intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận án Tiến sĩ Lịch sử Việt Nam: Quá trình hình thành và phát triển hệ thống giao thông ở Nam Kỳ (1862 – 1945)

Chia sẻ: Tomjerry001 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:232

58
lượt xem
12
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là quá trình hình thành và phát triển hệ thống giao thông ở Nam Kỳ (1862 – 1945), luận án nhằm phục dựng lịch sử hình thành và phát triển giao thông Nam Kỳ - một phần lịch sử Việt Nam thời thuộc Pháp trong giai đoạn 1862-1945. Trên cơ sở đó sẽ có những đánh giá, nhận xét khách quan và khoa học nhất, làm cơ sở để xác định những mặt tích cực và hạn chế cùng những tác động của hệ thống giao thông mới này đối với phát triển kinh tế, xã hội Nam Kỳ trong thời thuộc Pháp.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Lịch sử Việt Nam: Quá trình hình thành và phát triển hệ thống giao thông ở Nam Kỳ (1862 – 1945)

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH -------------------------- BÀNH THỊ HẰNG TÂM QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG GIAO THÔNG Ở NAM KỲ (1862 – 1945) LUẬN ÁN TIẾN SĨ LỊCH SỬ VIỆT NAM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH - NĂM 2021
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP HỒ CHÍ MINH -------------------------- BÀNH THỊ HẰNG TÂM QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG GIAO THÔNG Ở NAM KỲ (1862 – 1945) Chuyên ngành: Lịch sử Việt Nam Mã số: 62 22 03 13 LUẬN ÁN TIẾN SĨ LỊCH SỬ VIỆT NAM Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS. NGÔ MINH OANH TS. LÊ HỮU PHƯỚC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH – NĂM 2021
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận án là trung thực và có trích dẫn nguồn gốc rõ ràng. Các kết quả nghiên cứu trong luận án chưa từng được công bố trong bất kỳ học vị nào. Nghiên cứu sinh Bành Thị Hằng Tâm
  4. LỜI CÁM ƠN Trong suốt quá trình học tập và hoàn thành Luận án này, tôi đã nhận được sự hướng dẫn, giúp đỡ quý báu của các thầy cô, các anh chị, các em và các đồng nghiệp. Với lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc tôi xin được bày tỏ lời cảm ơn chân thành tới: Ban Giám hiệu, quý Thầy Cô giáo khoa Lịch sử, phòng Sau Đại học Trường Đại học sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh đã hướng dẫn, tạo mọi điều kiện thủ tục cho tôi trong quá trình học tập và hoàn thành Luận án. Đặc biệt, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới Thầy PGS.TS Ngô Minh Oanh và Thầy TS Lê Hữu Phước, những người Thầy đã trực tiếp hướng dẫn, góp ý, chỉnh sửa để tôi hoàn thành được Luận án này. Sự kiên nhẫn và thẳng thắn của quý Thầy đã truyền cảm hứng cho tôi và giúp tôi vượt qua những giai đoạn khó khăn nhất. Quý Thầy/Cô giáo trong Hội đồng chấm Luận án tiến sĩ cấp cơ sở, quý Thầy/Cô chấm phản biện kín đã nhận xét và đóng góp những ý kiến quí báu để luận án này hoàn chỉnh hơn. Tôi xin gửi lời cảm ơn thầy Nguyễn Văn Kết và các anh/chị làm việc tại Trung tâm lưu trữ quốc gia I và Trung tâm lưu trữ quốc gia II, Thư viện Quốc gia, các nhà nghiên cứu, … đã giúp đỡ cho tôi về mặt tài liệu, tư liệu trong suốt quá trình viết Luận án. Tôi xin cảm ơn tới Ban Giám hiệu, các đồng nghiệp Trường Cao đẳng GTVT Trung ương VI đã tạo điều kiện thuận lợi nhất để tôi hoàn thành Luận án. Cuối cùng, tôi xin dành tất cả sự yêu thương và lời cảm ơn tới gia đình, bố mẹ, các anh chị em và người thân luôn là niềm động viên mạnh mẽ giúp tôi có niềm tin và động lực hoàn thành công trình nghiên cứu này. Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 8 năm 2021 Tác giả luận án Bành Thị Hằng Tâm
  5. 1 MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU ............................................................................................................ 8 1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI ............................................................................................ 8 1.1. Lý do khoa học ................................................................................................. 8 1.2. Lý do thực tiễn ................................................................................................. 9 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU ...........................................................10 2.1. Đối tượng nghiên cứu ......................................................................................10 2.2. Phạm vi nghiên cứu .........................................................................................11 3. MỤC ĐÍCH VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU ..........................................................12 3.1. Mục đích nghiên cứu .......................................................................................12 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu .......................................................................................12 4. CƠ SỞ PHƯƠNG PHÁP LUẬN NGHIÊN CỨU .....................................................12 4.1. Cơ sở phương pháp luận. .................................................................................12 4.2. Các phương pháp nghiên cứu. ..........................................................................13 5. NGUỒN TƯ LIỆU....................................................................................................14 5.1. Tài liệu lưu trữ trong các Trung tâm Lưu trữ quốc gia .....................................14 5.2. Các công trình nghiên cứu ...............................................................................15 6. ĐÓNG GÓP CỦA LUẬN ÁN ..................................................................................16 7. CẤU TRÚC CỦA LUẬN ÁN ...................................................................................16 CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI .................17 1.1. CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CỦA TÁC GIẢ TRONG NƯỚC VỀ VÙNG ĐẤT NAM KỲ VÀ GIAO THÔNG NAM KỲ ..............................................................17 1.1.1. Các công trình nghiên cứu của tác giả trong nước về vùng đất Nam Kỳ........ 17 1.1.2. Các công trình nghiên cứu của tác giả trong nước về giao thông Nam Kỳ .... 21 1.2. CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CỦA TÁC GIẢ NƯỚC NGOÀI VỀ VÙNG ĐẤT NAM KỲ VÀ GIAO THÔNG NAM KỲ ..............................................................27 1.2.1. Các công trình nghiên cứu của tác giả nước ngoài về vùng đất Nam Kỳ ....... 27 1.2.2. Các công trình nghiên cứu của tác giả nước ngoài về giao thông Nam Kỳ .... 31 1.3. ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VỀ HỆ THỐNG GIAO THÔNG NAM KỲ VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA CẦN TIẾP TỤC NGHIÊN CỨU .........................33 1.3.1. Đánh giá tình hình nghiên cứu ...................................................................... 33
  6. 2 1.3.2. Những vấn đề luận án cần tiếp tục nghiên cứu .............................................. 34 CHƯƠNG 2. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG GIAO THÔNG Ở NAM KỲ GIAI ĐOẠN 1862 – 1918 .........................................................36 2.1. KHÁI QUÁT VỀ VÙNG ĐẤT NAM KỲ VÀ HỆ THỐNG GIAO THÔNG Ở NAM KỲ TRƯỚC NĂM 1862 ................................................................................................36 2.1.1. Điều kiện tự nhiên và đơn vị hành chính Nam Kỳ ....................................... 36 2.1.2. Hệ thống giao thông ở Nam Kỳ trước năm 1862 ......................................... 37 2.1.2.1. Giao thông đường bộ ..................................................................... 37 2.1.2.2. Giao thông đường thủy .................................................................. 39 2.2. CHÍNH SÁCH KHAI THÁC THUỘC ĐỊA VÀ XÂY DỰNG HỆ THỐNG GIAO THÔNG Ở NAM KỲ GIAI ĐOẠN 1862 -1918 .............................................................41 2.2.1. Thực dân Pháp xâm lược Nam Kỳ ............................................................... 41 2.2.2. Thiết lập bộ máy hành chính ở Nam Kỳ giai đoạn 1862 – 1918 ................... 42 2.2.3. Chính sách khai thác thuộc địa của thực dân Pháp ở Nam Kỳ ...................... 45 2.2.3.1. Chủ trương phát triển kinh tế của thực dân Pháp ở Nam Kỳ .......... 45 2.2.3.2. Các chủ trương phát triển xã hội của thực dân Pháp ở Nam Kỳ..... 48 2.2.4. Chính sách xây dựng hệ thống giao thông của Pháp ở Nam Kỳ............................ 50 2.3. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG GIAO THÔNG NAM KỲ GIAI ĐOẠN 1862 – 1918 ..............................................................................54 2.3.1. Giao thông đường thủy ................................................................................ 55 2.3.1.1. Cải tạo, đào mới kênh, rạch ở Nam Kỳ .......................................... 56 2.3.1.2. Hoạt động của hệ thống giao thông đường thủy nội địa ................. 62 2.3.1.3. Hoạt động giao thông đường biển .................................................. 63 2.3.1.4. Cơ chế quản lý giao thông đường thủy ........................................... 64 2.3.2. Giao thông đường bộ ................................................................................... 67 2.3.2.1. Xây dựng các tuyến đường bộ ........................................................ 67 2.3.2.2. Hệ thống cầu.................................................................................. 71 2.3.3. Giao thông đường sắt .................................................................................. 72 2.3.3.1. Xây dựng, quản lý, khai thác đường sắt nội đô (tramways - xe điện) Sài Gòn – Chợ Lớn ........................................................................ 73
