intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Giao tiếp – Kỹ năng mềm không thể thiếu trong cuộc sống

Chia sẻ: Sdfsfs Fdfsdf | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

82
lượt xem
7
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Giao tiếp – Kỹ năng mềm không thể thiếu trong cuộc sống .Chúng ta bước vào đời, trưởng thành từ những mối quan hệ, bạn có dám chắc chưa từng làm tổn thương bất kỳ ai vì những lời nó vô tâm hay hành động kém phần tế nhị của mình?

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Giao tiếp – Kỹ năng mềm không thể thiếu trong cuộc sống

  1. Giao tiếp – Kỹ năng mềm không thể thiếu trong cuộc sống
  2. Chúng ta bước vào đời, trưởng thành từ những mối quan hệ, bạn có dám chắc chưa từng làm tổn thương bất kỳ ai vì những lời nó vô tâm hay hành động kém phần tế nhị của mình? Giao tiếp chính là một kỹ năng mềm vô cùng quan trọng trong cuộc sống mà chúng ta không thể thiếu, nhưng không phải ai cũng thành thạo kỹ năng này – và tôi cũng từng là một trong số đó Tôi đã từng làm cho bạn mình phải khóc khi vô tình nói lên những lời khiến bạn ấy bị tổn thương. Vì không để ý đến những điều bạn ấy cho là “kỵ úy” nên tôi đã quyết tâm tranh cãi đến cùng để giành phần thắng cho mình. Thật tệ, đúng không? Nếu tôi biết cách kiềm chế sự “háo thắng” của mình thì có lẽ hôm nay chúng tôi vẫn còn là những người bạn tốt. Tôi đã không học cách giao tiếp cho thật tốt nên nhiều lúc buông ra những lời khiến người khác bị tổn thương trầm trọng. Có lẽ tôi cũng không thích nghe những lời miệt thị như ” đồ nhà quê” hay ” đầu heo”, vì vậy tôi hạ quyết tâm phải trang bị cho mình một kỹ năng giao tiếp thật tốt, để trong cuộc đời của mình không gây ra sự cố đáng tiếc nào nữa.
  3. Bước đầu tiên, đó là phải biết sở thích, tính cách của những người xung quanh, những người chúng ta tiếp xúc hàng ngày để tránh khơi mào những câu chuyện mà họ không thích, cũng như tránh đụng độ những vết thương lòng của họ. ( Chẳng hạn nếu họ không được xinh xắn lắm thì ta không nên đề cập đến những đề tài liên quan đến chuẩn mực cái đẹp!). Thứ hai, phải biết cách lắng nghe những điều họ nói. Đừng nhăm nhăm đưa ra ý kiến của mình, làm như thế chỉ khiến cho đối phương nổi giận mà thôi. Bạn có thích ai đó cứ nghe bạn nói một câu họ lại phán một câu không? Chắc chắn là không! Kinh nghiệm cho thấy khi người khác nhận xét hay chỉ trích những điều bạn làm, hãy cẩn thận lắng nghe để rút kinh nghiệm cho những lần sau. Không phải cái gì mình làm cũng đúng. Đừng tự ái, vì như thế bạn sẽ học được cách kiềm chế và kiểm soát được cảm xúc của mình. Thứ ba, nói những gì người khác muốn nghe nhưng không phải là xu nịnh đâu bạn nhé. Hãy học cách làm vừa lòng người khác, bạn sẽ không mất gì đâu mà còn thu về cả “khối” lợi nhuận đấy. Bạn sẽ duy trì tốt những mối quan hệ của mình và phát triển chúng lên đến mức độ mà bạn mong muốn. ” Bạn thật tuyệt!” Ai cũng vui khi được nghe người khác nó về mình như vậy. Có mất gì đâu một lời khen phải không bạn?
  4. Cuối cùng, hãy thẳng thắn thừa nhận khuyết điểm của mình, đừng cố gắng giấu diếm sai lầm bởi những lý lẽ thuyết phục. Dù bạn có che đậy kỹ càng đến chừng nào thì cuối cùng sự thật vẫn sẽ bị phơi bày. Đến lúc đó, không những mối quan hệ của bạn không còn mà hình ảnh lung linh của bạn trong họ cũng biến mất. Điều quan trọng nhất trong các mối quan hệ của chúng ta đó là sự chân thành. Hãy dùng sự chân thành của bạn để đến với họ bạn cũng sẽ nhận lại được những điều tốt đẹp từ người đối diện. Giao tiếp không đơn thuần chỉ là những lời nói mà họ có cả hệ thống những kỹ năng cần thiết. Để hình thành cho mình một kỹ năng giao tiếp hoàn hảo bạn phải biết cách học hỏi và thực hành ngay trong các mối quan hệ thường ngày của mình. Hãy tận dụng thời gian khi còn là sinh viên để rèn luyện kỹ năng giao tiếp tốt hơn nhé! Bởi vì khi rời khỏi giảng đường đại học, bạn phải vận dụng tất cả những gì mình đã thu thập được để hình thành và duy trì những mối quan hệ bên lề công việc! Chúc bạn thành công!
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2