intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

TIỂU LUẬN CÔNG TY TNHH HAI THÀNH VIÊN TRỞ LÊN

Chia sẻ: Dau Con | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:16

1.874
lượt xem
312
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

LỜI MỞ ĐẦU Trong những năm gần đây, cùng với sự chuyển đổi của nền kinh tế sang cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước, các công ty thương mại đã được Nhà nước ta thừa nhận và bảo vệ bằng pháp luật. Xu hướng này mở ra nhiều thuận lợi cho sự phát triển của doanh nghiệp. Nhiều hình thức pháp lý của doanh nghiệp, bao gồm Doanh nghiệp tư nhân, Công ty trách nhiệm hữu hạn, Công ty cổ phần và Công ty hợp danh, đã hình thành và được khuyến khích hoạt động, ngày...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: TIỂU LUẬN CÔNG TY TNHH HAI THÀNH VIÊN TRỞ LÊN

  1. CÔNG TY TNHH HAI THÀNH VIÊN TRỞ LÊN TRƯỜNG ĐH NGOẠI THƯƠNG KHOA TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG PHÁP LUẬT KINH TẾ TIỂU LUẬN CÔNG TY TNHH HAI THÀNH VIÊN TRỞ LÊN Giáo viên hướng dẫn: PGS.TS.Nguyễn Thị Mơ Nhóm sinh viên : Vũ Thị Khánh Chi Vũ Thị Mai Trần Thị Nhung Trương Thị Quyết Lớp : A3-TCQTB-K46 1 LỚP ANH 3 - TÀI CHÍNH QUỐC TẾ B – KHÓA 46
  2. CÔNG TY TNHH HAI THÀNH VIÊN TRỞ LÊN LỜI MỞ ĐẦU Trong những năm gần đây, cùng với sự chuyển đổi của nền kinh tế sang cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước, các công ty thương mại đã được Nhà nước ta thừa nhận và bảo vệ bằng pháp luật. Xu hướng này mở ra nhiều thuận lợi cho sự phát triển của doanh nghiệp. Nhiều hình thức pháp lý của doanh nghiệp, bao gồm Doanh nghiệp tư nhân, Công ty trách nhiệm hữu hạn, Công ty cổ phần và Công ty hợp danh, đã hình thành và được khuyến khích hoạt động, ngày càng đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế. Tuy nhiên, quyết định lựa chọn loại hình doanh nghiệp nào trước khi bắt đầu công việc kinh doanh là mộ t vấn đề đặt ra hiện nay, đòi hỏ i phải có sự hiểu biết sâu sắc về các loại hình doanh nghiệp. Hiện nay, công ty trách nhiệm hữu hạn đang hoạt động khá phổ biến, đặc biệt là công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên. Loại hình công ty này địa vị pháp lý như thế nào? So với các loại hình doanh nghiệp khác có ưu và nhược điểm ra sao? Bài tiểu luận của chúng tôi sẽ giải đáp những vấn đề này, qua đó cung cấp cho các bạn cái nhìn rõ nét về công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên. Bài tiểu luận này chắc chắn không thể tránh khỏ i những thiếu sót, vì thế chúng tôi rất mong nhậ n được ý kiến đóng góp của giáo viên bộ môn và các bạn để bài tiểu luận được hoàn thiện hơn. Chúng tôi xin chân thành cảm ơn PGS.TS.Nguyễn Thị Mơ đã giúp đỡ chúng tôi rất nhiều trong quá trình hoàn thành đề tài này! Nhóm sinh viên Anh 3- TCQTB- K46 LỚP ANH 3 - KHỐI TÀI CHÍNH QUỐC TẾ B – KHÓA 46 2
  3. CÔNG TY TNHH HAI THÀNH VIÊN TRỞ LÊN I. TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY TNHH HAI THÀNH VIÊN TRỞ LÊN 1. Khái niệm: Công ty trách nhiệm hữu hạn là doanh nghiệp, trong đó thành viên có thể là tổ chức, cá nhân; số lượng thành viên không vượt quá 50; các thành viên chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩ vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn cam kết góp vào doanh nghiệp; và chỉ được chuyển nhượng theo quy định của Luật Doanh nghiệp 2005 (Điều 38) 2. Đặc điểm của công ty TNHH hai thành viên trở lên: Công ty trách nhiệm hữu hạn có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, và không được quyền phát hành cổ phần. Thành viên công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên có các quyền và nghĩa vụ sau đây: Quyền hạn:  Tham dự họp Hộ i đồng thành viên, thảo luận, kiến nghị, biểu quyết các vấn đề thuộc thẩ m quyền của Hộ i đồng thành viên;  Có số phiếu biểu quyết tương ứng với phần vốn góp;  Kiểm tra, xem xét, tra cứu, sao chép hoặc trích lục sổ đăng ký thành viên, sổ ghi chép và theo dõi các giao dịch, sổ kế toán, báo cáo tài chính hằng năm, sổ biên bản họp Hội đồng thành viên, các giấy tờ và tài liệu khác của công ty  Được chia lợi nhuận tương ứng với phần vốn góp sau khi công ty đã nộp đủ thuế và hoàn thành các nghĩa vụ tài chính khác theo quy đ ịnh của pháp luật  Được chia giá trị tài sản còn lại của công ty tương ứng với phần vốn góp khi công ty giả i thể hoặc phá sản  Được ưu tiên góp thêm vốn vào công ty khi công ty tăng vốn điều lệ; được quyền chuyể n nhượng một phần hoặc toàn bộ phần vốn góp theo quy định của Luật này.  Khiếu nại hoặc khởi kiện Giám đốc hoặc Tổng giám đốc khi không thực hiện đúng nghĩa vụ, gây thiệt hại đến lợi ích của thành viên hoặc công ty theo quy định của pháp luật. LỚP ANH 3 - KHỐI TÀI CHÍNH QUỐC TẾ B – KHÓA 46 3
  4. CÔNG TY TNHH HAI THÀNH VIÊN TRỞ LÊN  Định đoạt phần vốn góp của mình bằng cách chuyển nhượng, để thừa kế, tặng cho và cách khác theo quy định của pháp luật và Điều lệ công ty  Các quyền khác theo quy định của Luật này và Điều lệ công ty. ( Điều 41-Luật DN 2005) Nghĩa vụ:  Góp đủ, đúng hạn số vốn đã cam kết và chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi số vốn đã cam kết góp vào công ty.  Tuân thủ Điều lệ công ty.  Chấp hành quyết định của Hội đồng thành viên.  Thực hiện các nghĩa vụ khác theo quy định của Luật này.  Chịu trách nhiệm cá nhân khi nhân danh công ty đ ể thực hiện các hành vi sau đây: vi phạ m pháp luật; tiến hành kinh doanh ho ặc giao dịch khác không nhằm phục vụ lợi ích của công ty và gây thiệt hại cho người khác; và thanh toán các kho ản nợ chưa đến hạn trước nguy cơ tài chính có thể xảy ra đối với công ty. (Điều 42-Luật DN 2005) LỚP ANH 3 - KHỐI TÀI CHÍNH QUỐC TẾ B – KHÓA 46 4
  5. CÔNG TY TNHH HAI THÀNH VIÊN TRỞ LÊN II. CƠ CẤU TỔ CHỨC QUẢN LÍ CỦA CÔNG TY TNHH HAI THÀNH VIÊN TRỞ LÊN Theo Điều 46 Luật Doanh Nghiệp năm 2005, Công ty TNHH hai thành viên trở lên có Hội đồng thành viên, Chủ t ịch Hộ i đồng thành viên, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc. Công ty trách nhiệ m hữu hạn có từ mười một thành viên trở lên phải thành lập Ban kiểm soát; trường hợp có ít hơn mười thành viên, có thể thành lập Ban kiểm soát phù hợp với yêu cầu quản trị của công ty. Chủ tịch Hộ i đồng thành viên hoặc Giám đốc hoặc Tổng Giám đốc là người đại diện theo pháp luật của công ty theo quy định tại Điều lệ công ty. Người đại diện theo pháp luật của công ty phải thường trú tại Việt Nam; trường hợp vắng mặt ở Việt Nam trên ba mươi ngày thì phải uỷ quyền bằng văn bản cho người khác theo quy định tại Điều lệ công ty để thực hiện các quyền và nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật của công ty. 1 Hội đồng thành viên và chủ tịch hội đồng thành viên: 1.1 Hội đồng thành viên: Hội đồng thành viên gồ m các thành viên, là cơ quan quyết định cao nhất của công ty. Thành viên là tổ chức chỉ định người đại diện theo uỷ quyền tham gia Hộ i đồng thành viên. Điều lệ công ty quy định cụ thể định kì họp Hội đồng thành viên nhưng ít nhất mỗ i năm phải họp một lần (Điều 47-49 Luật Doanh nghiệp 2005) Hội đồng thành viên có các quyền và nghĩa vụ sau đây:  Quyết định chiến lược phát triển và kế hoạch kinh doanh hằng năm của công ty  Quyết định tăng hoặc giảm vốn điều lệ, quyết định thời điểm và phương thức huy động thêm vốn  Quyết định phương thức đầu tư và dự án đầu tư có giá trị trên 50% tổng giá tr ị tài sản được ghi trong báo cáo tài chính t ại thời điểm công bố gần nhất của công ty hoặc một tỷ lệ khác nhỏ hơn quy định tại Điều lệ công ty.  Quyết định giải pháp phát triển thị trường, tiếp thị và chuyển giao công nghệ; thông qua hợp đồng vay, cho vay, bán tài sản có giá trị bằng hoặc lớn hơn 50% tổng giá tr ị tài sản LỚP ANH 3 - KHỐI TÀI CHÍNH QUỐC TẾ B – KHÓA 46 5
  6. CÔNG TY TNHH HAI THÀNH VIÊN TRỞ LÊN được ghi trong báo cáo tài chính t ại thời điểm công bố gần nhất của công ty hoặc một tỷ lệ khác nhỏ hơn quy định tại điều lệ công ty.  Bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệ m Chủ t ịch Hộ i đồng thành viên; quyết định bổ nhiệm, miễ n nhiệm, cách chức, kí và chấm dứt hợp đồng với Giám đốc hoặc Tổng giám đốc, Kế toán trưởng và người quản lí khác quy định tại điều lệ công ty;  Quyết định mức lương, thưởng và lợ i ích khác đố i với Chủ tịch Hộ i đồng thành viên, giám đốc hoặc Tổng giám đốc, kế toán trưởng và người quản lí khác quy định tại điều lệ công ty;  Thông qua báo cáo tài chính hằng năm, phương án sử dụng và phân chia lợi nhuận hoặc phương án xử lí lỗ của công ty.  Quyết định cơ cấu tổ chức quản lí của công ty  Quyết định thành lập công ty con, chi nhánh, văn phòng đại diện;  Sửa đổi, bổ sung điều lệ công ty;  Quyết định tổ chức lại công ty;  Quyết định giả thể hoặc yêu cầu phá sản công ty  Các quyền và nhiệm vụ khác theo quy định của Luật doanh nghiệp 2005 và Điều lệ công ty. 1.2 Chủ tịch hội đồng thành viên: Hội đồng thành viên bầu một thành viên làm chủ tịch. Chủ t ịch Hội đồng thành viên có thể kiêm Giám đốc hoặc Tổng giám đốc (Điều 49-Luật DN 2005). Chủ tịch Hội đồng thành viên có các quyền và nhiệm vụ sau đây:  Chuẩn bị hoặc tổ chức việc chuẩn bị chương trình, kế hoạch hoạt động của Hội đồng thành viên; LỚP ANH 3 - KHỐI TÀI CHÍNH QUỐC TẾ B – KHÓA 46 6
  7. CÔNG TY TNHH HAI THÀNH VIÊN TRỞ LÊN  Chuẩn bị hoặc tổ chức việc chuẩn bị chương trình, nộ i dung, tài liệu họp hộ i đồng thành viên hoặc để lấy ý kiến các thành viên  Triệu tập và chủ trì cuộc họp Hội đồng thành viên hoặc tổ chức việc lấy ý kiến các thành viên.  Giám sát hoặc tổ chức giám sát việc thực hiện các quyết định của hộ i đồng thành viên;  Thay mặt hộ i đồng thành viên kí các quyết định của Hội đồng thành viên;  Các quyền và nhiệm vụ khác theo quy định của Luật doanh nghiệp 2005 và điều lệ công ty  Nhiệm kì của Chủ t ịch Hộ i đồng thành viên không quá năm năm. Chủ tịch Hộ i đồng thành viên có thể được bầu lại với số nhiêmj kì không hạn chế.  Trường hợp Điều lệ công ty quy định Chủ tịch Hội đồng thành viên là người đại diện theo pháp luật thì các giấy tờ giao dịch phải ghi rõ điều đó.  Trường hợp vắng mặt thì Chủ t ịch Hộ i đồng thành viên uỷ quyền bằng văn bản cho một thành viên thực hiện các quyền và nhiệm vụ của Chủ t ịch Hộ i đồng thành viên theo nguyên tắc quy định tại Điều lệ công ty. Trường hợp không có thành viên được uỷ quyền hoặc Chủ tịch Hộ i đồng thành viên không làm việc được thì các thành viên còn lại bầu một ngườ i trong số các thành viên tạm thời thực hiện quyền và nhiệm vụ của Chủ tịch Hộ i đồng thành viên theo nguyên tắc đa số quá bán. 1.3. Triệu tập họp Hội đồng thành viên Hội đồng thành viên được triệu tập họp bất cứ khi nào theo yêu cầu của Chủ t ịch Hộ i đồng thành viên hoặc theo yêu cầu của thành viên hoặc nhóm thành viên quy đ ịnh tại khoản 2 và 3 Điều 41 Luật DN 2005. Cuộc họp của Hộ i đồng thành viên phải được tổ chức tại trụ sở chính của công ty, trừ trường hợp Điều lệ công ty có quy định khác.(Điều 50- Luật DN2005) Chủ t ịch Hộ i đồng thành viên chuẩn bị hoặc tổ chức việc chuẩn bị chương trình, nộ i dung tài liệu và triệu tập họp Hội đồng thành viên. Thành viên có quyền kiến nghị bằng văn bản về chương LỚP ANH 3 - KHỐI TÀI CHÍNH QUỐC TẾ B – KHÓA 46 7
  8. CÔNG TY TNHH HAI THÀNH VIÊN TRỞ LÊN trình họp. Chủ tịch Hộ i đồng thành viên phải chấp thuận kiến nghị và bổ sung chương tr ình họp Hội đồng thành viên nếu kiến nghị có đủ nộ i dung theo quy định được gửi đến trụ sở chính của công ty chậm nhất một ngày làm việc trước ngày họp Hội đồng thành viên; trường hợp kiến nghị được đệ trình ngay trước khi họp thì kiến nghị được chấp thuận nếu đa số các thành viên dự họp đồng ý. Trường hợp Chủ t ịch Hộ i đồng thành viên không triệu tập họp Hội đồng thành viên theo quy đ ịnh thì phải chịu trách nhiệm cá nhân trước pháp luật về thiệt hại xảy ra đố i với công ty và thành viên có liên quan của công ty. Trong trường hợp này, thành viên hoặc nhóm thành viên đã yêu cầu có quyền triệu tập họp Hộ i đồng thành viên. Chi phí hợp lý cho việc triệu tập và tiến hành họp Hộ i đồng thành viên sẽ được công ty hoàn lại. 2. Giám đốc hoặc Tổng giám đốc Giám đốc hoặc Tổng giám đốc phải có đủ năng lực hành vi dân sự và không thuộc đối tượng bị cấm quản lý doanh nghiệp theo quy định của Luật này; là cá nhân sở hữu ít nhất 10% vốn điều lệ của công ty hoặc người không phải là thành viên, có trình độ chuyên môn, kinh nghiệm thực tế trong quản trị kinh doanh hoặc trong các ngành, nghề kinh doanh chủ yếu của công ty hoặc tiêu chuẩn, điều kiện khác quy định tại Điều lệ công ty (Điều 57-Luật DN2005) Đối với công ty con của công ty có phần vốn góp, cổ phần của Nhà nước chiếm trên 50% vốn điều lệ thì ngoài các tiêu chuẩn này, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc không được là vợ hoặc chồng, cha, cha nuôi, mẹ, mẹ nuôi, con, con nuôi, anh, chị, em ruột của người quản lý và người có thẩm quyề n bổ nhiệm người quản lý của công ty mẹ. Theo quy định tại điều 55 Luật doanh nghiệp 2005: Giám đốc hoặc Tổng giám đốc công ty là người điều hành hoạt động kinh doanh hằng ngày của công ty, chịu trách nhiệm trước Hội đồng thành viên về việc thực hiện các quyền và nhiệm vụ của mình. Giám đốc hoặc Tổng giám đốc có các quyền và nhiệm vụ sau đây:  Tổ chức thực hiện các quyết định của Hội đồng thành viên;  Quyết định các vấn đề liên quan đến hoạt động kinh doanh hằng ngày của công ty; LỚP ANH 3 - KHỐI TÀI CHÍNH QUỐC TẾ B – KHÓA 46 8
  9. CÔNG TY TNHH HAI THÀNH VIÊN TRỞ LÊN  Tổ chức thực hiện kế hoạch kinh doanh và phương án đầu tư của công ty;  Ban hành quy chế quản lý nộ i bộ công ty  Bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức các chức danh quản lý trong công ty, trừ các chức danh thuộc thẩm quyền của Hộ i đồng thành viên  Ký kết hợp đồng nhân danh công ty, trừ trường hợp thuộc thẩm quyền của Chủ t ịch Hộ i đồng thành viên;  Kiến nghị phương án cơ cấu tổ chức công ty;  Trình báo cáo quyết toán tài chính hằng năm lên Hội đồng thành viên;Kiến nghị phương án sử dụng lợi nhuận hoặc xử lý lỗ trong kinh doanh;  Tuyển dụng lao động;  Các quyền và nhiệm vụ khác được quy định tại Điều lệ công ty, hợp đồng lao động mà Giám đốc hoặc Tổng giám đốc ký với công ty theo quyết định của Hội đồng thành viên. LỚP ANH 3 - KHỐI TÀI CHÍNH QUỐC TẾ B – KHÓA 46 9
  10. CÔNG TY TNHH HAI THÀNH VIÊN TRỞ LÊN III. VỐN VÀ CHẾ ĐỘ TÀI CHÍNH Công ty TNHH hai thành viên trở lên là loại hình công ty đố i vốn, không được phép phát hành cổ phiếu để huy động vốn trong công chúng. Khi thành lập công ty, các thành viên phải cam kết góp vốn vào công ty với giá trị vốn góp và thời hạn góp vốn cụ thể .Thành viên phải góp vốn đầy đủ và đúng hạn như cam kết. Khi góp đủ phần vốn góp, thành viên công ty được cấp giấy chứng nhậ n phần vốn góp. (Điều 39- Luật DN2005). Trường hợp có thành viên không góp đầy đủ và đúng hạn số vốn đã cam kết thì số vốn chưa góp được coi là nợ của thành viên đó đối với công ty và thành viên đó phải chịu trách nhiệm bồ i thường thiệt hại phát sinh do không góp đủ và đúng hạn số vốn đã cam kết. Người đại dện theo pháp luật của công ty, nếu không thực hiện đúng nghĩa vụ thông báo cho cơ quan đăng k ý kinh doanh thì phải cùng với thành viên chưa góp vốn liên đới chịu trách nhiệm đố i với công ty về phần vốn chưa góp và thiệt hại phát sinh do không góp đủ và đúng hạn số vốn như đã cam kết.  Thành viên công ty có quyền yêu cầu công ty mua lại phần vốn góp của mình trong những trường hợp nhất định (Điều 43 Luật doanh nghiêp 2005)  Trong quá trình hoạt động của công t y, thành viên có quyền chuyển nhượng một phầ n hoặc toàn bộ phần vốn góp của mình cho người khác (Điều 44-45 Luật doanh nghiệp 2005)  Công ty có thể tăng vốn điều lệ theo quyết định của Hội đồng thành viên bằng các hình thức như: tăng vốn góp của thành viên, điều chỉnh tăng mức vốn điều lệ tương ứng với giá trị tài sản tăng của công ty; tiếp nhận vốn góp của thành viên mớ i (Điều 60 Luật doanh nghiệp 2005)  Công ty có thể giảm vốn điều lệ theo các quyết định của hộ i đòng thành viên bằng các hình thức và thủ tục được quy định tại điều 60 luật doanh nghiệp 2005.  Công ty chỉ được chia lợi nhuận cho các thành viên khi kinh doanh có lãi, đã hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế và các nghĩa vụ tài chính khác của doanh nghiệp, đồng thời vẫn phả i đảm bảo đủ thanh toán các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản đến hạn phải trả khác sau khi đã phân chia lợi nhuận. LỚP ANH 3 - KHỐI TÀI CHÍNH QUỐC TẾ B – KHÓA 46 10
  11. CÔNG TY TNHH HAI THÀNH VIÊN TRỞ LÊN IV. SO SÁNH CÔNG TY TNHH HAI THÀNH VIÊN TRỞ LÊN VỚI MỘT SỐ LOẠI HÌNH DOAH NGHIỆP KHÁC 1. Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên và công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên: Hai loại hình doanh nghiệp này có khá nhiều điểm tương đồng về địa vị pháp lý. Cả hai loại đều có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp giấp chứng nhận đăng kí kinh doanh đồng thời các chủ sở hữu chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi vốn góp của mình. Cả hai loại công ty trách nhiệm hữu hạn đều không có quyền phát hành cổ phần. Tuy nhiên, điểm khác nhau lớn nhất của hai loại hình này chính lá số lượng thành viên. Công ty TNHH một thành viên Công ty TNHH hai thành viên trở lên Chỉ có duy nhất một chủ sở hữu Có từ 2-50 thành viên Đặc điểm này làm cho giữa hai loại hình này có sự khác nhau tương đố i về vấn đề vốn, cơ cấu quản lý tổ chức, cũng như địa vị pháp lý của các chủ sở hữu. Một điểm khác nhau cơ bản liên quan đến vấn đề vốn, đó là: Công ty TNHH hai thành viên trở lên có thể tăng hoặc giảm vốn điền lệ (Điều 60); trong khi đó Công ty TNHH một thành viên chỉ được tăng chứ không được giảm vố n điều lệ (Điều 76). Hai loại hình này có thể chuyển đổi lẫn nhau, căn cứ theo qui định của Luật Doanh nghiệp 2005 2. Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên và Công ty cổ phần: Các qui định về Công ty TNHH hai thành viên trở lên: Điều 38-Điều 62 Các qui định về Công ty cổ phần: Điều 77-Điều 129 Công ty TNHH hai thành viên trở lên và Công ty cổ phần có một số điểm giống nhau:  Đều có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp giấy phép Đăng kí kinh doanh. LỚP ANH 3 - KHỐI TÀI CHÍNH QUỐC TẾ B – KHÓA 46 11
  12. CÔNG TY TNHH HAI THÀNH VIÊN TRỞ LÊN  Các chủ sở hữu chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi vốn góp của mình Tuy nhiên, giữa chúng cũng tồn tại rất nhiều điểm khác nhau: Công ty TNHH Công ty cổ phần hai thành viên trở lên Số lượng thành Từ 2-50 thành viên Tối thiểu 3 thành viên viên Không hạn chế tối đa Không được phát hành cổ Có quyền phát hành chứng khoán các phần loại Chỉ được chuyển nhượng Được tự do chuyển nhượng vốn vốn theo qui đình Luật Doanh nghiệp Vốn điều lệ phải được đóng Cổ đông sang lập chỉ cần đăng kí mua Vốn góp đủ bởi tất cả thành viên ít nhất 20% số cổ phần phổ thong được quyền chào bán. Phần còn lại phải được phát hành hết trong 3 năm kể tử ngày được cấp giấy đăng kí kinh doanh. Phải ưu tiên chuyển nhượng Cổ đông có quyền chuyển nhượng cho cho các thành viên còn lại bất kì ai trước Hội đồng thành viên là cơ Cơ quan cao nhất là Đại hộ i đồng cổ Cơ cấu quan cao nhất đông quản lý GĐ (TGĐ) có thể làm GĐ(TGĐ) không được làm GĐ(TGĐ) LỚP ANH 3 - KHỐI TÀI CHÍNH QUỐC TẾ B – KHÓA 46 12
  13. CÔNG TY TNHH HAI THÀNH VIÊN TRỞ LÊN GĐ(TGĐ) của DN khác của DN khác Công ty TNHH hai thành viên có nhiều ưu điểm hơn so với công ty cổ phần: Về mặt tổ chức: Đơn giản hơn Về mặt pháp lý: Ít chịu sự điều chỉnh của pháp luật hơn công ty cổ phần Công ty TNHH hai thành viên trở lên có thể chuyển đổi thành công ty cổ phần và ngược lại 3. Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên và doanh nghiệp tư nhân: 3.1 Ưu điểm:  Có nhiều chủ sở hữu hơn doanh nghiệp tư nhân (DNTN) nên có thể có nhiều vốn hơn, do vậy có vị thế tài chính tạo khả năng tăng trưởng cho doanh nghiệp.  Khả năng quản lý toàn diện do có nhiều người hơn để tham gia điều hành công việc kinh doanh. Các thành viên có trình độ kiến thức khác nhau, họ có thể bổ sung cho nhau về các kỹ năng quản trị.  Trách nhiệm pháp lý hữu hạn. 3.2. Nhược điểm: Khó khăn về kiểm soát: Mỗ i thành viên đều phải chịu trách nhiệm đối với các quyết định  của bất cứ thành viên nào trong công ty. Tất cả các hoạt động dưới danh nghĩa công ty của một thành viên bất kỳ đều có sự ràng buộc với các thành viên khác mặc dù họ không được biết trước. Do đó, sự hiểu biết và mố i quan hệ thân thiện giữa các thành viên là một yếu tố rất quan trọng và cần thiết, bởi sự ủy quyền giữa các thành viên mang tính mặc nhiên và có phạm vi rất rộng lớn Thiếu bền vững và ổn định: Chỉ cần một thành viên gặp rủi ro hay có suy nghĩ không phù  hợp là công ty có thể không còn tồn tại nữa; tất cả các hoạt động kinh doanh dễ bị đình chỉ. LỚP ANH 3 - KHỐI TÀI CHÍNH QUỐC TẾ B – KHÓA 46 13
  14. CÔNG TY TNHH HAI THÀNH VIÊN TRỞ LÊN Sau đó nếu muốn thì bắt đầu công việc kinh doanh mới, có thể có hay không cần một công ty TNHH khác.  Công ty TNHH còn có bất lợi hơn so với DNTN về những điểm như phải chia lợi nhuận, khó giữ bí mật kinh doanh và có rủi ro chọn phải những thành viên kém năng lực và phẩ m chất. 3.3. So sánh Giống nhau : Cả công ty TNHH hai thành viên trở lên và doanh nghiệp tư nhân đều có thể tăng hoặc giảm vốn điều lệ. Khác nhau: Công ty TNHH hai thành viên trở lên Doanh nghiệp tư nhân Cớ tư cách pháp nhân Không có tư cách pháp nhân Có từ 2-50 thành viên Chỉ do 1 cá nhân làm chủ Thành viên chỉ chịu trách nhiệm hữu hạn ở Chủ DNTN chịu trách nhiệm bằng toàn bộ phần vốn góp của minh tài sản của mình về mọ i hoạt động của DN Có thể được phát hành trái triếu Không được phat hành bất kì loại chứng khoán nào Có thể chuyển đổi, chia tách doanh nghiệp Không thể chuyển đổ i, chia tách doanh nghiệp LỚP ANH 3 - KHỐI TÀI CHÍNH QUỐC TẾ B – KHÓA 46 14
  15. CÔNG TY TNHH HAI THÀNH VIÊN TRỞ LÊN KẾT LUẬN Trong nền kinh tế ở nước ta hiện nay, công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên là một loại hình doanh nghiệp khá phổ biến do có nhiều ưu điểm về cơ cấu tổ chức cũng như vốn. Có thể nói, đây là mô hình lý tưởng để lựa chọn khi kinh doanh ở qui mô vừa và nhỏ. Đặc điểm, địa vị pháp lý của loại hình doanh nghiệp này đã được Luật Doanh Nghiệp 2005 và các văn bản dưới luật qui định rất rõ ràng. Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên có nhiều ưu điểm, nhưng bên cạnh đó vẫn tồn tại nhiều nhược điểm hơn so với công ty cổ phần hay doanh nghiệp tư nhân. Hiểu rõ được những vấn đề này chắc chắn sẽ giúp ích và tạo thuận lợi cho chúng ta rất nhiều khi bắt đầu công việc kinh doanh. Chúng tôi hy vọng rằng, bài tiểu luận này đã phần nào giúp đỡ được các bạn hiểu rõ về công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên. Xin chân thành cảm ơn! LỚP ANH 3 - KHỐI TÀI CHÍNH QUỐC TẾ B – KHÓA 46 15
  16. CÔNG TY TNHH HAI THÀNH VIÊN TRỞ LÊN TÀI LIỆU THAM KHẢO Luật doanh nghiệp 2005 Một số văn bản dưới luật có liên quan LỚP ANH 3 - KHỐI TÀI CHÍNH QUỐC TẾ B – KHÓA 46 16
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2