intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Giáo trình Chọn và thả cua giống - MĐ03: Nuôi cua đồng

Chia sẻ: Minh Minh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:78

208
lượt xem
58
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Giáo trình Chọn và thả cua giống - MĐ 03: Nuôi cua đồng giới thiệu về việc xác định thời vụ, lựa chọn cua giống, vận chuyển và thả cua giống; nội dung được phân bổ giảng dạy trong thời gian 72 giờ, gồm 4 bài. Chúc bạn thành công.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Giáo trình Chọn và thả cua giống - MĐ03: Nuôi cua đồng

  1. BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN CHỌN VÀ THẢ CUA GIỐNG MÃ SỐ: MĐ 03 NGHỀ: NUÔI CUA ĐỒNG Trình độ: Sơ cấp nghề
  2. 2 TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể được phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo. Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm. MÃ TÀI LIỆU: 03
  3. 3 LỜI GIỚI THIỆU Cua đồng là đối tượng thủy sản quen thuộc, đã gắn bó với bà con nông dân của chúng ta từ xưa đến nay. Trước đây sản lượng cua đồng ở nước ngọt là rất lớn, nhưng hiện nay do tình trạng nguồn nước bị ô nhiễm bởi hóa chất, thuốc bảo vệ thực vật từ nông nghiệp, hóa chất xử lý môi trường trong nuôi trồng thủy sản, nước thải công nghiệp từ các nhà máy… Cộng với tình hình khai thác thủy sản quá mức đã làm cho sản lượng cua ngày càng cạn kiệt. Do sản lượng cua đồng ngày càng ít nên giá thành của chúng cũng khá cao. Vì vậy nuôi cua là một nghề mới rất hấp dẫn người dân và rất có tiềm năng. Cua là đối tượng sống hoang dã ít bệnh tật nhưng khi đưa vào nuôi thì mật độ cao hơn nhiều so với ngoài tự nhiên. Tuy nhiên, nhiều bà con chưa được tiếp nhận đầy đủ, có hệ thống các hiểu biết và cách thực hiện thao tác của nghề nên hiệu quả nuôi không cao. Xây dựng chương trình, biên soạn giáo trình dạy nghề Nuôi cua đồng được xây dựng trên cơ sở phân tích nghề. Phần kỹ thuật nghề được kết cấu theo các mô đun. Tạo điều kiện thuận lợi cho các cơ sở dạy nghề trong quá trình thực hiện, việc xây dựng chương trình, biên soạn giáo trình đào tạo nghề Nuôi cua đồng là cấp thiết hiện nay để đào tạo cho người làm nghề Nuôi cua đồng và bà con lao động nông thôn, giảm bớt rủi ro, hướng tới hoạt động Nuôi cua đồng phát triển bền vững. Chương trình, giáo trình dạy nghề Nuôi cua đồng trình độ sơ cấp nghề do trường Cao đẳng Thủy sản chủ trì xây dựng và biên soạn theo hướng dẫn tại Thông tư số 31/2010/TT-BLĐTBXH ngày 08/10/2010 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội. Chương trình dạy nghề Nuôi cua đồng trình độ sơ cấp nghề gồm 06 mô đun: 1) Mô đun 01. Xây dựng ao, ruộng nuôi cua 2) Mô đun 02. Chu n bị ao, ruộng nuôi cua 3) Mô đun 03. Chọn và thả cua giống ) Mô đun 0 . Cho ăn và quản lý ao, ruộng nuôi cua ) Mô đun 0 . Ph ng và trị một số bệnh cua đồng 6) Mô đun 06. Thu hoạch và tiêu thụ cua iáo trình Chọn và thả cua giống được biên soạn theo chương trình đã được th m định là một mô đun chuyên môn nghề, có thể dùng để dạy độc lập hoặc cùng một số mô đun khác cho các khóa tập huấn hoặc dạy nghề dưới 3
  4. 4 tháng dạy nghề thường xuyên). au khi học mô đun này học viên có thể hành nghề Chọn và thả cua giống. Mô đun này được học sau mô đun xây dựng ao, ruộng nuôi cua; Chu n bị ao, ruộng nuôi cua và trước các mô đun , ,6 trong chương trình dạy nghề nuôi cua đồng. iáo trình Chọn và thả cua giống giới thiệu về việc xác định thời vụ, lựa chọn cua giống, vận chuyển và thả cua giống; nội dung được phân bổ giảng dạy trong thời gian 72 giờ, gồm bài. Nội dung giảng dạy gồm các bài: Bài 1: Xác định thời vụ thả cua giống Bài 2: Lựa chọn cua giống Bài 3.Vận chuyển cua giống Bài 4. Thả cua giống Trong quá trình biên soạn, chúng tôi có sử dụng, tham khảo nhiều tư liệu, hình ảnh của các tác giả trong và ngoài nước, cập nhật những tiến bộ khoa học kỹ thuật, sự góp ý của các chuyên gia, đồng nghiệp, đặc biệt là những vấn đề về Chọn và thả cua giống thực tế tại các địa phương …. Chúng tôi xin chân thành cảm ơn. Nhóm biên soạn xin được cảm ơn Vụ Tổ chức cán bộ - Bộ NN&PTNT, lãnh đạo và giảng viên trường Cao đẳng Thủy sản, các chuyên gia và các nhà quản lý tại địa phương đã đóng góp nhiều ý kiến quý báu và tạo điều kiện thuận lợi để chúng tôi hoàn thành cuốn giáo trình này. Mặc dù đã có nhiều cố gắng nhưng không thể tránh khỏi thiếu sót, rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của đọc giả để giáo trình được hoàn thiện hơn. Tham gia biên soạn: 1. Chủ biên: Th. Ngô Thế Anh 2. K . Nguyễn Văn Tâm
  5. 5 MỤC LỤC ĐỀ MỤC TRANG LỜI IỚI THIỆU ................................................................................................ 3 CÁC THUẬT N Ữ CHUYÊN MÔN, CHỮ VIẾT TẮT ............................... 7 MÔ ĐUN CHỌN VÀ THẢ CUA IỐN ....................................................... 8 Bài 1: Xác định thời vụ thả cua giống ................................................................. 8 1. Tìm hiểu điều kiện thời tiết vùng nuôi cua .............................................. 9 1.1. Chế độ nhiệt ......................................................................................... 9 1.2. Chế độ mưa ......................................................................................... 10 1.3. Chế độ gió mùa .................................................................................. 11 2. Xác định mùa vụ có cua giống ................................................................... 11 3. Xác định thời vụ thả cua giống .................................................................. 12 Bài 2: Lựa chọn cua giống ............................................................................... 15 1. Tiêu chu n cua giống ................................................................................. 15 1.1. Kích cỡ cua giống ................................................................................ 15 1.2. Chất lượng cua giống ........................................................................... 16 2. Xác định cỡ cua giống ................................................................................ 18 2.1. Lấy mẫu ............................................................................................... 18 2.2. Cân mẫu ............................................................................................... 21 2.3. Đếm mẫu .............................................................................................. 26 3. Đánh giá chất lượng cua giống .................................................................. 27 3.1. Quan sát ngoại hình ............................................................................. 27 3.2. Đánh giá sức khỏe................................................................................ 27 . Xác định số lượng giống cần mua............................................................. 28 Bài 3: Vận chuyển cua giống............................................................................. 33 1. Xác định thời gian và phương pháp vận chuyển ........................................ 33 1.1. Xác định thời gian vận chuyển cua giống ........................................... 33 1.2. Xác định phương pháp vận chuyển ..................................................... 33 2. Chu n bị dụng cụ, phương tiện vận chuyển cua giống .............................. 33 2.1. Chu n bị dụng cụ ................................................................................. 33 2.2. Chu n bị phương tiện .......................................................................... 36 3. Đóng cua giống vào túi và đưa vào thùng vận chuyển .............................. 38 3.1. Xác định mật độ đóng cua giống vào túi ............................................. 38 3.2. Đóng cua giống vào túi lưới ................................................................ 38 3.3. Xếp túi cua giống vào thùng vận chuyển ............................................ 41
  6. 6 3.4. Dán nhãn .............................................................................................. 45 3. . Xếp thùng lên phương tiện vận chuyển ............................................... 45 4. Xử lý cua giống trên đường vận chuyển .................................................... 49 .1. Dấu hiệu cua giống bất thường trong quá trình vận chuyển ............... 49 4.2. Phương pháp ph ng tránh và xử lý ...................................................... 50 . iao nhận cua giống................................................................................... 51 .1.Chu n bị nơi giao nhận cua giống ........................................................ 51 .2. iao nhận số lượng cua ....................................................................... 52 .3. Đánh giá chất lượng cua ...................................................................... 53 Bài : Thả cua giống .......................................................................................... 57 1. Lựa chọn thời điểm thả cua giống. ............................................................. 57 2. Xác định vị trí thả cua giống vào ao, ruộng ............................................... 58 3. Xử lý cua giống trước khi thả vào ao, ruộng ............................................. 59 3.1. Khử trùng ph ng bệnh cho cua giống ................................................. 59 3.2. Loại bỏ cua giống kém chất lượng ...................................................... 61 . Thực hiện thả cua giống ............................................................................. 63 . Đánh giá kết quả thả cua giống .................................................................. 65 .1. Quan sát hoạt động của cua sau khi thả ............................................... 66 .2. Xác định tỷ lệ chết của cua giống sau khi thả ..................................... 66 HƯỚN DẪN IẢN DẠY MÔ ĐUN .......................................................... 70 I. Vị trí, tính chất của mô đun: ....................................................................... 70 II. Mục tiêu: .................................................................................................... 70 III. Nội dung chính của mô đun: .................................................................... 71 IV. Hướng dẫn đánh giá kết quả học tập: ...................................................... 71 TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................. 77
  7. 7 CÁC THUẬT NGỮ CHUYÊN MÔN, CHỮ VIẾT TẮT pH: Độ chua, độ kiềm của đất nước) được đo bằng độ pH. Đất thường có trị số pH từ 3 đến 9. Căn cứ vào trị số pH người ta chia đất thành : - Đất chua (pH < 6,5) - Đất trung tính (pH = 6,6 - 7,5) - Đất kiềm (pH > 7,5). Người ta xác định đất chua, đất kiềm và đất trung tính để có kế hoạch cải tạo và sử dụng. O2: Khí ôxy thường được gọi là dưỡng khí, vì nó duy trì sự sống. H2S: Khí hiđro sunfua là khí không màu, mùi trứng thối, H2S dễ bay hơi hơn so với nước. Khí H2S ít tan trong nước, rất độc, chỉ cần 0,0 mg H2S trong 1 lít không khí đã gây ngộ độc, chóng mặt, nhức đầu thậm chí chết nếu thở lâu trong H2S. NH3: Amoniac là một hợp chất vô cơ có công thức phân tử NH3. Ở điều kiện tiêu chu n, nó là một chất khí độc, có mùi khai, tan nhiều trong nước. CO2: Cacbonic là một khí không màu mà khi hít thở phải ở nồng độ cao nguy hiểm do nó gắn liền với rủi ro ngạt thở) tạo ra vị chua trong miệng và cảm giác nhói ở mũi và cổ họng. Các hiệu ứng này là do khí h a tan trong màng nhầy và nước bọt, tạo ra dung dịch yếu của axít cacbonic. NaCl: Clorua natri, c n gọi là muối ăn, muối, muối mỏ, nó được sử dụng phổ biến như là đồ gia vị, chất bảo quản thực ph m, sát trùng... DO: Oxy hòa tan c n là oxy h a tan trong nước rất cần thiết cho sự hô hấp của sinh vật dưới nước Cá,tôm,động vật lưỡng cư, côn trùng v.v...). Khi nồng độ DO trở nên quá thấp sẽ dẫn đến hiện tượng khó hô hấp,giảm hoạt động ở các loài động thực vật dưới nước và có thể gây chết. Nồng độ DO trong tự nhiên khoảng từ 8 - 10ppm.
  8. 8 MÔ ĐUN CHỌN VÀ THẢ CUA GIỐNG Mã mô đun: MĐ 03 Giới thiệu mô đun: Mô đun Chọn và thả cua giống có thời gian học là 72 giờ, trong đó có 12 giờ lý thuyết, 2 giờ thực hành và 8 giờ kiểm tra. Mô đun này trang bị cho người học các kiến thức và kỹ năng nghề để thực hiện các công việc: - Lựa chọn cua giống đảm bảo tiêu chu n; - Thực hiện vận chuyển cua giống đảm bảo tỷ lệ sống > 80% và đảm bảo chất lượng; - Thực hiện thả cua giống đúng kỹ thuật. Nội dung mô đun gồm: - Xác định thời gian thả giống; - Lựa chọn cua giống; - Vận chuyển cua giống; - Thả cua giống. Để hoàn thành mô đun này, người học phải đảm bảo một số yêu cầu sau: - Học lý thuyết trên lớp và ngoài thực địa; - Tự đọc tài liệu ở nhà; - Thực hành kỹ năng cơ bản: tất cả các bài tập thực hành được thực hiện ở ao, ruộng nuôi cua đồng của các hộ gia đình, trại sản xuất giống… tại địa phương mở lớp. Trong quá trình thực hiện mô đun: giáo viên chuyên gia) kiểm tra, đánh giá mức độ thành thạo các thao tác của người học. Kết thúc mô đun: giáo viên kiểm tra mức độ hiểu biết kiến thức và khả năng thực hiện các kỹ năng của người học. Để được cấp chứng chỉ cuối mô đun, người học phải: - Có mặt ít nhất 80% số giờ học lý thuyết và tham gia 100% các giờ thực hành. - Hoàn thành tất cả các bài kiểm tra định kỳ và bài kiểm tra kết thúc các mô đun. - Trung bình điểm kiểm tra định kỳ và điểm kiểm tra kết thúc mô đun phải đạt ≥ điểm.
  9. 9 Bài 1: Xác định thời vụ thả cua giống Mã bài: MĐ 03 - 01 Mục tiêu: - Nêu được phương pháp xác định điều kiện thời tiết vùng nuôi cua, mùa vụ có cua giống; - Xác định chính xác mùa vụ thả cua giống. A. Nội dung: 1. Tìm hiểu điều kiện thời tiết vùng nuôi cua Tìm hiểu điều kiện thời tiết vùng nuôi cua là một nhiệm vụ bắt buộc và quan trọng trong nuôi cua đồng. Hiểu rõ điều kiện thời tiết vùng nuôi cua nhằm mục đích sau: - Tránh được thời tiết xấu khi thả cua giống; - Chọn được mùa vụ nuôi phù hợp cho sự phát triển cua. 1.1. Chế độ nhiệt Nhiệt độ trung bình tại Việt Nam dao động từ 21 0C đến 270C và tăng dần từ Bắc vào Nam. Mùa hè, nhiệt độ trung bình trên cả nước là 2 0C (Hà Nội 230C, Huế 2 0C, thành phố Hồ Chí Minh 26 0C). Mùa đông ở miền Bắc, nhiệt độ xuống thấp nhất vào tháng 12 và tháng 1 hàng năm. Ở Việt nam có những điều kiện thuận lợi cho nuôi cua đồng. Tuy nhiên ở miền Bắc có mùa đông lạnh, trong điều kiện thời tiết này cua phát triển chậm và nhu cầu tiêu thụ cua đồng giảm mạnh. Mỗi vùng sinh thái có những đặc trưng riêng. Vì vậy, hiểu rõ đặc điểm chế độ nhiệt của các vùng nuôi là vấn đề rất cần thiết và có ý nghĩa sâu sắc trong việc chọn thời gian thả giống cua đồng. ự sinh trưởng và phát triển của cua đồng phụ thuộc nhiều vào nhiệt độ môi trường. Nhiệt độ thích hợp cho sự phát triển và sinh trưởng của cua là từ 22 – 280C. - Phương pháp xác định chế độ nhiệt của vùng nuôi: Bước 1: Công tác chu n bị: + Nhân lực
  10. 10 + Địa chỉ thu thập tài liệu: Ph ng nông nghiệp, trung tâm dự báo khí tượng thủy văn của vùng, thông tin dự báo thời tiết trên truyền hình, đài, báo. Bước 2: Tiến hành thu thập thông tin về chế độ nhiệt của vùng nuôi + Bảng thống kê nhiệt độ hàng tháng, năm; + Biểu đồ biến đổi nhiệt độ hàng tháng, năm. Bước 3: Kết luận nhiệt độ vùng nuôi Thông qua tìm hiểu các thông tin nhiệt độ để đưa ra kết luận nhiệt độ trung bình của vùng nuôi từ đó đưa ra quyết định lựa chọn thời vụ nuôi. Trong thực tế, nhiệt độ để cua sinh trưởng và phát triển dao động từ 22 – 280C. 1.2. Chế độ mưa Việt Nam có lượng mưa trung bình hàng năm từ 1. 00 đến 2.000 mm. Độ m không khí trên dưới 80%. Do ảnh hưởng gió mùa và sự phức tạp về địa hình nên Việt Nam thường gặp bất lợi về thời tiết như bão, lũ lụt, hạn hán. Miền trung nước ta thường xuyên xảy ra mưa bão nên việc nuôi cua đồng cần cân nhắc kỹ lưỡng trước khi quyết định đầu tư nuôi. Trong nuôi trồng thủy sản nói chung và nuôi cua đồng nói riêng, mưa thất thường là một trong những nguyên nhân dẫn đến thất bại trong quá trình nuôi. Mưa lớn có thể làm cua thoát ra khỏi vùng nuôi, phá vỡ hệ thống công trình nuôi. Và có thể làm mất mùa cua hoàn toàn. - Phương pháp xác định chế độ mưa của vùng nuôi cụ thể: Bước 1: Công tác chu n bị: + Nhân lực + Địa chỉ thu thập tài liệu: Ph ng nông nghiệp, trung tâm dự báo khí tượng thủy văn của vùng, thông tin dự báo thời tiết trên truyền hình, đài, báo. Bước 2: Tiến hành thu thập thông tin về lượng mưa của vùng nuôi + Bảng thống kê lượng mưa hàng tháng, năm + Biểu đồ biến đổi lượng mưa hàng tháng, năm Bước 3: Kết luận lượng mưa vùng nuôi.
  11. 11 Thông qua tìm hiểu các thông tin về lượng mưa để đưa ra kết luận lượng mưa trung bình của vùng nuôi từ đó đưa ra quyết định lựa chọn thời vụ nuôi. Không nên chọn thời điểm thả giống vào mùa mưa. Ở miền Bắc mùa mưa tập trung vào tháng – 8, miền Trung từ tháng 8 – 11 và ở miền Nam từ 7 – 11. 1.3. Chế độ gió mùa Trong nuôi cua đồng thương ph m, chế độ gió mùa ảnh hưởng đến sự sinh trưởng của cua đồng. Việc xác định và hiểu rõ chế độ vùng nuôi cua, giúp người nuôi chọn được mùa vụ nuôi thích hợp. Việt Nam có thể được chia ra làm hai đới khí hậu lớn: Miền Bắc là khí hậu nhiệt đới gió mùa, với mùa rõ rệt xuân-hạ-thu-đông), chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc từ lục địa châu Á tới) và gió mùa đông Nam thổi qua Thái Lan-Lào và Biển Đông) có độ m cao. Miền Nam từ đèo Hải Vân trở vào) do ít chịu ảnh hưởng của gió mùa nên khí hậu nhiệt đới khá điều h a, nóng quanh năm và chia thành hai mùa rõ rệt mùa khô và mùa mưa). - Phương pháp xác định chế độ gió mùa của vùng nuôi cụ thể: Bước 1: Công tác chu n bị: + Nhân lực + Địa chỉ thu thập tài liệu: Ph ng nông nghiệp, trung tâm dự báo khí tượng thủy văn của vùng, thông tin dự báo thời tiết trên truyền hình, đài, báo. Bước 2: Tiến hành thu thập thông tin về chế độ gió mùa của vùng nuôi + Thời gian xuất hiện gió mùa; + Thời gian hết gió mùa. Bước 3: Kết luận chế độ gió mùa vùng nuôi. 2. Xác định mùa vụ có cua giống Ở Việt Nam, cả ba miền đều đã sản xuất được cua giống tuy nhiên do có sự khác nhau về khí hậu nên thời vụ có giống ở các miền có sự khác nhau. Phương pháp xác định mùa vụ có cua giống. Bước 1: Công tác chu n bị thu thập thông tin về mùa vụ có giống.
  12. 12 + Nhân lực + Xác định địa điểm thu thập thông tin: Cơ quan quản lý nhà nước của địa phương có sản xuất giống cua đồng; các cơ sở sản xuất giống, các hộ nuôi cua đồng. Bước 2: Thu thập thông tin về mùa vụ có cua giống Tiến hành thu thập thông tin số liệu về sản xuất giống: + Mùa vụ có cua giống + Chất lượng cua giống + ố lượng con giống. Bước 3: Kết luận mùa vụ có giống Thông qua những số liệu thu thập được từ đó đưa ra kết luận về mùa vụ có giống và lựa chọn mùa vụ thả giống phù hợp. Trên thực tế + Miền Bắc thời gian có giống từ tháng -5 + Miền Trung thời vụ có giống từ 3 - 5 + Miền Nam thời vụ có giống từ tháng 1 đến tháng 9 3. Xác định thời vụ thả cua giống Thời vụ thả giống phụ thuộc vào chu kỳ nuôi và nhu cầu tiêu thụ của thị trường. Ở miền Bắc, mùa đông từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau, miền Trung mùa đông từ tháng 12 đến tháng năm sau. Nếu nuôi cua vào những thời điểm này, tốc độ sinh trưởng chậm, cua dễ mắc bệnh, thị trường tiêu thụ giảm. Vì vậy, người nuôi cần xác đinh chính xác thời vụ thả giống. Miến Bắc thả giống từ tháng –5 Miền Trung thả từ tháng 3 – 5 Đối với miền Nam do điều kiện thời tiết khá ổn định nên có thể thả giống được quanh năm nhưng tập trung từ tháng 3 – 8. B. Câu hỏi và bài tập thực hành: 1. Câu hỏi: - Câu hỏi 1: Nêu tiêu chu n để chọn mùa vụ thả giống?
  13. 13 - Câu hỏi 2: Nêu ảnh hưởng của nhiệt độ đến sự phát triển của cua đồng? 2. Bài thực hành: 2.1. Bài thực hành số 3.1.1: Xác định mùa vụ có cua giống - Mục tiêu: + Củng cố kiến thức về điều kiện chọn mùa vụ thả giống; + Rèn luyện kỹ năng thu thập thông tin mùa vụ có giống. - Nguồn lực: + Phiếu điều tra: 1 phiếu/ 1 nhóm; + Bút bi: 1 chiếc/ 1 nhóm; + Cơ sở sản xuất cua giống; - Cách thức tiến hành: chia lớp thành 6 nhóm, mỗi nhóm người - Nhiệm vụ của nhóm khi thực hiện bài tập: + Chu n bị dụng cụ; + Thu thập thông tin mùa vụ có cua giống; + Tổng hợp thông tin, đưa ra kết luận. - Thời gian hoàn thành: 2 giờ. - Kết quả và tiêu chu n sản ph m cần đạt được sau bài thực hành: STT Các hoạt động Số lượng và chất lượng sản phẩm 1 Chu n bị phiếu điều tra 6 phiếu, phiếu điều tra đầy đủ thông tin, dễ hiểu. 2 Thu thập thông tin mùa Thu thập đầy đủ thông tin thời gian vụ có cua giống có cua giống, chất lượng cua giống, số lượng cua giống. 3 Tổng hợp thông tin, đưa Tổng hợp chính xác, đầy đủ thông tin ra kết luận mùa vụ có giống. Đưa ra kết luận cụ thể về mùa vụ thả giống.
  14. 14 C. Ghi nhớ: Mùa vụ thả giống miền Bắc từ tháng 4 – , miền Nam từ tháng 3 – 8, miền Trung 3 – 5; Tránh chọn mùa vụ vào thời điểm nhiệt độ thấp dưới 220C.
  15. 15 Bài 2: Lựa chọn cua giống Mã bài: MĐ 03 - 02 Mục tiêu: - Nêu được tiêu chu n cua giống, các biện pháp kỹ thuật xác định kích cỡ, chất lượng cua giống, và phương pháp xác định số lượng cua giống cần mua; - Xác định được kích cỡ và đánh giá được chất lượng cua giống; - Xác định được số lượng cua giống cần mua. A. Nội dung: 1. Tiêu chu n cua giống 1.1. Kích cỡ cua giống Cua giống đảm bảo chất lượng phải đồng đều về cỡ. Nếu cua giống không đồng đều, trong quá trình nuôi sẽ có sự phân đàn. Cua lớn sẽ cạnh tranh với cua nhỏ, hoặc ăn thịt cua nhỏ trong quá trình lột xác. Đây là nguyên nhân dẫn đến hao hụt cua trong quá trình nuôi. Để cua giống phát triển tốt trong quá trình nuôi, cỡ cua giống thích hợp là 400 – 450 con/kg. Nếu cua giống quá nhỏ, cua giống dễ bị chết do không thích nghi với điều kiện môi trường. Hình 3.2.1: Cua giống đồng đều về cỡ
  16. 16 1.2. Chất lượng cua giống Cua giống có chất lượng tốt phải đảm bảo những yêu cầu sau: + Khỏe mạnh Cua giống khỏe mạnh vận động nhanh nhẹn, có phản xạ tốt trước tác động bên ngoài. Khi thả cua xuống đất, cua b đi trốn nhanh. Hình 3.2.2: Cua giống đang giơ càng + Màu sắc tươi sáng Cua giống tốt có màu nâu bóng, hoặc đen bóng.. Hình 3.2.3: Cua giống có có màu nâu bóng
  17. 17 + Không gãy càng, chân Cua giống có chất lượng tốt phải c n đầy đủ, nguyên vẹn càng, chân. Nếu cua giống bị gãy càng, cua sẽ không phát triển trong quá trình nuôi vì cua không bắt được mồi. Hình 3.2.4: Cua bị gãy chân Hình 3.2.5: Cua chất lượng tốt + Không dập mai Cua giống chất lượng phải đảm bảo mai cua c n nguyên vẹn. Mai cua bị dập, sẽ tạo điều kiện cho mầm bệnh tấn công dẫn đến cua bị chết.
  18. 18 Hình 3.2.6: Cua bị dập mai + Không dị hình, không dị tật Cua giống có chất lượng tốt cần đảm bảo các bộ phân trên cơ thể cua như mai cua, càng, chân, mắt cua đầy đủ và bình thường. 2. Xác định cỡ cua giống 2.1. Lấy mẫu Để xác định cỡ cua giống, không thể kiểm tra tất cả số lượng cua giống cần mua. Cần lấy một số mẫu cua để xác định cỡ giống cho toàn bộ lượng cua giống cần mua. Để xác định cỡ cua giống, ta cần tiến hành các bước theo trình tự sau: Thu cua giống từ ao, ruộng bằng các dụng cụ như thúng, lờ, vó. Thúng, vó hoặc lờ thu cua phải nguyên vẹn, không bị rách, thủng, gãy, mắt lưới phù hợp với để thu cua, tránh cua bị lọt, đảm bảo thu được cua giống.
  19. 19 Hình 3.2.7: Thúng bị rách Để thu cua bằng lờ, thúng hoặc vó cần tiến hành theo trình tự sau: - Kiểm tra lờ, thúng hoặc vó thu cua. Kiểm tra lờ, thúng hoặc vó thu cua trước khi đặt xuống ao,ruộng để tránh cua thất thoát ra ngoài. Hình 3.2.8: Lờ thu cua - Đặt mồi nhử vào trong lờ, thúng hoặc vó Mồi nhử cho vào lờ, thúng hoặc vó thường là cá tạp băm nhỏ, hoặc bột thính thơm. Mồi nhử có tác dụng dẫn cua giống tìm vào trong lờ, thúng, vó.
  20. 20 Hình 3.2.9: Cá tạp làm mồi nhử Hình 3.2.10: Đặt mồi nhử vào lờ thu cua Mồi nhử lên được gói trong lá bèo để không bị tan nhanh trong nước và vẫn đảm bảo nhử được cua giống vào lờ, thúng, vó. Mỗi một lờ, thúng, vó có thể đặt 100 – 200 gam cá tạp băm nhỏ. - Đóng nắp lờ Đóng nắp lờ để cua không thoát ra ngoài trong quá trình thu giống. - Đặt lờ, thúng, vó xuống ao, ruộng
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2