  7. 3 2.3.3.2. Xây dựng tuyến đường sắt Sài Gòn – Mỹ Tho giai đoạn 1880 – 1883 .................................................................................................... 79 2.3.3.3. Xây dựng tuyến đường sắt Sài Gòn – Biên Hòa.............................. 83 2.3.4. Giao thông hàng không ............................................................................... 85 TIỂU KẾT CHƯƠNG 2 ...............................................................................................89 CHƯƠNG 3. HỆ THỐNG GIAO THÔNG Ở NAM KỲ GIAI ĐOẠN 1919 – 1945 .91 3.1. BỐI CẢNH LỊCH SỬ VÀ CHÍNH SÁCH XÂY DỰNG HỆ THỐNG GIAO THÔNG CỦA PHÁP Ở NAM KỲ GIAI ĐOẠN 1919 – 1945........................................91 3.1.1. Bối cảnh lịch sử........................................................................................... 91 3.1.2. Chính sách xây dựng, phát triển giao thông Nam Kỳ giai đoạn 1919 – 194596 3.2. XÂY DỰNG HỆ THỐNG GIAO THÔNG Ở NAM KỲ GIAI ĐOẠN 1919-1945 ..99 3.2.1. Giao thông đường bộ ................................................................................... 99 3.2.1.1. Xây dựng, quản lý và khai thác các tuyến giao thông đường bộ ..... 99 3.2.1.2. Phương tiện giao thông đường bộ ................................................ 102 3.2.2. Giao thông đường thủy .............................................................................. 105 3.2.2.1. Nâng cấp, cải tạo cảng Sài Gòn ................................................... 105 3.2.2.2. Nâng cấp, cải tạo hệ thông kênh, rạch ......................................... 106 3.2.3. Giao thông đường sắt ................................................................................ 109 3.2.4. Giao thông đường hàng không................................................................... 109 3.2.4.1. Sự ra đời của giao thông hàng không Nam Kỳ ............................. 110 3.2.4.2. Các quy định về tổ chức ngành hàng không ở Nam Kỳ và Đông Dương (1919 – 1939)................................................................... 112 3.2.4.3. Hệ thống sân bay và cơ sở phục vụ của hàng không ở Nam Kỳ .... 115 3.2.4.4. Quy chế tổ chức hoạt động hàng không........................................ 117 3.2.4.5. Tổ chức các tuyến bay.................................................................. 118 3.2.4.6. Cải tạo, nâng cấp sân bay Tân Sơn Nhất ..................................... 119 3.3. DIỆN MẠO GIAO THÔNG Ở NAM KỲ GIAI ĐOẠN 1919 – 1945 .................... 121 3.3.1. Diện mạo mới của giao thông đường bộ .................................................... 122 3.3.2. Ra đời một ngành vận tải mới – vận tải hàng không .................................. 124 TIỂU KẾT CHƯƠNG 3 ............................................................................................. 127
  8. 4 CHƯƠNG 4. ĐẶC ĐIỂM, TÁC ĐỘNG CỦA HỆ THỐNG GIAO THÔNG ĐẾN ĐỜI SỐNG KINH TẾ - XÃ HỘI Ở NAM KỲ (1862 - 1945) ....................................130 4.1. ĐẶC ĐIỂM PHÁT TRIỂN CỦA HỆ THỐNG GIAO THÔNG Ở NAM KỲ (1862 - 1945) ............................................................................................................................ 130 4.1.1. Hệ thống giao thông mới tương đối đồng bộ, hoàn chỉnh, khai thác hiệu quả yếu tố tự nhiên để phát triển bền vững ...................................................... 130 4.1.2. Hệ thống giao thông có tốc độ hiện đại hóa nhanh ..................................... 137 4.1.2.1. Tốc độ hiện đại hóa nhờ tính vượt trội ......................................... 138 4.1.2.2. Hệ thống giao thông có tốc độ hiện đại hóa nhanh ...................... 144 4.1.3. Hệ thống giao thông mới liên kết nội vùng, với toàn lãnh thổ Việt Nam và Liên bang Đông Dương ............................................................................ 147 4.2. TÁC ĐỘNG CỦA HỆ THỐNG GIAO THÔNG ĐẾN ĐỜI SỐNG KINH TẾ - XÃ HỘI Ở NAM KỲ .......................................................................................................... 150 4.2.1. Tác động của hệ thống giao thông đối với sự phát triển kinh tế ................. 150 4.2.1.1. Xây dựng các công trình giao thông lớn, có tác dụng phát triển kinh tế - xã hội ..................................................................................... 151 4.2.1.2. Tác động từ sản xuất nông nghiệp................................................ 153 4.2.1.3. Tác động từ sản xuất công nghiệp ................................................ 158 4.2.1.4. Tác động từ kinh tế thương mại xuất – nhập khẩu ........................ 159 4.2.2. Tác động của hệ thống giao thông đến xã hội Nam Kỳ .............................. 163 4.3. MỘT SỐ BÀI HỌC KINH NGHIỆM CÓ THỂ THAM KHẢO QUA NGHIÊN CỨU VIỆC HÌNH THÀNH VÀ XÂY DỰNG HỆ THỐNG GIAO THÔNG NAM KỲ THỜI THUỘC PHÁP ...................................................................................................165 TIỂU KẾT CHƯƠNG 4 ............................................................................................. 167 KẾT LUẬN ................................................................................................................. 171 TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................................... 178 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CỦA TÁC GIẢ ....................... 186 PHỤ LỤC .................................................................................................................... 187
  9. 5 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT BOC Bulletin officiel de la Cochinchine Công báo Nam Kỳ Bulletin officiel de l’Indochine BOIF Công báo Đông Duong thuộc Pháp française GGI Gouvernement général de Phủ Toàn quyền Đông l’Indochine Dương Journal officiel de la Fédération Công báo Liên bang Đông Dương JOFI indochinoise Đông Dương JOI Journal officiel de l’Indochine Công báo Đông Dương Journal officiel de l’Indochine JOIF Công báo Đông Dưong thuộc Pháp française Moniteur du Protectorat de Tạp chí Người hướng dẫn xứ Trung- MPAT l’Annam et du Tonkin Bắc Kỳ Fonds de la Résidence supérieure RST Phông Phủ Thống sứ Bắc Kỳ du Tonkin TTLTQG I Trung tâm Lưu trữ quốc gia I TTLTQG II Trung tâm Lưu trữ quốc gia II ĐHKHXH và NV Trường ĐHKHXH và NV Nxb Nhà xuất bản Hn Hà Nội
  10. 6 CÁC BẢNG, BIỂU ĐỒ TRONG LUẬN ÁN Bảng 2.1 - Số liệu thông kê kênh/rạch được đào mới, cải tạo (1862 -1918) ................... 59 Bảng 2.2 - Số lượng phương tiện đường thủy giai đoạn 1895 – 1898 ............................. 64 Bảng 2.3 - Tổng chiều dài của 07 đoạn đường quốc lộ ở Nam Kỳ (1895) ...................... 69 Bảng 2.4 - Số lượng đường, cầu ở Nam Kỳ (1862 – 1918) ............................................ 72 Bảng 2.5 - Giá trị lợi nhuận khai thác từ năm 1898 đến 1909 ........................................ 82 Bảng 3.1 - Phát triển đường ở Đông Dương (Indochinese Road Development) ........... 101 Bảng 3.2 - Phát triển ô tô ở Đông Dương (Indochinese Automobile Development) ..... 104 Bảng 3.3 - Số lượng xe hơi phát triển tại Nam Kỳ và Đông Dương ............................. 123 Bảng 3.4 - Số liệu thống kê số lượng xe và hãng xe tại Nam Kỳ .................................. 123 Bảng 3.5 - Tình trạng các loại đường ở Nam Kỳ và Đông Dương................................ 124 Bảng 4.1 - Số liệu giá trị các sản phẩm xuất qua Cảng Sài Gòn (1914 – 1938) ............ 133 Bảng 4.2 - Phát triển ô tô ở Đông Dương (Indochinese Automobile Development) ..... 134 Bảng 4.3 - Tổng chiều dài đường có thể đi qua của từng xứ (1922 – 1936).................. 139 Bảng 4.4 - Số lượng từng loại xe ô tô ở Nam Kỳ, Trung Kỳ và Bắc Kỳ ....................... 143 Bảng 4.5 - Số lượng cầu/đường được xây dựng ở Nam Kỳ .......................................... 146 Bảng 4.6 - Phân bố vùng và năng lực sản xuất lúa (ha) ở vùng trọng điểm Tây Nam Kỳ giai đoạn 1873 – 1930................................................................................ 154 Bảng 4.7 - Số liệu thống kê Sản lượng lúa gạo, theo mùa/vụ ở các tỉnh Nam Kỳ trong 05 năm (1932 – 1937)...................................................................................... 155 Bảng 4.8 - Thống kê diện tích và sản lượng cao su ở Nam Kỳ (1920 – 1945) ........... 158 Bảng 4.9 - Khối lượng một số mặt hàng xuất khẩu của Đông Dương (1914 – 1938) .... 161 Bảng 4.10 - Giá trị hàng hóa Nam Kỳ xuất khẩu qua Cảng Sài Gòn ............................ 162 Biểu đồ 2.1 - Kết quả đào mới, nạo vét hệ thống kênh, rạch ở Nam Kỳ giai đoạn 1880 – 1929 ......................................................................................................... 61 Biểu đồ 2.2 - Tổng số km các loại đường bộ ở Nam Kỳ (1862 – 1918)........................... 70 Biểu đồ 2.3 - Hệ thống đường bộ và cầu ở Nam Kỳ giai đoạn 1862 – 1918 ................... 72 Biểu đồ 2.4 - Hệ thống đường sắt ở Nam Kỳ giai đoạn 1880 – 1918 .............................. 85 Biểu đồ 2.5 - Số lượng km và tỉ lệ giao thông ở Nam Kỳ (1862 – 1918) ......................... 88 Biểu đồ 3.1 - Chiều dài của hệ thống kênh đào ở Nam Kỳ (1880 – 1930) .................... 108
  11. 7 Biểu đồ 3.2 - Chiều dài hệ thống giao thông ở Nam Kỳ (1919 – 1945) ........................ 126 Biểu đồ 4.1 - Số km đường có thể sử dụng ở Nam Kỳ (1922 – 1936)............................ 141 Biểu đồ 4.2 - Phát triển ô tô ở Nam Kỳ tại Việt Nam (03 kỳ), năm 1937. ..................... 144 Biểu đồ 4.3 - Diện tích và sản lượng cao su ở Nam Kỳ (1920 – 1945) ....................... 158
  12. 8 PHẦN MỞ ĐẦU 1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI 1.1. Lý do khoa học Hệ thống giao thông – cơ sở hạ tầng kỹ thuật là một phần quan trọng trong cấu trúc cơ sở hạ tầng, luôn đi trước, đồng hành trong sự hình thành, tồn tại và phát triển kinh tế - xã hội của một vùng, khu vực và quốc gia. Nghiên cứu về hệ thống giao thông Nam Kỳ thời thuộc Pháp là nghiên cứu về sự hình thành, tồn tại và phát triển của hệ thống này trong quá trình xâm lược và khai thác thuộc địa của thực dân Pháp cùng những tác động của nó đến cơ sở hạ tầng, kinh tế - xã hội Nam Kỳ và Việt Nam thời cận đại. Nghiên cứu về các di sản của chế độ thuộc địa hiện nay vẫn còn nhiều ý kiến tranh luận, nhất là về hệ quả tích cực của các di sản đó. Các nhà thực dân và các nhà nghiên cứu tư bản cho rằng: họ đã có công trong việc khai hóa văn minh cho các nước thuộc địa, trong đó có đánh giá thành quả của việc xây dựng và phát triển hệ thống giao thông, nhưng bản chất hành động này chỉ nhằm một mục đích cao nhất và duy nhất là khai thác thuộc địa phục vụ lợi ích cho chính quốc. Hệ thống giao thông ở Nam Kỳ trải dài qua các địa phương, trong từng lĩnh vực và chưa được nghiên cứu một cách có hệ thống, tổng thể, toàn diện. Do vậy, đây là một khó khăn, thách thức của người thực hiện để kết quả nghiên cứu góp phần lấp khoảng trống về mặt khoa học, nhất là với nhiệm vụ của các nhà sử học. Sự phát triển hạ tầng kỹ thuật trong đó có giao thông vận tải hiện nay ở vùng Nam Bộ còn chưa tương xứng với tiềm năng, đóng góp của vùng đất này khi nơi đây vẫn đang là “vùng trũng về giao thông”. Do đó, nghiên cứu về giao thông Nam Kỳ thời thuộc Pháp là góp một góc nhìn so sánh về thực trạng giao thông hôm nay, gợi một cách nhìn, một suy nghĩ về định hướng phát triển hệ thống giao thông ở Nam Bộ hiện nay. Cũng từ kết quả nghiên cứu vấn đề trên, luận án mong muốn cung cấp nguồn tư liệu, một cách tiếp cận mới về những nội dung khoa học cụ thể như: - Sự kết nối liên tỉnh, liên vùng qua hệ thống đường sắt Sài Gòn - Chợ Lớn là trung tâm chế biến và xuất khẩu của vùng với Mỹ Tho, điểm đầu của vùng chuyên canh sản xuất lúa gạo ở Tây Nam Kỳ để phát triển sản xuất và xuất khẩu; - Cải tạo, mở rộng, hiện đại hóa hệ thống đường bộ với các loại phương tiện giao
  13. 9 thông, nhất là xe ô tô – phương tiện có năng lực vận chuyển tốt nhất phục vụ phát triển sản xuất và đời sống xã hội; - Tận dụng và khai thác hiệu quả hệ thống kênh rạch, sông ngòi của vùng châu thổ sông Mekong với tác dụng kép: thủy lợi và giao thương. Đó là cơ sở để phát triển vùng sản xuất chuyên canh lúa nước ở Tây Nam Kỳ - hệ thống giao thông thủy kết nối với trung tâm chế biến và xuất khẩu tại Sài Gòn – Chợ Lớn, góp phần làm biến đổi kinh tế - xã hội Nam Kỳ thời thuộc Pháp; - Hình thành và phát triển giao thông hàng không, góp phần hoàn chỉnh cơ cấu hệ thống giao thông hiện đại: thủy – bộ – đường sắt và hàng không; góp phần để Nam Kỳ và Đông Dương hội nhập quốc tế. Việc nghiên cứu này cũng làm rõ bản chất của việc thực dân Pháp sớm thực hiện xây dựng và phát triển hệ thống giao thông mới ở Nam Kỳ, đó là một phần quan trọng của chính sách khai thác, bóc lột thuộc địa của thực dân Pháp ở Nam Kỳ và Việt Nam. Kết quả nghiên cứu những nội dung nói trên được xác định từ chủ trương và việc ban hành chính sách và tổ chức thực thi của thực dân Pháp ở Nam Kỳ và Đông Dương giúp cho việc phục dụng quá trình hình thành và phát triển hệ thống giao thông ở Nam Kỳ (1862 – 1945) một cách xác thực, khách quan nhất. Kết quả nghiên cứu nói trên sẽ là cơ sở khoa học để đưa ra những đánh giá, nhận xét về tác động của hệ thống giao thông mới với những hệ quả tích cực và tiêu cực đã làm biến đổi diện mạo của vùng đất Nam Kỳ thời thuộc Pháp (1862 – 1945) trong lịch sử Việt Nam. 1.2. Lý do thực tiễn Lịch sử đã ghi nhận sự tồn tại và phát triển của khu vực kinh tế Nam Kỳ thời thuộc Pháp gắn liền với một hệ thống giao thông là cầu nối cho các hoạt động kinh tế, xã hội, gắn kết các thành phần kinh tế, các nguồn lực với nhau trong quá trình phát triển và hội nhập của vùng đất này. Việc hình thành và phát triển hệ thống giao thông Nam Kỳ thời thuộc Pháp đã để lại một số kinh nghiệm lịch sử cho việc xây dựng, phát triển và hoàn thiện hệ thống giao thông vùng Nam Bộ hiện nay. Một số bài toán của hiện tại rất cần tham khảo cách giải quyết từ thực tiễn xây dựng hệ thống giao thông Nam Kỳ xưa. Một trong những kinh nghiệm cần lưu ý từ lịch sử xây dựng giao thông Nam Kỳ thời thuộc Pháp là:
  14. 10 - Triệt để khai thác ưu thế, thuận lợi mà điều kiện tự nhiên mang lại để phát triển bền vững; - Nhanh chóng áp dụng tiến bộ khoa học – kỹ thuật để hiện đại hóa cơ sở hạ tầng kỹ thuật để có động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội; - Tận dụng lợi thế địa - chính trị của vùng, của khu vực Nam Kỳ, nhất là của Sài Gòn – trung tâm giao thương, kinh tế - xã hội quan trọng. Trong thực tế, không nhiều các công trình nghiên cứu về lịch sử giao thông Việt Nam nói chung, nhất là nghiên cứu về hệ thống giao thông Nam Kỳ thời Pháp thuộc dưới góc độ lịch sử kinh tế - xã hội. Do đó, nguồn tài liệu/tư liệu được khai thác, công bố thuộc lĩnh vực nghiên cứu này cũng không nhiều hoặc đơn lẻ. Do vậy, để thực hiện đề tài này, nguồn sử liệu chính sẽ được khai thác là tài liệu lưu trữ của chính quyền Pháp ở Nam Kỳ, Đông Dương và chính quốc. Như vậy, kết quả nghiên cứu sẽ có tính xác thực cao, góp phần phục dựng chính xác lịch sử hình thành và phát triển hệ thống giao thông Nam Kỳ đúng với bản chất vốn có của nó. Với những lý do trên, Nghiên cứu sinh đã chọn đề tài Quá trình hình thành và phát triển hệ thống giao thông ở Nam Kỳ (1862 – 1945) làm đề tài nghiên cứu của luận án. 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU 2.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận án là Quá trình hình thành và phát triển hệ thống giao thông ở Nam Kỳ từ năm 1862 đến năm 1945 dưới góc độ sử học. Các nội dung cụ thể gồm: - Bối cảnh lịch sử và những yếu tố tác động đến quá trình hình thành và phát triển hệ thống giao thông ở Nam Kỳ; - Quá trình hình thành và phát triển hệ thống giao thông ở Nam Kỳ của các loại hình giao đường thủy, đường bộ, đường sắt và đường hàng không; - Những thành tựu và hạn chế của hệ thống giao thông ở Nam Kỳ thời thuộc Pháp giai đoạn 1862 - 1945; - Tác động của hệ thống giao thông đối với đời sống kinh tế, xã hội ở Nam Kỳ giai đoạn 1862 - 1945.
  15. 11 2.2. Phạm vi nghiên cứu Luận án nghiên cứu Quá trình hình thành và phát triển hệ thống giao thông ở Nam Kỳ (1862 – 1945) có phạm vi nghiên cứu được xác định cụ thể như sau: - Phạm vi không gian: Nam Kỳ thời thuộc Pháp; - Nội dung nghiên cứu cụ thể: Sự hình thành và xây dựng giao thông đường bộ, đường thủy, đường sắt và đường hàng không do thực dân Pháp thực hiện ở Nam Kỳ giai đoạn từ 1862 – 1945; - Phạm vi thời gian nghiên cứu: Từ năm 1862 đến năm 1945 + Mốc mở đầu: năm 1862, là thời điểm thực dân Pháp chính thức chiếm đóng 03 tỉnh miền Đông Nam Kỳ và bước đầu cải tạo, xây dựng hệ thống giao thông ở Nam Kỳ; + Mốc kết thúc: năm 1945, thời điểm chấm dứt chế độ cai trị hơn 80 năm của thực dân Pháp ở Nam Kỳ và Việt Nam. Thời gian nghiên cứu trong Luận án này được chia hai giai đoạn: - Giai đoạn thứ nhất: từ năm 1862 - 1918 Đây là giai đoạn hình thành và phát triển hệ thống đường giao thông Nam Kỳ trong Chương trình khai thác thuộc địa lần thứ I của thực dân Pháp. Giao thông đường bộ, đường thủy, đường sắt ở Nam Kỳ lúc này được xây dựng một cách ồ ạt nhằm phục vụ ngay cho yêu cầu quân sự (tiếp tục xâm lược và bình định), khai thác tài nguyên và vận chuyển hàng hóa về chính quốc. - Giai đoạn thứ hai: từ năm 1919 - 1945 Sau khi Chiến tranh thế giới lần thứ I kết thúc, thực dân Pháp ở Nam Kỳ và Đông Dương tiến hành Chương trình khai thác thuộc địa lần thứ II (1919 - 1929) cho đến khi Cách mạng tháng Tám thành công, xóa bỏ ách thống trị của thực dân Pháp hơn 80 năm trên đất nước Việt Nam. Tuy nhiên trong thực tế, từ năm 1940 - 3/1945, phát xít Nhật vào Việt Nam và cùng thực dân Pháp thực hiện chế độ “cộng trị”. Hệ thống giao thông ở Nam Kỳ, Việt Nam và Đông Dương trong giai đoạn này không có những công trình xây dựng và phát triển lớn, mà chủ yếu dùng để khai thác năng lực vận chuyển có sẵn nhằm mục đích vơ vét tài nguyên, vật lực phục vụ cho nhu cầu của thực dân Pháp và đặc biệt là phục vụ cho phát
  16. 12 xít Nhật mặc dù trên danh nghĩa thực dân Pháp vẫn cố gắng duy trì quyền lực của mình cho đến trước cách mạng tháng Tám năm 1945 thành công. 3. MỤC ĐÍCH VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU 3.1. Mục đích nghiên cứu Nghiên cứu Quá trình hình thành và phát triển hệ thống giao thông ở Nam Kỳ (1862 – 1945), luận án nhằm phục dựng lịch sử hình thành và phát triển giao thông Nam Kỳ - một phần lịch sử Việt Nam thời thuộc Pháp trong giai đoạn 1862-1945. Trên cơ sở đó sẽ có những đánh giá, nhận xét khách quan và khoa học nhất, làm cơ sở để xác định những mặt tích cực và hạn chế cùng những tác động của hệ thống giao thông mới này đối với phát triển kinh tế, xã hội Nam Kỳ trong thời thuộc Pháp. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Để đạt được mục đích trên, luận án tập trung giải quyết những nhiệm vụ sau: - Làm rõ chính sách khai thác thuộc địa nói chung và những chính sách cụ thể gắn với việc phát triển hệ thống giao thông của thực dân Pháp ở Nam Kỳ trong giai đoạn 1862 - 1945; - Phục dựng quá trình hình thành và phát triển hệ thống giao thông Nam Kỳ thời thuộc Pháp thông qua các hoạt động quản lý nhà nước, đầu tư xây dựng và khai thác hệ thống giao thông mới phục vụ hoạt động khai thác thuộc địa của Thực dân Pháp ở Nam Kỳ và Đông Dương; - Đánh giá sự tác động của hệ thống giao thông mới ở Nam Kỳ đối với sự phát triển kinh tế - xã hội ở Nam Kỳ, Việt Nam và Đông Dương; - Xác định những mặt tích cực và hạn chế từ quá trình hình thành, phát triển hệ thống giao thông Nam Kỳ từ đó rút ra một số kinh nghiệm lịch sử cho quá trình xây dựng và phát triển hệ thống giao thông cho vùng Nam Bộ và Việt Nam hiện nay. 4. CƠ SỞ PHƯƠNG PHÁP LUẬN NGHIÊN CỨU 4.1. Cơ sở phương pháp luận. Luận án xác định Phương pháp luận nghiên cứu là phương pháp luận của Chủ nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh về phát triển kinh tế1 làm cơ sở của quá trình 1 Tư tưởng Hồ Chí Minh về kinh tế là một bộ phận hợp thành của tư tưởng Hồ Chí Minh tạo thành một thể thống nhất của kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, đạo đức và con người. Nguồn: https://kinhtetrunguong.vn/web/guest/ ;
  17. 13 nghiên cứu hệ thống giao thông ở Nam Kỳ từ năm 1862 đến 1945. Bởi khi xem xét hiện tượng lịch sử, không chỉ đặt đối tượng nghiên cứu vào không gian và thời gian cụ thể mà còn phải có cái nhìn biện chứng, khách quan, khoa học và kế thừa về đối tượng đó. Có như vậy, những vấn đề đặt ra trong luận án sẽ được làm sáng tỏ trong mối liên hệ và phát triển khách quan như nó đã tồn tại. 4.2. Các phương pháp nghiên cứu. Để thực hiện luận án, các phương pháp chuyên ngành được áp dụng như: phương pháp lịch sử, phương pháp logic, phương pháp phân tích – tổng hợp… Các phương pháp nghiên cứu được áp dụng cụ thể như sau: Phương pháp chuyên ngành: Thứ nhất, Phương pháp lịch sử Đây là phương pháp nghiên cứu được sử dụng chủ yếu trong luận án. Để thực hiện phương pháp này, hướng nghiên cứu chủ yếu là xác định quá trình hình thành, xây dựng và phát triển hệ thống giao thông Nam Kỳ thời Pháp thuộc thông qua các chi tiết thông tin được ghi nhận một cách khách quan, có tính xác thực cao trong tài liệu lưu trữ do chính quyền thực dân Pháp ở Nam Kỳ, Đông Dương và chính quốc ban hành. Từ cơ sở dữ liệu có giá trị sử liệu đó, xác định bối cảnh hình thành, chủ trương chính sách, quá trình triển khai thực hiện xây dựng quản lý và khai thác hệ thống giao thông Nam Kỳ thời thuộc Pháp. Trên cơ sở kết quả nghiên cứu có được sẽ góp phần phục dựng một phần lịch sử của Nam Kỳ giai đoạn 1862 – 1945, xác định rõ bản chất phục vụ hoạt động khai thác, bóc lột tài nguyên của thực dân Pháp ở Nam Kỳ thông qua hoạt động xây dựng và phát triển hệ thống giao thông mới tại xứ thuộc địa này. Thứ hai, Phương pháp lôgic Phương pháp này được sử dụng trong luận án để xem xét quá trình hình thành và phát triển hệ thống giao thông ở Nam Kỳ trong chính sách khai thác thuộc địa của thực dân Pháp ở Đông Dương nói chung và Nam Kỳ nói riêng; rút ra quy luật và bản chất của quá trình hình thành và phát triển hệ thống giao thông ở Nam Kỳ trong chính sách xâm lược của Pháp ở Việt Nam. https://tulieuvankien.dangcongsan.vn/c-mac-angghen-lenin-ho-chi-minh/ho-chi-minh/nghien-cuu-hoc-tap-tu-tuong/tu-tuong-ho- chi-minh-ve-phat-trien-kinh-te-khong-ngung-nang-cao-doi-song-cua-nhan-dan-2091
  18. 14 Thứ ba, Phương pháp phân tích và tổng hợp Phương pháp này được sử dụng để nghiên cứu, phân tích các tài liệu lưu trữ của chính quyền Pháp ở Nam Kỳ, Đông Dương và chính quốc nhằm xác định những vấn đề có nội dung liên quan đến quá trình xây dựng và phát triển hệ thống giao thông ở Nam Kỳ; xác định cơ sở lý luận về cơ sở hạ tầng, cơ sở hạ tầng kỹ thuật và vai trò của hệ thống giao thông trong việc thực hiện mục đích khai thác thuộc địa của thực dân Pháp ở Nam Kỳ, Việt Nam. Từ những sử liệu có được qua nghiên cứu tài liệu lưu trữ, luận án có thể phục dựng được một phần lịch sử Nam Kỳ, xác định rõ bản chất của việc thực dân Pháp xây dựng và phát triển hệ thống giao thông ở vùng đất này và trên toàn cõi Đông Dương. Ngoài ra, luận án còn sử dụng các phương pháp nghiên cứu liên ngành khác như Kinh tế và kinh tế phát triển để xác định mối quan hệ và sự tác động của hệ thống giao thông mới đến sự phát triển cơ sở hạ tầng, đời sống kinh tế - xã hội ở Nam Kỳ thời thuộc Pháp; Phương pháp xã hội học – kinh tế học để làm rõ mối quan hệ giữa phát triển sản xuất với lưu thông hàng hóa, những tác động của hệ thống giao thông mới do thực dân Pháp đến hoạt động sản xuất – phân phối – lưu thông hàng hóa trong đời sống xã hội thuộc địa ở Nam Kỳ thời thuộc Pháp. 5. NGUỒN TƯ LIỆU Luận án được thực hiện trên cơ sở nghiên cứu, khai thác các nguồn tài liệu sau: 5.1. Tài liệu lưu trữ trong các Trung tâm Lưu trữ quốc gia - Tại Trung tâm Lưu trữ quốc gia I (Hà Nội): Bulletin official de la Cochinchine (BOC), Journai official de l’Indochine, Journal officiel de l’Indochine française (JOIF), Phông Sở tài chính Đông Dương, Niên giám Đông Dương; - Tại Trung tâm Lưu trữ quốc gia II (Tp. HCM): Phông Phủ Thống đốc Nam Kỳ, Công báo Nam Kỳ, Sách bổ trợ, Bộ sưu tập hình ảnh, phông Phủ Thống đốc Nam Kỳ và Bộ sưu tập Bản đồ thời kỳ Pháp và Mỹ ngụy. Tất cả các tài liệu lưu trữ khai thác từ các Trung tâm Lưu trữ quốc gia nói trên đều là bản gốc văn bản hành chính (sắc lệnh của Tổng thống Pháp, nghị định, công văn…) của các cấp chính quyền thực dân Pháp ở chính quốc, Đông Dương và Việt Nam, nhất là ở Nam Kỳ. Các văn bản này có nội dung về chính sách quản lý, quy hoạch, tổ chức xây
  19. 15 dựng, khai thác hệ thống đường bộ, đường sắt, đường thủy và đường hàng không trong thời kỳ thực dân Pháp cai trị Nam Kỳ và Đông Dương. Do vậy, những tài liệu này phản ánh một cách chính xác nhất toàn bộ hoạt động xây dựng, khai thác, phát triển hệ thống giao thông Nam Kỳ thời thuộc Pháp. Đó là nguồn sử liệu chính dùng để nghiên cứu thực hiện luận án. Những tài liệu lưu trữ (thông tin cấp I) có ngôn ngữ chủ yếu bằng tiếng Pháp. Nguồn sử liệu này có độ xác thực cao về những hoạt động quản lý, điều hành của chính quyền cai trị trong đó có hoạt động công chính sẽ góp phần tái hiện một cách chính xác trong hoạt động xây dựng, quản lý và phát triển hệ thống giao thông ở Nam Kỳ, Việt Nam và Đông Dương. Những nội dung khai thác được từ nguồn sử liệu này minh chứng rõ nhất về những hoạt động quản lý, điều hành của chính quyền thực dân Pháp tại Nam Kỳ và Đông Dương. Đó là cơ sở đảm bảo tính khoa học của thông tin về hoạt động và những chuyển biến cụ thể của hệ thống giao thông ở Nam Kỳ, Việt Nam và Đông Dương giai đoạn 1862 – 1945, nhất là trong thời kỳ thực dân Pháp thực hiện hai Chương trình khai thác thuộc địa (1897 - 1914 và 1919 – 1929) mà luận án cần làm rõ. Đặc biệt, từ việc khai thác tài liệu lưu trữ của chính quyền thực dân Pháp – đối tượng trực tiếp thực hiện chủ trương chính sách, việc hoạch định, quản lý và điều hành chế độ cai trị ở Nam Kỳ và Đông Dương giai đoạn này để thực hiện luận án sẽ góp phần phản ánh một cách khách quan Quá trình hình thành và phát triển hệ thống giao thông ở Nam Kỳ (1862 – 1945). Đó là một phần lịch sử quan trọng của một vùng đất có nhiều tiềm năng phát triển ngay từ trước và sau khi thực dân Pháp xác lập Nam Kỳ thuộc địa. 5.2. Các công trình nghiên cứu Để thực hiện luận án, nghiên cứu sinh cần tiếp cận, tiếp thu kết quả nghiên cứu từ các công trình sau: - Các luận án, luận văn, tham luận khoa học nghiên cứu về Nam Kỳ, Việt Nam và Đông Dương nói chung; nghiên cứu về giao thông Nam Kỳ thời Pháp thuộc nói riêng đã được công bố bằng các xuất bản phẩm (in) hay đăng/công bố trên các website của các trường đại học, học viện, viện nghiên cứu; - Lịch sử hình thành và phát triển của các hội hay hiệp hội nghề nghiệp: Hàng không, Kỹ thuật cầu đường, Ô tô…;
  20. 16 - Các công trình nghiên cứu chuyên ngành lịch sử, xã hội học, kinh tế phát triển… đăng trên các tạp chí khoa học chuyên ngành (giấy hay điện tử) trong và ngoài nước; - Các sách chuyên khảo liên quan đến lịch sử, địa lý, chính trị, kinh tế - xã hội có nội dung về hoặc liên quan đến Nam Kỳ nói chung, về hệ thống giao thông ở Nam Kỳ và Đông Dương được xuất bản trong và ngoài nước. 6. ĐÓNG GÓP CỦA LUẬN ÁN Thực hiện đề tài Quá trình hình thành và phát triển hệ thống giao thông ở Nam Kỳ (1862 – 1945), chúng tôi mong muốn đóng góp được một số kết quả cụ thể như sau: - Trên cơ sở nguồn tư liệu mới khai thác được, luận án sẽ góp phần làm rõ chính sách đầu tư xây dựng, quản lý và phát triển giao thông mà thực dân Pháp thực hiện ở Nam Kỳ; Làm rõ vai trò và ảnh hưởng của hệ thống giao thông đối với quá trình khai thác thuộc địa của thực dân Pháp ở Nam Kỳ và Đông Dương; - Luận án có những xem xét, đánh giá mới về những hệ quả rút ra những ưu, nhược điểm của hệ thống giao thông đối với đời sống kinh tế - xã hội Nam Kỳ trong giai đoạn từ năm 1862 đến năm 1945; - Luận án sẽ góp phần hệ thống hóa và cung cấp nguồn tài liệu phong phú về quá trình xây dựng và phát triển hệ thống giao thông ở Nam Kỳ trong thời thuộc Pháp. 7. CẤU TRÚC CỦA LUẬN ÁN Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo và Phụ lục, nội dung chính của luận án được trình bày trong 04 chương như sau: Chương 1. Tổng quan tình hình nghiên cứu của đề tài Chương 2. Quá trình hình thành và phát triển hệ thống giao thông ở Nam Kỳ giai đoạn 1862-1945 Chương 3. Hệ thống giao thông ở Nam Kỳ giai đoạn 1919 – 1945 Chương 4. Đặc điểm, tác động của hệ thống giao thông đến đời sống kinh tế - xã hội ở Nam Kỳ (1862 - 1945) Kết luận Tài liệu tham khảo Danh mục các công trình nghiên cứu của luận án Phụ lục
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
9=>0