Giáo trình Chăm sóc Sức Khoẻ bệnh nhân thận
lượt xem 43
download
Khuyến cáo của Hội Thận Học Hoa Kỳ về chăm sóc sức Khoẻ bệnh nhân thận: Hội Thận Học Hoa Kỳ vừa đưa ra khuyến cáo về chăm sóc sức khoẻ dự phòng đối với bệnh nhân bệnh lý thận mãn (BTM) và bệnh lý thận giai đoạn cuối (BTGDC).
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Giáo trình Chăm sóc Sức Khoẻ bệnh nhân thận
- Chăm sóc Sức Khoẻ bệnh nhân thận Khuyến cáo của Hội Thận Học Hoa Kỳ về chăm sóc sức Khoẻ bệnh nhân thận Hội Thận Học Hoa Kỳ vừa đưa ra khuyến cáo về chăm sóc sức khoẻ dự phòng đối với bệnh nhân bệnh lý thận mãn (BTM) và bệnh lý thận giai đoạn cuối (BTGDC). Bảng 1. Đề phòng nhiễm trùng do vi khuẩn Khám da, những vùng da khô bất thường, vùng ngứa da và các vết thương hở. Tạo shunt động tĩnh mạch trước khi chạy thận nhân tạo ở bệnh nhân bệnh thận mãn (BTM) để giảm yêu cầu đặt catheter. Tầm soát nhiễm staphylococcus ở vùng mũi bệnh nhân bệnh thận giai đoạn cuối (BTGDC) có đặt catheter để chạy thận nhân tạo hoặc thẩm phân phúc mạc. Bôi pommade mupirocin (bôi trong mũi, ngày 2 lần trong 5 ngày và sau đó mỗi tuần một lần ) ở bệnh nhân nhiễm Staphylococcus sp. Bôi pommade mupirocin hoặc gentamicin ở đầu ra của catheter đối với những bệnh nhân có nhiễm trùng liên tiếp ở catheter và những bệnh nhân có nhiễm Staphylococcus sp ở mũi. Khám răng và điều trị bệnh nhân bị viêm lợi và viêm nha chu. Điều trị phòng ngừa viêm nội tâm mạc (2 g amoxicillin hoặc 600 mg clindamycin) 1 giờ trước can thiệp về răng và nha chu ở bệnh nhân bệnh thận mãn (BTM) và bệnh thận giai đoạn cuối (BTGDC) có đặt van tim nhân tạo, có bệnh tim bẩm sinh, có tiền sử viêm nội tâm mạc, bệnh nhân ghép tim, vôi hoá van tim, có catheter chạy thận nhân tạo hoặc can thiệp động-tĩnh mạch.
- Bảng 2. Tiêm phòng Tất cả các bệnh nhân bệnh thận mãn (BTM) hoặc bệnh thân giai đoạn cuối (BTGDC) cần được tiêm phòng cúm mỗi năm. Tất cả các bệnh nhân bệnh thận mãn (BTM) hoặc bệnh thận giai đoạn cuối (BTGDC) cần được tiêm phòng pneumococcus ít nhất một lần; bệnh nhân có nguy cơ lây nhiễm cao cần được tiêm nhắc lại mỗi 5 năm nếu thấy cần thiết. Bệnh nhân BTM hoặc BTGDC chưa tiêm phòng cần được tiêm 3 mũi phòng viêm gan B (0 - 1 tháng-6 tháng); kháng thể AntiHBS phải được kiểm tra lại 6-8 tuần sau khi tiêm đủ 3 mũi. Titer > 10 mIU/ml là có miễn dịch , nên kiểm tra lại Titer mỗi năm sau đó, nếu titer < 10 mIU/ml cần phải tiêm nhắc lại và kiểm tra lại titer 6-8 tuần sau khi tiêm nhắc lại. Bệnh nhân BTM hoặc BTGDC có nguy cơ viêm gan A (vd người có bệnh gan mãn, viêm gan C, HIV, nhiều bạn tình, đồng tính nam, người tiêm chích ma tuý) cần được tiêm phòng viêm gan A. Bảng 3. Tầm soát và phòng ngừa bịnh lao. Bệnh nhân BTM hoặc BTGDC cần được thử test Mantoux (IDR) mỗi năm với 5 U dẫn xuất protein tinh chất = purified protein derivative: Nếu phản ứng IDR âm tính nhưng sút cân trên 5%, nổi hạch mới hoặc các triệu chứng khác của lao, cần đánh giá thêm xem có nhiễm lao?
- Nếu phản ứng IDR âm tính và bệnh nhân không có các triệu chứng đã nói ở trên, nhưng có nguy cơ nhiễm lao cao, nên thử lại với liều 250 U dẫn xuất protein tinh chất PPD hoặc với xét nghiêm interferon γ mới hơn. Nếu phản ứng IDR âm tính và bệnh nhân không có các triệu chứng nhiễm trùng: bệnh nhân không có nguy cơ lâm sàng cao. Việc tầm soát nên nhắc lại sau 1 năm. Nếu phản ứng IDR bằng hoặc lớn hơn 5 mm kèm theo sút cân trên 5% và/hoặc nổi hạch mới, nên hướng đến việc điều trị lao. Nếu phản ứng IDR bằng hoặc lớn hơn 5 mm , có hiện diện tổn thương trước đây trên phim Xquang phổi, cần điều trị dự phòng. Nếu phản ứng bằng hoặc lớn hơn 10 mm, cần điều trị dự phòng. Điều trị dự phòng chuẩn bằng isoniazid (300 mg mỗi ngày hoặc 900 mg 3 lần mỗi tuần) cộng với pyridoxine (25-100 mg mỗi ngày) trong ít nhất 6-9 tháng. Các phác đồ điều trị dự phòng khác là rifampicin (600 mg mỗi ngày hoặc 3 lần mỗi tuần) trong 6 tháng hoặc rifampicin (600 mg 3 lần /tuần) cộng với pyrazinamide (25-35 mg/kg 3 lần /tuần) trong 2 tháng. Bảng 4. Kiểm soát rối loạn chuyển hoá lipids và đái tháo đường Chỉ số LDL, HDL, triglyceride và cholesterol toàn phần ở bệnh nhân BTM cần được kiểm tra ít nhất mỗi năm 1 lần. Mục tiêu điều trị là đạt chỉ số LDL thấp hơn 1.8 mmol/l (70 mg/dl) đối với bệnh nhân BTM có đái tháo đường và ít hơn 2.6 mmol/l (100 mg/dl) đối với bệnh nhân BTM đơn thuần.
- Nếu có thể được nên kiểm tra LDL, HDL, triglyceride và cholesterol toàn phần lúc đói ở bệnh nhân BTGDC, mức độ sau ăn cần được kiểm tra ít nhất mỗi năm một lần: Nếu LDL sau ăn vượt 4.9 mmol/l (190 mg/dl) hoặc triglyceride sau ăn vượt 5.7 mmol/l (500 mg/dl), cần kiểm tra lipids máu lúc đói. Nếu LDL lúc đói thấp hơn 3.4 mmol/l (130 mg/dl) và bệnh nhân được đánh giá có nguy cơ cao bị biến chứng tim mạch, cần khuyến cáo bệnh nhân thay đổi lối sống và tiến hành điều trị vớí mục tiêu LDL < 2.6 mmol/l (100 mg/dl) Nếu mức LDL lúc đói ít nhất 3.4 mmol/l (130 mg/dl) và bệnh nhân được đánh giá có nguy cơ biến chứng tim mạch trung bình, nên khuyến cáo bệnh nhân thay đổi lối sống và xem xét điều trị với mục tiêu LDL < 3.4 mmol/l (130 mg/dl) Nếu LDL lúc đói ít nhất 4.9 mmol/l (190 mg/dl) và bệnh nhân được xem có nguy cơ biến chứng tim mạch thấp thì nên khuyến cáo bệnh nhân thay đổi lối sống và xem xét điều trị với mục tiêu LDL < 4.1 mmol/l (160 mg/dl) Đối với hemoglobin glycated (HbA1C) , mục tiêu giữ ở mức thấp hơn 7% Bảng 5. Tầm soát ung thư Carcinoma tế bào thận Bịnh nhân có bệnh nang thận mắc phải, dù có chạy thận nhân tạo hay không, cũng cần được tầm soát bằng siêu âm ít nhất mỗi năm một lần. Ung thư tuyến tiền liệt Bệnh nhân từ 50 tuổi trở lên, nếu có tiên lượng sống ít nhất 10 năm cần được thăm khám trực tràng bằng ngón tay (digital rectal examination=DRE) và xét nghiệm PSA ( Prostatic specific antigen) mỗi năm.
- Bệnh nhân có nguy cơ cao ung thư tiền liệt tuyến cần được thăm trực tràng và xét nghiệm PSA vào năm 40 tuổi: Nếu PSA bằng hoặc lớn hơn 0,6 và có tiền sử ung thư tiền liệt tuyến trong gia đình, nên thăm trực tràng và xét nghiệm PSA mỗi năm. Nếu PSA thấp hơn 0,6 , nên thăm trực tràng và xét nghiệm PSA lại vào tuổi 45 Nếu ở tuổi 45, PSA bằng hoặc lớn hơn 0.6, thăm lại trực tràng và xét nghiêm PSA mỗi năm. Nếu ở tuổi 45, PSA thấp hơn 0.6, nên tầm soát lại vảo năm 50 tuổi Ung thư đại trực tràng Chiến lược tầm soát tương tự như đối với dân số tổng quát: những bệnh nhân từ 50 tuổi trở lên không tiền sử adenoma hoăc bệnh lý viêm đại tràng, không tiền sử gia đình được tầm soát bằng (1) nội soi đại tràng (thực hiện lại sau 10 năm nếu kết quả nội soi bình thường), hoặc: (2) xét nghiêm phân tìm máu ẩn mỗi năm và nội soi đại tràng sigma bằng ống mềm mỗi 5 năm, hoặc: (3) chụp đại tràng đối quang kép mỗi 5 năm. Ung thư vú Nên tầm soát ở những bệnh nhân có tiên lượng sống ít nhất 5 năm, hoặc những bệnh nhân được đánh giá là có nguy cơ ung thư vú cao. Chiến lược tầm soát tương tự như đối với dân số tổng quát; nghĩa là đối với phụ nữ tuổi từ 20 đến 39 cần được khám vú mỗi 1-3 năm, xen kẽ bằng những lần bệnh nhân tự khám vú định kỳ; bệnh nhân từ 40 tuổi trở lên cần được khám vú mỗi năm và tầm soát bằng nhũ ảnh, xen kẽ bằng những lần bệnh nhân tự khám vú định kỳ. Ung thư cổ tử cung Cần tầm soát ở những bệnh nhân có tiên lượng sống ít nhất 5 năm, hoặc những bệnh nhân được đánh giá có nguy cơ ung thư cổ tử cung cao. Tầm soát bằng Pap’s smears bắt đầu từ 3 năm sau lần giao hợp đầu tiên, và không trễ hơn 21 tuổi.
- Đối với phụ nữ trên 70 tuổi, cần tầm soát theo từng cá nhân một.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Giáo trình Chăm sóc sức khỏe ban đầu
45 p | 635 | 64
-
Giáo trình Chăm sóc sức khỏe sinh sản và kế hoạch hóa gia đình: Phần 2 - CĐ Y tế Hà Đông
62 p | 259 | 52
-
Giáo trình Chăm sóc sức khỏe phụ nữ, bà mẹ và gia đình: Phần 1
104 p | 27 | 17
-
Giáo trình Chăm sóc sức khỏe phụ nữ, bà mẹ và gia đình (Ngành: Điều dưỡng) - Trường Trung học Y tế Lào Cai
190 p | 174 | 16
-
Giáo trình Chăm sóc sức khỏe người lớn bệnh nội khoa - Trường CĐ Y tế Bình Dương
143 p | 26 | 13
-
Giáo trình Chăm sóc sức khoẻ người lớn nội khoa (Ngành: Điều dưỡng - Cao đẳng) - Trường Cao đẳng Y tế Sơn La
263 p | 22 | 13
-
Giáo trình Chăm sóc sức khoẻ trẻ em (Ngành: Điều dưỡng - Cao đẳng) - Trường Cao đẳng Y tế Sơn La
209 p | 40 | 11
-
Giáo trình Chăm sóc sức khỏe cộng đồng (Dùng cho sinh viên ngành Cao đẳng Điều dưỡng) - CĐ Y tế Hà Nội
103 p | 35 | 10
-
Giáo trình Chăm sóc sức khoẻ người lớn bệnh ngoại khoa (Ngành: Điều dưỡng - Cao đẳng) - Trường Cao đẳng Y tế Sơn La
197 p | 24 | 9
-
Giáo trình Chăm sóc sức khoẻ người lớn 3 (Ngành: Điều dưỡng - Cao đẳng) - Trường Cao đẳng Y tế Sơn La
240 p | 19 | 8
-
Giáo trình Chăm sóc sức khỏe gia đình (Dùng cho sinh viên ngành Cao đẳng Điều dưỡng) - CĐ Y tế Hà Nội
65 p | 14 | 8
-
Giáo trình Chăm sóc sức khoẻ người lớn 2 (Ngành: Điều dưỡng - Cao đẳng) - Trường Cao đẳng Y tế Sơn La
258 p | 11 | 7
-
Giáo trình Chăm sóc sức khoẻ sinh sản cộng đồng (Ngành: Hộ sinh - Cao đẳng) - Trường Cao đẳng Y tế Sơn La
72 p | 22 | 7
-
Giáo trình Chăm sóc sức khoẻ cộng đồng: Phần 2
43 p | 14 | 6
-
Giáo trình Chăm sóc sức khoẻ cộng đồng: Phần 1
89 p | 9 | 6
-
Giáo trình Chăm sóc sức khỏe người lớn 1 (Trình độ: Cao đẳng Điều dưỡng) - CĐ Y tế Hà Nội
171 p | 34 | 5
-
Giáo trình Chăm sóc sức khỏe phụ nữ và nam học (Ngành: Hộ sinh - Trình độ: Cao đẳng văn bằng 2) - Trường Cao đẳng Y tế Thanh Hoá
126 p | 4 | 2
-
Giáo trình Chăm sóc sức khỏe phụ nữ và nam học (Ngành: Hộ sinh - Trình độ: Cao đẳng) - Trường Cao đẳng Y tế Thanh Hoá
104 p | 11 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn