intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Giáo trình Địa lí kinh tế Việt Nam: Phần 2

Chia sẻ: Túcc Vânn | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:187

15
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nối tiếp nội dung phần 1, phần 2 cuốn giáo trình Địa lí kinh tế Việt Nam cung cấp cho người đọc các kiến thức: Tổ chức lãnh thổ các ngành kinh tế Việt Nam; vùng và phát triển kinh tế - xã hội trong các vùng kinh tế Việt Nam. Mời các bạn cùng tham khảo nội dung chi tiết.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Giáo trình Địa lí kinh tế Việt Nam: Phần 2

  1. Chương 5 TổCHỨCLANHTHỔCÁCN6ÀNHKINHTẾVIỆT NAM 5.1. Tổ chức lãnh thổ công nghiệp 5. /. /. Vai trò, đặc điểm của tổ chức lãnh thổ côrtịỊ nghiệp 5.1.1.1. Vai trò cùa to chức lãnh thố công nghiệp Công nghiệp là một ngành sản xuất vật chất quan trọng, đặc trưng cho trình độ phát triển của nền kinh tế quốc dân. Vai trò của công nghiệp đối với phát triển và phân bố sản xuất đirợc thể hiện nlnr sau: Phát triển công nghiệp là con đường tất yếu, duy nhất đế cải tạo và hiện đại hoá nền kinh tế quốc dân; các ngành kinh tế quốc dân được quản lý, tố chức và sản xuất theo plmơng pháp công nghiệp với hiệu quả cao. Phát triển và phân bố công nghiệp tác động lĩiạnh mẽ, sâu sắc tới sự phân bố của các ngành sản xuất khác, tới toàn bộ tố chức lãnh thố cùa một xã hội, tới sinh thái môi trường. Các điểm công nghiệp, các trung tâm công nghiệp được phân bố ở đâu thường làm biến đổi theo nó sự phân bố cùa nông nghiệp, giao thông vận tải, các ngành dịch vụ hình thành ở đó những điểm dân cư lớn, tập trung, đẩy mạnh quá trình đô thị hoá, làm thay đổi rõ rệt bộ mặt xã hội và môi trường thiên nhiên. Phát triển và phân bố công nghiệp sẽ tạo ra môi trường thuận lợi để đẩy mạnh cách mạng khoa học, công nghệ và ứng dụng những thành tựu của nó vào phát triển nền kinh tế quốc dân; tạo ra môi trường thuận lợi để thu hút vốn đầu tư trong và ngoài nước, mở rộng các quan hệ kinh tế, thương mại với nước ngoài. 180
  2. Phát triển và phân bố công nghiệp hợp lý còn góp phần nâng cao tiềm lực quốc phòng và khả năng phòng thú dất nước. Phát triển và phân bố công nghiệp đúng đan đem lại những hiệu quả lo 1Ớ I 1 cho toàn bộ xã hội, tác động tích cực tới sự hình thành các tổng thể sản xuất lãnh thổ của các vùng, tới bộ mặt kinh tế - xã hội của đất nirớc. Ngược lại, sai lầm trong phân bố công nghiệp sẽ gây những tác hại lâu dài không chỉ cho bản thân các doanh nghiệp, cho ngành công nghiệp mà còn tác hại tới các ngành sản xuất khác và đời sống nhân dân, gây ô nhiễm và phá hoại môi trường. Nước ta đang trong quá trinh phát triển công nghiệp hoá, hiện đại hoá, phân bố công nghiệp trở thành một bộ phận quan trọng trong tồ cliírc nền kinh tế - xã hội theo lãnh thố. 5.1.1.2. Đặc đi êm cùa lồ chức lãnh thổ công nghiệp * Đặc điểm chung Sản xuất công nghiệp củ kha nàng thực hiện chuyên môn hoá sản xuất sâu vờ hợp lác hoá sán xuất rộng: do đối tượng sản xuất của ngành sản xuất công nghiệp là những vật vô sinh, sản xuất ít chịu ảnh hưởng cùa điều kiện tự nhiên. Quá trinh sản xuất công nghiệp diễn ra liên tục, trình tự sản xuất bắt buộc, mặt khác để sản xuất ra một sản phẩm công nghiệp hoàn chỉnh đòi hỏi phải có sự phoi hợp của nhiều loại lao động. Do đó, muốn nâng cao chất lượng sản phẩm và hiệu quả kinh tế trong sản xuất, đòi hỏi phải thực hiện sản xuất chuyên môn hoá sâu đến từng bộ phận, từng chi tiết của sản phẩm. Nhưng đi liền với sản xuất chuyên môn hoá, đòi hỏi phải có sự hợp tác hoá sản xuất, đây là hai mặt không thể tách rời trong sản xuất đế tạo ra sản phẩm cuối cùng. Chuyên môn hoá sản xuất càng sâu đòi hỏi hợp tác hoá sản xuất càng rộng. Từ đặc điểm trên, trong phát triển và phân bố công nghiệp phải nghiên cứu, lựa chọn được những vị tri phân bố hợp lý, tạo thuận lợi cho thực hiện chuyên môn hoá sản xuất và hợp tác hoá sản xuất đe nâng cao hiệu quả kinh tế (rong sản xuất. 181
  3. Sán xuất công nghiệp cỏ xu hướng phân bố ngày càng lập trung cao độ theo lãnh thồ : phân bố tập trung tlieo lãnh thố là quy luật phát triển của sản xuất công nghiệp thể hiện ở quy mô và mật độ sản xuất của các doanh nghiệp công nghiệp trên một đơn vị lãnh thổ. Tính tập trung theo lãnh thố của sản xuất công nghiệp có nhiều ưu điếm, song cũng có nhược điểm. Công nghiệp phân bố tập trung theo lãnh thổ hình thành những điểm công nghiệp, khu công nghiệp, vùng công nghiệp sẽ tạo ra những điều kiện thuận lợi để thực hiện chuyên môn hoá sản xuất và hợp tác hoá sản xuất, khai thác sử dụng có hiệu quả các nguồn tài nguyên, tăng năng suất lao động, hạ giá thành sản xuất, đưa lại hiệu quả kinh tế xã hội cao. Tuy nhiên nếu quy mô tập trung công nghiệp theo lãnh thố quá mức, vượt quá sức chứa của lãnh thố, sẽ gây ra rất nhiều khó khăn như làm hỉnh thành những khu công nghiệp lớn, những trung tâm dân cư đông đúc, những thành phố khống lồ, tạo sức ép lớn lên hệ thống cơ sớ hạ tầng, gây khó khăn phức tạp cho tố chức, quản lý xã hội và môi trường. Vỉ vậy cần nghiên cứu toàn diện những điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội trong từng địa phương, từng vùng cũng như trên lãnh thổ cả nirớc đế lựa chọn quy mô phân bố công nghiệp cho phù hợp. Sún xuấí công nghiệp có nhiều khù năng tổ chức phân bố thành các loại hình doanh nghiệp đ ể nâng cao hiệu quả sán xuất : trong nền công nghiệp hiện đại, nhiều cơ sở sản xuất công nghiệp có mối quan hệ với nhau trong quy trình công nghệ sản xuất như cùng sử dụng chung loại sản phẩm đầu vào, cùng công nghệ sản xuất. Vỉ vậy, trong phát triến và phân bố công nghiệp, những cơ sở công nghiệp có mối quan hệ với nhau cần được tổ chức, phân bố thành loại hỉnh doanh nghiệp liên doanh, liên kết đế nâng cao hiệu quả trong sản xuất. Các doanh nghiệp này có đặc trưng ở sự thống nhất về quy trình công nghệ sản xuất, về mặt lãnh thổ của các cơ sở sản xuất. Giữa các cơ sở sản xuất trong các doanh nghiệp liên doanh, liên kết có những mối liên hệ tuần tự với nhau trong một đơn vị quản lý hành chính, kỹ thuật. Loại hình doanh nghiệp liên doanh, liên kết có ưu điếm là giảm bớt được chi phi đầu tư xây dựng cơ 182
  4. bản, cho phép sử dạng một cách tổng hợp và có hiệu quả các nguồn nguyên, nhicn liệu, vật liệu, rút ngan các clui kỳ sản xuất, giảm hao phí lao động sống, tăng năng suất lao động, liạ giá thành sản phẩm, mang lại hiệu quà kinh tế - xã hội cao. * Đặc diêm phát tricn công nghiệp Việt Nam trong thòi kỳ dổi m ó i Từ năm 1986, nhờ kct quả của công cuộc doi mới, nền kinh tế nirớc ta có điều kiện đi vào công nghiệp hoá, hiện đại lioá. Đường lối công nghiệp hoá, hiện đại hoá được xác định trên cơ sở phân tích các bài học thực tiễn trong nước, phân tích các mặt thành công và thất bại của các mô hình công nghiệp hoá diễn ra ở các nước khác nhau trong khu vực và thế giới. Điểm nổi bật trong tiến trình công nghiệp hoá trong giai đoạn hiện nay ở nước ta có thề thấy như sau: Phát triển công nghiệp nhằm tạo tiền đề cho việc thực hiện công nghiệp hoá cho các giai đoạn tiếp sau. Quan điểm này chi phối việc xác định lại cơ cấu và hướng đầu tư. Công nghiệp hoá gắn liền với việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phát triển nền kinh tế nhiều thành phần theo dịnh hướng xã hội chủ nghĩa. Quan điểm này khuyến khích đầu tư nước ngoài và đầu tư trong nước, huy động tốt hơn mọi nguồn lực bcn trong và bên ngoài để phát triển công nghiệp. Cơ chế quàn lý kinh tế được đổi mới, một mặt tạo điều kiện cho các cơ sở sản xuất, kinh doanh tự chủ trong sản xuất, tài chính, tiếp cận thị trường, đồng thời tăng cirờng chức năng quản lý vĩ mô của Nhà nước. Các đòn bẩy kinh tế được sử dụng rộng rãi như giá cả, tiền lương, chính sách tài chính, tiền tệ và hợp tác đầu tư. Sự đổi mới chính sách kinh tế đối ngoại với phương châm đa dạng hoá, đa phương hoá các hoạt động kinh tế đối ngoại đó góp phần quan trọng vào việc tiến hành công nghiệp hoá đất nước. Mục tiêu đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp hiện đại. 183
  5. 5. 1.2. Nhũng nhăn tổ ảnh hinmỊỊ đến tố ch ứ c lãnh thổ côtiỊỊ nịỊhiệp 5.1.2.1. Tài nguyên thiên nhiên Tài nguyên thiên nhiên được coi là cơ sở quan trọng hàng đầu đe phát triển công nghiệp. Một số ngành công nghiệp như công nghiệp khai khoáng, công nghiệp luyện kim, công nghiệp vật liệu xây dựng, công nghiệp chế biến nông - lâm - thủy sản... phụ thuộc nhiều vào tài nguyên thiên nhiên, s ố lượng, chất lượng, phân bố và sự kết hợp của chúng trên lãnh thổ, trong chừng mực nhất định đã ảnh hưởng rõ rệt đến cơ cấu và sự phát triển của nhiều ngành công nghiệp. Khoáng sản là một trong những nguồn tài nguyên có ý nghĩa hàng đầu đối với công nghiệp. Nhìn chung, khoáng sản của nước ta phong phú về chủng loại, đa dạng về loại hình, nhưng không đều về trữ lượng, khó khăn khi chế biến và sử dụng, số lượng các mỏ nhiều, hầu như đủ loại, song lại manh mún, phân bố rải rác, khó khai thác và mỏ lớn không nhiều. Tài nguyên nước của nước ta tương đối phong phú, nlurng phân bố không đều theo thời gian và không gian. Sông ngòi nước ta khá dày đặc và chảy trên những vùng có địa hỉnh khác nhau, tạo nên nhiều thác ghềnh. Tiềm năng thủy điện của nước ta rất lớn. v ề mặt lý thuyết, công suất tiềm năng đạt hơn 30 triệu KW, tập trung chú yếu ờ hệ thống sông Hồng, hệ thống sông Đồng Nai. Nhìn chung, nước phục vụ đù cho sản xuất công nghiệp và cho sinh hoạt ở các đô thị. Tuy nhiên, nguồn nước phân bố không đều theo vùng và theo mùa gây nên tình trạng mất cân đối giữa nguồn cung cấp nước và sự phát triển công nghiệp giữa các vùng. Tài nguyên từ các sản phấm hữu cơ được khai thác bởi các hoạt động nông- lâm- ngư nghiệp cũng có tác động tới sản xuất công nghiệp. Rừng và hoạt động lâm nghiệp ở nirớc ta là cơ sở cung cấp vật liệu xây dựng (gỗ, tre, nứa), nguyên liệu cho các ngành tiểu thủ công nghiệp (song, mây, giang, trúc). Tuy nhiên, tài nguyên rừng đang bị giảm sút nghiêm trọng đã ảnh hưởng đến một số ngành công nghiệp, nhất là ngành khai thác, chế biến gỗ và lâm sản. 184
  6. Sự phong phú cùa nhiều loại động vật dirới nước có giá trị kinh tế là cơ sở để phát triển, khai thác và chế biến các loại sản phẩm nước ngọt, nước mặn, nước lợ ven biển và trên thềm lục địa. Gần đây, đã và đang hình thành các vùng nuôi trồng tluìy sản vcn biển, vcn sông, hồ và nuôi các loại thủy, hải sản đặc sản đổ xuất khẩu. Nguồn nguyên liệu được sàn xuất từ nông nghiệp có ý nghĩa quan trọng doi với các ngành công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm. Ngoài lúa gạo, nguồn nguyên liệu này rất đa dạng, phong pluì và được tổ chức thành những vùng chuyên môn lioá sản xuất về trồng trọt và chăn nuôi. Đó là các vùng chuyên canh cao su, cà phê, dâu tằm, vùng trồng cây thực phẩm, cây ăn quả; các vùng chăn nuôi gia súc và gia cầm, nliam tạo ra nguồn nguyên liệu cho công nghiệp chế biến cũng như nhiều sản phấm hàng hoá phục vụ tiêu dùng và xuất khẩu. Bcn cạnh những thế niạnli, sự phân bố tài nguycn thiên nhiên và khả năng kết hợp của chúng trên một đơn vị lãnh thồ cũng có những hạn chế nhất định. Trước hết, đó là sự mất cân đối giữa tài nguyên thiên nhiên và thực trạng phát triển kinh tế của các vùng lãnh thổ mà tiêu biểu như tại vùng trung du và miền núi phía Bẳc, nơi đây tập trung 56% tiềm năng thủy điện thuộc 10 lưu vực sông lớn của cả nước, 100% trữ lượng đồng, kẽm, apatit, đất hiếm, 50 % trữ lượiig đá vôi, 9 9 % trữ lượng than đá. Hơn nữa, vùng này đã và đang là vùng khai thác lớn trong toàn quốc. Thế nhưng tại đây, rất ít nguyên liệu được chế biến hoàn chỉnh. Vùng Bắc Trung Bộ tập trung tới 6 1,3% trữ lượng quặng sắt, 5 0 % thiếc, 9 0 % crôm, 7 0% đá xây dựng, nhưng công nghiệp khai khoáng, công nghiệp chế biến còn nhỏ lẻ. Tài nguyên khoáng sản đa dạng, nhưng lại thiếu vắng những khoáng sản cần thiết cho công nghiệp kỹ thuật cao như than mỡ cho luyện cốc và cho hoá chất. Tài nguyên từ nông, ngư nghiệp tuy đã định hình, nhưng chưa tạo được nguồn nguyên liệu ổn định và vững chắc cho các ngành công nghiệp chế biến. Tuy nhiên, tài nguyên thiên nhicn ở nhiều nơi chua được khai thác hợp lý, nhiều loại tài 185
  7. nguyên phục vụ cho công nghiệp đã bị khai thức quá mức, môi trường đã và đang bị xuống cấp. 5.1.2.2. Yếu lố kinh lé - xã hội Nước ta xây dựng nền kinh tế nói chung và ngành công nghiệp nói riêng từ điểm xuất phát thấp, lại chịu hậu quả nặng nề của các cuộc chiến tranh kéo dài. Sau khi đất nước thống nhất, nhất là từ khi đất nước bước vào đối mới, hệ thống cơ sở vật chất kỳ thuật phục vụ công nghiệp đirợc kiện toàn và phát triển. Nhìn chung, nền công nghiệp cúa nước ta đã có được một hệ thống cơ sở vật chất, kỹ thuật, kết cấu hạ tầng ở trinh độ nhất định và hình thành lìàng loạt ngành công nghiệp cơ bán. Phát triển công nghiệp đòi hỏi phải có đội ngũ lao động đủ trinh độ chuyên môn và tay nghề. Nhìn cluing, nguồn lao động của nước ta tương đối dồi dào nhưng còn hạn chế về trình độ. Vì vậy, đế phục vụ cho việc phát triển công nghiệp, vấn đề đào tạo nói chung và đào lạo công nhân lành nghề nói riêng trở nên cấp bách. Trong nền kinh tế thị trường, thị trường là một trong những nhân tố quan trọng nhất ảnh hưởng đến quy inô và cơ cấu các ngành công nghiệp. Công nghiệp có thị trường tiêu thụ rất rộng lớn. Điều đó, được thế hiện dưới hai khía cạnh: công nghiệp, một mặt cung cấp tư liệu sản xuất, trang thiết bị cho các ngành kinh tế và mặt khác, đáp ứng nhu cầu về tiêu dùng cho mọi tầng lớp nhân dân. Sản xuất công nghiệp đòi hỏi một cơ sở vật chất kỹ thuật lớn, nên lượng vốn đầu tư ban đầu rất cao. Trong phát triến và phân bổ công nghiệp, người ta thường dựa vào các cơ sở công nghiệp cũ (được hình thành và phát triển trong quá khứ), dựa vào đó mà mở rộng quy mô, đối mới công nghệ sản xuất. Do đó, sự phát triển và phân bố công nghiệp trong quá khứ có ánh hưởng rất lớn đến sự phát triển và phân bố công nghiệp trong hiện tại và tirơng lai. Vì vậy trong phát triển và phân bố công nghiệp ngày nay, cần phải đặc biệt chú ý nghiên cứu, lựa chọn được vị trí phân bố hợp ]ý để nâng cao hiệu quả sản xuất cho từng cơ sở sản xuất công nghiệp, cho toàn ngành và toàn bộ nền kinh tế quốc dân. 186
  8. 5 . 1.3. Hiện trụng tổ chứ c lănli thổ CÔIĨỊỊ Hịịhiệp Việt Nam 5.1.3. /. Tình hình chung về cơ cấu ngành công nghiệp Cơ cấu ngành công nghiệp là những bộ pliận hợp thành quá trình sản xuất công nghiệp và mối liên hệ sản xuất giữa các bộ phận đó, biểu thị bằng tỷ trọng của từng ngành hoặc nhóm ngành trong toàn bộ hệ thống các ngành công nghiệp. Theo niên giám thống kê hàng năm của (ồng cục thống kê Việt Nam, cơ cấu sản xuất công nghiệp nirớc ta gồm ba nhóm chính: Nhóm I: Công nghiệp khai thác: khai thác than; khai thác dầu thô và khí tự nhiên; khai thác kim loại; khai thác dá và ITIỎ khác. Nlióm II: Còng nghiệp chế biến: sản xuất thực phẩm và đồ uống; thuốc lá; sản phấin dệt, trang phục; sản phẩm bằng da, già da; gỗ, lâm sản; giấy và sản phẩm giấy; xuất bản, in, sao in; than cốc, dầu mỏ tinh chế; hoá chất và sản phẩm hoá chất; cao su và plastic; sản phẩm tù chất khoáng phi kim loại khác; bằng kim loại; máy móc, thiết bị; thiết bị văn phòng, máy tính; thiết bị điện; radio, tivi, thiết bị truyền thông; dụng cụ y tế, quang học; sản xuất, sửa chữa xe có động cơ; sản xuất, sửa chữa các phương tiện vận tải; giường, tủ, bàn ghế, sản phẩm tái chế. Nhóm III: Sản xuất, phân phối điện, khí đốt và nước: sản xuất và phân phối điện, ga; sản xuất và phân phối nước. Trong cơ cấu sản xuất công nghiệp đã hình thành và phát triển mạnh một số ngành trọng điểm, đó là những ngành chiếm tỷ trọng cao trong giá trị sản lượng công nghiệp, các ngành công nghiệp trọng điểm nước ta bao gồm: công nghiệp chế biến nông, lâm nghiệp và thủy sản; công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng; công nghiệp cơ khí và điện tử; công nghiệp dầu khí; công nghiệp điện; công nghiệp hoá chất và sản xuất vật liệu xây dựng. Trong tiến trình phát triển công nghiệp, có một số ngành truyền thống luôn giữ ở bậc cao trong cơ cấu công nghiệp, có thế mạnh lâu dài như công nghiệp thực phẩm, công nghiệp sản xuất h àn g tiêu dùng; có những ngành phát triển vượt bậc trong những 187
  9. năm đổi mới, gắn liền với các dự án lớn về tài nguyên như: công nghiệp nhiên liệu năng lượng; một số ngành được chú trọng đầu tư phát triển, như cơ khí - điện tử, công nghệ phần mềm, công nghệ cao. Tuy nhiên, cũng không ít ngành gặp khó khăn như công nghiệp chế tạo máy móc thiết bị. Trong điều kiện hiện nay, các ngành công nghiệp trọng điểm có mối quan hệ trực tiếp với các nguồn tài nguyên thiên nhiên. Nhiên liệu: than, dầu CN năng lượng hoá khí chất * I dõ Kim loại: sắt, CN luyện kim đen, luyện kim màu mangan, crom, thiếc, chì, kẽm... Phi kim loại: apatit, CN hoá chất 0 •B. pyrit, photphorit... 1 'r Q». B CN vật liệu xây dựng Vật liệu xây dựng: sét, đá vôi Thủy năng của sông suối CN năng lượng (thủy diện) Tài nguyên đất, nước, khí Nông, lâm, CN chế biến nông, hậu, rừng, nguồn lợi sinh _► ngư nghiệp lâm, thủy sản vật biển Sơ đồ 5.1: Vai trò các nguồn tài nguyên thiên nhiên đối với phát triển một số ngành công nghiệp trọng điềm ở nước ta Nguồn: \HỊ 188
  10. Nước ta có những hạn chế nhất định về nguồn vốn, công nghệ và lực lượng lao động lành nghề. Sang giai đoạn sau của công nghiệp hoá, các lợi the về thuế tài nguyên thiên nliicn, lao động giá thấp sẽ giảm dần. Lúc đó vai trò cùa một số ngành công nghiệp mũi nhọn có hàm lirợiig công nghệ cao sẽ dần dần thay thế, có khả năng cạnh tranli cao liơn, đcm lại hiệu quả kinh tế lớn hon Bảng 5.1: Cơ cấu các nhóm ngành công nghiệp Việt Nam tù năm 2000-2017 ĐVT: % Năm Năm Năm Năm Năm Nhóm ngành 2000 2005 2010 2015 2017 Công nghiệp khai khoáng 13,8 9,2 5,6 6,0 5,6 Công nghiệp chế biến, 79,7 84,8 88,4 88,2 88,5 chế tạo Sản xuất và phân phối điện, khí đốt và nước, hoạt động 6,5 6,0 6,0 5,8 5,9 quản lý và xử lý rác thải Tổng 100,0 100,0 100,0 100,0 100,0 Nguồn: /16/ Qua bảng trên cho thấy, các nhóm ngành công nghiệp đang thể hiện sự thay đổi về cơ cấu giá trị sản xuất, nhóm ngành công nghiệp khai thác có xu hướng giảm, nhóm ngành công nghiệp chế biến, chế tạo có xu hướng tăng lên, với sự chuyển dịch cơ cấu ngành công nghiệp như trên là phù hợp với bước đi trong công nghiệp hoá nhờ phát huy lợi thế về nguồn tài nguyên, nguồn lao động dồi dào, giá rẻ tương đối so với các nước trong khu vực. 189
  11. 5.1.3.2. Hiện trạng phái triển và phân bồ các ngìinh công nghiệp * Công nghiệp khai khoáng v ề mặt giá trị sản xuất công nghiệp, các ngành công nghiệp khai thác có tốc độ phát triển khá cao, đặc biệt là công nghiệp khai thác than, khai thác dầu thô và khí tự nhiên. Khai thác đá và các mỏ khác cũng tăng trưởng nhanh, riêng khai thác kim loại mức tăng trưởng còn thấp. Trong cơ cấu giá trị sản xuất ngành công nghiệp, khu vực đầu tư nước ngoài chiếm tỷ trọng rất cao trong ngành khai thác dầu khí. Khai thác than, quặng kim loại, than đá và mỏ khác chủ yếu từ nguồn đầu tư trong nước. Công nghiệp khai thác than tập trung chủ yếu ở vùng than Quảng Ninh. Các mỏ than nước ta được khai thác dưới hai hình thức: lộ thiên và hầm lò, trong đó các mỏ than lộ thiên cung cấp khoảng 7 0 % sàn lượng than toàn ngành. Các mỏ than lộ thiên lớn là Hà Tu, Cao Sơn, Cọc Sáu, Núi Hồng, Na Dương. Việc khai thác lộ thiên thường làm nảy sinh nhiều vấn đề về môi trường. Công nghiệp khai thác hầm lò, chủ yếu là lò bằng, cũng có một số lò giếng như mỏ Mông Dương, Mạo Khê, Hà Lầm. Việc khai thác hầm lò tiêu hao 50 -60m 3 gỗ trụ mỏ cho 1000 tấn than. Trong khai thác than hiện nay, tổn thất than còn rất lớn, khoảng 40 -5 0 % , thường gặp nguy cơ cháy nổ, sập hầm lò. Sản lượng than sạch ở nước ta nhiều năm chỉ xoay quang mức 40 triệu tấn. Gần đây do tổ chức lại, nên sản lượng cố tăng song không ổn định, năm 2010 sản lượng đạt 44,8 triệu tấn, năm 2017 sản lượng giảm xuống còn 38,2 triệu tấn. Than là nguồn nhiên liệu cho các ngành kinh tế, trước hết là nguồn nhiên liệu cho các nhà máy nhiệt điện, chất đốt cho công nghiệp vật liệu xây dựng và khoảng 3-5 triệu tấn dùng cho xuất khẩu. Tập đoàn công nghiệp than và khoáng sản Việt Nam đã đề ra nhiều biện pháp như cân đối giữa sản xuất - tiêu thụ - tồn kho để có giải pháp điều hành hợp lý; tập trung vào các nhóm giải pháp về cải tiến kỹ thuật công nghệ, tăng năng suất, hạ giá thành sản phẩm để đảm bảo cân đối tài chính; tập trung nguồn lực đảm bảo tiến độ thi 190
  12. công các công trình nhằm đàm bảo an ninli năng lirợng, bảo vệ môi trường và lập trung đám bảo an toàn trong sản xuất. ( 'ông nghiệp khai thác dầu khí, là ngành công nghiệp 11011 trẻ nhưng đã có bước phát trien vượt bậc, dóng góp quan trọng vào nền kinh tc của dất nước. Ngành dầu khí nước ta tăng trưởng nhanh một phần quan trọng là nhờ hỉnh thức liên doanh khai tliác với các nhà thầu nước ngoài. Hiện nay, có các hợp đồng với licm 20 nhà thầu theo nguyên tẳc chia sản phẩm liên doanh. Liên doanh dần khí VietsoPctro từ năm 1986 đến nay đã khai thác được gần 200 triệu tấn dầu và từ năm 1995 đến nay đã cung cấp hơn 10 tỷ m ' khí vào bờ. Việc phát hiện và đưa vào khai thác nguồn tài nguyên dầu khí đã dem lại nguồn thu nhập lớn cho đất nước. Từ năm 1997 đến nay, sản lượng dầu thô không ngừng tăng lên. Tính đến hết năm 2017 ngành dầu khí nước ta khai thác được khoảng trên 300 triệu tấn dầu thô. Riêng năm 2017 ngành dầu khí nước ta khai thác được 15,5 triệu tấn dầu thô, 9.866 triệu m ’ khí tự nhiên. Giá trị sán xuất công nghiệp khai thác dầu thô và khí tự nhiên đóng góp khoảng 30% tổng giá trị sản xuất công nghiệp cả nước, khoảng 18-22% tổng GDP cả nước. Nhà máy lọc dầu số 1, công suất 6 triệu tấn/năm tại Dung Quất (Quảng Ngãi) đã được đưa vào khai thác từ tháng 2 năm 2009, đã đáp ứng trên 30% nhu cầu xăng dầu của cả nước. Việc vận hành Nhà máy lọc dầu Dung Quất, đã giúp ngành dầu khí Việt Nam có bước phát triển mới, hoàn chỉnh từ khâu tìm kiếm thăin dò, khai thác cho tới chế biến, kinh doanh, lọc hoà dầu. Trong thời gian tói nhà máy lọc dầu Dung Quất sẽ tiến hành mở rộng quy mô nâng công suất lên 9,5 triệu tấn/năm và ứng dụng công nghệ hoá dầu đầu tiên ở Việt Nam đáp ứng được khoảng 50% nhu cầu xăng dầu trong nước. Bên cạnh mục tiêu xuất khẩu dầu thô, Petrovietnam đã khởi động xây dựng ngành công nghiệp hoá dầu. Đó là nhà máy khí hoá lỏng Dinh c ố , bắt đầu hoạt động từ năm 1998, hằng năm cung cấp 150 nghìn tấn Butan, 150 nghìn tấn propan và đáp ứng đù nhu cầu khí hoá lỏng LPG cùa cả nước mà trước đây nước ta phải nhập khẩu. Từ cuối năm 1998, nhà máy lọc dầu Cát Lái của Saigonpetro bắt đầu hoạt động, cung cấp khoảng 400 nghìn tấn xăng dầu một 191
  13. năm. Dự án khí đốt Nam Côn Sơn nliằm đira khí tự nhiên từ mỏ Lan Đỏ và Lan Tây vào bờ, với đường ống dài 398 km, công suất 7 tỷ m3 khí/năm cung cấp cho nhà máy điện khí tuốcbin khí Phú Mỹ 3 với công suất 700 MW. Cùng với việc đẩy mạnh khai thác dầu khí, việc sản xuất điện tuốcbin khí, phát triển công nghiệp hoá dầu đang tùng bước được triển khai. Tố hợp khí - điện - đạm Mỹ Xuân - Phú Mỹ đã được xây dựng, đi vào hoạt động và mở rộng sản xuất. Tố hợp khí - điện - đạm Cà Mau, c ầ n Thơ cũng đang được khai thác và hoàn thiện, lioàn toàn bằng vốn trong nước. Bảng 5.2: Sản lưọng các ngành công nghiệp khai thác của Việt Nam giai đoạn 20 1 0 -2 0 1 7 Ngành công Năm Năm Năm Năm Năm STT nghiệp khai DVT 2010 2014 2015 2016 2017 thác Triệu 1 Than sạch 44,8 41,1 41,6 38,7 38,2 tấn Dâu thô khai Triệu 2 15,0 17,4 18,7 17,2 15,5 thác tấn Triệu 3 Khí tự nhiên 9.402 10.210 10.660 10.610 9.866 m' Quặng sát và Nghin 4 1.972 2.719 2.238 3.056 5.074 tinh quặng sắt tấn Ọuặng đông và Nghìn 5 tinh quặng 49,0 48,1 49,3 48,5 48,6 tấn đồng Quặng Antimoan và 6 Tấn 608 2.745 548 572 608 tinh quặng Antimoan Nghin 7 Quặng Apatit 2.324 2.471 2.923 3.142 3.238 tấn Triệu 8 Đá khai thác 146,9 147,2 154,9 172,8 183,6 tấn Triêu 9 Cát các loại 3 60,2 50,1 51,2 53,5 54,9 m Nguồn: / 16/ 192
  14. ( 'ông nghiệp khai thác quặng kim loại. Khoáng sản kim loại cùa Iiước ta phong pluì và đa dạng về cá co cấu và loại hình, nhưng trữ lượng nhỏ và điều kiện khai thác nói chung là klió khăn, đòi hỏi vốn đầu tư lớn và do vậy giá thành cao, kha năng cạnh tranh kém. Các co sở kliai thác kim loại đáng kể nhất là kliai thác sắt ở Trại Cau (Thái Nguyên), mangan (Cao Bằng), thiếc (Cao Bằng, Tuyên Quang), Dồng (Sinh Quyền, Lào Cai), chì, kẽm (Thái Nguyên), crom (Thanh Hoá), bôxit (Lạng Sơn, Lâm Đồng), titan (Thái Nguycn, Quảng Ninh, Khánh Hòa). Sản phẩm khai thác kim loại phục vụ công nghiệp luyện kim đen, luyện kim màu và xuất khẩu. Công nghiệp khai thác kim loại đang trong quá trình đổi mới công nghệ và tỉm kiếm thị trường trong nước cũng như ngoài nước. Công nghiệp khai thác đá, tài nguyên đá cua nước ta rất phong phú, đang được khai thác phục vụ nhu cầu xây dụng, làm đường và sản xuất xi măng. Nói chung sản lượng khai thác đá không ngừng tăng qua các năm. Các loại tài nguyên khác đã được tiến hành khai thác như cát, sỏi, apatit... đều tăng đáng kể. Năm 2017, sản lượng khai thác cát đạt 54,9 triệu m1 và 3.238 nghìn tấn quặng apatit. * C á c ngành công nghiệp sản xuất và phân phối điện, ga và n ư ó c Trong cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp, ngành công nghiệp sản xuất và phân phối điện, ga và nước chiếm khoảng 6 % (năm 2 0 1 7 ) công nghiệp cả nước. Bảng 5.3: Sản lưọng điện và nước của Việt Nam giai đoạn 2010-2017 Ngành công Năm Năm Năm Năm Năm STT DVT nghiệp 2010 2014 2015 2016 2017 điện, nuớc Điện phát Tý 1 91,7 141,3 157,9 175,7 191,5 ra kvvh Nuớc máy Triệu 2 1.416,8 2.021,1 2.203,0 2.419,7 2.652,5 thuung phâin m3 Nguồn: /1 6 / 193
  15. Ngành công nghiệp điện thuộc lĩnh vực ưu tiên phát triển và phải đi trước một bước nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng về năng lượng cho nền kinh tế quốc dân. Hiện nay, nguồn điện nước ta chủ yếu dựa trên các nguồn nhiêu liệu than, dầu (FO) nhập nội, khí tự nhiên, nguồn thủy năng. Trong tương lai gần, nước ta sẽ xây dựng nhà máy điện nguyên tử. Các nguồn năng lượng khác như sức gió, năng lượng mặt trời, thủy triều được khai thác rất hạn chế. Thủy điện, trữ lượng thủy điện nước ta theo đánh giá khoảng 30 triệu kW với một lượng điện tiềm tàng là 250 tỷ kWh. Trinh độ hiện nay cho phép khai thác khoảng 60 tỷ kwh/năm. Nguồn thủy điện trên sông Đà, chiếm khoảng 2 0 % cả nước, bàng 50 tý kWh. Tiếp đến là sông Đồng Nai 40 tỷ kWh, sông Thu Bồn 27,5 tỳ kWh. Các nhà máy thúy điện hiện có và dự kiến sẽ xây dựng có thể cho sản lirợng điện khoảng 50% trữ năng kỹ thuật của cả nước. Các công trình thủy điện cùa nước ta thường mang ý nghĩa khai thác tống hợp: điều tiết dòng cháy, kiểm soát lũ, phát triển giao thông đường thủy, nuôi trồng thủy sản và du lịch, vấn đề hồ thủy điện đang là bài toán phức tạp khi mục tiêu đặt ra là phát triển bền vững cho cả vùng hồ rộng lớn. Nhiệt điện: các nhà máy nhiệt điện ớ phía bắc nước ta chạy bằng than, mà nguồn cung cấp chính là than ở Quảng Ninh. Các nhà máy nhiệt điện ờ miền Trung và miền Nam lại dựa vào nguồn FO nhập nội, nên các nhà máy này phân bố chù yếu ở các thành phố công nghiệp. Một loạt nhà máy nhiệt điện tuốcbin khí đã được xây dựng trên cơ sở nguồn khí khai thác từ thềm lục địa đưa vào đất liền. Năm 2017, ngành điện đã đáp ứng đầy đủ nhu cầu điện cho sản xuất, kinh doanh và sinh hoạt của nhân dân. Hệ thống điện có dự phòng, cung cấp điện ổn định. Công tác chỉ đạo điều hành sản xuất kinh doanh điện năng bám sát diễn biến tỉnh hỉnh cấp khí, than và thời tiết thuỷ văn cũng như nhu cầu phụ tải điện từng tháng đảm bảo được tính kinh tế của hệ thống điện. Thị trường phát điện cạnh tranh vận hành trong điều kiện phức tạp về thời tiết, thuỷ văn và cung cấp khí. Sự gia tăng số lượng nhà 194
  16. máy tham gia thị trường đã khắc phục dược các khó khăn, duy tri được hoạt động liên tục không xảy ra tình huống can thiệp dừng thị trường và đem lại hiệu quả kinh tế cho toàn ngành. Tinh trạng quá tải và điện áp thấp đã được khắc phục đáng kể ở miền Bắc và miền Nam. Các chỉ số độ tin cậy cung cấp điện đã được cải thiện tốt hơn nhiều so với nliững năm trước. Các đơn vị phát điện đã và đang phối hợp chặt chẽ với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tổng cục Thủy lợi và các địa phương vận hành điều tiết các hồ thủy điện, đc đáp ứng nhu cầu nước phục vụ sinh hoạt, sản xuất nông nghiệp, đẩy mặn của các địa phương vùng hạ du, đặc biệt là khu vực miền Trung, Tây Nguyên bị khô hạn nghiêm trọng, kéo dài. Năm 2017, ngành điện đã hoàn thành đưa vào vận hành khoảng 170 công trình lưới điện I l0 -5 0 0 k v , trong đó: đã hoàn thành một số công trình lưới điện quan trọng đế cấp điện cho miền Nam: các đường dây 500kv Pleiku - Mỹ Phước - cầ u Bông, Phú Lâm - Ô Môn, trạm 500kv c ầ u Bông, các đường dây 220kV c ầ u Bông - Củ Chi, Duyên Hải - Trà Vinh... nâng cao năng lực hệ thống truyền tải Trung Nam và khép kín mạch vòng 500kV khu vực miền Nam; hoàn thành các công trinh lưới điện đồng bộ các nguồn điện: nhiệt điện BO T Mông Dương 2, nhiệt điện Vĩnh Tân 2, nhiệt điện Fomiosa Hà Tĩnh, nhiệt điện Sông Bung 4 và các công trinh 500- 220kV gom công suất các nguồn điện khu vực Lào Cai, Sơn La, Quảng Nam, Kon Tum... Ngoài ra, ngành điện đã hoàn thành đóng điện các dự án tăng cường cấp điện thủ đô Hà Nội như đường dây 220kV Hà Đông - Thành Công, trạm biến áp 220kV Thành Công và các phụ tải quan trọng như: trạm biến áp 220kv Phú Bình cấp điện SAMSUNG Thái Nguyên, trạm biến áp 220kV Khu công nghiệp Phú Mỹ cấp điện cho Nhà máy thép PoscoVina. Ngành điện cũng đã hoàn thành các công trinh cấp điện nông thôn miền núi, hải đảo, đặc biệt đã hoàn thành các công trình cáp ngầm 1 lOkV cấp điện cho huyện đảo Phú Quốc (Kiên Giang), cáp ngầm 220kV cấp điện huyện đào Lý Sơn (Quảng Ngãi), Kiên Hải (Kiên Giang). 195
  17. Ngành nước, nước sạch có tầm quan trọng đặc biệt đối với sản xuất, sinh hoạt và dịch vụ. Có hai nguồn nước quan trọng để cung cấp mrớc sạch là nước mặt và nước ngầm. Tài nguyên nước ngầm của nước ta khá phong phú, ước tính nguồn nước ngầm có thể khai thác được là 6-7 tỷ m\ nhưng hiện nay mới khai thác được khoảng 1 tỷ mVnăm. * Các ngành công nghiệp chế biến Trong cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp nước ta năm 2017, công nghiệp chế biến chiếm tỷ trọng lớn. Theo tống cục thống kê, nước ta có 23 phân ngành công nghiệp chế biến, có thế gộp thành 4 nhóm chuyên ngành truyền thống dựa trên mối liên hệ kinh tế - kỹ thuật và công nghệ như sau: công nghiệp cơ khí - luyện kim, hoá chất - vật liệu xây dựng, công nghiệp nhẹ, công nghiệp thực phẩm. ( 'ông nghiệp cơ khí - luyện kim - Công nghiệp cơ khí, là tập hợp khá phong phú các ngành công nghiệp: ngành sàn xuất thiết bị, máy móc, kỹ thuật điện, điện tử; ngành công nghiệp sản xuất các sản phấm khác bằng kim loại. Trong cơ cấu sản xuất công nghiệp, công nghiệp chế tạo có vai trò đặc biệt quan trọng, vỉ nó tạo ra các công cụ sản xuất, các thiết bị. Các ngành tiêu thụ nhiều nguyên liệu thường phân bố ở các khu công nghiệp luyện kim, còn các ngành có hàm lirợng công nghệ cao thường phân bố ở các thành phố lớn, nơi có cơ sở hạ tầng tốt, nhiều lao động có chuyên môn cao và thị trường tiêu thụ lớn. Trong những năm qua, ngành công nghiệp chế tạo có những cố gắng lớn, nhưng phải nhận thấy rằng các sản phẩm công nghệ chế tạo sức cạnh tranh thấp, việc đổi mới công nghệ còn gặp nhiều khó khăn. Trong công nghiệp chế tạo đã hình thành một số trung tâm khá mạnh. Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh là các trung tâm chế tạo hàng đầu của cả nước, với cơ cấu ngành và cơ cấu sản phấm đa dạng. Các thành phố Thái Nguyên, Hải Phòng, Hạ Long, Vinh, Đà Nang, Biên Hòa, cầ n Thơ là những trung tâm chuyên môn hoá về một số sản phẩm đặc chủng. 196
  18. I liện nay, các doanh nghiệp cơ khí vẫn gặp nhiều khó khăn: sức mua người dân clura được cải thiện nhiều, các doanh nghiệp tư nhân quy mô nhò bó, ít quan tâm đến đầu tư vào ngành cơ khí - một lĩnh vực có vốn dầu tư lớn, tỷ suất lợi nhuận thấp, thời gian hoàn vốn chậm hơn các ngành khác. Việc đầu tư còn mang tính chất phân tán, khép kín trong từng doanh nghiệp; thiếu sự phối kết hợp và phân công lao động giữa các doanh nghiệp trong ngành, tính cliuycn môn hoá (rong sản xuất thấp dẫn đến chi phí sán xuất cao, khả Iiăng cạnh tranh thấp, chất lượng sản phẩm còn hạn chế. Thị trường máy động lực và máy nông nghiệp tiếp tục bị các sán phấm cùa nước ngoài cạnh tranh không bình đắng, sản phẩm mới và sản phẩm đã qua sử dụng từ Trung Ọuốc tràn ngập thị trường. Mặt khác, số lượng sản phẩm máy nông nghiệp tiêu thụ chậm do việc giái ngân lừ các ngân hàng chậm, nhiều thù tục nrờm rà, gây khó kliăn cho nông dân. Tuy nhiên, các doanh nghiệp trong ngành sán xuất cơ khí vẫn nỗ lực đầu tư phát triển, nâng cao năng lực sản xuất, tập trung tham gia tích cực hơn vào sản phẩm công nghiệp hỗ trợ. Các sản phẩm máy kéo các ioại, máy xay xát lúa, máy phun thuốc trừ sâu của tổng công ty máy động lực và máy nông nghiệp (VEAM) đạt được mức tăng trường trung bình 5% năm. Các đơn vị tham gia công nghiệp hỗ trợ, sản xuất phụ tùng linh kiện cơ khí chất lượng cao cung cấp cho các liên doanh và nhà sản xuất trong nước tiếp tục giành được sự tin cậy của các đối tác. Năm 2017, thị trường các sàn phẩm mảy nông nghiệp, công cụ, các loại động cơ, máy biến thế sẽ tăng trường cao, sản lượng động cơ diezen đạt 210 nghìn chiếc, sản lượng động cơ điện đạt 200 nghìn chiếc. v ề công nghiệp sản xuất ô tô, xe máy: thị trường xe máy tiếp tục giảm, do nhu cầu mua sắm xe máy yếu trong thời gian qua khiến cho sản lượng của các doanh nghiệp tham gia công nghiệp hỗ trợ xe máy như sản xuất phụ tùng xe máy bị sụt giảm mạnh. Trong khi đó thị trường ô tô đã có nhiều tín hiệu tốt, chất lượng sản phẩm xe tải ngày càng đuợc nâng cao hơn sau khi cải tiến theo nhu cầu khách hàng. Các dòng xe tải nhẹ đã cạnh tranh được với sản phẩm xuất xứ 197
  19. từ Trung Quốc, các dòng xe tải cỡ trung, xe tải nặng hiện đang rất được ưa chuộng, tiêu thụ khá. Sản lượng xe máy năm 2 017 đạt 3.046 triệu chiếc, giảm 8,7% so với 2016; sản lượng ô tô đạt 198,6 nghìn cái, tăng 4 8 ,2 % so với năm 2016. - Công nghiệp luyện kim, chiếm tỳ trọng nhỏ trong toàn ngành công nghiệp. Hiện nay, phôi thép, thép xây dựng, thép tấm cán nguội, ống thép, tôn inạ và sơn phủ màu đã vượt từ 1,5-2 lần so với nhu cầu sử dụng. Hiện nay, tống Công ty thép Việt Nam (TVN ) đang sở hữu 12 công ty con chuyên về các ngành nghề sản xuất kim khí, thép và mạ công nghiệp tại các thành phố lớn trên cá nirớc. Ngoài ra, TVN còn đang nắm quyền kiểm soát hoặc chi phối với 35 công ty, trong đó có các công ty lớn như công ty cố phần gang thép Thái Nguyên, công ty cố phần thép Vina- Kyoei, công ty cổ phần khoáng sản luyện kim Việt Trung. Trong sản xuất thép, việc liên doanh với nước ngoài được đẩy mạnh. Một số liên doanh lớn như: công ty liên doanh sàn xuất thép VinAusteel (Hải Phòng), Nasteel Vina (Thái Nguyên), công ty thép Vina - Kyoei (Bà Rịa - Vùng Tàu), công ty thép Tây Đô (Cần Thơ), công ty gia công và dịch vụ thép Sài Gòn (Đồng Nai). Như vậy, có thể nói sự phân bố ngành luyện kim hiện nay tập trung chủ yếu ở một số thành phố lớn, trung tâm công nghiệp lớn. Phía bắc là Thái Nguyên, Hải Phòng, còn ở phía nam là TP. Hồ Chí Minh, Bà Rịa - Vũng Tàu, Đồng Nai. Ngoài ra là c ầ n Thơ và Đà Nang. Năm 2017, sản lượng toàn ngành thép đạt trên 12 triệu tấn, đáp ứng đủ nhu cầu thép trong nước và xuất khấu. Trong đó, sản lượng thép cán đạt 3,61 triệu tấn, sản lượng thép thanh, thép góc đạt 3,5 triệu tấn. Thị trường thép xây dựng nhìn chung không có đột biến, sức tiêu thụ khá, tuy nhiên các doanh nghiệp vẫn gặp nhiều khó khăn do cạnh tranh giảm giá bán ừên thị trường. Ngoài ra, các doanh nghiệp cũng đấy mạnh xuất khấu sang một số nước trong khu vực. Công nghiệp luyện kim màu ở nước ta còn nhỏ bé, nhưng đáng chú ý nhất là khai thác và luyện thiếc, crômmit. Hai mỏ chính 198
  20. là Tĩnh Túc (Cao Bằng) và Quỳ Hợp (Ngliệ An). Các sản phẩm chính là thiếc thỏi, tính quặng vofram, titan. Mo crôm c ổ Định (Thanh I loá) thuộc loại lớn với trữ lượng khoảng 22 nghìn tấn. ( 'ông nghiệp hoá chất: công nghiệp lioá chất ỡ nước ta được xác địnli trên thế mạnh về nguycn liệu, cơ sở kỹ thuật và công nghệ, khả năng liên doanh, liên kết với nước ngoài cũng như nhu cầu trong nước ngày càng tăng về sàn phẩm công nghiệp lioá chất. Theo niên giám thống kê hàng năm, cơ cấu công nghiệp hoá chất bao gồm các phân ngành: sản xuất than cốc và sản phẩm dầu thô tinh chế, sàn phẩm hoá chất, sán xuất cao su và platic, sản xuất các sản phẩm từ chất khoáng phi kim loại. Công nghiệp hoá chất, phân bón, cau su là ngành công nghiệp trọng điểm, hiện đang đứng thír ba về giá trị GDP công nghiệp cả nước. Trên bản đồ công nghiệp nước ta, Việt Trì, Lâm Thao (Phú Thọ), Tràng Kênh (Hải Phòng), Hà Nội và Phú Mỹ (B à Rịa - Vùng Tàu) là những trung tâm công nghiệp hoá chất cơ bản. Hiện nay, nước ta đã xây dựng khu công nghiệp hoá dầu Dung Quất (Quảng Ngãi), tổ hợp khí - điện - đạm ở Mỹ Xuân - Phú Mỹ (B à Rịa - Vùng Tàu), tổ hợp khí - điện - đạm Cà Mau, c ầ n Thơ. Trong thời gian tới, các cơ sở công nghiệp hoá chất sẽ có những thay đổi lớn như sản xuất nhựa PS, pp, PET, PESS, VCM,... làm nguyên liệu cho PVC và c ơ cấu ngành sẽ ngày càng phong phú, đa dạng. Hiện nay, nhu cầu phân bón hoá học cho sàn xuất nông nghiệp nước ta khoảng gần 11 triệu tấn các loại. Năng lực sản xuất một số loại phân bón chính (urê, NPK, lân) đã đáp ứng đủ nhu cầu tiêu dùng trong nước. Riêng nguồn cung phân urê trong nước đang đứng trước tình trạng cung vượt cầu, ngoài Đạm Phú Mỹ 800.000 tấn, Đạm Cà Mau 800.000 tấn, Đạm Ninh Bỉnh 560.000 tấn, Đạm Hà Bắc nâng công suất từ 180.000 tấn lên 500.000 tấn/năm thì đến nay, sản xuất urê trong nước không những phục vụ đủ cho nhu cầu sản xuất nông nghiệp mà còn có lượng đề xuất khẩu. Theo số liệu thống kê năm 2017, sản lượng sản xuất phân hoá học các loại đạt trên 3.800 nghìn tấn. Nhìn chung, sự phân bố công 199
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2