Giáo trình An toàn sinh học trong chăn nuôi (Nghề: Thú y - CĐ/TC) - Trường Cao đẳng nghề Đồng Tháp
lượt xem 15
download
Giáo trình An toàn sinh học trong chăn nuôi được biên soạn với mục tiêu nhằm giúp sinh viên trình bày được các biện pháp về an toàn sinh học trong chăn nuôi; Thực hiện được các biện pháp hạn chế sự xâm nhập của mầm bệnh vào cơ thể vật nuôi và các biện pháp giúp vật nuôi đề kháng tốt hơn đối với mầm bệnh. Mời các bạn cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Giáo trình An toàn sinh học trong chăn nuôi (Nghề: Thú y - CĐ/TC) - Trường Cao đẳng nghề Đồng Tháp
- ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH ĐỒNG THÁP TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ ĐỒNG THÁP GIÁO TRÌNH MÔN HỌC: AN TOÀN SINH HỌC TRONG CHĂN NUÔI NGÀNH, NGHỀ: THÚ Y TRÌNH ĐỘ: TRUNG CẤP/CAO ĐẲNG (Ban hành kèm theo Quyết định số 257/QĐ-TCĐNĐT-ĐT ngày 13 tháng 07 năm 2017 của Hiệu trưởng trường Cao đẳng Nghề Đồng Tháp) Đồng Tháp, năm 2017
- TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN Đây là giáo trình nội bộ của Trường Cao đẳng nghề Đồng Tháp nên các nguồn thông tin có thể được phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo. Mọi mục đích lệch lạc hoặc sử dụng với ý đồ kinh doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm. 1
- LỜI GIỚI THIỆU Nhằm đáp ứng yêu cầu giảng dạy chương trình cao đẳng cấp nghề thú y chúng tôi đã tiến hành biên soạn giáo trình “An toàn sinh học trong chăn nuôi”. Đây là tài liệu quan trọng giúp cho sinh viên nghiên cứu trước và sau khi học trên lớp. Giáo trình này không những phục vụ cho đào tạo nghề thú y trình độ cao đẳng mà còn dùng để biên soạn các chương trình dạy nghề trình độ trung cấp, sơ cấp hoặc tổ chức các lớp tập huấn theo từng chuyên mục. Vì thời gian có hạn, tuy đã có nhiều cố gắng nhưng không thể tránh khỏi thiếu sót, rất mong được các bạn góp ý để giáo trình hoàn thiện hơn. 2
- MỤC LỤC I. VỊ TRÍ, TÍNH CHẤT CỦA MÔ ĐUN............................................................... 4 II. MỤC TIÊU MÔ ĐUN ........................................................................................ 4 III. NỘI DUNG MÔ ĐUN ...................................................................................... 4 1. Nội dung tổng quát và phân phối thời gian ........................................................... 5 2. Nội dung chi tiết ................................................................................................... 5 BÀI 1: MỞ ĐẦU ................................................................................................... 7 1. .................................................................................................................................... Khái niệm: 7 1.1. Khái niệm an toàn sinh học theo QCVN 01-14:2010/ BNNPTNT và QCVN 01-15:2010 /BNNPTNT .............................................................................. 7 1.2. Khái niệm an toàn sinh học trong chăn nuôi .............................................. 7 2. ...........................................................................Nguyên tắc chăn nuôi an toàn sinh học: 7 3.Nội dung môn học .......................................................................................... 8 BÀI 2: QUẢN LÝ ĐÀN VẬT NUÔI ................................................................... 9 2.1. Đóng kín đàn vật nuôi, thực hiện tốt “cùng vào, cùng ra”......................... 9 2.2. Nuôi cách ly vật nuôi mới nhập đàn .......................................................... 9 2.2.1. Chuồng nuôi cách ly........................................................................................ 9 2.2.2. Theo dõi sức khỏe vật nuôi ........................................................................... 10 2.2.3. Kiểm tra huyết thanh. .................................................................................... 10 BÀI 3: KIỂM SOÁT CÁC TÁC ĐỘNG LIÊN QUAN ..................................... 11 3.1. Kiểm soát côn trùng, tiết túc, loài gặm nhấm, chó mèo và chim ............. 11 3.1.1. Kiểm soát côn trùng, tiết túc ......................................................................... 11 3.1.2 Kiểm soát loài gặm nhấm, chó mèo ............................................................... 11 3.1.3 Kiểm soát chim............................................................................................... 12 3.2. Kiểm soát người ....................................................................................... 12 3
- 3.2.1. Kiểm soát khách tham quan .......................................................................... 12 3.2.2. Kiểm soát công nhân ..................................................................................... 13 3.3. Kiểm soát phương tiện vận chuyển, thức ăn, nước .................................. 13 3.3.1. Kiểm soát phương tiện vận chuyển ............................................................... 13 3.3.2. Kiểm soát thức ăn, nước uống và nước vệ sinh ............................................ 13 3.4. Kiểm soát dụng cụ, trang thiết bị ............................................................. 14 BÀI 4: TĂNG CƯỜNG SỨC KHÁNG BỆNH CHO VẬT NUÔI .................... 14 4.1. Chọn giống ............................................................................................... 14 4.1.1. Chọn giống heo: ............................................................................................ 14 4.1.2. Chọn giống trâu, bò ...................................................................................... 17 4.1.3. Chọn giống gia cầm ...................................................................................... 20 4.2. Chăm sóc nuôi dưỡng .............................................................................. 23 4.2.1. Chăm sóc tốt .................................................................................................. 23 4.2.2. Nuôi dưỡng đúng ........................................................................................... 23 4.3. Tiêm phòng vaccine ................................................................................. 25 4.3.1. Vaccine .......................................................................................................... 25 4.3.2. Mục đích tiêm phòng .................................................................................. 25 4.3.3. Nội dung tiêm phòng ..................................................................................... 25 BÀI 5: VỆ SINH, SÁT TRÙNG CHUỒNG TRẠI ............................................ 29 5.1. Vệ sinh chuồng trại .................................................................................. 30 5.2. Sát trùng chuồng trại ................................................................................ 31 5.2.1. Quy trình vệ sinh, sát trùng: ........................................................................ 31 5.2.2. Hố sát trùng ................................................................................................... 32 5.2.3.Sát trùng khu vực chăn nuôi........................................................................... 32 BÀI 6: XỬ LÝ CHẤT THẢI CHĂN NUÔI....................................................... 34 6.1. Mục đích, ý nghĩa của việc xử lý chất thải chăn nuôi .............................. 34 6.2. Các phương pháp xử lý chất thải ............................................................. 35 6.2.1. Ủ phân, chống ruồi nhặng ............................................................................ 35 6.2.1.1. Ủ nổi ....................................................................................................... 36 4
- 6.2.1.2. Ủ chìm .................................................................................................... 36 6.1.2.3. Ủ nóng .................................................................................................... 36 6.1.2.4. Ủ nguội ................................................................................................... 37 6.1.2.5. Ủ nóng trước rồi ủ nguội sau (ủ hỗn hợp) ............................................. 37 6.2. Ứng dụng công nghệ sinh học và một số phương pháp khác để xử lý chất thải ................................................................................................................... 38 6.2.1. Hồ sinh học.................................................................................................... 38 6.2.2. Khí sinh học ................................................................................................... 39 6.2.3. Khử mùi hôi, dùng độn lót sinh thái .............................................................. 39 5
- CHƯƠNG TRÌNH MÔ ĐUN AN TOÀN SINH HỌC TRONG CHĂN NUÔI Mã Mô đun: MĐ 31 Thời gian Mô đun: 40 giờ ( Lý thuyết: 24 giờ; Thực hành: 16 giờ) I. VỊ TRÍ, TÍNH CHẤT CỦA MÔ ĐUN - Vị trí: mô đun này cần được giảng dạy sau khi sinh viên đã học xong các mô đun: kiểm tra thịt và các súc sản phẩm khác, thực tập cơ bản - Tính chất: đây là mô đun chuyên môn nghề, cung cấp chó người ọc có kiến thức, kỹ năng biết bảo vệ vật nuôi và sức khỏe của người nuôi, đưa ra các quy trình bảo vệ môi trường xung quanh. II. MỤC TIÊU MÔ ĐUN - Trình bày được các biện pháp về an toàn sinh học trong chăn nuôi - Thực hiện được các biện pháp hạn chế sự xâm nhập của mầm bệnh vào cơ thể vật nuôi và các biện pháp giúp vật nuôi đề kháng tốt hơn đối với mầm bệnh - Rèn luyện tính cẩn thận, tỷ mĩ, nghiêm túc trong công việc và bảo đảm an toàn vệ sinh lao động cho người và vật nuôi. III. NỘI DUNG MÔ ĐUN 4
- 1. Nội dung tổng quát và phân phối thời gian Thời gian Thực Hành,t hảo STT Tên các bài trong mô đun Tổng Lý Kiểm luận, số thuyết tra bài tập, thí ngiệm 1 Bài 1: Mở đầu 2 2 2 Bài 2: Quản lý đàn vật nuôi 6 2 4 Bài 3: Kiểm soát các tác động 3 6 2 4 liên quan Bài 4: Tăng cường sức kháng 4 8 4 3 1 bệnh cho vật nuôi Bài 5: Vệ sinh, tiêu độc, khử 5 6 2 3 1 trùng chuồng trại 6 Bài 6: Xử lý chất thải chăn nuôi 12 4 7 1 Tổng cộng 40 16 21 3 2. Nội dung chi tiết CHƯƠNG TRÌNH MÔ ĐUN AN TOÀN SINH HỌC TRONG CHĂN NUÔI I. MỤC TIÊU MÔ-ĐUN: Sau khi học xong mô-đun này, người học có khả năng: Kiến thức Hiểu được các biện pháp nhằm hạn chế sự xâm nhập của mầm bệnh vào cơ sở chăn nuôi 5
- Kỹ năng Thực hiện các biện pháp giúp vật nuôi đề kháng tốt hơn đối với mầm bệnh. Tiêu diệt mầm trong cơ sở chăn nuôi và trong đàn vật nuôi Thái độ: Rèn luyện tính cẩn thận, tỷ mĩ, nghiêm túc trong công việc và bảo đảm an toàn vệ sinh lao động cho người và vật nuôi. II. NỘI DUNG MÔ-ĐUN: 6
- BÀI 1: MỞ ĐẦU Mục tiêu của bài: Học xong mô đun này người học có khả năng: - Trình bày được nội dung và nguyên tắc của an toàn sinh học trong chăn nuôi -Thực hiện được các quy tắc ăn toàn sinh học trong chăn nuôi thành thạo -Thái độ tỉ mỉ, thận trọng, chính xác 1. Khái niệm: 1.1. Khái niệm an toàn sinh học theo QCVN 01-14:2010/ BNNPTNT và QCVN 01- 15:2010 /BNNPTNT ♦ Khái niệm an toàn sinh học theo QCVN 01-14:2010/ BNNPTNT An toàn sinh học trong chăn nuôi lợn: Là các biện pháp kỹ thuật nhằm ngăn ngừa và hạn chế sự lây nhiễm của các tác nhân sinh học xuất hiện tự nhiên hoặc do con người tạo ra gây hại đến con người, gia súc và hệ sinh thái. ♦ Khái niệm an toàn sinh học theo QCVN 01-15:2010 /BNNPTNT An toàn sinh học trong chăn nuôi gia cầm Là các biện pháp kỹ thuật nhằm ngăn ngừa và hạn chế sự lây nhiễm của các tác nhân sinh học xuất hiện tự nhiên hoặc do con người tạo ra gây hại đến con người, gia súc và hệ sinh thái. 1.2. Khái niệm an toàn sinh học trong chăn nuôi Tóm lại an toàn sinh học đối với các cơ sở chăn nuôi là việc thực hiện đồng bộ các biện pháp vệ sinh thú y nhằm ngăn chặn mầm bệnh từ bên ngoài xâm nhập vào các cơ sở chăn nuôi và tiêu diệt mầm bệnh tồn tại ở bên trong của cơ sở chăn nuôi đó, mục đích cuối cùng là tạo ra các sản phẩm sạch, đạt chất lượng và an toàn. là các biện pháp (bao gồm cả kỹ thuật và quản lý) nhằm ngăn ngừa và hạn chế sự lây nhiễm của các tác nhân sinh học xuất hiện tự nhiên hoặc do con người tạo ra gây hại đến con người, vật nuôi và hệ sinh thái 2. Nguyên tắc chăn nuôi an toàn sinh học: Giữ đàn vật nuôi trong môi trường được bảo vệ: 7
- Khu vực chăn nuôi cách xa nhà ở, có hàng rào ngăn cách với các khu vực khác. Hạn chế tối đa người lạ ra vào khu vực chăn nuôi; trước cổng khu vực chăn nuôi và ở mỗi dãy chuồng phải có hố sát trùng; phải thường xuyên, định kỳ tiêu độc, khử trùng dụng cụ chăn nuôi và khu vực chăn nuôi. Chất thải chăn nuôi phải được thu gom và xử lý bằng các biện pháp thích hợp. - Chăm sóc, nuôi dưỡng và quản lý tốt đàn vật nuôi thông qua việc cung cấp đầy đủ thức ăn chất lượng tốt, nước uống sạch cho vật nuôi; chuồng nuôi đảm bảo đúng quy cách, mật độ nuôi hợp lý và vật nuôi được tiêm phòng định kỳ, tẩy giun sán đầy đủ. - Khu vực chăn nuôi được kiểm soát chặt chẽ. Phải biết rõ lai lịch, nguồn gốc, tình trạng bệnh dịch của vật nuôi mới nhập; trước khi nhập vật nuôi phải nuôi cách ly theo quy định. Kiểm soát thức ăn, vật tư và dụng cụ chăn nuôi đưa vào trại; kiểm sóat không để chim hoang dã, các loài gặm nhấm, chó mèo và người lạ ra vào khu vực chăn nuôi. 3.Nội dung môn học - Quản lý đàn vật nuôi. - Kiểm soát các tác động liên quan. - Tăng cường sức đề kháng bệnh cho vật nuôi. - Vệ sinh tiêu độc, khử trùng chuồng trại. - Sử lý chất thải trong chăn nuôi. 8
- BÀI 2: QUẢN LÝ ĐÀN VẬT NUÔI Mục tiêu của bài: Học xong mô đun này người học có khả năng: - Trình bày được biện pháp ngăn ngừa sự xâm nhập của mầm bệnh từ bên ngoài vào trại - Đánh giá được an toàn sinh học của trại thông qua cách quản lý đàn vật nuôi của trại, áp dụng vào thực tế để quản lý đàn vật nuôi - Rèn luyện tính cẩn thận, tỷ mĩ, nghiêm túc trong công việc và bảo đảm an toàn vệ sinh lao động cho người và vật nuôi. 2.1. Đóng kín đàn vật nuôi, thực hiện tốt “cùng vào, cùng ra” Trại chăn nuôi nên áp dụng các nguyên tắc chung sau : - Sử dụng vật nuôi sinh trưởng trong trại của mình đề duy trì và phát triển quy mô chăn nuôi. Hay nói cách khác là tự túc về con giống. - Không cho vật nuôi tiếp xúc “qua hàng rào” với động vật bên ngoài. - Không cho con đực từ ngoài vào để giao phối. - Không đưa vật nuôi ra ngoài trại rồi lại đưa vào trại. - Không nuôi hỗn độn nhiều lứa, nhiều giống và vật nuôi có nhiều độ tuổi khác nhau trong cùng một chuồng, dãy. - Trong cùng một ngăn, một dãy nên thực hiện nguyên tắc “cùng nhập, cùng xuất”, không nuôi gối đầu, luân chuyển trong một khu chuồng. 2.2. Nuôi cách ly vật nuôi mới nhập đàn 2.2.1. Chuồng nuôi cách ly Việc nuôi cách ly lứa vật nuôi mới nhập trại là điều bắt buộc, cần thực hiện các việc sau: - Sử dụng chuồng nuôi, hệ thống cấp thức ăn và bãi nuôi (nếu có) riêng biệt để nuôi lứa mới. - Không cho vật nuôi cũ và mới tiếp xúc nhau. - Chất thải đàn vật nuôi mới nhập không được đưa qua khu vựa nuôi chung. 9
- - Nuôi cách ly đủ thời gian cần thiết (tùy thuộc vào loại vật nuôi) và theo dõi mọi biểu hiện của bệnh dịch. - Kiểm tra bệnh dịch trước khi thả lứa mới vào chuồng nuôi chung. - Cần biết rõ lai lịch của lứa mới, trình trạng bệnh dịch nơi bán và các loại vacxin đã được tiêm vào vật nuôi. 2.2.2. Theo dõi sức khỏe vật nuôi Kiểm tra sức khỏe định kỳ là kiểm tra và đánh giá tổng quát tình trạng sức khỏe của vật nuôi theo định kỳ, để từ đó người chăn nuôi có thể nắm bắt kịp thời tình trạng sức khỏe của đàn vật nuôi của mình, kịp thời điều chỉnh và có các biện pháp đảm bảo sức khỏe cho đàn vật nuôi.Kịểm tra định kỳ này phải làm theo một kế hoạch cụ thể đã được đưa ra từ trước, và cũng cần phải có cán bộ kỹ thuật đủ chuyên môn để tư vấn. Kiểm sức khỏe định kỳ cho vật nuôi đặc biệt quan trongj trong những thời gian có dịch, hay những thời gian mà thời tiết bắt đầu chuyển mùa, thay đổi, lúc này vật nuôi bị giảm sức đề kháng rất dễ bị các bệnh. Việc kiểm tra này giúp người chăn nuôi quản lý tốt đàn vật nuôi của mình đồng thời sẽ giảm đi các chi phí phát sinh để trị bệnh. 2.2.3. Kiểm tra huyết thanh. 1. Định kỳ tiến hành khảo sát, đánh giá về huyết thanh học, sự lưu hành của virut đối với bệnh đăng ký an toàn và các bệnh truyền lây sang người. 2. Khi có động vật mắc bệnh, chết mà nghi là bệnh dịch nguy hiểm, cơ quan thú y phải tiến hành chẩn đoán, xét nghiệm ngay và có phiếu kết quả chẩn đoán kèm theo báo cáo dịch bệnh. 3. Kiểm tra, đánh giá khả năng đáp ứng miễn dịch đối với các bệnh đã tiêm phòng, kiểm tra huyết thanh học định kỳ đối với một số bệnh mang trùng như: bệnh LMLM, DTL, Lép tô, Sẩy thai truyền nhiễm, Lao, Bạch lỵ, CRD . 10
- BÀI 3: KIỂM SOÁT CÁC TÁC ĐỘNG LIÊN QUAN Mục tiêu của bài: Học xong mô đun này người học có khả năng: - Trình bày được các loài vật chủ trung gian truyền bệnh cho vật nuôi, các vật dụng, phương tiện có thể mang mầm bệnh trong trại - Kiểm soát tốt các vật chủ trung gian truyền bệnh mang mầm bệnh vào trại - Rèn luyện tính cẩn thận, tỷ mĩ, nghiêm túc trong công việc 3.1. Kiểm soát côn trùng, tiết túc, loài gặm nhấm, chó mèo và chim 3.1.1. Kiểm soát côn trùng, tiết túc - Các loài côn trùng tiết túc chính là những nhân tố trung gian truyền bệnh, nó mang mần bệnh từ con vật này sang con vật khác, từ loài này truyền sang loài kia. Bản thân chúng không mắc bệnh, nhưng lại mang rất nhiều các loại mầm bệnh khác nhau. Để hạn chế các loại côn trùng, tiết túc cần: - Mắc các loại màn để chống không cho chúng tiếp xúc với vật nuôi. - Phun các thuốc tiêu độc khử trùng đặc hiệu tiêu diệt chúng (“ khi chuồng vẫn còn ấm”), lập tức phun chất diệt côn trùng thuộc nhóm phốtpho hữu cơ vào các góc, ngóc ngách của chuồng, toàn bộ phân và độn chuồng, toàn bộ phần chân tường/vách ở phạm vi từ nền lên 1m. Để nguyên hiện trạng cho thuốc tác động trong 24 giờ. - Phát quang xung quanh chuồng trại, khơi thông cống rãnh, không để đọng nước bẩn, không để lại nơi trú ẩn của chúng. 3.1.2 Kiểm soát loài gặm nhấm, chó mèo Chuột và các loại gặm nhấm rất dễ mang mầm bệnh vào thức ăn của vật nuôi vì bản thân chúng là những ổ bệnh tiềm năng. Để hạn chế chuột và các loài gặm nhấm ta cần phải: - Các chuồng nuôi được thiết kế chống sự xâm nhập của các loài gặm nhấm. - Loại bỏ các tổ chuột, nơi trú ẩn của loài gặm nhấm trong trại nuôi. - Kho chứa thức ăn và bể nước cách xa chuồng nuôi. 11
- - Thường xuyên tổ chức diệt chuột và các loài gặm nhấm trong và xung quanh trại nuôi. - Kiểm tra sự di chuyển của chó và mèo trong trại. - Hạn chế chó mèo tiếp xúc trực tiếp với vật nuôi hoặc vào khu vực cho vật nuôi ăn. - Chó và mèo nuôi trong trang trại phải tiêm vắc xin. 3.1.3 Kiểm soát chim Chim chóc bay quanh trại có thể mang mầm bệnh trong chân và hệ tiêu hóa. Để hạn chế chim trong trại cần: - Loại bỏ tất cả các lỗ, hốc nhỏ chim có thể làm tổ trong các mái nhà, bức tường, bụi cây trong trại. - Các lỗ thông hơi và quạt gió cần có lưới chắn. Không cho chim đầu vào khu vực chế biến thức ăn chăn nuôi của trại. - Loại bỏ những vật gần chuồng nuôi mà chim có thể đậu. 3.2. Kiểm soát người Người có thể mang mầm bệnh trên giầy, quần áo và trên tay. Cần th ực hi ện các biện pháp: 3.2.1. Kiểm soát khách tham quan Thông báo cho mọi nhân viên, khách thăm hoặc lái xe vào trại về các biện pháp phòng dịch và đề nghị họ hợp tác thực hiện. - Không khuyến khích khách thăm vào chuồng nuôi và nơi vật nuôi ăn. - Hạn chế tối đa khách đã đi thăm trại chăn nuôi khác 1-5 ngày trước khi đến trại mình. - Ngoài cổng trại nuôi treo biển "Cấm vào" và không cho người lạ tự do vào trại. -Không cho khách thăm tiếp xúc trực tiếp với vật nuôi. - Cho khách chỉ được vào những khu vực nhất định trong trại 12
- - Bắt buộc khách thăm rửa giầy khi vào và ra trại bằng cách nhúng chân vào hố chứa dung dịch sát trùng. - Cấp ủng cao su hoặc túi bó giầy bằng chất dẻo, áo khoác sạch cho khách. 3.2.2. Kiểm soát công nhân - Công nhân sau khi tiếp xúc với vật nuôi bằng tay phải rửa tay. - Công nhân làm việc trong chuồng nuôi phải mặc trang phục và đ ội mũ bảo hiểm lao động. Quần áo lao động trong trại cần được khử trùng trước khi giặt. - Hạn chế tối đa công nhân đi từ khu vực chăn nuôi này sang khu vực chăn nuôi khác trong trại hay tiếp xúc với quá nhiều nhóm vật nuôi trong một ngày. - Nhân viên trại nuôi không nên chăn nuôi thêm ở gia đình mình. Cán bộ thú y của trại không hành nghề thú y bên ngoài. - Không mang các loại thực phẩm sống vào khu vực quanh chuồng nuôi để n ấu ăn. Nhìn chung không mang thức ăn có nguồn gốc sản phẩm thịt vào trại nuôi. 3.3. Kiểm soát phương tiện vận chuyển, thức ăn, nước 3.3.1. Kiểm soát phương tiện vận chuyển - Tổ chức đường vận chuyển thức ăn không qua khu vực bị nhiễm phân. - Không chung phương tiện vận chuyển phân với trại nuôi bên cạnh. - Không dùng phương tiện chở phân để chở thức ăn, trong trường hợp cần phải dùng thì cần rửa rất sạch trước khi chở thức ăn. - Bố trí kho thức ăn cách xa hố chứa phân, tránh làm đường đi chung đến hai nơi. 3.3.2. Kiểm soát thức ăn, nước uống và nước vệ sinh - Mua thức ăn có chất lượng bảo đảm và đã được kiểm tra. - Tránh để thức ăn bị nhiễm hóa chất, chất bảo vệ thực vật và thuốc chữa bệnh trong quá trình bảo quản. - Không để thức ăn bị nhiễm phân. 13
- - Sắp xếp các loại thức ăn cẩn thận để không cho vật nuôi ăn nhầm thức ăn. - Bảo quản thức ăn đúng quy cách. - Cho vật nuôi uống nước có chất lượng đảm bảo, đã được khử trùng và luôn làm sạch hệ thống cấp nước. - Nước vệ sinh chuồng trại và tắm rửa cho vật nuôi cũng lấy từ những nguồn nước đảm bảo vệ sinh. 3.4. Kiểm soát dụng cụ, trang thiết bị - Mỗi khu chuồng nên có dụng cụ chăn nuôi riêng. Nếu cần luân chuyển trong trại thì phải rửa sạch và khử trùng khi đưa từ khu chuồng này sang khu chuồng khác. - Dụng cụ chăn nuôi mang vào hoặc mang ra khỏi trại cần được rửa sạch và khử trùng bên trong, bên ngoài và sau khi sử dụng. BÀI 4: TĂNG CƯỜNG SỨC KHÁNG BỆNH CHO VẬT NUÔI Mục tiêu của bài Học xong mô đun này người học có khả năng: - Trình bày được các biện pháp làm tăng sức đề kháng của vật nuôi - Thực hiện tiêm phòng vacxin cho vật nuôi - Rèn luyện tính cẩn thận, tỷ mĩ, nghiêm túc trong công việc 4.1. Chọn giống - Chọn mua từ những cơ sở an toàn dịch. - Chọn mua con giống từ những nơi sạch bệnh, đã được tiêm phòng đầy đủ. Hoàn toàn rõ ràng về nguồn gốc cũng như đời bố mẹ. - Khi nhập gia cầm mới vào trại phải nuôi cách ly ít nhất 2 tuần, nếu không có dấu hiệu dịch bệnh mới được nhập đàn. Trước khi nhập đàn tiêm phòng các bệnh truyền nhiễm, ký sinh trùng cần thiết. 4.1.1. Chọn giống heo: - Heo giống mạnh: 14
- + Mặt mày lanh lợi, xăng xái, chạy tới chạy lui + Mặt mày lanh lợi, xăng xái, chạy tới chạy lui + Da bóng, lông mượt, thân nhiệt bình thường 38o C + Ăn nhiều và ăn ngon miệng. + Mắt mỏ to, long lanh sáng + Mũi màu hồng, ươn ướt. + Phân mềm - Chọn giống: Heo giống có nhiều loại, muốn nuôi giống nào thì chọn đúng giống đó về nuôi. Mỗi giống heo đều có vóc dáng riêng biệt, sắc lông và đặt trưng riêng … không thể nhầm lẫn với giống heo khác được. Chẳng hạn như Yorkshire large white có da màu lông trắng, vóc dáng cao to, đòn dài, tai đứng, mõm cong sẽ khác xa với vóc dáng của heo Landrace cũng da lông màu trắng, nhưng thân mỏng, cổ dài, vai hẹp, tai cụp xuống che cả mắt… Quan sát heo mẹ rồi nhìn lại heo con xem gì khác biệt đáng nghi ngờ không - Chọn dòng: Nên tìm hiểu kỹ lý lịch của heo mẹ (tốt nhất là cả heo cha) xem nết ăn nết ở có tốt không, có nuôi con giỏi không… Và lứa con này là lứa con thứ mấy của nó. Vì rằng chọn heo con làm giống từ heo mẹ quá tơ (đẻ lứa đầu) hoặc heo mẹ quá già (đẻ được chín mười lứa) không tốt nên chọn heo con từ lúa thứ ba, thứ tư làm giống mới tốt vì ở vào giai đoạn này heo mẹ rất sung sức, mọi cơ quan, bộ phận trong cơ thể nó đã phát triển toàn diện. - - Chọn vóc dáng: Nên chọn những con heo có vóc dáng cao to – heo đầu đàn hợp với những nét đặc trưng của dòng giống nó. Nếu là heo đẻ nái, ngoài việc chọn các bộ phận bên ngoài ra cần phải xem kỹ bộ vú và bộ phận sinh dục. Cách chọn heo đực cũng vậy. 15
- - Chọn tính nết: Nên chọn những con heo có tính hiền, không hung dữ với đồng loại. Nết ăn phải tốt: ăn không vung vãi, không sục mõm vào máng mò mẫm tìm thức ăn ngon ăn trước …Những heo kén ăn này dù giống tốt đâu cũng không nên chọn nuôi làm giống. Chọn heo nái làm giống cần hội tụ những điểm gì Ngoài việc chọn đúng dòng giống, tính nết và những đặc tính di truyền tốt từ heo cha heo mẹ ra, con cái con chọn làm giống phải hội tụ những đặc điểm sau đây: Đòn dài, lưng thẳng, ngực nở, hông rộng, bốn chân khỏe, cứng cáp, có 12 vú đóng đều đặn, không vú lép, bộ phận sinh dục nở nang, không dị tật… Chọn giống heo nọc để giống cần hội tụ những điểm gì ? Ngoài việc chọn đúng dòng giống, tính nết và những đặc tính di truyền tốt từ heo cha heo mẹ ra, heo đực con chọn làm giống phải có vóc dáng cao to, thân hình vạm vỡ. Tốt nhất là nên chọn con heo đực đầu đàn. Heo đực không những mập mạnh, mà đòi hỏi phải có lưng thẳng, ngực to, vai nỡ, đùi dài, bốn chân khỏe mạnh, cứng cáp và phải có hai dịch hoàn nở nang lớn đồng đều, săn chứ không trì trệ. Heo đực đòi hỏi phải có đủ 6 cặp vú đều đặn, không lép. 16
- Nếu chọn heo con của nhà làm giống thì cách chọn lựa ra sao để tránh sự sơ xuất ? Nếu heo trong chuồng ở nhà đẻ thì dòng giống chúng ra sao ta đã biết. Cách chọn lựa cũng tuân theo những đặc điểm trên. Có điều, vì là heo nhà nên ta có chọn lựa kỹ hơn, và nên chọn thành nhiều đợt mới tốt: - Chọn đợt 1: Khi heo vừa lọt lòng mẹ, những con heo có vóc dáng cao to, khỏe mạnh nhất (gọi là heo đầu đàn) không bị thương tật, khôn lanh… nên nhớ kỹ(tốt hơn làm dấu) để tiếp tục theo dõi sức sinh trưởng của nó sau này tốt xấu ra sao… - Chọn đợt 2: Vào thời điểm heo lẻ bầy, những con được chọn trong đợt 1nếu tiếp tục phát huy những ưu sẵn có từ trước nên nuôi tiếp, và cũng tiếp tục theo dõi… Những heo không đạt chuẩn làm giống nên loại ra nuôi thịt (heo cái không cần thiến, nhưng tất cả heo đực nên thiến hết). - Chọn đợt 3: Khi heo được 6 tháng tuổi, tuổi đực cái đều sắp lên giống, ta nên tuyển chọn lần cuối cùng. Chỉ giữ lại làm giống những con có vóc dáng đúng chuẩn, bộ phận sinh dục tốt, sức khỏe sung mãn. Những heo giống này được nuôi riêng. Còn những heo không đạt tiêu chuẩn dứt khoát loại thải bán thịt. Nhiều người còn tính kỹ hơn, chờ heo nái đẻ lứa đầu xem tốt xấu ra sao để… chọn đợt cuối. Nếu heo nọc phủ nái có tỷ lệ đậu thai thấp, nếu heo nái sinh sản không ra gì thì thử hỏi nuôi tiếp chỉ tốn công hại của mà thôi. 4.1.2. Chọn giống trâu, bò -Khi xác định nuôi trâu bò làm kinh tế thì người chăn nuôi phải xác định cho mình hướng đi cụ thể, đó là chúng ta đang có ý định nuôi trâu bò nhằm mục đích gì. Có thể là nuôi trâu bò để phục vụ việc cày kéo, nuôi lấy thịt, nuôi lấy sữa… + Chọn trâu bò cày kéo Một con trâu (bò) cày kéo tốt là con vật phải trường mình, vạm vỡ, chân cao, đầu to vừa phải và hơi dài, mặt gân guốc, cổ mập và ngắn, tai rộng (tai lá mít), mắt ốc nhồi, u vai 17
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Giáo trình Biện pháp sinh học trong bảo vệ thực vật Chương 1
15 p | 348 | 119
-
BẢO QUẢN VÀ VỆ SINH AN TOÀN SẢN PHẨM THỦY SẢN - CHƯƠNG 3
29 p | 223 | 78
-
BẢO QUẢN VÀ VỆ SINH AN TOÀN SẢN PHẨM THỦY SẢN - CHƯƠNG 5
21 p | 193 | 74
-
BẢO QUẢN VÀ VỆ SINH AN TOÀN SẢN PHẨM THỦY SẢN - CHƯƠNG 6
49 p | 158 | 70
-
Giáo trình Vệ sinh trong chế biến cá tra, cá basa đông lạnh xuất khẩu - MĐ02: Chế biến cá tra, cá basa đông lạnh xuất khẩu
97 p | 221 | 69
-
Quy trình nuôi cá tra an toàn sinh học
4 p | 229 | 50
-
Giáo trình An toàn lao động trên tàu cá - MĐ06: Đánh bắt hải sản bằng lưới vây
76 p | 172 | 43
-
Giáo trình -Kiểm soát vệ sinh thú y các sản phẩm động vật - An toàn thực phẩm-chương 6
25 p | 103 | 27
-
Giáo trình Vệ sinh trong chế biến nhuyễn thể hai mảnh vỏ đông lạnh - MĐ01: Chế biến nhuyễn thể hai mảnh vỏ đông lạnh
85 p | 131 | 26
-
Mô hình nuôi - trồng theo hướng bán công nghiệp khép kín
3 p | 134 | 17
-
Giáo trình An toàn và vệ sinh lao động (Ngành/nghề: Nuôi trồng thủy sản)
40 p | 89 | 17
-
Giáo trình Chăn nuôi gia cầm (Nghề: Chăn nuôi - Trung cấp) - Trường Cao đẳng Cộng đồng Đồng Tháp
150 p | 43 | 15
-
Giáo trình Vệ sinh thú y (Nghề: Thú y - CĐ/TC) - Trường Cao đẳng nghề Đồng Tháp
36 p | 28 | 9
-
Giáo trình Chăn nuôi gia cầm (Nghề: Chăn nuôi - Cao đẳng): Phần 2 - Trường Cao đẳng Cộng đồng Đồng Tháp
100 p | 18 | 8
-
Giáo trình An toàn và vệ sinh lao động (Nghề: Tin học ứng dụng - Trình độ: Trung cấp) - Trường CĐ Kinh tế - Kỹ thuật Bạc Liêu
64 p | 18 | 7
-
Giáo trình Đánh giá nông thôn (Nghề: Phát triển nông thôn - Trung cấp) - Trường Cao đẳng Cộng đồng Đồng Tháp
81 p | 16 | 5
-
Giáo trình chăn nuôi bê nghé sơ sinh bằng sự thay đổi thành phần sữa p1
5 p | 75 | 4
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn