Giáo trình Các Biến Chứng của Phẫu Thuật Nội Soi
lượt xem 139
download
Tương tự các loại phẫu thuật khác, phẫu thuật nội soi cũng có các biến chứng bao gồm những nguy cơ tiềm tàng từ việc gây mê và trong ca mổ. Mặc dù phẫu thuật nội soi ít gây tổn thương mô hơn so với mổ hở, nhưng cho rằng nó hoàn toàn không có nguy cơ là một quan niệm sai lầm.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Giáo trình Các Biến Chứng của Phẫu Thuật Nội Soi
- Các Biến Chứng của Phẫu Thuật Nội Soi A- Phẫu thuật nội soi: Tương tự các loại phẫu thuật khác, phẫu thuật nội soi cũng có các biến chứng bao gồm những nguy cơ tiềm tàng từ việc gây mê và trong ca mổ. Mặc dù phẫu thuật nội soi ít gây tổn thương mô hơn so với mổ hở, nhưng cho rằng nó hoàn toàn không có nguy cơ là một quan niệm sai lầm. Các biến chứng của phẫu thuật nội soi có thể được phân loại theo từng giai đoạn của cuộc mổ. Các biến chứng liên quan đến việc gây tràn khí màng bụng và đưa ống nội soi vào cơ thể bao gồm: các rối loạn nhịp tim, thủng tạng rỗng và tạng đặc, chảy máu và tràn khí dưới da. Theo tổng hợp nhiều báo cáo, các biến chứng của phẫu thuật nội soi thường nhẹ và xảy ra với tần xuất 1-5%, tỉ lệ tử vong khoảng 0.05%.(5/10.000)
- Phẫu thuật cắt túi mật nội soi (T) và mổ hở (P) Các biến chứng thường gặp là 1. Các biến chứng của gây mê như loạn nhịp tim, và các biến chứng hô hấp. 2. Sốt cao thoáng qua. 3. Bầm xuất huyết dưới da thành bụng. 4. Viêm phổi và viêm phế quản. 5. Xuất huyết do chấn thương các mạch máu bất thường về giải phẫu học . 6. Gây tổn thương các nội tạng đặc. 7. Thủng tạng rỗng 8. Tổn thương các mạch máu lớn. 9. Thuyên tắc, huyết tắc (thromboembolism)
- 10. Nhiễm trùng. 11. Thoát vị. 12. Hình thành dây dính. Tất cả các biến chứng này đều không chuyên biệt cho phẫu thuật nội soi. Chúng thường gặp ở mổ hở hơn là mổ nội soi. Phẫu thuật hở + Nhiễm trùng là biến chứng thường gặp nhất của phẫu thuật. Tỉ lệ nhiễm trùng trong phẫu thuật nội soi thấp hơn nhiều so với mổ hở nhưng nhiều thống kê cho thấy nhiễm trùng vẫn là biến chứng thường gặp nhất sau phẫu thuật nội soi. Biến chứng này không liên quan đến kỹ thuật nội soi nhưng lại lệ thuộc nhiều về công tác thanh tiệt trùng và môi trường phòng mổ của bệnh viện.
- Phẫu thuật nội soi + Tổn thương ruột là nguyên nhân thường gặp đứng hàng thứ nhì gây bệnh tật và tử vong khi phẫu thuật nội soi. Tổn thương ruột và mạch máu liên quan đặc biệt đến kỹ thuật của phẫu thuật nội soi. Biến chứng thủng ruột non trong phẫu thuật nội soi ổ bụng để xử lý thoát vị bẹn
- Có một số nguy cơ biến chứng bao gồm tổn thương các tạng trong bụng, bọng đái hoặc mạch máu. Bác sĩ phẫu thuật thiếu kinh nghiệm có thể đâm thủng một khúc ruột lành với dụng cụ nội soi dài và nhọn. Nếu biến chứng nặng có thể cần phải phẫu thuật bổ sung với đường rạch lớn hơn để cầm máu hoặc sữa chữa lại tổn thương không thực hiện được bằng phẫu thuật nội soi. Trong trường hợp có nhiễm trùng hoặc các biến chứng nhẹ khác, một đợt kháng sinh ngắn và phù hợp cũng đủ để giải quyết vấn đề. Đối với những phẫu thuật viên kinh nghiệm, biến chứng vẫn có thể xảy ra nhưng rất ít gặp. Sự an toàn của bệnh nhân phải là mối quan tâm lớn nhất đối với thầy thuốc. Bệnh nhân cần báo ngay cho bác sĩ nếu có sốt, lạnh run, ói mửa, bí tiểu, sưng đỏ ở chỗ rạch da, hoặc khi đau nhiều hơn, trướng bụng hoặc có tiết dịch ở lỗ nội soi.
- Biến chứng thủng ruột gây viêm phúc mạc sau phẫu thuật nội soi Bộ dụng cụ chuyên dùng cho phẫu thuật nội soi + Kích thích phúc mạc là một biến chứng hiếm gặp xảy ra ở phẫu thuật xâm lấn tối thiểu. Carbon dioxide (bơm vào ổ bụng để gây tràn khí phúc mạc) được biết là có thể gây ra kích ứng phúc mạc và gây sung huyết các mạch máu ở bệnh nhân mổ nội soi. Đáp ứng quá mức đối với chất kích ứng có thể biểu hiện bằng các triệu chứng tiết dịch ở phúc mạc bao gồm sốt, nhịp tim và nhịp thở nhanh, đau quặn bụng, nôn ói, và nếu không được điều trị đôi khi có thể dẫn đến viêm phúc mạc nặng. + Thoát vị qua đường rạch là một biến chứng của phẫu thuật nội soi. Thoát vị xảy ra qua những cổng nội soi kích thước 10 mm ở cả vị trí rốn lẫn ngoài rốn nếu không được chú ý đóng lại kỹ. Phẫu thuật viên cần thấy rõ tầm quan trọng của việc may lại lớp cân ở các cổng nội soi ổ bụng này và phải nghi ngờ ở bất cứ trường hợp nào phục hồi chậm kèm nôn ói ngắt quãng sau phẫu thuật. Lớp cân và phúc mạc cần được đóng kỹ không những chỉ khi dùng trocar bằng hoặc lớn hơn
- 10mm mà ngay cả khi dùng cổng trocar 5mm nhưng lại thực hiện nhiều thao tác, khiến đường rạch bị xé rộng hơn. Vị trí và kích thước các cổng trocar trong phẫu thuật nôi soi ổ bụng
- Dụng cụ dùng trong phẫu thuật nội soi B- Chống chỉ định của phẫu thuật nội soi Thường chỉ tương đối và bao gồm những trường hợp bệnh nhân không hợp tác, các rối loạn đông máu không thể điều chỉnh được, suy tim sung huyết nặng, suy hô hấp, nghi ngờ viêm phúc mạc cấp lan toả, và dãn lớn ruột. Nếu có dịch cổ trướng nhiều, cần dẫn lưu dịch với thể tích lớn trước khi tiến triển hành phẫu thuật nội soi. - Cần tránh những đường vào thường quy nếu đã có tiền sử phẫu thuật nội soi cũ. - Đa số phẫu thuật viên nội soi không chỉ định loại phẫu thuật này ở những bệnh nhân có bệnh nền nặng. Các bệnh nhân có bệnh tim mạch hoặc bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính không là ứng viên tốt cho phẫu thuật nội soi.
- - Thực hiện phẫu thuật nội soi cũng có thể gặp trở ngại ở những bệnh nhân trước đây đã từng được phẫu thuật bụng. - Các bệnh nhân lớn tuổi cũng có thể có nguy cơ biến chứng cao khi gây mê phối hợp với tình trạng tràn khí màng bụng. Phẫu thuật nội soi cũng làm tăng nguy cơ phẫu thuật ở những bệnh nhân có dự trữ tim mạch thấp trước các hậu quả của tràn khí ổ bụng và thời gian phẫu thuật kéo dài hơn so với mổ hở. Vị trí đặt trocar trong phẫu thuật nội soi Heller (để xử lý achalasia thực quản) C- Bệnh nhân cần lưu ý điều gì trước khi thực hiện phẫu thuật nội soi ? • Không được ăn uống gì trong thời gian từ 6 đến 8 giờ trước phẫu thuật. • Cần có đầy đủ kết quả các xét nghiệm máu, nước tiểu, Xquang trước khi phẩu thuật.
- • Bệnh nhân cần được tắm sạch trước khi mổ. Cần lau chùi sạch rốn bằng que tăm bông với xà bông sát trùng và nước. • Bệnh nhân cần có mặt ở bệnh viện từ 4 đến 6 giờ trước thời điểm phẫu thuật. • Bệnh nhân cần báo cáo với bác sĩ tất cả các loại thuốc men mà mình đang dùng hàng ngày, nếu có. Bắt buộc phải báo cáo khi đang dùng các loại thuốc như aspirin, thuốc làm loãng máu (kháng đông), hoặc các thuốc điều trị viêm khớp. Phẫu thuật nội soi niệu D-Bệnh nhân có thể tự lựa chọn bác sĩ phẫu thuật cho mình? Kết quả của một trường hợp phẫu thuật nội soi tuỳ thuộc rất lớn vào kinh nghiệm của người thầy thuốc. Trong một nghiên cứu ở Los Angeles, kết quả của những trường hợp được phẫu thuật bởi một bác sĩ phẫu thuật tổng quát (285) được so sánh với các trường hợp được thực hiện bởi một bác sĩ chuyên khoa phẫu thuật nội soi (n #2). 10 trường hợp abscess (2,4%) xảy ra trong nhóm những bệnh nhân
- được mổ bởi các đơn vị phẫu thuật tổng quát so với chỉ có 1 trường hợp (0,025%) ở nhóm những bệnh nhân được phẫu thuật bởi một chuyên gia. Phẫu thuật nội soi thực hiện bởi chuyên gia (kỹ năng phẫu thuật, sử dụng túi dựng bệnh phẩm để đưa ra ngoài ổ bụng, cột gốc và rửa phúc mạc kỹ lưỡng) giúp giảm bớt tỉ lệ biến chứng. Phẫu thuật nội soi cắt ruột thừa Biến chứng có thể xảy ra, kể cả đối với những bàn tay đầy kinh nghiệm, nhưng thường rất hiếm gặp.
- Phẫu thuật nội soi vùng chậu Phẫu thuật nội soi vùng chậu
- Phẫu thuật nội soi cắt bỏ tử cung An toàn cho bệnh nhân phải là mối quan tâm hàng đầu của vị bác sĩ phẫu thuật, người mà bệnh nhân đã chọn lựa để gửi gắm sức khoẻ và sinh mạng của mình.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Giáo trình dược liệu (Bài 2)
9 p | 671 | 209
-
GIÁO TRÌNH VIÊM NHIỄM MIỆNG - HÀM MẶT
18 p | 333 | 103
-
Phân loại thuốc Y học Cổ truyền theo biện chứng luận trị và tác dụng kháng khuẩn của thuốc thảo mộc
11 p | 111 | 21
-
Biến chứng của bệnh tiểu đường
14 p | 229 | 16
-
Phân loại thuốc Y học Cổ truyền theo biện chứng luận trị và tác dụng kháng khuẩn của thuốc thảo mộc
10 p | 112 | 12
-
Biến chứng nạo phá thai
6 p | 125 | 10
-
Hội chứng tiết dịch âm đạo
17 p | 154 | 10
-
HỘI CHỨNG THẬN HƯ TIÊN PHÁT
14 p | 133 | 10
-
Lọc thận, theo dõi và phát hiện các biến chứng
16 p | 108 | 9
-
CÁC HỘI CHỨNG HÔ HẤP – PHẦN 2
14 p | 105 | 8
-
Những biến chứng của bệnh tiểu đường
12 p | 122 | 8
-
Loét sinh dụcLOÉT SINH DỤC
17 p | 104 | 7
-
quá trình hình thành và phương pháp điều trị bệnh đái tháo đường trong y học p1
11 p | 76 | 6
-
Viêm xoang khó chữa, biến chứng nguy hiểmBác sĩ Nguyễn Thị Quỳnh Lan, Trưởng
3 p | 77 | 5
-
CÁC BIẾN CHỨNG CỦA TIỂU ĐƯỜNG
11 p | 145 | 5
-
Các biến chứng tim mạch do tiểu đường
3 p | 67 | 4
-
Biểu hiện ở khớp trong các bệnh tự miễn
5 p | 57 | 4
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn