intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Giáo trình Chuẩn bị giống - MĐ02: Trồng tre lấy măng

Chia sẻ: Minh Minh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:102

122
lượt xem
34
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Giáo trình mô đun “Chuẩn bị giống” là mô đun thứ hai trong 6 mô đun của chương trình dạy nghề Trồng tre lấy măng, nhằm trang bị cho học viên những kiến thức và kỹ năng thực hiện công việc chuẩn bị giống trước khi trồng tre lấy măng.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Giáo trình Chuẩn bị giống - MĐ02: Trồng tre lấy măng

  1. 1 BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN CHUẨN BỊ GIỐNG MÃ SỐ: MĐ02 NGHỀ: TRỒNG TRE LẤY MĂNG Trình độ: Sơ cấp nghề
  2. 2 TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể được phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo. Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm. MÃ TÀI LIỆU: MĐ 02
  3. 3 LỜI GIỚI THIỆU Trồng tre lấy măng là nghề tạo ra sản phẩm măng tại các nông hộ hoặc trang trại đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng trong Chương trình đào tạo nghề ngắn hạn cho lao động nông thôn từ nay đến năm 2020, nhằm trang bị cho học viên một số kiến thức và kỹ năng cơ bản để thực hiện các công việc của nghề. Giáo trình được xây dựng và phát triển theo các bước: phân tích nghề, phân tích công việc và xây dựng chương trình, giáo trình dạy nghể theo mô đun. Giáo trình mô đun “Chuẩn bị giống” là mô đun thứ hai trong 6 mô đun của chương trình dạy nghề Trồng tre lấy măng, nhằm trang bị cho học viên những kiến thức và kỹ năng thực hiện công việc chuẩn bị giống trước khi trồng tre lấy măng. Giáo trình mô đun “ Chuẩn bị giống” bao gồm 6 bài: Bài 1: Giới thiệu chung về cây Tre Bài 2: Đặc điểm sinh vật học, sinh thái học của cây tre Bài 3: Thiết lập vườn ươm Bài 4: Nhân giống tre bằng phương pháp chiết cành Bài 5: Nhân giống tre bằng phương pháp giâm hom cành Bài 6: Nhân giống tre bằng phương pháp tách gốc Để hoàn thành được bộ giáo trình này chúng tôi đã nhận được các ý kiến đóng góp của các nhà khoa học, cán bộ kỹ thuật của các trường khối nông nghiệp, Ban Giám hiệu và các thầy cô giáo Trường Cao đẳng Nông Lâm Đông Bắc. Chúng tôi xin được gửi lời cảm ơn đến Vụ Tổ chức cán bộ - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tổng cục dạy nghề, các nhà khoa học, các cán bộ kỹ thuật, các thày cô giáo đã tham gia đóng góp nhiều ý kiến quý báu để chúng tôi hoàn thành bộ giáo trình này. Chúng tôi hy vọng giáo trình sẽ giúp ích được cho người học. Tuy nhiên do khả năng hạn chế và thời gian gấp rút trong quá trình thực hiện, nên giáo trình không tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong được sự góp ý của độc giả, của các nhà khoa học, cán bộ kỹ thuật và người sử dụng. Chúng tôi sẽ nghiêm túc tiếp thu và chỉnh sửa để giáo trình ngày càng hoàn thiện đáp ứng yêu cầu của người học. Xin chân thành cảm ơn! THAM GIA BIÊN SOẠN 1. Đặng Thị Ngân (chủ biên): Trường Cao đẳng Nông Lâm Đông Bắc; 2. Nguyễn Thanh Hà: Trường Cao đẳng Nông Lâm Đông Bắc;
  4. 4 3. Nguyễn Văn Dinh: Trường Cao đẳng Nông Lâm Đông Bắc 4. Phan Thanh Lâm: Trường Cao đẳng Nông Lâm Đông Bắc.
  5. 5 MỤC LỤC TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN ................................................................................. 2 LỜI GIỚI THIỆU ................................................................................................ 3 MỤC LỤC ........................................................................................................... 5 MÔ ĐUN: CHUẨN BỊ GIỐNG ........................................................................ 11 Bài 1: Giới thiệu chung về cây tre ..................................................................... 11 A. Nội dung: ...................................................................................................... 11 1. Giá trị sử dụng của tre và măng tre: .............................................................. 11 1.1. Giá trị sử dụng của tre: ...................................................................... 11 1.2. Giá trị sử dụng của măng tre ............................................................. 13 2. Một số giống tre cho măng đang được gây trồng phổ biến ở Việt Nam: ...... 17 2.1. Tre mai: .............................................................................................. 17 2.2. Tre Mạnh tông: ................................................................................... 18 2.3. Luồng:................................................................................................. 19 2. 4. Tre Điềm trúc: ................................................................................... 20 2.5. Tre Bát độ: .......................................................................................... 21 2.6. Tre Lục trúc: ....................................................................................... 21 2.7. Tre Điền trúc: ..................................................................................... 22 2.8. Trúc sào: ............................................................................................. 23 2.9. Vầu đắng: .......................................................................................... 24 2.10. Mao trúc: .......................................................................................... 25 3. Tình hình gây trồng tre nhập nội lấy măng ở nước ta ................................... 26 B. Câu hỏi và bài tập thực hành: ....................................................................... 29 C. Ghi nhớ: ........................................................................................................ 29 Bài 2: Đặc điểm sinh vật học, sinh thái học của cây tre .................................... 30 A. Nội dung: ...................................................................................................... 30 1. Đặc điểm hình thái của cây tre: ..................................................................... 30 1.1. Thân ngầm: ......................................................................................... 30 1.2. Thân khí sinh: ..................................................................................... 31 1.3. Cành tre .............................................................................................. 32 1.4. Lá tre: ................................................................................................. 32
  6. 6 1.5. Hoa và quả: ........................................................................................ 33 2. Đặc điểm sinh trưởng của tre: ....................................................................... 35 2.1. Sinh trưởng rễ ..................................................................................... 35 2.2. Sinh trưởng của thân ngầm: ............................................................... 35 2.3. Sinh trưởng măng tre: ........................................................................ 37 2.4. Sinh trưởng của thân, cành và lá tre:................................................. 37 3. Đặc điểm sinh thái của tre: ............................................................................ 37 3.1. Nhiệt độ: ............................................................................................. 38 3.2. Lượng mưa bình quân năm: ............................................................... 38 3.3. Địa hình: ............................................................................................. 38 3.4. Đất đai: ............................................................................................... 38 B. Câu hỏi và bài tập thực hành ................................................................ 39 1. Câu hỏi: .......................................................................................................... 39 2. Bài tập thực hành: .......................................................................................... 40 2.1. Bài thực hành: Quan sát đặc điểm hình thái cây Tre ...................... 40 2.2. Bài thực hành: Quan sát đặc điểm sinh trưởng cây tre .................. 40 C. Ghi nhớ: ........................................................................................................ 41 Bài 3: Thiết lập vườn ươm................................................................................. 42 A. Nội dung: ...................................................................................................... 42 1. Chọn vị trí làm vườn ươm có đủ tiêu chuẩn để nhân giống tre:.................... 42 1.1. Tiêu chuẩn vườn ươm có điều kiện sản xuất thích hợp: .................... 42 1.2. Tiêu chuẩn vườn ươm có điều kiện đất đai thích hợp: ....................... 42 2. Dự tính diện tích vườn ươm: ......................................................................... 42 2.1. Đất sản xuất: ...................................................................................... 43 2.2. Đất xây dựng (đất không sản xuất): ................................................... 43 B. Câu hỏi và bài tập thực hành: ....................................................................... 43 1. Câu hỏi ........................................................................................................... 43 2. Bài tập thực hành: .......................................................................................... 43 2.1. Bài tập: Tính diện tích vườn ươm .................................................... 43 2.2. Bài thực hành: Khảo sát chọn lập vị trí làm vườn ươm .................. 44 C. Ghi nhớ: ........................................................................................................ 46
  7. 7 Bài 4: Nhân giống tre bằng phương pháp chiết cành ....................................... 47 A. Nội dung: ...................................................................................................... 47 1. Khái niệm nhân giống tre bằng phương pháp chiết cành .............................. 47 2. Ưu, nhược điểm của phương pháp nhân giống tre bằng phương pháp chiét cành: ................................................................................................................... 47 2.1. Ưu điểm: ............................................................................................. 47 2.2. Nhược điểm: ....................................................................................... 47 3. Thời vụ chiết cành: ........................................................................................ 47 4. Chuẩn bị dụng cụ và vật liệu chiết cành: ....................................................... 48 4.1. Chuẩn bị dụng cụ: .............................................................................. 48 4.2. Chuẩn bị vật liệu chiết cành: ............................................................. 48 4.3. Chọn cây mẹ lấy cành chiết: .............................................................. 48 4.4. Chọn và đánh dấu cành chiết: ............................................................ 48 5. Chiết cành: ..................................................................................................... 49 5.1. Chặt cành nhánh, bóc bẹ mo: ............................................................. 49 5.2. Cắt ngọn cành và cưa gốc cành chiết: ............................................... 49 5.3. Bó bầu chiết:....................................................................................... 51 6. Cắt cành chiết trên cây mẹ ............................................................................. 53 6. Cắt cành chiết trên cây mẹ:............................................................................ 54 7. Giâm cành chiết: ............................................................................................ 54 8. Chăm sóc cành chiết tại vườn:....................................................................... 56 8.1. Che râm: ............................................................................................. 56 8.2. Tưới nước: .......................................................................................... 56 8.3. Bón phân: ........................................................................................... 57 8.4. Đảo bầu và xén rễ: ............................................................................. 58 9. Tiêu chuẩn cây giống đem trồng ................................................................... 58 B. Câu hỏi và bài tập thực hành......................................................................... 59 1. Câu hỏi ........................................................................................................... 59 2. Kiểm tra trắc nghiệm về các bước tiến hành nhân giống tre bằng phương pháp chiết cành. ................................................................................................. 59 3. Bài tập thực hành ........................................................................................... 60 3.1. Bài thực hành: Chiết cành tre .......................................................... 60
  8. 8 3.2. Bài thực hành: Cắt cành chiết, xử lý và giâm cành chiết ................ 61 3.3. Bài thực hành: Chăm sóc cành chiết sau giâm ................................ 62 C. Ghi nhớ: ........................................................................................................ 63 Bài 5: Nhân giống tre bằng phương pháp giâm hom cành ................................ 64 Mục tiêu: ............................................................................................................ 64 A. Nội dung: ...................................................................................................... 64 1. Khái niệm nhân giống tre bằng phương pháp giâm hom cành: .................... 64 2. Ưu, nhược điểm nhân giống tre bằng phương pháp giâm hom cành: ........... 64 2.1. Ưu điểm của phương pháp giâm hom cành: ...................................... 64 2.2. Nhược điểm của phương pháp giâm hom cành: ................................ 64 3. Thời vụ giâm hom cành: ................................................................................ 64 4. Chuẩn bị giâm hom cành: .............................................................................. 64 4.1. Trồng vườn giống lấy hom: ................................................................ 64 4.2. Chăm sóc vườn giống lấy hom: .......................................................... 65 4.3. Chuẩn bị nhà giâm hom: .................................................................... 65 4.4. Chọn cây và cành lấy hom: ................................................................ 67 4.5. Cắt cành hom trên cây mẹ và bảo quản ............................................. 68 5. Giâm hom cành:............................................................................................ 69 5.1. Cắt hom: ............................................................................................. 69 5.2. Khử trùng hom: .................................................................................. 70 5.3. Xử lý hom ra rễ và cấy hom: .............................................................. 72 6. Chăm sóc hom giâm tại vườn ........................................................................ 75 7. Đảo bầu và xén rễ .......................................................................................... 77 8. Tiêu chuẩn cây hom đem trồng ..................................................................... 77 B. Câu hỏi và bài tập thực hành......................................................................... 77 1. Câu hỏi ........................................................................................................... 77 2. Kiểm tra trắc nghiệm về các bước tiến hành nhân giống tre bằng phương pháp giâm hom cành. ......................................................................................... 78 3. Bài tập thực hành: .......................................................................................... 78 3.1. Bài thực hành: Trồng và chăm sóc vườn giống lấy hom ................. 78 3.2. Bài thực hành: Làm nhà giâm hom đơn giản .................................. 79
  9. 9 3.3. Bài thực hành: Giâm hom ................................................................ 83 3.4. Bài thực hành: Chăm sóc hom giâm tại vườn.................................. 84 C. Ghi nhớ: ........................................................................................................ 85 Bài 6: Nhân giống tre bằng phương pháp tách gốc .......................................... 86 A. Nội dung: ...................................................................................................... 86 1. Khái niệm nhân giống tre bằng phương pháp tách gốc: ................................ 86 2. Ưu nhược điểm nhân giống tre bằng phương pháp tách gốc: ....................... 86 2.1. Ưu điểm nhân giống tre bằng phương pháp tách gốc: ....................... 86 2.2. Nhược điểm nhân giống tre bằng phương pháp tách gốc: ................ 86 3. Thời vụ nhân giống:....................................................................................... 86 4. Chuẩn bị nền giâm: ........................................................................................ 86 5. Chọn cây làm giống (tre có thân mọc cụm): ................................................. 87 6. Tách gốc và bảo quản: ................................................................................... 87 7. Giâm gốc ....................................................................................................... 89 8. Chăm sóc gốc sau giâm: ................................................................................ 90 9. Tiêu chuẩn cây (gốc) đem trồng: ................................................................... 91 B. Câu hỏi và bài tập thực hành......................................................................... 91 1. Câu hỏi ........................................................................................................... 91 2. Bài tập thực hành ........................................................................................... 91 2.1. Bài thực hành: Tách gốc và giâm gốc ............................................. 91 2.2. Bài thực hành: Phân loại cây, đảo bầu và xén rễ ............................ 92 C. Ghi nhớ: ........................................................................................................ 93 HƯỚNG DẪN GIẢNG DẠY MÔ ĐUN .......................................................... 94 I. Vị trí, tính chất của mô đun ............................................................................ 94 II. Mục tiêu mô đun ........................................................................................... 94 III. Nội dung chính của mô đun......................................................................... 95 IV. Hướng dẫn thực hiện bài tập, bài thực hành ............................................... 95 V. Yêu cầu về đánh giá kết quả học tập ............................................................ 97 5.1. Bài 1: Giới thiệu chung về cây tre ................................................... 97 5.2. Bài 2: Đặc điểm sinh vật học, sinh thái học của cây tre ................. 98 5.3. Bài 3: Thiết lập vườn ươm ............................................................... 98
  10. 10 5.4. Bài 4: Nhân giống bằng phương pháp chiết cành ........................... 99 5.5. Bài 5: Nhân giống bằng phương pháp giâm hom cành ................. 100 5.6. Bài 6: Nhân giống bằng phương pháp tách gốc ............................ 100 VI. Tài liệu tham khảo ..................................................................................... 101
  11. 11 MÔ ĐUN: CHUẨN BỊ GIỐNG Mã mô đun: MĐ02 Giới thiệu mô đun: Mô đun “Chuẩn bị giống” là mô đun thứ 2 trong Chương trình dạy nghề trình độ sơ cấp nghề Trồng tre lấy măng, trong chương trình dạy nghề ngắn hạn cho lao động nông thôn. Mô đun nhằm trang bị cho học viên những kiến thức cơ bản về đặc điểm sinh vật, sinh thái của tre cây tre, giới thiệu giá trị của tre và măng tre và một số giống tre đang trồng lấy măng phổ biến ở nước ta, kỹ thuật nhân giống tre bằng các phương pháp: Chiết cành, giâm hom cành và bằng gốc. Nội dung của mô đun được bố trí dạy tích hợp giữa lý thuyết với thực hành tại các cơ sở đào tạo. Mô đun 02 có thể sử dụng dạy độc lập cùng với mô đun 01 và mô đun 05 hoặc cùng các mô đun khác trong Chương trình mô đun nghề trồng tre lấy măng cho các khóa tập huấn hoặc dạy nghề dưới 3 tháng (dạy nghề thường xuyên). Bài 1: Giới thiệu chung về cây tre Mã bài: M02-01 Mục tiêu - Trình bày được giá trị sử dụng của tre và măng tre. - Trình bày được đặc điểm, giá trị cung cấp măng của một số giống tre cho măng đang được gây trồng phổ biến ở nước ta. - Xác định được vị trí của cây tre trong sản xuất nông nghiệp và đời sống xã hội hiện nay. A. Nội dung 1. Giá trị sử dụng của tre và măng tre 1.1. Giá trị sử dụng của tre Tre trúc Việt Nam nhiều loài, nhiều dạng, là loài cây dễ trồng, mọc nhanh, sớm trưởng thành lại nhanh cho thu hoạch, thân tre rất đa dạng dễ chế biến nên các loài tre đã được sử dụng rất rộng rãi. Trong gia đình các dụng cụ được làm từ tre như: cán cuốc, thang tre, rổ giá tre, giường tre, chiếu tre... Trong công nghiệp, tre được dùng để sản xuất giấy viết, ván ép, ván dán để làm các dụng cụ gia đình cao cấp. Trong xây dựng, tre dùng để làm nhà tạm, làm cầu.
  12. 12 Hình 2.1.1: Cầu tre Ngoài ra tre còn có hình dáng rất đẹp, phong nhã, tre còn được gọi là “vật cát tường”, người ta yêu tre thưởng thức tre nên thường dùng tre để xây dựng lâm viên. Hình 2.1.2: Trồng tre làm lâm viên Tre còn có tác dụng làm cân bằng sinh thái tự nhiên, bởi tre là môi trường tốt cho các loài chim đến cư trú, trong đó hầu hết là các loài chim có ích.
  13. 13 1.1.1. Giá trị kinh tế Cây tre đã gắn bó với người dân Việt Nam từ bao đời nay, người ta dùng tre để làm nhà, làm hàng rào, làm cầu tre, làm nghề đan lát tre. Trong vùng dân tộc ít người mỗi hộ trồng 5 bụi tre, mỗi bụi có khoảng 20 - 25 cây, mỗi cây thu được 8 - 10.000 đồng, hàng năm chặt cây tre già trong bụi mang ra chợ bán cũng thu được khoảng 20.000 đồng/ bụi, như vậy thu nhập thêm từ trồng tre cũng được vài trăm ngàn đồng. Sau khi được gia công thì giá trị các mặt hàng của tre cũng được tăng lên gấp hàng chục lần như dùng tre làm ván ép, ván dán, gia công măng cho lợi nhuận nhiều, giá cao. 1.1.2. Giá trị xã hội Tre làm đẹp cảnh quan, làm phong phú nền văn hóa, nhiều nhà sàn hay lầu tre được mọc lên bên cạnh suối nước, nho nhã và mang tính dân tộc hấp dẫn, làm cho con người có cảm giác mới lạ. Nghề du lịch tổ chức đi thăm quan các vùng tre trúc cũng có sự lôi cuốn du khách. Ngoài ra khai thác lợi dụng tre trúc còn tạo được việc làm cho lao động dư thừa ở nông thôn và các trại người già và trẻ mồ côi không nơi nương tựa. 1.1.3. Giá trị sinh thái Tre có rễ chùm lan rộng trên mặt đất, có tác dụng giữ đất, giữ nước, chống xói mòn. Cành lá rơi rụng trong rừng tre cũng một phần nào làm tăng thêm độ phì cho đất. Trồng rừng tre rộng rãi đặc biệt là hai bên bờ sông có thể làm giảm tác hại của lũ lụt và vỡ đê.. 1.2. Giá trị sử dụng của măng tre Măng tre tươi thơm, giòn, có nhiều dinh dưỡng là thức ăn truyền thống của nước ta. Măng không chỉ là thức ăn hàng ngày mà còn trở thành thương phẩm, không chỉ ăn tươi mà còn là chế phẩm công nghiệp. Chủng loại măng tre rất nhiều, số lượng được sử dụng ngày một tăng lên, hầu hết các nhà hàng, khách sạn lớn đều có những món măng được chế biến đơn giản hay cầu kỳ, sang trọng như: măng luộc chấm vừng hay ninh xương, măng muối hạt Mắc mật, làm rượu măng hay làm măng chua, măng khô ăn rất ngon, được nhiều nước ưa chuộng và sử dụng phổ biến trên toàn cầu.
  14. 14 Hình 2.13: Các món ăn được chế biến từ măng Hình 2.14: Măng muối quả Mắc mật
  15. 15 Hình 2.1.5: Măng khô Thành phần dinh dưỡng được xác định trong măng tươi của một số loài tre như biểu sau: Bảng 2-1: Thành phần dinh dưỡng măng tươi của một số loài tre Loài tre Trúc cần câu Luồng Trúc sào Nước (%) 90,8 91,2 85,5 Protein (%) 3,23 2,06 3,16 Lipit (%) 0,21 0,13 0,49 Xenlulo (%) 0,89 1,17 0,66 Tổng đường (%) 0,46 2,16 5,86 Tro (%) 1,31 0,88 0,19 P (ppm) 3,91 742 640 Fe (ppm) 11 29 8,2 K (ppm) 149 76 19 Măng là một món rau tươi bổ. Theo phân tích, măng tươi có lượng đường, lipít, protein và các chất P, Fe, Ca và các nguyên tố khác, các vitamin
  16. 16 cũng khá nhiều Măng tre còn được sử dụng làm thuốc giảm béo, phòng chống ung thư đường ruột, bởi măng có xenluloza xúc tiến nhu động ruột, tăng khả năng tiêu hóa và bài tiết, làm giảm sự sự bảo lưu và hấp thu các chất có hại, như vậy có thể giảm bớt triệu chứng ngộ độc và sự phát sinh ung thư ruột. Trong những năm gần đây người ta còn phát hiện chất xenluloza và a xít lipoic trong măng kết hợp với nhau có thể ngăn chặn được sự hình thành colesterol trong máu. Ngoài ra axit tyrosic trong măng có thể ngăn chặn được sự phát triển của tế bào ung thư. Do đó măng có tác dụng điều trị nhất định đối với sự phát sinh, phát triển triệu chứng trứng độc và ung thư ruột. Hiện nay, người ta coi măng là thứ rau quan trọng và nơi sản xuất măng lớn nhất là Trung Quốc và Nhật Bản và các nước Đồng Nam Á. Thị trường tiêu thụ măng lớn nhất là các nước Âu, Mỹ và Nhật Bản. Trong các loài tre măng Trúc sào là loài cho nhiều măng nhất, sau đó là Trúc cần câu, Diễn trứng, Luồng và Điềm trúc. Măng tre có nhiều chất dinh dưỡng và khoáng. Măng tre là loại nhiều Protein, sợi, ít lipit, đường. Nếu so với một số loại rau ăn khác ta có những số liệu như sau Bảng 2-2: Thống kê các chất dinh dưỡng, khoáng có trong các loại rau Tên rau Protein Lipit (g) Chấtkhoáng Ca P (mg) Fe (mg) (g) (g) (mg) Măng 2,6 0,2 7 10 76 0,5 tre Cà rốt 0,6 0 6 49 34 0,5 Rau cải 1,1 0,1 2 86 27 1,2 Cải bắp 1,3 0,3 4 62 28 0,7 Rau cần 0,1 0,1 20 19 51 0,5 Khoai sọ 0,6 0,1 2 7 31 2.0 Măng ăn rất ngon, dinh dưỡng phong phú, có thể xào, om nấu, muối, nấu canh, có thể phơi khô, làm dấm, gia vị .... Măng có tác dụng bảo vệ sức khỏe và làm thuốc rất có giá trị. Các nhà y
  17. 17 học ngày xưa cho rằng: vị măng ngọt, hơi hàn, tiêu khát, lợi tiểu, bổ phổi hòa đờm. Đối với bệnh phù thũng, viêm thận cấp, xuyễn và tiểu đường có tác dụng điều trị nhất định. Cho nên măng là món ăn chữa bệnh quan trọng. Dân gian Trung Quốc tương truyền, ăn măng xào thịt có thể trừ âm ích huyết, măng om với dầu vừng chữa bệnh viêm đường tiêu hóa, dùng măng nấu canh có thể tiêu viêm trừ nhiệt và chữa bệnh đau đầu. Như vậy với những phát hiện mới đã làm cho giá trị của măng tăng lên, nó không chỉ là thức ăn dinh dưỡng mà còn là một loại thực phẩm ngon và bảo vệ sức khỏe. 2. Một số giống tre cho măng đang được gây trồng phổ biến ở Việt Nam 2.1. Tre mai 2.1.1. Đặc điểm - Cây mọc thành bụi lớn, không có gai - Đường kính thân cây từ 12 - 20 cm, thành tre dầy, lóng dài 40 cm, cây cao 15-18 m. - Thân non phủ màu trắng, có 1 cành to, ở đùi gà có nhiều rễ trên các đốt, cành phát triển từ nửa thân phía trên, có một số cành phụ nhỏ hơn, bẹ mo hình chuông, đỉnh hơi lõm, mặt ngoài có ít lông mịn, phiến mo hình ngọn giáo, lá dài 40 cm, rộng 5 - 7 cm. 2.1.2 Giá trị sử dụng Là loài cây đa tác dụng, măng ăn rất ngon, một loại thực phẩm có giá trị, thân cây làm nhà.. Tre mai được trồng nhiều ở các tỉnh vùng Đông Bắc và vùng Trung Tâm Bắc Bộ. Hình 2.1.6: Tre mai
  18. 18 2.2. Tre Mạnh tông 2.2.1. Đặc điểm Thân ngầm dạng củ, thân tre mọc cụm, cao 15- 20 m, đường kính gốc 7 - 15 cm, vách dầy 18 - 22 mm, ngọn cong rũ xuống. Đốt ở gốc thường có vòng rễ khí sinh. Chiều dài lóng 30 - 40 cm. Thân lúc non có màu nâu nhạt, trên và dưới đốt đều có lông nhung màu nâu nhạt. Lá hình lưỡi mác dài 10 - 30 cm, dưới mặt phủ lông mịn Cây phân cành ở độ cao 2/ 3 thân về phía ngọn. Mỗi mấu có 3 cành chính, lá lớn, 11- 13 đôi gân song song, mặt dưới gân hình dạng lưới mờ, mo thân có bẹ lớn, mặt ngoài phủ lông tím, mặt trong nhẵn. Hình 2.1.7: Tre mạnh tông 2.2.2. Giá trị sử dụng Mạnh tông cho thân to thẳng cứng, vách dày nên được dùng làm cột nhà, cột điện, cầu cống. Măng ăn ngon được nhiều người ưa thích và được coi là loài có măng ngon nhất trong các loại tre. Trồng mạnh tông lấy măng có lợi vì cho măng
  19. 19 nhiều, to, thịt dày, năng cân. 2.3. Luồng 2.3.1. Đặc điểm - Thân có đường kính 20 - 30 cm, cây cao tới 20 - 25 m, màu sắc thân thay đổi theo tuổi. Khi còn non 1- 2 tuổi thân có màu xanh nhạt, bóng, có phấn trắng ở gần các đốt, khoảng 3 - 4 tuổi màu xanh sẫm, 7- 8 tuổi có màu xanh nhạt hoặc xanh xám có nhiều rêu. - Đốt Luồng (nơi tiếp giáp giữa 2 lóng) đặc. Mỗi đốt có mầm thường gọi là mắt Luồng. - Gốc Luồng (củ) nằm dưới mặt đất, hơi cong, to hơn thân, dài khoảng 30 - 40 cm, lóng và đốt ở phần gốc đều đặc. - Rễ chùm phát sinh từ các đốt và được phân thành: + Rễ chính: Phát sinh từ các đốt nằm kín trong đất, đường kính 2 - 4 mm, chiều dài 2-3 cm, có thể ăn sâu 1-2 m. + Rễ phụ: Phát sinh từ các đốt của thân ở gần mặt đất, các đốt xa mặt đất không mọc rễ phụ. - Cành Luồng: Mọc từ các đốt, ở đốt phát sinh cành thường có một cành to nhất và 2- 5 cành nhỏ, phần gốc cành tiếp giáp với đốt phình to một chút, có khả năng phát sinh mầm và rễ. - Lá luồng: hình thuôn dài, có mũi nhọn, trên xanh thẫm, dưới nhạt hơn, thay đổi theo mùa và tuổi cây. - Mo thân, mo cành, dính với đốt, bao bọc lấy lóng. Hình 2- 13: Cây Luồng Hình 2-8: Luồng
  20. 20 2.3.2. Giá trị sử dụng Luồng được dùng để xây dựng nhà cửa, cầu phao, cột buồm, làm nguyên liệu giấy… Măng Luồng làm thực phẩm là loại hàng được dùng để xuất khẩu có giá trị cao. 2. 4. Tre Điềm trúc 2.4.1. Đặc điểm - Thân ngầm dạng củ, thân khí sinh mọc cụm, thân cao 15- 20 cm, đường kính 15- 20 cm, ngọn rủ hay cong hình cung, lóng dài 45- 60 cm, lúc non phủ phấn trắng, không lông, ở đốt có 1 vòng lông nhung màu nâu, vách thân dầy 1-3 cm, phân cành cao, mỗi đốt có nhiều cành, cành chính to, mo thân rụng sớm, mặt lưng phủ lông gai nhỏ nhưng dễ rụng trở nên nhẵn không có lông. - Cành nhỏ mang 7-13 lá, bẹ lá dài 19 cm, lúc non phủ lông gai màu nâu vàng. Hình 2.1.9: Tre điềm trúc 2.4.2. Giá trị sử dụng - Thân tre làm các đồ gia dụng và vật liệu xây dựng, làm ván ép, các mặt hàng xuất khẩu như: đũa, chiếu… - Lá Điềm trúc được thu mua để xuất khẩu - Măng Điềm trúc to và chất lượng cao và được ưa chuộng trên thị
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2