intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Giải pháp hoàn thiện quản trị chuỗi cung ứng của Công ty TNHH Cao Hùng

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:113

122
lượt xem
21
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Trên cơ sở những lý luận về chuỗi cung ứng, cùng với thực trạng về quản trị chuỗi cung ứng của Công ty TNHH Cao Hùng. Nghiên cứu của luận văn có ý nghĩa khoa học và mang tính thực tiễn nhằm mục tiêu hoàn thiện quản trị chuỗi cung ứng tại Công ty TNHH Cao Hùng, giúp công ty kiểm soát tốt thị trường, và tăng tốc độ lưu chuyển hàng hóa, nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng, giảm chi phí đầu vào, giảm chi phí hoạt động, nâng cao sự hài lòng của khách hàng, mở rộng thị trường và tối đa hóa lợi nhuận cho doanh nghiệp.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Giải pháp hoàn thiện quản trị chuỗi cung ứng của Công ty TNHH Cao Hùng

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ------------------------- NGUYỄN TRUNG DŨNG GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN TRỊ CHUỖI CUNG ỨNG CỦA CÔNG TY TNHH CAO HÙNG LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ TP. Hồ Chí Minh – Năm 2017
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ------------------------- NGUYỄN TRUNG DŨNG GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN TRỊ CHUỖI CUNG ỨNG CỦA CÔNG TY TNHH CAO HÙNG Chuyên ngành: Quản Trị Kinh Doanh Mã số: 63040102 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC TS. ĐINH CÔNG TIẾN TP. Hồ Chí Minh – Năm 2017
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan nội dung trong luận văn này là công trình nghiên cứu của cá nhân tôi dưới sự hướng dẫn của Thầy TS. Đinh Công Tiến. Các kết quả nghiên cứu trong luận văn này là trung thực và chưa từng được ai công bố trước đây. Tác giả Nguyễn Trung Dũng
  4. MỤC LỤC TRANG PHỤ BÌA LỜI CAM ĐOAN MỤC LỤC DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT DANH MỤC CÁC BẢNG DANH MỤC CÁC HÌNH PHẦN MỞ ĐẦU .........................................................................................................1 1. Lý do chọn đề tài nghiên cứu ..................................................................................1 2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài ..............................................................................2 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ..........................................................................3 4. Phương pháp nghiên cứu........................................................................................3 5. Kết cấu của luận văn ..............................................................................................4 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN TRỊ CHUỖI CUNG ỨNG CỦA DOANH NGHIỆP .......................................................................................................5 1.1 Khái quát về chuỗi cung ứng ................................................................................5 1.1.1 Các khái niệm liên quan .................................................................................5 1.1.2 Khái niệm quản trị chuỗi cung ứng ................................................................7 1.2 Các thành phần cơ bản trong cấu trúc chuỗi cung ứng .........................................8 1.2.1 Lập kế hoạch ...................................................................................................8 1.2.2 Mua hàng và tồn kho ......................................................................................9 1.2.3 Tổ chức bán hàng ..........................................................................................10 1.2.4 Phân phối ......................................................................................................10 1.2.5 Thu hồi ..........................................................................................................10 1.3 Vai trò của quản trị chuỗi cung ứng ....................................................................11 1.4 Các yêu cầu của quản trị chuỗi cung ứng ...........................................................12 1.5 Các yếu tố ảnh hưởng đến quản trị chuỗi cung ứng ...........................................12 1.5.1 Ảnh hưởng của sự bất ổn về môi trường ......................................................13 1.5.2 Ảnh hưởng của công nghệ thông tin .............................................................14
  5. 1.5.3 Ảnh hưởng của mối quan hệ trong chuỗi cung ứng .....................................15 1.6 Các tiêu chuẩn đo lường hiệu quả thực hiện chuỗi cung ứng .............................15 1.6.1 Tiêu chuẩn “Giao hàng” ...............................................................................15 1.6.2 Tiêu chuẩn “Chất lượng” ..............................................................................16 1.6.3 Tiêu chuẩn “Thời gian” ................................................................................16 1.6.4 Tiêu chuẩn “Chi phí” ....................................................................................16 1.7 Tổng quan về các nghiên cứu có liên quan đến luận văn ...................................17 1.7.1 Nghiên cứu của Douglas M. Lambert và cộng sự năm 1998 .......................17 1.7.2 Nghiên cứu của Chopra Sunil và Peter Meindl năm 2001 ...........................18 1.7.3 Nghiên cứu của Bowersox và cộng sự năm 2010.........................................19 1.7.4 Nghiên cứu của Ganeshan và cộng sự năm 1999 .........................................19 1.8 Những thách thức của quản trị chuỗi cung ứng ..................................................20 1.9 Một số bài học kinh nghiệm quản trị chuỗi cung ứng ở một số công ty.............21 1.9.1 Bài học kinh nghiệm quản trị chuỗi cung ứng của công ty cổ phần sữa Việt Nam . ......................................................................................................................21 1.9.2 Bài học kinh nghiệm quản trị chuỗi cung ứng của Toyota Việt Nam. .........24 Tóm tắt chương 1 ......................................................................................................27 CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG QỦAN TRỊ CHUỖI CUNG ỨNG CỦA CÔNG TY TNHH CAO HÙNG .....................................................................28 2.1 Giới thiệu tổng quan về công ty ..........................................................................28 2.1.1 Giới thiệu về công ty ....................................................................................28 2.1.2 Sự ra đời và phát triển của công ty ...............................................................28 2.1.3 Cơ cấu tổ chức và hoạt động ........................................................................29 2.1.4 Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh ........................................................29 2.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến quản trị chuỗi cung ứng của Công ty TNHH Cao Hùng ..........................................................................................................................30 2.2.1 Sự bất ổn về môi trường ...............................................................................30 2.2.2 Công nghệ thông tin......................................................................................31 2.2.3 Mối quan hệ trong chuỗi cung ứng ...............................................................32
  6. 2.2.4 Sự thoả mãn của khách hàng ........................................................................33 2.3 Thực trạng tổ chức quản trị chuỗi cung ứng của công ty TNHH Cao Hùng ......33 2.3.1 Sơ đồ tổ chức quản trị chuỗi cung ứng của công ty .....................................33 2.3.2 Chức năng và nhiệm vụ của các bộ phận trong chuỗi cung ứng ..................34 2.3.3 Thực trạng quản trị chuỗi cung ứng của công ty TNHH Cao Hùng.............35 2.3.3.1 Thực trạng lập kế hoạch .........................................................................35 2.3.3.2 Thực trạng mua hàng và tồn kho ............................................................37 2.3.3.3 Thực trạng tổ chức bán hàng ..................................................................39 2.3.3.4 Thực trạng phân phối .............................................................................41 2.3.3.5 Thực trạng thu hồi ..................................................................................42 2.4 Khảo sát khách hàng về thực trạng quản trị chuỗi cung ứng của cty Cao Hùng 43 2.4.1 Quy trình khảo sát .........................................................................................43 2.4.2 Phương pháp thu thập và cỡ mẫu .................................................................44 2.4.3 Xử lý dữ liệu và đánh giá độ tin cậy của thang đo .......................................45 2.4.4 Đánh giá thang đo bằng hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha .............................46 2.4.5 Đánh giá thang đo bằng phân tích nhân tố khám phá EFA ..........................49 2.4.6 Kết quả khảo sát đánh giá của khách hàng về quản trị chuỗi cung ứng .......50 2.5 Đánh giá hiệu quả quản trị chuỗi cung ứng ........................................................55 2.5.1 Tiêu chuẩn giao hàng ....................................................................................55 2.5.2 Tiêu chuẩn chất lượng ..................................................................................56 2.5.3 Tiêu chuẩn thời gian .....................................................................................57 2.5.4 Tiêu chuẩn chi phí ........................................................................................57 2.6 Đánh giá chung về quản trị chuỗi cung ứng của công ty TNHH Cao Hùng .....58 2.6.1 Ưu điểm ........................................................................................................58 2.6.2 Hạn chế .........................................................................................................59 2.7 Nguyên nhân của những hạn chế trong quản trị chuỗi cung ứng tại công ty TNHH Cao Hùng ......................................................................................................61 2.8 Tóm tắt chương 2 ................................................................................................61
  7. CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN TRỊ CHUỖI CUNG ỨNG CỦA CÔNG TY TNHH CAO HÙNG ...............................................................................62 3.1 Định hướng phát triển của công ty TNHH Cao Hùng ........................................62 3.2 Căn cứ và định hướng hoàn thiện quản trị chuỗi cung ứng tại công ty TNHH Cao Hùng...................................................................................................................62 3.3 Một số giải pháp hoàn thiện nội dung quản trị chuỗi cung ứng tại công ty TNHH Cao Hùng...................................................................................................................64 3.3.1 Giải pháp1: hoàn thiện công tác lập kế hoạch ..............................................64 3.3.2 Giải pháp 2: hoàn thiện công tác mua hàng..................................................66 3.3.3 Giải pháp 3: hoàn thiện công tác quản lý hàng tồn kho ...............................68 3.3.4 Giải pháp 4: hoàn thiện công tác tổ chức bán hàng ......................................69 3.3.5 Giải pháp 5: hoàn thiện công tác phân phối .................................................71 3.3.6 Giải pháp 6: hoàn thiện công tác thu hồi ......................................................72 3.3.7 Giải pháp 7: ứng dụng công nghệ thông tin vào quản trị chuỗi cung ứng ...73 3.4 Dự kiến kết quả đạt được sau khi thực hiện những giải pháp đề xuất ................74 3.4.1 Hiệu quả mang lại cho Cao Hùng .................................................................74 3.4.2 Lợi ích đem lại cho khách hàng ....................................................................75 3.5 Tóm tắt chương 3 ................................................................................................76 KẾT LUẬN ...............................................................................................................77 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤC LỤC
  8. DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT TNHH : Trách Nhiệm Hữu Hạn TpHCM : Thành phố Hồ Chí Minh SCOR : Supply Chain Operations Research-Nghiên cứu hoạt động cung ứng ERP : Enterprise Resource Planning- Hoạch định nguồn lực doanh nghiệp GDP : Gross Domestic Product- Tổng sản phẩm quốc nội ISO : International Organization for Standardization - Tổ chức quốc tế về tiêu chuẩn hoá R&D : Research & Development- Nghiên cứu và Phát triển
  9. DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1: Kết quả hoạt động kinh doanh các năm 2013, 2014, 2015 ......................30 Bảng 2.2: Kiểm định thang đo bằng hệ số tin cậy Alpha .........................................47 Bảng 2.3: Kết quả đánh giá nhân tố kế hoạch ..........................................................50 Bảng 2.4: Kết quả đánh giá nhân tố mua hàng và tồn kho .......................................51 Bảng 2.5: Kết quả đánh giá nhân tố tổ chức bán hàng .............................................52 Bảng 2.6: Kết quả đánh giá nhân tố phân phối ........................................................53 Bảng 2.7: Kết quả đánh giá nhân tố thu hồi .............................................................54 Bảng 2.8: Tổng hợp tình hình giao hàng của Cao Hùng năm 2013, 2014, 2015 .....56 Bảng 2.9: Tổng hợp tình hình hàng hoá hư hỏng năm 2013, 2014, 2015 ................56 Bảng 2.10: Một số chỉ tiêu tài chính năm 2013, 2014, 2015 ...................................57 Bảng 2.11: Chi phí hoạt động của Cao Hùng năm 2015 ..........................................58
  10. DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 1.1: Mô hình chuỗi cung ứng điển hình ............................................................6 Hình 1.2: Năm hoạt động chính trong quản trị chuỗi cung ứng ................................8 Hình 1.3: Chuỗi cung ứng của Vinamilk .................................................................22 Hình 2.1: Sơ đồ tổ chức quản trị chuỗi cung ứng của công ty ................................ 34 Hình 2.2: Quy trình lập kế hoạch .............................................................................36 Hình 2.3: Quy trình mua hàng ..................................................................................38 Hình 2.4: Quy trình bán hàng ...................................................................................40 Hình 2.5: Sơ đồ tổ chức phân phối ...........................................................................41 Hình 3.1: Quy trình lập kế hoạch đề xuất ................................................................66 Hình 3.2: Quy trình đánh giá nhà cung cấp đề xuất .................................................67
  11. 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài nghiên cứu Trong nền kinh tế toàn cầu hóa như ngày nay, quản trị chuỗi cung ứng đóng một vai trò quan trọng trong hoạt động của doanh nghiệp. Nếu công ty quản trị tốt chuỗi cung ứng sẽ mang lại hiệu quả lớn trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Quản trị chuỗi cung ứng được xem là một trong những yếu tố tạo nên lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp so với đối thủ cạnh tranh và thúc đầy sự phát triển của doanh nghiệp. Công ty TNHH Cao Hùng đã trải qua gần 10 năm tồn tại và phát triển với thị trường Việt Nam, công ty đã phát triển được hệ thống đại lý phân phối sản phẩm tại tất cả các tỉnh thành trong cả nước. Tuy nhiên, công ty TNHH Cao Hùng vẫn chưa hiểu rõ về quản trị chuỗi cung ứng, và thường có sự nhầm lẫn hệ thống phân phối với chuỗi cung ứng. Điều này dẫn đến việc ban giám đốc chưa có sự quan tâm và đầu tư chưa đúng mức dành cho quản trị chuỗi cung ứng dẫn đến quản trị chuỗi cung ứng còn rời rạc, thiếu gắn kết với các bộ phận khác và chưa thực sự đem lại hiệu quả cao cho doanh nghiệp. Là doanh nghiệp hoạt động bán buôn và bán lẻ máy móc nông nghiệp, hoạt động kinh doanh của Cao Hùng chịu một số rủi ro đặc thù như mẫu mã hàng hóa, thị hiếu của khách hàng, nhu cầu thay đổi theo thời gian, mục đích sử dụng khác nhau, hàng tồn kho của doanh nghiệp lớn sẽ làm tăng chi phi lãi vay, phải bán giảm giá những mặt hàng lỗi mốt để xử lý hàng tồn kho. Bên cạnh đó, Cao Hùng phải chiếm lĩnh thị trường, thiết lập hệ thống đại lý phân phối trên cả nước. Để thực hiện điều này doanh nghiệp cần phải có sự phối hợp giữa các bộ phận trên toàn hệ thống, hệ thống thông tin thông suốt, quản trị hàng tồn kho hiệu quả, vận chuyển hàng nhanh, đảm bảo chất lượng hàng hóa, giải quyết khiếu nại nhanh chóng. Trong quá trình làm việc tại công ty Cao Hùng, tôi nhận thấy có một vài khâu như dự báo nhu cầu của thị trường tiêu thụ, thông tin hàng tồn kho, phân chia hàng hóa cho từng khu vực chưa được thực hiện nhịp nhàng, dẫn đến tình trạng không đủ hàng hóa để bán khi nhu cầu thị trường cần và hàng tồn kho nhiều khi nhu
  12. 2 cầu thị trường giảm xuống, làm cho doanh nghiệp bị giảm doanh thu, lợi nhuận và giảm thị phần. Ngoài ra, bộ phận xuất nhập khẩu thực hiện công tác đặt hàng và nhập hàng chưa nhanh chóng và kịp thời, chưa kiểm soát được chất lượng và số lượng hàng hóa đặt mua, luôn xảy ra tình trạng lô hàng đầu tiên chất lượng rất tốt, những lô hàng sau đó thì chất lượng giảm dần. Các bộ phận liên quan như kế toán, kỹ thuật chưa thực hiện tốt công việc chăm sóc khách hàng, xử lý những phản hồi và khiếu nại của khách hàng còn chậm trễ. Chưa có bộ phận thực hiện việc nghiên cứu và phát triển sản phẩm, đưa ra chương trình khuyến mãi, giới thiệu sản phẩm đến khách hàng. Hiện nay, việc phát triển sản phẩm mới của công ty chủ yếu dựa vào đề xuất của khách hàng, các chương trình khuyến mãi đều đi sau đối thủ cạnh tranh. Chính vì nhận thấy chuỗi cung ứng sản phẩm của công ty Cao Hùng chưa hoàn thiện và nhận thấy tầm quan trọng của chuỗi cung ứng nên tôi chọn đề tài “giải pháp hoàn thiện quản trị chuỗi cung ứng của Công ty TNHH Cao Hùng” để nghiên cứu. Trên cơ sở những lý luận về chuỗi cung ứng, cùng với thực trạng về quản trị chuỗi cung ứng của Công ty TNHH Cao Hùng. Nghiên cứu của luận văn có ý nghĩa khoa học và mang tính thực tiễn nhằm mục tiêu hoàn thiện quản trị chuỗi cung ứng tại Công ty TNHH Cao Hùng, giúp công ty kiểm soát tốt thị trường, và tăng tốc độ lưu chuyển hàng hóa, nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng, giảm chi phí đầu vào, giảm chi phí hoạt động, nâng cao sự hài lòng của khách hàng, mở rộng thị trường và tối đa hóa lợi nhuận cho doanh nghiệp. 2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài Mục tiêu tổng quát của luận văn là tìm giải pháp nhằm hoàn thiện quản trị chuỗi cung ứng của Công ty TNHH Cao Hùng. Các mục tiêu cụ thể: Phân tích và đánh giá thực trạng quản trị chuỗi cung ứng của Công ty TNHH Cao Hùng. Kiến nghị một số giải pháp hoàn thiện quản trị chuỗi cung ứng của Công ty TNHH Cao Hùng trong thời gian tới.
  13. 3 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu a) Đối tượng nghiên cứu Quản trị chuỗi cung ứng của Công ty TNHH Cao Hùng. b) Phạm vi nghiên cứu Về phạm vi không gian: từ Đà Nẵng đến Tiền Giang. Về phạm vi thời gian: lấy dữ liệu sơ cấp từ khảo sát khách hàng từ tháng 5/2016 đến tháng 8/2016, lấy dữ liệu thứ cấp từ năm 2013 đến 2015. 4. Phương pháp nghiên cứu Luận văn sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính có khảo sát định lượng. Thực hiện qua hai bước đó là thu thập dữ liệu thứ cấp và thu thập dữ liệu sơ cấp. a) Thu thập dữ liệu thứ cấp Dữ liệu thu thập chủ yếu từ các báo cáo của công ty TNHH Cao Hùng giai đoạn từ năm 2013 đến năm 2015. b) Thu thập dữ liệu sơ cấp Thu thập dữ liệu sơ cấp gồm 2 phương pháp định tính và định lượng. Nghiên cứu định tính: thông qua thảo luận nhóm với các cán bộ công nhân viên hiện đang làm việc tại công ty trách nhiệm hữu hạn Cao Hùng và đại diện của nhà phân phối để xác định các nội dung quan trọng ảnh hưởng đến quản trị chuỗi cung ứng của công ty. Xây dựng bảng câu hỏi phỏng vấn dựa trên nền tảng các thông tin cần thu thập trong mô hình lý thuyết, các nghiên cứu trước đó có liên quan và thảo luận nhóm. Nghiên cứu định lượng: thực hiện thông qua khảo sát bằng bảng câu hỏi đối với khách hàng là đại lý mua hàng của công ty. Dữ liệu sau khi thu thập được sẽ được mã hóa và xử lý bằng phần mềm SPSS 20.0 để kiểm định thang đo. Phương pháp chọn mẫu là phi xác suất - lấy mẫu thuận tiện. Trước khi kiểm định thang đo tác giả tiến hành làm sạch dữ liệu, loại bỏ lỗi trong quá trình nhập liệu. Tiếp đến tác giả tiến hành đo lường độ tin cậy thang đo bằng hệ số Cronbach’s Alpha và phân tích nhân tố khám phá EFA. Cuối cùng,
  14. 4 thống kê mô tả tìm giá trị trung bình và độ lệch chuẩn của các thành phần thang đo để phân tích đánh giá của khách hàng về quản trị chuỗi cung ứng của công ty. Nghiên cứu định tính sau nghiên cứu định lượng: thông qua thảo luận nhóm với các cán bộ công nhân viên hiện đang làm việc tại công ty trách nhiệm hữu hạn Cao Hùng, dựa trên kết quả khảo sát đánh giá của khách hàng để xác định những hạn chế còn tồn tại trong quản trị chuỗi cung ứng của công ty để đưa ra các giải pháp phù hợp nhằm hoàn thiện chuỗi cung ứng của công ty TNHH Cao Hùng. 5. Kết cấu của luận văn Kết cấu luận văn gồm các mục: Phần mở đầu. Chương 1: Cơ sở lý luận về quản trị chuỗi cung ứng của doanh nghiệp. Chương 2: Phân tích thực trạng quản trị chuỗi cung ứng của Công ty TNHH Cao Hùng. Chương 3: Giải pháp hoàn thiện quản trị chuỗi cung ứng của Công ty TNHH Cao Hùng. Kết luận.
  15. 5 CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN TRỊ CHUỖI CUNG ỨNG CỦA DOANH NGHIỆP 1.1 Khái quát về chuỗi cung ứng 1.1.1 Các khái niệm liên quan Chuỗi cung ứng bao gồm tất cả các tổ chức, con người tham gia một cách trực tiếp hay gián tiếp tới việc thỏa mãn nhu cầu của khách hàng. Quản trị chuỗi cung ứng liên quan đến việc chuyển đổi các nguyên nhiên vật liệu và các thành phần thành một sản phẩm hoàn chỉnh để giao cho người tiêu dùng cuối cùng. Dưới đây là một vài định nghĩa về chuỗi cung ứng: Theo Lambert và công sự (1998), chuỗi cung ứng là sự liên kết các công ty nhằm đưa sản phẩm hay dịch vụ vào thị trường. Theo Assey Mbang Janvier-James (2012), chuỗi cung ứng là nhóm các nhà sản xuất, nhà cung cấp, nhà phân phối, nhà bán lẻ, vận chuyển, cung cấp dịch vụ quản lý thông tin và hậu cần khác được tham gia trong việc cung cấp hàng hóa cho người tiêu dùng. Một chuỗi cung ứng bao gồm cả các liên kết bên ngoài và nội bộ cho các công ty. Theo Hội đồng chuỗi cung ứng (2010), chuỗi cung ứng bao gồm mọi hoạt động liên quan đến việc sản xuất và phân phối một sản phẩm hoặc dịch vụ hoàn chỉnh, bắt đầu từ nhà cung cấp đầu tiên đến khách hàng cuối cùng. Theo Sunil Chopra và Peter Meindl (2001), chuỗi cung ứng bao gồm mọi công đoạn có liên quan trực tiếp hay gián tiếp đến việc đáp ứng nhu cầu khách hàng. Chuỗi cung ứng không chỉ gồm nhà sản xuất và nhà cung cấp mà còn nhà vận chuyển, kho, người bán lẻ và bản thân khách hàng. Theo Hồ Tiến Dũng (2009), chuỗi cung ứng là chuỗi thông tin và các quá trình kinh doanh cung cấp một sản phẩm hay một dịch vụ cho khách hàng từ khâu sản xuất và phân phối đến người tiêu dùng cuối cùng.
  16. 6 Hình 1.1: Mô hình chuỗi cung ứng điển hình (Nguồn: Hồ Tiến Dũng (2009), Quản trị điều hành) Trong mô hình chuỗi cung ứng điển hình như hình 1.1, chúng ta thấy chuỗi cung ứng đơn giản sẽ có ít thực thể tham gia, nhưng với các chuỗi cung ứng phức tạp số thực thể tham gia sẽ rất lớn. Như thế chúng ta sẽ dễ dàng nhận thấy chỉ có một nguồn tạo ra lợi nhuận duy nhất cho toàn chuỗi đó là người sử dụng cuối cùng. Khi các thành viên riêng lẻ trong chuỗi cung ứng đưa ra các quyết định kinh doanh mà không quan tâm đến các thành viên khác trong chuỗi cung ứng, sẽ dẫn đến giá bán sản phẩm cho khách hàng cuối cùng sẽ rất cao, mức phục vụ của chuỗi cung ứng thấp và nhu cầu của khách hàng tiêu dùng cuối cùng có thể sẽ giảm xuống. Cùng với các doanh nghiệp chính tham gia trong chuỗi cung ứng, có rất nhiều doanh nghiệp khác liên quan một cách gián tiếp đến chuỗi cung ứng, và họ đóng vai trò quan trọng trong việc phân phối sản phẩm đến khách hàng. Đó là các nhà cung cấp dịch vụ, như các công ty vận tải đường không, đường bộ, đường sắt và đường thủy, các công ty cung cấp hệ thống thông tin, các công ty kinh doanh kho bãi. Các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ này đặc biệt hữu ích đối với các doanh nghiệp chính tham gia trong chuỗi cung ứng, vì doanh nghiệp có thể mua sản phẩm ở nơi họ cần, các doanh nghiệp có thể phục vụ được các thị trường ở xa khu vực trung tâm, việc giao tiếp một cách hiệu quả giữa người mua và người bán giúp các doanh nghiệp tiết kiệm chi phí vận tải nội địa và quốc tế, và các doanh nghiệp phục vụ khách hàng tốt nhất với chi phí thấp nhất có thể. Trên cơ sở nghiên cứu một số khái niệm về chuỗi cung ứng, có thể kết luận rằng chuỗi cung ứng bao gồm các hoạt động có liên quan với nhau từ mua nguyên liệu, sản xuất ra sản phẩm, cung cấp cho khách hàng cuối cùng. Nói cách khác, chuỗi cung ứng của một mặt hàng là một quá trình bắt đầu từ nguyên liệu thô cho
  17. 7 tới khi tạo thành sản phẩm cuối cùng và được phân phối tới tay người tiêu dùng nhằm đạt được hai mục tiêu đó là: thiết lập mối liên kết với nhà cung cấp và khách hàng mục tiêu của doanh nghiệp vì họ là người có tác động trực tiếp đến kết quả và hiệu quả của chuỗi cung ứng. 1.1.2 Khái niệm quản trị chuỗi cung ứng Theo Assey Mbang Janvier-James (2012), quản trị chuỗi cung ứng bao gồm các thiết kế và quản lý tất cả các hoạt động liên quan đến việc tìm nguồn cung ứng và thu mua, chuyển đổi, và tất cả các hoạt động quản lý hậu cần. Nó cũng bao gồm sự phối hợp và hợp tác với các đối tác có thể là nhà cung cấp, trung gian, các nhà cung cấp dịch vụ bên thứ ba và khách hàng. Về cơ bản, quản lý chuỗi cung ứng phối hợp cung cấp và quản lý nhu cầu trong và giữa các công ty. Theo Michael Hugos (2006), quản trị chuỗi cung ứng là việc phối hợp hoạt động sản xuất, lưu kho, địa điểm và vận tải giữa các thành viên của chuỗi cung ứng nhằm mang đến cho thị trường mà bạn đang phục vụ sự kết hợp tiện ích và hiệu quả nhất. Theo Simchi-Levi và cộng sự (2000), quản lý chuỗi cung ứng đề cập đến một tập hợp các phương pháp được sử dụng để phối hợp có hiệu quả các nhà cung cấp, nhà sản xuất, kho chứa, và các cửa hàng, vì vậy hàng hóa được sản xuất và phân phối đúng số lượng, đến địa điểm chính xác, và vào đúng thời điểm, để giảm chi phí hệ thống trong khi yêu cầu cấp dịch vụ đáp ứng. Theo Đoàn Thị Hồng Vân và cộng sự (2011), quản trị cung ứng là chuỗi hoạt động phức tạp, trong đó các nhà quản trị tổ chức cung ứng các yếu tố đầu vào nhằm đảm bảo cho quá trình hoạt động của tổ chức diễn ra liên tục, nhịp nhàng và hiệu quả. Nói cách khác, quản trị cung ứng là tổng hợp các hoạt động hoạch định, tổ chức thực hiện và kiểm tra, kiểm soát toàn bộ hoạt động cung ứng của đơn vị nhằm đạt mục tiêu đề ra một cách hiệu quả nhất. Hồ Tiến Dũng (2009), quản trị chuỗi cung ứng là hoạch định, thiết kế và kiểm soát luồng thông tin và nguyên vật liệu theo chuỗi cung ứng nhằm đạt được
  18. 8 các yêu cầu của khách hàng một cách có hiệu quả ở thời điểm hiện tại và trong tương lai. 1.2 Các thành phần cơ bản trong cấu trúc chuỗi cung ứng Mô hình SCOR (Supply Chain Operations Research) của hội đồng cung ứng: Hình 1.2: Năm hoạt động chính trong quản trị chuỗi cung ứng (Nguồn: mô hình nghiên cứu hoạt động chuỗi cung ứng- SCOR, Supply chain council Inc.) Theo mô hình SCOR (Supply Chain Operations Research) 2001 của hội đồng cung ứng (Supply Chain Council) có 5 thành phần cơ bản trong cấu trúc chuỗi cung ứng: lập kế hoạch, cung ứng nguyên vật liệu, sản xuất, phân phối, thu hồi. Trong nghiên cứu của đề tài, với mục tiêu là nghiên cứu chuỗi cung ứng tại một doanh nghiệp thương mại, không sản xuất sản phẩm nên tác giả thay hoạt động sản xuất bằng hoạt động tổ chức bán hàng và sắp xếp theo trình tự thể hiện quy trình hoạt động của chuỗi cung ứng: lập kế hoạch, mua hàng và tồn kho, tổ chức bán hàng, phân phối, thu hồi. 1.2.1 Lập kế hoạch Thực hiện lập kế hoạch là quá trình cơ bản trong suốt chiều dài của chuỗi cung ứng. Mục đích của việc lập kế hoạch là cân đối nhu cầu của khách hàng với khả năng cung cấp của doanh nghiệp. Việc lập kế hoạch bao gồm kế hoạch kinh doanh, kế hoạch thu mua, kế hoạch sản xuất, kế hoạch tài chính, kế hoạch tồn kho. Để việc lập kế hoạch được thực hiện tốt thì cần phải có nguồn thông tin dự báo đáng tin cậy được cung cấp từ phòng kinh doanh, bộ phận nghiên cứu thị trường, hoặc từ những chia sẻ của khách hàng. Doanh nghiệp đánh giá các nguồn lực tổng cung và tổng nhu cầu để phát triển một kế hoạch đồng bộ hóa và tối ưu hóa sản
  19. 9 xuất, hàng tồn kho, phân phối. Điều này giúp cho doanh nghiệp phát triển một kế hoạch mà có thể đáp ứng tất cả các nhu cầu của khách hàng. Thông thường có hai phương pháp lập kế hoạch: kế hoạch theo yêu cầu từ khách hàng và kế hoạch với sự hợp tác từ khách hàng.  Kế hoạch theo yêu cầu từ khách hàng: để có thể giảm chi phí tồn kho sản phẩm, chi phí hoạt động, doanh nghiệp cần dự báo trước các nhu cầu về hàng hóa trong tương lai. Thông tin dự báo sẽ được thu thập bởi bộ phận nghiên cứu thị trường hay bộ phận bán hàng. Bộ phận này sẽ dự báo nhu cầu, phân tích thị hiếu, xu hướng tiêu dùng trong tương lai. Thông tin sẽ được chuyển cho các bộ phận khác để lập kế hoạch nhu cầu hàng hóa cung ứng cho thị trường.  Kế hoạch với sự hợp tác từ khách hàng: ngoài việc lập kế hoạch dựa trên dự báo thông tin thị trường thu thập được từ các bộ phận liên quan, công ty còn có thể đưa ra dự báo nhu cầu sản phẩm chính xác hơn nhờ sự hợp tác của khách hàng. Khách hàng cung cấp số lượng hàng hóa dự kiến sẽ đặt trong một khoảng thời gian nào đó có thể là 3 tháng 6 tháng hoặc 1 năm. Điều này giúp giảm được khâu thu thập số liệu và phân tích số liệu, tăng sự chính xác cho kế hoạch. Những dự báo này rất hữu ích đối với công ty trong việc xác định xu hướng và thị hiếu của thị trường. Kế hoạch nhu cầu sản phẩm của công ty được lập cho 1 năm nhưng trong quá trình hoạt động cần cập nhật đầy đủ và kịp thời tình hình thị trường thực tế để có thể điều chỉnh kế hoạch cho phù hợp. 1.2.2 Mua hàng và tồn kho Hoạt động mua hàng trong chuỗi cung ứng có nhiệm vụ cung cấp nguyên liệu, hàng hóa theo kế hoạch để phục vụ cho nhu cầu sản xuất hoặc bán hàng. Hoạt động mua hàng bao gồm hai nhiệm vụ chính là lựa chọn nhà cung cấp và quản lý tồn kho. Các nhà quản trị cung ứng phải chọn lựa nhà cung cấp nguyên vật liệu để phục vụ cho sản xuất. Một nhà cung cấp tốt sẽ đáp ứng được nhu cầu về chất lượng, giá cả, thời gian giao hàng, điều kiện thanh toán, dịch vụ tốt cho từng loại nguyên
  20. 10 vật liệu phục vụ cho sản xuất. Việc tìm kiếm đúng nguồn cung cấp sẽ giúp cho doanh nghiệp giảm tối đa chi phí cho nguyên vật liệu, đảm bảo sự ổn định cho những hoạt động khác có liên quan. Quản lý tồn kho cũng là một khâu quan trọng trong cung ứng nguyên vật liệu phục vụ cho sản xuất. Quản lý tồn kho được coi là hiệu quả khi nguyên vật liệu phục vụ trong sản xuất được cung cấp đúng lịch, đúng chất lượng đồng thời đảm bảo nguyên vật liệu tồn kho ở mức quy định của công ty. Việc quản lý tồn kho tốt sẽ giúp cho doanh nghiệp không bị gián đoạn trong sản xuất, có thể phòng ngừa được những rủi ro bất ngờ xảy ra. 1.2.3 Tổ chức bán hàng Đối với doanh nghiệp thương mại thì hoạt động sản xuất chính là hoạt động tổ chức bán hàng: giới thiệu sản phẩm, tư vấn khách hàng, giao dịch với khách hàng, thanh toán, thực hiện các bước chuẩn bị để chuẩn bị giao hàng cho khách hàng. Bán hàng có thể bán trực tiếp tại công ty, trung tâm giới thiệu sản phẩm, hoặc thông qua đại lý. Với đặc điểm sản phẩm của công ty là máy móc nông nghiệp thì hoạt động tổ chức bán hàng chủ yếu là thông qua hệ thống đại lý trên toàn quốc. Với đặc điểm này, sự tiếp xúc của nhân viên với khách hàng là yếu tố cực kỳ quan trọng. Thái độ phục vụ, sự chỉ dẫn tận tình, tinh thần học hỏi và kiến thức chuyên môn sẽ làm cho khách hàng cảm thấy thoải mái, tạo ấn tượng tốt với khách hàng, làm cho khách hàng trung thành với công ty. 1.2.4 Phân phối Một chuỗi cung ứng sẽ không thành công khi không có hoạt động phân phối. Nhà sản xuất luôn mong muốn hàng hóa được đưa đến tận tay khách hàng với thời gian nhanh nhất, chi phí rẻ nhất và đảm bảo chất lượng của sản phẩm. Để hoạt động phân phối đạt hiệu quả cần có sự phối hợp xuyên suốt và chặt chẽ của bộ phận bán hàng, bộ phận sản xuất, bộ phận kho vận. 1.2.5 Thu hồi
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
14=>2