intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Giáo trình Đồ họa ứng dụng (Ngành: Thương mại điện tử - Cao đẳng) - Trường Cao đẳng Xây dựng số 1

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:86

4
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Giáo trình "Đồ họa ứng dụng (Ngành: Thương mại điện tử - Cao đẳng)" được biên soạn với mục tiêu nhằm giúp sinh viên nắm được các kiến thức về: Tìm hiểu về thiết kế đồ họa; Thiết kế quảng cáo với Adobe Illustrator. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Giáo trình Đồ họa ứng dụng (Ngành: Thương mại điện tử - Cao đẳng) - Trường Cao đẳng Xây dựng số 1

  1. BỘ XÂY DỰNG TRƢỜNG CAO ĐẲNG XÂY DỰNG SỐ 1 GIÁO TRÌNH MÔN HỌC: ĐỒ HỌA ỨNG DỤNG NGÀNH: THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ TRÌNH ĐỘ: CAO ĐẲNG Ban hành kèm theo Quyết định số: 389ĐT/QĐ- CĐXD1 ngày 30 tháng 09 năm 2021 của Hiệu trưởng trường CĐXD số 1 Hà Nội, năm 2021
  2. TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể được phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo. Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm.
  3. LỜI NÓI ĐẦU Giáo trình ĐỒ HỌA ỨNG DỤNG được biên soạn nhằm phục vụ cho giảng dạy và học tập cho trình độ Trung cấp ngành Công nghệ kĩ thuật nội thất và điện nước công trình ở trường Cao đẳng Xây dựng số 1. ĐỒ HỌA ỨNG DỤNG là môn học cơ sở ngành nhằm cung cấp các kiến thức về đồ họa cơ bản. Giáo trình ĐỒ HỌA ỨNG DỤNG do bộ môn Tin cơ sở gồm: ThS.Đỗ Thị Xuân Thắm làm biên soạn. Giáo trình này được viết theo đề cương môn học ĐỒ HỌA ỨNG DỤNG, tuân thủ theo các quy tắc thống nhất. Ngoài ra giáo trình còn bổ sung thêm một số kiến thức mà trong các giáo trình trước chưa đề cập tới. Nội dung gồm 8 bài sau: Trong quá trình biên soạn, nhóm giảng viên Bộ môn Tin cơ sở của Trường Cao đẳng Xây dựng Số 1 - Bộ Xây dựng, đã được sự động viên quan tâm và góp ý của các đồng chí lãnh đạo, các đồng nghiệp trong và ngoài trường. Mặc dù có nhiều cố gắng, nhưng trong quá trình biên soạn, biên tập và in ấn khó tránh khỏi những thiếu sót. Chúng tôi xin được lượng thứ và tiếp thu những ý kiến đóng góp. Trân trọng cảm ơn! Hà Nội, ngày……tháng……năm 2021 ThS. Đỗ Thị Xuân Thắm - Chủ biên 3
  4. MỤC LỤC Contents Chương 1: Tìm hiểu về thiết kế đồ họa ................................................................................... 5 1.1. Khái niệm ảnh Bitmap và Vector ................................................................................. 5 1.2. Giới thiệu về phần mềm Adobe Photoshop ................................................................. 5 1.3. Giới thiệu về phần mềm Adobe Illustrator ................................................................. 5 2.2.3. Sao chép, xóa, xoay, định lại tỷ lệ vùng chọn ...................................................... 17 2.3. Sử dụng kết hợp các công cụ ...................................................................................... 19 2.4. Xén ảnh ......................................................................................................................... 20 2.5. Cơ bản về Layer ........................................................................................................... 20 2.6. Công cụ tô vẽ màu ....................................................................................................... 25 2.7. Một số công cụ lọc ........................................................................................................ 28 2.8. Pen ................................................................................................................................. 34 Chương 2: Thiết kế quảng cáo với Adobe Illustrator .......................................................... 35 3.1. Giới thiệu về phần mềm Adobe Illustrator ............................................................... 35 3.2. Làm việc với File .......................................................................................................... 35 3.3. Vẽ chỉnh sửa các đường và hình dạng ....................................................................... 41 3.4. Làm việc với các vùng chọn ........................................................................................ 49 3.5. Pen ................................................................................................................................. 66 3.6. Nhóm công cụ biến đổi ................................................................................................ 66 3.7. Hiệu ứng Blend ............................................................................................................ 69 3.8. Gradient........................................................................................................................ 80 3.9. Clipping Mask .............................................................................................................. 86 4
  5. THIẾT KẾ ĐỒ HỌA CƠ BẢN Chương 1: Tìm hiểu về thiết kế đồ họa Mục tiêu: - Trang bị cho người học một số khái niệm về ảnh số, giới thiệu phần mềm chỉnh sửa ảnh Photoshop và phần mềm thiết kế quảng cáo Illustrator. Nội dung chương: 1.1. Khái niệm ảnh Bitmap và Vector 1.2. Giới thiệu về phần mềm Adobe Photoshop 1.3. Giới thiệu về phần mềm Adobe Illustrator Chương 2: Xử lý ảnh cơ bản với Photoshop Mục tiêu: - Trang bị cho người học một số thao tác cơ bản để xử lý ảnh với phần mềm Photoshop. Nội dung chương: 2.1. Các thao tác cơ bản trong Photoshop 2.1.1. Khởi động/thoát khỏi Photoshop Khởi động: Nháy kép vào biểu tượng chương trình Adobe Photoshop. Hoặc vào Start→ Programs→ Adobe Photoshop Thoát khỏi: Vào File→ Exit (hoặc Ctrl + Q hoặc Photoshop ấn nút ở góc phải màn hình.) 2.1.2. Màn hình làm việc của Photoshop 2.1.3. Một số thao tác với file Photoshop 2.1.3.1 Mở file đã có 5
  6. Bước 1: Nhấn Ctrl + O hoặc File→ Open→ Xuất hiện hộp thoại Open Bước 2: Chọn file cần mở Bước 3: Kích nút Open hoặc kích đúp chuột vào file cần mở Hoặc có thể double click vào vùng làm việc để mở cửa sổ Open Giữ Ctrl hay shift + Click để chọn nhiều file muốn mở một lúc 2.1.3.2 Tạo file mới Bước 1: Vào Menu File→ chọn New (Hoặc ấn Ctrl + N) xuất hiện hộp thoại Bước 2: Nhập tên File vào ô Name: Tên của ảnh (Đặt theo mục đích sử dụng) Bước 3: Thiết lập các thông số cơ bản sau: Các tùy chọn: - Name: tên tệp. - Width: độ rộng của ảnh (Pixel, cm,…). - Height: độ cao của ảnh (Pixel, cm,…). - Resolution: độ phân giải là số điểm ảnh trong một inch hoặc cm. Độ phân giải là chất lượng ảnh. 6
  7. - Color Mode: Chế độ màu ảnh. - Background Contents: Chọn màu nền. - White: Màu trắng, thông thường chọn màu trắng. - Background Color: Màu cho nền, chọn phông nền bất kỳ. - Transparent: cung cấp một phông nền màu trong suốt. Bước 4: Thay đổi xong ấn Create Xong ấn nút Lưu lại thiết lập này. Hoặc không lưu lại thì ấn nút OK. Chú ý: Nguyên tắc khi thiết kế phải chú ý kích thước ảnh dùng để làm gì: Đưa lên Web, Zalo hay in ấn. Và chọn chế độ màu 8 bit là cơ bản thông dụng nhất. Không thể dùng ảnh vỡ để thiết kế. Thay đổi kích thước file ảnh: Vào Image →Image Size → XHHT Tích bỏ ô Constrain Proportions, nhập lại width (độ rộng) và chiều cao (height). 2.1.3.3 Lưu file - Vào File→ save, …: lệnh này lưu mọi thay đổi trên file đang tồn tại 7
  8. - File→ Save As: Lệnh này cho phép lưu file vào nơi khác trên máy tính hoặc có thể lưu theo định dạng khác nhau. Photoshop có rất nhiều định dạng file: PSD, PNG, JPG, PDF,… + PSD: là dạng file photoshop, chứa các layer để giúp bạn chỉnh sửa lại ảnh. + Muốn tải ảnh lên mạng hoặc xem thì lưu: PNG, JPG, PDF. + PNG định dạng lưu ảnh tốt nhất. + JPG tiết kiệm dung lượng. - File→Save For Web: đây là cách lưu file ảnh thành một trang Web. 2.1.3.4 Đóng file Ấn tổ hợp phím Ctrl + W hoặc Tích vào biểu tượng Dấu X để đóng file. 2.1.4. Phóng to, thu nhỏ ảnh Nhấn giữ phím Alt và dùng con chuột lăn lên trên (hoặc ctrl + dấu +). Nhấn giữ phím Alt và dùng con chuột lăn lên xuống dưới (Ctrl + -). Ấn Ctrl + phím số 0: Về định dạng ban đầu. 2.1.5. Làm việc với các bảng (Palette) Bảng palette là bảng màu trong Photoshop, nó được dùng để chỉnh sửa màu sắc. Bảng Palette bao gồm cả layer Palette. Bảng này thường nằm ở góc phải màn hình. Layer: chứa các lớp đối tượng và hiệu ứng đối tượng. History: chứa các kết quả thao tác trong quá trình làm việc. Ta có thể chọn quay lại bất kỳ thời điểm nào trong khung công việc. Channels: các kênh màu. 2.2. Làm việc với vùng chọn 2.2.1. Tạo vùng chọn 2.2.1.1 Sử dụng menu Select 8
  9. Vào menu Select → chọn - All: Chọn tất cả - Deselect: Bỏ vùng chọn - Reselect: lấy lại vùng chọn. - Inverse: Đảo ngược vùng chọn. - Modify: thay đổi vùng chọn. - Load Selection: Tải lại vùng chọn - Save: SelectionL Lưu lại vùng chọn 2.2.1.2. Sử dụng nhóm công cụ Marquee Marquee Tool (M): tạo vùng chọn hình chữ nhật, hình vuông, hình tròn, hình elip. Nhóm công cụ Marquee Tool bao gồm bốn công cụ. Để chọn công cụ ta click vào công cụ đó hoặc có thể ấn phím tắt (ký tự bên phải công cụ). Trong một nhóm công cụ có cùng phím tắt, để luôn chuyển giữa chúng ta cần giữ phím Shift. Chọn hình chữ Chọn hình tròn, elip nhật, hình vuông nhật Chọn một cột điểm Chọn một dòng ảnh điểm ảnh. Thao tác: Chuột phải vào công cụ →Tích tam giác chọn hình muốn vẽ vùng chọn → giữ chuột trái Kéo và rê chuột → thực hiện sao chép, thay đổi kích thước màu sắc → dứt lệnh Ctrl + D (bỏ vùng chọn). ❖ Thanh công cụ tùy biến Marquee Tool Option Bar 9
  10. + New Selection : Tạo vùng chọn mới. Sau khi tạo vùng chọn thứ 1, vẽ tiếp vùng chọn thứ 2 thì: Vùng chọn đầu tiên sẽ mất. + Add to Selection (Phím Shift): Sau khi tạo vùng chọn thứ 1, vẽ tiếp để tạo vùng chọn thứ 2. 2 vùng chọn sẽ được cộng nối với nhau. + Subtract from Selection (Phím Alt): sau khi tạo vùng chọn thứ 1, vẽ tiếp vùng chọn thứ 2. Vùng chọn thứ 2 sẽ bị loại trừ ra khỏi phần vùng chọn thứ 1. + Intersect with Selection : Sau khi tạo vùng chọn thứ 1, vẽ tiếp vùng chọn thứ 2 thì: Phần vùng chọn mới sẽ là phần giao của vùng chọn 1 và vùng chọn 2. + Feather: Làm mờ vùng biên được chọn bằng cách làm mất đi một chút chi tiết (px) ở đường biên của đối tượng. Giá trị càng nhỏ càng nhòe ít. Giá trị này quyết định độ rộng của vùng Feathe và có thể điền vào giá trị từ 1 – 250. Chúng ta nhập độ lớn của Feather trước khi sử dụng công cụ này. Nếu vùng chọn được tạo rồi thì ấn Shift + F6 đển thay đổi Feather. Ví dụ: Hình ảnh khi cắt hình. Feather =0, Cạnh đường viền sắc nét Feather = 50, Đường biên cạnh mền + Anti-alias: Làm mềm những đường răng cưa của vùng lựa chọn bằng cách làm mờ khoảng giao giữa các px của đường biên và hình. Bởi chỉ có duy nhất các px của 10
  11. đường biên thay đổi chứ hình không ảnh hưởng. Chức năng này hữu dụng để cắt, dán vùng chọn để ghép hình. Những công cụ có thể sử dụng anti-aliased là Lasso, Polygonsal Lasso, Magnetic Lasso, Rounded rectangle marquee, elliptical marquee và Magic Wand. Chúng ta phải đánh dấu vào hộp kiểm Anti-aliased trước khi sử dụng những công cụ này. Một khi vùng lựa chọn được tạo, ta không thể thêm chức năng Anti- aliased. + Style: kiểu với marquee tool, chúng ta có 3 styles vùng chọn: - Normal: mặc định. - Fixed Ratio: Vẽ vùng chọn theo tỉ lệ nhất định, với thông số tỷ lệ nhập vào ô Width & Height. - Fixed Size: Vẽ vùng chọn theo kích thước nhất định, với thông số kích thước nhập vào ô Width (kích thước chiều rộng) & Height (kích thước chiều cao). Ví dụ 1: Ghép hình quả cầu 1 sang ảnh 2 để được mẫu ảnh 3 Bước 1: Chọn công cụ Marquee Tool (Phím M)→ Chọn Eliptical Marquee Tool → Vẽ hình tròn giữ Shift →quét chuột trái qua hình mặt trăng → ấn ctrl + T kéo cho vùng chọn và hình mặt trăng. Bước 2: Ấn Ctrl + C → đưa sang file ảnh ghép → Ctrl + T thu nhỏ/ phóng to hình → Ấn Ctrl + Enter kết thúc lệnh thay đổi kích thước. Ảnh 1 Ảnh 2 Ảnh ghép Chú ý - Nhấn Shift+M để chuyển đổi giữa 2 công cụ Rectangular và Elliptical. - Chọn Marquee Tool, giữ Phím Shift, con trỏ chuột sẽ xuất hiện dấu + ở bên cạnh. Lúc này nếu ta kéo một vùng chọn mới, vùng chọn này sẽ được thêm vào với vùng chọn vốn có. - Ngược lại, giữ phím Alt, dấu – sẽ xuất hiện cạnh con trỏ chuột. Lúc này kéo vùng chọn mới sẽ trừ bớt đi của vùng chọn cũ. - Xóa vùng chọn: nhấp phải chuột chọn Deselect hoặc ấn Ctrl + D 11
  12. - Khi chuyển từ công cụ tạo vùng chọn này sang công cụ tạo vùng chọn khác, vùng chọn cũ không bị mất đi, và ta có thể thêm/bớt vào vùng chọn có sẵn với bất cứ công cụ tạo vùng chọn nào. - Nhấn phím Space (phím dấu cách) để di chuyển vùng chọn trong khi vẽ vùng chọn. 2.2.1.3. Sử dụng nhóm công cụ Lasso a. Lasso Tool Lasso Tool: dùng để chọn một vùng chọn hình dạng đặc biệt, tự do Thao tác: Chọn công cụ Lasso Tool → Dùng chuột trái vẽ một vùng chọn tự do. b. Polygonal Lasso Tool Polygonal Lasso: Tạo vùng chọn, thêm các điểm nút chấm một điểm có đường thẳng. Mỗi điểm chấm gọi là điểm neo. Thao tác: click để chọn điểm neo, kết thúc khi biểu tượng có thêm dấu tròn hoặc click đúp. Xóa điểm sai ấn Delete. Ví dụ: Chọn cái thuyền Bước 1: Phóng to ảnh alt + lăn chuột và dùng phím space (hình bàn tay) giữ chuột trái kéo ảnh đến vị trí mong muốn. Bước 2: Chọn Polygonal Lasso/ tích vào một điểm kéo chuột trái tích tiếp theo các dạng đường thẳng. Xuất hiện hình tròn dưới công cụ thì chập lại thành vùng khép kín. Ưu điểm: chọn vật thể một cách chính xác hơn. Nhược điểm: chỉ vẽ được những vật thể theo dạng đường thẳng, những vật thể dạng hình cong hoặc hình khác không chọn được. Chú ý: Khi chọn các điểm nút không may bị chọn sai một điểm thì ấn phím Backspace nó sẽ quay lại một nút trước. Muốn bỏ đi toàn bộ thì ấn phím ESC. c. Magnetic Lasso Tool Magnetic Lasso: Vùng chọn luôn bám vào biên của hình ảnh thích hợp cho đối tượng có độ tương phản cao về màu sắc giữa đối tượng và đường viền. Thao tác: Click điểm đầu tiên, nhả chuột di chuyển dọc theo biên của đối tượng. Xóa điểm chọn sai ấn Delete. Thanh công cụ chọn Magnetic Lasso 12
  13. Feather: Làm mờ vùng biên Contrast: Tạo độ sắc nét tại đường biên Frequency: Tần suất xuất hiện các điểm chốt, nếu tần số càng cao thì xuất hiện càng dày điểm chốt. 2.2.1.4. Sử dụng nhóm công cụ Magic Wand a. Magic Wand (W) Magic Wand (W): công cụ tạo vùng chọn có vùng màu giống nhau. Thao tác: Chọn magic wand tool →click vào một màu trên hình ảnh, thêm vùng chọn giữ shift click tiếp màu tương đồng. Độ rộng của vùng chọn tùy thuộc vào giá trị Tolerance trên thanh Options. Tolerance: Thay đổi biên độ màu so với vùng lấy mẫu. Ví dụ 1: Chọn vùng chọn chữ adidas Chọn công cụ Magic Wand (W) → Click chuột vào vùng màu đen sẽ tự động chọn. Ví dụ 2: Dùng công cụ Magic Wand tạo vùng chọn nhân vật. Nhận xét do vùng màu nền gần giống nhau nên chọn Magic Wand Bước 1: Chọn công cụ Magic Wand (W) → Click chuột vào vùng màu đen sẽ tự động chọn. Bước 2: Thực hiện chọn Tolerance: 10 biên độ lấy mẫu → tích vào một điểm lấy mẫu → ấn shift thêm vùng chọn →tích vào các điểm lấy mẫu khác. Bước 3: Thấy hình đang chọn không phải hình người: ta đảo ngược vùng chọn Ctrl + Shift + I. 13
  14. b. Quick Selection Quick Selection (W): là công cụ tạo vùng chọn bằng cách nhận diện điểm màu. Thay đổi kích thước tùy thuộc vào đối tượng muốn chọn. Thao tác: Nhấp rê chuột vẽ vào vùng hình ảnh ta muốn chọn. Quick Selection: là sự kết hợp Magic Wand Tool. Công cụ Magic Wand Tool và Quick Selection Tool là công cụ tạo vùng chọn bằng cách nhận diện điểm màu. 2.2.2. Điều chỉnh vùng chọn Điều chỉnh vùng chọn bằng menu: thay đổi đường viền, mở rộng vùng chọn, thu hẹp vùng chọn. Ta thực hiện vào menu Select/ Modify. 2.2.2.1 Di chuyển biên vùng chọn Sử dụng công cụ Move Tool (Phím V) để di chuyển vùng chọn, kéo đến vị trí mong muốn hoặc tab khác. 2.2.2.2 Ẩn vùng chọn hiện hành Ấn Ctrl + D để ấn đi vùng chọn, muốn hiển thị lại vùng chọn ấn Ctrl + Shift + D (chọn Ctrl và click vào ảnh thu nhỏ của vùng chọn). 2.2.2.3 Đảo ngược vùng chọn Đảo ngược vùng chọn: Đôi khi việc chọn vùng ảnh cần chọn lại phức tạp hơn vùng ảnh ngược lại. Sử dụng lệnh Select → Inverse (Shift+ Ctrl + I) để đảo ngược vùng chọn. 2.2.2.4. Thu nhỏ vùng chọn Đôi khi trong thao tác chọn chúng ta vẫn chưa ưng ý. Mặc dù thao tác thay đổi vùng chọn thường ít được sử dụng so với thao tác chọn lại. Để thay đổi vùng chọn ta thực hiện: - Cách 1: Select→Transform Selection: xuất hiện đường bao hình chữ nhật 14
  15. xung quanh vùng chọn. Ta có thể thay đổi kích thước, di chuyển, xoay… vùng chọn đó bằng cách click vào ô vuông trên đường bao đó. Có thể kết hợp với các phím điều khiển để tạo các hiệu ứng khác nhau. - Cách 2: Select→ Modify → chọn Contrast: Thu hẹp vùng chọn→ Nhập thông số 2.2.2.5. Mở rộng vùng chọn Select→Modify → chọn Expand: Mở rộng vùng chọn → Nhập thông số Expand By 2.2.2.6. Tạo đường viền cho vùng chọn Để tạo viền cho mục chọn ta làm như sau: Cách 1: Chọn mục chọn cần tạo khung. - Dùng lệnh Select→ Modify→Border→ Xuất hiện hộp thoại nhập Border selection Width (độ rộng): khoảng từ 1.. 64 (pixel) cho độ rộng của đường viền/ Ấn Ok Cách 2: Thay đổi đường viền có thể chọn nhấp phải chuột→ Chọn Stroke. 15
  16. - Nhập độ rộng cho đường viền (Width), chọn màu viền (Color), xong ấn OK. 2.2.2.7. Làm mờ biên vùng chọn Sử dụng hiệu ứng Feather để làm mờ các mép vùng chọn. Có hai cách làm miền biên chọn. Cách 1: Làm mềm biên chọn trước khi vẽ vùng chọn. - Bước 1: Chọn một công cụ chọn bất kỳ. - Bước 2: Xuất hiện thanh công cụ chọn chọn giá trị Feather, giá trị này xác định độ rộng của mép được tạo hiệu ứng feather và có thể nằm trong dãy từ 1 đến 255 pixel. Cách 2: Làm mềm biên chọn sau khi đã vẽ vùng chọn. - Bước 1: Vẽ vùng chọn bằng một trong các công cụ chọn - Bước 2: Vào Select→ Feather (hoặc ấn Shift + F6) Xuất hiện hộp thoại - Nhập giá trị cho Feather Radius → ấn OK 16
  17. 2.2.3. Sao chép, xóa, xoay, định lại tỷ lệ vùng chọn 2.2.3.1 Sao chép đối tượng trong vùng chọn. Sao chép bằng công cụ Move: Chọn công cụ Move → Giữ phím Alt → di chuyển vùng chọn đến vị trí mong muốn. 2.2.3.2 Xóa đối tượng Để xoá vùng chọn bạn có thể chọn một trong các cách sau: - Cách 1: Chọn vùng chọn → nhấn phím Delete (Ctrl + D bỏ vùng chọn). - Cách 2: Vào menu Edit→ Clear 2.2.3.3. Xoay vùng chọn Xoay: Chọn vào vùng chọn → Ấn Ctrl + T → Xuất hiện các đầu nút thực hiện kéo to hoặc nhỏ, xoay hình Giữ Shift để xoay vùng chọn. Hoặc nhấp phải chuột chọn: o Rotate 180: Xoay ảnh 180 độ theo chiều kim đồng hồ. o Rotate 90 CW (Clock Wise): Xoay ảnh 900 theo chiều kim đồng hồ. o Rotate 90 CCW (Counter Clock Wise): Xoay 900 ngược chiều kim đồng hồ. o Flip Horizontal: Lật ảnh theo chiều ngang o Flip Vertical: Lật ảnh theo chiều dọc 2.2.3.4. Định lại tỷ lệ vùng chọn Định lại tỷ lệ: Vào Trên thanh công cụ chọn, chọn Fixed Ratio, Đặt lại độ rộng (width) và chiều cao (Hight). 2.2.3.5. Biến đổi vùng chọn Có thể điều chỉnh kích thước của vùng chọn, quay, làm nghiêng hoặc làm biến dạng vùng chọn, phối cảnh cho các đối tượng được chọn. Cách làm như sau: - Bước 1: Chọn đối tượng cần thay đổi - Bước 2: Vào Edit → Chọn Transform → (ấn Ctrl + T) →Nhấp phải chuột thực hiện lựa chọn các phép biến đổi 17
  18. + Free Transform: Thay đổi tự do thực hiện kéo chuột + Scale: Điều chỉnh kích thước + Rotate: Chỉ Xoay hình + Skew: Làm nghiêng + Distort: Tứ giác tự do + Perspective: Phối cảnh (theo luật xa gần) + Rotate 1800: Xoay hình 180 độ + 900 CW: Xoay ảnh 900 theo chiều kim đồng hồ. + 900 CCW: Xoay ảnh 900 ngược chiều kim đồng hồ + Flip Horizontal: lật ảnh theo chiều ngang. + Flip Vertical: lật ảnh theo chiều dọc. - Bước 3: Nhấn Enter nếu muốn thay đổi, ấn ESC để bỏ sử thay đổi Ví dụ Sử dụng công cụ chọn và ảnh mẫu tạo bức ảnh có kích thước 300x330. Sử dụng các công cụ chọn cắt ghép hình thành hình giống mẫu. Ảnh đầu Ảnh cuối Hướng dẫn: ❖ Hình quả dưa làm khuôn mặt: Sử dụng công cụ Marquee để tạo vùng chọn rồi ấn Alt bỏ vùng chọn chọn công cụ Magic Wand. Hoặc sử dụng công cụ Magnetic Lasso. Dùng công cụ Move dịch chuyển sang ảnh. ❖ Hình con mắt: - Sử dụng công cụ Elliptical Marquee để tạo vùng chọn 18
  19. - Giữ phím ALT, bấm và rê chuột vào đối tượng để nhân đôi, tạo con mắt thứ hai. Nhóm hai mắt vào. ❖ Hình cái mũi: - Sử dụng công cụ Magic Wand, tăng giá trị thông số Tolerance: 40 Kéo chuột vào hình cái mũi. ❖ Hình cái miệng: - Sử dụng công cụ Elliptical Marquee ❖ Hình lông mày (hai lá): - Tạo vùng chọn hình chữ nhật bao quanh đối tượng - Sử dụng công cụ Magic Wand, chọn thuộc tính Subtract from selection, bấm chọn vào nền trắng. Hoặc dung công cụ Magnetic Lasso - Giữ phím ALT, bấm rê chuột vào đối tượng để nhân đôi layer - Lật hình theo phương ngang bằng lệnh Flip Horizontal ❖ Hình cái mũ: - Tạo vùng chọn bằng công cụ Magnetic Lasso hoặc công cụ khác phù hợp - Sau khi đặt vào vị trí thích hợp, tiến hành xoay nghiêng ấn Ctrl + T/ Xoay hình ❖ Hình hai vành tai: - Có thể tạo vùng chọn bằng công cụ Magnetic Lasso. - Tiến hành xoay hình: Chọn Layer →Ấn Ctrl + T →nhấp phải chuột chọn Rotate 900 CCW và đặt vào vị trí thích hợp. - Trong bảng layer, đưa layer vành tai xuống phía dưới layer khuôn mặt. - Giữ phím ALT, bấm và rê chuột vào đối tượng để nhân đôi, tạo vành tai thứ hai. ❖ Hình cái nơ: - Có thể tạo vùng chọn bằng công cụ Magnetic Lasso - Sau khi đặt vào vị trí thích hợp, có thể dùng lệnh Scale để giảm chiều cao của đối tượng 2.3. Sử dụng kết hợp các công cụ Công cụ Move Tool (V) Trong tất cả các phần mềm đồ họa đều có công cụ chuyên dùng để di chuyển. Photoshop cung cấp cho chúng ta công cụ Move Tool để thực hiện việc này. Khi sử dụng cần lưu ý: - Để di chuyển vùng chọn (đường kiến bò) ta phải sử dụng một trong những công cụ chọn bất kỳ đã trình bày ở trên (Rectangular, Lasso, Magic Wand…), khi đó con trỏ có hình mũi tên màu trắng. - Để di chuyển dữ liệu vùng chọn (phần ảnh bên trong đường kiến bò), ta sử dụng công cụ Move Tool. Đây chính là điểm đặc biệt của Photoshop. Các tùy chọn của công cụ Move Tool: 19
  20. − Auto select layer: Tự động chọn lớp khi pixel của lớp đó được kích hoạt. − Show Bounding Box: Tự động chuyển sang chế độ Transform khi điều chỉnh nút tại đường bao. − Các biểu tượng gióng hàng các đối tượng ảnh trên từng lớp khi các lớp có liên kết. 2.4. Xén ảnh Chọn công cụ Crop (ấn C)→ Xuất hiện khung cắt ảnh → kéo độ rộng và chiều cao của ảnh cần cắt → ấn Enter. 2.5. Cơ bản về Layer 2.5.1 Định nghĩa Layer Layer (lớp) được hiểu như những mặt phẳng trong suốt được xếp chồng lên nhau. Tại những chỗ không có đối tượng nào tồn tại có thẻ nhìn xuyên qua Layer đó để thấy được các đối tượng nằm trong các Layer bên dưới nó. Bằng cách sử dụng Layer, ta có thể tạo và chỉnh sửa các đối tượng trên một Layer này mà không tác động (hoặc bị tác động) bởi các đối tượng trên các Layer khác. Việc chia các vùng ảnh ra các lớp riêng biệt sẽ tránh những thay đổi vùng ảnh khác khi thao tác với vùng ảnh hiện hành. Để mở bảng hỗ trợ Layer ta thực hiện lệnh: Window→Layer (F7) nếu bảng Layer chưa hiển thị. 2.5.2. Tổ chức ảnh trên các Layer 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2