intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Giáo trình Đồ án kỹ thuật thi công (Ngành: Công nghệ kỹ thuật công trình xây dựng - Cao đẳng liên thông) - Trường Cao đẳng Xây dựng số 1

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:25

9
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Giáo trình "Đồ án kỹ thuật thi công (Ngành: Công nghệ kỹ thuật công trình xây dựng - Cao đẳng liên thông)" được biên soạn với mục tiêu nhằm giúp sinh viên nắm được các kiến thức về: Biện pháp kỹ thuật thi công phần thân của một công trình có kết cấu bê tông cốt thép toàn khối: Gia công lắp dựng ván khuôn, cốt thép, phương pháp thi công bê tông cho các cấu kiện chính như cột, dầm, sàn. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Giáo trình Đồ án kỹ thuật thi công (Ngành: Công nghệ kỹ thuật công trình xây dựng - Cao đẳng liên thông) - Trường Cao đẳng Xây dựng số 1

  1. BỘ XÂY DỰNG TRƯỜNG CAO ĐẲNG XÂY DỰNG SỐ 1 GIÁO TRÌNH MÔN HỌC: ĐỒ ÁN KỸ THUẬT THI CÔNG NGÀNH: CÔNG NGHỆ KỸ THUẬT CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG TRÌNH ĐỘ: CAO ĐẲNG LIÊN THÔNG Ban hành kèm theo Quyết định số: 368/QĐ- CĐXD1 ngày 10 tháng 9 năm của Hiệu trưởng trường CĐXD số 1 Hà Nội, năm 2021
  2. TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể được phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo. Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm. LỜI GIỚI THIỆU Trong thời gian qua một vấn đề không mới nhưng đã được dư luận xã hội quan tâm đó là – làm sao để nâng cao tính thực hành trong giảng dạy, làm sao để người học có thể bắt tay vào công việc ngay khi ra trường, vì vậy việc biên soạn lại tài liệu hướng dẫn “Đồ án kỹ thuật thi công” là một điều vô cùng cấp thiết. Với mong muốn trang bị cho sinh viên những kiến thức, kỹ năng cần thiết để phục vụ cho công việc sau khi ra trường nên trong tài liệu này chúng tôi đã mạnh dạn đưa vào các công việc mà một cán bộ kỹ thuật cần phải thực hiện như lập biện pháp kỹ thuật thi công từ công tác ép cọc đến thi công công phần thân, và công tác kiểm tra nghiệm thu công việc xây dựng. Tuy vậy do thời gian eo hẹp nên không thể tránh được các sai sót, chúng tôi rất mong nhận được ý kiến đóng góp của các bạn đồng nghiệp, của sinh viên để tài liệu này ngày càng trở nên hoàn thiện hơn. Tài liệu hướng dẫn “Đồ án kỹ thuật thi công” dành cho hệ cao đẳng liên thông gồm 9 buổi với các nội dung: Buổi 1: Nhận nhiệm vụ đồ án; Lập thuyết minh biện pháp kĩ thuật thi công cấu kiện cột BTCT toàn khối Buổi 2: Lựa chọn, bố trí, kiểm tra hệ ván khuôn, giằng, chống đỡ cấu kiện cột BTCT toàn khối Buổi 3: Lập biện pháp kĩ thuật thi công cấu kiện dầm, sàn BTCT toàn khối Buổi 4: Lựa chọn, bố trí giáo, cây chống đơn trên mặt bằng (1 tầng) và hệ ván khuôn dầm (1 đoạn dầm) Buổi 5, 6: Lựa chọn, bố trí, kiểm tra hệ ván khuôn, đà giáo đỡ dầm, sàn Buổi 7, 8: Thể hiện bản vẽ BPKTTC phần thân Buổi 8: Nghiệm thu cấu kiện dầm, sàn BTCT toàn khối Buổi 9: Thống kê ván khuôn, xà gồ cho hệ ván khuôn 1 đoạn dầm, sàn tầng điển hình; chỉnh sửa thuyết minh, kiểm tra toàn bộ đồ án Trong quá trình biên soạn tài liệu hướng dẫn “Đồ án kỹ thuật thi công” này chúng tôi đã nhận được nhiều sự động viên, giúp đỡ của các bạn đồng nghiệp, đặc biệt là sự ủng hộ nhiệt tình của Ban giám hiệu trường Cao đẳng Xây dựng số 1. Chúng tôi xin cảm ơn sự giúp đỡ to lớn đó, cảm ơn các tác giả của các cuốn tài liệu mà chúng tôi tham khảo. Một lần nữa chúng tôi mong nhận được ý kiến đóng góp của các bạn đồng nghiệp và các em sinh viên để cuốn bài giảng này càng hoàn thiện hơn. Xin trân trọng cảm ơn những ý kiến đóng góp quý báu của quý vị! Thay mặt nhóm tác giả Hà Nội, ngày……tháng……năm………
  3. Tham gia biên soạn 1. Ts. Trần Đăng Quế 2. Ths: Trần Văn Giang
  4. MỤC LỤC TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN ............................................................................................. 2 LỜI GIỚI THIỆU ............................................................................................................ 2 MỤC LỤC ....................................................................................................................... 4 TỪ VIẾT TẮT ................................................................................................................. 6 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................... 6 GIÁO TRÌNH MÔN HỌC .............................................................................................. 7 1. Giới thiệu: ....................................................................................................... 9 2. Mục tiêu: ......................................................................................................... 9 3. Nội dung ......................................................................................................... 9 3.1. Xác định được các thông số của công trình; Liệt kê các yêu cầu cần thực hiện ............................................................................................................... 9 3.2. Lập quy trình thi công cột BTCT toàn khối ........................................... 10 3.3. Lập biện pháp kĩ thuật thi công cột BTCT toàn khối ............................. 10 3.4. Trình bày một số sự cố thường gặp khi thi công cột BTCT và biện pháp xử lý 11 BUỔI 2 LỰA CHỌN, BỐ TRÍ, KIỂM TRA HỆ VÁN KHUÔN, GIẰNG, CHỐNG ĐỠ CẤU KIỆN CỘT BTCT TOÀN KHỐI ............................................................... 12 1. Giới thiệu: ..................................................................................................... 12 2. Mục tiêu: ....................................................................................................... 12 3. Nội dung ....................................................................................................... 12 3.1. Tổ hợp ván khuôn cột ............................................................................ 12 3.2. Kiểm tra khả năng chịu lực của hệ ván khuôn cột ................................. 12 3.3. Thống kê khối lượng ván khuôn, xà gồ, giáo, cây chống đơn cho 1 ô sàn điển hình (trang 36) ............................................................................................ 13 BUỔI 3 LẬP BIỆN PHÁP KĨ THUẬT THI CÔNG DẦM, SÀN BTCT TOÀN KHỐI.......................................................................................................................... 15 1. Giới thiệu: ..................................................................................................... 15 2. Mục tiêu: ....................................................................................................... 15 3. Nội dung ....................................................................................................... 15 3.1. Lập quy trình thi công dầm, sàn BTCT toàn khối ................................. 15 3.2. Lập biện pháp thi công dầm, sàn BTCT toàn khối................................. 15 3.3. Trình bày một số sự cố thường gặp khi thi công cột BTCT và biện pháp xử lý 15 BUỔI 4 LỰA CHỌN, BỐ TRÍ GIÁO, CÂY CHỐNG ĐƠN TRÊN MẶT BẰNG TẦNG ĐIỂN HÌNH ................................................................................................... 16 1. Giới thiệu: ..................................................................................................... 16 2. Mục tiêu: ....................................................................................................... 16
  5. 3. Nội dung........................................................................................................16 3.1. Lựa chọn loại ván khuôn, giáo, cây chống đơn ......................................16 3.2. Bố trí giáo, cây chống đơn cho 1 ô sàn điển hình...................................16 3.3. Bố trí giáo, cây chống đơn cho 1 mặt bằng thi công tầng được chỉ định (A1), tổ hợp giáo và kiểm tra sự hợp lý (Bản Vẽ ĐA KTTC.dwg); ...................17 3.4. Thống kê giáo, chống đơn cho 1 mặt bằng tầng điển hình (trang 15) ....17 BUỔI 5,6 LỰA CHỌN, BỐ TRÍ, KIỂM TRA HỆ VÁN KHUÔN ĐÀ GIÁO ĐỠ DẦM, SÀN.................................................................................................................18 1. Giới thiệu: .....................................................................................................18 2. Mục tiêu: .......................................................................................................18 3. Nội dung........................................................................................................18 3.1. Tổ hợp hệ ván khuôn cho 1 cấu kiện dầm (Bản Vẽ ĐA KTTC.dwg); ...18 3.2. Vẽ cấu tạo mặt cắt chi tiết hệ ván khuôn dầm (trang 20 thuyết minh) 20 3.3. Kiểm tra khả năng chịu lực của ván khuôn, xà gồ, giáo, chống đỡ dầm 20 3.4. Tổ hợp hệ ván khuôn sàn (ô sàn điển hình - trang 29 thuyết minh) .......21 3.5. Vẽ cấu tạo hệ ván khuôn sàn (Bản Vẽ ĐA KTTC LT.dwg) ..................21 3.6. Kiểm tra khả năng chịu lực của ván khuôn, xà gồ, giáo, chống đỡ sàn 22 BUỔI 7, 8 THỂ HIỆN BẢN VẼ BIỆN PHÁP KĨ THUẬT THI CÔNG PHẦN THÂN VÀ DỰ TRÙ KHỐI LƯỢNG: VÁN KHUÔN, GIÁO, CHỐNG..................23 1. Giới thiệu: .....................................................................................................23 2. Mục tiêu: .......................................................................................................23 3. Nội dung........................................................................................................23 3.1. Thể hiện trên bản vẽ A1 .........................................................................23 BUỔI 9 CHỈNH SỬA THUYẾT MINH, BỐ CỤC VÀ THỂ HIỆN BẢN VẼ BIỆN PHÁP THI CÔNG; KIỂM TRA TOÀN BỘ PHẦN THÂN..........................................24 1. Giới thiệu:.........................................................................................................24 2. Mục tiêu: ..........................................................................................................24 3. Nội dung ...........................................................................................................24 3.1. Thống kê khối lượng (trang 35 thuyết minh) .........................................24 3.2. Chỉnh sửa thuyết minh, bản vẽ ...............................................................25 3.3. Kiểm tra toàn bộ đồ án ...........................................................................25
  6. TỪ VIẾT TẮT BBNT – Biên bản nghiệm thu BT – Bê tông BTCT – Bê tông cốt thép BPKTTC – Biện pháp kỹ thuật thi công CĐT – Chủ đầu tư Máy móc thiết bị - MMTB XD – Xây dựng TCVN – Tiêu chuẩn Việt Nam TK – Thiết kế TKTC – Thiết kế thi công TKBVTC – Thiết kế bản vẽ thi công TVGS – Tư vấn giám sát TÀI LIỆU THAM KHẢO [1]. Sản phẩm đề tài nghiên cứu khoa học cấp trường “Tài liệu hướng dẫn đồ án Kỹ thuật thi công hệ cao đẳng”, năm 2021 Ths. Trần Thị Bình, Ths. Đỗ Hoàng Tùng, Ths. Trần Văn Giang [2]. Bài giảng môn kỹ thuật thi công hệ cao đẳng ngành Xây dựng dân dụng của Ts. Trần Đăng Quế , Ths. Nguyễn Thị Lý, Ths Trần Thị Bình, Ths Nguyễn Văn Việt [6]. Tiêu chuẩn Việt Nam + TCVN 4447 : 2012 Công tác đất - Thi công và nghiệm thu; + TCVN 9394:2012 Đóng và ép cọc - Thi công và nghiệm thu; + TCVN 4453 : 1995 - Kết cấu bê tông và bê tông cốt thép toàn khối - Quy phạm thi công và nghiệm thu; + Nghị định số 06/2021/NĐ-CP do chính phủ ban hành ngày 26 tháng 01 năm 2021 quy định chi tiết một số nội dung về quản lý chất lượng, thi công xây dựng và bảo trì công trình xây dựng.
  7. GIÁO TRÌNH MÔN HỌC Tên môn học: ĐỒ ÁN KĨ THUẬT THI CÔNG Mã môn học: MH14.1 Thời gian thực hiện môn học: 45 giờ. Trong đó: - Lý thuyết: 0 giờ; - Thực hành, thí nghiệm, thảo luận, bài tập: 44 giờ; - Kiểm tra: 01 giờ I. Vị trí, tính chất của môn học - Vị trí: + Môn học được bố trí ở kỳ học thứ 1; + Môn học tiên quyết: Kĩ thuật thi công (MH12); - Tính chất: là môn học, mô đun theo nhóm vị trí việc làm 1. II. Mục tiêu môn học Học xong môn học này người học sẽ có khả năng: 1. Kiến thức Trình bày được: 1.1. Trình bày được biện pháp kỹ thuật thi công (BPKTTC) phần thân của một công trình có kết cấu bê tông cốt thép (BTCT) toàn khối: Gia công lắp dựng ván khuôn, cốt thép, phương pháp thi công bê tông cho các cấu kiện chính như cột, dầm, sàn. 2. Kỹ năng 2.1. Lựa chọn biện pháp thi công, thiết bị thi công phù hợp với đặc điểm công trình: quy mô công trình, địa điểm thi công, kết cấu, mặt bằng thi công; 2.2. Lựa chọn, bố trí, kiểm tra ván khuôn cho các kết cấu điển hình: cột, dầm, sàn; 2.3. Dự trù số lượng, kích thước ván khuôn, gông cột, xà gồ, giáo, cây chống cho các kết cấu điển hình cho mặt bằng 1 tầng; 2.4. Lập biện pháp thi công công tác: gia công, lắp dựng ván khuôn, cốt thép; biện pháp đổ bê tông, bảo dưỡng bê tông; tháo dỡ ván khuôn; 2.5. Triển khai các bản vẽ: biện pháp kỹ thuật thi công ván khuôn các kết cấu điển hình, biện pháp đổ bê tông. 3. Năng lực tự chủ và trách nhiệm 3.1. Làm việc độc lập hoặc làm việc nhóm khi lập biện pháp kỹ thuật thi công công trình; 3.2. Chịu trách nhiệm với biện pháp kỹ thuật thi công của bản thân và nhóm lập ra; 3.3. Đánh giá hiệu quả của biện pháp kỹ thuật thi công khi hoàn thành; 3.4. Có tác phong nghề nghiệp: Nghiêm túc, cẩn thận, khoa học... 3.5. Cập nhật kiến thức và sáng tạo trong công việc. III. Nội dung môn học Nội dung tổng quát và phân bố thời gian
  8. Số Nội dung thực hành/thực tập Thời gian (giờ) TT Tổng TH,TN, Kiểm số TL,BT tra 1 Buổi 1: Nhận nhiệm vụ đồ án; Lập thuyết minh biện 5 5 pháp kĩ thuật thi công cấu kiện cột BTCT toàn khối 2 Buổi 2: Lựa chọn, bố trí, kiểm tra hệ ván khuôn, 5 5 giằng, chống đỡ cấu kiện cột BTCT toàn khối 3 Buổi 3: Lập biện pháp kĩ thuật thi công dầm, sàn 5 5 BTCT toàn khối 4 Buổi 4: Lựa chọn, bố trí giáo, cây chống đơn trên mặt bằng (1 tầng) và hệ ván khuôn dầm (1 đoạn 5 5 dầm) 5 Buổi 5, 6: Lựa chọn, bố trí, kiểm tra hệ ván 10 10 khuôn, đà giáo đỡ dầm, sàn 6 Buổi 7, 8: Thể hiện bản vẽ BPKTTC phần thân 10 10 7 Buổi 9: Thống kê ván khuôn, xà gồ cho hệ ván khuôn 1 đoạn dầm, sàn tầng điển hình; Chỉnh sửa 5 4 1 thuyết minh, kiểm tra toàn bộ đồ án Cộng 45 44 1
  9. BUỔI 1 NHẬN NHIỆM VỤ ĐỒ ÁN; LẬP THUYẾT MINH BIỆN PHÁP KĨ THUẬT THI CÔNG CẤU KIỆN CỘT BTCT TOÀN KHỐI 1. Giới thiệu: - Đây là buổi nhận nhiệm vụ đồ án; Lập thuyết minh biện pháp kĩ thuật thi công cấu kiện cột BTCT toàn khối 2. Mục tiêu: - M1: Xác định được các thông số của công trình - M2: Xác định các yêu cầu cần thực hiện - M3: Trình bày được quy trình thi công cột BTCT toàn khối - M4: Lựa chọn biện pháp kĩ thuật thi công cột - M5: Biện pháp xử lý một số sự cố thường gặp khi thi công cột BTCT 3. Nội dung 3.1. Xác định được các thông số của công trình; Liệt kê các yêu cầu cần thực hiện Công cụ: - Máy tính đã cài phần mềm Autocad - Tài liệu: Tài liệu giao cho sinh viên gồm 08 file: 01 Đề Cương ĐA KTTC LT.pdf; 02 Đề ĐA KTTC LT.dwg; 03 Số Liệu Đề ĐA KTTC.xlsx; 04 Phiếu Giao Đề ĐA KTTC.doc; 05 Thuyết Minh ĐA KTTC LT.doc; 06 Bản vẽ ĐA KTTC LT.dwg; 07 VK Hòa Phát.doc; 09 Hướng dẫn ĐA KTTC LT.doc. - Ghi chú: Số liệu trong ví dụ ở file Thuyết Minh ĐA KTTC LT.doc; Bản vẽ ĐA KTTC LT.dwg. là số liệu ở đề số không và trong Hướng dẫn này chúng ta lấy số liệu đó để làm ví dụ tính toán. Để tiện theo dõi phần sinh viên cần thay đổi sẽ được bôi đỏ trong file Thuyết Minh ĐA KTTC LT.doc. Trình tự: - Xác định được các thông số của công trình: + Giảng viên giao tài liệu cho sinh viên (gồm 9 file như trên). Giảng viên giao cho sinh viên số đề để sinh viên tra số liệu trong file Số Liệu ĐA KTTC.xlsx (khi có nhiều nhóm để tránh trùng lặp tổ trưởng tổ môn/ người phụ trách sẽ phân số đề cho sinh viên trong tất cả các nhóm). + Sinh viên ghi các thông số của công trình vào trong phần thuyết minh:  Nhịp AB (A), BC (B), bước (C);  Chiều cao tầng (H);  Số trục (N);  Kích thước tiết diện cột (C1);  Kích thước tiết diện dầm (D1,DT, D2, D3;  Chiều dầy sàn (H sàn).
  10. - Giao khối lượng công việc cần thực hiện gồm: + Lựa chọn biện pháp thi công, thiết bị thi công phù hợp với đặc điểm công trình: quy mô công trình, địa điểm thi công, kết cấu, mặt bằng thi công; + Lựa chọn, bố trí, kiểm tra ván khuôn cho các kết cấu điển hình: cột, dầm, sàn; + Dự trù số lượng, kích thước ván khuôn, gông cột, xà gồ, giáo, cây chống cho các kết cấu điển hình cho mặt bằng 1 tầng; + Lập biện pháp thi công công tác: gia công, lắp dựng ván khuôn, cốt thép; biện pháp đổ bê tông, bảo dưỡng bê tông; tháo dỡ ván khuôn; + Triển khai các bản vẽ: biện pháp kỹ thuật thi công ván khuôn các kết cấu điển hình, biện pháp đổ bê tông. Yêu cầu: - Điền đầy đủ thông tin vào Phiếu giao đề theo mẫu và được giảng viên hướng dẫn ký xác nhận; - Liệt kê được khối lượng công việc cần thực hiện 3.2. Lập quy trình thi công cột BTCT toàn khối Công cụ: - Máy tính đã cài phần mềm Autocad - Tài liệu: 05 Thuyết Minh ĐA KTTC LT.doc; 06 Bản vẽ ĐA KTTC LT.dwg; 07 VK Hòa Phát.doc.. - Ghi chú: Số liệu trong ví dụ ở file Thuyết Minh ĐA KTTC LT.doc; Bản vẽ ĐA KTTC LT.dwg là số liệu ở đề số không và trong Hướng dẫn này chúng ta lấy số liệu đó để làm ví dụ tính toán. Để tiện theo dõi phần sinh viên cần thay đổi sẽ được bôi đỏ trong file Thuyết Minh ĐA KTTC LT.doc. Trình tự: - Nội dung này sinh viên làm như bài mẫu ở trang 2 Yêu cầu: - Trình bày lại được quy trình thi công cột BTCT toàn khối. 3.3. Lập biện pháp kĩ thuật thi công cột BTCT toàn khối Công cụ: - Máy tính đã cài phần mềm Autocad - Tài liệu: 02 Đề ĐA KTTC LT.dwg; 03 Số Liệu Đề ĐA KTTC.xlsx; 04 Phiếu Giao Đề ĐA KTTC.doc; 05 Thuyết Minh ĐA KTTC LT.doc; 06 Bản vẽ ĐA KTTC LT.dwg; 07 VK Hòa Phát.doc. Trình tự: Trong phần này sinh viên sẽ làm như bài mẫu từ trang 3 thuyết minh. - Thay mặt bằng kết cấu điển hình:
  11. + Vẽ lại mặt bằng kết cấu điển hình theo số liệu đề của mình (thay số trục bước (C), nhịp (A, B) thay tiết diện dầm cột theo đề được giao. + Thay hình 2.2 Mặt bằng kết cấu điển hình bằng mặt bằng kết cấu vừa vẽ lại. Yêu cầu:  Vẽ mặt bằng kết cấu đúng với số liệu đề được giao, đúng tỉ lệ;  Trình bày được biện pháp kỹ thuật thi công cột BTCT toàn khối. 3.4. Trình bày một số sự cố thường gặp khi thi công cột BTCT và biện pháp xử lý Công cụ: - Máy tính đã cài phần mềm Autocad - Tài liệu: 05 Thuyết Minh ĐA KTTC LT.doc Trình tự: Trong phần này sinh viên sẽ làm tương tự bài mẫu từ trang 8 thuyết minh. Yêu cầu: - Trình bày được một số sự cố thường gặp và biện pháp xử lý nó.
  12. BUỔI 2 LỰA CHỌN, BỐ TRÍ, KIỂM TRA HỆ VÁN KHUÔN, GIẰNG, CHỐNG ĐỠ CẤU KIỆN CỘT BTCT TOÀN KHỐI 1. Giới thiệu: - Đây là buổi hướng dẫn lựa chọn, bố trí, kiểm tra hệ ván khuôn, giằng, chống đỡ cấu kiện cột BTCT toàn khối 2. Mục tiêu: - M1: Tổ hợp và kiểm tra khả năng chịu lực của hệ ván khuôn cột - M2: Dự trù khối lượng: Ván khuôn, gông, giằng, chống cho 1 cấu kiện cột 3. Nội dung 3.1. Tổ hợp ván khuôn cột Công cụ: - Máy tính đã cài phần mềm Autocad - Tài liệu: 02 Đề ĐA KTTC LT.dwg; 03 Số Liệu Đề ĐA KTTC.xlsx; 05 Thuyết Minh ĐA KTTC LT.doc; 06 Bản vẽ ĐA KTTC LT.dwg. Trình tự: Trong thuyết minh ta sẽ sửa một số nội dung sau: - Tổ hợp ván khuôn cột (trang 10 thuyết minh) + Xác định chiều cao ván khuôn cột H ≥ Htầng – Hdầm max – 0,05 (mạch ngừng); + Tổ hợp các tấm ván khuôn sao cho tổng chiều dài của chúng ≥ giá trị H ở trên; + Ví dụ bài mẫu Htầng = 3,6m, Hdầm max = 0,5m ta có H ≥ 3,6-0,5-0,05=3,05 vậy ở mặt rộng 220 ta chọn 02 tấm có kích thước 220*1200*55 và 01 tấm 220*900*55 – tương tự như vậy với mặt còn lại; + Sau khi chọn được các tấm ván khuôn ta tra bảng trong file VK Hòa Phát.doc tìm các giá trị W, J để phục vụ cho kiểm tra khả năng chịu tải của ván khuôn. - Chọn khoảng cách gông cột (trang 10 thuyết minh) + Bố trí khoảng cách gông cột sao cho khoảng cách giữa các gông trong khoảng 65-90cm, chú ý nên cho khoảng cách gông cột đều nhau (xem hình ví dụ trang 10) Yêu cầu: - Tính toán chính xác theo đề được giao; - Lựa chọn các tấm ván khuôn có kích thước phù hợp; - Bố trí khoảng cách gông phù hợp với kích thước cột. 3.2. Kiểm tra khả năng chịu lực của hệ ván khuôn cột Công cụ: - Máy tính đã cài phần mềm Autocad
  13. - Tài liệu: 02 Đề ĐA KTTC LT.dwg; 03 Số Liệu Đề ĐA KTTC.xlsx; 05 Thuyết Minh ĐA KTTC LT.doc; 06 Bản vẽ ĐA KTTC LT.dwg. Trình tự - Xác định tải trọng tác dụng (trang 11 thuyết minh) + Trừ tải trọng gió các tải trọng khác như bài mẫu; + Tính cao độ đỉnh cột Z = số tầng x Htầng – Hdầm max – 0,05 (mạch ngừng) – thay kết quả tính vào trang 11; + Ví dụ bài mẫu Z = 3,6*3 - 0,5 - 0,05 = 10,25m. 10 < Z , 15 vậy ta tính nội suy giá trị k (trang 51) – với chiều cao này giá trị k phải thỏa mãn1,00 < k < 1,08; + Thay giá trị k vào để tính tải trọng gió trang 12; + Thay tải trọng gió và bề rộng lớn nhất của tấm ván khuôn cột để tính tải trọng tiêu chuẩn ptc và tải trọng tính toán ptt(trang 12). - Kiểm tra điều kiện bền, + Thay W của tấm ván khuôn lớn nhất, ptt, lg (khoảng cách gông đã chọn ở trên) vào để kiểm tra bài toán điều kiện bền trang 13 – các giá trị khác như bài mẫu - Điều kiện biến dạng + Thay J của tấm ván khuôn lớn nhất, ptc, lg (khoảng cách gông đã chọn ở trên) vào để kiểm tra bài toán điều kiện biến dạng trang 13 – các giá trị khác như bài mẫu. - Tính toán kiểm tra gông cột + Thay qtt, lg (khoảng cách gông), hc (cạnh lớn của tiết diện cột) tính ln và kiểm tra ứng suất theo điều kiện bền – trang 14; + Thay qtc, lg, (khoảng cách gông), hc (cạnh lớn của tiết diện cột), ln tính ln và kiểm tra ứng suất theo điều kiện biến dạng – trang 14; Yêu cầu: - Tính toán chính xác. 3.3. Thống kê khối lượng ván khuôn, xà gồ, giáo, cây chống đơn cho 1 ô sàn điển hình (trang 36) Công cụ: - Máy tính đã cài phần mềm Autocad - Tài liệu: 02 Đề ĐA KTTC LT.dwg; 03 Số Liệu Đề ĐA KTTC.xlsx; 05 Thuyết Minh ĐA KTTC LT.doc; 06 Bản vẽ ĐA KTTC LT.dwg. Trình tự: nhìn bản vẽ đếm: + Thống kê khối lượng giáo Pal cho 01 ô sàn điển hình theo mặt bằng bố trí giáo. Bài mẫu ta có 6 chuồng giáo cao 1,5m; + Thống kê khối lượng xà gồ chính cho 01 ô sàn điển hình theo mặt bằng thi công. Bài mẫu ta có 4 xà gồ chính kích thước 100*100*4800;
  14. + Thống kê khối lượng xà gồ phụ cho 01 ô sàn điển hình theo mặt bằng thi công. Bài mẫu ta có 08 xà gồ phụ; + Thống kê khối lượng ván khuôn sàn cho 01 ô sàn điển hình theo tổ hợp ván khuôn sàn. Bài mẫu ta có 40 tấm VK kích thước 3000*1200*55, chèn gỗ các dải rổng 80mm dày 55mm; Yêu cầu: - Sinh viên thống kê chính xác, hiểu cấu tạo ván khuôn sàn.
  15. BUỔI 3 LẬP BIỆN PHÁP KĨ THUẬT THI CÔNG DẦM, SÀN BTCT TOÀN KHỐI 1. Giới thiệu: - Đây là buổi hướng dẫn lập biện pháp kĩ thuật thi công dầm, sàn BTCT toàn khối 2. Mục tiêu: - M1: Lập được quy trình thi công dầm, sàn BTCT toàn khối - M2: Đọc hiểu, lựa chọn biện pháp thi công dầm, sàn BTCT toàn khối - M3: Biện pháp xử lý một số sự cố thường gặp khi thi công dầm, sàn BTCT 3. Nội dung 3.1. Lập quy trình thi công dầm, sàn BTCT toàn khối Công cụ: - Máy tính đã cài phần mềm Autocad - Tài liệu: 05 Thuyết Minh ĐA KTTC LT.doc. Trình tự: + Để giảm tải cho sinh viên phần này ta làm như bài mẫu trang 16; Yêu cầu: - Sinh viên hiểu và trình bày được quy trình thi công dầm, sàn BTCT toàn khối. 3.2. Lập biện pháp thi công dầm, sàn BTCT toàn khối - Máy tính đã cài phần mềm Autocad - Tài liệu: 05 Thuyết Minh ĐA KTTC LT.doc. Trình tự: + Để giảm tải cho sinh viên phần này ta làm như bài mẫu trang 16; Yêu cầu: - Sinh viên hiểu và trình bày được BPKTTC dầm, sàn BTCT toàn khối. 3.3. Trình bày một số sự cố thường gặp khi thi công cột BTCT và biện pháp xử lý Công cụ: - Máy tính đã cài phần mềm Autocad - Tài liệu: 05 Thuyết Minh ĐA KTTC LT.doc. Trình tự: - Để giảm tải cho sinh viên phần này ta làm như bài mẫu trang 18; Yêu cầu: - Sinh viên hiểu và trình bày được một số sự cố thường gặp khi thi công cột BTCT và biện pháp xử lý.
  16. BUỔI 4 LỰA CHỌN, BỐ TRÍ GIÁO, CÂY CHỐNG ĐƠN TRÊN MẶT BẰNG TẦNG ĐIỂN HÌNH 1. Giới thiệu: - Đây là buổi hướng dẫn lựa chọn, bố trí giáo, cây chống đơn trên mặt bằng tầng điển hình và hệ ván khuôn dầm D2 2. Mục tiêu: - M1: Lựa chọn thiết bị giáo, cây chống đơn đỡ hệ ván khuôn dầm sàn - M2: Bố trí giáo, cây chống đơn trên mặt bằng 1 tầng - M3: Tổ hợp ván khuôn cho 1 cấu kiện dầm (được giao) 3. Nội dung 3.1. Lựa chọn loại ván khuôn, giáo, cây chống đơn Công cụ: - Máy tính đã cài phần mềm Autocad - Tài liệu: 05 Thuyết Minh ĐA KTTC LT.doc. Trình tự: Trong phần này ta làm tương tự bài mẫu trang 9 thuyết minh Yêu cầu: - Trình bày được loại ván khuôn, cây chống lựa chọn để thi công công trình. 3.2. Bố trí giáo, cây chống đơn cho 1 ô sàn điển hình Công cụ: - Máy tính đã cài phần mềm Autocad - Tài liệu: 02 Đề ĐA KTTC LT.dwg; 03 Số Liệu Đề ĐA KTTC.xlsx; 05 Thuyết Minh ĐA KTTC LT.doc; 06 Bản vẽ ĐA KTTC LT.dwg. Trình tự: - Lựa chọn loại giáo chống cho dầm, sàn (Bản Vẽ ĐA KTTC.dwg); + Ví dụ trong bài mẫu ta dùng giáo pal chống cho cả dầm lẫn sàn, vậy khoảng cách giữa các giáo theo phương ngang = (3600 – 1200*2,5)/2 = 300. Trong đó 3600 là khoảng cách giữa trục 1,2; 1200 là bề rộng của giáo, 2,5 là 02 giáo đỡ sàn và 0,5 khoảng cách từ tim trục 2 đến mép giáo đỡ dầm. Khoảng cách giữa các giáo theo phương đứng = (5100 – 3*1200)/3 = 500. Trong đó 5100 là nhịp AB, 3 số giáo pal theo chiều dọc (trong đó có 2 giáo được đặt chung chân – khoảng cách 2 giáo này =0) (xem hình minh họa). - Xác định khoảng cách giữa các giáo chống trong ô sàn biên A-B-1-2 (Bản Vẽ ĐA KTTC.dwg); + Ví dụ trong bài mẫu ta dùng giáo pal chống cho cả dầm lẫn sàn, vậy khoảng cách giữa các giáo theo phương ngang = (3600 – 1200*2,5)/2 = 300. Trong đó 3600 là khoảng cách giữa trục 1,2; 1200 là bề rộng của giáo, 2,5 là 02
  17. giáo đỡ sàn và 0,5 khoảng cách từ tim trục 2 đến mép giáo đỡ dầm. Khoảng cách giữa các giáo theo phương đứng = (5100 – 3*1200)/3 = 500mm. Trong đó 5100 là nhịp AB, 3 số giáo pal theo chiều dọc (trong đó có 2 giáo được đặt chung chân – khoảng cách 2 giáo này =0). - Xác định khoảng cách giữa các giáo chống trong ô sàn điển hình A-B-2-3 (Bản Vẽ ĐA KTTC.dwg); + Ví dụ trong bài mẫu khoảng cách giữa các giáo theo phương khoảng cách giữa các giáo theo phương ngang = (3600 – 1200*2)/2 = 600. Trong đó có 1 giáo đỡ sàn và 2 khoảng cách của nửa giáo đỡ dầm. Khoảng cách giữa các giáo theo phương đứng như ô sàn A-B-1-2. - Xác định khoảng cách giữa các giáo chống trong ô sàn B-C-2-3, B-C-2-3, và ô chiếu tới (Bản Vẽ ĐA KTTC.dwg); + Giáo chống cho ô sàn khu vực hành lang và chiếu nghỉ ta cũng tính khoảng các tương tự như với ô sàn điển hình. 3.3. Bố trí giáo, cây chống đơn cho 1 mặt bằng thi công tầng được chỉ định (A1), tổ hợp giáo và kiểm tra sự hợp lý (Bản Vẽ ĐA KTTC.dwg); Công cụ: - Máy tính đã cài phần mềm Autocad - Tài liệu: 02 Đề ĐA KTTC LT.dwg; 03 Số Liệu Đề ĐA KTTC.xlsx; 05 Thuyết Minh ĐA KTTC LT.doc; 06 Bản vẽ ĐA KTTC LT.dwg. Trình tự: - Dựa trên khoảng cách giữa các giáo đã tính ở trên vẽ mặt bằng giáo chống cho cả sàn vào Bản vẽ ĐA KTTC LT.dwg. Yêu cầu: - Phù hợp với kích thước công trình. 3.4. Thống kê giáo, chống đơn cho 1 mặt bằng tầng điển hình (trang 15) Công cụ: - Máy tính đã cài phần mềm Autocad
  18. - Tài liệu: 02 Đề ĐA KTTC LT.dwg; 03 Số Liệu Đề ĐA KTTC.xlsx; 05 Thuyết Minh ĐA KTTC LT.doc; 06 Bản vẽ ĐA KTTC LT.dwg. Trình tự: nhìn bản vẽ đếm và thống kê vào bảng: Tên Số lượng Đơn vị 4 tấm 1200*400*55 tấm Ván khuôn 2 tấm 900*400*55 tấm 4 tấm 1200*220*55 tấm 2 tấm 900*220*55 tấm Chống xiên 4 cây Dây cáp 4 dây Tăng đơ 4 cái Gông 5 gông Yêu cầu: - Sinh viên thống kê chính xác, hiểu cấu tạo ván khuôn cột. BUỔI 5,6 LỰA CHỌN, BỐ TRÍ, KIỂM TRA HỆ VÁN KHUÔN ĐÀ GIÁO ĐỠ DẦM, SÀN 1. Giới thiệu: - Đây là buổi hướng dẫn lựa chọn, bố trí, kiểm tra hệ ván khuôn đà giáo đỡ dầm, sàn 2. Mục tiêu: - M1: Tổ hợp hệ ván khuôn dầm - M2: Kiểm tra khả năng chịu lực của hệ ván khuôn dầm - M3: Tổ hợp hệ ván khuôn sàn - M4: Kiểm tra khả năng chịu lực của hệ ván khuôn dầm, sàn 3. Nội dung 3.1. Tổ hợp hệ ván khuôn cho 1 cấu kiện dầm (Bản Vẽ ĐA KTTC.dwg); Công cụ: - Máy tính đã cài phần mềm Autocad
  19. - Tài liệu: 02 Đề ĐA KTTC LT.dwg; 03 Số Liệu Đề ĐA KTTC.xlsx; 05 Thuyết Minh ĐA KTTC LT.doc; 06 Bản vẽ ĐA KTTC LT.dwg. Trình tự: - Tổ hợp giáo chống dầm (trang 19): + Xác định chiều cao thông thủy đáy dầm: hthông thủy = htầng – hdầm. Trong ví dụ hthông thủy = 3,6 – 0,5 = 3,1m; + Lựa chọn chiều cao các tầng giáo sao cho 0,2 < (hthông thủy – tổng chiều cao các tầng giáo – tổng chiều dày xà gồ chính phụ cộng ván khuôn) < 0,6m. Trong bài mẫu 0,2 < 3,1 – 1,5 – 1,0 -0,255 = 0,375 < 0,6. Trong đó ta chọn hai tầng giáo pal cao 1,5m và 1,0mm - Ván khuôn thành dầm có thể chọn 1 trong 3 phương án: 01 liên kết với đáy dầm bằng thanh thép góc và khóa liên kết, liên kết với sàn bằng hàn đính; 02 liên kết với đáy dầm bằng thanh thép góc và khóa liên kết với sàn bằng tấm ván khuôn góc; 03 liên kết với đáy dầm, sàn bằng hàn đính (đây chính là phương án được chọn trong bài mẫu). Nếu sàn có bề dày không chia hết cho 5 ta phải dùng gỗ để chèn vào giữa tầm ván khuôn thành dầm và ván khuôn sàn. Sau khi ta chọn phương án ta vẽ cấu tạo ván khuôn dầm và thay vào hình 2.10 Cấu tạo ván khuôn dầm trang 20. - Chiều dài ván khuôn đáy dầm được tính từ mặt cột đến mặt cột đáy dầm = nhịp + kt dầm (vuông góc với dầm được tính) – 2 lần bề rộng cột. Trong bài mẫu với dầm D2 ta có lđáy dầm = 5100 + 220 - 400*2 = 4520mm. Trong đó: 5100 chiều dài nhịp AB; 220 bề rộng dầm D1 vuông góc với dầm D2; 400 chiều dài tiết diện cột C1. Thay vào trang 20 thuyết minh. - Chiều rộng ván khuôn đáy dầm bằng bề rộng cột trong bài mẫu dầm D2 có tiết diện 220*500 vậy ta chọn tấm ván khuôn đáy dầm có bề rộng 220mm. - Tổ hợp ván khuôn đáy dầm ta dùng 3 tấm có kích thước 220*1500*55 và chèn gỗ 220*20*55. Vẽ tổ hợp ván khuôn đáy dầm vào Bản vẽ ĐA KTTC LT.dwg; - Chiều dài ván khuôn thành dầm được tính từ mặt dầm (vuông góc với nó) đến mặt dầm (vuông góc với nó) = nhịp - kt dầm (vuông góc với dầm được tính). Trong bài mẫu thành dầm = 5100 – 220 = 4880mm. Trong đó: 5100 chiều dài nhịp AB; 220 bề rộng dầm D1 vuông góc với dầm D2. - Chiều cao ván khuôn thành dầm bằng chiều cao dầm trừ chiều dày sàn. Trong bài mẫu hthành dầm = hdầm – hsàn = 500 – 100 = 400. - Tổ hợp ván khuôn thành dầm ta dùng 3 tấm có kích thước 220*1500*55 và chèn gỗ 220*380*55. Vẽ tổ hợp ván khuôn thành dầm vào Bản vẽ ĐA KTTC LT.dwg. - Tra trong VK Hòa Phát.doc các giá trị W, J của tấm ván khuôn thành dầm và đáy dầm để phụ vụ cho kiểm tra khả năng làm việc của các tấm ván khuôn Yêu cầu: - Tổ hợp được ván khuôn đáy dầm, thành dầm hể hiện đúng chi tiết cấu tạo ván khuôn dầm và tổ hợp ván khuôn dầm.
  20. 3.2. Vẽ cấu tạo mặt cắt chi tiết hệ ván khuôn dầm (trang 20 thuyết minh) Công cụ: - Máy tính đã cài phần mềm Autocad - Tài liệu: 02 Đề ĐA KTTC LT.dwg; 03 Số Liệu Đề ĐA KTTC.xlsx; 05 Thuyết Minh ĐA KTTC LT.doc. Trình tự: - Căn cứ: + Giáo chống đã chọn – giáo pal; + Liên kết ván khuôn dầm – sàn, ván khuôn thành dầm với đáy dầm bằng hàn đính; + Ván khuôn đáy dầm rộng 220, thành dầm cao 400, ta vẽ cấu tạo ván khuôn dầm như hình vẽ. Yêu cầu: - Vẽ cấu tạo ván khuôn khớp với những gì đã chọn; - Trên bản vẽ thể hiện đầy đủ các thông số của ván khuôn dầm; - Chỉ ra được các bộ phận cấu tạo của ván khuôn. 3.3. Kiểm tra khả năng chịu lực của ván khuôn, xà gồ, giáo, chống đỡ dầm Công cụ: - Máy tính đã cài phần mềm Autocad - Tài liệu: 02 Đề ĐA KTTC LT.dwg; 03 Số Liệu Đề ĐA KTTC.xlsx; 06 Bản vẽ ĐA KTTC LT.dwg; 05 Thuyết Minh ĐA KTTC LT.doc. Trình tự: - Xác định tải trọng + Các loại tải trọng tính như bài mẫu trang 21 thuyết minh, ta chỉ thay bề rộng của ván khuôn đáy dầm khi tính ptc, ptt. - Kiểm tra điều kiện bền của ván khuôn đáy dầm, + Thay: tải trọng tính toán ptt; chiều dài dầm phụ ldp = khoảng cách giữa hai xà gồ phụ đỡ dầm: moment kháng uốn W của tấm ván khuôn đáy dầm để kiểm tra độ bền trang 22 thuyết minh. - Kiểm tra điều kiện biến dạng của ván khuôn đáy dầm + Thay: tải trọng tính toán ptc; chiều dài dầm phụ ldp = khoảng cách giữa hai xà gồ phụ đỡ dầm; moment quán tính J của tấm ván khuôn đáy dầm để kiểm tra độ biến dạng trang 22 thuyết minh - Tương tự ta kiểm tra khả năng chịu lực với xà gồ chính, phụ, ván khuôn thành dầm ở trang 23 - 28
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
5=>2