intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Giáo trình Chăm sóc người bệnh cấp cứu và chăm sóc tích cực (Ngành: Điều dưỡng - Trình độ: Cao đẳng) - Trường Cao đẳng Y tế Cà Mau

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:79

1
lượt xem
0
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Giáo trình "Chăm sóc người bệnh cấp cứu và chăm sóc tích cực" gồm các chương sau: Chương 1: Đại cương về cấp cứu và hồi sức tích cực; Chương 2: Chăm sóc người bệnh ngộ độc thức ăn; Chương 3: Chăm sóc người bệnh shock phản vệ; Chương 4: Chăm sóc người bệnh phù phổi cấp; Chương 5: Chăm sóc người bệnh đột quỵ; Chương 6: Chăm sóc người bệnh hôn mê; Chương 7: Chăm sóc người bệnh mở khí quản ra da, có nội khí quản; Chương 8: Chăm sóc người bệnh thở máy. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Giáo trình Chăm sóc người bệnh cấp cứu và chăm sóc tích cực (Ngành: Điều dưỡng - Trình độ: Cao đẳng) - Trường Cao đẳng Y tế Cà Mau

  1. UBND TỈNH CÀ MAU TRƯỜNG CAO ĐẲNG Y TẾ GIÁO TRÌNH MÔN HỌC: CHĂM SÓC NGƯỜI BỆNH CẤP CỨU VÀ CHĂM SÓC TÍCH CỰC NGÀNH/NGHỀ: ĐIỀU DƯỠNG TRÌNH ĐỘ: CAO ĐẲNG Ban hành kèm theo Quyết định số 19 /QĐ – CĐYT ngày 25 tháng 01 năm 2022 của Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Y tế Cà Mau Cà Mau, năm 2022 (Lưu hành nội bộ)
  2. TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể được phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo. Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm. 1
  3. LỜI GIỚI THIỆU Trong những năm qua, vai trò và vị trí của điều dưỡng ngày càng trở nên quan trọng. Điều dưỡng vừa là cầu nối giữa bác sĩ và người bệnh trong việc thực hiện y lệnh điều trị vừa là người trực tiếp chăm sóc người bệnh hàng ngày. Do đó nhu cầu về đào tạo cán bộ điều dưỡng của ngành y tế không ngừng tăng cao. Trước tình hình đó, yêu cầu có một tài liệu về kiến thức để chăm sóc người bệnh cho từng chuyên ngành đã trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết. Xuất phát từ nhu cầu đó, được sự chỉ đạo của Hội đồng khoa học và đào tạo – Trường cao đẳng Y tế Cà Mau, bộ môn Điều dưỡng đã tổ chức biên soạn tập bài giảng “Chăm sóc người bệnh cấp cứu và chăm sóc tích cực” dành cho đối tượng là cử nhân Điều dưỡng. Bước đầu tập bài giảng tập trung vào các bệnh hồi sức cấp cứu thường gặp trên thực tế lâm sàng tại địa bàn tỉnh Cà Mau. Hầu hết các bài đều có hai phần là phần phần nội dung chính với phần đầu là đề cập về bệnh học được trình bày một cách đại cương trên cơ sở các tài liệu và sách bệnh học; phần thứ hai là phần chăm sóc cho từng bệnh tương ứng dựa trên các tài liệu Điều dưỡng trong và ngoài nước đã có từ năm 1990 đến nay cùng với kinh nghiệm thực tế của các thầy thuốc lâm sàng. Nội dung môn học Chăm sóc người bệnh cấp cứu và chăm sóc tích cực gồm các chương: Chương 1. Đại cương về cấp cứu và hồi sức tích cực Chương 2. Chăm sóc người bệnh ngộ độc thức ăn Chương 3. Chăm sóc người bệnh shock phản vệ Chương 4. Chăm sóc người bệnh phù phổi cấp Chương 5. Chăm sóc người bệnh đột quỵ Chương 6. Chăm sóc người bệnh hôn mê Chương 7. Chăm sóc người bệnh mở khí quản ra da, có nội khí quản Chương 8. Chăm sóc người bệnh thở máy Tuy nhiên, trong điều kiện tài liệu tham khảo còn ít cũng như kinh nghiệm biên soạn còn hạn chế, chắc chắn tập bài giảng không thể tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong các đồng nghiệp và bạn đọc góp ý để tập bài giảng được hoàn thiện hơn. Xin trân trọng cảm ơn! Cà Mau, ngày tháng năm 2022 Tham gia biên soạn 1. Chủ biên. Nguyễn Thị Lan 2
  4. MỤC LỤC LỜI GIỚI THIỆU 2 MỤC LỤC 3 GIÁO TRÌNH MÔN HỌC 4 5. Chương trình chi tiết môn học 5 CHƯƠNG 1. ĐẠI CƯƠNG VỀ CẤP CỨU VÀ HỒI SỨC TÍCH CỰC 8 CHƯƠNG 2. CHĂM SÓC NGƯỜI BỆNH NGỘ ĐỘC THỨC ĂN 22 CHƯƠNG 3. CHĂM SÓC NGƯỜI BỆNH SHOCK PHẢN VỆ 29 CHƯƠNG 4. CHĂM SÓC NGƯỜI BỆNH PHÙ PHỔI CẤP 38 CHƯƠNG 5. CHĂM SÓC NGƯỜI BỆNH ĐỘT QUỴ 45 CHƯƠNG 6. CHĂM SÓC NGƯỜI BỆNH HÔN MÊ 57 CHƯƠNG 7. CHĂM SÓC NGƯỜI BỆNH MỞ KHÍ QUẢN RA DA, CÓ NỘI KHÍ QUẢN 64 69 CHƯƠNG 8. CHĂM SÓC NGƯỜI BỆNH THỞ MÁY 70 3
  5. GIÁO TRÌNH MÔN HỌC 1. Tên môn học: CHĂM SÓC NGƯỜI BỆNH CẤP CỨU VÀ CHĂM SÓC TÍCH CỰC 2. Mã môn học: MH34 3. Vị trí, tính chất của môn học: 3.1 Vị trí: Giáo trình dành cho người học trình độ Cao đẳng tại trường Cao đẳng Y tế Cà Mau. 3.2. Tính chất: Sinh viên cần nắm vững môn học chăm sóc người bệnh cấp cứu và chăm sóc tích cực là điều kiện tiên quyết để học môn học này. 3.3. Ý nghĩa và vai trò: Môn học cung cấp kiến thức cơ bản về một số bệnh lý và phương pháp chăm sóc người bệnh nặng điều trị Hồi sức cấp cứu. Môn học trang bị kiến thức, kỹ năng về chăm sóc người bệnh hồi sức chăm sóc thiết bị hỗ trợ hô hấp, các kỹ năng phụ giúp bác sĩ trong công tác điều trị và chăm sóc đặc biệt. 4. Mục tiêu môn học: 4.1 Về kiến thức A1. Trình bày được khái niệm, nguyên nhân một số bệnh lý thường gặp của chuyên khoa cấp cứu, hồi sức. A2. Phân biệt được các triệu chứng và phân độ một số bệnh lý thường gặp của chuyên khoa cấp cứu, hồi sức. A3. Phân tích được các yếu tố nguy cơ gây các một số bệnh lý thường gặp của chuyên khoa cấp cứu, hồi sức. A4. Mô tả được các bước tiến lập kế hoạch chăm sóc một số thường gặp của chuyên khoa cấp cứu, hồi sức. 4.2. Về kỹ năng B1. Nhận định được kế hoạch chăm sóc một số bệnh lý thường gặp của chuyên khoa cấp cứu, hồi sức. B2. Lập được kế hoạch chăm sóc một số bệnh lý thường gặp của chuyên khoa cấp cứu, hồi sức. B3. Thực hiện được kế hoạch chăm sóc một số bệnh lý thường gặp của chuyên khoa cấp cứu, hồi sức. 4.3. Về năng lực tự chủ và trách nhiệm C1. Nhận thức được vai trò và ý nghĩa thực tiễn của hoạt động chăm sóc một số bệnh lý thường gặp của chuyên khoa cấp cứu, hồi sức trên lâm sàng. C2. Thể hiện được sự cẩn thận, chu đáo, toàn diện trong quá trình thực hiện chăm sóc trẻ bệnh. C3. Ý thức học tập nghiêm túc, chủ động, tích cực trong học tập. 4
  6. C4. Tuân thủ nội quy, quy định nơi làm việc. 5. Chương trình chi tiết môn học Thời gian (giờ) STT TÊN BÀI GIẢNG Tổng Lý Thực Kiểm số thuyết hành tra Đại cương về chăm sóc cấp cứu và 1 4 2 2 hồi sức tích cực Chăm sóc người bệnh ngộ độc thức 2 4 2 2 ăn 3 Chăm sóc người bệnh đột quỵ 2 1 1 4 Chăm sóc người bệnh phù phổi cấp 4 2 2 5 Chăm sóc người bệnh sốc 4 2 2 6 Chăm sóc người bệnh hôn mê 4 2 2 Chăm sóc người bệnh có mở khí 7 4 2 2 quản ra da, có nội khí quản 8 Chăm sóc người bệnh thở máy 4 2 2 TỔNG 30 15 15 3 6. Điều kiện thực hiện môn học: 6.1. Phòng học Lý thuyết/Thực hành: Đáp ứng phòng học chuẩn 6.2. Trang thiết bị dạy học: Projetor, máy vi tính, bảng, phấn 6.3. Học liệu, dụng cụ, mô hình, phương tiện: Giáo trình, mô hình học tập,… 6.4. Các điều kiện khác: Người học tìm hiểu thực tế về công tác chăm sóc trẻ tại cơ sở thực tập lâm sàng.. 7. Nội dung và phương pháp đánh giá: 7.1. Nội dung - Kiến thức: Đánh giá tất cả nội dung đã nêu trong mục tiêu kiến thức - Kỹ năng: Đánh giá tất cả nội dung đã nêu trong mục tiêu kỹ năng. - Năng lực tự chủ và trách nhiệm: Trong quá trình học tập, người học cần: + Nghiên cứu bài trước khi đến lớp. + Chuẩn bị đầy đủ tài liệu học tập. + Tham gia đầy đủ thời lượng môn học. + Nghiêm túc trong quá trình học tập. 5
  7. 7.2. Phương pháp Người học được đánh giá tích lũy môn học như sau: 7.2.1. Cách đánh giá - Áp dụng quy chế đào tạo Cao đẳng hệ chính quy ban hành kèm theo Thông tư số 09/2017/TT-LĐTBXH, ngày 13/3/2017 của Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội. - Hướng dẫn thực hiện quy chế đào tạo áp dụng tại Trường Cao đẳng Y tế Cà Mau như sau: Điểm đánh giá Trọng số + Điểm kiểm tra thường xuyên (Hệ số 1) 40% + Điểm kiểm tra định kỳ (Hệ số 2) + Điểm thi kết thúc môn học 60% 7.2.2. Phương pháp đánh giá Thời điểm Phương pháp Phương pháp Hình thức Chuẩn đầu Số đánh giá tổ chức kiểm tra ra đánh giá cột kiểm tra kiểm tra trắc nghiệm hoặc Viết/ tự luận , A1, A2, A3 Thường xuyên 1 Sau 14 giờ. Thuyết trình kiểm tra vấn C1 đáp trong giờ học kiểm tra trắc Viết/ nghiệm hoặc tự A2, A3, A4, Định kỳ luận , kiểm tra B1,B2,C2, 1 Sau 27 giờ Thuyết trình vấn đáp trong C3, C4 giờ học Trắc nghiệm trên máy A1, A2, A3, tính (phần A4 Kết thúc môn Viết mềm LMS B1, B2, B3, 1 Sau 30 giờ học học và thi B4 trực tuyến C1 của trường) 7.2.3. Cách tính điểm - Điểm đánh giá thành phần và điểm thi kết thúc môn học được chấm theo thang điểm 10 (từ 0 đến 10), làm tròn đến một chữ số thập phân. 6
  8. - Điểm môn học là tổng điểm của tất cả điểm đánh giá thành phần của môn học nhân với trọng số tương ứng. Điểm môn học theo thang điểm 10 làm tròn đến một chữ số thập phân, sau đó được quy đổi sang điểm chữ và điểm số theo thang điểm 4 theo quy định của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội về đào tạo theo tín chỉ. 8. Hướng dẫn thực hiện môn học 8.1. Phạm vi áp dụng môn học: Cao đẳng Điều dưỡng chính quy 8.2. Hướng dẫn về phương pháp giảng dạy, học tập môn học: 8.2.1. Đối với người dạy: thuyết trình phương pháp dạy học tích cưc, làm mẫu 8.2.2. Đối với người học: lắng nghe, ghi chép và phát biểu 9. Tài liệu tham khảo: 1. Bộ Y tế (2017), Thông tư 51/2017/TT – BYT hướng dẫn phòng, chẩn đoán, xử trí phản vệ. 2. Đại học Y Hà Nội (2015), Giáo trình Chăm sóc người bệnh hồi sức tích cực. 3. Nguyễn Đạt Anh (2018), Điều Dưỡng Hồi Sức Cấp Cứu, NXB Giáo dục Việt Nam. 4. Vũ Văn Đính, Nguyễn Quốc Anh (2021), Hồi sức cấp cứu toàn tập, Nhà Xuất bản Y học. 5. Phạm Thị Ngọc Thảo (2020), Hồi sức – cấp cứu chống độc, NXB Y học. 6. Phạm Văn Thắng (2021), Cấp cứu hồi sức nhi khoa, Nhà xuất bản Y học. 7
  9. CHƯƠNG 1. ĐẠI CƯƠNG VỀ CẤP CỨU VÀ HỒI SỨC TÍCH CỰC  GIỚI THIỆU CHƯƠNG 1 Nội dung chương 1 giới thiệu về định nghĩa, phân loại cấp cứu, đối tượng được phép thực hiện công tác phân loại người bệnh. Nội dung bài cung cấp nội dung nhận định, các chẩn đoán điều dưỡng thường gặp và biện pháp can thiệp chăm sóc trên người bệnh điều trị tại hồi sức.  MỤC TIÊU CHƯƠNG 1 Sau khi học xong chương này, người học có khả năng:  Về kiến thức - Trình bày được định nghĩa cấp cứu. - Mô tả được triệu chứng phục vụ công tác phân loại người bệnh - Liệt kê được tiêu chuẩn phục vụ công tác phân loại người bệnh. - Mô tả được các can thiệp điều dưỡng trên người bệnh hồi sức tích cực  Về kỹ năng - Phân loại được các nhóm cấp cứu dựa trên tình huống được cung cấp - Lập được kế hoạch chăm sóc người bệnh hồi sức. - Thực hiện được các nội dung chăm sóc cơ bản trên một người bệnh trong giai đoạn chăm sóc hồi sức tích cực.  Về năng lực tự chủ và trách nhiệm - Nhận thức được tầm quan trọng của công tác phân loại người bệnh trong sơ cấp cứu và công tác chăm sóc giai đoạn hồi sức tích cực trên người bệnh. - Thể hiện được thái độ cẩn trọng, an toàn . - Tuân thủ nội quy, quy định nơi làm việc.  PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY VÀ HỌC TẬP CHƯƠNG 1 - Đối với người dạy: sử dụng phương pháp giảng giảng dạy tích cực (diễn giảng, vấn đáp, dạy học theo vấn đề); yêu cầu người học thực hiện câu hỏi thảo luận và bài tập chương 1 (cá nhân hoặc nhóm). - Đối với người học: chủ động đọc trước giáo trình (chương 1) trước buổi học; hoàn thành đầy đủ câu hỏi theo cá nhân hoặc nhóm và nộp lại cho người dạy đúng thời gian quy định. 8
  10.  ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN CHƯƠNG 1 - Phòng học chuyên môn hóa/nhà xưởng: Không - Trang thiết bị máy móc: Máy chiếu và các thiết bị dạy học khác - Học liệu, dụng cụ, nguyên vật liệu: Chương trình môn học, giáo trình, tài liệu tham khảo, giáo án, phim ảnh, và các tài liệu liên quan. - Các điều kiện khác: Không có  KIỂM TRA VÀ ĐÁNH GIÁ CHƯƠNG 1 - Nội dung:  Kiến thức: Kiểm tra và đánh giá tất cả nội dung đã nêu trong mục tiêu kiến thức  Kỹ năng: Đánh giá tất cả nội dung đã nêu trong mục tiêu kĩ năng.  Năng lực tự chủ và trách nhiệm: Trong quá trình học tập, người học cần: + Nghiên cứu bài trước khi đến lớp + Chuẩn bị đầy đủ tài liệu học tập. + Tham gia đầy đủ thời lượng môn học. + Nghiêm túc trong quá trình học tập. - Phương pháp:  Điểm kiểm tra thường xuyên: 1 điểm kiểm tra (hình thức: trắc nghiệm hoặc tự luận)  Kiểm tra định kỳ lý thuyết: 01 cột (hình thức: trắc nghiệm hoặc tự luận) NỘI DUNG CHƯƠNG 1 A. ĐẠI CƯƠNG VỀ SƠ CẤP CỨU NGƯỜI BỆNH. 1. Đại cương Phân loại người bệnh đến cấp cứu là một đánh giá lâm sàng nhanh để đưa ra hướng giải quyết. Có thể hiểu việc phân loại này là để đánh giá sơ bộ, ở mức chính xác cho phép mức độ ưu tiên cấp cứu cho người bệnh đến khám cấp cứu. 2. Nhận định và phân loại người bệnh cấp cứu 2.1. Phân loại người bệnh cấp cứu: Phân loại người bệnh cấp cứu được hiểu là một đánh giá lâm sàng nhanh để quyết định thời gian và trình tự mà người bệnh cần được khám và xử lý tại khoa cấp cứu hay trong cấp cứu hàng loạt. Như vậy phân loại người bệnh cấp cứu chính là quy 9
  11. trình xếp loại người bệnh theo mức độ ưu tiên cấp cứu mà không phải là quy trình nỗ lực chẩn đoán xác định bệnh cấp cứu. Mục đích cần đạt của quá trình phân loại người bệnh cấp cứu là để nhanh chóng quyết định hướng xử trí cấp cứu cho người bệnh theo ưu tiên cấp cứu, với nguyên tắc “Đặt người bệnh vào đúng chỗ, đúng thời điểm, đúng lý do, đúng các bác sỹ chuyên khoa thực hiện“. Các quyết định nói chung thường được các thầy thuốc cấp cứu dựa trên việc thăm khám nhanh người bệnh và đánh giá các dấu hiệu sinh tồn. Biểu hiện chung của người bệnh, tiền sử bệnh và/hoặc chấn thương và tình trạng ý thức cũng được coi là các yếu tố quan trọng trong quyết định phân loại người bệnh. Cần lưu ý là tại khoa Cấp cứu, một quá trình tiếp xúc quá ngắn ngủi có thể không đủ tin cậy để quyết định là liệu người bệnh đã có tình trạng ổn định đủ để chuyển khỏi khoa cấp cứu hay không? Các bác sỹ tại các Khoa khám bệnh và khoa cấp cứu thường nhầm giữa phân loại người bệnh cấp cứu và người bệnh đến yêu cầu được khám sàng lọc nội khoa chi tiết để xác nhận hay loại trừ là người bệnh không trong tình trạng bệnh lý cấp cứu và có thể được điều trị ngoại trú hay chuyển một phòng bệnh nội. 2.2. Phân loại người bệnh chấn thương dựa vào các tiêu chuẩn sau: + Cơ chế chấn thương + Tổn thương giải phẫu + Rối loại chức năng sinh lý và bệnh lý nội khoa Lưu ý: Không phải là tất cả các người bệnh bị chấn thương đều cần can thiệp ngoại khoa chỉnh hình và cần phải chuyển ngay đến các trung tâm điều trị chấn thương 2.3. Phân loại nạn nhân trong cấp cứu thảm hoạ Phân loại các nạn nhân khi xảy ra thảm họa là một quá trình rất năng động để phát hiện nhanh các nạn nhân bị thương nghiêm trọng trong toàn bộ các nạn nhân đang có tại hiện trường. Theo kinh điển, hệ thống phân loại cấp cứu thảm hoạ cố gắng phân các nạn nhân thành các loại hay nhóm để quyết định ưu tiên điều trị và vận chuyển. Tiêu chuẩn phân loại sơ bộ, đơn giản, nhanh cho các nạn nhân và quyết định xử trí sau khi phân loại thường được dựa trên các thông số: + Khả năng còn tự đi lại được của nạn nhân + Tình trạng ý thức của nạn nhân + Tình trạng hô hấp và oxy hoá máu: Còn thở/ hay không thở + Tình trạng tuần hoàn: dấu hiệu tưới máu tốt hay không tốt 10
  12. Nói chung các nạn nhân trong phân loại cấp cứu thảm hoạ phải được dán biển phân loại. Các biển phân loại có màu được mã hoá như sau: + Đỏ: Cần ưu tiên cấp cứu + Vàng: Có thể nặng lên + Xanh lá cây: Có thể theo dõi và ít nguy cơ diễn biến bất thường + Đen: Chết hay bị thương rất nặng và không hy vọng sống sót Trong phân loại nạn nhân ngay tại hiện trường khi xảy ra thảm họa, các nạn nhân được coi là bị thương nặng và không hy vọng sống sót là vấn đề khó xử nhất trong quyết định phân loại và quyết định thái độ xử trí vì các vấn đề đạo đức và năng lực của nhân viên y tế tiến hành phân loại tại hiện trường cũng như các quy định hiện hành trong thực hành y tế của từng đất nước. Chỉ nên lưu ý là các nạn nhân được xếp vào nhóm này phải rõ ràng là bị thương quá nặng mà không một nỗ lực hay phương tiện y học nào có thể hồi sức để cứu sống họ. 3. Phân loại người bệnh tại khoa cấp cứu 3.1. Quy trình phân loại dựa trên các thông số: + Lý do đến khám cấp cứu: Nếu có thể được, các nhân viên khoa cấp cứu phải thống nhất và chuẩn hoá các lý do thường gặp khiến người bệnh đến khám cấp cứu và phân theo cấp độ các lý do khám cấp cứu thành: Lý do cấp cứu thực sự; có nguy cơ cao và lý do cần coi là cấp cứu + Thu thập các chức năng sống: Mạch. HA, nhịp thở, SpO2. + Đánh giá tình trạng ý thức: Theo bảng điểm glasgow. + Dáng vẻ chung: Người bệnh trông có vẻ ốm yếu, da trông có vẻ kém tưới máu; có các dấu hiệu kiệt nước… + Khả năng đi lại: Người bệnh không thể tự đi có nguy cơ cao bị tình trạng cấp cứu nội khoa thực sự. 3.2. Ai tiến hành phân loại cấp cứu Nói chung các kết quả nghiên cứu cho thấy khi người tiến hành phân loại người bệnh cấp cứu có nhiều kinh nghiệm cũng như có kiến thức tốt về cấp cứu sẽ là nhóm đối tượng cho các quyết định tốt nhất. Nhóm này bao gồm các thầy thuốc đã được cấp chứng chỉ cấp cứu và các y sỹ-điều dưỡng cấp cứu có kinh nghiệm. 3.3. Bố trí nhân sự Tại các nước phát triển, việc phân loại người bệnh cấp cứu thường do nhân viên cấp cứu có kinh nghiệm, được huấn luyện tốt thực hiện tại các phòng tiếp đón cấp cứu. 11
  13. 3.4. Quy trình tiến hành phân loại người bệnh cấp cứu và khám sàng lọc nội khoa. Độ đặc hiệu và độ nhạy của phân loại người bệnh tăng lên theo thời gian dành để tiến hành phân loại cho mỗi người bệnh. Mặc dù một số thầy thuốc cấp cứu cho rằng quy trình phân loại bằng cách nhìn đánh giá sơ bộ và cảm quan theo kinh nghiệm có thể giúp tiến hành phân loại người bệnh một cách chính xác, song thực tế là độ đặc hiệu và độ nhạy của kiểu phân loại này rất thấp. Tại nhiều nước trên thế giới, luật y tế đòi hỏi phải tiến hành khám cấp cứu cho tất cả các người bệnh đến khoa Cấp cứu và yêu cầu được chăm sóc y tế. Các bác sỹ tại khoa cấp cứu sẽ quyết định xem người bệnh có trong tình trạng cấp cứu hay không; Nếu người bệnh trong tình trạng cấp cứu, người bệnh phải được ổn định chức năng sống tại khoa cấp cứu. Trước đây, bác sỹ trực tại khoa cấp cứu tiến hành hầu hết các khám sàng lọc nội khoa. Gần đây hơn, một số khoa Cấp cứu tại Mỹ đã mở rộng vai trò truyền thống của nhân viên phòng tiếp đón và cấp cứu là tiến hành đồng thời cả phân loại người bệnh cấp cứu và định hướng khám sàng lọc nội khoa. Khám sàng lọc nội khoa cũng phải bao gồm khám thực thể có định hướng (tức là khám cấp cứu và cấp cứu chuyên khoa đối với các hệ thống cơ quan có liên quan với lý do chính đến khám cấp cứu của người bệnh). Ví dụ, người bệnh than phiền đau tai cần được khám tai. Người bệnh đau họng cần được khám họng. Người bệnh có các dấu hiệu bất thường rõ rệt về sản phụ khoa đi kèm một bệng lý cấp cứu nội khoa thì phải được khám tại khoa cấp cứu và mời hội chẩn chuyên khoa. Như vậy, Một khoa cấp cứu hiện đại sẽ đóng vai trò hoạt động chức năng chuyên môn kép như sau: + Phân loại người bệnh vào các cấp độ cấp cứu để được xử trí tại chỗ và chuyển điều trị tại các đơn vị chuyên sâu như: ICU, đơn vị cấp cứu vành, đơn vị cấp cứu ngoại…. + Phát hiện các người bệnh không trong tình trạng cấp cứu nội khoa và có thể được chuyển tới một phòng khám bệnh đa khoa hay ngoại trú. 4. Phân loại các mức độ cấp cứu 4.1. Các thang điểm phân loại người bệnh cấp cứu Hệ thống phân loại các mức độ cấp cứu tại các khoa cấp cứu ở các nước phát triển có thể chia mức độ cấp cứu của người bệnh thành nhiều bậc (2 bậc, 3 bậc, 4 bậc hay 5 bậc) song thường gặp là hệ thống 3-4 bậc ở các phòng cấp cứu tại Mỹ (trong đó mức độ nặng được chia thành cấp cứu khẩn cấp (emergency), cần cấp cứu (urgent), bán cấp cứu (semiurgent) và không thực sự cấp cứu (nonurgent). Không may là các 12
  14. thuật ngữ này thường bị hiểu nhầm khi sử dụng ngoài bối cảnh khoa cấp cứu. Ví dụ, thuật ngữ cấp cứu khẩn cấp (emergency) thường được dùng để chỉ tình trạng ưu tiên cao nhất và không có ý nói là các người bệnh trong nhóm cần cấp cứu (urgent) không cần được chăm sóc tại khoa cấp cứu. B Thời gian đợi điều Tên gọi Ví dụ ậc trị/đánh giá lại 1 Khẩn cấp Ngay lập tức Đau ngực 2 Cấp cứu không trì Càng sớm càng tốt, Viêm phổi thở hoãn 15-30ph nông 3 Cấp cứu có trì 30-60ph Gãy cổ xương đùi hoãn 4 Không cấp cứu 60ph Cảm lạnh, ho, nhiễm khuẩn tiết niệu 4.2. Phân loại theo chỉ số cấp cứu nặng (ESI) Một số phòng cấp cứu tại Mỹ lại áp dụng phân loại theo chỉ số cấp cứu nặng được tóm tắt như trong bảng: M Đe Th Chức ức độ dọa ời gian Mức độ tập trung năng sống Ví dụ cấp sống còn chờ bác cấp cứu ABC cứu cơ quan sỹ khám 1 Không ổn Rõ Ng – Cao Ngừng tim; Chấn định ràng ay lập – Cần có mặt liên tục tại thương đã đặt tức giường bệnh NKQ; quá liều thuốc nặng 2 Đe dọa Có Trong – Cao Đau ngực do nhưng vài phút – Cần khám thường TMCB; Đa chấn không xuyên, tập trung phương thương; sốt cao đờ thật rõ tiện chẩn đoán đẫn; Loạn thần kịch phát – Monitoring liên tục 3 Ổn định Ít khả Tới 1h – Tr.bình/Cao Đau bụng hoặc các năng – Cần khám nhiều lần, tập rối loại sản khoa nhưng trung phương tiện chẩn (trừ khi có rối loạn có thể đoán nặng); Gãy cổ X.đùi ở người già 4 Ổn định Không Có thể – Thấp CT chi kín; vết chờ thương rách đơn 13
  15. – Phương tiện chẩn đoán giản; viêm bàng đơn giản quang; cơn đau đầu mingraine 5 Ổn định Không Có thể – Thấp Cảm lạnh; bỏng chờ – Chỉ cần thăm khám đơn nhẹ; khám theo hẹn thuần 5. Tầm quan trọng của tái phân loại cấp cứu Ngoài đánh giá ban đầu, đánh giá lại người bệnh trong vòng 2h sau khi được phân loại lần đầu và tiếp tục đánh giá lại một cách định kỳ đều đặn sau đó, có tầm quan trọng đặc biệt để tránh các sai lầm đáng tiếc. Một số người bệnh có thể biểu hiện khi thăm khám ở lần phân loại lần đầu hoàn toàn không có bất kỳ dấu hiệu nào của tình trạng bệnh nặng song có thể xuất hiện các dấu hiệu này trong thời gian chờ hay cho người bệnh về nhà. Vấn đề này thường bị phức tạp hơn trên người bệnh đến cấp cứu với tình trạng liên quan đến ngộ độc; không rõ tiền sử chấn thương và người nghiện rượu hay ma tuý. B. CHĂM SÓC CƠ BẢN NGƯỜI BỆNH HỒI SỨC 1. Đại cương 1.1. Định nghĩa Chăm sóc cơ bản là chăm sóc trực tiếp, toàn diện ngay từ lần tiếp xúc đầu tiên, khi vào viện, trong suốt thời gian nằm viện, tới khi ra viện cho từng cá nhân người bệnh do người điều dưỡng đảm nhận. Trong quá trình chăm sóc người bệnh, những người làm công tác chăm sóc như điều dưỡng, bác sĩ, hộ lý… luôn tìm mọi cách để thời gian tiếp xúc với người bệnh được nhiều nhất, để chăm sóc y tế cho họ được tốt nhất. Vào những năm 1950 – 1960, các tổ, nhóm, điều dưỡng có vai trò nhất định trong chăm sóc người bệnh. Từ những năm 1970, hình thành khái niệm “chăm sóc cơ bản”, việc áp dụng mô hình chăm sóc này vào thực tế đã làm hiệu quả chăm sóc tăng lên một cách đáng kể. Đồng thời, xuất hiện thêm nhiều mô hình chăm sóc để nâng cao chất lượng chăm sóc y tế cho người bệnh, người dân và cộng đồng. 1.2. Đặc điểm chăm sóc cơ bản – Điều dưỡng là người trực tiếp chăm sóc người bệnh. – Người điều dưỡng chịu trách nhiệm về chất lượng chăm sóc trong suốt 24/24 giờ, trong thời gian người bệnh nằm viện và mọi vấn đề liên quan đến người bệnh. – Các mối quan hệ với nhân viên y tế khác do người điều dưỡng thiết lập, đồng thời các nhân viên y tế khác cũng có trách nhiệm trong việc chăm sóc, điều trị người bệnh. 14
  16. – Chăm sóc cơ bản cho phép người điều dưỡng phát huy được chức năng chủ động và chức năng phối hợp trong thực hành chăm sóc. 1.3. Nhiệm vụ của điều dưỡng trong chăm sóc cơ bản Nguồn nhân lực của bệnh viện, khoa, nhu cầu của người bệnh, số lượng người bệnh chi phối hoạt động chăm sóc của điều dưỡng. Bình thường, một điều dưỡng có thể trực tiếp chăm sóc từ 4 – 10 người bệnh, tốt nhất là một điều dưỡng chăm sóc 3 – 4 người bệnh. Trường hợp đặc biệt, một điều dưỡng chỉ chăm sóc một người bệnh như với người bệnh khoa hồi sức tích cực, người bệnh sau mổ ghép tạng, mổ tim… cần nhiều điều dưỡng chăm sóc hơn. Tuy nhiên, với mỗi người bệnh cụ thể, điều dưỡng có các nhiệm vụ sau: – Tiếp xúc người bệnh ngay sau khi nhập viện, nhận định được các nhu cầu của người bệnh để lập kế hoạch chăm sóc nhằm đáp ứng thoả mãn các nhu cầu đó. – Phối hợp với bác sĩ điều trị, chủ động chăm sóc người bệnh 24/24 giờ. – Tiếp xúc với người thân người bệnh để tạo điều kiện cho họ tham gia vào kế hoạch chăm sóc. – Phải nhận định lại tình trạng người bệnh để đánh giá kết quả chăm sóc. – Khi điều dưỡng vắng mặt, phải bàn giao cho điều dưỡng thay thế chăm sóc người bệnh. – Có trách nhiệm hướng dẫn khi người bệnh ra viện, vận chuyển người bệnh, bàn giao, cung cấp các thông tin cần thiết về bệnh tật cho gia đình, cơ quan y tế để tiếp tục theo dõi. 2. Nội dung các thành phần chăm sóc cơ bản. Theo Virginia Henderson có 14 nội dung chăm sóc chăm sóc cơ bản. 2.1. Đáp ứng các nhu cầu về hô hấp Trung bình mỗi giờ con người tiêu thụ 25 lít oxy. Người bệnh cần được hít thở không khí trong sạch, buồng bệnh thoáng mát, đủ oxy. Người bệnh được đánh giá về hô hấp thông qua theo dõi nhịp thở về tần số, tính chất (biên độ, nhịp điệu và âm sắc) để phát hiện nhịp thở bất thường. Thở bình thường tần số 16 – 20 lần/phút, nhịp thở đều đặn qua mũi và êm dịu. Khó thở khi tần số thở tăng và/hoặc có những biến đổi về âm sắc, nhịp điệu và biên độ bởi nhiều nguyên nhân như tắc nghẽn đường hô hấp do dị vật, dịch tiết, phù nề; giảm nồng độ oxy trong máu do giảm tuần hoàn… Tùy theo nguyên nhân để giải 15
  17. quyết sự khó thở và đáp ứng nhu cầu như đảm bảo lưu thông đường thở, cung cấp oxy, tư thế thích hợp… Nếu ngưng thở thì hô hấp nhân tạo hoặc trợ giúp bằng máy thở. 2.2. Giúp đỡ người bệnh về ăn uống, dinh dưỡng Người trưởng thành cần 40ml nước/kg trọng lượng cơ thể, trẻ em có nhu cầu về nước tăng từ 2 – 2,6 lần so với người lớn. Dinh dưỡng đủ về số lượng và chất lượng, đảm bảo đủ 2.000 – 3.000 kcalo/ngày, đủ lượng protid, glucid, lipid và các chất khoáng, sinh tố. Vệ sinh an toàn thực phẩm, ăn theo chế độ bệnh lý. Khi có chỉ định, ăn uống được thực hiện qua ống thông dạ dày hoặc truyền dịch dinh dưỡng. 2.3. Giúp đỡ người bệnh trong bài tiết Bài tiết qua đường tiết niệu, hô hấp, tiêu hóa và qua da. Khi có chỉ định cần thông tiểu, thụt tháo, chăm sóc tốt các trường hợp bệnh nặng nằm viện nhiều ngày. Cần phải biết cách quản lý dịch tiết, không làm lây nhiễm và ảnh hưởng đến môi trường và bản thân. 2.4. Giúp đỡ người bệnh về tư thế, vận động và luyện tập Giúp người bệnh nằm, ngồi, đi, đứng; đáp ứng đúng tư thế cơ năng của người bệnh. Tùy tư thế người bệnh mà có vị trí chêm lót để tránh những vùng bị tỳ đè. Khi ngồi nên để bàn chân tựa lên mặt phẳng, lưng có chỗ dựa, đầu thẳng trục với cột sống. Khi đi thì thân người cân xứng chi trên, chi dưới, trường hợp người bệnh đứng không vững nên trợ giúp bằng cách dìu hoặc cung cấp nạng hoặc xe đẩy… Hầu hết người bệnh đều có khó khăn trong vận động, điều dưỡng nên hỗ trợ họ vận động nhẹ nhàng, dần dần. Vận động, thay đổi tư thế phù hợp với tình trạng bệnh lý. Vận động luyện tập để phòng chống loét, phục hồi di chứng, chống teo cơ cứng khớp, chống dính ở người bệnh sau phẫu thuật. 2.5. Đáp ứng nhu cầu ngủ và nghỉ ngơi – Môi trường xung quanh phải thoáng mát và yên tĩnh. – Cần tập trung việc chăm sóc người bệnh ngoài những giờ nghỉ ngơi. – Có quy định về giờ thăm nuôi và sinh hoạt của người bệnh. – Cách ly những người bệnh kích động, la hét. – Trẻ sơ sinh cần ngủ 20 – 22 giờ/ngày. – Vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường ngủ, nghỉ. Tạo giấc ngủ thoải mái, hợp lý theo lứa tuổi. – Người già cần ngủ 4 – 6 giờ/ngày. – Người trưởng thành cần ngủ 7 – 8 giờ/ngày. 16
  18. – Thời gian ngủ và nghỉ ngơi cũng cần được theo dõi, quản lý chặt chẽ. 2.6. Giúp người bệnh mặc và thay quần áo Quần áo phải phù hợp với thời tiết, tùy theo tình trạng người bệnh, quần áo rộng rãi, thoáng mát, dễ thấm hút, phù hợp với sinh hoạt của người mặc, không cản trở về hô hấp, tuần hoàn, vận động, hợp vệ sinh và thẩm mĩ. Quần áo sạch, gọn, đẹp phù hợp với từng mặt bệnh, với phong tục tập quán. Có kế hoạch thay quần áo định kỳ, giúp đỡ người bệnh nặng, người già, trẻ em trong việc mặc, thay quần áo. 2.7. Giúp người bệnh duy trì thân nhiệt Thân nhiệt bình thường 37 độ C, nếu thân nhiệt cao trên 37,5 độ C gọi là sốt hoặc dưới 36 độ C gọi là hạ thân nhiệt. Cần phải theo dõi để tìm ra nguyên nhân để giải quyết. Nếu thân nhiệt cao cần theo dõi nhiệt độ và mạch. Áp dụng các biện pháp hạ sốt như lau mát, lau ấm… Thực hiện y lệnh về thuốc: thuốc hạ sốt, truyền dịch… Cho người bệnh ăn thức ăn dễ tiêu, lỏng nhẹ, theo dõi lượng nước vào – ra. Giữ an toàn cho người bệnh nếu có nguy cơ co giật, hôn mê, mê sảng. Chăm sóc người bệnh hạ thân nhiệt: cần theo dõi sát tổng trạng người bệnh, điều trị các nguyên nhân như xuất huyết nặng, ngộ độc thuốc… Đảm bảo đủ quần áo ấm, đủ chăn khi nằm viện vào mùa đông, thoáng mát vào mùa hè. Khi có tăng hoặc giảm thân nhiệt, có biểu hiện bệnh lý cần phải theo dõi và xử trí kịp thời. 2.8. Giúp người bệnh vệ sinh cá nhân hàng ngày Vệ sinh răng miệng hàng ngày giúp người bệnh ăn ngon miệng, phòng chống viêm răng lợi, lưỡi, chống ùn tắc đờm dãi. Vệ sinh thân thể giúp bài tiết qua da được tốt, giúp người bệnh tắm khi cần thiết, đảm bảo đủ nước dùng, có nước nóng trong mùa đông. Điều dưỡng cần giúp người bệnh nặng, bất động về đại tiểu tiện hàng ngày. 2.9. Giúp người bệnh tránh được mọi nguy hiểm trong khi nằm viện Tránh những nguy hiểm khi người bệnh nằm viện, đặc biệt nhất là những người bệnh kém ý thức hoặc hôn mê: tránh té ngã bằng các phương tiện, kéo song giường, bất động tay chân… Phòng bệnh cần phải có những khoảng trống để người bệnh đi lại dễ dàng. Tránh để nhiều đồ đạc, trang thiết bị không cần thiết trong phòng bệnh. Phòng vệ sinh phải được sạch sẽ, tránh trơn trượt. 17
  19. Tránh cháy nổ cần phải có quy định về phòng cháy, chữa cháy. Tránh sự lây nhiễm chéo giữa các người bệnh từ những thủ thuật, kỹ thuật do cán bộ y tế lây nhiễm. Áp dụng biện pháp phòng chống nhiễm khuẩn theo quy chế. Bảo đảm an toàn về thân thể và tài sản, đề phòng lây chéo, giữ vệ sinh môi trường, vệ sinh ăn uống. Ngăn ngừa phòng tránh các tai biến, biến chứng trong chăm sóc và điều trị. 2.10. Giúp người bệnh trong giao tiếp Chủ yếu là giao tiếp bằng lời với thái độ ân cần, cởi mở, chân tình. Người bệnh nặng, người cao tuổi, người khuyết tật, trẻ em thường gặp nhiều khó khăn trong giao tiếp. Điều dưỡng cần biết những khó khăn của người bệnh trong giao tiếp để giúp đỡ họ hàng ngày. 2.11. Giúp người bệnh thoải mái về tinh thần và tự do tín ngưỡng Khuyên nhủ người bệnh yên tâm điều trị, tin tưởng vào chuyên môn, không quá lo lắng về bệnh tật. Tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng của người bệnh, tạo môi trường chăm sóc thích hợp. 2.12. Giúp người bệnh lao động, tránh mặc cảm là người vô dụng Lao động cũng là nhu cầu của con người: có lao động chân tay, lao động trí óc. Người bệnh có thể tham gia vào vệ sinh cải tạo môi trường bệnh viện, khoa phòng, đọc sách, tài liệu trong chừng mực nhất định để tránh mặc cảm là người vô dụng. 2.13. Giúp người bệnh trong các hoạt động vui chơi, giải trí Bệnh viện có những hoạt động văn hóa xã hội, tổ chức cho người bệnh tham gia, có nhận xét khen thưởng và khuyến khích người bệnh xây dựng chương trình giải trí, văn nghệ, thể dục thể thao. 2.14. Giúp người bệnh có kiến thức về y học Người bệnh quan tâm đến nguyên nhân dẫn đến bệnh tật, cách điều trị bệnh và phòng tránh. Một số người bệnh tìm kiếm tài liệu để tìm hiểu các đặc điểm lâm sàng của bệnh cũng như các phương pháp chăm sóc, điều trị. Điều dưỡng có nhiệm vụ giúp người bệnh hiểu biết về các nội dung cơ bản của bệnh tật cũng như cách chăm sóc điều trị bệnh, tiên lượng bệnh để người bệnh giảm bớt lo lắng, yên tâm, tin tưởng vào chuyên môn và cách chữa bệnh của bệnh viện. Biết được các thành phần của chăm sóc cơ bản người điều dưỡng sẽ có kế hoạch cụ thể trong việc chăm sóc người bệnh. Tại các tuyến điều trị, các bác sĩ cũng cần nắm chắc các thành phần chăm sóc cơ bản để có kế hoạch điều trị, chăm sóc hợp lý. 3. Chăm sóc giai đoạn người bệnh nằm viện 18
  20. Chăm sóc người bệnh được chia thành chăm sóc trực tiếp và chăm sóc gián tiếp. – Chăm sóc trực tiếp: là những công việc mà người điều dưỡng thực hiện trước sự có mặt của người bệnh. – Chăm sóc gián tiếp: là các công việc hành chính, giấy tờ, giao ban, lĩnh thuốc phục vụ cho chăm sóc người bệnh. Chế độ chăm sóc người bệnh phụ thuộc vào số lượng người bệnh, tình trạng người bệnh, yêu cầu chăm sóc trên từng người bệnh cụ thể và chịu ảnh hưởng của các yếu tố như thời tiết, thời vụ, địa lý, phương tiện giao thông… Để việc chăm sóc được thuận lợi và hiệu quả, chế độ chăm được phân cấp theo tình trạng nặng, nhẹ của người bệnh. 3.1. Chăm sóc cấp I Chăm sóc cấp I gồm những người bệnh nặng có yêu cầu chăm sóc, theo dõi, điều trị thường xuyên, liên tục: người bệnh suy tuần hoàn, suy hô hấp nặng, người bệnh hôn mê, người bệnh sau phẫu thuật lớn, người bệnh chấn thương, vết thương sọ não, người bệnh cấp cứu nội khoa như chảy máu đường tiêu hoá, đột quỵ não… 3.2. Chăm sóc cấp II Chăm sóc cấp II gồm những người bệnh có yêu cầu chăm sóc ở mức trung bình, người bệnh cần đến sự hỗ trợ của người điều dưỡng trong việc đáp ứng các nhu cầu cơ bản như các người bệnh cần uống thuốc, tiêm, truyền trước mổ, người bệnh qua giai đoạn cấp tính… 3.3. Chăm sóc cấp III Chăm sóc cấp III gồm những người bệnh nhẹ, tự đáp ứng được nhu cầu cho bản thân, đòi hỏi việc điều trị theo dõi ở mức tối thiểu. Thời gian chăm sóc gián tiếp không phụ thuộc vào tình trạng người bệnh và tương đối ổn định với mọi người bệnh, thời gian chăm sóc gián tiếp trung bình cho mỗi người bệnh là 30 phút/ngày. Việc phân cấp chế độ chăm sóc giúp cho người quản lý, điều hành cân đối nhân lực điều dưỡng làm việc hàng ngày, biết được khối lượng công việc để phân công điều dưỡng làm việc hợp lý, tránh chồng chéo, tránh bỏ sót các công việc trong khoa. Nguyên tắc chăm sóc cơ bản đề cao vai trò chăm sóc của người điều dưỡng và cũng xác định vị trí của người điều dưỡng trong hệ thống chăm sóc sức khoẻ. Để việc chăm sóc và điều trị người bệnh có hiệu quả, các bác sĩ, điều dưỡng cần thực hiện đúng các nội dung chăm sóc cơ bản, tức là phải nắm vững nhu cầu cơ bản của con người, biết cách đáp ứng nhằm thoả mãn nhu cầu của người bệnh, bằng các kỹ thuật điều dưỡng cơ bản và chuyên khoa cho từng người bệnh cụ thể. 19
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2