sâu nặng và bi kịch của Kiều qua đoạn trích. Đối với Kiều, tình và hiếu thống nhất chặt chẽ. Nắm được nghệ thuật miêu tả diễn biến tâm lí nhân vật, sự điêu luyện trong việc lựa chọn và sử dụng ngôn ngữ của Nguyễn Du.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Giáo án tuần 29 - Ngữ văn lớp 10: Trao Duyên - Truyện Kiều - Nguyễn Du

  1. GIÁO ÁN NGỮ VĂN LỚP 10 Trao Duyên ( Trích “ Truyện Kiều” ) -Nguyễn Du – A. Mục tiêu bài dạy: Giúp học sinh 1. Về nội dung và nghệ thuật: - Hiểu được tình yêu sâu nặng và bi kịch của Kiều qua đoạn trích. Đối với Kiều, tình và hiếu thống nhất chặt chẽ. - Nắm được nghệ thuật miêu tả diễn biến tâm lí nhân vật, sự điêu luyện trong việc lựa chọn và sử dụng ngôn ngữ của Nguyễn Du. 2. Về kĩ năng: - Rèn luyện kĩ năng đọc thơ lục bát - Rèn luyện kĩ năng phân tích tâm trạng nhân vật 3. Về thái độ: Từ đoạn trích, hình thành cho mình một quan niệm đúng đắn về tình yêu: tình yêu chân chính không có chỗ cho cái vị kỉ, nó cần lòng vị tha, đức hi sinh vì hạnh phúc của người mình yêu. B. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh: 1.Chuẩn bị của giáo viên: a. Phương tiện: - Sách giáo khoa Ngữ văn lớp 10 nâng cao tập 2, Sách giáo viên, Giáo án - Tư liệu tham khảo chính: + Truyện Kiều (Đào Duy Anh- Từ điển Truyện Kiều, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội) + Giảng văn Truyện Kiều ( Đặng Thanh Lê- NXB Giáo Dục)
  2. b. Phương pháp: - Hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài. - Trong tiết dạy: Đọc diễn cảm, đàm thoại gợi mở, giảng bình, nêu vấn đề, gợi mở học sinh làm việc nhóm… 2. Chuẩn bị của học sinh: a. Phương tiện: - Sách giáo khoa Ngữ văn 10 nâng cao tập 2. - Sách bài tập, vở soạn b. Phương pháp: - Đọc kĩ bài học. - Chuẩn bị một số câu hỏi có vấn đề để trao đổi trong giờ học với giáo viên và các bạn cùng lớp. C. Tiến trình tổ chức dạy và học: 1. Ổn định tổ chức lớp. 2. Kiểm tra bài cũ: Câu hỏi: Cho biết sáng tác chính của Nguyễn Du và kể tên một số tác phẩm tiêu biểu cho mỗi loại sáng tác? 3. Tiến trình bài giảng: Vào bài mới: Ở cấp 2, các em đã được học về tác gia Nguyễn Du và một số đoạn trích trong “Truyện Kiều”. Một em hãy cho cô biết các em đã được học những trích đoạn nào của “Truyện Kiều”, nêu nội dung và nghệ thuật chính của những trích đoạn đó? (Học sinh trả lời). Như vậy, ở chương trình Trung học cơ sở, các em đã biết đến Nguyễn Du và những câu thơ tài hoa của “Truyện Kiều” – những câu thơ đã làm thổn thức bao thế hệ người đọc không chỉ bởi vẻ đẹp tinh tế, điêu luyện
  3. của ngôn ngữ, hình ảnh, mà hơn hết là ở tấm lòng yêu thương, đồng cảm sâu sắc với nỗi đau con người của đại thi hào Nguyễn Du. Và hôm nay, chúng ta sẽ đến với “Trao duyên” - một trích đoạn được coi là mở màn cho tấn bi kịch mười lăm năm lưu lạc của Thúy Kiều- để từ đó hiểu hơn về tài năng và tâm huyết của Nguyễn Du, người được tôn vinh là “ nghệ sĩ lớn- trái tim lớn” của dân tộc ta. Hoạt động của GV-HS Nội dung cơ bản I.Đọc hiểu khái quát: 1. Vị trí và nhan đề: - Em hãy đọc phần tiểu dẫn và a, Vị trí: cho biết vị trí của đoạn trích - Thuộc phần 2: Gia biến và lưu lạc (từ câu “Trao duyên”? 723 - 756) b, Nhan đề (tình huống): - Giải thích: - Trao duyên gợi cho chúng ta + Trong lễ tết, hội hè: Trao duyên là một nhớ đến nét văn hóa nào của dân nội dung trong cuộc hát nhân dịp lễ tết, hội tộc ta? hè. -Trao duyên trong đoạn thơ này + Trong trích đoạn: Trao duyên là gửi cái có ý nghĩa gì? tình duyên của mình cho người khác - Duyên cớ của tình huống: - Tại sao lại có cảnh trao duyên? + Gia đình gặp tai biến Sự kiện gì trước đó đã dẫn đến + Kiều hi sinh mối tình với Kim Trọng, tình huống này? chấp nhận làm vợ lẽ Mã Giám sinh để có tiền cứu cha và em.
  4. + Nhờ Vân thay mình kết duyên với Kim Trọng -> Đánh giá tình huống: tế nhị, gây khó xử cho cả người trao lẫn người nhận. 2. Đọc và chú thích - Em hãy đọc đoạn thơ và xác định đây là lời của ai, nói trong tâm trạng nào? Đoạn trích là lời dặn dò, tâm sự của Thúy Kiều với em gái mình là Thúy Vân, để nhờ em một việc hệ trọng, tế nhị, trong một tâm trạng đau đớn và dường như tuyệt vọng. Vì thế giọng đọc phải chậm và tha thiết. Hơn nữa, do càng về sau Thúy Kiều gần như chỉ nói với mình (độc thoại nội tâm) cho nên giọng đọc càng cần khẩn thiết, não nùng hơn. - Em hãy đọc lại đoạn trích và xác định bố cục của đoạn trích ? 3. Bố cục: - 12 câu đầu: Thúy Kiều nhờ cậy, thuyết phục Thúy Vân thay mình kết duyên với Kim Trọng - 14 câu tiếp: Thúy Kiều trao kỉ vật cho
  5. Thúy Vân và giãi bày tâm sự với Vân. - 8 câu còn lại: Kiều hướng tới Kim Trọng. II. Đọc- hiểu trích đoạn: - Kiều đã mở lời với Vân như thế 1. 12 câu đầu: nào? * Hai câu đầu: - Từ “ cậy” nghĩa là gì? Có thể - Mở lời: “Cậy em...sẽ thưa” thay thế từ này bằng từ khác + “ cậy” = nhờ được không ? -> nhờ vả, trông mong tin tưởng, gửi gắm - Thanh điệu của từ “ cậy” tạo hi vọng vào Thúy Vân. điểm nhấn như thế nào cho câu thơ ? -> thanh trắc mang âm điệu nặng nề, gợi sự đau đớn, khó nói. - Từ “ chịu lời” nghĩa là gì? Nó có giống với “ nhận lời” không? - Kiều còn dùng hành động gì để + “ chịu lời” = nhận lời + sắc điệu cầu mở lời? Những hành động đó có khẩn, van xin gì đặc biệt? - Hành động:“ ngồi lên”, “ lạy”, “ thưa” -> sự thay bậc đổi ngôi, đi ngược với lễ - Xuất phát từ nguyên nhân nào giáo phong kiến nhưng chấp nhận được mà Kiều lại tự hạ mình, hoán đổi bởi: vị thế trước Vân như vậy? + Kiều coi Vân như ân nhân của mình. - Nhận xét khái quát về cách nói + Kiều trân trọng tình yêu với Kim Trọng, năng và hành động của Kiều trong hai câu đầu? ->> Nhận xét chung: + Từ ngữ chuẩn xác - GV dẫn dắt: Thông thường khi + Hành động trang trọng tôn nghiêm muốn nhận sự giúp đỡ của người + Tình cảm chân thành
  6. khác, sẽ có hai cách dẫn dắt: - cách 1: Trình bày hoàn cảnh * 2 câu tiếp: rồi mới nói lời nhờ cậy - cách 2: Nói ngay mong muốn của mình, sau đó mới trình bày ngọn ngành sự tình. Kiều đã chọn cách nào để trao duyên cho Vân? - Em hiểu “ gánh tương tư” là gì? - Ý nghĩa của thành ngữ “ giữa - Nói lời trao duyên: “Giữa đường…mặc đường đứt gánh” và giá trị biểu em” đạt của nó? +“ gánh tương tư”: gánh nặng nhớ nhung, - Trước khi trao duyên, Kiều đã khắc khoải. thông báo cho em điều gì? +“ giữa đường đứt gánh”: thành ngữ chỉ sự tan vỡ đột ngột, khơi gợi sự đau đớn, xót thương ở Vân. - Tại sao Kiều lại gọi tình duyên -> Kiều thú nhận tình yêu của mình với trao cho em là “ mối tơ thừa” ? Kim Trọng, trình bày vắn tắt hoàn cảnh éo le, ngang trái của mình. - Từ “ mặc em” có nghĩa là gì? Có thể thay thế bằng từ khác không? + “ mối tơ thừa”: Kiều hiểu sự thiệt thòi và - Thanh điệu của từ “ mặc” để lại sự hi sinh lớn lao của em ấn tượng gì cho câu thơ ? + “ mặc em”= tùy em -> phó thác tuyệt đối - Qua lời trao duyên cho ta hiểu
  7. điều gì về con người Kiều? -> thanh nặng làm câu thơ dằn xuống, thể hiện sự dứt khoát đoạt tuyệt mối tình đầu của Thúy Kiều. ->> Nhận xét chung: lời trao duyên thể hiện Kiều là một người chu toàn, thấu hiểu sâu sắc cho tình cảnh của Vân. - Đọc 8 câu thơ và cho biết lí do đầu tiên của Kiều là gì? * 8 câu sau: Kiều đưa ra những lý lẽ để - giải thích các điển tích “ quạt thuyết phục Vân. ước”, “ chén thề” và cho biết ý - Lí do thứ nhất: nghĩa của nó ? “ Kể từ khi…chén thề” - Điệp từ “ khi” xuất hiện bao nhiêu lần, ý nghĩa của nó là gì? + “ quạt ước”, “ chén thề”: + điệp từ “khi”; 3 lần - Lí do thứ hai mà Kiều đưa ra là -> kỉ niệm đẹp đẽ, ấn tượng, tình nghĩa sâu gì ? nặng không thể quên. - Lí do thứ hai: “ Sự đâu…vẹn hai” + gia đình: “ sóng gió bất kì” - Lí do thứ ba là gì? + bản thân: “ hiếu- tình” -> Viện đến hoàn cảnh - Tác giả sử dụng biện pháp nghệ thuật gì trong câu thơ này? Lí do thứ ba: “ Ngày xuân…lời nước non”
  8. + “ ngày xuân”: hình ảnh ẩn dụ chỉ tuổi đời, - Lí do thứ tư là gì? cụ thể là tuổi trẻ -> Vân vẫn còn trẻ, tương lai phía trước còn dài. - Lí do thứ tư: + “ tình máu mủ”: tình cảm giữa chị em Kiều- Vân + “ lời nước non”: hình ảnh ẩn dụ cho tình - Lí do thứ năm là gì? yêu. - Những hình ảnh “ thịt nát -> Viện đến tình cảm chị em ruột thịt xương mòn”, “ ngậm cười chín - Lí do thứ năm: suối” gợi cho em nghĩ đến điều gì? “ Chị dù…thơm lây” + “ thịt nát xương mòn” : cái chết của Kiều - Qua đó ta nhận thấy những + “ ngậm cười chín suối”: cái chết mãn phẩm chất gì ở Thúy Kiều? nguyện -> Kiều viện đến cái chết để thuyết phục Vân Tiểu kết: - Kiều tỉnh táo lí trí, ghìm nén cảm xúc để trao duyên. Điều này thể hiện đức hi sinh của nàng. - Em hãy cho biết đó là những kỉ - Lí lẽ chặt chẽ, thuyết phục vật gì? 2, 14 câu tiếp: a, 2 câu thơ đầu : Trao kỉ vật - Từ ngữ: - Sau khi trao kỉ vật cho Thúy
  9. Vân, Kiều đã dặn dò em điều gì? + “ chiếc vành”, “bức tờ mây: kỉ vật đơn sơ - Em hiểu câu thơ như thế nào? mà thiêng liêng vô giá, gợi nhớ về quá khứ hạnh phúc. - Câu thơ ngắt nhịp như thế nào? Nhịp thơ đó có ý nghĩa như thế + “giữ”, “của chung”: lí trí bảo phải trao nào trong việc diễn tả tâm trạng hết, đoạn tuyệt với mối tình đầu nhưng tình của Kiều? cảm lại muốn níu giữ lại. - Trong một tâm trạng như vậy - Nhịp thơ 4/4 đứt đoạn như một tiếng khóc Kiều đã tâm sự với Vân điều gì? thể hiện nỗi đau giằng xé trong lòng Kiều. - Kiều nhớ về quá khứ và dự cảm về tương lai ra sao? b, 12 câu tiếp: Kiều giãi bày * 2 câu đầu: Kiều dặn dò em * 10 câu tiếp theo: - “phím đàn”, “mảnh hương nguyền”, “lời thề” -> Nhớ quá khứ hạnh phúc. - “cách mặt khuất lời”. “dạ đài”, “người thác oan”, ‘hồn”, “nát thân bồ liễu”… -> Dự cảm về tương lai bi thảm, u ám Tiểu kết: - Sự mâu thuẫn giữa lí trí và tình cảm. - Tâm trạng hụt hẫng - Câu thơ mở ra hai chiều: quá khứ và hiện tại như thế nào? 3, 8 câu cuối: “ Bây giờ...ái ân” - Từ ngữ: + “ muôn vàn ái ân” : Quá khứ đẹp đẽ, hạnh
  10. - Tác giả đã dùng những thành phúc ngữ nào để chỉ số phận Kiều lúc + “ trâm gẫy gương tan”: Hiện tại đứt đoạn này ? chia lìa. - câu cảm thán tạo nên dấu ấn gì -> Quá khứ >< hiện tại: cho câu thơ? + “bạc như vôi”, “nước chảy hoa trôi” -> -Từ cơn mộng mi, Kiều trở về trách phận, giọng chua chát với thực tại. Em hãy xác định + “phụ chàng” -> trách mình, giọng thê xem ở 8 câu này, Kiều vẫn còn thiết, buồn thương nói với Thúy Vân, hay đã hướng sang đối tượng khác? - Câu cảm thán: nghẹn ngào, chua xót - Câu thơ được ngắt thành mấy nhịp, diễn tả điều gì? - Lời nhân vật: Độc thoại -> đối thoại. Kiều đau đớn đến mức rơi vào trạng thái mê sảng, thảng thốt gọi tên người yêu đầy tức tưởi. - Nhịp thơ 3/3 và 2/2/2 như tiếng nấc nghẹn - Khái quát nội dung của đoạn ngào thể hiện sự đau đớn thơ? Tiểu kết: -Tình cảm lấn át, chế ngự tất cả. Kiều đau đớn nói trong cơn mê sảng. - Khả năng miêu tả tâm lí nhân vật tài tình và tấm lòng nhân đạo của Nguyễn Du III. Tổng kết: - Khái quát vài nét về nghệ thuật a, Nội dung: của đoạn thơ? + Ca ngợi, tôn vinh vẻ đẹp tâm hồn, nhân
  11. cách của Thúy Kiều. + Lên án, tố cáo những thế lực đen tối đã cách trở tình yêu đôi lứa, đẩy con người vào chỗ tuyệt vọng. + Thể hiện sự cảm thông, đồng cảm của Nguyễn Du với nỗi đau của con người. b, Nghệ thuật - Nghệ thuật miêu tả, khắc họa tâm lí nhân vật đặc sắc. - Ngôn ngữ chính xác, tinh tế - các biện pháp tu từ: ẩn dụ, điệp từ, đối lập,… IV . Củng cố, luyện tập: 1. GV đưa ra một số câu hỏi trắc nghiệm: 1. Việc trao duyên của Thúy Kiều cho Thúy Vân diễn ra khi nào? A. Trước khi Kiều thu xếp việc bán mình. B. Trong khi Kiều đang thu xếp việc bán mình. C. Sau khi Kiều đã thu xếp việc bán mình. D. Trước khi Kiều từ biệt gia đình theo Mã Giám Sinh. 2. Vì sao Kiều lại phải lạy Vân rồi mới nói chuyện “trao duyên”? A. Kiều thích quan trọng hóa vấn đề. B. Đây là câu chuyện nhờ vả thiêng liêng, quan trọng. C. Có làm như vậy Vân mới nhận lời.
  12. D. Đây là một nghi lễ không thể thiếu khi nhờ vả. 3. Trong cuộc trao duyên, hai người trò chuyện như thế nào? A. Chỉ có một mình Kiều nói. B. Kiều nói ít, Vân nói nhiều. C. Kiều nói nhiều, Vân nói ít. D. Chỉ có một mình Vân nói. 4. Kiều nhờ Vân việc gì? A. Chuyển kỉ vật trả Kim Trọng. B. Nói lời chia tay với Kim Trọng. C. Báo cho Kim Trọng biết gia đình mắc nạn. D. Thay mình kết duyên với Kim Trọng. 5. Câu “Khi ngày quạt ước, khi đêm chén thề” nói về sự gắn bó của ai với ai? A. Thúy Kiều với Kim Trọng. B. Thúy Vân với Kim Trọng. C. Cả hai chị em với Kim Trọng. D. Thúy Kiều với Thúy Vân. 6. Câu “Sự đâu sóng gió bất kì” nói đến sự việc nào? A. Kim Trọng đột ngột phải về hộ tang chú. B. Kiều gặp Đạm Tiên trong gấc mơ. C. Nhà Kiều bị vu oan, cha và em trai bị bắt giam. 7. Việc Kiều dùng nhiều từ ngữ nhắc đến cái chết có ý nghĩa gì? A. Kiều dự cảm nàng sẽ chết và cái chết đầy oan nghiệt. B. Kiều nói thế để ép Vân phải nhận lời.
  13. C. Kiều muốn làm cho sự việc thêm nghiêm trọng. 8. Kiều đã trao lại cho Vân kỉ vật gì? A. Chiếc vành và tờ mây. B. Chiếc thoa và tờ mây. C. Chiếc vành và cây đàn. D. Chiếc thoa và cây đàn. 9. Trong câu “Chiếc vành với bức tờ mây- Duyên này thì giữ, vật này của chung”, “của chung” ở đây là của ai? A. Kim Trọng và Thúy Vân. B. Kim Trọng và Thúy Kiều C. Kim Trọng, Thúy Kiều và Thúy Vân D. Thúy Vân và Thúy Kiều 10. Câu “Bây giờ trâm gãy, gương tan – Kể làm sao xiết muôn vàn ái ân” nói về điều gì? A. Nỗi đau của Kiều khi mối tình đầu tan vỡ B. Nỗi đau của Kiều khi trao duyên cho Vân C. Nỗi đau của Kiều khi những kỉ vật tình yêu không thuộc về mình D. Nỗi đau của Kiều khi phải xa gia đình *Đáp án: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 C B A B A C A A D A
  14. 2. Sau khi học xong đoạn trích, em có suy nghĩ gì về đức hi sinh? Đức hi sinh có vị trí như thế nào trong cuộc sống? Hãy viết một đoạn văn ngắn thể hiện quan niệm của em về vấn đề đó.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2