intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Giáo trình Định mức - đơn giá xây dựng (Ngành: Kế toán xây dựng - Trung cấp) - Trường Cao đẳng Xây dựng số 1

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:52

6
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Giáo trình "Định mức - đơn giá xây dựng (Ngành: Kế toán xây dựng - Trung cấp)" được biên soạn với mục tiêu nhằm giúp sinh viên trình bày được những nội dung hao phí về: vật liệu, nhân công, máy thi công trong định mức dự toán xây dựng công trình; nắm được nội dung chi phí của đơn giá xây dựng công trình. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Giáo trình Định mức - đơn giá xây dựng (Ngành: Kế toán xây dựng - Trung cấp) - Trường Cao đẳng Xây dựng số 1

  1. BỘ XÂY DỰNG TRƯỜNG CAO ĐẲNG XÂY DỰNG SỐ – CTC1 GIÁO TRÌNH ĐỊNH MỨC – ĐƠN GIÁ XÂY DỰNG NGÀNH: KẾ TOÁN XÂY DỰNG TRÌNH ĐỘ: TRUNG CẤP (Ban hành kèm theo Quyết định số: 368ĐT/QĐ- CĐXD1 ngày 10 tháng 08 năm 2021 của Hiệu trưởng trường CĐXD số 1) Hà Nội – 2019
  2. TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể được phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo. Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm.
  3. LỜI GIỚI THIỆU Giáo trình “Định mức – đơn giá xây dựng” được biên soạn nhằm phục vụ công tác giảng dậy và học tập cho trình độ trung cấp chuyên ngành Ké toán Xây dựng tại trường Cao đẳng Xây dựng số 1. Giáo trình cung cấp cho người đọc những kiến thức cơ bản về nọi dung và phương pháp lập định mức, đơn giá trong xây dựng. Giáo trình này được viết theo đề cương môn học Định mức – đơn giá xây dựng, tuân thủ theo đúng các quy định hiện hành. Ngoài ra giáo trình còn bổ sung thêm một số kiến thức mà trong các giáo trình trước chưa đề cập tới. Nội dung bao gồm 2 phần, 4 chương học: Phần I: Định mức dự toán xây dựng công trình Chương 1: Những vấn đề chung về định mức dự toán. Chương 2: Phương pháp lập định mức dự toán Phần II: Đơn giá xây dựng công trình Chương 1: Những vấn đề về đơn giá xây dựng công trình Chương 2: Phương pháp lập đơn giá xây dựng công trình Giáo trình do các giảng viên trong Bộ môn Định Giá và Dự toán, thuộc khoa Quản lý Xây dựng và đô thị, trường Cao đẳng Xây dựng số 1 biên soạn. Chúng tôi rất mong được sự góp ý của các đồng nghiệp và bạn đọc để giáo trình được hoàn thiện hơn. Trân trọng cảm ơn! Hà Nội, năm 2019 Tham gia biên soạn 1. Chủ biên: Nguyễn Thị Thu Hường 3
  4. Mục lục Phần I: ĐỊNH MỨC DỰ TOÁN XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH.......................... 7 Chương 1: Những vấn đề chung về định mức dự toán ....................................... 7 1.1. Khái niệm, .......................................................................................................... 7 1.2. Mục đích, yêu cầu .............................................................................................. 7 1.3. Nội dung của định mức dự toán ......................................................................... 8 1.3.1. Mức hao phí vật liêu ....................................................................................... 8 1.3.2. Mức hao phí nhân công .................................................................................. 8 1.3.3. Mức hao phí máy............................................................................................. 9 1.4. Cơ sở và cách thức lập định mức dự toán .......................................................... 9 1.4.1. Cơ sở lập ......................................................................................................... 9 1.4.2. Cách thức lập .................................................................................................. 9 Chương 2: Phương pháp lập định mức dự toán ................................................ 13 2.1. Định mức vật liệu ............................................................................................. 13 2.1.1. Khái niệm, ý nghĩa và tác dụng .................................................................... 13 2.1.2. Thành phần cơ cấu của định mức vật liệu .................................................... 13 2.1.3. Phương pháp lập định mức vật liệu .............................................................. 15 2.2. Định mức lao động ........................................................................................... 20 2.2.1. Khái niệm, ý nghĩa và phân loại ................................................................... 20 2.2.2. Nhiệm vụ của định mức lao động ................................................................. 21 2.2.3. Cơ sở nghiên cứu định mức lao động ........................................................... 21 2.2.4. Các phương pháp thu thập số liệu ................................................................. 24 2.2.5. Các phương pháp lập định mức lao động ..................................................... 28 2.3. Định mức máy .................................................................................................. 30 2.3.1. Khái niệm, nhiệm vụ đinh mức máy .............................................................. 30 2.3.2. Cơ sở nghiên cứu định mức máy .................................................................. 31 2.4. Tra cứu định mức dự toán ................................................................................ 32 2.4.1. Cấu tạo của tập định mức dự toán................................................................ 32 2.4.2. Quy định áp dụng .......................................................................................... 32 2.4.3. Tra cứu sử dụng định mức dự toán XDCT ................................................... 32 Phần II: Đơn giá xây dựng công trình ................................................................ 36 Chương 1: Những vấn đề về đơn giá xây dựng công trình ............................... 36 1.1. Khái niệm, vai trò............................................................................................. 36 1.2. Nội dung ........................................................................................................... 36 1.3. Phân loại đơn giá.............................................................................................. 37 1.3.1. Phân loại theo phạm vi sử dụng ................................................................... 37 4
  5. 1.3.2. Phân loại theo mức độ sử dụng .................................................................... 38 1.3.3. Phân loại theo kết cấu................................................................................... 38 1.4. Căn cứ và trình tự lập ....................................................................................... 39 1.4.1. Căn cứ lập ..................................................................................................... 39 2.4.2. Trình tự lập ................................................................................................... 39 Chương 2: Phương pháp lập đơn giá xây dựng công trình .............................. 41 2.1. Xác định chi phí vật liệu .................................................................................. 41 2.1.1. Giá vật liệu bình quân đến hiện trường xây lắp ........................................... 41 2.1.2. Phương pháp xác định chi phí vật liệu ......................................................... 45 2.2. Xác định chi phí nhân công ............................................................................. 47 2.2.1. Căn cứ xác định ............................................................................................ 47 2.2.2. Phương pháp xác định .................................................................................. 47 2.3. Xác định chi phí máy ....................................................................................... 47 2..3.1. Căn cứ xác định ........................................................................................... 47 2.3.2. Phương pháp xác định .................................................................................. 47 2.4. Cấu tạo đơn giá và hướng dẫn sử dụng............................................................ 48 2.4.1. Thuyết minh chung và quy định áp dụng ...................................................... 48 2.4.2. Tra cứu các tập đơn giá xây dựng công trình ............................................... 50 2.4.2.1. Nguyên tắc chung ....................................................................................... 50 2.4.2.2. Trình tự tra cứu .......................................................................................... 50 2.4.2.3. Thực hành tra cứu ...................................................................................... 51 5
  6. GIÁO TRÌNH ĐỊNH MỨC – ĐƠN GIÁ XÂY DỰNG Tên môn học: Định mức – đơn giá xây dựng Mã môn học: MH20 Vị trí, tính chất của môn học: - Vị trí: Môn học được phân bố vào năm thứ hai. - Tính chất: Là môn học chuyên ngành bắt buộc. - Ý nghĩa và vai trò của môn học/mô đun: Là môn chuyên ngành cung cấp kiến thức cơ bản về xây dựng trong nền kinh tế thị trường và quản trị trong doanh nghiệp xây dựng. Mục tiêu môn học: - Về kiến thức: + Trình bày được những nội dung hao phí về: vật liệu, nhân công, máy thi công trong định mức dự toán xây dựng công trình; + Trình bày được nội dung chi phí của đơn giá xây dựng công trình - Về kỹ năng: + Áp dụng được các định mức dự toán vào công tác chuyên môn như: lập dự toán chi phí, nhu cầu vật liệu, nhân công, máy thi công; + Lập được các đơn giá xây dựng công trình; + Áp dụng được các đơn giá xây dựng công trình vào việc lập dự toán chi phí. - Về năng lực tự chủ và trách nhiệm:  Nhận thức được ý nghĩa của môn học đối với chuyên ngành.  Có thái độ làm việc tự giác,  Khoa học, cẩn thận. 6
  7. Phần I: ĐỊNH MỨC DỰ TOÁN XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH Chương 1: Những vấn đề chung về định mức dự toán Giới thiệu: Chương 1 bao gồm khái niệm và nội dung các hao phí trong định mức dự toán xây dựng công trình. Mục tiêu: Trình bày được: - Trình bày được khái niệm, mục đích, yêu cầu của định mức dự toán; - Nêu được nội dung của định mức dự toán, cơ sở và cách thức lập định mức dự toán Nội dung chính: 1.1. Khái niệm, - Định mức dự toán xây dựng là chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật (và công nghệ) biểu hiện hao phí lao động xã hội trung bình cần thiết cho một đơn vị tính của công tác khảo sát - thiết kế, xây dựng, lắp đặt thiết bị hoặc một đơn vị tính của kết cấu xây dựng phụ thuộc vào đặc điểm sản phẩm, công nghệ thực hiện, điều kiện thi công và cả điều kiện kinh tế - xã hội của mỗi nước trong từng thời kỳ. - Định mức dự toán XDCT (Định mức dự toán): là định mức kinh tế - kỹ thuật xác định mức hao phí lao động xã hội trung bình cần thiết phù hợp với điều kiện kỹ thuật - công nghệ; điều kiện tự nhiên và cả trình độ phát triển kinh tế - xã hội của từng nước. Nó đồng thời quy định mức hao phí cả ba yếu tố sản xuất: vật liệu, lao động và máy thi công để hoàn thành một đơn vị khối lượng công tác xây dựng như xây 1m3 tường gạch, đổ 1m3 cấu kiện bê tông cốt thép, 1m2 lát gạch, … từ khâu chuẩn bị đến khâu kết thúc công tác xây dựng theo phạm vi xác định (kể cả những hao phí cần thiết do yêu cầu kỹ thuật và tổ chức sản xuất nhằm đảm bảo thi công xây dựng liên tục, đúng quy trình quy phạm kỹ thuật). 1.2. Mục đích, yêu cầu Mục đích của công tác định mức dự toán là xây dựng hệ thống định mức dự toán tiên tiến, phù hợp với trình độ và yêu cầu kỹ thuật hiện đại. Để đạt được mục đích trên, định mức dự toán cần phải đáp ứng một số yêu cầu chủ yếu sau: - Có luận cứ khoa học về kinh tế - kỹ thuật, bảo đảm và xác định đúng đắn giá dự toán xây lắp công trình, nâng cao hiệu quả vốn đầu tư. - Tính đến các thành tựu khoa học kỹ thuật xây dựng, các kinh nghiệm tiên tiến, đồng thời xét đến khả năng thực tế có thể thực hiện các định mức của các tổ chức xây lắp làm việc trong điều kiện bình thường. - Định mức dự toán xác định cho công tác kết cấu xây lắp tương đối hoàn chỉnh phù hợp với nội dung thiết kế, thi công, các tiêu chuẩn, quy trình quy phạm kỹ thuật xây dựng, tạo thuận lợi cho việc xác định giá dự toán công trình theo giai đoạn thiết kế. 7
  8. - Công tác hoặc kết cấu xây lắp trong định mức dự toán được hệ thống một cách thống nhất theo yêu cầu kỹ thuật công trình, điều kiện thi công bình thường và biện pháp thi công phổ bỉến phù hợp với trình độ khoa học kỹ thuật trong xây dựng và mức trang bị cơ giới hoá của ngành xây dựng. - Bảo đảm đơn giản, thuận tiện trong xây dựng, giảm nhẹ công sức và thời gian lập tài liệu dự toán. Do sự phát triển không ngừng của tiến bộ khoa học kỹ thuật trong ngành xây dựng đòi hỏi định mức dự toán phải được hoàn thiện một cách có hệ thống, đồng thời cũng đòi hỏi sự cần thiết phải xem xét và sửa đổi chúng cho phù hợp trong từng thời kỳ do sự xuất hiện những định mức thi công về sử dụng vật liệu mới, công nghệ xây lắp mới, …nhằm đảm bảo định mức dự toán phản ánh đúng đắn trình độ kỹ thuật của ngành xây dựng trong từng thời kỳ. Chỉ với điều kiện đó, chi phí lao động cá biệt mới có thể tiến dần đến chi phí lao động xã hội cần thiết, đưa giá cả sản phẩm xây dựng tới gần giá trị xã hội của nó. 1.3. Nội dung của định mức dự toán 1.3.1. Mức hao phí vật liêu Là số lượng vật liệu chính (vật liệu thông thường, các cấu kiện, các chi tiết làm sẵn, vật liệu luân chuyển), vật liệu phụ (không kể vật liệu phụ dùng cho máy móc, phương tiện vận chuyển và những vật liệu tính trong chi phí chung) hao phí cho việc thực hiện và hoàn thành khối lượng công tác xây dựng, kể cả hao hụt vật liệu cho phép trong khâu thi công, riêng đối với các loại cát xây dựng đã kể đến hao hụt do độ dôi của cát. - Mức hao phí các loại vật liệu chính như (cát, đá, sỏi, gạch, ngói, xi măng, sắt thép, gỗ, các cấu kiện, chi tiết làm sẵn, …) là những vật liệu có giá trị cao và khối lượng sử dụng chiếm tỷ trọng tương đối lớn trong một đơn vị khối lượng công tác hoặc kết cấu xây dựng thì đều quy định tính bằng hiện vật và theo đơn vị đo lường khối lượng thông dụng. - Mức hao phí các loại vật liệu phụ như xà phòng, dầu nhờn, … là những loại vật liệu có giá trị thấp và khối lượng vật liệu sử dụng chiếm tỷ trọng không đáng kể trong một đơn vị khối lượng công tác hoặc kết cấu xây dựng được quy định tính bằng tỷ lệ % trên chi phí vật liệu chính. 1.3.2. Mức hao phí nhân công Là số ngày công lao động của thợ xây dựng (chuyên nghiệp và không chuyên nghiệp) trực tiếp thực hiện khối lượng công tác xây dựng và công nhân phục vụ xây dựng (kể cả công nhân vận chuyển, bốc dỡ vật liệu, bán thành phẩm trong phạm vi mặt bằng xây dựng). Số lượng ngày công đã bao gồm cả lao động chính, phụ kể cả 8
  9. công tác chuẩn bị, kết thúc thu dọn hiện trường thi công, thời gian di chuyển chỗ làm việc trong ca khi không đủ việc làm chẵn ca, trình độ tay nghề yêu cầu đối với từng công tác xây dựng được nêu ra bằng cấp bậc thợ bình quân. 1.3.3. Mức hao phí máy Là số ca sử dụng máy thi công trực tiếp phục vụ xây dựng công trình, chuyển động bằng động cơ hơi nước, diezel, xăng, điện, khí nén, … (kể cả một số máy phục vụ xây dựng có hoạt động độc lập tại hiện trường nhưng gắn liền với dây chuyền sản xuất thi công xây dựng công trình). - Mức sử dụng ca máy các loại máy thi công chính, quyết định mức độ cơ giới hoá và năng suất lao động như máy xúc, ủi, cạp chuyển, cẩu, … có giá trị lớn và chiếm tỷ trọng cao trong chi phí thực hiện một đơn vị khối lượng công tác hoặc kết cấu xây dựng được quy định bằng ca máy. - Mức sử dụng các loại máy phụ, có giá trị thấp và chiếm tỷ trọng nhỏ trong chi phí một đơn vị khối lượng công tác hoặc kết cấu xây dựng được quy định bằng tỷ lệ % trên chi phí sử dụng máy chính. 1.4. Cơ sở và cách thức lập định mức dự toán 1.4.1. Cơ sở lập Căn cứ để lập định mức dự toán là các định mức sản xuất về sử dụng vật liệu, lao động, máy thi công trong xây dựng, các quy chuẩn, tiêu chuẩn xây dựng, quy trình, quy phạm kỹ thuật về thiết kế - thi công - nghiệm thu, các thiết kế mẫu, thiết kế điển hình, mức cơ giới hoá chung trong ngành xây dựng, tình hình trang thiết bị kỹ thuật, tổ chức lực lượng lao động của các đơn vị xây dựng và kết quả áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật trong xây dựng như sử dụng các vật liệu mới, cao cấp, thiết bị và công nghệ thi công tiên tiến. 1.4.2. Cách thức lập 1.4.2.1. Các nguyên tắc lập - Sự tổng hợp của định mức dự toán: Quá trình xây dựng công trình là sự tổng hợp của nhiều loại công tác xây dựng khác nhau như công tác đất, đá, bê tông, nề, sắt, lắp đặt cấu kiện, thiết bị, máy móc, … kết quả thực hiện một công tác nào đó tạo ra một kết cấu hoặc một bộ phận công trình nhất định như móng, thân, mái, … Mặt khác, mỗi loại công tác sử dụng nhiều loại lao động có chuyên môn và tay nghề khác nhau, ví dụ như để hoàn thành một kết cấu bê tông cốt thép nào đó, cần phải sử dụng lao động thợ mộc xây dựng (ván khuôn), lao động thợ sắt (cốt thép), lao động sản xuất và đổ bê tông, lao động phục vụ, … 9
  10. Để xác định nhu cầu về lao động, vật tư, máy, thiết bị thi công cần thiết cho quá trình thi công người ta sử dụng định mức sản xuất (định mức thi công). Những định mức này được xác định cho từng công việc cụ thể theo từng bước công việc và từng biện pháp thi công. Khác với định mức thi công, định mức dự toán được tổng hợp hơn một bước, nó được xác định trên một đơn vị tính khối lượng công tác xây dựng với phạm vi được mở rộng hơn (1m3 kết cấu bê tông, 1m3 xây tường, …) bằng cách tổng hợp những bước công việc mà trong định mức thi công mỗi bước công việc đó có một định mức riêng. - Sự bình quân hoá khối lượng công tác: Sự tổng hợp của định mức dự toán liên quan trực tiếp với sự bình quân hoá khối lượng công tác của các bước công việc khác nhau, nhưng có yêu cầu kỹ thuật, điều kiện thi công, biện pháp thi công tương tự nhau, mà trước hết là sự bình quân hoá định mức vật liệu cần thiết. Sự tổng hợp định mức và sự bình quân hoá khối lượng các công tác xây dựng khác nhau đòi hỏi phải tổng hợp danh mục vật liệu xây dựng sử dụng trong thi công và chỉ áp dụng cho những vật liệu và chi tiết có đặc tính cố định trong định mức dự toán. Ví dụ: Công tác bê tông móng thì lượng hao phí vật liệu, lao động, máy thi công cho các bước công việc phải thực hiện từ khâu chuẩn bị đến kết thúc công việc bao gồm: Cân đong vật liệu cho cấp phối bê tông, trộn bê tông, vận chuyển vữa bê tông, đổ và đầm bê tông, bảo dưỡng bê tông, giá công lắp dựng và tháo dỡ cầu công tác, phụ thuộc vào kiểu hình dáng, kích thước của các loại móng (móng băng, móng bè, móng cột, …) nhưng khi tính định mức dự toán đã thực hiện bình quân hoá khối lượng các công việc khác nhau, các loại móng khác nhau trong công tác bê tông móng. - Tính trung bình tiên tiến của phương pháp thi công: Bất kỳ một công tác hoặc kết cấu xây dựng cấu tạo nên công trình đều có thể thực hiện bằng nhiều phương pháp thi công khác nhau như bằng thủ công, bằng cơ giới kết hợp với thủ công, bằng cơ giới, … Định mức dự toán các công tác xây dựng, kết cấu công trình được xây dựng theo điều kiện và phương pháp thi công được áp dụng tương đối phổ biến trên các công trường phù hợp với trình độ khoa học kỹ thuật trong xây dựng, trình độ trang bị cho xây dựng trong từng thời kỳ. Hay nói cách khác, nó được xây dựng theo phương pháp thi công phản ảnh trình độ kỹ thuật bình quân chung của ngành xây dựng mà không phụ thuộc vào biện pháp thi công cụ thể nào của các tổ chức xây dựng. 1.4.2.2. Trình tự lập: 10
  11. Định mức dự toán được lập theo trình tự 4 bước: Bước 1: Thu thập thông tin Trong bước này tiến hành xác lập hệ thống danh mục công tác hoặc kết cấu xây dựng để lập định mức dự toán, chọn thước đo (đơn vị) tính định mức dự toán và đơn vị đo các chỉ tiêu định mức dự toán riêng biệt, xác định thành phần công việc trong công tác hoặc kết cấu xây dựng. Cũng trong bước này tiến hành chọn thiết kế và bản vẽ thi công các chi tiết và kết cấu định hình, những tài liệu này được coi là cơ sở để tính toán khối lượng công tác và lập định mức dự toán, mô tả phương pháp thi công được áp dụng để tính định mức dự toán (lựa chọn dây chuyền thi công hợp lý), lập danh sách các mã hiệu định mức thi công mà trên cơ sở đó cần thiết kế các định mức dự toán. Khi chọn bản vẽ kết cấu xây dựng và phương pháp thi công cần chú ý đảm bảo sao cho phù hợp với trình độ kỹ thuật, tổ chức thi công hiện nay cũng như thoả mãn những yêu cầu về điều kiện kỹ thuật hiện hành trong sản xuất, tiêu chuẩn kỹ thuật an toàn lao động. Tiến hành tính khối lượng công tác xây dựng trên cơ sở phân tích bản vẽ thi công đã được chọn để thiết kế định mức dự toán bằng thước đo sản phẩm đã dự định trước, phù hợp với mã hiệu của định mức thi công. Khi tính được khối lượng công tác theo đơn vị đo của định mức thi công, ta tính được khối lượng công tác trong định mức dự toán nhờ hệ số tính đổi đơn vị đo sản phẩm từ định mức thi công sang định mức dự toán. Bước 2: Xử lý thông tin Xử lý những số liệu đã thu được và tính định mức dự toán trên cơ sở định mức thi công và khối lượng công tác phù hợp hoàn toàn với phương pháp thi công đã áp dụng. - Tính định mức hao phí vật liệu - Tính định mức hao phí lao động - Tính định mức hao phí máy, thiết bị thi công Bước 3: Lập tiết định mức trên cơ sở tổng hợp các hao phí về vật liệu, lao động, máy thi công Mỗi tiết định mức gồm hai phần: Thành phần công việc và bảng định mức các khoản mục hao phí - Thành phần công việc: Thành phần công việc cần phải quy định rõ, đầy đủ nội dung các bước công việc theo thứ tự từ khâu chuẩn bị ban đầu đến khi kết thúc hoàn thành công tác hoặc kết cấu xây dựng. - Bảng định mức: 11
  12. Bảng định mức được mô tả rõ tên, chủng loại, quy cách vật liệu chính cần thiết hao phí cho công tác, kết cấu xây dựng và các vật liệu phụ khác; loại thợ; cấp bậc công nhân xây dựng bình quân; tên, loại, công suất của các loại máy, thiết bị chủ đạo (máy chính) và một số máy, thiết bị khác trong dây chuyền công nghệ thi công để thực hiện hoàn chỉnh công tác hoặc kết cấu xây dựng. Trong bảng định mức, hao phí vật liệu chính được tính bằng hiện vật, các vật liệu phụ tính bằng tỷ lệ (%) so với chi phí vật liệu chính; hao phí lao động được tính bằng ngày công theo cấp bậc công nhân xây dựng bình quân; hao phí thời gian sử dụng máy, thiết bị chủ đạo được tính bằng số ca máy, các loại máy khác (máy phụ) được tính bằng tỷ lệ (%) so với chi phí của các loại máy, thiết bị chủ đạo (máy chính). Bước 4: Kiểm nghiệm và kết luận Đây là bước cuối cùng của việc xây dựng định mức dự toán, ở bước này tiến hành kiểm nghiệm kết quả định mức ở ngoài thực tế, để từ đó rút ra những nhận xét, đánh giá và kết luận về sự cần thiết phải sửa đổi, điều chỉnh, bổ sung và hoàn tất tập định mức, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt và ban hành định mức Câu hỏi ôn tập Câu 1. Trình bày được khái niệm, mục đích, yêu cầu của định mức dự toán. Câu 2. Trình bày được nội dung của định mức dự toán Câu 3. Trình bày được cơ sở và cách thức lập định mức dự toán Yêu cầu về đánh giá Người học cần trả lời trước các câu hỏi giao: - Kiếm tra thường xuyên dưới 30 phút; - Hình thức: tự luận; - Hệ số: 1; - Nội dung: kiểm tra trong phạm vị ”Câu hỏi ôn tập”. Ghi nhớ Người học cần ghi nhớ các nội dung sau đây: - Trình bày được khái niệm, mục đích, yêu cầu của định mức dự toán. - Trình bày được nội dung của định mức dự toán - Trình bày được cơ sở và cách thức lập định mức dự toán 12
  13. Chương 2: Phương pháp lập định mức dự toán Giới thiệu: Chương 2 bao gồm các nội dung khái niệm, nội dung và phương pháp lập định mức dự toán xây dựng công trình. Mục tiêu: Trình bày được: -Trình bày được định mức vật liệu, nhân công, máy thi công; -Tra cứu được định mức dự toán Nội dung chính: 2.1. Định mức vật liệu 2.1.1. Khái niệm, ý nghĩa và tác dụng 2.1.1.1. Khái niệm Định mức vật liệu là chỉ tiêu kinh tế phản ánh lượng vật liệu lớn nhất cho phép để sản xuất ra một đơn vị sản phẩm hoặc 1 đơn vị kết cấu xây lắp trong từng thời kỳ phù hợp với trình độ kỹ thuật, trình độ tổ chức quản lý và trình độ lành nghề của công nhân. 2.1.1.2. Ý nghĩa, tác dụng Trong qua trình xây lắp, giá trị vật liệu chiếm khoảng trên 70%, do đó việc cung cấp, bảo quản, sử dụng vật liệu không tốt sẽ gây ra lãng phí rất lớn, làm ngừng trệ thi công và kéo dài thời gian xây dựng. Để quản lý và sử dụng tốt vật tư thì có nhiều phương pháp, trong đó có một biện pháp quan trọng là quản lý sử dụng vật tư theo định mức, do vậy việc xây dựng các định mức sử dụng vật liệu có căn cứ khoa học và quản lý sử dụng vật tư theo định mức là một yêu cầu bức thiết. - Định mức vật tư là cơ sở để lập kế hoạch nhu cầu vật tư cho các ngành có công tác xây dựng và các công ty, công trường thi công xây lắp. - Làm cơ sở để phân tích kinh tế kỹ thuật, lựa chọn giải pháp thiết kế và thi công tối ưu. - Làm căn cứ để quản lý cấp phát và sử dụng, thực hiện đúng chế độ hạch toán kinh tế. - Làm cơ sở để xây dựng đơn giá xây dựng cơ bản. - Định mức vật liệu còn dùng trong công tác tổ chức thi công như: xác định khối lượng vật liệu theo thiết kế công trình, lập kế hoạch cung cấp vật tư, tính toán kho bãi, tính toán phương tiện vận chuyển … - Định mức vật liệu là cơ sở để đảm bảo chất lượng công trình ở những loại thiết kế có yêu cầu vật liệu và cường độ, thì định mức vật liệu sẽ cho các thành phần cấp phối cần thiết, nếu không làm đúng thành phần cấp phối đó thì không đảm bảo yêu cầu chất lượng. 2.1.2. Thành phần cơ cấu của định mức vật liệu 13
  14. 2.1.2.1. Hao phí có ích a. Vật liệu chính Công thức chung xác định mức vật liệu trong định mức dự toán có dạng: ĐMVL  ĐMCT xKcđ xKlc xK hh DT v (1) Trong đó: ĐMCT: Hao phí vật liệu cấu thành cho một đơn vị khối lượng công tác hoặc kết cấu xây dựng hay một bộ phận công việc theo định mức thi công hoặc theo tính toán từ thiết kế. K cđ : Hệ số chuyển đổi đơn vị tính vật liệu trong định mức thi công sang đơn vị tính v vật liệu trong định mức dự toán. K hh : Định mức tỷ lệ hao hụt vật liệu được phép trong thi công K hh = 1 + Htc (2) Htc: Định mức tỷ lệ hao hụt vật liệu trong thi công theo các quy định hiện hành của Nhà nước. Đây là phần tổn thất có tính chất công nghệ, là phần hao phí cần thiết không thể tránh khỏi do tính chất công nghệ (như mùn cưa, vỏ bào khi chế biến gỗ, gạch vụn, vữa xây rơi vãi do thi công, …) được biểu hiện dưới dạng phế liệu cho phép do những điều kiện cụ thể của kỹ thuật sản xuất. Cần phân biệt tổn thất nêu trên (được đưa vào định mức vật liệu) với những tổn thất có tính chất tổ chức (như tổn thất do vận chuyển, bảo quản, … , không đúng quy cách), tổn thất do không tuân thủ quy trình công nghệ quy định. Những tổn thất có tính chất tổ chức có thể khắc phục được nên không được phép đưa vào cơ cấu định mức vật liệu. Riêng đối với các loại cát sử dụng trong các loại cấp phối vữa còn được tính thêm định mức tỷ lệ hao hụt do độ dôi dư của cát (hao hụt tự nhiên). Khi đó, công thức 2 có dạng: K hh = (1 + Htc).(1 + Hđd) (2) Hđd: Định mức tỷ lệ hao hụt do độ dôi của cát. K lc : Hệ số luân chuyển của loại vật liệu cần phải sử dụng luân chuyển quy định trong định mức sử dụng vật tư. Riêng đối với những loại vật liệu không luân chuyển thì có K lc = 1. Đặc điểm của vật liệu sử dụng luân chuyển là sử dụng nhiều lần, đôi khi giá trị mua sắm cũng khá lớn nhưng chưa đủ tiêu chuẩn để xếp vào tài sản cố định. Do vậy về mặt kinh tế không quy định chế độ khấu hao mà tuỳ theo từng trường hợp mà khấu hao trừ dần gía trị mua sắm vật liệu luân chuyển vào giá trị công tác xây lắp. Hệ số 14
  15. luân chuyển luôn có trị số bé hơn 1. Trị số này nói lên một phần số lượng định mức vật liệu được luân chuyển vào đơn giá sản phẩm. Kết quả tính toán K lc không phụ thuộc vào loại vật liệu và trị số định mức mà phụ thuộc vào số lần luân chuyển và tỷ lệ được bù hao hụt. K lc có thể được tính theo công thức kinh nghiệm sau: h(n  1)  2 K lc  (4) 2n Trong đó: h: Tỷ lệ được bù hao hụt từ lần thứ 2 trở đi n: Số lần sử dụng vật liệu luân chuyển 2: Hệ số kinh nghiệm Khi thi công mới các vật kiến trúc lớn hoặc sửa chữa chúng, thường phải lưu giữ giàn giáo, cầu công tác dài ngày thì cứ sau một thời gian nhất định (3 tháng, 6 tháng) được coi là một lần luân chuyển. b. Cho vật liệu phụ Vật liệu phụ là những vật liệu cần thiết cho thi công xây, lắp nhưng chiếm một tỷ lệ rất nhỏ so với các vật liệu chính (từ 0,5% đến 1%) như: chất chống dính ván khuôn khi đổ bê tông, đất đèn, axít làm sạch khi hàn hơi, đinh hoặc dây buộc khi bắc giáo, chất phụ gia khi trộn bê tông, … 2.1.2.2. Hao phí thi công Chi phí này có đặc điểm không tạo ra giá trị sử dụng nhưng vẫn hình thành nên giá trị sản phẩm. 2.1.3. Phương pháp lập định mức vật liệu 2.1.3.1. Phương pháp thống kê - Xây dựng và chỉ đạo thực hiện chiến lược, kế hoạch phát triển các hoạt động xây dựng. - Ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về xây dựng; - Ban hành quy chuẩn, tiêu chuẩn xây dựng. - Quản lý chất lượng và lưu trữ hồ sơ công trình xây dựng. - Cấp và thu hồi giấy phép trong hoạt động xây dựng. - Hướng dẫn, kiểm tra, thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, và xử lý vi phạm trong hoạt động xây dựng. - Tổ chức nghiên cứu khoa học và công nghệ trong hoạt động xây dựng. - Đào tạo, phát triển nguồn nhân lực cho hoạt động xây dựng. 15
  16. - Hợp tác quốc tế trong lĩnh vực xây dựng. Phương pháp thống kê báo cáo là phương pháp xây dựng định mức vật liệu căn cứ vào số liệu thống kê của kỳ báo cáo về mức tiêu dùng vật liệu của các kỳ trước. Có 2 bước tiến hành: - Bước 1: Tính lượng vật liệu thực tế tiêu dùng bình quân ở kỳ báo cáo ( M 0 ) n n  mi m q i i M0  i 1 hoặc M 0  i 1 n q n i i 1 Trong đó: mi: Lượng thực chi vật liệu cho một đơn vị khối lượng công tác, kết cấu xây lắp của mỗi lần quan sát; n: Tổng số lần quan sát qi: Số sản phẩm của mỗi lần quan sát tương ứng. - Bước 2: Xác định mức tiêu dùng vật liệu cho kỳ kế hoạch (MKH) Mức của kỳ kế hoạch về nguyên tắc phải thấp hơn mức chi phí bình quân kỳ báo cáo ( M 0 ) nhằm đảm bảo tính trung bình tiên tiến, MKH được tính theo công thức sau: n' n' m ' i m q ' i ' i M KH  i 1 ' hoặc M KH  i 1 n' n q i 1 ' i Trong đó: m'i: Lượng thực chi vật liệu cho một đơn vị khối lượng công tác, kết cấu xây lắp của những lần thống kê có lượng chi bằng hoặc nhỏ hơn lượng vật liệu thực tế tiêu dùng bình quân thời kỳ báo cáo; n’: Số lần thống kê có lượng thực chi bằng hoặc nhỏ hơn; q’i: Số sản phẩm của những lần thống kê có lượng thực chi bằng hoặc nhỏ hơn tương ứng. Ví dụ: Qua số liệu thống kê về tiêu dùng sơn cho 1 m2 cửa, người ta thu được kết quả tiêu dùng sơn thực tế của 6 tháng đầu năm báo cáo như bảng sau: Lượng sơn tiêu dùng cho 1 m2 Tháng Số lượng m2 hoàn thành (g) 1 290 1.200 2 290 3.000 16
  17. 3 270 1.500 4 210 2.500 5 200 3.500 6 220 2.000 Yêu cầu: a) Tính lượng sơn thực tế tiêu dùng bình quân trong 6 tháng đầu năm báo cáo? b) Tính định mức tiêu dùng sơn cho kỳ kế hoạch a) Áp dụng công thức: n m i 290  290  270  210  200  220 M0  i 1   246, 66 g / m 2 n 6 Hoặc: n m q i i 290 1200  ...  220  2000 M0  i 1   240, 0 g / m 2 n 1200  ...  2000 q i 1 i b) Để làm ý này, trước tiên ta cần so sánh lượng sơn tiêu dùng cho 1 m2 của từng tháng với M 0 vừa tính được ở ý a và thấy rằng lượng sơn tiêu dùng cho 1 m2 của 3 tháng 4, 5, 6 nhỏ hơn M 0 . Khi đó, áp dụng công thức: n' m ' i 210  200  220 M KH  i 1 '   210 g / m2 n 3 Hoặc: n' m q ' i ' i 210  2500  200  3500  220  2000 M KH  i 1   208,12 g / m 2 n' 2500  3500  2000 q i 1 ' i * Nhận xét: Phương pháp thống kê báo cáo tuy có ưu điểm là đơn giản, dễ tính, cho kết quả nhanh chóng, kịp thời song lại có nhiều nhược điểm như không đảm bảo tính khoa học, chính xác, không phản ánh mức theo thành phần cơ cấu nên dễ gây lãng phí. 2.1.3.2. Phương pháp thực nghiệm Phương pháp thực nghiệm là phương pháp dựa vào kết quả của các thí nghiệm, sản xuất thử, có kết hợp với kinh nghiệm sản xuất để xây dựng định mức vật liệu. Tuỳ theo đặc điểm tính chất của từng loại vật liệu, của kỹ thuật sản xuất mà có công thức tính toán thích hợp. Tuy nhiên, dù dùng công thức tính toán nào thì trong quá 17
  18. trình thực nghiệm (thí nghiệm tại phòng thí nghiệm, sản xuất thử tại các nơi làm việc) cũng tiến hành qua các bước sau: - Bước 1: Chuẩn bị thực nghiệm Nghiên cứu tài liệu thiết kế, quy trình công nghệ, danh mục vật liệu sử dụng, chuẩn bị địa điểm, dụng cụ, máy móc, vật liệu và công nhân kỹ thuật. - Bước 2: Tiến hành thực nghiệm Thực hiện hàng loạt thí nghiệm và sản xuất thử, điều quan trọng trong bước này là phải ghi chép, cân đong, đo đếm chính xác (cả bản thân sản phẩm và phế liệu). - Bước 3: Phân tích, tổng hợp và tính định mức vật liệu Căn cứ vào số liệu thu được qua kết quả thực nghiệm, tiến hành phân tích, tổng hợp và tính toán. * Nhận xét: Phương pháp thực nghiệm so với phương pháp thống kê báo cáo đảm bảo khoa học và chính xác hơn, song còn có nhược điểm là chưa tiến hành phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến mức, các số liệu thu được phụ thuộc vào điều kiện thực nghiệm, hơn nữa phương pháp này tốn nhiều chi phí và thời gian. 2.1.3.3. Phương pháp phân tích Phương pháp này là phương pháp khoa học, có đầy đủ căn cứ kỹ thuật và vì vậy được coi là phương pháp chủ yếu để xây dựng định mức vật liệu trên cơ sở kết hợp việc tính toán về kinh tế, kỹ thuật từng thành phần của mức với việc phân tích toàn diện các nhân tố ảnh hưởng đến lượng vật liệu tiêu hao trong quá trình sản xuất. Khi cần có thể làm thí nghiệm hoặc tổ chức sản xuất thử để kiểm tra lại kết quả tính toán. a) Các bước thực hiện bao gồm: Bước 1: Tập hợp và nghiên cứu tài liệu gốc, gồm: Bản thiết kế: chú ý đến thiết kế kiến trúc, kết cấu kèm theo các bảng thống kê vật liệu, thiết kế kỹ thuật thi công và công nghệ áp dụng. Quy phạm kỹ thuật và quy trình công nghệ; Tiêu chuẩn xây dựng phải tuân theo; … Kết quả của bước này phải rút ra được: những vật liệu nào có đủ các thông tin từ hồ sơ đã có để lập được ĐMVL như tên vật liệu, quy cách phẩm cấp, nhà sản xuất; vật liệu được dùng vào việc gì, có đủ cơ sở để tính được “khối lượng gốc”? Khi lập định mức mới có dùng được kỹ thuật và công nghệ theo tiêu chuẩn xây dựng đã dùng không? Bước 2: Thiết kế điều kiện tiêu chuẩn: Xác định đơn vị tính định mức vật liệu. Xác định được đơn vị tính hợp lý và thông dụng rất có ý nghĩa trong việc quản lý, sử dụng và cung ứng vật liệu. Đặc điểm sản phẩm phải sản xuất, quy cách phẩm cấp vật liệu. 18
  19. Điều kiện gia công, thi công vật liệu (thiết bị, máy móc, công nghệ, hiện trường sản xuất) Bước 3: Tính trị số ĐMVL theo các công thức sau: ĐM CT ×100 ĐM VL = 100 - H1 Hoặc: ĐMVL = (1+H2).ĐMCT Trong đó: H1 : Định mức hao hụt (tính theo tỷ lệ % so với ĐMVL) H2 : Định mức hao hụt (tính theo tỷ lệ % so với ĐMCT) b) Ưu, khuyết điểm của phương pháp tính toán: - Ưu điểm: + Tính toán cho kết quả nhanh chóng, ít tốn công sức. + Thích hợp nhất khi tính định mức vật liệu cấu thành sản phẩm (ĐM CT) vì dựa vào kích thước trong bản vẽ và các chỉ dẫn của thiết kế là xác định được chính xác. + Phương pháp này để lập ĐMVL dạng kết cấu là phù hợp vì hao hụt khâu thi công của vật liệu dạng kết cấu, cấu kiện làm sẵn là rất nhỏ (chỉ tính bằng 1% hoặc 5‰). - Nhược điểm: Tính sát thực của ĐMVL là không cao vì: + Chỉ dựa vào các tài liệu và tính toán trong phòng nên không xét đến các điều kiện thực tế được. + Những số liệu về sử dụng vật liệu theo các kỹ thuật và công nghệ của thời gian đã qua có thể hiện tại đã bị lạc hậu 2.1.3.4. Phương pháp so sánh điển hình Thực chất của phương pháp này là phân nhóm sản phẩm (chi tiết) và lựa chọn sản phẩm (chi tiết) điển hình sau đó tính định mức vật liệu cho sản phẩm (chi tiết) điển hình đã chọn bằng một trong ba phương pháp nói trên. Cuối cùng tính định mức cho sản phẩm (chi tiết) cá biệt trong nhóm sản phẩm (chi tiết) điển hình đã chọn theo công thức: Mcb= MđhxKđ Trong đó: Mcb: Định mức vật liệu cho sản phẩm (chi tiết) cá biệt bất kỳ trong nhóm; Mđh: Định mức vật liệu cho sản phẩm (chi tiết) điển hình của nhóm; Kđ: Hệ số tính đổi và điều kiện và điều kiện được xác định theo công thức sau: Kđ=Trọng lượng (chiều dài) SP trong nhóm/Trọng lượng (chiều dài) SP điển hình 19
  20. Như vậy các phương pháp xây dựng định mức tiêu dùng vật liệu có quan hệ với nhau. Điều đó đòi hỏi doanh nghiệp phải biết vận dụng một cách linh hoạt và phối hợp các phương pháp định mức, từng bước phấn đấu để có số lượng các mức đạt được xây dựng bằng phương pháp phân tích góp phần giảm thấp mức tiêu dùng vật liệu. 2.2. Định mức lao động 2.2.1. Khái niệm, ý nghĩa và phân loại 2.2.1.1. Khái niệm Định mức lao động là lượng lao động hao phí lớn nhất được quy định để hoàn thành một đơn vị khối lượng công tác hoặc kết cấu xây lắp do một công nhân có nghề nghiệp chuyên môn và trình độ thành thạo tương ứng với công việc thực hiện trong điều kiện tổ chức kỹ thuật hợp lý 2.2.1.2. Ý nghĩa Định mức lao động được tiến hành và xác định đúng đắn có tác dụng to lớn thể hiện trên nhiều mặt: - Định mức lao động xác định rõ nghĩa vụ của mỗi người lao động trong sản xuất,là biện pháp để phát huy khả năng tiềm tàng của họ, đồng thời còn là căn cứ để xác định quyền lợi của người lao động theo đúng nguyên tắc phân phối theo lao động. - Định mức lao động chính xác là căn cứ vững chắc để xây dựng kế hoạch sản xuất, kỹ thuật, tài chính của doanh nghiệp và để thực hiện tốt chế độ hạch toán kinh tế. - Định mức lao động hợp lý là chỗ dựa vững chắc cho công tác tổ chức sản xuất, tổ chức lao động khoa học trong doanh nghiệp mà cụ thể là việc phân công lao động, hiệp tác lao động, tổ chức phục vụ nơi làm việc, tổ chức tiền lương, tiền thưởng, nâng cao tinh thần trách nhiệm, ý thức kỷ luật lao động của công nhân nhằm không ngừng nâng cao năng suất lao động trên cơ sở tận dụng thời gian lao động. - Định mức lao động tạo điều kiện đẩy mạnh phong trào thi đua trong lao động sản xuất, phổ biến rộng rãi những kinh nghiệm sản xuất tiên tiến giữa các doanh nghiệp và phạm vi các doanh nghiệp nhằm hoàn thành vượt mức kế hoạch. 2.2.1.3. Phân loại a. Định mức thời gian Là lượng thời gian cần thiết cho một công nhân hay một nhóm công nhân của một nghề nào đó với trình độ thành thạo và trình độ tổ chức kỹ thuật nhất định phải hoàn thành một đơn vị khối lượng công tác hoặc kết cấu xây lắp theo yêu cầu kỹ thuật. Định mức thời gian được đo bằng đơn vị thời gian (phút, giờ, ca trên một đơn vị công tác, kết cấu xây lắp). b. Định mức sản lượng 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2