Giáo trình hình thành cơ chế phân tán rủi ro và hạn chế các tác động về kinh tế xã hội p5
lượt xem 5
download
Thế là từ trên xuống dưới kết thành những mảng trong nhận thức và hành động. Để đảm bảo an toàn và giữ được “ghế”, tránh được nguy cơ “đi chệch hướng XHCH”, thượng sách là không sắn tay vào công tác này. Làm thế nào để giải toả những vướng mắc về tư tưởng quan điểm và nhận thức trên đây? Trước hết, phải tạo sự thống nhất trong nhận thức về chủ trương cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước....
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Giáo trình hình thành cơ chế phân tán rủi ro và hạn chế các tác động về kinh tế xã hội p5
- một gay gắt. Tâm lý chung của các vị giám đốc doanh nghiệp nhà nước là “còn nước còn tát”, tát được ngày nào hay ngày đó. Còn về phía người lao động, họ sau khi cổ phần hoá có thể bị mất việc, hoặc quyền lợi không được đảm bảo, đặc biệt là vấn đề mua, mua chịu và được cấp cổ phiếu. Thế là từ trên xuống dưới kết thành những mảng trong nhận thức và hành động. Để đảm bảo an toàn và giữ được “ghế”, tránh được nguy cơ “đi chệch hướng XHCH”, thượng sách là không sắn tay vào công tác này. Làm thế nào để giải toả những vướng mắc về tư tưởng quan điểm và nhận thức trên đây? Trước hết, phải tạo sự thống nhất trong nhận thức về chủ trương cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước. Một là, cổ phần hoá một bộ phận doanh nghiệp nhà nước không dẫn đến nguy cơ chệch hướng XHCN và làm suy yếu kinh tế nhà nước, bởi lẽ: Trong cơ cấu kinh tế quốc dân, nhà nước vẫn nắm giữ các doanh nghiệp nhà nước thuộc các ngành then chốt, trọng yếu tạo nền tảng cho nền kinh tế quốc dân và sức mạnh của nhà nước XHCN. Xét trên phạm vi toàn bộ nền kinh tế quốc dân, tài sản nhà nước không bị suy giảm mà còn có khả năng tăng nhờ lợi tức cổ phần của nhà nước và sự đóng góp của các công ty cổ phần làm ăn có hiệu quả vào ngân sách nhà nước. Quá trình cổ phần hoá được tiến hành dưới sự lãnh đạo tập trung của Đảng và sự chỉ đạo chặt chẽ của nhà nước XHCN. Hai là, cổ phần hoá không làm ảnh hưởng đến quyền lợi và vị trí của mỗi người trong doanh nghiệp nếu họ thực sự có khả năng và có 41
- đóng góp tích cực vào hoạt động của doanh nghiệp. Đó là một trong những mục tiêu cổ phần hoá mà chúng ta thực hiện. Để có thể đưa những nhận thức đúng đắn trên đây đến tất cả các cơ quan lãnh đạo các ngành, các cấp, đến từng doanh nghiệp và đội ngũ cán bộ công nhân viên lao động làm việc trong doanh nghiệp, Nhà nước cần đẩy mạnh hơn nữa việc tuyên truyền rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng về chủ trương, mục tiêu, quan điểm cũng như lợi ích về sự cần thiết của cổ phần hoá trong quá trình chuyển đổi từ cơ chế kế hoạch hoá tập trung sang cơ chế thị trường. 3.1.2. Về môi trường pháp lý cho việc cổ phần hoá. Môi trường pháp lý của nhà nước bao gồm hệ thống các văn bản pháp luật trực tiếp và gián tiếp liên quan đến cổ phần hoá. Từ khi chủ trương cổ phần hoá các doanh nghiệp nhà nước được đề cập lần đầu tiên trong Nghị quyết định hội nghị lần 2 - Ban chấp hành trung ương Đảng khoá 7 (tháng 11/1991) cho đến nay đã có tổng cộng 27 văn bản pháp quy trực tiếp liên quan đến cổ phần hoá. Về số lượng, tuy các văn bản pháp lý trực tiếp chỉ đạo quá trình cổ phần hoá như vậy là khá nhiều, nhưng chưa có một văn bản pháp lý nào đủ tầm quyết sách để có thể tiến hành một quá trình cổ phần hoá trên diện rộng như luật, pháp lệnh. Đối với các văn bản gián tiếp liên quan đến cổ phần hoá thì còn thiếu mảng luật về chứng khoán, kinh doanh chứng khoán và thị trường chứng khoán. Về chất lượng, một số nội dung trong các văn bản hướng dẫn chưa rõ ràng, thiếu cụ thể, nhiều vấn đề chưa được khẳng định dứt khoát như: trách nhiệm của các Bộ, ngành, các địa phương trong việc chỉ đạo cổ phần hoá; thẩm quyền của đại diện chủ sở hữu với việc cổ phần hoá; cổ phần hoá là tự nguyện hay bắt buộc; việc bán 42
- cổ phần cho người nước ngoài có quy định nhưng chưa có văn bản hướng dẫn cụ thể. Để giải quyết những vấn đề tồn tại về chính sách pháp luật trên đây, các cơ quan nhà nước có thẩm quyền cần phải lắng nghe ý kiến từ phía các doanh nghiệp đã hoàn tất và đang hoàn tất cổ phần hoá và cả những doanh nghiệp chưa tiến hành cổ phần hoá để cụ thể hoá, chi tiết hoá những điểm còn “chung chung”, ban hành thêm những quy định còn thiếu. Đòi hỏi sự đồng bộ của hệ thống văn bản pháp quy ngay trong điều kiện hiện nay là điều không thực tế, song đã đến lúc chúng ta phải có ngay một bộ luật cổ phần hoá hoặc luật công ty cổ phần bởi vì chưa có luật, chưa có pháp lệnh thì chưa có căn cứ pháp lý để thực hiện, chưa có căn cứ để ban hành các văn bản pháp quy dưới luật, và như vậy việc thực hiện sẽ rất khó khăn. Bên cạnh đó, việc dự thảo và sớm ban hành luật về chứng khoán, kinh doanh chứng khoán và thị trường chứng khoán cũng sẽ góp phần đẩy nhanh tiến độ cổ phần hoá và việc hình thành thị trường vốn ở nước ta. 3.1.3. Hệ thống các cơ quan quản lý công tác cổ phần hoá. Về tổng thể, bộ mấy quản lý hành chính về cổ phần hoá tổ chức chỉ đạo chưa tập trung, thiếu tính nhất quán giữa trung ương và địa phương, giữa các bộ ngành. Ví dụ có những doanh nghiệp đã làm xong thủ tục nhưng chính quyền địa phương vẫn không cho phép hoạt động, gây khó khăn không ít cho doanh nghiệp cổ phần, tạo tâm lý chản nản trong các cổ đông vì trong vòng 2 năm đó vốn không được luân chuyển (như công ty chế biến hàng xuất khẩu Long An, công ty chế biến thức ăn gia súc VIFOCO...) Để giải quyết, nhà nước phải mở rộng quyền hạn cũng như trách nhiệm của ban chỉ đạo trung ương cổ phần hoá. Hoặc nhà nước có 43
- thể thành lập một Tổng cục chủ quản hoặc tương đương như vậy chuyên trách về cổ phần hoá để điều chỉnh quá trình cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước và hoạt động của công ty cổ phần. Cơ quan chuyên trách này sẽ chịu trách nhiệm theo dõi, chỉ đạo và có đủ thẩm quyền để giải quyết các vấn đề liên quan đến cổ phần hoá cũng như phối hợp hoạt động của các Bộ, ngành và các cơ quan hữu quan, đồng thời cũng phải quy định rõ quyền hạn và nhiệm vụ của các cấp cơ quan này, tránh sự “chồng chéo, lấn sâu” của nhau, tránh tình trạng cấp trên “bàn vào”, cấp dưới “bàn ra” như trong thời gian vừa qua, dẫn tới sự chán nản của các doanh nghiệp Nhà nước muốn cổ phần hoá. Một yêu cầu quan trọng nữa là phải tập trung về đây các cán bộ có năng lực chuyên môn, có trình độ, quy định rõ rằng về trách nhiệm của từng người. Tăng cường hơn nữa vai trò chủ đạo của trung ương. Chính phủ phải đẩy mạnh việc kiện toàn tổ chức bộ máy chỉ đạo cổ phần hoá từng trung ương đến địa phương theo hướng gọi nhẹ, thiết thực, đồng thời tăng cường sự kiểm tra, giám sát của Nhà nước trong quá trình cổ phần hoá để đảm bảo đúng chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước. 3.1.4. Chính sách đối với các doanh nghiệp cổ phần hoá. Cần quy định một số ưu đãi thiết thực đối với doanh nghiệp. Chẳng hạn cho phép tách số tài sản không còn giá trị sử dụng và có tài sản không phù hợp với yêu cầu sản xuất kinh doanh ra khỏi giá trị doanh nghiệp nhằm trợ giúp doanh nghiệp giảm bớt gánh nặng trong quá trình hoạt động. Những tài sản này sẽ được chuyển giao lại cho nhà nước để xử lý phù hợp với pháp luật hiện hành. Nếu doanh nghiệp có yêu cầu đầu tư chiều sâu, mở rộng sản xuất theo phương án được duyệt thì cho phép doanh nghiệp sử dụng một phần 44
- số tiền bán cổ phiếu ngoài phạm vi cổ phần giữ lại thuộc sở hữu nhà nước theo hình thức vay tín dụng của ngân sách. * Xoá bỏ sự phân biệt đối xử không hợp lý giữa doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp ngoài quốc doanh. Các DNNN rõ ràng là còn được hưởng ưu đãi của nhà nước nhiều hơn công ty cổ phần nói riêng và doanh nghiệp ngoài quốc doanh nói chung về XNK, về địa điểm, tín dụng, vay vốn ngân hàng. Để có thể thực sự xoá bỏ sự phân biệt đối xử không hợp lý giữa DNNN và doanh nghiệp ngoài quốc doanh, nhà nước cần phải từng bước xoá bỏ sự bao cấp dành cho các DNNN, cần có những quy định nhằm nâng cao vai trò của khu vực kinh tế tư nhân, khuyến khích các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh phát triển bằng những biện pháp cụ thể như: chính sách thuế, quyền XNK, vay vốn ngân hàng, tạo điều kiện cho khu vực này liên doanh với nước ngoài, qua đó tạo môi trường bình đẳng giữa các khu vực kinh tế, giữa đầu tư trong nước và đầu tư nước ngoài góp phần đẩy mạnh quá trình cổ phần hoá ở Việt Nam. * Phương pháp xác định giá trị doanh nghiệp cổ phần hoá. Theo thông tư số 50 TC/TCDN, gia trị doanh nghiệp cổ phần hoá được xác định bằng công thức: Giá trị doanh nghiệp Giá trị doanh nghiệp = sau khi kiểm kê + (-) giá trị lợi thế + chi phí tiến hành CPH đánh giá lại. 45
- Theo công thức nói trên, mọi tài sản doanh nghiệp đều được kiểm kê đánh giá lại theo giá hiện hành. Song theo số liệu điều tra thống kê, ở hầu hết các DNNN, trình độ máy móc, thiết bị công nghệ lạc hậu từ 2 - 3 thế hệ, thậm chí có doanh nghiệp lạc hậu từ 4 - 5 thế hệ. Mặt khác, thông tư 50TC/TCDN quy định “Toàn bộ tài sản cố định sau khi đã kiểm kê và được tính trên giá sổ sách doanh nghiệp căn cứ vào chất lượng còn lại và giá hiện hành của từng tài sản, giá trị tài sản vô hình để xác định lại giá trị tài sản thực còn”. Vấn đề ở đây là xác định giá hiện hành. Như chúng ta đều biết, tiêu chuẩn để đánh giá giá trị vật chất có nhiều nhưng tựu chung lại có thể sử dụng các tiêu chuẩn sau: giá trị mua vào, giá trị thanh lý, giá trị đổi mới, giá trị nhượng bán. Chính vì vậy, nhà nước nên quy định cụ thể “giá hiện hành” trong việc đánh giá lại giá trị tài sản. * Thủ tục cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước. Hiện nay, thủ tục hành chính để cổ phần hoá một doanh nghiệp nhà nước còn khá rườm rà, tốn kém. Một doanh nghiệp nhà nước trị giá 2 tỷ đồng chuyển sang công ty cổ phần mà hàng chục lượt đoàn cán bộ đến kiểm tra, kiểm toán, thẩm định kiểm toán... rồi sau đó mới trình bộ, ngành , UBND tỉnh thành phố, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt... biết bao cửa ải mà doanh nghiệp phải chịu đựng. Mỗi cửa ải kéo dài không biết bao nhiêu thời gian. Điều này có lẽ không phải do một cơ quan hay một cá nhân nào mà do mỗi khâu chậm một ít, do thiếu trách nhiệm, thiếu nhiệt tình và quan liêu. Việc loại bỏ những thủ tục rườm rà, xây dựng một quy trình cổ phần hoá DNNN gọn nhẹ, quản lý chặt chẽ và tránh được những chi phí do doanh nghiệp phải bỏ ra do làm ảnh hưởng tới túi tiền của ngân sách là vô cùng quan trọng. Bên cạnh đó việc phối hợp của các cơ quan chức năng, thống nhất quá trình chỉ đạo thực hiện từ TW tới các Bộ, 46
- ngành, địa phương, cơ sở sẽ góp phần tích cực đẩy nhanh tiến trình cổ phần hoá. 47
- KẾT LUẬN Trong quá trình đổi mới cơ chế kinh tế ở nước ta,yêu cầu đổi mới toàn diện khu vực kinh tế quốc doanh có vai trò quyết định và rất bức xúc. Cổ phần hoá là một trong những giải pháp quan trọng để thực sự khắc phục tình trạng kém hiệu quả của các DNNN, thu hút vốn, cải tiến quản lý nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh và hiệu quả của các doanh nghiệp trong nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần. Thực chất cổ phần hoá nhằm mục tiêu chuyển hình thức sở hữu nhà nước sang hình thức sở hữu tập thể, các cổ đông theo hướng đa dạng hoá xử lý, vừa đảm bảo yêu cầu đòi hỏi của một nền kinh tế nhiều thành phần, vừa đảm bảo doanh nghiệp nhà nước có thủ thực sự. Cổ phần hoá là một công việc hết sức mới mẻ và khó khăn. Bởi vậy một trong những nhiệm vụ quan trọng được đặt ra trong quá trình cổ phần hoá là phải tìm ra được những thành công và thất bại để tìm ra những kinh nghiệm cần thiết nhằm tiến tới xây dựng và hoàn thiện cơ chế cổ phần hoá phù hợp với đất nước. Những giải pháp, kiến nghị được nêu ra trong đề án sẽ phần nào tháo gỡ những vướng mắc còn tồn tại trong quá trình cổ phần hoá. Hy vọng rằng với quyết tâm cao của Đảng và nhà nước, niềm tin của nhân dân cùng với việc thực hiện đồng bộ những giải pháp và kiến nghị nêu trên, chương trình cổ phần hoá sẽ gặt hái được những thành công và góp phần quan trọng vào sự phát triển nhanh, mạnh bền vững của nền kinh tế đem lại sự phồn vinh cho đất nước. 48
- TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước - Cơ sở lý luận và kinh nghiệm thực tiễn, Nguyễn Ngọc Quang, NXB Khoa học xã hội. 2. Hỏi đáp về cổ phần hoá DNNN, Hoàng Công Thi, NXB Thống kê. 3. Kinh tế quốc doanh trong nền kinh tế thị trường, Đào Xuân Sâm, Ngô Quang Minh, NXB Khoa học xã hội. 4. Báo cáo tổng quát tình hình doanh nghiệp nhà nước, Bộ Tài chính tháng 12/1997. 5. Báo cáo về thực hiện cổ phần hoá DNNN, Bộ Tài chính tháng 12/1998. 49
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Đề án “Tình hình tỉ giá và giải pháp hoàn thiện chế độ quản lý tỉ giá ở Việt Nam"
27 p | 1101 | 452
-
TIỂU LUẬN CÔNG TY TNHH HAI THÀNH VIÊN TRỞ LÊN
16 p | 1860 | 312
-
Luận văn: Hiệu quả của việc sử dụng FDI tại Việt Nam trong 21 năm qua
40 p | 438 | 164
-
Luận văn tốt nghiệp: QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA NGÂN HÀNG TMCP QUÂN ĐỘI
21 p | 744 | 74
-
Đồ án tốt nghiệp: "Tổ chức công tác kế toán tổng hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở công ty xuất nhập khẩu thuỷ sản nam Hà Tĩnh".
93 p | 115 | 38
-
Luận án Tiến sĩ Tôn giáo học: Công giáo trong cộng đồng người Mông ở Lào Cai
219 p | 81 | 14
-
Luận án Tiến sĩ Lịch sử Việt Nam: Quá trình hình thành và phát triển hệ thống giao thông ở Nam Kỳ (1862 – 1945)
232 p | 57 | 12
-
Luận án Tiến sĩ Triết học: Triết lý giáo dục Mỹ nửa cuối thế kỷ 20 và ý nghĩa của nó
169 p | 52 | 11
-
quá trình hình thành công tác quản lý tài chính bảo hiểm xã hội việt nam thực trạng và giải pháp p4
9 p | 87 | 10
-
Giáo trình hình thành cơ chế phân tán rủi ro và hạn chế các tác động về kinh tế xã hội p2
10 p | 50 | 5
-
Giáo trình hình thành cơ chế phân tán rủi ro và hạn chế các tác động về kinh tế xã hội p1
10 p | 50 | 5
-
quá trình hình thành công tác quản lý tài chính bảo hiểm xã hội việt nam thực trạng và giải pháp p9
9 p | 81 | 5
-
Quá trình hình thành và phương pháp thuyết trình đặt vấn đề lý luận trong chủ nghĩa Mac p6
6 p | 47 | 5
-
Giáo trình hình thành cơ chế phân tán rủi ro và hạn chế các tác động về kinh tế xã hội p4
10 p | 35 | 4
-
Quá trình hình thành và phương pháp tích lũy quy luật QHSX phải phù hợp với tính chất và trình độ phát triển của LLSX p4
3 p | 91 | 4
-
Quá trình hình thành và phương pháp thuyết trình đặt vấn đề lý luận trong chủ nghĩa Mac p2
6 p | 56 | 4
-
Giáo trình hình thành cơ chế phân tán rủi ro và hạn chế các tác động về kinh tế xã hội p3
10 p | 61 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn