Giáo trình Bảo vệ thực vật trên cây tiêu (Nghề: Trồng hồ tiêu) - Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu
lượt xem 6
download
Giáo trình Bảo vệ thực vật trên cây tiêu cung cấp cho người đọc những kiến thức như: Thuốc phòng trừ sâu bệnh hại tiêu; Pha trộn và xử lý thuốc phòng trừ sâu bệnh hại; Pha chế và sử dụng thuốc Bốc đô; Phòng trừ sâu hại phổ biến trên cây tiêu; Phòng trừ bệnh hại phổ biến trên cây tiêu; Phòng trừ dịch hại tổng hợp trên cây tiêu.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Giáo trình Bảo vệ thực vật trên cây tiêu (Nghề: Trồng hồ tiêu) - Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu
- ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BÀ RỊA – VŨNG TÀU SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN BẢO VỆ THỰC VẬT TRÊN CÂY TIÊU MÃ SỐ: MĐ 04 NGHỀ TRỒNG HỒ TIÊU Trình độ: Đào tạo dưới 03 tháng (Phê duyệt tại Quyết định số 443/QĐ-SNN-KNKN ngày 17 tháng 10 năm 2016 của Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu) Năm 2016
- LỜI GIỚI THIỆU Để phục vụ chương trình đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn trên địa bàn tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu đạt được mục tiêu của Đề án 1956 của Thủ tướng Chính phủ và phù hợp với điều kiện sản xuất kinh doanh của địa phương, chúng tôi tiến hành biên soạn và điều chỉnh giáo trình đào tạo nghề Trồng Hồ tiêu. Đây là giáo trình mô đun đào tạo nghề có trình độ đào tạo dưới 3 tháng được tổng hợp trên tài liệu chính là mô đun “Bảo vệ thực vật trên cây tiêu” trình độ sơ cấp nghề1 được tổ chức biên soạn nhằm góp phần đạt được mục tiêu đào tạo nghề đã đặt ra. Giáo trình này là mô đun thứ 4 trong số 5 mô đun chuyên môn của chương trình đào tạo nghề “Trồng Hồ tiêu” trình độ đào tạo dưới 3 tháng. Trong mô đun này gồm có 06 bài dạy thuộc thể loại tích hợp như sau: Bài 1. Thuốc phòng trừ sâu bệnh hại tiêu Bài 2. Pha trộn và xử lý thuốc phòng trừ sâu bệnh hại Bài 3. Pha chế và sử dụng thuốc Bốc đô Bài 4. Phòng trừ sâu hại phổ biến trên cây tiêu Bài 5. Phòng trừ bệnh hại phổ biến trên cây tiêu Bài 6. Phòng trừ dịch hại tổng hợp trên cây tiêu 1 Giáo trình được biên soạn kèm theo Quyết định số 1549 /QĐ-BNN-TCCB ngày 18/10/2011 của Bộ Nông nghiệp và PTNT 2
- MỤC LỤC LỜI GIỚI THIỆU ........................................................................................................... 1 MỤC LỤC ..................................................................................................................... 2 MÔ ĐUN BẢO VỆ THỰC VẬT TRÊN CÂY TIÊU ................................................... 4 Bài 1. Thuốc phòng trừ sâu bệnh hại tiêu ...................................................................... 4 Bài 2. Pha trộn và xử lý thuốc phòng trừ sâu bệnh hại ................................................ 12 Bài 3. Pha chế và sử dụng thuốc Bốc đô ...................................................................... 17 Bài 4. Phòng trừ sâu hại phổ biến trên cây tiêu ........................................................... 21 Bài 5. Phòng trừ bệnh hại phổ biến trên cây tiêu ......................................................... 30 Bài 6. Phòng trừ dịch hại tổng hợp trên cây tiêu.......................................................... 43 Hướng dẫn thực hiện bài tập, bài thực hành ................................................................ 47 Yêu cầu về đánh giá kết quả học tập ............................................................................ 47 Tài liệu tham khảo ....................................................................................................... 49 3
- MÔ ĐUN. BẢO VỆ THỰC VẬT TRÊN CÂY TIÊU Mã mô đun: MĐ 04 Thời gi n: 60 giờ Giới thiệu mô đun Mô đun Bảo vệ thực vật trên cây tiêu là mô đun chuyên môn nghề, mang tính tích hợp giữa kiến thức và kỹ năng thực hành cho người trồng tiêu. Nội dung mô đun trình bày về thuốc bảo vệ thực vật trên cây tiêu. Đồng thời mô đun cũng trình bày hệ thống các bài tập, bài thực hành cho từng bài dạy và bài thực hành khi kết thúc mô đun. Học xong mô đun này, học viên có được những kiến thức cơ bản về việc sử dụng các biện pháp bảo vệ thực vật trên cây tiêu với mục đích nâng cao nâng suất cây trồng, tạo ra sản phẩm an toàn cho người sử dụng và bảo vệ môi trường. Bài 1. Thuốc phòng trừ sâu bệnh hại tiêu Mã bài: MĐ 04-1 Thời gi n: 4 giờ Mục tiêu Sau khi học xong bài học này học viên có khả năng: - Trình bày được nguyên tắc “4 ĐÚNG” trong sử dụng thuốc bảo vệ thực vật. - Trình bày được tác dụng của một số loại thuốc trừ sâu bệnh thường dùng trên cây tiêu. - Nhận dạng được một số loại thuốc trừ sâu bệnh thường dùng cho cây tiêu. - Có tính cẩn thận, trách nhiệm đối với cộng đồng và môi trường khi đọc hướng dẫn sử dụng và hướng dẫn sử dụng các loại thuốc hóa học. - Có ý thức tiết kiệm, ý thức quản lý bảo vệ dụng cụ và vật tư học tập, ý thức học tập. A. Nội dung 1. Nguyên tắc “4 ĐÚNG” sử dụng thuốc phòng trừ sâu bệnh hại 1.1. Đúng thuốc Chọn đúng thuốc cho loại sâu bệnh cần phòng trừ. Ví dụ 1: trừ rệp sáp, có 02 loại thuốc là Amara 55 EC và Reasgant 1.8EC, ta chọn thuốc Amara 55 EC là đúng thuốc. Giải thích: - Rệp sáp có sáp bao quanh cơ thể nên khó thấm thuốc. - Thuốc Reasgant 1.8EC chỉ có khả năng tiếp xúc và vị độc, nên khó thấm qua lớp sáp. - Thuốc Amara 55 EC chọn thuốc có khả năng tiếp xúc và thấm sâu mạnh nên thấm qua được lớp sáp. - Chọn Amara 55 EC có hiệu quả hơn. 4
- KHÔNG ĐÚNG Hình 4.1. Chọn đúng thuốc diệt trừ rệp sáp hại tiêu Ví dụ 2: trừ rệp muội, có 02 loại thuốc là Amara 55 EC và Reasgant 1.8EC, chọn thuốc Reasgant 1.8EC là đúng thuốc. Giải thích: - Rệp muội không có lớp sáp như rệp sáp nên chọn thuốc tiếp xúc và vị độc như Reasgant 1.8EC là được. Ưu tiên dùng thuốc ít độc hơn. ĐÚNG KHÔNG Hình 4.2. Chọn đúng thuốc diệt trừ rệp muội hại tiêu 1.2. Đúng lúc Đúng lúc dịch hại vừa mới xuất hiện và gây hại, dùng ít thuốc, ít tiền, ít ô nhiễm môi trường. - Đúng lúc sâu bệnh hại dễ bị tiêu diệt nhất. + Tiêu diệt rệp sáp vào mùa khô, mùa mưa ít phá hại. + Tiêu diệt tuyến trùng trong mùa mưa mới có hiệu quả, vì thuốc phát huy được tác dụng trong điều kiện đủ độ ẩm. - Đúng lúc ít gây độc cho động vật và người +Ví dụ: phun thuốc vào lúc chiều mát, để tránh gây hại cho ong mật. - Đúng lúc trong ngày để thuốc phát huy tác dụng tốt nhất. + Ví dụ 1: diệt bọ xít lưới (rầy chữ T) vào sáng sớm là hiệu quả nhất, vì khi nắng thì bọ xít lẫn trốn. Ví dụ 2: Đúng lúc không có nắng to, không sắp có mưa. - Đúng lúc để tránh gây hại cây trồng. + Ví dụ: tránh phun thuốc lúc tiêu đang ra hoa. 1.3. Đúng nồng độ và liều lượng - Phải sử dụng thuốc đúng theo hướng dẫn trên bao bì của nhà sản xuất. 5
- - Sử dụng nồng độ và liều lượng cao: + Gây cháy lá đối với một số loại thuốc. + Lãng phí. + Dễ gây ngộ độc cho người và động vật. + Gây tác hại lớn đối với môi trường. - Sử dụng nồng độ và liều lượng thấp: + Không diệt được sâu bệnh. + Gây lãng phí. + Sâu nhanh quen thuốc, chống chịu thuốc. - Sử dụng đúng nồng độ và liều lượng: + Diệt được sâu bệnh. + Tiết kiệm chi phí. + Hạn chế tác hại với môi trường + Hạn chế gây ngộ độc cho người và động vật. 1.4. Đúng cách Tác hại của sử dụng thuốc không đúng cách: - Hiệu quả kém, lãng phí. - Dễ gây độc cho người và động vật. - Gây ô nhiễm môi trường. Ví dụ 1: Diệt rệp sáp hại rễ tiêu trong đất đúng cách - Diệt rệp sáp, tuyến trùng, nấm gây bệnh ở rễ tiêu cần phải có cách đưa thuốc tiếp cận với rễ, nơi rệp sáp đang phá hại. Ví dụ 2: Diệt rệp sáp hại lá tiêu đúng cách. Rệp bám chỗ kín, dưới mặt lá nên khi phun phải đảm bảo thuốc tiếp xúc được với thuốc, phải đưa vòi phu vào tán lá và quay ngược lên trời để thuốc tiếp xúc được với rệp sáp. Nếu chỉ phun ướt mặt trên của lá tiêu thì không tiêu diệt được rệp sáp. Hình 4.3. Rệp sáp hại rễ tiêu 6
- Hình 4.4. Dùng cọc nhọn để tạo lỗ trước khi tưới thuốc diệt rệp sáp trong đất Hình 4.5. Rệp sáp hại dưới lá tiêu Đúng hướng dẫn sử dụng trên bao bì của thuốc. - Pha thuốc đúng quy trình hướng dẫn. - Điều chỉnh vòi phun phù hợp. + Giọt thuốc quá to gây lãng phí, không đều, hại cây tiêu. + Giọt thuốc quá nhỏ dễ bị gió đẩy đi, không tiếp xúc được với sâu bệnh hại. - Vệ sinh dụng cụ đúng quy định. Tránh những tác hại có thể gây ra cho người, súc vật và cây cối. - Thu gom và quản lý chai lọ chứa thuốc. Giữ cho môi trường sạch và an toàn. 2. Thuốc trừ sâu hại tiêu 2.1. Hoạt chất Ab mectin (và hợp chất) Tên thuốc: - Haihamec 1.8EC, 3.6 EC; Tungatin 3.6 EC, 10EC; Goldmectin 36EC, 42EC, 50EC; Amara 55 EC; Aben 168EC (trị rệp sáp) - Reasgant 1.8EC, 3.6EC (trị sâu ăn lá, rầy, rệp muội) - Tervigo 020SC (trị tuyến trùng) 2.2. Hoạt chất Alpha-cypermethrin Tên thuốc: Motox 5EC (trị rệp sáp) 7
- 2.3. Hoạt chất Bet -cyfluthrin (và hợp chất) Tên thuốc: Solomon 300 OD (trị rệp sáp) 2.4. Hoát chất Buprofezin (và hợp chất) Tên thuốc: - Gold-cow 675EC (trị bọ xít) - Gold Tress 50WP (rệp sáp) - Apromip 25WP (trị rầy xanh) 2.5. Hoạt chất C rbosulf n Tên thuốc: Vifu - super 5 GR Công dụng: trị tuyến trùng 2.6. Hoạt chất C rt p Tên thuốc: Supertar 950 SP Công dụng: trị bọ xít 2.7. Hoạt chất Chlorpyrifos Ethyl (và hợp chất) Tên thuốc: - Anboom 48EC; Losmine 5GR; Dizorin super 55EC; Imchlorad 350EC; Mapy 48 EC (trị rệp sáp) - Lorsban 40EC (trị mối) - Tungcydan 41EC (trị mối) và Tungcydan 60EC (trị rệp sáp, riệp muội) - Wellof 3GR (trị rệp sáp rễ) - Medophos 750EC (trị rệp vảy) 2.8 Clinoptilolite Tên thuốc: Map Logic 90WP Công dụng: trị tuyến trùng 2.10. Hoạt chất Di zinon Tên thuốc: Danasu 10 GR Công dụng: trị tuyến trùng 2.11. Hoạt chất Dimetho t Tên thuốc: Nugor 40 EC Công dụng: trị rệp sáp giả trên rễ Chú ý: - Nhóm độc II - Độc đối với ong mật - Thời gian cách ly 21 ngày. 2.12. Hoạt chất Em mectin benzo te Tên thuốc: - Susupes 1.9 EC; Tungmectin 1.9EC, 5EC, 5WG (trị rệp sáp) - Tasieu 1.0EC, 1.9 EC (trị rầy, xâu xanh) 8
- 2.13. Hoạt chất Ethoprophos Tên thuốc: Agpycap 10GR, Etocap 10 GR, Gold-goat 10GR, Saburan 10GR, Starap 100GR, Vimoca 10GR Công dụng: trị tuyến trùng 2.14. Hoạt chất Fenobuc rb (BPMC) Tên thuốc: Anba 50 EC (trị bọ xít) 2.15. Hoạt chất Fipronil (và hợp chất) Tên thuốc: - Regal 3GR; Tungent 5GR, 100SC (trị tuyến trùng) - Sunato 800WG (trị rệp sáp giả) 2.16. Hoạt chất Imid cloprid Tên thuốc: - Confidor 700WG (trị rệp sáp) - T-email 10WP, 70WG (trị rệp sáp, bọ xít) 2.17. Hoạt chất L mbd -cyh lothrin (và hợp chất) Tên thuốc:Alika 247ZC (trị bò xít lưới) 2.18. Hoạt chất M trine (dịch chiết từ cây khổ sâm) Tên thuốc: Ema 5EC (trị rệp sáp) 2.19. Hoạt chất Permethrin Tên thuốc: Crymerin 100EC, 150EC (trị rệp sáp) 2.20. Hoạt chất Rotenone (và hoạt chất) Tên thuốc: Dibaroten 5SL, 5GR (trị nhện đỏ, rầy xanh, rệp vảy xanh, rệp sáp) Dibonin 5WP, 5SL, 5GR (trị nhện đỏ, rầy xanh, rệp vảy xanh, rệp sáp) 2.21. Hoạt chất Spirotetr m t Tên thuốc: Movento 150OD (trị rệp sáp) 3. Thuốc trừ bệnh hại tiêu 3.1. Hoạt chất Azoxystrobin và Difenocon zole Tên thuốc: - Ara – super 350SC; Dovatop 400SC (trị bệnh chết nhanh) - Help 400SC (trị bệnh thán thư) 3.2. Hoạt chất C rbend zim Tên thuốc: - Acovil 50 SC (trị đốm lá) - Vicarben 50WP (trị thán thư) 3.3. Hoạt chất Chaetomium sp (và hợp chất) Tên thuốc: - Ketomium 1.5 x 106 cfu/g bột (trị bệnh thối rễ, thối thân) - Mocabi SL (Chaetomium sp 1.5 x 106 cfu/ml + Tricoderma sp 1.2 x 104 cfu/ml) (trị 9
- bệnh thối gốc) 3.4. Hoạt chất Chitos n Tên thuốc: Jolle 1SL, 40SL, 50WP; Kaido 50SL, 50WP; Tramy 2 SL (trị bệnh tuyến trùng) 3.5. Hoạt chất Chloroth lonil + M ndiprop mid Tên thuốc: Revus opti 440SC (trị bệnh thán thư, thối rễ) 3.6. Hoạt chất Copper citr te Tên thuốc: Heroga 6.4SL (trị bệnh tuyến trùng) 3.7. Hoạt chất Copper Hydroxide Tên thuốc: - DuPontTM Kocide46.1 WG, 53.8 WG (trị bệnh chết nhanh và thán thư) - Funguran - OH 50WP (trị bệnh vàng lá) 3.8. Hoạt chất Cuprous oxide + Dimethomorph Tên thuốc: Eddy 72WP (trị bệnh chết nhanh) 3.9. Hoạt chất Cymox nil (và hợp chất) Tên thuốc: - Foscy 72 WP (trị bệnh chết nhanh) - Cajet - M10 72WP (trị bệnh chết dây) - DuPontTM Curzate® - M8 72 WP (trị bệnh chết héo dây) 3.10. Hoạt chất Cytokinin (Ze tin) Tên thuốc: Geno 2005 2 SL (trị bệnh tuyến trùng) 3.11. Hoạt chất Cytosinpeptidemycin Tên thuốc: Sat 4 SL (trị bệnh chết xanh) 3.12. Hoạt chất dẫn xuất S licylic Acid Tên thuốc: Sông Lam 333 50EC (trị bệnh lở cổ rễ) 3.13. Hoạt chất Dimethomorph Tên thuốc: Insuran 50WG; Phytocide 50WP (trị bệnh chết nhanh) 3.14. Hoạt chất Dimethomorph+ M ncozeb Tên thuốc: Acrobat MZ 90/600 WP (trị bệnh chết nhanh) 3.15. Hoạt chất Eugenol Tên thuốc: Genol 0.3SL, 1.2SL (trị bệnh thán thư) 3.16. Hoạt chất Fosetyl-aluminium Tên thuốc: - Acaete 80WP; Agofast 80 WP; Alle 800WG; Alimet 90SP; Alonil 80WP; Alpine 80 WP; ANLIEN - annong 400SC, 800WP, 800WG; Dafostyl 80WP; Dibajet 80WP; Vialphos 80 SP (trị bệnh chết nhanh) - Aliette 80 WP (trị Bremia sp/ hồ tiêu) Aliette 800 WG (trị lở cổ rễ) - ANLIEN - annong 900SP; Vialphos 80 SP (trị bệnh thối thân) 10
- 3.17. Hoạt chất Fosetyl-aluminium + Mancozeb Tên thuốc: Anlia 600WG (trị bệnh chết nhanh) 3.18. Hoạt chất dầu G rlic+ Ningn nmycin Tên thuốc: Lusatex 5SL (trị bệnh chết nhanh) 3.19. Hoạt chất Iprodione Tên thuốc: Rora 750WP (trị bệnh thán thư) 3.20. Hoạt chất K sug mycin Tên thuốc: Kamsu 2SL, 4SL, 8WP (trị bệnh thán thư) 3.21. Hoạt chất M ncozeb (và hợp chất) Tên thuốc: - Manozeb 80 WP; Mexyl MZ 72WP; Vimonyl 72 WP; Suncolex 68WP; Ridomil Gold 68WG (trị bệnh chết nhanh) - Mancolaxyl 72WP (trị bệnh thối rễ) - Tungsin-M 72WP (trị bệnh chết héo) 3.22. Hoạt chất Met l xyl Tên thuốc: - Acodyl 35WP (trị bệnh thối rễ) - Alfamil 35WP; Mataxyl 25WP; Vilaxyl 35 WP (trị bệnh chết nhanh) 3.23. Hoạt chất Metir m Complex Tên thuốc: Polyram 80WG (trị bệnh thán thư) 3.24. Hoạt chất Myclobut nil Tên thuốc: Myclo 400WP (trị bệnh chết nhanh) 3.25. Hoạt chất Ningn nmycin Tên thuốc: - Bonny 4SL; Diboxylin 2 SL; Kozuma 8SL (trị bệnh chết nhanh) - Bonny 4SL; Diboxylin 4SL, 8SL; Kozuma 8SL; Naga 80SL (trị bệnh chết chậm) 3.26. Hoạt chất Oligo-sacarit Tên thuốc: Olicide 9SL (trị bệnh chết nhanh – héo rũ) 3.27. Hoạt chất Oxytetr cyline + Streptomycin + Gent micin Tên thuốc: Banking 110WP (trị bệnh chết nhanh) 3.28. Hoạt chất Paecilomyces lilacinus Tên thuốc: Palila 500WP (5 x 109cfu/g) (trị bệnh tuyến trùng) 3.29. Hoạt chất Phosphorous cid Tên thuốc: - Agri - Fos 400SL (trị bệnh chết nhanh, vàng lá, thối rễ) - Herofos 400 SL (trị bệnh tuyến trùng) 3.30. Hoạt chất Prochlor z Tên thuốc: Mirage 50 WP (trị bệnh thán thư) 11
- 3.31. Hoạt chất Prop moc rb (và hợp chất) Tên thuốc: - Probull 722SL (trị bệnh tuyến trùng) - Proplant 722 SL (trị bệnh nấm trong đất) - Treppach Bul 607SL; Vaba super 525SL (trị bệnh chết nhanh) 3.32. Hoạt chất Propineb Tên thuốc: - Antracol 70 WP, 70WG (trị bệnh đốm lá) - Newtracon 70 WP (trị bệnh thán thư, thối rễ, chết nhanh) 3.33. Hoạt chất Tebucon zole (và hợp chất) Tên thuốc: - Folicur 250 EW; Provil 450SC (trị bệnh chết chấm) - Nativo 750WG (trị bệnh đốm lá) 3.34. Hoạt chất Thioph n te-Methyl Tên thuốc: Thio - M 500 SC (trị bệnh thán thư) 3.35. Hoạt chất Trichoderma spp Tên thuốc: - Vi - ĐK 109 bào tử/g; Biobus 1.00 WP (trị bệnh chết nhanh) - Zianum 1.00WP; Biobus 1.00 WP (trị bệnh thối rễ) Câu hỏi 1.Trình bày nguyên tắc 04 đúng trong sử dụng thuốc trừ sâu bệnh? 2. Nêu 2 tên thuốc trừ sâu, 2 tên thuốc trừ bệnh? Bài tập thực hành: Nhận biết thuốc trừ sâu bệnh hại tiêu. C. Ghi nhớ: - Không tự ý pha trộn các loại thuốc với nhau. - Tên hướng dẫn người học sử dụng tên hoạt chất. - Chỉ học những tên thuốc phổ biến tại địa phương đó. Bài 2. Ph trộn và xử lý thuốc phòng trừ sâu bệnh hại Mã bài: MĐ 04-2 Thời gi n: 8 giờ Mục tiêu Sau khi học xong bài học này học viên có khả năng: - Trình bày được các biện pháp an toàn lao động và bảo vệ môi trường. - Pha trộn được thuốc bảo vệ thực vật dạng nước và dạng hạt an toàn và đúng kỹ thuật. - Thực hiện đúng kỹ thuật các thao tác trong hoạt động phun, tưới, rắc thuốc trên vườn tiêu. 12
- - Có thái độ và tinh thần trách nhiệm trong an toàn lao động và bảo vệ môi trường. - Có ý thức tiết kiệm, ý thức quản lý bảo vệ dụng cụ và vật tư học tập, ý thức học tập. A. Nội dung 1. Biện pháp n toàn khi sử dụng thuốc bảo vệ thực vật 1.1. Đảm bảo thời gi n cách ly (TGCL) - TGCL Là gì: là khoảng thời gian tính từ ngày xử lý thuốc cuối cùng đến khi thu hoạch, sử dụng nông sản được an toàn. - Tại sao phải đặt ra TGCL: để đảm bảo an toàn cho người và gia súc khi sử dụng nông sản có xử lý thuốc trừ sâu bệnh. - Tìm thấy TGCL ở đâu: Trên tất cả các bao, bì, chai và lọ chứa thuốc đều có ghi rõ thời gian cách ly. - TGCL trên các loại cây trồng khác nhau là khác nhau, mặc dù cùng một thuốc. 1.2. Cắm biển cảnh báo nguy hiểm khi sử dụng thuốc - Lý do cắm biển báo nguy hiểm: Thông báo mối nguy hiểm để người tránh xa nơi nguy hiểm. - Nơi cắm biển cảnh báo nguy hiểm: Nơi dễ nhận thấy, trước cổng vào khu vực xử lý. - Thời gian cắm biển cảnh báo nguy hiểm: Cắm biển xong mới tiến hành xử lý thuốc. - Thời gian gỡ biển cảnh báo nguy hiểm: Hết thời gian cách ly quy định đối với loại cây trồng đó. - Nội dung biển cảnh báo: Hình vẽ “Đầu lâu xương chéo”, thông tin về ngày xử lý, tên thuốc xử lý, thời gian cách ly. - Chất liệu làm biển báo: Không dùng những vật mau hỏng, dễ bị mưa, nắng phá hủy làm mất tác dụng cảnh báo. Chữ ghi trên biển báo phải to rõ, màu sắc dễ nhận ra từ xa (màu đỏ là tốt nhất). 1.3. Sử dụng bảo hộ l o động Đồ bảo hộ lao động gồm những gì: Khẩu trang, găng tay, ủng, kính và quần áo bảo hộ (có thể dùng áo mưa tiện lợi). Hình 4.6. Ủng và găng tay bảo hộ lao động 13
- Hình 4.7. Khẩu trang kính bảo hộ lao động Sử dụng đồ bảo bộ lao động khi nào: trước khi bắt đầu pha chế thuốc đến khi kết thúc hoạt động phun, tưới hoặc rải thuốc và vệ sinh dụng cụ. Lý do phải sử dụng đồ bảo hộ lao động: bảo vệ người khỏi bị ngộ độc khi làm việc trực tiếp với thuốc. 1.4. Xử lý thuốc dư thừa Những điều không được làm đối với thuốc dư thừa: - Không phun lặp lại. - Không đổ xuống gần nguồn nước sinh hoạt. - Không đổ xuống ao, hồ, sông, suối. - Không đổ nước xuống các vũng nước đọng, tránh súc vật uống phải. - Không phun, tưới lên cây cỏ. - Không để lại hôm sau dùng tiếp. Tiêu hủy thuốc dư thừa gồm các bước sau: - Tìm vị trí trong khu vực vừa phun thuốc, nơi ít có người và súc vật qua lại. - Đào một cái hố nhỏ, đổ thuốc thừa vào hố và lấp đất lại. 1.5. Vệ sinh dụng cụ sau khi xử lý thuốc - Tiến hành ngay sau khi kết thúc việc phun. - Không mang bình phun rửa trực tiếp vào nguồn nước như ao, hồ, sông, suối. - Dùng dụng cụ múc nước từ nguồn nước để súc rửa bình phun hay dụng cụ chứa thuốc khác. - Đối với bình phun thuốc ngoài việc súc rửa bình, cần phải cho nước vào và bơm xịt để rửa s ạch vòi phun. 1.6. Sơ cứu khi bị ngộ độc - Đưa người bị ngộ độc ra khỏi nơi có thuốc. - Cởi bỏ quần áo bị dính thuốc. - Rửa sạch thuốc dính ở tay, ở mắt và tóc bằng nước sạch với xà phòng, đùng vải hoặc giấy thấm lau nhẹ. - Đưa đến cơ quan y tế gần nhất. 2. Pha thuốc bảo vệ thực vật 14
- Pha thuốc 10 lít thuốc, cần thực hiện đúng thứ tự các bước sau: - Cho vào bình bơm khoảng 2 lít nước - Cho lượng thuốc cần pha vào bình - Cho tiếp 8 lít nước còn lại vào bình Chú ý: - Không đổ đủ 10 lít nước rồi mới đổ thuốc vào. - Không pha thuốc đầy bình bơm. Bước 1. Đổ 2 lít nước vào bình 2 lít Hình 4.8. Đổ 2 lít nước vào bình Bước 2. Cho thuốc vào bình (theo chỉ dẫn trên nhãn) Hình 4.9. Cho thuốc vào bình Bước 3. Đổ 8 lít nước vào bình 8 lít Hình 4.10. Đổ 8 lít nước vào bình 3. Xử lý thuốc bảo vệ thực vật 15
- 3.1. Phun thuốc: Yêu cầu: - Phải có mặc bảo hộ lao động - Kiểm tra bình bơm không dính thuốc hay rò rỉ thuốc ra ngoài. - Kiểm tra dây đeo vai cho vừa và cân bằng 2 dây. - Phun thuốc bắt đầu từ hàng tiêu cuối cùng tính theo hướng gió. - Di chuyển ngược chiều gió và vuông góc với chiều gió để tránh thuốc bay vào người. - Điều chỉnh bét phun sao cho hạt thuốc không quá nhỏ, nếu quá nhỏ thì khả năng bám dính kém, tăng quá trình lơ lửng của thuốc trong không khí, kém hiệu quả và không an toàn cho người và môi trường. - Không làm việc nhiều giờ liên tục với thuốc. 3.2. Rắc thuốc - Tác dụng: để trừ các loại sâu hại trong đất như rệp sáp, mối, ở vùng gốc, rễ cây tiêu. - Ưu điểm: Ít ô nhiễm môi trường và thuốc có hiệu lực kéo dài. Rắc hạt thuốc không bị phân giải quá nhanh, chất độc giải phóng từ từ để diệt dịch hại rất hiệu quả. - Nhược điểm: Hiệu lực thuốc phụ thuộc vào độ ẩm đất. Độ ẩm đất quá thấp hoặc quá cao đều giảm tác dụng của thuốc. 3.3. Tưới thuốc Tác dụng: - Trừ các loại sâu sống trong đất hại gốc rễ tiêu: mối, rệp sáp. - Trừ bệnh hại gốc, rễ tiêu. Yêu cầu: - Tưới vào vùng gốc rễ tiêu. - Lượng thuốc pha đậm đặc hơn so với phun từ 2-3 lần. Ví dụ: Nếu pha 1 nắp thuốc cho 1 bình để phun lên cây thì phải pha 2-3 nắp thuốc cho 1 bình tưới vào gốc. - Dùng gáo múc thuốc có cán dài và phải có dùng bảo hộ lao động như khẩu trang, găng tay, ủng. B. Câu hỏi và bài tập thực hành Câu hỏi - Kỹ thuật pha trộn thuốc. Các biện pháp an toàn khi sử dụng thuốc. - Bối cảnh, tình huống thực hiện công việc: khi vườn tiêu bị sâu bệnh phá hại, hoặc khi xử lý đất trước khi trồng. Bài tập thực hành Bài 1. Pha thuốc Bài 2. Phun thuốc Bài 3. Tưới thuốc Bài 4. Rắc thuốc C. Ghi nhớ: Khi pha thuốc nước cần pha thuốc với lượng nước ít trước, sau đó mới cho thêm nước vào đủ lượng qui định để cho dung dịch thuốc được trộn đều hơn. 16
- Bài 3. Ph chế và sử dụng thuốc Bốc đô Mã bài: MĐ01-3 Thời gi n: 6 giờ Mục tiêu Sau khi học xong bài học này học viên có khả năng: - Trình bày được các bước pha chế thuốc Booc đô. - Thực hiện đúng các thao tác cân, đong, pha chế và kiểm tra thuốc Booc đô. - Có ý thức thực hiện các nguyên tắc an toàn lao động - Có ý thức tiết kiệm, ý thức quản lý bảo vệ dụng cụ và vật tư học tập, ý thức học tập. A. Nội dung 1. Thuốc Booc đô là gì? - Là hỗn hợp của dung dịch đồng sun phát loãng và nước vôi đặc. - Nước thuốc Booc đô có màu lam nhạt và không mùi. 2. Ưu điểm của thuốc Booc đô - Phòng ngừa bệnh rất tốt. - Thời gian phòng bệnh lâu hơn các thuốc khác nhờ tác dụng của vôi. - Có hiệu lực với nhiều loại bệnh. - Chi phí rất thấp. - An toàn với người và gia súc. 3. Hạn chế khi sử dụng thuốc Booc đô - Cách pha chế dễ bị nhầm lẫn. - Chất lượng thuốc Booc đô thường không ổn định do kỹ thuật pha và chất lượng Đồng sun phát và Vôi. Hình 4.11. Đang Pha chế thuốc Booc đô 4. Tác dụng của thuốc Booc đô - Phòng bệnh và ngăn ngừa sự lây lan của bệnh. 17
- - Trừ bệnh do nấm và vi khuẩn gây hại. 5. Cách sử dụng thuốc Booc đô. a. Phun lên cây: - Dùng Booc đô 1%. - Phun phòng trong mùa mưa là tốt nhất, đặc biệt là mưa nhiều ngày. - Phun phòng sau khi cắt dây, đôn dây hoặc cắt tỉa cành. b. Xử lý hom giống: - Dùng Booc đô 1%. - Nhúng hom giống vào và lấy ra ngay. c. Tưới vào đất hoặc quét lên cây: - Dùng Booc đô 5%. - Tưới vào bầu đất trước khi cắm hom giống. - Tưới vào luống giâm hom giống. - Tưới vào gốc rễ của cây. 6. Lưu ý khi sử dụng thuốc Booc đô - Không pha thuốc vào xô hoặc thau bằng Sắt, Nhôm (sẽ làm cho thuốc hỏng, xô/thau hỏng) - Không pha để sẵn, pha đến đâu dùng đến đó. - Không phun lúc ẩm ướt, lúc cây ra hoa đậu quả nhiều. - Không phun thuốc trước lúc trời sắp có mưa. - Phun tiếp xúc trực tiếp vào bề mặt vết bệnh mới có hiệu quả tốt. 7. Pha thuốc Booc đô 1% - Cách pha: Các bước pha thuốc Booc đô1% Bước 1. Cân 100g đồng cho vào xô pha đồng chứa 8 lít nước. Hình 4.12. Cân 100 g đồng pha với 8 lít nước Bước 2. Cân 100 g vôi cho vào xô pha vôi chứa 2 lít nước. Bước 3. Khấy thật đều cho đến khi đồng và vôi tan hết trong nước. 18
- Hình 4.13. Cân 100g vôi pha với 2 lít nước Bước 4. Đổ từ từ xô chứa đồng vào xô chứa vôi và khấy đều ta được dung dịch Booc đô 1% (chú ý: không được đổ vôi vào đồng) Hình 4.14. Đổ xô nước đồng vào xô nước vôi Bước 5. Kiểm tra bằng đinh sắt (nếu cần) - Dụng cụ: + Xô nhựa: 3 cái (loại 15 lít) + Cân đồng hồ: 1 cái (loại 5 kg) + Dụng cụ đong nước (các vật dụng có ghi thể tích như chai nhựa) + Vá nhựa: 2 cái (không dùng 1 vá vừa múc đồng vừa múc vôi) + Đinh sắt: 3 cái (không bị gỉ, nếu bị gỉ phải mài cho sáng) + Bì nilon: 10 cái (để lót đĩa cân chống dính hóa chất khi cân) + Cọc gỗ/tre: 01 cái (dài 70cm, không mục, không dính đất, cát) + Đồng sun phát (đồng xanh): 0,5kg + Vôi tôi (vôi ăn trầu): 0,5kg + Nguồn nước sạch (không đục, không có cặn, không có rác, không có ván dầu nổi trên mặt, không có mùi). + Đổ bảo hộ lao động: 03 bộ (găng tay, khẩu trang, ủng, kính bảo vệ mắt và đồ lao động). 8. Pha thuốc Booc đô 5% 19
- - Dụng cụ: + Xô nhựa: 3 cái (loại 15 lít) + Cân đồng hồ: 1 cái (loại 5 kg) + Dụng cụ đong nước (các vật dụng có ghi thể tích như chai nhựa) + Vá nhựa: 2 cái (không dùng 01 vá vừa múc đồng vừa múc vôi) + Đinh sắt: 3 cái (không bị gỉ, nếu bị gỉ phải mài cho sáng) + Bì nilon: 10 cái (để lót đĩa cân chống dính hóa chất khi cân) + Cọc gỗ/tre: 01 cái (dài 70cm, không mục, không dính đất, cát) + Đồng sun phát (đồng xanh): 2 kg + Vôi tôi (vôi ăn trầu): 2 kg + Nguồn nước sạch (không đục, không có cặn, không có rác, không có ván dầu nổi trên mặt, không có mùi). + Đồ bảo hộ lao động: 3 bộ (găng tay, khẩu trang, ủng, kính bảo vệ mắt và đồ lao động). - Cách pha: Thực hiện theo các bước sau: + Xô thứ nhất cho vào 8 lít nước (xô pha đồng) + Xô thứ hai cho vào 2 lít nước (xô pha vôi) + Cân 500g đồng cho vào xô pha đồng chứa 8 lít nước. + Cân 500g vôi cho vào xô pha vôi chứa 2 lít nước. + Khấy thật đều cho đến khi đồng và vôi tan hết trong nước. + Đổ từ từ xô chứa đồng vào xô chứa vôi và khấy đều ta được dung dịch Booc đô 5% (chú ý: không được đổ vôi vào đồng). 9. Kiểm tra chất lượng thuốc Booc đô s u khi ph chế - Dùng cây đinh mới (nếu đinh cũ thì mài cho sáng) nhúng vào dung dịch Bốc đô sau khi pha chế khoảng 01 phút. - Lấy cây đinh ra nếu có màu gạch cua (màu của đồng) và không chuyển thành màu đen sau đó là đạt. - Nếu cây đinh chuyển thành màu đen thì cho thêm ít nước hòa vôi, phải đổ từ từ vào, khoảng 0,5 lít nước vôi. B. Câu hỏi và bài tập thực hành Câu hỏi: 1.Trình bày các bước pha chế thuốc Booc đô 1%/. 2.Nêu tác dụng của thuốc Booc đô. 3.Trình bày những chú ý khi sử dụng thuốc Booc đô. Bài tập thực hành: Pha thuốc Booc đô 1% C. Ghi nhớ: Chú ý chọn đúng loại đồng (đồng xanh) và vôi (loại vôi ăn). 20
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
GIÁO TRÌNH HÓA BẢO VỆ THỰC VẬT
105 p | 826 | 373
-
Giáo trình Sử dụng thuốc bảo vệ thực vật: Phần I - PGS.TS Nguyễn Trần Oánh
78 p | 484 | 162
-
Giáo trình dịch học bảo vệ thực vật
154 p | 475 | 154
-
Giáo trình Sử dụng thuốc bảo vệ thực vật: Phần II - PGS.TS Nguyễn Trần Oánh
93 p | 318 | 124
-
Giáo trình Bảo vệ thực vật trên cây tiêu - MĐ06: Trồng hồ tiêu
77 p | 249 | 104
-
Giáo trình Luật bảo vệ thực vật - PGS.TS. Trần Văn Hai
81 p | 307 | 93
-
Giáo trình dịch học bào vệ thực vật part 1
16 p | 357 | 89
-
Giáo trình Bảo vệ thực vật - MĐ05: Trồng cây bông vải
90 p | 156 | 29
-
Giáo trình Hoá bảo vệ thực vật (Nghề: Bảo vệ thực vật - Trung cấp) - Trường Cao đẳng Cộng động Đồng Tháp
155 p | 16 | 8
-
Giáo trình Luật bảo vệ và kiểm dịch thực vật (Nghề: Trồng trọt và bảo vệ thực vật - Trung cấp) - Trường Cao đẳng Cộng động Đồng Tháp
120 p | 19 | 7
-
Giáo trình môn học/mô đun: Kiểm dịch thực vật - Ngành/nghề: Bảo vệ thực vật (Trình độ Trung cấp)
94 p | 45 | 7
-
Giáo trình Bảo vệ môi trường (Nghề: Phát triển nông thôn - Trung cấp) - Trường Cao đẳng Cộng đồng Đồng Tháp
120 p | 18 | 5
-
Giáo trình Thuốc bảo vệ thực vật (Nghề: Bảo vệ thực vật - Trung cấp) - Trường Trung cấp nghề GDTX Hồng Ngự
111 p | 10 | 5
-
Giáo trình Hóa bảo vệ thực vật (Nghề: Khoa học cây trồng - Cao đẳng): Phần 1 - Trường Cao đẳng Cộng đồng Đồng Tháp
55 p | 17 | 4
-
Giáo trình Hóa bảo vệ thực vật (Nghề: Khoa học cây trồng - Cao đẳng): Phần 2 - Trường Cao đẳng Cộng đồng Đồng Tháp
100 p | 17 | 3
-
Giáo trình Hóa bảo vệ thực vật (Nghề: Bảo vệ thực vật - Cao đẳng): Phần 2 - Trường Cao đẳng Cộng đồng Đồng Tháp
100 p | 17 | 3
-
Giáo trình Hóa bảo vệ thực vật (Nghề: Bảo vệ thực vật - Cao đẳng): Phần 1 - Trường Cao đẳng Cộng đồng Đồng Tháp
55 p | 18 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn