Giáo trình Giao tiếp với trẻ em: Phần 2
lượt xem 39
download
Phần 1 Giáo trình Giao tiếp với trẻ em trình bày nội dung phát triển giao tiếp cho trẻ dưới 6 tuổi, bao gồm: Giao tiếp và quá trình xã hội hóa của trẻ từ 0 đến 6 tuổi, phát triển giao tiếp cho trẻ dưới 3 tuổi, phát triển giao tiếp cho trẻ mẫu giáo (3-6 tuổi).
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Giáo trình Giao tiếp với trẻ em: Phần 2
- Chương II PHÁT TRIỂN GIAO TIẾP CHO TRẺ DƯỚI 3 TUỔI I. PHÁT TRIỂN GIAO TIẾP CHO TRẺ EM TRONG NĂM ĐẦU (0 – 12 tháng ) 1. Phát triển giao tiếp của trẻ sơ sinh ( 0 – 2 tháng ). 1.1. Đặc điểm giao tiếp của trẻ sơ sinh Rất nhiều người cho rằng một đứa trẻ mới ra đời chỉ cần được mẹ cho bú, được ủ ấm, được tiêm chủng đầy đủ, được đảm bảo vệ sinh ( tăm mát, thay tã lót thường xuyên….) là đủ. Đó là những nhu cầu đương nhiên cần được thỏa mãn để đảm bảo sự sống còn cho trẻ. Nhưng có một nhu cầu khác không kém phần quan trọng để đảm bảo sự phát triển bình thường của trẻ, thậm chí ảnh hưởng lớn đến sự sống còn của trẻ nữa: Đó là nhu cầu được gắn bó với người lớn ( chủ yếu là người mẹ ), được người lớn thương yêu, âu yếm, vỗ về, nựng nĩu... a) Nhu cầu gắn bó với người lớn b) Theo A.N. Lêonchiev (1960) thì nhu cầu giao tiếp của trẻ được hình thành trên nền tảng tiếp xúc với những người xung quanh.Trẻ vừa sinh ra đã có sẵn phản xạ rúc đầu vào người mẹ, một mặt là tìm vú để bú ,mặt khác là để thỏa mãm nhu cầu được áp sát vào da thịt mẹ để được mẹ ôm ấp, xoa nắn. Có thể nói quan hệ với người mẹ qua xúc giác là quan trọng nhất và cũng được xuất hiện sớm nhất ở trẻ sơ sinh. Hiện tượng này được gọi là sự gắn bó mẹ - con. Đây là mối quan hệ đầu tiên và quan trọng nhất tạo điều kiện cho sự phát triển sau này của trẻ. Thiếu đi sự gắn bó mẹ con này, em bé sẽ khó phát triển bình thường, ngay cả sự sống còn cũng gặp nhiều khó khăn. Chính vì vậy sau khi sinh nở, cả người mẹ lẫn đứa con đều rất nhạy cảm với sự tiếp xúc gần gũi da thịt và đều có nhu cầu gắn bó với nhau ( trừ trường hợp cá biệt ). Bởi vậy nhiều bác sĩ nhi khoa chủ trương để cho người mẹ được ôm ấp xoa bóp cho đứa con của mình ngay từ khi nó mới lọt lòng. Từ năm 1970, hai bác sĩ nhi khoa của người Mĩ Klaus và Kennell đã thực hiện chủ trương này để tạo ra kiểu ứng xử đặc biệt giữa mẹ và con ngay sau khi sinh như sau: người ta đặt em bé còn trần truồng lên bụng mẹ để người mẹ sờ mó, bắt đầu từ những
- ngón tay, những ngón chân trong khoảng 7 -8 phút, sau đó sờ vào thân mình, sờ qua cánh tay, bắp chân rồi cuối cùng vuốt nhẹ vòng quanh bụng. Hai ông khẳng định rằng cách ứng xử đó là hết sức cần thiết và có tác dụng tích cực vì nếu tách con ra khỏi mẹ quá sớm sẽ làm tổn thương đến mối quan hệ gắn bó mẹ - con sau này. Ở nước ta có một số bệnh viện phụ sản chủ trương thay việc nuôi trẻ sinh thiếu tháng trong lồng kính bằng cho mệ ấp ủ trong lòng. Kết quả là tỉ lệ trẻ sống và phát triển được cao hơn. Trước đây người ta cho rằng mối quan hệ gắn bó mẹ - con chỉ là một loại nhu cầu thứ sinh của trẻ, được hình thành trên cơ sở một nhu cầu gốc ( tức là nhu cầu ăn uống). Ngày nay qua nhiều công trình nghiên cứu, người ta đã nhận ra rằng, đây cũng là một nhu cầu gốc ( đã có ở loài khỉ ), mang tính chất sinh học và xuất hiện ngay từ khi trẻ mới ra đời. Trong mối quan hệ gắn bó mẹ - con lúc này chưa mang tính xã hội nên chưa phải là giao tiếp. Tuy nhiên nhu cầu gắn bó với người lớn này ở trẻ chính là tiền đề quan trọng cho nhu cầu giao tiếp được phát triển trên cơ sở hoạt động của người lớn trong quan hệ với đứa trẻ. Cuộc sống của đứa trẻ lúc này hoàn toàn phụ thuộc vào người lớn, nhất là ngườ mẹ. Đứa trẻ do người mẹ mang nặng đẻ đau sinh ra, giữa mẹ và con không chỉ có quan hệ huyết thống mà còn gắn liền với nhau bởi sợi dây tình cảm. Ngay từ tháng đầu tiên, trẻ đã biết cười với mẹ - người chăm sóc trẻ ngày đêm. Nụ cười này ẩn dấu một mê lực rất lớn, nó thu hút niềm vui và tình yêu thương của mẹ. Người mẹ thỏa mãn những nhu cầu của đứa trẻ như cho trẻ bú khi trẻ đói, tắm rửa cho trẻ, thay tã cho trẻ khi trẻ ướt… Như vậy vắng mẹ từ những ngày đầu mới ra đời là nỗi bất hạnh to lớn đối với trẻ em. Trong trường hợp em bé bị tách khỏi mẹ quá sớm ( do mẹ chết, bị ốm cần cách li hay một lí do đặc biệt nào khác ), thì điều cần thiết là phải thỏa mãn nhu cầu gắn bó của trẻ bởi người khác, miễn là người đó có lòng yêu thương, sẵn sang ôm ấp, vỗ về như chính người mẹ của bé. Bởi vì lúc mới sinh ra, trước khi nhận ra đồ vật xung quanh thì hình ảnh của mẹ đã in vào đầu óc non nớt của bé làm cho nó gắn bó một cách hết sức tự nhiên với hình ảnh ấy. Gương mặt mẹ, giọng nói của mẹ, mùi da thịt của mẹ…tất cả những thứ đó tạo ra cho bé một cảm giác an toàn, dễ chịu mà cuộc sống của trẻ không thể thiếu những điều đó được. Trong mối quan hệ gắn bó mẹ - con, ở cả hai phía mẹ và con đều phát ra tín hiệu cho nhau. Tín hiệu của mẹ được biểu hiện ở những cử chỉ, động
- tác, nét mặt, giọng nói….hướng về đứa con nhằm gợi cho nó phản ứng đáp lại. Ở đứa con, tuy chưa có lời nói hay cử chỉ hướng về mẹ một cách chủ định, nhưng ở trẻ cũng đã có thể phát ra những tín hiệu khiến cho những người xung quanh chú ý đến mình như la khóc, vặn mình, cựa quậy chân tay…Nhờ đó mà người lớn, trước hết là người mẹ nhận ra và đáp ứng được nhu cầu của bé như cho bú, thay tã lót, ôm ấp, vỗ về, tạo ra sự gắn bó với trẻ. Thông qua những tín hiệu phát ra từ mẹ và con, nhiều công trình nghiên cứu đã tổng kết được 4 kiểu gắn bó mẹ - con như sau: - Kiểu thứ nhất: Tín hiệu phát ra ở mẹ và con đều mạnh. Kiểu này là phổ biến, thường thấy ở những cặp mẹ con sinh nở bình thường, mẹ tròn con vuông, xuất phát từ lòng ao ước mong chờ của người mẹ đối với đứa con sắp chòa đời. Trong trường hợp này, mối quan hệ gắn bó mẹ - con được thiết lập một cách dễ dàng, thuận lợi. Đây chính là điều kiện thuận lợi nhất cho sự phát triển tâm sinh lí và thể chất sau này của đứa trẻ. - Kiểu thứ hai: Tín hiệu phát ra thừ người mẹ thì mạnh, nhưng tín hiệu phát ra từ đứa trẻ thì lại yếu. trường hợp này thường xảy ra đối với những đứa trẻ sinh thiếu tháng hoặc trẻ bị khuyết tập bẩm sinh. Trong trường hợp này người mẹ không nên vội vàng giao tiếp với con nhu đối với đứa trẻ sinh bình thường mà nên giao tiếp nhẹ nhàng, thường xuyên, từ tốn, kiên nhẫn chờ những tín hiệu đáp lại từ phía đứa trẻ. Chỉ bằng tình yêu đứa con mà mình đã mang nặng đẻ đau cộng với lòng kiên trì thì người mẹ mới mong khơi dậy nhu cầu gắn bó vốn có của đứa trẻ. - Kiểu thứ ba: Tín hiệu của mạnh nhưng tín hiệu của mẹ lại yếu. Kiểu này thường xảy ra ở người mẹ có con ngoài ý muốn. Trong trường hợp này, người mẹ có thái độ lạnh lung, thờ ơ với đứa con, không muốn giao tiếp, vỗ về âu yếm nó. Vì không nhận được tín hiệu đáp lại của mẹ nên tín hiệu của đứa trẻ phát ra cũng sẽ yếu dần đi, có khi mất hẳn và trẻ lâm vào tình trạng mệt mỏi, lờ đờ. Trẻ dễ mắc phải chứng bệnh “trầm cảm”, tức là không muốn giao tiếp với người xung quanh, không để ý đến mội việc xunh quanh. Để khắc phục tình trạng này bắt buộc người mẹ gạt bỏ buồn phiền phải thay đổi thái độ, tình cảm của mình đối với đứa trẻ và cũng chỉ có lòng yêu thương và trách nhiệm đối với đứa con “ dứt ruột đẻ ra” mới thức tỉnh được cái thiên chức làm mẹ vốn sẵn có trong mỗi người phụ nữ mà thôi. - Kiểu thứ tư: Tín hiệu phát ra từ người mẹ và đứa con đều yếu. Đây thực sự là một tai họa. Cần phải có biện pháp khơi dậy tín hiệu ở cả hai phía.
- Trường hợp này rất cần sự hỗ trợ tích cực của ngững người xung quanh, cần cả thầy thuốc lẫn nhà tâm lí học. Một kiểu kết luận hết sức quan trọng của tâm lí học hiện đại là nhiều rối loạn tâm lí về sau, kể cả lúc đã trưởng thành, có thể tìm nguyên nhân từ những nhiễu loạn trong mối quan hệ mẹ - con ở những năm tháng đầu đời. Những em bé thiều sự gắn bó yêu thương của người mẹ từ tấm bé thường luôn luôn sống trong tình cảnh cô đơn, lo lắng và sợ hãi, sau này lớn lên thường mang theo những mặc cảm trong quan hệ với những người xung quanh, thậm chí còn có thái độ chống đối thù nghịch với họ. Chính nhu cầu gắn bó mẹ - con làm cơ sở nảy sinh nhu cầu giao tiếp giữa em bé với những người xung quanh. Lúc đầu, người mẹ đóng vai trò chủ động, nhưng dần dần em bé trở nên năng động hơn. b) Những dấu hiệu của nhu cầu giao tiếp của trẻ sơ sinh đối với người lớn Phản ứng “ lặng người”: Đây là phản ứng đàu tiên, sơ khai nhất của trẻ khi mẹ giao tiếp gắn bó với con. Trẻ thường ngưng vận động chân tay, mắt nhìn vào mặt mẹ hoặc lim dim đón nhận cử chỉ âu yếm của mẹ. Sau này, phản ứng lặng người được biểu hiện phức tạp ở trẻ tùy vào cách dạy dỗ giáo dục và nếp sống của từng gia đình ( lặng người vì thỏa mãn, lặng ngườ vì đồng ý, lặng người để phản đối…) Phản ứng mỉm cười. Sau phản ứng lặng người là phản ứng mỉm cười. Khoảng 1 tháng tuổi, trẻ phản ứng trước sự âu yếm của mẹ bằng cách môi nhưng không mở miệng, mắt long lanh. Tiếp theo trẻ đã cười mở miệng nhưng chưa phát thành tiếng. Ngoài tháng thứ hai là trẻ đã cười thành tiếng, vui mừng thể hiện rõ ra mặt, chân tay khua khoắng khi được mẹ giao tiếp gần gũi, trò chuyện. Lúc thức tỉnh, trẻ rất thích khuôn mặt tươi cười của người lớn, từ trán cho đến đầu mũi của ngườ lớn hấp dẫn đối với trẻ nhất và cũng là bộ phận mà trẻ dễ nhận biết nhất. Đây là mầm mống để tạo tiếng cười vui vẻ và thật sự sau này. Sự phát triển phản ứng mỉm cười còn là nền tảng quan trọng cho sự phát triển nhiều hành vi đặc thù của con người sau này. Phản ứng bằng âm thanh phát ra từ miệng trẻ: Trẻ vừa lọt lòng đã khóc, đó chính là âm phát ra đàu tiên và cũng là một sự luyện tập phát âm đầu tiên chuẩn bị cho việc học nói sau này. Dần dần, tre bắt đầu nhận ra khả năng phát âm của mình. Trẻ thường há to miệng và hơi bật từ trong ra. Đây là biểu hiện đặc trưng trong giao tiếp của trẻ từ giữa tháng thứ nhất đến tháng thứ hai. Khi
- được mẹ nựng nịu, trò chuyện vui đùa, trẻ thể hiện sự vui thích bằng nét mặt vui tươi, mắt sáng, động thời phát ra từ trong cổ họng những âm a,ai, i,ô…Phản ứng vui nhộn này là dấu hiệu quan trọng của phản ứng vận động xúc cảm hướng tới ngườ lớn ở trẻ 3 -4 tháng tuổi mà được gọi là phức cảm hớn hở. 1.2.Nhiệm vụ của người lớn Ngoài việc thỏa mãn các nhu cầu cơ thể ( như ăn, uống, thở…), người lớn cần thỏa mãn nhu cầu gắn bó cho trẻ bằng cách: - Ôm ấp, vỗ về, xoa bóp khi chăm soc trẻ. Khi cho trẻ bú, người mẹ nên tìm cách trò chuyện với con bằng những lời nựng nịu, vừa cho trẻ bú vừa xoa tay nắn chân, sờ mó khắp ngườ trẻ. Chính giây phút bú mẹ là lúc trẻ nhận ra người mẹ của mình một cách đầy đủ nhất và người mẹ cũng cảm nhận được đứa trẻ là một phần rất riêng của chính mình. Nhờ đó quan hệ mẹ con ngày càng gắn bó mật thiết hơn. Vì vậy khi cho con bú người mẹ cần tạo cho trẻ cảm giác đầm ấm, thoải mái, dễ chịu nhất để trẻ có được những cảm xúc tích cực, gắn bó hơn nữa với con người. - Hát ru: Đối với trẻ sơ sinh, nghe mẹ hát ru là một niềm vui không gì có thểso sánh được. hành động hát ru mang tính tích hợp cao, bao hàm trong đó nhiều mặt: nghệ thuật, giáo dục, dinh dưỡng….Hát ru đưa trẻ đi vào giấc ngủ một cách bình yên, ngon lành làm dịu đi mọi cơn hờn dỗi. Khi đứa trẻ còn bé, chưa sử dụng được hệ thống tín hiệu ngôn ngữ để giao tiếp thì người mẹ đã đem đến cho con mình những âm điệu đầu tiên của thứ ngôn ngữ trực tiếp của tâm hồn: đó là âm nhạc. Âm nhạc là loại hình nghệ thuật gắn bó hết sức mật thiết với cuộc sống của mỗi người kể từ khi còn trong bụng mẹ đến khi từ giã cõi đời. Các nghiên cứu tâm lí học đều chỉ ra rằng hầu hết trẻ em đều ưa thích âm nhạc. Am nhạc giúp trẻ vươn tới những gì tươi sáng, đáng yêu, đưa trẻ vào thế giới của cái đẹp, vì vậy trở thành phương tiện giáo dục tuyệt vời đối với trẻ em. - Khi trẻ thức tỉnh thì năng “ nói nựng” với trẻ, đồng thời thể hiện cử chỉ âu yếm bằng phi ngôn ngữ mang tính biểu cảm ( nét mặt, điệu bộ ) để dần dần đưa trẻ vào trường giao tiếp. Những câu nói nựng con tưởng chừng rất vu vơ, vô nghĩa nhưng thực chất đây là cuộc nói chuyện đằm thắm nhất, đầy tình thương yêu và lòng tin cậy, trong đó ngườ mẹ đã nói con bằng tất cả tấm lòng và đứa con cũng nghe mẹ với tất cả sự sung sướng và niềm say mê của mình.
- 2. Phát triển giao tiếp của trẻ hài nhi ( 2 tháng đến 12 tháng ) 2.1 Đặc điểm phát triển giao tiếp của trẻ hài nhi a) Giao tiếp xúc cảm trực tiếp với người lớn là hoạt động chủ đạo của trẻ ở tuổi hài nhi. - Cuộc sống của trẻ hài nhi hoàn toàn phụ thuộc vào người lớn; đói người lớn cho ăn, rét người lớn cho mặc, người lớn tạo ấn tượng bên ngoài cho trẻ thu nhận …,từ đó ma giao tiếp với người lớn ngày càng phát triển và trở thành một nhu cầu bức thiết của trẻ. Trẻ mới sinh ra chưa có phương tiện để giao tiếp, nhưng trong khi trò chuyện với trẻ , người lớn nhất là người mẹ , thường xuyên tìm kiếm sự đáp ứng của trẻ để phán đoán xem nó đã tham gia vào giao tiếp hay chưa .chính nhờ vậy mà đứa trẻ dần dần được đưa vào môi trường giao tiếp và giao tiếp dần trở thành nhu cầu sống của trẻ. - Giao tiếp trực tiếp với người lớn có ảnh hưởng mạnh mẽ đến sự phát triển tâm lí của trẻ, đặc biệt về mặt cảm xúc. Khi giao tiếp , người lớn bế ẵm trò chuyện , hát hò , cho trẻ nghe cũng là để khêu gợi lên ở trẻ những cảm xúc đầu tiên đối với con người. Từ nhu cầu tiếp xúc da thịt với người lớn như trẻ cảm thấy thích thú , dễ chịu khi được bễ ẵm , được người lớn âu yễm , thơm vào má (cũng tức là nhu cầu gắn bó )đến giao tiếp thực sự với người lớn , khi mà trẻ có những phương tiện giao tiếp chủ yếu là các cử động là một bước phát triển rõ rệt từ tuổi sơ sinh đến tuổi hài nhi .Trong giao tiếp với người lớn, trẻ tiếp nhận được những sắc thái cảm xúc khác nhau của người lớn được thể hiện qua nét mặt, giọng nói của họ, rồi dần dần trẻ cũng thể hiện những cảm xúc khác nhau của mình . - Tất nhiên trẻ chỉ sẵn sàng giao tiếp với người lớn khi nó cảm thấy an toàn và thoải mái. Người lớn càng gợi ra nhiều cảm xúc dễ chịu bao nhiêu thì đứa trẻ càng thích bấy nhiêu. Quan hệ giữa đứa trẻ với người mẹ lúc này là một quan hệ đặc biệt. Nếu trước đây còn nằm trong bụng mẹ, thai nhi và người mẹ cộng sinh về mặt tâm lí , thì bây giờ hài nhi và người mẹ cộng sinh về mặt cảm xúc (H.Wallon )trẻ em cần có sự ấp ủ thương yêu của người mẹ (nói rộng ra là người lớn ) Được thương yêu, đứa trẻ sẽ có một đời sống tâm lí ổn định , bình yên, để phát triển về nhiều mặt. Ngược lại không có sự ấp ủ, gần gũi yêu thương, em bé phải sống trong cảnh cô đơn, luôn luôn sợ hãi, lớn lên sẽ mang nhiều mặc cảm khi tiếp xúc với người xung quanh và nhiều em đã mắc phải căn bệnh hospitalism ( bệnh vì ở viện hay còn gọi là bệnh đói cảm giác, đói
- giao tiếp). Những em bé này thường ở trạng thái buồn rầu, ủ dột, ngại giao tiếp và do đó rất chậm phát triển. - Xuất hiện phản ứng vận động vui nhộn: Phản ứng vận động vui nhộn của trẻ được biểu hiện từ mức độ nhẹ nhàng ( quay đầu nhìn về phía có tiếng người, chân tay đập yếu ớt ) đến mức độ vui nhộn hơn ( chân tay cử động mạnh hơn, đầu quay sang phải rồi sang trái…). Mức độ mạnh mẽ nhất thể hiện ở chỗ đứa trẻ nhìn chằm chằm vào mặt ngườ lớn, miệng cười toe toét, phát ra những âm gừ gừ, chân tay khua rối rít mỗi khi người lớn cúi xuống nói chuyện với nó..Mức độ này chính là phức cảm hớn hở. Phức cảm hớn hở tức là phản ứng tình cảm tích cực khi thấy người lớn xuất hiện, là sự hài lòng rõ rệt ở trẻ do sự giao tiếp với người lớn mang lại. Sự hình thành “ phức cảm hớn hở” có vai trò hết sức quan trọng trong sự phát triển tâm lí của trẻ em ở lứa tuổi vườn trẻ. Về sau, phản ứng tình cảm đó chuyển biến thành mối cảm tình sâu sắc và bền vững hơn đối với những người thân và là nhân tố mạnh mẽ kích thích đứa trẻ nâng cao mức độ tích cực của mình, trau dồi kiến thức và kĩ năng mới. Như vậy, nhu cầu giao tiếp với người lớn là nhu cầu có tính chất xã hội đầu tiên của đứa trẻ. Sự xuất hiện phức cảm hớn hở cũng là lúc chuyển từ thời kì sơ sinh sang một thời kì mới – tuổi hài nhi. b) Những biểu hiện giao của trẻ trong năm đầu đời: - Trẻ 2 -5 tháng tuổi: Thích hóng chuyện với ngườ lớn là đặc thù rõ rệt nhất của trẻ ở giai đoạn này. Nếu có ai nói chuyện, trẻ cũng há mồm, chân tay khua khoắng, miệng cười tươi và có thể “ tiếp chuyện” với người lớn khá lâu. Trẻ đã có sự tiến bộ vượt bậc trong giao tiếp với mẹ và những người thân chăm sóc trẻ. - Trẻ 5 – 6 tháng tuổi: Sự giao tiếp của trẻ với người lớn đã có tính chất chọn lọc. Đã nhận biết được người quen và người lạ, biết phân biệt thái độ đối với những người xung quanh, nhưng phản ứng này chưa được phân định rõ nét. Trẻ ở tháng tuổi này đã cười thành tiếng, đặc biệt trẻ thích nhìn vào mắt mẹ để cười hoặc ê a như nói chuyện với mẹ. Trẻ thích có người nói chuyện hoặc chơi với nó, nếu người lớn cù nách trẻ thì trẻ thích chí cười to. Nhu cầu này chứng tỏ những năm đầu của tuổi thơ, việc xây
- dựng mối quan hệ gắn bó thân thiết giữa người lớn và trẻ nhỏ hết sức quan trọng. - Trẻ 7 – 8 tháng tuổi: Tính chọn lọc trong giao tiếp với người lớn được thể hiện mạnh mẽ hơn ở trẻ. Trẻ có thể phân biệt sắc mặt và âm điệu của người lớn, có thể có những phản ứng khác nhau và thường trẻ thích sự chăm sóc của người thân quen hơn người lạ. Trẻ không tỏ ra vui mừng hoặc mỉm cười ngay khi có người lạ đến gần trò chuyện như trước nữa mà lại tỏ ra sợ hãi hoặc từ chối không muốn giao tiếp như cúi mặt xuống, rúc đầu vào ngực mẹ hoặc có thể khóc ầm lên….Đây là một mốc quan trọng trong quá trình phát triển cảm xúc của trẻ. Hiện tượng sợ hãi khi đứng trước với một người lạ khác với nỗi sợ hãi khi gặp một kinh nghiệm đau đớn. Chẳng hạn như khi đã bị tiêm thì sau này thấy ống tiêm bé sẽ sợ. Còn thấy một người lạ mà sợ hãi lại khác vì chưa bao giờ có một kinh nghiệm đau đớn gì, đây là so sánh giữa hình ảnh người lạ với hình ảnh quen thuộc của người mẹ bây giờ đã được ghi lại rõ nét, em bé bắt đàu biết quấn lấy mẹ. Vì người mẹ không phải là một đối tượng, một vật thể có những thuộc tính vật lí nhất định ( hình thù, màu sắc, âm thanh…) như những vật thể khác, mà là đối tượng của tình yêu. Spitz gọi sự xuất hiện này là mốc cao hơn trong quá trình phát triển. cùng lúc ấy sự thuần phục của hệ thần kinh chp phép có những cảm giác rõ rệt hơn, thực hiện được một số vận động, cũng như điều khiển tư thế trong vận động. Như vậy là đã xuất hiện ranh giới giữa bản thân và vật thể xung quanh, cũng tức là xuất hiện một bản ngã thô sơ ( cũng có thể gọi là cái tôi, tuy còn rất mờ nhạt). Trẻ ở độ tuổi này bắt đầu chú ý và biểu hiện vui thích khi được giao tiếp với bạn cùng tuổi. Chẳng hạn khi trẻ nhìn thấy trẻ khác thì cười hoặc nắm lấy tay bạn, sờ mặt bạn… - Trẻ 9 -10 tháng tuổi: Có thể phân biệt được thái độ của người lớn rõ rệt hơn. Ví dụ trẻ sẽ vui mừng và mỉm cười khi được người lớn khen nhưng trẻ sẽ khóc hoặc xị mặt nếu bị người lớn mắng. Trẻ ở lứa tuổi này đã có thể chơi chung với trẻ cùng tuổi được một lúc , đặc biệt trể thích chơi ú tim và trò chơi “ chi chi chành chành” với người lớn. Trẻ biết phân biệt giọng nói ôn tồn và thái độ nghiêm nghị của người lớn. Ở độ tuổi này trẻ có thể giao tiếp với người lớn bằng nét mặt tươi cười, bằng động tác tay hoặc vài từ ngữ đơn giản, thậm chí trẻ đã có thể thực hiện được một vài yêu cầu đơn giản của người lớn,ví dụ: “ cho mẹ măm măm bánh với nào”.
- - Trẻ 11 – 12 tháng tuổi: Đã biết thể hiện cảm xúc đơn giản với người khác, nhất là bạn cùng tuổi. Ví dụ như khi thấy bạn khóc, trẻ biểu lộ thái độ thông cảm bằng cách cho bạn mượn đồ chơi hoặc vẫy vẫy tay như muốn an ủi bạn đừng khóc nữa…Trẻ thích gần gũi người lớn, nhìn thấy người quen đã biết vẫy gọi, đôi khi cười rất to. Trẻ còn biết âu yếm người lớn như nếu người lớn bảo trẻ ôm cổ hay thơm một cái, trẻ thường làm ngay, thậm chí còn tự động làm với người thân quen xung quanh. Một sô trẻ lại thường hay xấu hổ khi thấy người lạ và do dự khi giao tiếp với họ. Trẻ rất thích được người lớn khen, nhưng khi bị chê hoặc mắng thì lại buồn và sợ. Trong giao tiếp, đã phát âm được một số từ như “ bố, mẹ, măm…”, trẻ có thể bắt chước được một số hành vi đơn giản như cầm nghịch khuấy vào bát bột rồi đưa lên miệng bôi nhoe nhoét, lấy khăn lau mồm sau khi ăn; khi muốn đi chơi cầm tay người lớn chỉ ra cửa và nói “ đi chơi, đi chơi…” Cứ như vậy giao tiếp giữa em bé với người xung quanh được nảy sinh và phát triển. Để cho trẻ cảm thấy dễ chịu, người lớn phải thường xuyên đáp ứng nhu cầu giao tiếp của trẻ. Nếu không nhận được sự khuyến khích của người lớn thì chúng trở nên thụ động và trong tương lai rất khó tiếp xúc với người khác. Điều đó sẽ gây trở ngại lớn cho sự hình thành nhân cách của trẻ sau này. C )Ý nghĩa của giao tiếp xúc cảm trực tiếp với người lớn đối với sự phát triển của trẻ trong năm đầu Nhu cầu của trẻ ngày càng tăng và càng trở nên đa dạng theo sự lớn lên của trẻ. Đứa trẻ vui sướng khi được người lớn ôm ấp, vỗ về, trò chuyện hoặc đưa đi chơi nơi này nơi khác. Đứa trẻ nhìn thấy nhiều khuôn mặt mới, nghe được nhiều giọng nói khác nhau, nhìn thấy nhiều sự vật hơn và nhìn thấy sự di chuyển của chúng. Những ấn tượng thính giác và xúc giác cơ bản cũng xuất phát từ người lớn. Sự giao tiếp tình cảm với người lớn ảnh hưởng mạnh mẽ tới tâm trạng tốt của đứa trẻ. Nếu đứa trẻ vòi khóc cho dù chưa biết là nguyên nhân gì thì sự xuất hiện của người lớn sẽ an ủi được tâm trạng của đứa trẻ, nó có thể ngừng khóc ngay. Cùng với sự giao tiếp trực tiếp với người lớn, dần dần ở trẻ xuất hiện nhu cầu sờ mó, cầm nắm các vật. từ đó nhu cầu giao tiếp xúc cảm trực tiếp sẽ nhường chỗ cho giao tiếp với người lớn thông qua hoạt động với đồ vật, tức là giao tiếp với người lớn để được tiếp xúc với đồ vật, đồ chơi. Thường thường trẻ muốn cầm nắm, sờ mó đồ vật mà người lớn đưa cho. Lúc này người lớn
- dần trở thành khâu trung gian giữa trẻ và đò vật. Sự giao tiếp này dần trở thành hoạt động phối hợp giữa người lớn và trẻ em như: cầm tay trẻ để dạy cách cầm cốc, dạy đánh trống….Với sự giao tiếp tương tự, người lớn dẫn dắt trẻ đến với thế giới đồ vật và hướng dẫn nó biết hành động với các đồ vật đơn giản như: cầm thìa, cốc, lắc con xúc xắc… Trong khi hoạt động phối hợp với trẻ, người lớn có thể giúp trẻ biết hành động một cách hợp lí với đồ vật. Nhiều khi gặp khó khăn, đứa trẻ muốn “cầu cứu” người lớn giúp nó giải quyết hành động với một đò vật nào đó mà nó không làm được như khều đồ chơi trên tủ hoặc mở nắp một chiếc hộp đựng đò chơi…Nhờ hoạt động phối hợp với người lớn, ở trẻ nảy sinh khả năng bắt chước hành động của người lớn. Khả năng này là điều kiện quan trọng để tiếp thu những điều dạy dỗ của người lớn, mở rộng vốn kinh nghiệm của trẻ. Khả năng bắt chước những hành động của người lớn được phát triển mạnh trong suốt thời hài nhi: Đến 7,8 tháng đứa trẻ biết chăm chú theo dõi các hành động của người lớn và bắt chước những hành động ấy. Nhưng thông thường trẻ không lặp lại ngay mà phải sau nột thời gian nào đó. Đến cuối tuổi hài nhi Sự giao tiếp tình cảm với người lớn ảnh hưởng mạnh mẽ tới tâm trạng tốt của trẻ . nếuđứa trẻ vòi khóc cho dù là chưa biết nguyên nhân gì thì sự xuất hiện của người lớn sẽ an ủi được tâm trạng của đúa trẻ, nó có thể ngừng khóc ngay Cùng vói sự giao tiếp trực tiếp của người lớn, dần dần ở trẻ xuất hiện nhu cầu rờ mó, cầm nắm các đồ vật. Từ đó nhu cầu giao tiếp cảm xúc trực tiếp sẽ nhường chỗ cho giao tiếp với người lớn thông qua hoạt động với đồ vật , tức là giao tiếp với người lớn để được tiếp xúc với đồ vật ,đồ chơi , thường thường trẻ muốn cầm nắm , sờ mó đồ vật mà người lớn đưa cho , lúc này người lớn trở thành khâu trung gian giữa trẻ và đồ vật .Sự giao tiếp này dần trở thành hoạt động phối hợp giữa người lớn và trẻ em như :cầm tay trẻ để dạy cách cầm cốc ,dạy đánh trống … Vói sự giao tiếp tương tự, người lớn dẫn dắt trẻ đến với thế giới đồ vật và hướng dẫn nó biết hành động với các đồ vật đơn giản: cầm thìa, cốc , lắc con xúc xắc , Trong khi hoạt động phối hợp với trẻ , người lớn có thể giúp trẻ biết hành động một cách hợp lí với đồ vật . Nhiều khi gặp khó khăn , đứa trẻ muốn “cầu cứu”người lớn giúp nó giải quyết hành động với một đồ vật nào đó mà nó không làm được như khều đồ chơi trên tủ hoặc mở nắp một chiếc hộp đồ chơi
- …. Nhờ hoạt động phối hợp với người lớn , ở trẻ nảy sinh khả năng bắt chước hành động của người lớn, khả năng này là điều kiện quan trọng để tiếp thu những điều dạy của người lớn , mở rộng vốn kinh nghiệm của trẻ , khả năng bắt chước những hành động của người lớn được phát triển mạnh trong suốt thời kì hài nhi, đến 7đen 8 tháng đứa trẻ biết chăm chú theo dọi các hành động của người lớn và bắt chước những hành dộng ấy , nhưng thông thường trẻ không lặp lại ngay mà phải sau một thời gian nào đó đến cuối tuổi hài nhi thì sự bắt chước tăng lên rõ rệt , trẻ chải tóc giống mẹ ,đọc sách giống bố , lau bàn giống chị , rõ ràng hành động của những người xung quanh dã ảnh hưởng rất lớn đến sự hình thành nhũng phẩm chất tâm lí của trẻ . Việc bắt chước một người lớn nào đó (thuờnglà người lớn trong nhà ) khiến cho thái độ của trẻ đối với sự vật và với những người xung quanh gần như lệ thuộc vào thái độ của người đó , người đó yêu thích cái gì thì trẻ cũng yêu thích cái này , như vậy là quan hệ của trẻ đối với hiện thục của trẻ ngay từ đầu là quan hệ xã hội Trong quá trình giao tiếp , người lớn luôn luôn hướng dẫn uốn nắn hành vi của trẻ , nụ cười tỏ vẻ bằng lòng hoặc vẻ mặt cau có tỏ vẻ không đồng ý của người lớn khiến đứa trẻ có thể nhận ra hành vi của mình đúng hay không đúng. Bằng con đường đó đứa trẻ dần dần hình thành được những thói quen tốt và học được cách ứng xử đúng đắn Trong năm đầu này , sự giao tiếp với người thân và việc tìm hiểu các sự vật mới mẻ gây cho đứa trẻ những sự thế tình cảm tích cực có ỹ nghĩa trong yếu đối bước phát triển chung của đúa trẻ , nhờ vậy mà đứa trẻ có được tâm trạng yên vui, và đó là điều kiện quan trọng để đảm bảo sức khỏe về thể chất, đồng thời tâm trạng đó cũng nâng cao được tính tích cực về vận động và nhận thức tạo điều kiện để nắm được một cách có hiệu quả các kỷ xảo và kỷ năng khác nhau Rõ ràng trong suốt thời kì hài nhi nếu không có sự tiếp xúc với người lớn thì sự phát triển tâm lí của trẻ sẽ không thực hiện được giao tiếp với người lớn được coi là điều kiện kiên quyết để trẻ hình thành tâm lí người. d )Hình thành những tiền đề của sự lĩnh hội ngôn ngữ Toàn bộ sự phát triển của trẻ sơ sinh đều diễn ra dưới ảnh hưởng trực tiếp của người lớn. Người lớn chẳng những đảm bảo việc chăm sóc về thể chất cho đứa trẻ, mà con tổ chức hoạt động của trẻ; giúp trẻ tìm hiểu môi trường xung quanh; dạy trẻ ngòi, đứng, đi; dạy trẻ biết dùng tay cầm nắm các đồ vật…Trong quá trình tác động qua lại với người lớn, trẻ nảy ra nhu cầu nói
- năng và đồng thời bắt đầu học nói và hiểu tiếng nói của những người xung quanh. Mặc dầu trong năm đầu trẻ chưa biết nói, song nó trải qua nhiều giai đoạn chuẩn bị cho việc phát triển ngôn ngữ. Ngay khi đứa bé mới ra đời cũng đã thể hiện trạng thái tình cảm bằng tiếng kêu. Sau 2 tháng, một đứa trẻ bình thường đã có thể phát ra những âm thanh nhỏ “ gừ gừ”. Nhưng âm thanh trở nên mạnh hơn khi được người lớn cúi xuống “ trò chuyện” trong khi giao tiếp với người lớn, đứa trẻ thường thích thú chăm chú lắng nghe lời người lớn nói với mình và có thể bắt chước những âm thanh mà người lớn thường hay hát ru hay nựng trẻ như “ ô, a”.. Nhưng cuộc “ chuyện trò” của người lớn nói với trẻ hài nhi nhìn bề ngoài tưởng chừng như vô nghĩa nhưng thực ra nó đã khêu gợi đứa trẻ trạng thái cảm xúc tích cực, sự thích thú được giao tiếp với người lớn bắt đàu có những phản ứng lại với sắc thái tình cảm khác nhau trong lời nói của người lớn trẻ thường nhoẻn miệng cười khi nghe những âm thanh vui vẻ âu yếm hoặc quen thuộc và thường mếu máo hoặc khóc khi nghe những âm thanh dữ tợn như quát tháo. Đến cuối tuổi hài nhi, trẻ lại càng thích giao tiếp với người lớn hơn bằng cách bập bẹ của mình. Nếu được người lớn khuyến khích hoặc đáp ứng thì trẻ thể hiện sự thích thú của mình bằng cách phát ra nhiều âm bập bẹ hơn. Những âm bập bẹ này có ý nghĩa vô cùng to lớn đối với sự phát triển ngôn ngữ sau này. Trong tiếng bập bẹ, trẻ học cách sử dụng môi, lưỡi và hơi thở cho việc chuẩn bị học nói. Như vậy, có thể nói những tháng đàu tiên này người mẹ cho dù vất vả, bận rộn vì phải chăm sóc bé nhưng vẫn nên dành nhiều thời gian để trò chuyện, nựng, hát và ru bé. Hãy nhiệt tình đáp lại những âm thanh gừ gừ của bé, nụ cười của bé. Người mẹ đã có thể đọc truyện cho bé nghe, gọi tên những đồ vật thân quen khi mang đến cho trẻ. Bằng cách lắng nghe mẹ, trẻ sẽ hiểu được tầm quan trọng của tiếng nói trước khi trẻ có thể hiểu và lặp lại từng từ. Hãy tận dụng chính cách nói chuyện của trẻ để giao tiếp trẻ. Khi trẻ phát ra những âm thanh và thể hiện muốn nói chuyện thì người mẹ có thể bắt chước những âm mà trẻ phát ra, đừng lơ đãng hoặc quay đi khi trẻ đang muốn nói chuyện. Trẻ ở độ tuổi này thường phản ứng tốt nhất với giọng nữ vì nó gắn liền với sự yên ấm và thức ăn. Đó là lí do vì sao hầu hết người lớn khi trò chuyện với trẻ đều cao giọng hơn và biến đổi tiếng nói của mình. Việc nói
- chuyện theo cách của trẻ, sự kết hợp từ ngữ người lớn với âm điệu trẻ con không ngăn cản quá trình phát triển ngôn ngữ của trẻ sau này mà ngược lại còn đặt nền móng cho vốn từ ngữ đầu tiên của trẻ. Sự thông hiểu lời nói của trẻ xuất hiện trên cơ sở của sự phối hợp hoạt động tri giác nhìn và nghe. Những câu hỏi của người lớn như : “mẹ đâu?”, “bố đâu?”, “con đâu?” … gây ra ở trẻ phản ứng định hướng kích thích đưa trẻ tìm kiếm, lúc đầu người lớn cần chỉ ra đối tượng cho trẻ nhìn thấy sau đó cần lặp đi lặp lại quá trình đó, kết quả là hình thành mối liên hệ giữa các âm thanh trong câu hỏi và đối tượng mà người lớn chỉ cho chúng cuối tuổi hài nhi trẻ bắt đầu hiểu được một số từ lúc này trẻ có thể quay đầu về phía mà người lớn gọi tên, chỉ ra đúng đối tượng mà người lớn hỏi hoặc là làm những động tác mà người lớn bảo làm, đó là hình thức đầu tiên của sự thông hiểu ngôn ngữ những điều quan trọng đối với trẻ không phải là việc tìm kiếm đúng đối tượng hoặc làm theo đúng yêu cầu của người lớn, mà quan trọng là trẻ làm cốt là để giao tiếp với người lớn, vì cứ mỗi lần được người lớn khích lệ là đứa trẻ hêt sức vui mừng nhu cầu giao tiếp của trẻ được thỏa mãn. Như vậy trong quá trình tiếp xúc với người lớn sự thông hiểu ngôn ngữ của trẻ dần dần mang tính tích cực hơn và trở thành một trong những phương tiện quan trọng để mở rộng khả năng giao tiếp của trẻ với những người xung quanh. 1.2 Phát triển giao tiếp cho trẻ Cần thường xuyên ôm ấp vỗ về khi chăm sóc trẻ bằng phương tiện phi ngôn ngữ mang tính biểu cảm, kịp thời đáp ứng nhu cầu cầu bế nụng của trẻ khi trẻ khóc, không nên để mặc cho trẻ khóc, bé ẵm cho trẻ làm cho thần kinh hoạt động và phát triển ở một số bộ phận tốt hơn như hệ thần kinh ở một số bộ phận như hệ thần kinh ở não, mắt và tai. Ngoài ra bế ẵm trẻ cũng là một trong những biện pháp làm cho trẻ từ chỗ bực bội trở nên vui vẻ hơn thường xuyên dạy trẻ nghe người khác nói và nói cho người khác nghe bằng những âm bập bẹ như ma – ma, cha – cha, gừ - gừ… tận dụng mọi thời gian trong ngày để trò chuyện với trẻ (khi cho trẻ ăn; khi thay tã; khi tắm; khi thay quần áo; khi chơi…). Trẻ tuy không hiểu hết được những nội dung lời nói của mẹ nhưng nó nhận biết giọng nói của mẹ và biết được là mẹ đang nói chuyện với mình - Năng trò chuyện với trẻ bằng ngôn ngữ chú trọng ngữ điệu kết hợp với phi ngôn ngữ mang tính biểu cảm (ánh mắt dịu dàng, nét mặt vui vẻ, âu yếm cử chỉ nhẹ nhàng) để truyền cho trẻ những sắc thái xúc cảm mang tính
- người ( buồn , vui, yêu thương, giận hờn…). Khi nói chuyện với trẻ, người lớn phải khéo léo làm cho trẻ vui tươi, hớn hở tích cực “bắt chuyện”. - Cho trẻ năn tiếp xúc với người lạ để mở rộng giao tiếp dần dần (đưa bé ra ngoài sân chơi hoặc sang nhà hàng xóm…). - Nếu nhà có trẻ lớn (anh hoặc chị) thì tạo nên điều kiện cho trẻ lớn chơi và trò chuyện với em. - Giao tiếp với trẻ bằng hành động cùng với đồ vật (cùng sử dụng những đồ chơi đơn giản như : đánh trống, rung lục lạc…) - Hát ru, hát những khúc ca giàu giai điệu và tiết tấu để khơi dậy ở trẻ tình cảm gần gũi thương yêu đối với con người. - Dành thời gian chơi với trẻ, tạo cho trẻ cảm giác tươi vui hớn hở, chẳng hạn chơi trò ú òa, hoặc vừa cầm tay trẻ vừa chơi trò chi chi chành chành từ 6 – 9 tháng tuổi trẻ bắt đầu hiểu lời nói qua các ngữ điệu khác nhau, qua nét mặt và cử chi của người lớn nên có thể cho trẻ làm quen với một số từ và ngữ điệu để trẻ hiểu dần dần thái độ của mẹ hoặc người lớn khen hoặc không đồng tình với các hành động của trẻ (“con của mẹ giỏi quá” hoặc “không được khóc nhè”…). Quá trình nghe người lớn nói kết hợp với ngữ điệu, điệu bộ sẽ giúp trẻ dần dần nghe và hiểu được một số lời nới đơn giản của người lớn. - Tập cho trẻ có thói quen biểu lộ cảm xúc (yêu, giận hờn, sợ…) đúng đối tượng, hoàn cảnh gây ra kích thích qua điệu bộ, biểu cảm mẫu mực của mẹ và những người, những biểu hiện cảm xúc không phù hợp của trẻ với đối tượng, hoàn cảnh gây ra kích thích. - Đối với trẻ gần 1 tuổi, người lớn có thể dùng các câu hỏi ngắn trong các cuộc trò chuyện với trẻ nhằm giới thiệu để trẻ làm quen với các đồ vật xung quanh qua câu hỏi “đâu?” (cái thìa đâu?, cái cốc đâu?, con gà đâu?, quả bóng đâu?...” ). - Khích lệ trẻ chơi ngoan cùng bạn,, biết chia sẻ và nhường nhịn. Trong quá trình giúp bé giao tiếp, chơi cùng bạn, cha mẹ cần có sự cổ vũ hợp tác, nhường nhịn lẫn nhau giữa các bé, đây cũng là cách tập cho bé nâng cao kĩ năng giao tiếp. Tuy từ 0 – 1 tuổi trẻ chưa hiểu được khái niệm hợp tác nhưng trong quá trình chơi chung với bạn, người lớn có thể giúp bé ý thức nhường nhịn, chia sẻ, cho bạn mượn đồ chơi, không tranh giành với bạn. Khi thấy trẻ mang đồ chơi cho bạn, người lớn cần gật đầu tán thưởng nói “ con mang đồ chơi ra cho bạn cùng chơi đấy à? Con ngoan quá!”. Thông qua những lòi nói
- và thái độ khích lệ này, trẻ sẽ mạnh dạn tin vào hành vi chia sẻ hay nhường nhịn của trẻ là đúng. - Dạy trẻ cử chỉ lễ phép, lịch sự bằng các động tác bản thân. Dù bé còn nhỏ, nhưng cần dạy bé những cử chỉ, lễ phép như: vòng tay để nói lời “cảm ơn” hay lời chào “tạm biệt” … do vậy cha mẹ nhân hoàn cảnh cụ thể trong sinh hoạt hàng ngày, hướng dẫn trẻ bày tỏ thái độ. - Tạo ra tấm gương học tập tốt cho trẻ: Tấm gương của cha mẹ và cô giáo có tác dụng rất lớn đối với trẻ. Mỗi lời nói, hành động của cha mẹ đều ảnh hưởng đến hành vi của đứa trẻ. Trong quá trình giao tiếp với người khác, cha mẹ cần thể hiện thái độ lịch sự như chào hỏi hàng xóm tươi cười thân thiện, nhiệt tình, sử dụng từ ngữ văn minh, lịch sự. Do trẻ bắt chước rất nhanh nên chúng thường quan sát và bắt chước người lớn, nhất là trong ngôn ngữ, cử chỉ của cha mẹ, vì thế mà cha mẹ phải là một tấm gương tốt và mẫu mực để cho trẻ noi theo. Tóm lại là cần phải thường xuyên tổ chức tốt giao tiếp xúc cảm trực tiếp với trẻ, chủ yếu là ở gia đình, rồi mở rộng ra là nhóm trẻ với người ngoài II. PHÁT TRIỂN GIAO TIẾP CHO TRẺ TỪ 12 THÁNG ĐẾN 24 THÁNG 1. Đặc điểm phát triển giao tiếp của trẻ từ 12 tháng đến 24 tháng 1.1. Ý nghĩa của việc đi theo tư thế thẳng đứng trong quá trình giao tiếp của trẻ Đi theo tư thế thẳng đứng là một bước tiến cơ bản nhằm làm cho trẻ độc lập về mặt sinh học, đồng thời là một bước quan trọng trong việc xã hội hóa đứa trẻ (trở thành người). Nhờ biết đi, trẻ bước vào một thời kì mới – thời kì giao tiếp tự do và độc lập hơn với thế giới bên ngoài. Từ đây, đứa trẻ tồn tại với tư cách là một con người thực sự, có tính độc lập trong việc giao tiếp với những người xung quanh. Trẻ bắt đầu mày mò, khám phá tìm hiểu sự vật, thiên nhiên xung quanh mà trước đây chúng không tiếp cận được. Mọi thứ đối với trẻ đều lạ lẫm, hấp dẫn trước vốn sống còn ít ỏi của mình. Chính vì vậy mà nhu cầu nắm ngôn ngữ để giao tiếp với người lớn ngày càng cấp bách hơn. Cũng nhờ sự thông hiểu ngôn ngữ của trẻ ở độ tuổi này kết hợp với sự đi lại vững vàng trên đôi chân mà trẻ có thể thực hiện một số yêu cầu của người lớn như: “con lấy cho mẹ cái khăn! Con đưa cho bố cái cốc! con hãy cất ô tô vào hộp!...”
- Quan hệ của trẻ với người lớn và thế giới xung quanh ngày càng được mở rộng. Trước đây khi chưa biết đi trẻ chỉ giao tiếp chủ yếu với những người thân trong gia đình, nay trẻ có thể bước ra khỏi ngưỡng của chật chội của gia đình để ra ngoài sân, ngoài đường. Ở đây trẻ gặp nhiều người qua lại hơn, trẻ đã biết chơi với các bạn nhỏ, các anh chị hàng xóm , trẻ nhìn thấy người lớn làm việc và quan hệ giao tiếp với nhau và cũng muốn “ tham gia” vào những công việc và những mối quan hệ xã hội ấy. Trẻ nhìn thấy ô tô chạy ngoài đường , thấy đàn gà mổ thóc ngoài sân … rất nhiều thứ hấp dẫn và lôi cuốn trẻ. Ở trẻ nảy sinh nhu cầu được xem xét , sờ mó và giải thích như : “cái gì đây ?” , “quả gì đây ?”… Sự ngạc nhiên đầu tiên đối với những hiện tượng thiên nhiên và xã hội gần gũi là nguyên nhân của những câu hỏi đầu tiên loại ấy. Tính ham hiểu biết này không những làm phong phú vốn kinh nghiệm riêng của trẻ mà còn làm phát triển nhu cầu giao tiếp và kích thích khả năng giao tiếp bằng ngôn ngữ ở trẻ 1.2.Biểu hiện hoạt động giao tiếp của trẻ dưới ảnh hưởng của hoạt động với đồ vật. Bước sang năm thứ hai của cuộc đời . Trẻ em không còn là một thực thể bất lực nữa . nhờ hoạt động tích cực với thế giới đồ vật và khả năng đi lại theo tư thế thẳng đứng trong không gian mà đời sống tâm lí của trẻ có một bước phát triển quan trọng. Trẻ bắt đầu tìm tòi , mày mò khám phá thế giới xung quanh giúp cho trí tuệ phát triển nhanh và mạnh. Do đó, đặc trưng lớn nhất của độ tuổi này là giao tiếp với người lớn qua đồ vật làm trung gian. Trẻ - đồ chơi - người lớn. Đồ chơi chính là khâu trung gian trong quá trình giao tiếp giữa người lớn và trẻ lại có cơ hội giao tiếp với nhau. Tên gọi của đồ vật, các thuộc tính của đồ vật được người lớn gợi mở cho trẻ, và qua hoạt động của đồ vật , trẻ ngày càng có nhiều biểu tượng về thế giới xung quanh hơn . Hoạt động chủ đạo của trẻ trong độ tuổi này là hành động với đồ vật dưới sự hướng dẫn của người lớn. Trong quá trình giao tiếp, người lớn giúp trẻ: - Gọi tên đồ vật, đồ chơi, đồ dùng hàng ngày. - Giúp trẻ hình thành một số biểu tượng về đồ vật xung quanh, cách thao tác với một số đồ vật như cầm ca uống nước, cầm thìa xúc cơm đưa vào mồm, cầm bàn chải đánh răng… - Hướng dẫn và làm mẫu cho trẻ về trật tự các thao tác một hoạt động …
- - Hướng dẫn trẻ biết một số tác dụng và tính năng của đồ vật, đồ chơi như cho lồng các vòng tròn vào cọc, vặn dây cót cho xe ô tô chạy … Ở độ tuổi này, trẻ đã biết phân biệt người quen và người lạ trẻ ít khóc hơn. Trong ứng xử với mọi người, trẻ đã biểu lộ ý muốn của riêng mình, đôi khi phải bằng hình thức dỗ dành trẻ mới làm theo. Ví dụ: như bảo cháu khoanh tay “chào bác ạ”, cháu nhất định không làm theo, nhưng nếu cho đồ chơi mà cháu thích thì cháu mới nghe lời. Vì thế không chỉ cần thiết hình thành thói quen tốt cho trẻ mà còn lưu ý hình thành mặt nội dung đạo đức bên trong của hành vi. Trẻ đã thể hiện được ý muốn của mình qua một số phản ứng hành vi giao tiếp, hiểu được lời khen hoặc chê của người lớn và có những phản ứng phù hợp. Đặc biệt ngôn ngữ nói phát triển vào cuối năm thứ hai, trẻ đã có thể nói được câu từ hai đến ba từ. 2. Phát triển giao tiếp cho trẻ từ 12 tháng đến 24 tháng - Hướng dẫn trẻ hoạt động với đồ vật bằng ngôn ngữ, bớt đi tình trạng “chỉ đạo câm”. Tích cực phát triển ngôn ngữ cho trẻ về cả hai phương diện: dạy trẻ nghe, hiểu ngôn ngữ của người khác và dạy trẻ nói rõ cho người khác ngh mình nói. Dạy trẻ biết thực hiện một số yêu cầu theo lời nói của người lớn. - Cho trẻ tập nói thường xuyên (như dạy trẻ bắt chước người lớn phát âm, bắt chước tiếng kêu của các con vật: mèo kêu meo meo, chó sủa gâu gâu…; dạy trẻ bộc lộ yêu cầu của mình bằng các từ). khi dạy trẻ nói , người lớn có thể sử dụng một số câu hỏi đơn giản để trẻ tập trả lời, đọc thơ, ca dao, đồng giao cho trẻ nghe. Khuyến khích trẻ cố gắng diễn đạt mong muốn của mình bằng từ cho rõ ràng, sau đó mới đáp ứng yêu cầu của trẻ. - Thường xuyên giao tiếp với trẻ bằng ngôn ngữ nói, kèm theo cử chỉ, hành vi, sắc thái biểu cảm để củng cố nội dung lời nói. Giao tiếp với trẻ, người lớn cần phát âm đúng, rõ ràng và đưa ra nhiều mẫu câu gắn với tình huống cho trẻ bắt chước. Chú ý uốn nắn và sửa ngay cho trẻ khi nói sai từ, nói ngọng, mất dấu, nói lắp … - Tiếp tục ôm ấp vỗ về trẻ trong giao tiếp bằng phương tiện phi ngôn ngữ mang tính biểu cảm kết hợp với phương tiện ngôn ngữ thể hiện nhiều săc thái cảm xúc.
- - Giúp trẻ nhận thức bản thân (ý thức về cơ thể, suy nghĩ, phân biệt mình với người khác, biến hành vi giao tiếp từ chỗ vô ý thức trở thành có ý thức …) Thông qua trò chuyện, hỏi han: yêu cầu trẻ gọi tên các bộ phận trên cơ thể hoặc tên các đồ chơi. Chẳng hạn người lớn có thể cho trẻ soi gương và hỏi xem trong gương trẻ nhìn thấy những ai (bé, cha, mẹ…) chỉ vào một số bộ phận trên gương mặt trẻ và hỏi: “đây là cái gì của con nào?” hoặc chỉ vào mắt của trẻ và nói “mắt này của ai?”… Đối với trẻ ấu nhi, người lớn có thể cho trẻ xem album ảnh hoặc băng hình và cho trẻ tự nhận ra mình lúc còn nhỏ, đây cũng là cách rất tốt để trẻ nhận biết về bản thân và quá trình lớn lên của mình. Có thể cho trẻ tự giới thiệu mình trước người trong gia đình, hàng xóm hoặc bạn bè thân. Hướng dẫn trẻ biết tự giới thiệu một cách có hệ thống (tên, họ, tên đệm, tuổi, thích chơi trò gì, thích ăn món gì?...). - Tạo cho trẻ môi trường giao tiếp rộng hơn, không những đối với người lớn mà cả đối với trẻ em cùng lứa; không những đối với người thân quen mà cả đối với người lạ, giúp trẻ mạnh dạn trong giao tiếp. - Để phát triển xúc cảm ở trẻ, người lớn cần động viên , khen ngợi khi chúng thực hiện tốt những yêu cầu của người lớn. Khen bằng cách xoa đầu, thơm má, cử chỉ âu yếm, ánh mắt trìu mến… Ngược lại, nếu trẻ không thực hiện tốt yêu cầu của người lớn thì phải chê, tỏ thái độ nghiêm khắc để trẻ sửa (qua ánh mắt. cử chỉ…), tránh quát mắng, đánh trẻ làm chúng sợ hãi. III. PHÁT TRIỂN GIAO TIẾP CHO TRẺ TỪ 24 THÁNG ĐẾN 36 THÁNG 1. Đặc điểm phát triển giao tiếp của trẻ từ 24 tháng đến 36 tháng 1.1. Nhu cầu giao tiếp Việc nắm vững hoạt động với đồ vật và việc giao tiếp với người lớn tạo ra sự biến đổi đáng kể trong các hình thức giao tiếp giữa trẻ với người lớn. Hứng thú ngày càng tăng của trẻ đối với hoạt động với đồ vật càng kích thích trẻ hướng tới, mở rộng giao tiếp với họ để mong được họ giúp đỡ trong việc nắm vững cách thức sử dụng đồ vật xung quang. Đó chính là yếu tố làm nảy sinh ở trẻ nhu cầu giao tiếp với người lớn bằng ngôn ngữ. Nếu trong tuổi hài nhi, người lớn có thể dễ dàng áp đặt cho trẻ chế độ sinh hoạt hàng ngày (ăn, ngủ, tắm, chơi …), thì sang tuổi ấu nhi đã có lúc trẻ
- không ngoan ngoãn phục tùng người lớn, có nghĩa là người lớn không còn hoàn toàn chỉ huy được hành vi của chúng nữa. Đó là do trẻ đã xuất hiện một thế giới nội tâm riêng. Thế giới nội tâm này quy định thái độ riêng của đứa trẻ khi tiếp nhận tác động bên ngoài, kể cả tác động giáo dục của người lớn. Nó tiếp nhận tác động đó như thế nào là tùy theo các tác động đó đáp ứng đến chừng mực nào các nhu cầu và hứng thú đã hình thành ở trẻ từ trước đó. Khi bước vào tuổi ấu nhi, trẻ chưa tách rời được những tình cảm và ý muốn của mình khỏi những hoàn cảnh bên ngoài, còn ở tình trạng chưa xác định được bản thân mình. Hành động và vận động của trẻ thường xuyên biến đổi vì thế giới nội tâm còn chưa ổn định, chúng chưa hiểu được rằng qua các hoàn cảnh khác nhau và làm những việc khác nhau thì một người trước sau vẫn là người đó. Trẻ bắt chước thái độ đối với bản thân mình từ thái độ của người khác. Sự đồng nhất mình với người khác như vật là thường bộc lộ ra lời nói của trẻ, đặc biệt là trong cách xưng hô. Trẻ tự xưng tên của mình như là người khác gọi trẻ cũng đã biết xưng hô là con,, cháu, em với cha mẹ, ông bà, anh chị, nhưng khi xưng hô trẻ vẫn coi mình như ở ngôi thứ ba. Gần cuối tuổi ấu nhi trẻ mới nhận ra cái “tốt” của mình và do đó khi xưng hô trẻ mới nhận biết được mình là ngôi thứ nhất. Trong sự hình thành nhân cách, tên gọi có môt tầm quan trọng không thể coi nhẹ. Mọi sự giao tiếp với trẻ đều bắt đầu bằng tên gọi. Tên gọi được nhắc đến khi khuyến khích, yêu cầu cũng như khi ngăn ngừa trẻ làm một việc gì. Nhưng chỉ vào tuổi lên ba trẻ mới nhận ra tên của mình gắn liền với bản thân mình. Ý thức về bản thân la nguồn gốc làm nảy sinh những ý muốn và hành động phân biệt mình với người khác, do ảnh hưởng của những hoạt động ngày càng mang tính độc lập nhiều hơn của chúng. Lúc này trẻ đã có khả năng tự mình thực hiện những hành động với đồ vật mà không cần sự giúp đỡ của người lớn, đã có một số thói quen tự phục vụ trong những trường hợp đơn giản. kết quả là trẻ bắt đầu hiểu được rằng chính bản thân mình đã làm được việc này hay việc nọ, ý thức này bộc lộ ở trẻ bắt đầu nói đến mình không phải theo ngôi thứ ba mà theo ngôi thứ nhất: “con thich ăn kẹo”, “mẹ mua cho con ô tô này”, “bố sửa máy bay cho con”… Từ tình trạng hòa nhập mình vào những người khác, trẻ chuyển sang tự khẳng định mình trong thế giới xung quanh. Trên thực tế trẻ đã làm được nhiều điều. nó đã có thể từ nơi này sang nơi khác, nắm được khá nhiều
- phương thức sử dụng đồ vật tự thỏa mãn được nhiều nhu cầu trong sinh hoạt hàng ngày và chủ động giao tiếp với người lớn và bạn bè bằng ngôn ngữ. Ở độ tuổi này trẻ rất thích được người lớn khen ngợi và trẻ thường cố gắng hết sức để đạt được điều đó nhờ đó mà chúng có thể bỏ được tính xấu và học được tính tốt. tuy nhiên khả năng tự điều chỉnh hành vi của trẻ còn rất hạn chế. Trẻ còn rất khó khăn khi phải kiềm chế ước muốn của mình và càng khó khăn hơn khi làm một việc mà trẻ không thích thú. Nếu người lớn yêu cầu thì trẻ thường làm cho qua chuyện hoặc không đến nơi đến chốn. Ví dụ: khi bảo phải cất dọn đồ chơi vào hộp sau khi chơi xong, thì trẻ tiếp tục chơi hoặc chỉ cho vài thứ vào hộp rồi bỏ đi. Trong những trường hợp như vậy người lớn cần hết sức kiên trì, nhắc đi nhắc lại nhiều lần để trẻ làm xong phần việc được giao. Đứa trẻ được người lớn quan tâm, gần gũi , giáo dục tốt luôn luôn có nguyện vọng muốn trở thành bé ngoan để được người lớn khen. Nhu cầu đó dẫn đến sự phát triển tinh thần tự trọng và có tác dụng làm cho hành vi của trẻ trở nên tốt đẹp. Từ nhu cầu giao tiếp với người lớn thông qua đồ vật , trẻ bắt đầu mở rộng đối tượng giao tiếp – bè bạn cùng tuổi . thông thường giao tiếp với bạn bè cùng tuổi diễn ra khi trẻ đến nhà trẻ. Nhu cầu giao tiếp với bạn xuất hiện nhưng còn mong manh, chưa bền vững . 1.2.khủng hoảng tuổi lên 3 ảnh hưởng đến giao tiếp của trẻ Khủng hoảng tuổi lên 3 là hiện tượng tâm lí đặc trưng xuất hiện ở trẻ trong khoảng từ 30 -36 tháng tuổi. có rất nhiều bà mẹ băn khoăn , lo lắng , trước sự thay đổi khác thường trong tính nết của con mình ở tuổi lên ba. Mới đây thôi nó ngoan ngoãn là thế , mà sao bây giờ lài đâm ra giở chứng nói không nghe lời , hay làm ngược lại với người lớn , càng nói càng lại càng ương bướng hơn Đây là một hiện tượng khá phổ biến chứ không phải là cá biệt , vì đòi sống tâm lí của trẻ lên ba có nhiều diễn biến đặc biệt mà các bực cha mẹ và người lớn xung quanh cần quan tâm Tuổi lên ba đánh dấu sự trưởng thành trong ba năm đầu tiên của một đời người. Trẻ ở giai đoạn này đã học được cách sử dụng nhiều đồ vật (như sử dụng bát , thìa , cốc , bút chì …) biết tự phục vụ ( như xúc cơm , mặc quần áo , rữa mặt …) biết thiết lập quan hệ với người xung quanh , biết giao tiếp bằng ngôn ngữ; biết tuân theo một số quy tắc đạo đức sơ đẳng trong hành vi của mình (như biết chào hỏi, cảm ơn , xin lỗi,…) từ đó ở trẻ xuất hiện nhu cầu
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
NGUỒN GỐC, QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH
13 p | 6078 | 759
-
Giáo trình Phương pháp cho trẻ làm quen với môi trường xung quanh: Phần 2 - ĐH Huế
68 p | 880 | 117
-
Giáo trình Giao tiếp với trẻ em: Phần 1- Nguyễn Văn Lũy, Trần Thị Tuyết Hoa
31 p | 541 | 105
-
Giáo trình Giáo dục học trẻ em Tập 2: Phần 2 - Trịnh Dân, Đinh Văn Vang
66 p | 258 | 80
-
Giáo trình Giao tiếp với trẻ em: Phần 2 - Nguyễn Văn Lũy, Trần Thị Tuyết Hoa
82 p | 305 | 72
-
Một số vấn đề về lý luận và thực tiễn - Cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học: Phần 2
89 p | 487 | 69
-
Đại cương về giáo dục trẻ khiếm thính: Phần 2 - CN. Lê Thị Hằng
25 p | 276 | 48
-
Giáo trình Giao tiếp với trẻ em: Phần 1
60 p | 286 | 38
-
Bài giảng Đại cương về giáo dục trẻ chậm phát triển trí tuệ: Phần 2
27 p | 230 | 35
-
Thực trạng giáo dục hành vi giao tiếp có văn hóa cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi
8 p | 456 | 31
-
Cách ứng xử của trẻ vị thành niên đối với cha mẹ trong quá trình giao tiếp: phân tích từ một khảo sát thực địa
11 p | 124 | 9
-
Kỹ năng điều chỉnh cảm xúc âm tính trong giao tiếp với trẻ của giáo viên mầm non
8 p | 34 | 6
-
Cẩm nang chăm con: Bí quyết cho con ăn, chơi, ngủ theo phương pháp E.A.S.Y - Phần 1
179 p | 16 | 6
-
Phát triển ngôn ngữ - giao tiếp cho trẻ rối loạn phổ tự kỉ thông qua các hoạt động hàng ngày
6 p | 67 | 4
-
Sinh lý, tâm tư và tình cảm của con trẻ - Cẩm nang dành cho các bậc phụ huynh: Phần 2
254 p | 8 | 3
-
Một số biện pháp tăng cường trải nghiệm chữ viết tiếng Việt cho trẻ 5 - 6 tuổi ở trường mầm non
3 p | 10 | 2
-
Thực trạng phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ 5-6 tuổi thông qua hoạt động kể chuyện sáng tạo ở các trường mầm non thành phố Thái Nguyên
11 p | 10 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn