Giáo trình Cơ sở văn hoá Việt Nam (Ngành: Quản trị du lịch và lữ hành - Cao đẳng) - Trường Cao đẳng Lào Cai
lượt xem 15
download
Giáo trình Cơ sở văn hoá Việt Nam trình bày được những hiểu biết cơ bản về văn hóa Việt Nam: Khái niệm cơ bản về văn hóa; các loại hình, đặc trưng, các thành tố cơ bản của văn hóa Việt Nam; văn hóa tổ chức cộng đồng, tiến trình văn hóa, các vùng văn hóa. Trình bày và phân biệt được thành tựu văn hóa Việt Nam qua tiến trình lịch sử và đặc điểm các vùng văn hóa Việt Nam;... Mời các bạn cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Giáo trình Cơ sở văn hoá Việt Nam (Ngành: Quản trị du lịch và lữ hành - Cao đẳng) - Trường Cao đẳng Lào Cai
- UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH LÀO CAI TRƯỜNG CAO ĐẲNG LÀO CAI GIÁO TRÌNH MÔN HỌC: CƠ SỞ VĂN HOÁ VIỆT NAM NGÀNH: QUẢN TRỊ DỊCH VỤ DU LỊCH VÀ LỮ HÀNH TRÌNH ĐỘ: CAO ĐẲNG Lào Cai, năm 2021
- 2 TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể được phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo. Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm.
- 3 LỜI GIỚI THIỆU Trong thời đại ngày nay, khi kinh tế càng phát triển và các quốc gia trên thế giới ngày càng xích lại gần nhau thì văn hoá dân tộc ngày càng là trung tâm của sự chú ý. Những năm gần đây, Nghị quyết số 03-NQ/TW, ngày 16-7-1998, của Hội nghị Trung ương 5 khóa VIII về xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc và những nghị quyết gần đây, đặc biệt là Nghị quyết 33- NQ/TW nhiều lần khẳng định vai trò của văn hoá trong việc bồi dưỡng và phát huy nhân tố con người, đồng thời đặt mục tiêu “xây dựng một nền văn hoá tiến tiến, đậm đà bản sắc dân tộc”. Góp phần thực hiện mục tiêu đó, giáo trình “Cơ sở văn hoá Việt Nam” là tài liệu biên soạn để phục vụ cho giảng dạy và học tập ngành Cao đẳng Quản trị dịch vụ du lịch và Lữ hành trường Cao đẳng Lào Cai về kiến thức cơ sở ngành. Giáo trình được biên soạn theo chương trình môn học đã được Hội đồng thẩm định thông qua. Giáo trình gồm 04 chương theo tinh thần của văn hoá học, khoa học về văn hoá. Trong nội dung văn hoá và phân vùng văn hoá là một
- 4 khái niệm rất rộng mỗi nhà khoa học sẽ có những cách tiếp cận khác nhau, sẽ đưa ra những quan niệm, các phân chia khác nhau nhưng phù hợp với văn hoá nói chung. Chúng tôi muốn cung cấp cho sinh viên những kiến thức cơ bản, cập nhật nhất về văn hoá Việt Nam vừa truyền thống, vừa hiện đại. Giáo trình không những là tài liệu giảng dạy mà còn là tài liệu cho những ai quan tâm đến văn hoá Việt Nam. Mặc dù đã cố gắng nhưng không thể tránh khỏi những thiếu sót. Kính mong nhận được sự đóng góp của đồng nghiệp và bạn đọc để giáo trình ngày càng hoàn thiện hơn. Lào Cai, tháng 5 năm 2021 Chủ biên: Nguyễn Thị Kim Hoa Sần Thị Hồng Vân
- 5 MỤC LỤC Chương 1. CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN ............................... 13 1. Văn hóa và văn hóa học ........................................................ 13 1.1. Khái niệm văn hóa và văn hoá học .............................. 13 1.2. Khái niệm văn minh ..................................................... 18 1.3. Khái niệm văn hiến .................................................... 19 1.4. Khái niệm văn vật ...................................................... 20 2. Mối quan hệ giữa văn hóa với môi trường tự nhiên và môi trường xã hội ...................................................... 21 3. Tiếp xúc và giao lưu văn hóa ............................................... 24 3.1. Giao lưu văn hóa với Trung Hoa ................................. 25 3.2. Giao lưu văn hóa với Ấn Độ ........................................ 29 3.3. Giao lưu văn hóa với phương Tây ............................... 32 3.4. Giao lưu tiếp biến trong giai đoạn hiện nay ................. 36 Chương 2. CÁC THÀNH TỐ CƠ BẢN, ĐẶC TRƯNG VÀ CHỨC NĂNG CỦA VĂN HÓA ..................... 39 1. Các thành tố cơ bản của văn hóa........................................ 39 1.1. Ngôn ngữ ...................................................................... 40 1.2. Tôn giáo ....................................................................... 42 1.2.1. Nho giáo ................................................................ 43 1.2.2. Phật giáo ................................................................ 46
- 6 1.1.3. Thiên chúa giáo ..................................................... 53 1.1.4. Đạo giáo ................................................................ 56 1.3. Tín ngưỡng ................................................................... 60 1.3.1. Tín ngưỡng phồn thực ........................................... 61 1.3.2. Tín ngưỡng sùng bái tự nhiên ............................... 66 1.3.3. Tín ngưỡng sùng bái con người ............................ 70 1.4. Lễ hội............................................................................ 77 1.4.1. Lễ Tết .................................................................... 78 1.4.2. Lễ hội..................................................................... 81 2. Đặc trưng và chức năng của văn hóa ................................ 86 2.1. Văn hóa trước hết phải có tính hệ thống và chức năng tổ chức xã hội ............................................................. 86 2.2. Tính giá trị và chức năng điều chỉnh xã hội ................. 87 2.3. Tính nhân sinh và chức năng giao tiếp......................... 88 2.4. Tính lịch sử và chức năng giáo dục ............................. 89 CHƯƠNG 3. DIỄN TRÌNH LỊCH SỬ VĂN HÓA VIỆT NAM .................................................................................. 92 1. Văn hóa Việt Nam thời tiền sử và sơ sử ............................ 93 1.1. Văn hóa Việt Nam thời tiền sử..................................... 93 1.2. Vãn hóa Việt Nam thời sơ sử ....................................... 98
- 7 1.2.1. Từ văn hoá tiền Đông Sơn đến văn hoá Đông Sơn ................................................................................... 98 1.2.2. Văn hoá Sa Huỳnh ................................................ 104 1.2.3. Văn hoá Đồng Nai ................................................. 109 2. Văn hóa Việt Nam thiên niên kỷ đầu công nguyên ........................................................................................... 115 2.1. Văn hóa ở Châu thổ Bắc bộ thời kỳ Bắc thuộc ............ 115 2.1.1. Bối cảnh văn hóa lịch sử ....................................... 115 2.1.2. Tiếp xúc cưỡng bức và giao thoa văn hóa Việt - Hán .................................................................................. 125 2.1.3. Giao lưu văn hóa tự nhiên Việt - Ấn ................ 126 2.1.4. Giữ gìn, bảo tồn và phát triển văn hóa dân tộc 128 2.2. Văn hóa Chăm Pa ....................................................... 131 2.3. Văn hoá Óc Eo ............................................................ 135 3. Văn hóa Việt Nam thời tự chủ ............................................ 138 3.1. Bối cảnh vãn hóa lịch sử .............................................. 139 3.2. Đặc trưng văn hoá Lý - Trần ........................................ 143 3.2.1. Về văn hoá vật chất ............................................... 143 3.2.2. Hệ tư tưởng............................................................ 145 3.3. Đặc trưng văn hoá thời Minh thuộc và Hậu Lê ........... 151 3.4. Đặc trưng của văn hoá từ thế kỷ XVI đến 1858 .......... 156
- 8 3.4.1. Hệ tư tưởng............................................................ 156 3.4.2. Sự xuất hiện của chữ Quốc ngữ. ........................... 157 4. Văn hóa Việt Nam từ năm 1858 đến nay .......................... 162 4.1. Ðặc trưng văn hóa từ năm 1858 đến 1945 ................... 162 4.1.1. Bối cảnh văn hoá lịch sử ...................................... 162 4.2. Ðặc trưng văn hóa từ năm 1945 đến nay ..................... 167 4.2.1. Hệ tư tưởng............................................................ 168 4.2.2. Văn hoá vật chất .................................................... 170 Câu 6 . Giới thiệu nét kiến trúc độc đáo nhà thờ Đá Sa Pa, theo anh/chị, nét kiến trúc trên là kết quả của sự giao thoa văn hoá thời kỳ nào? ....................................... 180 CHƯƠNG 4. KHÔNG GIAN VĂN HÓA VIỆT NAM .............................................................................................. 181 1. Không gian văn hóa ............................................................... 182 1.1.Khái niệm ...................................................................... 182 1.2. Các phương án phân định vùng văn hóa ở Việt Nam ..................................................................................... 182 Ảnh 4. Các vùng văn hoá Việt Nam ....................................... 186 2. Các vùng văn hoá ................................................................... 186 2.1. Vùng văn hóa Tây Bắc ................................................. 186 2.1.1 Đặc điểm về tự nhiên, cư dân và lịch sử ................ 186
- 9 2.1.2. Đặc trưng về văn hóa ............................................ 188 Ảnh 5. Các dân tộc Thái, Mông… đặc trưng vùng văn hoá Tây bắc................................................................... 197 2.2. Vùng văn hóa Việt Bắc ................................................ 197 2.2.1. Đặc điểm về tự nhiên, cư dân và lịch sử ............... 197 2.2.2. Đặc trưng về văn hóa ............................................ 199 2.3. Vùng văn hóa Bắc Bộ................................................... 205 2.3.1. Đặc điểm về tự nhiên, cư dân và lịch sử ............... 205 2.3.2. Đặc trưng về văn hóa ............................................ 206 2.4. Vùng văn hóa Trung Bộ ............................................... 214 2.4.1. Đặc điểm tự nhiên, cư dân và lịch sử .................... 214 2.4.2. Đặc trưng về văn hóa ............................................ 216 2.5. Vùng văn hóa Tây Nguyên .......................................... 222 2.5.1. Đặc điểm về tự nhiên, cư dân và lịch sử ............... 222 2.5.2. Đặc trưng về văn hóa ............................................ 223 2.6. Vùng văn hóa Nam Bộ ................................................. 229 2.6.1. Đặc điểm về tự nhiên, cư dân và lịch sử ............... 229 2.6.2. Đặc trưng về văn hóa ............................................ 230 TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................ 237
- 10 GIÁO TRÌNH MÔN HỌC Tên môn học: Cơ sở văn hoá Việt Nam Mã môn học: MH10 Vị trí, tính chất, ý nghĩa và vai trò của môn học: - Vị trí: Là môn học lý thuyết cơ sở thuộc chương trình đào tạo Cao đẳng Quản trị dịch vụ du lịch và Lữ hành. Môn học được bố trí giảng dạy đồng thời với các môn cơ sở khác của ngành. - Tính chất: Là môn học lý thuyết cơ sở bắt buộc Mục tiêu của môn học - Về kiến thức + Sinh viên trình bày được những hiểu biết cơ bản về văn hóa Việt Nam: Khái niệm cơ bản về văn hóa; các loại hình, đặc trưng, các thành tố cơ bản của văn hóa Việt Nam; văn hóa tổ chức cộng đồng, tiến trình văn hóa, các vùng văn hóa. + Trình bày và phân biệt được thành tựu văn hóa Việt Nam qua tiến trình lịch sử và đặc điểm các vùng văn hóa Việt Nam;
- 11 + Phân tích, liên hệ được một số vấn đề về các thành tố văn hóa Việt Nam, văn hóa vùng miền. - Về kỹ năng + Nhận diện được các yếu tố cấu thành nền văn hóa; các thành tựu văn hóa Việt Nam qua các thời kỳ lịch sử; các vùng văn hóa Việt Nam; + Vận dụng kiến thức đã học giải thích, nhận định, đánh giá được một số vấn đề liên quan đến văn hóa địa phương; + Bước đầu biết đề xuất các biện pháp, giải pháp xây dựng, giữ gìn và phát huy nền văn hóa các dân tộc Việt Nam. + Hình thành kỹ năng xử lý, khai thác tài liệu, thu thập thông tin, làm việc nhóm, thuyết trình báo cáo. + Vận dụng thành thạo kiến thức đã học về văn hóa và văn hóa vùng ở Việt Nam trong ngành Quản trị du lịch và dịch vụ Lữ hành; Hướng dẫn du lịch. - Về năng lực tự chủ và trách nhiệm: + Có ý thức giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc; Giáo dục lòng yêu nghề, yêu văn hóa Việt Nam.
- 12 + Có khả năng cập nhật, vận dụng được kiến thức mới một cách linh hoạt, sáng tạo nhằm nâng cao trình độ, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của công việc trong thực tế; + Có tính kỷ luật trong quá trình học tập, rèn luyện và ứng dụng thực tiễn.
- 13 Chương 1. CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN Giới thiệu Chương này nhằm giới thiệu các khái niệm cơ bản về văn hoá Việt Nam, giúp người học có cái nhìn khái quát về văn hoá nói chung. Mục tiêu - Trình bày được một số khái niệm về văn hóa, văn minh, văn hiến, văn vật; - Phân tích được mối quan hệ giữa văn hóa với môi trường tự nhiên và môi trường xã hội; - Trình bày được sự giao lưu, tiếp xúc của văn hóa Việt Nam với văn hóa Trung Hoa, Ấn Độ và phương Tây. - Có ý thức giữ gìn, bảo tồn làm giàu thêm nét đẹp của văn hoá Việt Nam. 1. Văn hóa và văn hóa học 1.1. Khái niệm văn hóa và văn hoá học 1.1.1. Các khái niệm văn hóa Văn hoá là sản phẩm do con người sáng tạo ra, có từ thủa bình minh của xã hội loài người. Đó là một khái niệm không đơn giản. Đã có nhiều học giả trên thế giới, trong nước đã đưa ra quan niệm rất khác nhau. Tuy nhiên, việc
- 14 xác định và sử dụng khái niệm văn hoá cũng thay đổi theo thời gian của thuật ngữ này. Ở phương Đông, từ “văn hoá” đã có từ rất sớm trong ngôn ngữ. Trong Chu dịch, đã có từ văn hoá: xem dáng vẻ con người, lấy đó mà giáo hoá thiên hạ. Người sử dụng văn hoá sớm nhất có lẽ là Lưu Hướng (năm 776 TCN), thời Tây Hán, với nghĩa như một phương thức giáo hoá con người. Văn hoá ở đây dùng để được dùng đối lập với vũ lực. (Phàm lấy việc võ là vì không phục tùng, dùng văn hoá mà không sửa đổi, sau đó mới thêm chém giết). Ở phương Tây để diễn đạt từ này có từ culture có nghĩa là văn hoá với khía cạnh là trồng trọt, bồi đắp, thích ứng với tự nhiên, khai thác tự nhiên, giáo dục đào tạo cá thể hay cộng đồng để họ không còn là con vật tự nhiên và có những phẩm chất tốt đẹp. Từ “văn hoá” có nhiều nghĩa. Trong tiếng Việt, văn hoá được dùng theo nghĩa thông dụng để chỉ học thức, trình độ văn hoá, lối sống nếp sống văn hoá. Theo nghĩa chuyên biệt để chỉ trình độ phát triển của một giai đoạn (Văn hoá Đông Sơn)…
- 15 Văn hoá được hiểu theo nghĩa hẹp như văn học nghệ thuật, học vấn… Theo đó tuỳ từng trường hợp cụ thể mà có những định nghĩa tương ứng. Ví dụ xét về khía cạnh tự nhiên thì văn hoá là “cái tự nhiên được biến đổi bởi con người” hay nói cách khác: tất cả những gì không phải tự nhiên đều là văn hoá. Như vậy, văn hoá không phải là một lĩnh vực riêng biệt. Văn hoá là tổng thể nói chung những giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo ra. Văn hoá là chìa khoá của sự phát triển. Trong khi theo nghĩa rộng thì văn hoá bao gồm tất cả, từ những sản phẩm tinh vi hiện đại cho đến tín ngưỡng phong tục, lối sống, lao động… Chính vì cách hiểu rộng này, văn hoá mới là đối tượng của văn hoá học. Nội dung văn hoá cũng rất phong phú, nhưng có thể xác định trong 4 mặt: Thành tựu thuộc văn minh vật chất, các thành tựu của văn hoá nhận thức (nhân sinh quan, thế giới quan, triết học, mỹ học, văn học nghệ thuật…) các thành tựu của văn hoá ứng xử (bao gồm các thang giá trị trong cách ứng xử với thiên nhiên và ứng xử với con người, với gia đình, xã hội.), và những thành tựu của văn hoá tổ chức đời sống (gia đình, cộng đồng, xã hội).
- 16 Tuy nhiên, ngay cả với cách hiểu rộng này, trên thế giới cũng có hàng trăm định nghĩa khác nhau. Để định nghĩa một khái niệm trước hết cần xác định đặc trưng cơ bản của nó. Đó là những nét tiêu biểu, riêng biệt, cần và đủ để phân biệt khái niệm (sự vật) ấy với một khái niệm sự vật khác. Phân tích các cách tiếp cận văn hoá phổ biến hiện nay (coi văn hoá như một tập hợp, hệ thống, như giá trị, như hoạt động, như ký hiệu, như thuộc tính nhân cách, như thuộc tính xã hội…). Nói về văn hoá có rất nhiều định nghĩa khác nhau, chẳng hạn như: Định nghĩa Văn hóa của tổ chức UNESCO “Văn hóa hôm nay có thể coi là tổng thể những nét riêng biệt tinh thần và vật chất, trí tuệ và xúc cảm quyết định tính cách của một xã hội hay của một nhóm người trong xã hội. Văn hóa bao gồm nghệ thuật văn chương, những lối sống, những quyền cơ bản của con người, những hệ thống giá trị, những tập tục và những tín ngưỡng. Văn hóa đem lại cho con người khả năng suy xét về bản thân. Chính văn hóa đã làm cho chúng ta trở thành những sinh vật đặc biệt nhân bản, có lý tính, có óc phê phán và dấn thân một cách đạo lý. Chính nhờ văn hóa con người tự thể hiện, tự ý thức được
- 17 bản thân, tìm tòi không biết mệt những ý nghĩa mới mẻ và sáng tạo nên những công trình vượt trội lên bản thân”. (Tuyên bố về những chính sách văn hoá- hội nghị quốc tế do UNESCO chủ trì từ 26/7 đến 6/8/1982 tại Mê-hi-cô) Định nghĩa văn hóa của Chủ tịch Hồ Chí Minh “Vì lẽ sinh tồn cũng như mục đích của cuộc sống, loài người mới sáng tạo và phát minh ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp luật, khoa học, tôn giáo, văn học, nghệ thuật, những công cụ cho sinh hoạt hàng ngày về mặc, ăn, ở và các phương thức sử dụng. Toàn bộ những sáng tạo và phát minh đó tức là văn hoá" Định nghĩa của GS.TSKH Trần Ngọc Thêm “Văn hoá là một hệ thống hữu cơ các giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo và tích luỹ qua quá trình hoạt động thực tiễn, trong sự tượng tác với con người với môi trường tự nhiên xã hội”. Từ những định nghĩa trên có thể hiểu: Văn hóa là tổng thể các giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo và tích luỹ qua quá trình hoạt động thực tiễn trong sự tương tác giữa con người và môi trường tự nhiên và xã hội của mình.
- 18 Trong thời đại ngày nay, bản sắc văn hoá dân tộc không chỉ là nhân tố làm nên vẻ đẹp, sức mạnh của dân tộc, không chỉ làm nên động lực phát triển xã hội kinh tế mà còn là vấn đề chính trị, vấn đề tồn vong của một quốc gia. 1.1.2. Khái niệm Văn hóa học Là khoa học nghiên cứu về văn hóa. Văn hóa học được xem là môn học mang tính liên ngành, một khoa học tích hợp bao quát nhiều bộ môn nghiên cứu chuyên biệt về văn hóa như: triết học văn hóa, lịch sử văn hóa, nhân học văn hóa, xã hội học văn hóa. 1.2. Khái niệm văn minh Văn minh là danh từ Hán Việt (văn là vẻ đẹp, minh là sáng), chỉ tia sáng của đạo đức, biểu hiện chính trị, pháp luật, văn học, nghệ thuật. Tuy nhiên, trong tiếng Anh, tiếng Pháp lại mang một nội hàm là đô thị, thành phố. Theo F. Ăngghen, văn minh chính là chính trị khoanh văn hoá lại và sợi dây liên kết văn minh là nhà nước. Như vậy, khái niệm văn minh ngày nay có thể hiểu bao hàm 4 yếu tố cơ bản: đô thị, nhà nước, chữ viết và các biện pháp cải thiện, xếp đặt hợp lý thuận tiện hơn cho cuộc sống con người.
- 19 Điểm giống nhau giữa văn minh và văn hoá là chúng đều do con người sáng tạo ra. Khái niệm văn minh đôi khi được sử dụng đồng nghĩa với khái niệm văn hoá. Song thực chất không hoàn toàn như vậy, văn minh khác với văn hoá ở 3 điểm: Thứ nhất: trong khi văn hoá có bề dày của quá khứ thì văn minh chỉ là một lát cắt đồng đại. Thứ hai: trong khi văn hoá bao gồm cả vật chất lẫn tinh thần thì văn minh chỉ thiên về khía cạnh vật chất, kỹ thuật. Thứ ba: Trong khi văn hoá mang tính dân tộc rõ rệt thì văn minh thường mang tính “siêu dân tộc, quốc tế” (GS.TSKH Trần Ngọc Thêm). 1.3. Khái niệm văn hiến Ở phương Đông, trong đó có Việt Nam, từ xa xưa đã phổ biến khái niệm văn hiến. Từ thế kỷ XV, Nguyễn Trãi đã viết “Duy ngã Đại Việt chi quốc thực vi văn hiến chi bang” (Duy nước Đại Việt ta thực sự là một nước văn hiến). Từ văn hiến mà Nguyễn Trãi dùng ở đây là một khái niệm rộng chỉ một nền văn hoá cao, trong đó nếp sống tinh thần đạo đức được trú trọng.
- 20 Văn hiến là những truyền thống văn hoá lâu đời và tốt đẹp. Nói cách khác văn hiến thiên về những giá trị tinh thần do những con người có tài đức chuyển tải, thể hiện tính dân tộc, tính lịch sử rõ rệt. 1.4. Khái niệm văn vật Truyền thống văn hoá tốt đẹp biểu hiện ở những nhân tài trong lịch sử và nhiều di tích lịch sử. Văn vật là khái niệm hẹp để chỉ những công trình hiện vật có giá trị nghệ thuật và lịch sử, khái niệm văn vật cũng thể hiện sâu sắc tính dân tộc và tính lịch sử. Khái niệm văn hiến, văn vật thường gắn với phương Đông nông nghiệp trong khi khái niệm văn minh thường gắn với phương Tây đô thị. Tóm lại, khái niệm văn minh, văn hóa, văn hiến, văn vật là những khái niệm có nghĩa rất gần nhau, tùy theo từng trường hợp cụ thể mà ta sử dụng cho chính xác, ví như đối với từng cá nhân chỉ có thể nói trình độ văn hóa mà không thể nói trình độ văn minh, còn đối với xã hội chỉ có thể nói thời đại văn minh mà không thể nói thời đại văn hóa. Để dễ phân biệt các khái niệm văn minh, văn hóa, văn hiến, văn vật, có bảng so sánh sau:
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Giáo trình Văn hóa Việt Nam (Nghề: Hướng dẫn du lịch - Trung cấp) - Trường CĐ Bách khoa Nam Sài Gòn
207 p | 20 | 12
-
Giáo trình Văn hóa ẩm thực (Nghề Kỹ thuật chế biến món ăn - Trình độ Cao đẳng): Phần 2 - CĐ GTVT Trung ương I
52 p | 40 | 9
-
Giáo trình Cơ sở văn hóa Việt Nam (Ngành: Hướng dẫn du lịch - Cao đẳng) - Trường Cao đẳng Thương mại và Du lịch Thái Nguyên
88 p | 28 | 9
-
Giáo trình Văn hóa ẩm thực (Nghề Kỹ thuật chế biến món ăn - Trình độ Trung cấp): Phần 2 - CĐ GTVT Trung ương I
53 p | 36 | 6
-
Giáo trình Văn hóa trong du lịch (Nghề: Hướng dẫn du lịch - Cao đẳng): Phần 1 - Trường Cao đẳng Bách Khoa Nam Sài Gòn
50 p | 29 | 6
-
Thực trạng thể lực và kỹ thuật của đội tuyển bóng rổ nam trường trung học cơ sở Hoàng Hoa Thám quận Tân Bình thành phố Hồ Chí Minh
4 p | 8 | 4
-
Giáo trình Kỹ năng giao tiếp (Ngành: Hướng dẫn viên du lịch - Trình độ Trung cấp) - Trường Cao đẳng Hòa Bình Xuân Lộc
46 p | 1 | 1
-
5 vấn đề đặt ra cho khoa Văn hóa Du lịch trong Hành trình kỷ niệm 55 năm Đại học Văn Hóa Hà Nội
5 p | 58 | 1
-
Giáo trình Nghiệp vụ văn phòng (Ngành: Hướng dẫn viên du lịch - Trình độ Trung cấp) - Trường Cao đẳng Hòa Bình Xuân Lộc
31 p | 0 | 0
-
Giáo trình Cơ sở văn hóa Việt Nam (Ngành: Hướng dẫn viên du lịch - Trình độ Trung cấp) - Trường Cao đẳng Hòa Bình Xuân Lộc
34 p | 2 | 0
-
Giáo trình Kỹ năng giao tiếp (Ngành: Nghiệp vụ nhà hàng – Trình độ Trung cấp) - Trường Cao đẳng Hòa Bình Xuân Lộc
47 p | 3 | 0
-
Giáo trình Cơ sở văn hóa Việt Nam (Ngành: Nghiệp vụ nhà hàng – Trình độ Trung cấp) - Trường Cao đẳng Hòa Bình Xuân Lộc
36 p | 3 | 0
-
Giáo trình Nghiệp vụ văn phòng (Ngành: Nghiệp vụ nhà hàng – Trình độ Trung cấp) - Trường Cao đẳng Hòa Bình Xuân Lộc
30 p | 0 | 0
-
Giáo trình Văn hóa ẩm thực (Ngành: Nghiệp vụ nhà hàng – Trình độ Trung cấp) - Trường Cao đẳng Hòa Bình Xuân Lộc
39 p | 1 | 0
-
Giáo trình Cơ sở văn hóa Việt Nam (Ngành: Quản trị khách sạn – Trình độ Trung cấp) - Trường Cao đẳng Hòa Bình Xuân Lộc
35 p | 4 | 0
-
Giáo trình Cơ sở văn hóa Việt Nam (Ngành: Quản trị lữ hành - Trình độ Trung cấp) - Trường Cao đẳng Hòa Bình Xuân Lộc
36 p | 2 | 0
-
Giáo trình Văn hoá du lịch (Ngành: Nghiệp vụ nhà hàng khách sạn - Trình độ: Trung cấp) - Trường Trung cấp Kinh tế - Kỹ thuật Bình Thuận
81 p | 0 | 0
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn