Giáo trình Chăm sóc nâng cao cho phụ nữ nuôi con (Ngành: Hộ sinh - Trình độ: Cao đẳng) - Trường Cao đẳng Y tế Cà Mau
lượt xem 0
download
Giáo trình "Chăm sóc nâng cao cho phụ nữ nuôi con" cung cấp các kiến thức và kỹ năng về: Các biện pháp nâng cao sức khỏe cho phụ nữ nuôi con, cách chăm sóc an toàn cho bà mẹ và trẻ. Trên cơ sở đó sinh viên tư vấn cho bà mẹ cách chăm sóc an toàn và hiệu quả nhất.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Giáo trình Chăm sóc nâng cao cho phụ nữ nuôi con (Ngành: Hộ sinh - Trình độ: Cao đẳng) - Trường Cao đẳng Y tế Cà Mau
- UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH CÀ MAU TRƯỜNG CAO ĐẲNG Y TẾ GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN: CHĂM SÓC NÂNG CAO CHO PHỤ NỮ NUÔI CON NGÀNH: HỘ SINH TRÌNH ĐỘ: CAO ĐẲNG CHÍNH QUY Ban hành kèm theo Quyết định số 19/ QĐ – CĐYT ngày 25 tháng 01 năm 2022 của Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Y tế Cà Mau Cà Mau, năm 2022 (Lưu hành nộ bộ) TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN
- Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể được phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo. Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm. 2
- LỜI NÓI ĐẦU Sự hiểu biết cần có trước khi thực hành là điều tất yếu, vì sau những lần thực hành biết được nhiều về chuyên môn nên có thể tự mình tổng hợp những cái đúng, cái sai của từng việc nhỏ, việc lớn sẽ làm giàu thêm cho kiến thức. Nên có câu lý thuyết đi đôi với thực hành… Đấy là những lời khuyên quý giá cổ điển của các thầy cô ở bất kỳ thế hệ nào. Những tiến bộ chung của khoa học trên thế giới và trong nước đã thúc đẩy, tạo nhiều điều kiện thuận lợi cho Bộ môn Sản phụ khoa Trường Cao Đẳng Y tế Cà Mau cố gắng soạn thảo “Bài giảng chăm sóc sức khỏe phụ nữ bà mẹ và gia đình” mang tính khoa học, tiến bộ, sát với thực tế hiện nay tại trường. Mục tiêu của “Bài giảng chăm sóc sức khỏe phụ nữ bà mẹ và gia đình” giúp trực tiếp cho những sinh viên cao đẳng điều dưỡng đang theo học hệ chính quy tại trường. Đồng thời cũng là một tài liệu góp phần cho sự tham khảo những lớp hệ hộ sinh, điều dưỡng các cấp đang học và đã ra trường phục vụ. Nội dung của giáo trình bao gồm các bài sau: Chương 1. Sức khỏe phụ nữ nuôi con Chương 2. Một số yếu tố ảnh hưởng đến sức khỏe phụ nữ nuôi con Chương 3. Các biện pháp nâng cao sức khỏe phụ nữ nuôi con Chương 4. An toàn cho bà mẹ và trẻ Chương 5. Nuôi con bằng sữa mẹ Chương 6. Một số bệnh thường gặp ở phụ nữ nuôi con Là giáo trình được xuất bản lần đầu tiên nên còn nhiều thiếu sót. Vì vậy, chúng tôi rất mong nhận được những ý kiến phản hồi từ quý độc giả, các thầy cô giáo, các sinh viên để chỉnh sửa và hoàn thiện. Trân trọng cảm ơn! Cà Mau, ngày 01 tháng 7 năm 2022 Nhóm biên soạn 1. Võ Thị Thu Thủy. Chủ biên 2. Huỳnh Linh Út 3
- MỤC LỤC Trang 1. Chương 1. Sức khỏe phụ nữ nuôi con 13 2. Chương 2. Một số yếu tố ảnh hưởng đến sức khỏe phụ nữ nuôi con 22 3. Chương 3. Các biện pháp nâng cao sức khỏe phụ nữ nuôi con 32 4. Chương 4. An toàn cho bà mẹ và trẻ 44 5. Chương 5. Nuôi con bằng sữa mẹ 59 6. Chương 6. Một số bệnh thường gặp ở phụ nữ nuôi con 68 GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN 1. Tên mô đun: CHĂM SÓC NÂNG CAO CHO PHỤ NỮ NUÔI CON 2. Mã mô đun: MH68 3. Vị trí, tính chất của mô đun: 3.1.Vị trí: Là môn học bắt buộc trong nội dung chương trình đào tạo của nghề Cao đẳng Hộ sinh vừa làm vừa học, được bố trí giảng dạy ở học kỳ 2 của năm học thứ ba theo kế hoạch đào tạo của Trường Cao đẳng Y tế Cà Mau. 3.2. Tính chất: Học phần này cung cấp các kiến thức và kỹ năng về: các biện pháp nâng cao sức khỏe cho phụ nữ nuôi con, cách chăm sóc an toàn cho bà mẹ và trẻ, Trên cơ sở đó sinh viên tư vấn cho bà mẹ cách chăm sóc an toàn và hiệu quả nhất. 3.3. Ý nghĩa, vai trò: Chăm sóc nâng cao cho phụ nữ nuôi con là một vấn đề vô cùng quan trọng tác động của quá trình theo dõi, chăm sóc, xử trí đúng lúc đến sức khoẻ bà mẹ và thai nhi trong quá trình chuyển dạ và sinh đẻ. Đồng thời, học phần cung cấp kỹ năng thực hành hộ sinh và chăm sóc toàn diện bà mẹ các tai biến có thể xảy ra để kịp thời xử lý an toàn cho mẹ và con. 4. Mục tiêu của mô đun 4.1 Kiến thức A1. Trình bày một số yếu tố ảnh hưởng cho đến sức khỏe phụ nữ nuôi con. A2. Trình bày các biện pháp nâng cao sức khỏe cho phụ nữ nuôi con. 4
- A3. Phát hiện một số bệnh thường gặp ở phụ nữ nuôi con. 4.2. Kỹ năng B1. Thực hiện được kỹ năng thực hành hộ sinh và chăm sóc nâng cao cho phụ nữ nuôi con. B2. Lập và thực hiện được kế hoạch chăm sóc nâng cao cho phụ nữ nuôi con. 4.3. Năng lực và tự chủ trách nhiệm C1. Thực hành nghề nghiệp theo pháp luật, tận tụy với nghề nghiệp, chăm sóc sức khỏe nhân dân C2. Tôn trọng và chân thành hợp tác với đồng nghiệp, tác phong nhanh nhẹ, thận trọng chính xác. C3. Yêu ngành, yêu nghề, tận tụy với sự nghiệp chăm sóc, bảo vệ và nâng cao sức khỏe nhân dân, hết lòng phục vụ nguời bệnh. 5. Nội dung của mô đun Chương trình chi tiết môn học TÊN BÀI SỐ GIỜ TT HỌC TS LT TH Kiểm tra Một số yếu 4 2 2 tố ảnh hưởng đến 1 0 sức khỏe phụ nữ nuôi con Các biện 4 2 2 pháp nâng 2 cao sức khỏe 0 phụ nữ nuôi con An toàn cho 2 1 1 3 1 bà mẹ và trẻ Nuôi con 2 1 1 4 0 bằng sữa mẹ Một số bệnh 4 2 2 thường gặp 5 0 ở phụ nữ nuôi con Một số yếu 2 1 1 tố ảnh hưởng đến 6 1 sức khỏe phụ nữ nuôi con 5
- Tổng số 30 15 15 03 6. Điều kiện thực hiện môn học: 6.1. Phòng học Lý thuyết/Thực hành: Đáp ứng phòng học chuẩn 6.2. Trang thiết bị dạy học: Projetor, máy vi tính, bảng, phấn 6.3. Học liệu, dụng cụ, mô hình, phương tiện: Giáo trình, mô hình học tập,… 6.4. Các điều kiện khác: Người học tìm hiểu thực tế về công tác xây dựng phương án khắc phục và phòng ngừa rủi ro tại doanh nghiệp. 7. Nội dung và phương pháp đánh giá: 7.1. Nội dung: - Kiến thức: Đánh giá tất cả nội dung đã nêu trong mục tiêu kiến thức - Kỹ năng: Đánh giá tất cả nội dung đã nêu trong mục tiêu kỹ năng. - Năng lực tự chủ và trách nhiệm: Trong quá trình học tập, người học cần: + Nghiên cứu bài trước khi đến lớp. + Chuẩn bị đầy đủ tài liệu học tập. + Tham gia đầy đủ thời lượng môn học. + Nghiêm túc trong quá trình học tập. 7.2. Phương pháp: Người học được đánh giá tích lũy môn học như sau: 7.2.1. Cách đánh giá - Áp dụng quy chế đào tạo Cao đẳng hệ chính quy ban hành kèm theo Thông tư số 09/2017/TT-LĐTBXH, ngày 13/3/2017 của Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội. - Hướng dẫn thực hiện quy chế đào tạo áp dụng tại Trường Cao đẳng Y Tế Cà Mau như sau: Điểm đánh giá Trọng số + Điểm kiểm tra thường xuyên (Hệ số 1) 40% + Điểm kiểm tra định kỳ (Hệ số 2) + Điểm thi kết thúc môn học 60% 7.2.2. Phương pháp đánh giá Phương Phương Hình thức Chuẩn đầu Số Thời pháp pháp kiểm tra ra đánh giá cột điểm đánh giá tổ chức kiểm tra Thường Viết/ Thuyết Tự luận/ A1, A2, 2 Sau 12 xuyên trình Trắc nghiệm/ B1, B2, giờ. Báo cáo C1, C2, C3 Định kỳ Viết/ Thuyết Tự luận/ Trắcnghiệm/ A3, B3, C3 2 Sau 24 trình Báo cáo giờ 6
- Kết thúc Viết Tự luận và trắc A1, A2, A3, 1 Sau môn học nghiệm B1, B2, B3, 30giờ C1, C2, C3, 7.2.3. Cách tính điểm - Điểm đánh giá thành phần và điểm thi kết thúc môn học được chấm theo thang điểm 10 (từ 0 đến 10), làm tròn đến một chữ số thập phân. - Điểm môn học là tổng điểm của tất cả điểm đánh giá thành phần của môn học nhân với trọng số tương ứng. Điểm môn học theo thang điểm 10 làm tròn đến một chữ số thập phân, sau đó được quy đổi sang điểm chữ và điểm số theo thang điểm 4 theo quy định của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội về đào tạo theo tín chỉ. 8. Hướng dẫn thực hiện môn học 8.1. Phạm vi, đối tượng áp dụng: Đối tượng Cao đẳng Điều Dưỡng chính quy 8.2. Phương pháp giảng dạy, học tập môn học 8.2.1. Đối với người dạy * Lý thuyết: Áp dụng phương pháp dạy học tích cực bao gồm: thuyết trình ngắn, nêu vấn đề, hướng dẫn đọc tài liệu, bài tập tình huống, câu hỏi thảo luận…. * Bài tập: Phân chia nhóm nhỏ thực hiện bài tập theo nội dung đề ra. * Thảo luận: Phân chia nhóm nhỏ thảo luận theo nội dung đề ra. * Hướng dẫn tự học theo nhóm: Nhóm trưởng phân công các thành viên trong nhóm tìm hiểu, nghiên cứu theo yêu cầu nội dung trong bài học, cả nhóm thảo luận, trình bày nội dung, ghi chép và viết báo cáo nhóm. 8.2.2. Đối với người học: Người học phải thực hiện các nhiệm vụ như sau: - Nghiên cứu kỹ bài học tại nhà trước khi đến lớp. Các tài liệu tham khảo sẽ được cung cấp nguồn trước khi người học vào học môn học này (trang web, thư viện, tài liệu...) - Tham dự tối thiểu 70% các buổi giảng lý thuyết. Nếu người học vắng >30% số tiết lý thuyết phải học lại môn học mới được tham dự kì thi lần sau. - Tự học và thảo luận nhóm: là một phương pháp học tập kết hợp giữa làm việc theo nhóm và làm việc cá nhân. Một nhóm gồm 8-10 người học sẽ được cung cấp chủ đề thảo luận trước khi học lý thuyết, thực hành. Mỗi người học sẽ chịu trách nhiệm về 1 hoặc một số nội dung trong chủ đề mà nhóm đã phân công để phát triển và hoàn thiện tốt nhất toàn bộ chủ đề thảo luận của nhóm. - Tham dự đủ các bài kiểm tra thường xuyên, định kỳ. - Tham dự thi kết thúc môn học. - Chủ động tổ chức thực hiện giờ tự học. 9. Tài liệu tham khảo: 1. Bộ Y tế (2017), Hướng dẫn quốc gia về các dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản. Tr84; 2. Hướng dẫn Quốc gia về các dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản Hà Nội 2009 của nhà xuất bản Hà Nội. 3. Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị các bệnh sản phụ khoa: NXB Y học Hà Nội tái bản lần thứ nhất năm 2018 7
- 4. Kỹ thuật điều dưỡng năm 2021. Bệnh viện Từ Dũ. NXB: Hồng Đức 5. Phác đồ điều trị Sản phụ khoa năm 2015 NXB Đại học quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh- bệnh viện Từ Dũ 6. Sách Sản Phụ Khoa, Xuất bản lần thứ 4, nhà xuất bản Thành Phố Hồ Chí Minh 1996. CHƯƠNG 1: SỨC KHỎE PHỤ NỮ NUÔI CON GIỚI THIỆU CHƯƠNG 1 Đi cùng với nhịp sống ngày càng văn minh, hiện đại, chị em phụ nữ càng phải đối mặt với nhiều nguy cơ sức khỏe tiềm ẩn. Trong khi nhiều bệnh lý nguy hiểm không hề biểu hiện triệu chứng, việc khám sức khỏe định kỳ hàng năm sẽ giúp phụ nữ ngăn ngừa, phát hiện, và hạn chế tối đa nguy cơ mắc bệnh. MỤC TIÊU CHƯƠNG 1 Sau khi học xong bài này, người học có khả năng: Về kiến thức: - Trình bày được nhu cầu và các chế độ dinh dưỡng hợp lý của phụ nữ nuôi con. - Trình bày được nhu cầu dinh dưỡng của phụ nữ nuôi con Về kỹ năng: Thực hiện được một số kỹ năng chăm sóc dinh dưỡng cho phụ nữ nuôi con Về năng lực tự chủ và trách nhiệm: - Yêu ngành, yêu nghề, tận tụy với sự nghiệp chăm sóc, bảo vệ và nâng cao sức khỏe nhân dân, hết lòng phục vụ nguời bệnh. - Tôn trọng, đoàn kết, hợp tác với đồng nghiệp, giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của ngành. - Thái độ cầu tiến rõ ràng, trung thực, khách quan cố gắng vươn lên để nâng cao trình độ chuyên môn. PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY VÀ HỌC TẬP CHƯƠNG 1 - Đối với người dạy: sử dụng phương pháp giảng giảng dạy tích cực (diễn giảng, vấn đáp, dạy học theo vấn đề); yêu cầu người học thực hiện câu hỏi thảo luận và bài tập bài 1 (cá nhân hoặc nhóm). - Đối với người học: chủ động đọc trước giáo trình (bài 1) trước buổi học; hoàn thành đầy đủ câu hỏi thảo luận và bài tập tình huống chương 1 theo cá nhân hoặc nhóm và nộp lại cho người dạy đúng thời gian quy định. 8
- ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN CHƯƠNG 1 - Phòng học chuyên môn hóa/nhà xưởng: Giảng đường - Trang thiết bị máy móc: Máy chiếu và các thiết bị dạy học khác - Học liệu, dụng cụ, nguyên vật liệu: Chương trình môn học, giáo trình, tài liệu tham khảo, giáo án, phim ảnh, và các tài liệu liên quan. - Các điều kiện khác: Không có KIỂM TRA VÀ ĐÁNH GIÁ CHƯƠNG 1 - Nội dung: Kiến thức: Kiểm tra và đánh giá tất cả nội dung đã nêu trong mục tiêu kiến thức Kỹ năng: Đánh giá tất cả nội dung đã nêu trong mục tiêu kĩ năng. Năng lực tự chủ và trách nhiệm: Trong quá trình học tập, người học cần: + Nghiên cứu bài trước khi đến lớp + Chuẩn bị đầy đủ tài liệu học tập. + Tham gia đầy đủ thời lượng môn học. + Nghiêm túc trong quá trình học tập. - Phương pháp Điểm kiểm tra thường xuyên: Kiểm tra định kỳ lý thuyết: * NỘI DUNG CHƯƠNG 1 1. Đại cương - Ngày nay, khoa học đã chứng minh việc nuôi con hoàn toàn bằng sữa mẹ trong 6 tháng đầu đời có vai trò vô cùng quan trọng đối với sự phát triển toàn diện của trẻ. Sữa mẹ là thức ăn lý tưởng nhất dành cho trẻ nhỏ. Nuôi con bằng sữa mẹ(NCBSM) mang lại lợi ích thiết thực cho cả mẹ và bé. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) khuyến cáo rằng nên cho trẻ bú sớm trong vòng 1 giờ sau khi sinh và nuôi trẻ hoàn toàn bằng sữa mẹ trong 6 tháng đầu, cho trẻ ăn bổ sung từ tròn 6 tháng tuổi kết hợp với bú sữa mẹ đến 24 tháng tuổi -Trong giai đoạn nuôi con bú, chế độ dinh dưỡng tốt của bà mẹ, chính là để bảo đảm bà mẹ có đủ sữa nuôi con. Như vậy, bà mẹ đang nuôi con bú cần có một chế độ dinh dưỡng hợp lý, và không quên rằng chế độ lao động, nghỉ ngơi kết hợp với một trạng thái tinh thần tâm lý thoải mái cũng là một yếu tố quan trọng để bảo đảm có đủ sữa nuôi con. 2. Nhu cầu dinh dưỡng của phụ nữ nuôi con - Thành phần sữa mẹ nói chung là tương đối hằng định ở tất cả các bà mẹ và nguồn năng lượng dự trữ của bà mẹ luôn được huy động để sản xuất sữa khi cần, tuy nhiên nhiều nghiên cứu khẳng định là dinh dưỡng của bà mẹ có ảnh hưởng nhất định đến một số vi chất cũng như lượng sữa tiết ra của bà mẹ. Nếu chế độ ăn của bà mẹ thiếu vitamin (đặc biệt là B1, A và D…) thì các vitamin này cũng sẽ thiếu trong sữa của những người mẹ đó. Ngay sau sinh, trong vòng 1 tháng đầu, bà mẹ cần được bổ sung vitamin A (viên 200.000 9
- đơn vị) để có thể đủ cung cấp lượng vitamin A cần thiết trong sữa cho con. Bên cạnh đó, trong 6 tháng đầu, lượng kháng thể của con là do người mẹ cung cấp trực tiếp qua sữa mẹ, vì thế bảo đảm đủ năng lượng và chất dinh dưỡng cho mẹ cũng chính là cách phòng bệnh tốt nhất cho con. Trẻ được nuôi dưỡng đầy đủ hoàn toàn bằng nguồn sữa mẹ trong 6 tháng đầu đời trẻ sẽ phát triển toàn diện cả về thể lực và trí tuệ, trẻ có sức đề kháng tốt, ít mắc các bệnh nhiễm trùng, khi lớn lên ít mắc các bệnh mạn tính không lây - Bà mẹ sau khi sinh con, mặc dù nguồn dinh dưỡng dự trữ trong thời gian mang thai vẫn chưa phải tiêu thụ hết nhưng trước khi sinh con cũng như trong quá trình sinh nở, bà mẹ đã mất khá nhiều năng lượng và các chất dinh dưỡng qua mất máu khi sinh đẻ, huy động các chất dinh dưỡng để sản xuất sữa non trong những tháng cuối của kỳ thai và tiếp tục bài tiết sữa để nuôi con ngay sau khi sinh…do đó, nhu cầu năng lượng và các chất dinh dưỡng của bà mẹ đang nuôi con bú là khá cao, thậm chí còn cao hơn so với thời kỳ thai nghén Hình 1.1. Nhu cầu dinh dưỡng của phụ nữ nuôi con - Nhu cầu về năng lượng: Nếu so sánh ở cùng một nhóm tuổi và cùng một mức độ hoạt động thể lực thì nhu cầu năng lượng của bà mẹ đang nuôi con bú sẽ cao hơn khoảng 500 Kcal so với phụ nữ lúc bình thường (tức là khi chưa mang thai và khi không phải đang nuôi con bú), năng lượng này tương đương với khoảng 3 lưng bát cơm cùng với thức ăn hợp lýchia vào các bữa ăn trong ngày. Nhu cầu năng lượng của bà mẹ trong thời kỳ nuôi con bú còn phụ thuộc vào tình trạng hoạt động thể lực và mức tăng cân trong thời kỳ mang thai, cụ thể: +Người mẹ trước và trong thai kỳ có chế độ dinh dưỡng tốt, đạt mức tăng cân từ 10- 12kg. Cần ăn nhiều hơn để đảm bảo nhu cầu năng đạt mức 2260 Kcal/ ngày đối với người lao động ẹ và 2550 Kcal/ngày đối với người lao động trung bình 10
- + Người mẹ trước và trong thai kỳ có chế độ dinh dưỡng chưa tốt, có mức tăng cân ít hơn 10kg: Cần phải cố gắng ăn nhiều và đa dạng hơn các loại thực phẩm khác nhau, để đảm bảo đủ nhu cầu năng lượng khi đang nuôi con bú + Nhu cầu về chất đạm (Protein): Lượng chất đạm cần được cung cấp đầy đủ trong quá trình cho con bú theo khuyến cáo cho người Việt Nam: Trong 6 tháng đầu, ăn thêm 19 gam/ngày so với nhu cầu bình thường, nâng tổng số lên 79g/gam ngày. Trong 6 tháng tiếp theo, thêm 13g/ngày, nên tổng lượng chất đạm cần cung cấp trong 1 ngày là 73g. + Lượng protein động vật nên đạt ≥ 30% protein tổng số. Nên lựa chọn các thực phẩm có protein chất lượng cao như thịt, cá, trứng, sữa, đậu đỗ… Số lượng đạm trong thực phẩm có thể ước tính như sau: cứ 100g thịt/cá cung cấp khoảng 20g đạm (protein), 100g đậu phụ cung cấp khoảng 10g đạm. Nên sử dụng 6,5 đơn vị sữa/ngày (uống sữa hoặc ăn các chế phẩm từ sữa như sữa chua, phomai). Nên ăn cá ít nhất 3 lần/tuần + Nhu cầu chất béo (Lipid): Lượng chất béo ăn vào cần cung cấp 20-30% năng lượng khẩu phần. Khuyến khích sử dụng các chất béo có nhiều các axit béo không no chuỗidài nhiều DHA (có nhiều trong một số loại dầu thực vật, dầu cá, một số loại cá mỡ) + Lượng chất béo này rất quan trọng cho sự phát triển tối ưu trí não và thị lực của bé. Cứ 1g chất béo sẽ cung cấp năng lượng vào khoảng 9Kcal - Vitamin và khoáng chất: Các vitamin và khoáng chất rất cần bổ sung cho người mẹ nuôi con bú. Ngoài việc bổ sung bằng các thực phẩm tự nhiên cần đủ rau xanh (≥ 400g trái cây , rau củ/ngày) và đủ chất xơ để tránh táo bón - Nhu cầu về nước: Để sản xuất đủ sữa, bà mẹ đang nuôi con bú cần uống đủ nước, trung bình khoảng 2,0 – 2,5 lít nước/ngày (tương đương với 12 đến 15 cốc nước). 3. Chế độ dinh dưỡng hợp lý của phụ nữ nuôi con Theo khuyến cáo của Viện Dinh dưỡng, chế độ dinh dưỡng trong ngày của bà mẹ đang nuôi con bú nên tuân theo Tháp dinh dưỡng hợp lý dành cho bà mẹ đang nuôi con bú như sau: 11
- Hình 1.2. Nuôi con bằng sữa mẹ Hình 1.3. Lượng dinh dưỡng hợp lý - Để khỏe mạnh sau sinh và có đủ sữa cho con, chị em nên bổ sung thực phẩm từ sữa, cá hồi và trứng vào thực đõn hàng ngày - Không chỉ trong thai kỳ mà cả sau khi sinh con, chị em rất cần chăm sóc bản thân. Cơ thể khỏe mạnh giúp phái đẹp vượt qua mọi áp lực để thực hiện tốt thiên chức của mình. Dưới đây là những thực phẩm phụ nữ mới sinh và đang cho con bú rất nên ăn - Trứng chứa rất nhiều protein cùng các axit amin. Những thành phần này giúp mẹ có đủ sức để chăm sóc bản thân và em bé. Lòng đỏ trứng còn là nguồn vitamin D tự nhiên, rất cần thiết cho sự phát triển của xương. Chất choline trong trứng cũng hỗ trợ phát triển trí nhớ cho bé - Bột yến mạch - Yến mạch giàu chất xơ nên rất dễ tiêu và đýợc khuyên dùng cho những bà mẹ bị táo bón sau sinh - Cá hồi 12
- - DHA trong cá hồi rất tốt cho sự phát triển hệ thần kinh của bé - Gạo lứt - Cố gắng ăn 95% các loại thực phẩm thực vật. Nếu bạn muốn ăn các loại ngũ cốc, hãy chọn ngũ cốc nguyên hạt. Ăn nhiều rau củ và rau lá xanh và giúp bạn tươi trẻ và sống khỏe - Hãy đảm bảo có cá thường xuyên trong bữa ăn của bạn. Một nghiên cứu tuyên bố rằng, những ngừời ăn cá, tuổi thọ sẽ cao hơn - Muốn khỏe đẹp, bạn nên nhớ cung cấp đủ nýớc cho cõ thể mỗi ngày - Thỉnh thoảng tiêu thụ trà xanh sẽ ngăn ngừa nhiều vấn đề sức khỏe - Tiêu thụ cà phê nhưng với số lượng hạn chế. Nó có lợi cho sức khỏe của bạn - Đậu chứa nhiều carbs, protein, khoáng chất, vitamin, chất béo và chất xõ rất có lợi cho sức khỏe - Gạo lứt có tác dụng điều chỉnh đýờng huyết và cung cấp cho cõ thể năng lượng cần thiết trong một ngày - Việt quất - Loại quả giàu các chất chống oxy hóa này có khả năng chống lại các gốc tự do trong máu và phòng tránh nhiều loại bệnh - Rau chân vịt - Có thể rau chân vịt không đýợc một số ngýời yêu thích vì hýõng vị đặc trưng, những loại rau này rất lành mạnh. Vitamin A trong rau chân vịt tốt cho cả mẹ lẫn bé. Nó còn chứa mangan giúp phát triển xương và sụn, đặc biệt có ích cho những phụ nữ đẻ mổ - Sữa - Để tăng cường sữa mẹ, phụ nữ sau sinh rất nên uống sữa và ăn các thực phẩm từ sữa. - Hạnh nhân - Hạnh nhân cung cấp nhiều chất dinh dýỡng cần thiết cho sữa khỏe của hai mẹ con Các axit béo trong hạnh nhân cũng làm tăng lýợng sữa mẹ - Hạt methi - Hạt methi hay được gọi là hạt fenugreek, hạt cỏ cà ri hoặc khổ đậu chứa các thành phần giúp mẹ có nhiều sữa, đồng thời bổ sung sắt, canxi, chất xơ - Thìa là - Loại thảo mộc này có tác dụng hỗ trợ tiêu hóa và ngừa đau bụng ở trẻ nhỏ - Thói quen ăn uống giúp kéo dài sự sống - Ăn nhiều rau quả, giảm lượng đường, uống đủ nước... sẽ giúp bạn sống lâu hơn. 4. Một số hướng dẫn cụ thể về chăm sóc dinh dưỡng cho phụ nữ nuôi con - Ăn tăng bữa: Bởi nhu cầu năng lượng cao, cùng với yêu cầu được cung cấp đầy đủ các nhóm chất dinh dưỡng, bao gồm cả các vi chất dinh dưỡng, nên khẩu phần cả ngày của bà mẹ đang cho con bú nên được chia làm nhiều bữa trong ngày (trung bình chia ra 3-6 bữa/ngày). - Ăn đa dạng: Bữa ăn cần đa dạng các loại thực phẩm (ít nhất có mặt 10-15 loại thực phẩm) với đầy đủ 4 nhóm chất dinh dưỡng (chất bột đường; chất đạm; chất béo; và nhóm 13
- vitamin/ khoáng chất). Khẩu phần cũng cần cung cấp đủ nhu cầu canxi (1300mg/ngày), lượng canxi này vừa để cung cấp cho trẻ thông qua sữa mẹ vừa để phòng tránh mất canxi trong xương của chính người mẹ. Ngoài các thực phẩm giàu can xi khác (như thịt; cá; trứng; các loại thủy hải sản…) bà mẹ cần sử dụng 6,5 đơn vị sữa mỗi ngày (1 đơn vị sữa tương đương với 100ml sữa dạng lỏng pha chuẩn, hoặc 15g pho mai hoặc 1 cốc sữa chua 100g), mỗi đơn vị sữa sẽ cho ta khoảng 100mgcanxi. Trong trường hợp cần thiết, người mẹ cần tuân thủ chỉ định của thầy thuốc về bổ sung các vitamin và khoáng chất, đặc biệt là sắt, kẽm, vitamin D và Canxi. Uống đủ nước, trung bình khoảng 2,0 – 2,5 lít nước/ngày (tương đương với 12đến 15 cốc nước). Ngày nay, để nhấn mạnh đến tính đa dạng của thực phẩm trong khẩu phần ăn, cũng như chú trọng các loại thực phẩm có các yếu tố bảo vệ sức khỏe (có nhiều trong các loại hạt, rau, củ, quả…), người ta còn chia thực phẩm ra làm 8 nhóm Hình 1.4. Các nhóm thực phẩm có lợi cho bà mẹ Để vừa bảo đảm tính đa dạng lại vừa bảo đảm sự có mặt của ít nhất 5 trong số 8 nhóm thực phẩm ở trên cho mỗi bữa ăn của các bà mẹ, căn cứ vào chức năng dinh dưỡng của mỗi nhóm, người ta xếp 8 nhóm trên vào 5 vòng tròn sau đây, các bà mẹ có thể dễ dàng lựa chọn các thực phẩm cho mỗi bữa ăn của mình, sao cho luôn có mặt đủ cả 5 đại diện từ 5 vòng tròn sau: Hình 1.5. 8 Nhóm thực ăn nên ăn trong lúc nuôi con 14
- Bổ sung các vi chất dinh dưỡng cần thiết: ngay sau khi sinh hoặc chậm nhất trong vòng 1 tháng đầu sau đẻ, bà mẹ được khuyên dùng 1 viên vitamin A liều cao (200.000UI), ngoài ra các bà mẹ vẫn nên tiếp tục sử dụng viên sắt hoặc viên đa vi chất (ít nhất là duy trì 1 tháng đầu sau đẻ) - Lao động nghỉ ngơi hợp lý, vui vẻ lạc quan: Cùng với chế độ dinh dưỡng hợp lý, bà mẹ cần luôn giữ tinh thần vui vẻ, thoải mái, lạc quan. Có chế độ lao động và nghỉ ngơi hợp lý. Ngủ đủ giấc, bảo đảm ngủ đủ 8 tiếng mỗi ngày. Trong giai đoạn đang nuôi con bú, bà mẹ rất cần có sự quan tâm hỗ trợ của các thành viên trong gia đình, cũng như sự quan tâm giúp đỡ của cơ quan, cộng đồng tạo điều kiện để bà mẹ được thực hiện đầy đủ quyền được nuôi con bằng sữa mẹ. - Không kiêng khem quá mức; Bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm: Do nhiều nơi còn có những phong tục, tập quán khác nhau mà bắt bà mẹ phải kiêng khem nhiều thứ trong thời kỳ đang cho con bú. Ví dụ: sau đẻ chỉ cho bà mẹ ăn cơm với muối trắng, kiêng thịt, cá vì sợ “tanh” làm con bị tiêu chảy (!), điều này là không cần thiết và không có cơ sở khoa học. Các bà mẹ cho con bú sẽ giảm cân tốt hơn so với các bà mẹ không nuôi con bằng sữa mẹ do mỡ tích lũy trong thời gian mang thai sẽ được chuyển hóa thành sữa cho con bú. Do đó các bà mẹ không chủ động ăn kiêng trong giai đoạn này vì người mẹ sẽ cần có bữa ăn đa dạng, nhiều năng lượng hơn bình thường để đáp ứng nhu cầu năng lượng của mình và tạo đủ sữa cho con. Vào giai đoạn này, muốn giảm cân, bà mẹ chỉ cần có chế độ dinh dưỡng cân bằng và tập thể dục đều đặn mỗi ngày, đồng thời, giảm bớt lượng đường trong khẩu phần. - Bà mẹ đang nuôi con bú không nên sử dụng các loại thức uống, đồ ăn có tính chất kích thích, như: rượu, bia, cà phê; Hạn chế ăn các thức ăn có nhiều gia vị (hành, tỏi, ớt…). Không ăn các thức ăn dễ ôi thiu hoặc nghi ngờ ôi thiu vì dễ gây ngộ độc. - Việc sử dụng thuốc: trong thời kỳ đang nuôi con bú, các bà mẹ cần thận trọng khi sử dụng thuốc, nhất là các loại thuốc kháng sinh, thuốc nội tiết tố, thuốc tác động lên hệ thần kinh…, nhìn chung trong giai đoạn này khi sử dụng thuốc phải có chỉ định của bác sĩ và nhất thiết phải tuân theo hướng dẫn của bác sĩ. TÓM TẮT CHƯƠNG 1 Trong bài này, một số nội dung chính được giới thiệu: - Đại cương - Nhu cầu dinh dưỡng của phụ nữ nuôi con - Chế độ dinh dưỡng hợp lý của phụ nữ nuôi con - Một số hướng dẫn cụ thể về chăm sóc dinh dưỡng cho phụ nữ nuôi con CÂU HỎI LƯỢNG GIÁ 1. Để khỏe mạnh sau sinh và có đủ sữa nuôi con thì phải bổ sung ....vào thực đơn hàng ngày A. Nhiều rau xanh, trái cây B. Nhiều Khoáng chất 15
- C. Thực phẩm từ sữa, cá, trứng D. Nhiều chất béo 2. Trong trứng chứa rất nhiều protein cùng các A. Chất khoáng B. Axit amin C. Vitamin D. Tất cả đúng 3. Lòng đỏ trứng còn là nguồn A. Vitamin D tự nhiên B. Vitamin A tự nhiên C. Vitamin E tự nhiên D. Vitamin B tự nhiên 4. Vitamin D tự nhiên rất cần cho sự phát triển A. Của não B. Của gan C. Của xương D. Của Thận CHƯƠNG 2. MỘT SỐ YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỨC KHỎE PHỤ NỮ NUÔI CON GIỚI THIỆU CHƯƠNG 2 Sữa mẹ được công nhận là dinh dưỡng tốt nhất cho trẻ sơ sinh. Sữa mẹ không tốn kém, dễ dàng chuẩn bị và có sẵn. Ngoài ra, việc tiếp xúc da giữa mẹ và con rất quan trọng và cần phải được tích cực khuyến khích vì qua tiếp xúc da với con, các bà mẹ sẽ nhận thức và có khả năng đáp ứng nhu cầu của con mình. Người mẹ cần được thông báo về những ảnh hưởng của các thuốc mình đang sử dụng đối với trẻ sơ sinh. Những người mẹ này nên được hướng dẫn những cách để nhằm giảm những ảnh hưởng của các thuốc nhưng vẫn đảm bảo việc cho con bú mẹ trên cơ sở cân nhắc lợi ích của việc bú sữa mẹ MỤC TIÊU CHƯƠNG Sau khi học xong bài này, người học có khả năng: Về kiến thức: - Trình bày được sáu yếu tố ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của phụ nữ nuôi con. - Trình bày được một số yếu tố ảnh hưởng đến sức khỏe phụ nữ nuôi con Về kỹ năng: 16
- Thực hiện được việc tư vấn nuôi con Về năng lực tự chủ và trách nhiệm: - Yêu ngành, yêu nghề, tận tụy với sự nghiệp chăm sóc, bảo vệ và nâng cao sức khỏe nhân dân, hết lòng phục vụ nguời bệnh. - Chủ động tích cực học tập, vận dụng kiến thức kỹ năng áp dụng thực tiển trên mô hình - Thái độ cầu tiến rõ ràng, trung thực, khách quan cố gắng vươn lên để nâng cao trình độ chuyên môn. PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY VÀ HỌC TẬP CHƯƠNG 2 - Đối với người dạy: sử dụng phương pháp giảng giảng dạy tích cực (diễn giảng, vấn đáp, dạy học theo vấn đề); yêu cầu người học thực hiện câu hỏi thảo luận và bài tập bài 1 (cá nhân hoặc nhóm). - Đối với người học: chủ động đọc trước giáo trình (bài 1) trước buổi học; hoàn thành đầy đủ câu hỏi thảo luận và bài tập tình huống chương 1 theo cá nhân hoặc nhóm và nộp lại cho người dạy đúng thời gian quy định. ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN CHƯƠNG 2 - Phòng học chuyên môn hóa/nhà xưởng: Giảng đường - Trang thiết bị máy móc: Máy chiếu và các thiết bị dạy học khác - Học liệu, dụng cụ, nguyên vật liệu: Chương trình môn học, giáo trình, tài liệu tham khảo, giáo án, phim ảnh, và các tài liệu liên quan. - Các điều kiện khác: Không có KIỂM TRA VÀ ĐÁNH GIÁ CHƯƠNG 2 - Nội dung: Kiến thức: Kiểm tra và đánh giá tất cả nội dung đã nêu trong mục tiêu kiến thức Kỹ năng: Đánh giá tất cả nội dung đã nêu trong mục tiêu kĩ năng. Năng lực tự chủ và trách nhiệm: Trong quá trình học tập, người học cần: + Nghiên cứu bài trước khi đến lớp + Chuẩn bị đầy đủ tài liệu học tập. + Tham gia đầy đủ thời lượng môn học. + Nghiêm túc trong quá trình học tập. - Phương pháp: Điểm kiểm tra thường xuyên: Kiểm tra định kỳ lý thuyết: * NỘI DUNG CHƯƠNG 2 1. Đại cương 17
- - Thông thường trong cuộc sống, có một số điều rất có hại cần phải tránh trong thời kỳ mang thai và cho con bú. - Những điều sau đây gây ra hầu hết những tai hại cho mẹ và bé. Nhưng tốt nhất là nên tránh những điều này trong suốt thời kỳ mang thai và cho con bú . Hình 2.1. Nuôi con hoàn toàn bằng sữa mẹ 2. Sáu yếu tố ảnh hưởng đến sức khỏe phụ nữ nuôi con Đối với phụ nữ, sự thụ thai và nuôi con là một công việc khó khăn hơn và cần hành trình dài hơn. Không có cách nào dễ dàng khi nói về vấn đề này bởi vì khả năng sinh sản rất phức tạp. Có rất nhiều yếu tố khác nhau có thể ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của người phụ nữ. Một số yếu tố như tuổi tác, di truyền và các điều kiện y tế có sẵn có thể được kiểm soát - Cân nặng - Hóa chất gia dụng - Thuốc lá - Tập thể dục cực độ - Thuốc ngừa thai - Một số điều kiện y tế 2.1. Cân nặng Nếu chỉ số BMI của bạn rơi vào nhóm béo phì, thì rất có thể ảnh hưởng đến quá trình tổng hợp hormone trong cơ thể bạn, do đó gây khó khăn cho việc thụ thai Phụ nữ càng tăng cân so với cân nặng khỏe mạnh, càng có xu hướng giảm chức năng buồng trứng sau khi sinh và cho con bú nên nguy cơ bị các bệnh về tử cung và buồng trứng - Các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng những phụ nữ béo phì ở tuổi 18 có nguy cơ mắc hội chứng buồng trứng đa nang cao hơn và các vấn đề sinh sản tiếp theo. Hiện nay hội chứng buồng trứng đa nang là nguyên nhân gây vô sinh hàng đầu trên toàn thế giới 18
- - Tuy nhiên, quá gầy cũng có thể tác động tiêu cực đến khả năng sinh sản. Phụ nữ có chỉ số BMI thấp tình cờ bị thiếu leptin điều này có thể dẫn đến việc không có kinh nguyệt. Hình 2.2. Sử dụng cân mỗi tuần 2.2. Hóa chất gia dụng Phơi nhiễm với thuốc trừ sâu, các hợp chất công nghiệp và các chất gây ô nhiễm đều có thể làm giảm một vài cơ hội có thể mang thai bằng cách giảm 29%. Ngoài ra, một nghiên cứu gần đây được thực hiện bởi Đại học Washington đã phát hiện ra 15 hóa chất hàng ngày đang được chị em sử dụng được tìm thấy để góp phần vào thời kỳ mãn kinh sớm.Chín trong số các hóa chất được liệt kê là PCB, hoặc biphenyls polychlorin hóa, thực sự đã bị cấm từ năm 1979. Tuy nhiên, chúng vẫn tồn tại trong một số sản phẩm cũ Thủ phạm còn lại bao gồm hai loại ‘phthalates, ba loại thuốc trừ sâu, và cũng độc hại. 2.2.1. Một số hóa chất Ô nhiễm qua không khí Ô nhiễm không khí là nguyên nhân chính gây ra các bệnh về đường hệ hô hấp Ngoài ra, bụi mịn là yếu tố gây ô nhiễm nguy hiểm nhất vì nó tồn tại khá lâu trong không khí và phát tán rất xa Do kích thước khá nhỏ, nếu xâm nhập sâu vào phổi, máu sẽ gây nên các bệnh hô hấp, vô sinh…Ô nhiễm không khí có thể làm tăng nguy cơ mắc các rối loạn nhịp tim, thậm chí dẫn đến đau tim ở người cao tuổi, phụ nữ mang thai, người đang mang bệnh, trẻ em dưới 15 tuổi…Bên cạnh đó, sóng nhiệt hay tiếng ồn cũng gây những thương tích đối với tai mà còn gây đau đầu, stress, dễ bị căng thẳng thần kinh… Bên cạnh đó, biến đổi khí hậu khiến cho nhiệt độ tăng giảm bất thường có chiều hướng gia tăng. Điều này khiến gây ra các bệnh như đột quỵ nhiệt thậm chí là tử vong. 2.2.2. Ảnh hưởng của ô nhiễm nước Khi con người ăn/ uống phải nước ô nhiễm hoặc thực vật, động vật được nuôi trồng trong môi trường ô nhiễm hoặc tiếp xúc trực tiếp với môi trường nước bị ô nhiễm thì rất dễ mắc các bệnh như tiêu chảy, dịch tả, thương hàn, viêm gan, viêm não, bệnh do muỗi truyền, thiếu máu… 19
- Những ảnh hưởng nghiêm trọng đối với hệ sinh thái Mối đe dọa chính và tác động trực tiếp đối với hệ sinh thái chính là ô nhiễm không khí. Ô nhiễm không khí là nguyên nhân gây ra mưa axit, mưa đá, biến đổi khí hậu, trái đất nóng lên, hiệu ứng nhà kính… gây mất cân bằng và suy thoái các cấu trúc loài. 2.3. Các biện pháp để giảm thiểu ô nhiễm môi trường - Trồng nhiều cây xanh. - Tập thể dục - Hạn chế sử dụng túi nilong và các sản phẩm từ nhựa - Tiết kiệm điện - Tận dụng ánh sáng mặt trời - Sử dụng các sản phẩm tái chế - Áp dụng khoa học hiện đại vào đời sống 3. Thuốc lá Tất cả chúng ta đều biết rằng hút thuốc có thể gây hại cho trẻ chưa sinh. Nhưng bạn có biết bệnh ung thư này cũng có thể làm giảm đáng kể khả năng thụ thai của một người phụ nữ không? Theo Hiệp hội Y học Sinh sản Hoa Kỳ, hút thuốc chiếm gần 13% trong tất cả các trường hợp vô sinh Các nhà nghiên cứu giải thích rằng khói thuốc lá có thể gây ra sự hỗn loạn trên hormone và DNA gây tổn hại. Bạn không nhất thiết phải là người nghiện thuốc lá nặng để trả giá cho khả năng sinh sản. Rõ ràng, ngay cả những phụ nữ hút thuốc điều độ hoặc thường xuyên tiếp xúc với khói thuốc lá cũng có thể gặp các vấn đề về rối loạn nội tiết và sinh sản đáng kể - Một số lượng nhỏ nicotine được bài tiết vào sữa mẹ và sự hấp thu của nicotine qua đường ruột của trẻ sơ sinh là rất nhỏ, nhưng việc hút thuốc lá có thể có ảnh hưởng gián tiếp trên trẻ sơ sinh bú sữa mẹ - Việc sản xuất sữa có thể giảm đến 250 ml mỗi ngày ở những bà mẹ hút thuốc lá - Những bà mẹ hút thuốc ít có khả năng để bắt đầu cho con bú hõn so với bà mẹ không hút thuốc - Những bà mẹ hút thuốc có xu hướng cho con bú trong một thời gian ngắn hơn. - Những bà mẹ hút thuốc nên đýợc cung cấp thông tin về những lợi ích đáng kể khi cho trẻ sơ sinh bú mẹ. 20
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Giáo trình Chăm sóc trẻ dưới 5 tuổi (Ngành: Hộ sinh - Trình độ: Cao đẳng liên thông) - Trường Cao đẳng Y tế Thanh Hoá
137 p | 7 | 4
-
Giáo trình Chăm sóc thai bệnh lý nâng cao (Ngành: Hộ sinh - Cao Đẳng) - Trường Cao đẳng Y tế Bạc Liêu
163 p | 2 | 2
-
Giáo trình Chăm sóc trẻ em nâng cao (Ngành: Hộ sinh - Cao Đẳng) - Trường Cao đẳng Y tế Bạc Liêu
81 p | 2 | 2
-
Giáo trình Chăm sóc chuyển dạ đẻ khó (Ngành: Hộ sinh - Cao Đẳng) - Trường Cao đẳng Y tế Bạc Liêu
97 p | 3 | 1
-
Giáo trình Chăm sóc sức khỏe sinh sản phụ nữ (Ngành: Hộ sinh - Cao đẳng) - Trường Cao đẳng Y tế Bạc Liêu
111 p | 1 | 1
-
Giáo trình Chăm sóc sức khỏe sinh sản vị thành niên và nam học (Ngành Hộ sinh - Cao đẳng)
105 p | 1 | 1
-
Giáo trình Chăm sóc sức khỏe trẻ em 2 (Ngành: Điều dưỡng - Trình độ: Cao đẳng) - Trường Cao đẳng Y tế Cà Mau
123 p | 0 | 0
-
Giáo trình Chăm sóc sơ sinh (Ngành: Hộ sinh - Trình độ: Cao đẳng) - Trường Cao đẳng Y tế Cà Mau
60 p | 0 | 0
-
Giáo trình Chăm sóc sức khỏe người lớn bệnh nội khoa 1 (Ngành: Điều dưỡng - Trình độ: Cao đẳng) - Trường Cao đẳng Y tế Cà Mau
127 p | 0 | 0
-
Giáo trình Chăm sóc sức khỏe người lớn bệnh nội khoa (Ngành: Hộ sinh - Trình độ: Cao đẳng) - Trường Cao đẳng Y tế Cà Mau
113 p | 0 | 0
-
Giáo trình Chăm sóc sức khỏe phụ nữ bà mẹ và gia đình nâng cao (Ngành: Điều dưỡng - Trình độ: Cao đẳng) - Trường Cao đẳng Y tế Cà Mau
75 p | 0 | 0
-
Giáo trình Chăm sóc sức khỏe trẻ em (Ngành: Hộ sinh - Cao đẳng) - Trường Cao đẳng Y tế Bạc Liêu
140 p | 0 | 0
-
Giáo trình Chăm sóc sức khỏe phụ nữ nâng cao (Ngành: Hộ sinh - Cao đẳng) - Trường Cao đẳng Y tế Bạc Liêu
29 p | 0 | 0
-
Giáo trình Chăm sóc sau đẻ (Ngành: Hộ sinh - Cao đẳng) - Trường Cao đẳng Y tế Bạc Liêu
69 p | 1 | 0
-
Giáo trình Chăm sóc sức khỏe tâm thần - Phục hồi chức năng (Ngành: Điều dưỡng - Cao đẳng) - Trường Cao đẳng Y tế Bạc Liêu
91 p | 0 | 0
-
Giáo trình Chăm sóc người bệnh chuyên khoa hệ ngoại (Ngành: Điều dưỡng - Trình độ: Cao đẳng) - Trường Cao đẳng Y tế Bắc Ninh
157 p | 0 | 0
-
Giáo trình Chăm sóc chuyển dạ đẻ (Ngành: Hộ sinh - Trình độ: Cao đẳng) - Trường Cao đẳng Y tế Cà Mau
50 p | 0 | 0
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn