intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Giáo trình Địa lí kinh tế Việt Nam: Phần 1

Chia sẻ: Túcc Vânn | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:180

19
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Giáo trình Địa lí kinh tế Việt Nam được biên soạn gồm 6 chương, phần 1 cuốn sách trình bày nội dung chương 1 đến chương 4 bao gồm: Những vấn đề chung về địa lí kinh tế Việt Nam; Việt Nam trong xu thế toàn cầu hoá và hội nhập quốc tế; nguồn lực phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam; lí luận cơ bản về tổ chức lãnh thổ và phân vùng kinh tế.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Giáo trình Địa lí kinh tế Việt Nam: Phần 1

  1. NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
  2. DAI HỌC THÁI NGUYÊN TRUỞNG ĐẠI IIỌC KINH TÉ VÀ QUẢN TRỊ KINII DOANH TS. Tạ Thị Thanh Huyền (Chủ bicn) GIÁO TRÌNH ĐỊA LÍ KINH TẾ ■ VIỆT NAM ■ NHÀ XUÁT BẢN ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN NĂM 2018
  3. NHỮNG NGƯỜI TH AM GIA T H Ụ C HIỆN TS. Nguyễn Văn Công TS. Hà Xuân Linh PGS.TS. Nguyễn Xuân Trường MÃ sỏ: ° 6 - 242- ĐHTN - 2018
  4. LỜI NÓI ĐÀU Giáo trinh “Địa lí Kinh tế Việt Nam” cung cấp cho sinh viên những kiến (hức cơ bản về tổ chức lãnh thổ kinh tế - xã hội của nước Việt Nam. Giáo trinh đưa ra những quan điểm, khái niệm về vùng kinh tế, phân vùng kinh tế; giới thiệu vai trò, vị trí của tùng ngành kinh tế trong tổng thể nền kinh tế; giới thiệu sự phân bố cụ thể cùa các ngành công nghiệp, nông - lâm - ngư nghiệp và thương mại dịch vụ của Việt Nam. Từ đó, sinh viên có thể áp dụng vào thực tế trong quy hoạch, lựa chọn vùng (địa điểm) cụ thể cho đầu tư phát triển các ngành, lĩnh vực kinh tế. Giáo trinh giúp cho sinh viên hiểu được vị trí của Việt Nam trong tổng thể kinh tế thế giới, ảnh hưởng của vị trí địa lí đối với sự phát triển kinh tế đất nước. Giáo trinh còn giới thiệu các nguồn lực phát triển chủ yếu và cách sử dụng các nguồn lực đó để phát triển kinh tế xã hội của Việt Nam. Cho đến nay, đã có một số giáo trình Địa lí kinh tế Việt Nam được xuất bản. Song tuỳ theo từng trường, nội dung giáo trình được thay đổi cho phù hợp với mục tiêu và đối tượng đào tạo. Đối với sinh viên khối ngành Kinh tế, Quản lí và Quản trị kinh doanh, vấn đề tổ chức lãnh thổ có vai trò đặc biệt quan trọng và gắn với quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoà đất nước. V ì vậy tổ chức lãnh thổ là vấn đề xuyên suốt trong giáo trình này. G iáo trình được biên soạn theo đề cương đã được thống nhất của B ộ môn Kinh tế Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Hội đồng khoa học Khoa Kinh tế và đã được thông qua Hội đồng Khoa học Đào tạo trường Đại học Kinh tế và Quản trị Kinh doanh - Đại học Tliái Nguyên. Giáo trinh được kết cấu thành 06 chương: Chương 1: Những vấn đề chung về địa lí kinh tế Việt Nam Chương 2: Việt Nam trong xu thế toàn cầu hoá và hội nhập quốc tế 3
  5. Chương 3: Nguồn lực phát triển kinh tế - xã hội của V iệ í Nam Chương 4: Lí luận cơ bản về tổ chức lãnh thổ và phân vùng kinh tế Chương 5: Tổ chức lãnh thổ các ngành kinh tế Việt nam Chương 6: Vùng và phát triển kinh tế - xã hội trong các vùng kinh tế Việt Nam Tham gia biên soạn giáo trình là các tác giả có chuyên mõn liên quan đến lĩnh vực địa lí và địa lí kinh tế, cụ thể tham gia biên soạn các chương như sau: (i) TS. Tạ Thị Thanh Huyền: chương I, clnrơng 4, chương 5; (ii) TS. Nguyễn Văn Công: chương 2; (iii) TS. Hà Xuân Linh: chương 3; PGS.TS. Nguyễn Xuân Trường biên soạn chương 4 và chương 6. Kế từ khi bắt đầu tiến hành biên soạn cho đến khi kết thúc, chúng tôi đã nhận được những ý kiến đóng góp quý báu về nội dung chuyên môn, cũng như yêu cầu chỉnh sửa của nhiều cá nhân, cùa tập thể giảng viên Bộ môn Kinh tế Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Khoa Kinh tế, hội đồng khoa học Khoa Kinh tế, các nhà khoa học trong hội đồng nghiệm thu giáo trình cấp trường, chúng tôi xin chân thành cảm ơn những ý kiến đóng góp quí báu đó. Chúng tôi cũng xin cảm ơn Ban Giám Hiệu, Phòng Khoa học Công nghệ & Hợp tác Quốc tế, Khoa Kinh tế Trường Đại học Kinh tế và Quản trị Kinh doanh - Đại học Thái Nguyên đã đạo mọi điều kiện giúp đỡ chúng tôi hoàn thành công trình của mình. Mặc dù đã bám sát nội dung và cập nhật thông tin thường xuyên, nhưng do tính chất đặc thù của môn học, cũng như sự biến đổi liên tục của khoa học và thực tiễn, chúng tôi thấy rằng sẽ không thể tránh khỏi những thiếu sót về nội dung cũng như hình thức trinh bày, chúng tôi rất mong nhận được những ý kiến đóng góp chân thành từ phía độc giả và người học. Nhóm tác giả biên soạn, xin trân trọng giới thiệu giáo trình: Địa /í Kinh té Việt Nam. 4
  6. MỤC LỤC Chiron; I: NHỮNG VÁN ĐÈ CHUNG VÈ ĐỊA LÝ KINH TÉ V IÊ T 1 W M ................................................................................................. 11 1.1. M ộ số khái n iç m .................................................................................... 11 1.2. Đố tượng nghiên cứu môn h ọ c .................................................... 15 1.3. Nhệm vụ nghicn cứu môn học......................................................... 16 1.4. Nộ dung môn học............................................................................... 17 1.5. Cái quan điếm và phương pháp nghiên cứu môn học.................. 20 Câu hò:thao luận........................................................................................ 24 Chươn; 2: VIỆT NAM TRONG x u THÉ TOÀN CÀU HOÁ VÀ H ộ NHẬP Q l ỉ ó c T É 25 2.1. Tcàn cầu hoá và các đặc trung cơ bản cùa toàn cầu hoá kinh tế .......................................................................................................... 25 2.2 Ọui trinh hội nhập và vị thế của ViệtNam trong tổng thể nền kinh tế.hế giới và khu vực châu Á - Thái Bình Dương..................... 36 2.3. Thri cơ, thách thức và những yêu cầu đối với hoạt động đối ngoại cia Việt Nam..................................................................................... 60 2 4 Klai thác ưu thế vị trí địa li trong phát triển kinh tế của Việt Nim ................................................................................................... 68 Gâu hỏ tháo luận ....................................................................................... 71 Chiroig 3: NGUÒN LỤC PHÁT TRIẺN KINH TÉ - XÃ HỘI VIỆT SAM ................................................................................................. 72 3.1. NịUồn lực tự nhicn ............................................................................ 72 3.2. Njuồn lực kinh tế - xã hội ............................................................... 106 Câu hõ thảo luận......................................................................................... 144 Chuoig 4: LÍ LUẬN c ơ BẢN VÈ TÓ CHÚC LÃNH THỎ VÀ PFÂN VÙNG KINH TÉ 145 4.1. T( chức lãnh thổ ................................................................................ 145 4.2. Ving và phân vùng kinh tế .............................................................. 156
  7. 4.3. Quy hoạch vùng ..................................................................................... 173 Câu hỏi thảo luận........................................................................................... 170 Chương 5: TÓ CHỨC LÃNH THÓ CÁC NGÀNII KINH TÉ VIỆT NAM.................................................................................................... 180 5.1. Tổ chức lãnh thổ công nghiệp............................................................. 180 5.2. Tổ chức lãnh thổ nông nghiệp ......................................................... 214 5.3. Tổ chức lãnh thổ ngành dịch v ụ ......................................................... 245 Câu hỏi tháo luận........................................................................................... 280 Chương 6: VÙNG KINII TÉ VÀ PHÁT TRI ÉN KINH TÉ - XẢ HỘI TRONG CÁC VÙNG VIỆT NAM 281 6.1. Những vấn đề chung về vùng kinh tế ViệtNam............................... 281 6.2. Các vùng kinh tế lớn Việt Nam......................................................... 291 6.3. Các vùng kinh tế trọng điếm cúa Việt Nam..................................... 320 6.4. Vùng biền và hải đảo Việt Nam..............................................................331 6.5 Ọuy hoạch hệ thống vùng kinh tế Việt N am ....................................... 345 Câu hỏi thảo luận.......................................................................................... 361 TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................... .363 6
  8. DANH MỤC S ơ ĐỎ Sơ đồ 1 I : Kct cấu cơ bản của một hệ thống lãnh thổ về kinh tế xã hội.... 15 Sơ đồ 3 I : Sơ đồ đường cơ sở cùa Việt Nam...............................................74 Sơ đồ 3.2: Các vùng biển thuộc chù quyền và quyền chù quyền cùa Vict Nam theo quy định cùa Công ước năm 1982 về Luật biển quốc tế................................................................................................................ 75 Sơ đồ 41 Sơ đồ tiếp cận nội dung cùa tổ chức lãnh thổ kinh tế - xã hội . 151 Sơ đồ í. 1: Vai trò các nguồn tài nguyên thiên nhiên đối v ớ i................. 188 7
  9. DANH MỤC BẢNG, BIÉU ĐÒ Bảng 3.1: Các huyện đảo ờ nước ta ................................................................ 77 Biểu đồ 3.1: Diện tích, cơ cấu sử dụng đất năm 2017 của cả nước........ 94 Bảng 3.2: Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2 0 2 0 .........................................95 Bảng 3.3: Phân bố nguồn nước mặt ở Việt Nam..........................................97 Bảng 3.4: Trữ lượng nước ngầm các vùng kinh tế Việt Nam.................... 99 Bảng 3.5: Biến đổi diện tích rừng và độ che phủ...................................... 100 Bảng 3.6: Tỷ suất biến động tự nhiên của dân số cả n ư ớ c...................... 115 Bảng 3.7: Cơ cấu lao động theo các nhòm ngành kinh tế tại Việt Nam .. 122 Bảng 3.8: Cơ cấu lực lượng lao động theo thành phần kinh tế............... 123 Bảng 3.9.: Lực lượng lao động phân theo vùng kinh tế tại Việt Nam ... 126 Bảng 5.1: Cơ cấu các nhóm ngành công nghiệp Việt Nam từ năm 2 0 0 0 -2 0 1 7 ......................................................... .........................................189 Bảng 5.2: Sàn lượng các ngành công nghiệp khai thác cũa Việt Nam giai đoạn 2010 -2 0 1 7 ......... .......................................................... ............192 Bảng 5.3: Sản lượng điện và nước của Việt Nam giai đoạn 2010-2017.... 193 Bảng 5.4: Một số sàn phẩm của công nghiệp vật liệu xây dựng cùa Việt Nam giai đoạn 2010 - 2017...................................................................200 Bảng 5.5: Một số sản phẩm của ngành công nghiệp chế biến sản phấm của Việt Nam giai đoạn 2 0 1 0 -2 0 1 7 ................................................204 Bảng 5.6: Thống kê hiện trạng các loại đất của Việt Nam năm 2017 ...219 Bảng 5.7: Sản lượng lúa, ngô và một số cây hoa màu lượng thực ở Việt Nam.............................................................................................................. 227 Bảng 5.8: Diện tích, sản lượng một số cây công nghiệp lâu năm của Việt Nam năm 2 0 1 7 ........................................................................................232 Bảng 5.9: số lượng đàn gia súc, gia cầm của Việt Nam qua các năm 236 Bảng 5.10. Sản lưcmgthủy sàn qua các năm tại Việt N am ................. 239 Bảng 5.11: số lượt hành khách vận chuyển phân theo ngành vận tải 249 Bảng 5.12: Kết quả hoạt động bưu chính - viễn thông của Việt Nam giai đoạn 2 0 1 0 - 2 0 1 5 ................................................... . .............................. 263 Bảng 5.13: Tổng doanh thu bán lẻ hàng hoá và dịch vụ phân theo ngành kinh doanh của Việt Nam giai đoạn 2 0 1 0 -2 0 1 7 .......................... 265 Bảng 5.14: Giá trị xuất khẩu và nhập khẩu cùa Việt N am .......................268 Bảng 5.15: Một số mặt hàng xuất khẩu chù yếu cùa Việt N am ..............269 Bảng 5.16: Một số mặt hàng nhập khẩu chù yếu cùa Việt Nam..............270 Bảng 5.17: Kết quả kinh doanh cùa ngành du lịch...................................274 Bảng 6.1: Diện tích, dân số, mật độ dân số các vùng của Việt Nam năm 2017...........................................................................................................291 8
  10. DANH M Ị I C C Ụ M T Ừ V I É T TẤT Cụm từ Ticng Anh Tiếng Việt viết t.ĩt Khu vực Mậu dịch Tự do AFT A ASEAN Free Trade Area ASEAN Asia-Pacific Economic Hiệp hội các Ọuôc gia Đông ASEAN Cooperation Nam Á ASEAN +1 ASEAN với Nhật Bán ASEAN vói Nhật Bản, Hàn ASEAN +3 Ọuốc và Trung Ọuốc ASEM T he Asia-Europe Meeting Dien đàn hợp tác Á-Ảu Hiệp định tlurong mại BTA Bilateral Agreement Việt - Mỹ EU European Union Liên minh Châu Âu FDI Foreign Direct Investment Đầu tư trực tiếp nước ngoài FTA Free Trade Agreement Hiệp định thưong mại tự do General Agreement on Tariffs Hiệp định chung vê thuê GATT and Trade quan và thương mại GDP Gross Domestic Product Tổng sản phẩm quốc nội International Monetary IMF Quỹ tiền tệ thế giới Fund kcn Khu công nghiệp KHHCĐ Kế hoạch hoá gia đình M&A Mergers and Acquisitions Mua bán và sáp nhập Mercado Comum do Sul Hiệp định tliưong mại tự do MECCSUR (Free Trade Agreement South Nam Mỹ America) Nguyên tăc Đãi ngộ MFN Most Favoured Nation Tối huệ quốc VINCs Multinational orporation Công ty đa quốc gia 9
  11. North American Free Trade Hiệp định mậu dịch Tự d(0 NAFTA Agreement Bắc Mỹ Nguyên tăc Đãi ngộ NT National Treatment Quốc gia NSNN Ngân sách nhà nước NSLĐ Năng suất lao động Organization for Economic Tố chức Hạp tác và Phát OECD Co-operation and triển Kinh tế Development Thoá thuận thưong mại RTAs Regional trade agreements khu vực TNCs Transnational Corporations Công ty xuyên quốc gia Trans-Pacific Partnership Hiệp định Đôi tác xuyên Tháii TPP Agreement Binh Dương TNHH Trách nhiệm liĩru hạn WB World Bank Ngân hàng thế giới WTO World Trade Organization Tồ chức thương mại quốc ttế Nông nghiệp và phát triên NN&PTNT nông thôn NHTM Ngân hàng thương mại DWT Deadweight Trọng tải của tàu Miễn trách nhiệm trên FOB Free On Board boong tàu nơi đi Tiền hàng, bảo hiểm, CIF Cost, Insurance, Freight cước phí 10
  12. Chương 1 «HỮNG VẤN DỂ CHUNG VỂ BỊA LÝ KINH 1ÍVIỆT NAM l . l Một số khái niệm Không gian: (rong thc giới tự nhiên, trong đời sống xã hội cũig nlnr trong hoạt động tư duy cùa con người luôn luôn tồn tại, hoit động và phát triển, hai quá trình đối lập nhau: quá trinh phân hoi và quá trình tồng hợp hoá. Dó là hai mặt của sự vận động thòng nhất cùa thế giới vật chất. Dưới góc độ không gian, quá trình phân hoá trong tự nhiên dẫi đến sự xuất hiện các thành tố tự nhiên, các tổng thể tự nhiên nung những đặc trưng khác nhau, với những quy mô khác nhau. Đói lượt mình, bên trong các thành tố và tổng thề tự nhiên ấy lại diễn ra quá trinh tổng hợp hoá. Sự vận động kết hợp, thống nhất của ha quá trình này tạo ra các không gian đa dạng, muôn màu, muôn vẻ về chiều dài, chiều rộng và chiều sâu. Các không gian đó thường duợc hiểu như là các không gian địa lí được xác định bởi các tọa độ khác nhau. Các quá trình phân hoá và tổng hợp hoá tồn tại một cách khách quan, bên ngoài ý chí cùa con người và hoạt động liên tục, vì cáo mục đích phát triển, trước hết là phát triển kinh tế - xã hội, con người cần phải nhận thức vận dụng các đặc điểm và quy luật hình thình, hoạt động cùa các loại hình không gian địa lí nói trên. lãnh thổ: lãnh thổ là một thực thể hay một hệ thống tự nhiên, kinh tế - xã hội. Đó là một bộ phận của bề mặt trái đất (là một không gian địa lí xác định) thuộc quyền sở hữu của một quốc gia nhất định, được xác định bời một vãn bản pháp quy. Lãnh thổ được giới hạn trong biên giới quốc gia. Lãnh thổ bao gồm cả đất liền, vùng biển, lãnh hải, khoảng không gian trên đất liền và trên vùng lãnh hải.
  13. Người ta cũng có thế quan niệm lãnh thố nhir là một thể thống nhất, một thực thể đirợc cấu trúc và tổ cliírc bởi các cộng đồng xã hội. Lãnh thố là một thực thể không gian, ở đó có các yếu tố tự nhiên và là nơi sinh sống của một cộng đồng xã hội được cộng đồng này chiếm giữ đế bảo đảm cung cấp các nhu cầu thiết yếu và sự tái sinh sản của cộng đồng đó. Cộng đồng xã hội có những hành vi tác động vào tự nhiên, trực tiếp tổ chức kinh tế - xã hội cho phù hợp với hoàn cảnh chính trị và phát triến kinh tế - xã hội cùa quốc gia trong từng thời kỳ. Như vậy, lãnh thổ được xem xét với tir cách là đối tượng cùa tổ chức lãnh thổ knh tế - xã hội. Không gian kinh lé: trong lý thuyết kinh tế vùng, không gian có thể được tiếp cận theo hai hirớng khác nhau. Hirớng thứ nhất coi không gian như là nguồn lực tự nhiên cung cấp “đầu vào” cho các quá trình kinh tế, cung cấp các điều kiện sống cho con người với tư cách là yếu tố quan trọng và quyết dịnh của các quá trinh kinh tế. Hướng thứ hai xem không gian nhu là một trớ lực, ngăn cán các hoạt động bình thường, đều đặn của các quá trình kinh tế cần được khắc phục. Chẳng hạn, khoảng cách xa từ nơi khai thác và cung cấp nguyên vật liệu đến nơi sản xuất, từ nơi sản xuất đến nơi tiêu thụ sản pham sẽ làm tăng chi phí, tăng giá thành hàng hoá và dịch vụ. Cấu trúc không gian của mối quan hệ giữa các hoạt động phát triển cùa con ngirời nói chung và hoạt động kinh tế nói riêng cũng có hai diện mạo: mô hình vật chất và mô hình vận động. Mô hình vật chất bao gồm sự sắp xếp không gian cho việc định cư của con người, các điều kiện thuận lợi cho sản xuất và kinh doanh, việc sử dụng đất đai và các nguồn tài nguyên thiên nhiên, xây dựng và phát triển nguồn lự c... Mô lìỉnh hoạt động bao gồm các dòng chu chuyên lao động, vốn hàng hoá, dịch vụ và thông tin đế liên kết các phân tử vật chất nói trên. Trong cả hai trường hợp của hai mô hình nói trên, người ta thường sử dụng phương pháp phân tích kinh tế đế định vị các tác nhân kinh tế và xác định các hình thức tố chức các hoạt động kinh tê phù hợp. Như vậy, không gian kinh tế đirợc hỉnh thành khi áp dụng 12
  14. các biến số kinh tế vào một không gian địa lí cụ thổ để mô tả và phàn tích các quá trinh kinh tế diễn ra trong đó. Ở mức độ nào đó, không gian kinh te là không gia trừu tượng. Tùy theo các mục ticu mà ta muốn nghiên cứu hay khảo sát nhằm rút ra tính quy luật nào đó về phát triển kinh tế. Trong phạm vi lãnh thổ cùa một quốc gia, có tliể có các loại không gian kinh tế sau: Không gian kinh tế được xác định bởi kế hoạch mà các khoảng cách trong không gian này được đo bằng giá cả và chi phí, tức là được xác định bởi các yếu tố bên ngoài kế hoạch. Không gian kinh tế được xác định như là trường lực, bao gồm các trung tâm (các cực) mà từ đây các lực ly tâm lan tỏa ra ngoại vi và từ ngoại vi các lực hướng tâm hướng tới. Không gian kinh tế được xác định như là một tổ hợp dồng nhất mà trong không gian này các hãng, công ty, doanh nghiệp khác nhau được dịnh vị gần như nhau và giá cả hàng hoá, dịch vụ được đặt ra ở mức xấp XI nhau đối với tất cả các khách hàng ở trên cùng một khoảng cách vật lý. Kinh lế lãnh thỏ: là tổng thể các dơn vị kinh tế và các mối quan hệ kinh tế thuộc các ngành khác nhau, các thành phần kinh tế khác nhau với quy mô trinh độ kĩ thuật khác nhau được phân bố trên một đơn vị lãnh thổ thuộc một cấp chính quyền như tỉnh, huyện quản lí. Tổng thể kinh tế của một đơn vị lãnh thổ có mối quan hệ phụ thuộc lẫn nhau vói tồng thể kinh tế của các vùng kinh tế lớn nhằm bảo đàm sự phát triển kinh tế chung của cả nước và bảo đàm sử dụng hợp lí các nguồn tài nguyên tại chỗ và tiếp nhận từ bên ngoài, bảo vệ và cải tạo môi trường thiên nhiên xung quanh trên cơ sở khắc phục những mâu thuẫn giữa ngành và ngành, giữa ngành và lãnh thổ, giữa lãnh thổ và lãnh thổ; nó xoá bỏ tình trạng phân bổ riêng lẻ, phân tán, mỗi đơn vị kinh tế khép kín trong hàng rào của mình, thiếu mối quan hệ hợp tác sử dụng công suất, nhiên liệu, phế liệu, năng lượng, cơ sở hạ tầng và sự hỗ trợ lẫn nhau giữa các ngành. 13
  15. Tống thể kinh tế vùng kinh tế lớn có inức độ khác với tổng thể kinh tế một đơn vị lãnh thố ờ chỗ nó phản ánh tính chất, quy mô và tầm quan trọng quốc gia của các vấn đề được giải quyết khi hình thành, phản ánh ý nghĩa kinh tế và xã hội của quan điểm tổng hợp đối với việc khai thác kinh tế những vùng lãnh thổ rộng lớn của đất nước, phân bố trong phạm vi những đơn vị lãnh thổ cùa các tỉnh, thành phố. Trong chi đạo sản xuất, mỗi tỉnh, huyện phải góp phần thực hiện hướng phát triển của vùng kinh tế lớn này, để kinh tế các tỉnh, huyện vừa phát triển mạnh, vừa góp phần tích cực vào sự phát triển kinh tế chung của vùng và cùa cả đất nước. Việc quy hoạch kinh tế lãnh thổ có tầm quan trọng đặc biệt đối với sụ phát triển kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia. Nội dung quy hoạch kinh tế lãnh thổ bao gồm những mặt chủ yếu: cơ cấu sản phẩm, sản phẩm hàng hoá xuất khẩu của các vùng kinh tế; cơ cấu sức lao động và dân cu xã hội, cơ sở hạ tầng, khoa học - công nghệ; cơ cấu và phân bố các đơn vị kinh tế, chính sách kinh tế - xã hội và bảo vệ môi trường. Việc quy hoạch kinh tế lãnh thổ các vùng phải dựa vào chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của quốc gia và dựa vào các đặc điểm về tự nhiên, kinh tế, xã hội của các vùng, lãnh thổ. Định hướng phát triển kinh tế các vùng lãnh thổ là phát huy các thế mạnh kinh tế tự nhiên, tài nguyên, khí hậu, xã hội và nhân văn của các vùng để xác định quy hoạch, cơ cấu ngành kinh tế, thành phần kinh tế thích hợp để có hiệu quả kinh tế - xã hội cao. Địa lý kinh tế: hoạt động kinh tế là bộ phận rất quan trọng cấu thành nên xã hội loài người, hoạt động đó không thể xảy ra ngoài không gian sống của con người, đó chính là môi trường địa lí. Lãnh thổ và hoạt động kinh tế của con người luôn có mối quan hệ qua lại lẫn nhau. Địa hình, điều kiện tự nhiên của lãnh thổ sẽ quy định, ảnh hưởng và tác động một cách ràng buộc chặt chẽ đến loại hình, kết cấu, xu hướng phát triển và sắc thái của nền kinh tế. Bới vậy, để có hoạt động kinh tế, thỉ cần hiểu biết về lãnh thổ nơi diễn ra các hoạt động kinh tế. 14
  16. Địa lí kinh tế, ra đời từ nửa sau thế kỷ 18 (khoảng những năm 176(), do các nhà kinh tế học phương Tây, trong quá trìnli bắt đầu nghiìn cứu kinh le loàn cầu đã phát hiện ra rằng, địa lí của vùng, lãnli thổ ảnh hưởng rất mạnh đến đặc thù và sự phát triển kinh tế. Từ có, họ nhận ra rằng không thể hiểu toàn diện về lĩnh vực kinh tế nếu như không nghiên cứu địa lý kinh tế. Theo quan điểm ngày nay, Địa lí kinh tế là môn Khoa học xã hội, nghiên cứu các hệ thống lãnh thổ kinh tế xã hội nhằm rút ra những đặc điểm, quy luật hỉnh thành và hoạt động của chúng để \ận dụng vào tổ chức không gian (lãnh thổ), tối ưu các hoạt độn* kinh tế xã hội trong thực tiễn [24], 1 . 2 . Đối tưọng nghicn cửu môn học Đối tượng nghiên cứu cùa địa lí kinh tể là các hệ thống lãnh thổ únh tế - xã hội và sự phân bố sản xuất ở các nước các vùng, với nhũng đặc điểm phát triển riêng của mỗi nước, mỗi vùng trong từng giai đoạn phát triển kinh tế. Siơlỏ ì. /. Két cấu cơ bán cùa mội hệ thống lãnh thố về kinh lè xã hội / 24Ị 15
  17. Lãnh thố kinh tế xã hội là một hệ thống có cấu trúc phức tạp bao gồm điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế, điều kiện xã hội của lãnh thổ có liên quan tới hoạt động sản xuất, nghi ngơi của con người cùng với việc bảo vệ môi trường sống, về thực chất, lãnh thổ kinh tế xã hội được xác định bởi các yếu tố tự nhiên, mức độ phát triển của các ngành kinh tế, phân bố kinh tế trên lãnh thổ và các điều kiện xã hội chính trị. Vì thế lãnh thổ kinh tế xã hội sẽ khác biệt rất lớn giữa các quốc gia, các vùng hoặc các khu vực địa lý và có đặc điếm tự nhiên, sự phát triển kinh tế, hình thái xã hội khác nhau. Địa lý kinh tế trước hết nghiên cứu, mô tả trái đất về mặt kinh tế. Theo quan điểm địa lí hiện đại ngày nay, địa lí kinh tế nghiên cứu các tổ chức lãnh thố hoặc tố chức không gian kinh tế xã hội các nước, các vùng trong một hệ thống các mối quan hệ qua lại giữa môi trường địa lí, sự phát triển dân số cùng với các yếu tố xã hội có liên quan tới hoạt động kinh tế và sự phân bố các ngành kinh tế trên lãnh thổ. Phân bố sản xuất phân vùng kinh tế, quy hoạch vùng kinh tế, quy hoạch các hệ thống dân cư, các trung tâm công nghiệp, các khu chế xuất, V.V.. cũng là đối tượng nghiên cứu của địa lý kinh tế. Địa lý kinh tế Việt Nam nghiên cứu lí luận và thực tiễn tổ chức sản xuất theo hệ thống lãnh thổ kinh tế - xã hội của Việt Nam với những điều kiện và đặc điểm phát triển riêng của Việt Nam. 1.3. Nhiệm vụ nghiên cứu môn học Môn học địa lí kinh tế Việt nam là môn khoa học mang tính tổng hợp, trang bị cho người học lí luận cơ bản và kiến thức thực tiễn về tổ chức sản xuất và tổ chức lãnh thổ kinh tế - xã hội cùa Việt Nam. Nghiên cứu địa lí kinh tế, giúp các nhà quản lý các cấp có tầm nhìn xa, dự báo các hiện tượng và các sự kiện kinh tế - xã hội trong và ngoài nuớc, để có thể năng động hom trong việc hoạch định, điếu tiết các hoạt động sản xuất kinh doanh, hợp tác phát triển kinh tế có hiệu quả. 16
  18. Kiến thức địa lí kinh íế giúp cho các nhà sản xuất kinh doanh có thể lựa chọn ngành đầu tư, vùng đầu tư, địa điểin, quy mô tổ chức sản xuất kinh doanh phù liợp với điều kiện và đặc điểm của môi trường hoạt động, nhờ đó có thể phát triển ổn định, bền vững và thu được nhiều lợi nhuận. Nghiên cứu địa lí kinh tế còn giúp các nhà quàn lý kinh tế sử dụng hợp lý các nguồn lực kinh tế xã hội, tài nguycn thiên thiên, đề xuất các chính sách, thiết lập các quy định pháp lý chặt chẽ vừa đảm bảo lợi ích chung của xã hội, vừa tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt động kinh tế đạt hiệu quả, khuyến khích đầu tư đúng hướng. Sau khi nghiên cứu môn học này, người học có khả năng tìm ra các quy luật đặc thù cùa địa lí Việt nam có ảnh hưởng tới phân bố kinh tế theo lãnh thổ; Phát hiện các xu hướng, các hiện tượng kinh tế mới có tính chất hình thành theo quy luật địa lí, đã và đang bắt đầu hình thành theo đặc thù của các vùng lãnh thổ có thể làm thay đổi diện mạo phân bố kinh tế của cả nước; Có khả năng tham gia hoạch định chính sách quy hoạch phát triển vùng kinh tế nhằm đề xuất điều chỉnh chiến lược phát triển kinh tế theo vùng, lãnh thổ. 1.4. Nội dung môn học Địa lí kinh tế là một môn khoa học độc lập nhưng nó luôn có mối quan hệ chặt chẽ với các môn khoa học khác. Địa lí kinh tế nghiên cứu không gian địa lí nơi diễn ra hoạt động kinh tế xã hội của con người. Vi vậy địa lí kinh tế sử dụng kiến thức của rất nhiều môn học có liên quan như: địa chất học, địa vật lí, sinh vật, vật lí, hoá học. Mặt khác, môn học lại liên quan nhiều tới các kiến thức kinh tế - xã hội: chính trị, kinh tế, luật, dân tộc học. Do đó, muốn lĩnh hội tốt kicn thức môn học địa lí kinh tế cần phải có kiến thức tổng hợp cơ bản của nhiều môn học khác nhau. Nội dung của Địa lí kinh tế Việt Nam tập trung vào ba lĩnh vực chính, đó là lý thuyết, ứng dụng và hoạch định chính sách. 17
  19. Các vấn để lý íhuyéí: địa lí kinh tể nghiên cứu các khía cạnh kinh tế của các lãnh thố tức là nghiên cứu các hoạt động và sự phát triển kinh tế - xã hội gắn liền với các điều kiện thực tiễn cùa vùng (lãnh thổ) và các hoạt động xã hội của vùng, các mối quan hệ kinh tế liên vùng, trên cơ sở đó đúc rút các kinh nghiệm, các quy luật hình thành và phát triển của các vùng (lãnh thổ). Các lý thuyết kinh tế truyền thống có xu hướng bỏ qua tác động ảnh hưởng của khoảng cách không gian và mật độ hoạt động kinh tế, mặc dù trong thực tế, các khái niệm kinh tế cơ bản nhất cũng chịu ảnh hưởng bởi yếu tố địa lí (ví dụ: các yếu tố cung, cầu, chi phi đầu vào, đầu ra ... cửa một công ty sẽ phụ thuộc nhiều vào việc công ty đó phân bố ở đâu). Vỉ vậy, một trong những mục tiêu về nội dung nghiên cứu cùa địa lí kinh tế là xem xét ảnh hưởng cùa các yếu tố điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế - xã hội đối với đầu tư phát triến cho một tình, một tiếu vùng kinh tế trong vùng kinh tế lớn, hay một ngành, lĩnh vực cụ thế. Nói cách khác, với Địa lí kinh tế, các khái niệm kinh tế quen thuộc sẽ được xem xét lại trong một bối cảnh không gian. Việc minh họa các khái niệm không gian sẽ bổ sung và làm phong phú thêm cho các lý thuyết kinh tế truyền thống. ứng dụng lý Ihuyél trong các bối cảnh không gian là một định hướng lớn của môn học Địa lí kinh tế hiện nay. Các mô hỉnh lý thuyết của tổ chức không gian kinh tế - xã hội và các phương pháp tính toán định lượng ngày nay được sử dụng khá rộng rãi cho các lĩnh vực quy hoạch công cộng, dự báo tăng trưởng và phát triên vùng, quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch giao thông, quy hoạch hệ thống đô thị, quy hoạch phát triển ngành, lĩnh vực. Hoạch định chính sách: các vấn đề chính sách là một dạng ứng dụng đặc biệt và là nội dung cực kỳ quan trọng của địa lí kinh tế bởi lẽ các chính sách không thể tách rời định hướng phát trién không gian. Nhiều vấn đề như chênh lệch về trình độ phát triển, mức sống, di dân giữa các vùng, ô nhiễm, suy thoái môi trường biển... có liên quan chặt chẽ đến yếu tố địa lý. Các giải pháp chính sách phù họp về phân bố sản xuất, đầu tư có trọng điểm theo lãnh 18
  20. thổ, ưu đãi cho một số vùng, các chính sách về phái triển các ngành, lĩnh vưc đều cần hướng vào những vị trí địa lý, những lãnh thổ cụ thể. Từ những phân tích lý thuyết và đúc rút quy luật, kinh nghiệm áp dụng thực tiễn, địa lí kinh tc hướng tới đề xuất các chính sách khả thi đồ giải quyết vấn đề phát triển cùa liệ thống lãnh thổ. ơ Việt Nain, trong gian đoạn phát triển hiện nay, Địa lí kinh tế tập trung nghicn cứu và đề xuất các định hướng chiến lược cho các vấn đc sau đây: Nghiên cứu cơ sở khoa học và thực tiễn cùa việc hoạch định chính sách và chiến lược quốc gia về phát triển kinh tế theo lãnh thổ, q jy hoạch không gian biển trong chiến lược phát triển biển của Việt Nam... nhằm tạo ra những chuyển dịch cơ cấu lãnh tliổ của nền k.nh tế một cách mạnh mẽ, căn bản và có hiệu quả tlico hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Nghiên cứu những đặc điếm và quy luật hình thành và hoạt động ;ủa các không gian kinh tế chức năng (đơn ngành) theo ngành và lĩnh vực kinh tế, các không gian kinh tế tổng hợp (đa năng) bao gồm các vùng kinh tế lớn (cơ bản), các vùng kinh tế trọng điểm, các vùng (đơn vị) hành cliínli - kinh tế. Nghiên cứu những đặc điểm, những quy luật hình thành các hoạt dộng của các loại hình không gian kinh tế như các khu công nghiệp, các khu công nghệ cao, các khu chế xuất, các đặc khu kinh tế rthun tổ chức không gian kinh tế - xã hội tối ưu các hoạt động kinh 'ế. Nghiên cứu phương pháp luận và phương pháp lựa chọn vị trí địa 1>, địa điểm cụ thể để phân bố và đầu tư phát triển các loại hình, các c 1 sở sản xuất và kinh doanh. Nghicn cứu mối quan hệ giữa nâng cao hiệu quà của toàn bộ nềm linh tế và bảo đảm công bằng tlico chiều ngang (theo vùng) tromị? quá trinh phát triển, mối quan hệ giữa đầu tư phát triển cho các \ùng trọng điểm và tạo điều kiện cho các vùng đều phát triển, mốii
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2