intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận án Tiến sĩ Lịch sử: Quá trình phát triển nguồn nhân lực công nghệ thông tin ở Việt Nam từ năm 1993 đến năm 2020

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:258

16
lượt xem
11
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận án Tiến sĩ Lịch sử "Quá trình phát triển nguồn nhân lực công nghệ thông tin ở Việt Nam từ năm 1993 đến năm 2020" trình bày các nội dung chính sau: Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án; Xây dựng và phát triển nguồn nhân lực công nghệ thông tin ở Việt Nam trong giai đoạn 1993 - 2005; Đẩy mạnh phát triển nguồn nhân lực công nghệ thông tin ở Việt Nam trong giai đoạn 2006 - 2020; Nhận xét về quá trình phát triển nguồn nhân lực công nghệ thông tin ở Việt Nam từ năm 1993 đến năm 2020.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Lịch sử: Quá trình phát triển nguồn nhân lực công nghệ thông tin ở Việt Nam từ năm 1993 đến năm 2020

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI BÙI THỊ BÍCH THUẬN QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC CÔNG NGHỆ THÔNG TIN Ở VIỆT NAM TỪ NĂM 1993 ĐẾN NĂM 2020 LUẬN ÁN TIẾN SĨ LỊCH SỬ HÀ NỘI – 2024
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI BÙI THỊ BÍCH THUẬN QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC CÔNG NGHỆ THÔNG TIN Ở VIỆT NAM TỪ NĂM 1993 ĐẾN NĂM 2020 Chuyên ngành: Lịch sử Việt Nam Mã số: 9.22.90.13 LUẬN ÁN TIẾN SĨ LỊCH SỬ Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS HOÀNG HẢI HÀ PGS.TS ĐÀO TUẤN THÀNH HÀ NỘI – 2024
  3. i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan công trình nghiên cứu khoa học này là kết quả nghiên cứu của cá nhân tôi. Các số liệu và tài liệu được trích dẫn trong công trình này là trung thực. Kết quả nghiên cứu này không trùng với bất cứ công trình nào đã được công bố trước đó. Tôi chịu trách nhiệm với lời cam đoan của mình. Tác giả luận án Bùi Thị Bích Thuận
  4. ii MỤC LỤC Trang MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1 1. Lý do chọn đề tài ................................................................................................1 2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ......................................................................3 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu......................................................................5 4. Nguồn tài liệu......................................................................................................5 5. Phương pháp nghiên cứu ....................................................................................6 6. Đóng góp của luận án .........................................................................................8 7. Bố cục của luận án ..............................................................................................9 CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN.........................................................................................................10 1.1. Một số khái niệm liên quan............................................................................10 1.2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án ........................................14 1.2.1. Những nghiên cứu về công nghệ thông tin và nguồn nhân lực công nghệ thông tin ở nước ngoài ........................................................................................... 14 1.2.2. Những nghiên cứu về công nghệ thông tin và phát triển nguồn nhân lực công nghệ thông tin ở Việt Nam ............................................................................ 18 1.3. Một số nhận xét và những vấn đề luận án cần nghiên cứu ............................26 1.3.1. Một số nhận xét về kết quả nghiên cứu của các công trình đã công bố liên quan đến đề tài luận án .......................................................................................... 26 1.3.2. Những vấn đề luận án cần nghiên cứu ........................................................ 27 Tiểu kết chương 1 .................................................................................................27 CHƯƠNG 2. XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC CÔNG NGHỆ THÔNG TIN Ở VIỆT NAM TRONG GIAI ĐOẠN 1993 - 2005 ..........29 2.1. Các yếu tố tác động ........................................................................................29 2.1.1. Bối cảnh thế giới và trong nước .................................................................. 29 2.1.2. Thực trạng công nghệ thông tin và phát triển nguồn nhân lực công nghệ thông tin ở Việt Nam trước năm 1993 ................................................................... 37
  5. iii 2.1.3. Chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước trong giai đoạn 1993 - 2005 ........................................................................................................................ 41 2.2. Hoạt động xây dựng, phát triển nguồn nhân lực công nghệ thông tin...........46 2.2.1. Quy hoạch..................................................................................................... 46 2.2.2. Đào tạo, bồi dưỡng trong nước ................................................................... 49 2.2.3. Thu hút, đãi ngộ ........................................................................................... 55 2.2.4. Hợp tác quốc tế ............................................................................................ 59 2.3. Kết quả ...........................................................................................................63 2.3.1. Thành tựu...................................................................................................... 63 2.3.2. Hạn chế ......................................................................................................... 66 Tiểu kết chương 2 .................................................................................................69 CHƯƠNG 3. ĐẨY MẠNH PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC CÔNG NGHỆ THÔNG TIN Ở VIỆT NAM TRONG GIAI ĐOẠN 2006 - 2020 .......................71 3.1. Các yếu tố tác động ........................................................................................71 3.1.1. Bối cảnh thế giới và trong nước .................................................................. 71 3.1.2. Chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước......................................... 79 3.2. Hoạt động đẩy mạnh phát triển nguồn nhân lực công nghệ thông tin ...........84 3.2.1. Đẩy mạnh công tác quy hoạch..................................................................... 84 3.2.2. Tăng cường đào tạo, bồi dưỡng trong nước ............................................... 88 3.2.3. Thu hút, sử dụng, đãi ngộ ............................................................................ 98 3.2.4. Đẩy mạnh hợp tác quốc tế ......................................................................... 105 3.3. Kết quả .........................................................................................................108 3.3.1. Thành tựu.................................................................................................... 108 3.3.2. Hạn chế ....................................................................................................... 113 Tiểu kết chương 3 ...............................................................................................117 CHƯƠNG 4. NHẬN XÉT VỀ QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC CÔNG NGHỆ THÔNG TIN Ở VIỆT NAM TỪ NĂM 1993 ĐẾN NĂM 2020 .........................................................................................................................119 4.1. Đặc điểm ......................................................................................................119
  6. iv 4.1.1. Nguồn nhân lực công nghệ thông tin ở Việt Nam xuất phát điểm thấp, tốc độ phát triển nhanh .............................................................................................. 119 4.1.2. Tỉ lệ nguồn nhân lực công nghệ thông tin được đào tạo chính quy tăng . 125 4.1.3. Nguồn nhân lực công nghệ thông tin ngày càng trẻ hóa .......................... 127 4.1.4. Hoạt động phát triển nguồn nhân lực công nghệ thông tin có sự khác nhau giữa cơ quan hành chính nhà nước và doanh nghiệp ......................................... 128 4.1.5. Cơ cấu giới tính và phân bố giữa các địa phương của nguồn nhân lực công nghệ thông tin chưa cân đối ................................................................................. 130 4.1.6. Nguồn nhân lực công nghệ thông tin chưa đáp ứng được yêu cầu xã hội ....131 4.2. Tác động ......................................................................................................133 4.2.1. Tác động đến cải cách hành chính nhà nước, xây dựng Chính phủ điện tử .133 4.2.2. Tác động đến kinh tế .................................................................................. 138 4.2.3. Tác động đến văn hóa, xã hội .................................................................... 147 4.2.4. Tác động đến quốc phòng và an ninh........................................................ 152 Tiểu kết chương 4 ...............................................................................................155 KẾT LUẬN ............................................................................................................157 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ ...........................................161 TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................................162
  7. v DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT STT Viết tắt Viết đầy đủ 1 CNH, HĐH Công nghiệp hóa, hiện đại hóa 2 CNXH Chủ nghĩa xã hội 3 CNTT Công nghệ thông tin 4 CNTT-TT Công nghệ thông tin - Truyền thông 5 Nxb Nhà xuất bản 6 TNHH Trách nhiệm hữu hạn 7 TT Thứ tự 8 tr Trang 9 USD Đô la Mỹ 10 USD CAD Đô la Canada 11 VNĐ Việt Nam đồng
  8. vi DANH MỤC CÁC THUẬT NGỮ VIẾT TẮT STT Viết tắt Viết đầy đủ Đường dây thuê bao số bất đối xứng (Asymmetric 1 ADSL Digital Subscriber Line) Chuyên gia kiểm định hệ thống thông tin (Certified 2 CISA Information Systems Auditor) Chuyên gia quản lý bảo mật thông tin (Certified 3 CISM Information Security Manager) 4 GDP Tổng sản phẩm quốc nội (Gross Domestic Product) 5 IT Công nghệ thông tin (Information Technology) Công nghệ thông tin và truyền thông (Information 6 ICT Communication Technology) Tổ chức Lao động quốc tế (International Labour 7 ILO Organization) Liên minh Viễn thông Quốc tế (International 8 ITU Telecommunication Union) Chuyên gia giải pháp Microsoft (Microsoft Certified 9 MCSE Solutions Expert) Vốn hỗ trợ, phát triển chính thức (Official Development 10 ODA Assistance) Chuyên gia quản lý dự án chuyên nghiệp (Project 11 PMP Management Professional) 12 R&D Nghiên cứu và phát triển (Research and Development) Diễn đàn Thương mại và Phát triển Liên hợp quốc 13 UNCTAD (United Nations Conference on Trade and Development) Chương trình phát triển Liên hợp quốc (United Nations 14 UNDP Development Programme) Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên hợp quốc 15 UNESCO (United Nations Educational, Scientific and Cultural Organization) 16 WB Ngân hàng thế giới (World Bank)
  9. vii DANH MỤC CÁC BẢNG TT Tên bảng Trang Quy hoạch phát triển nguồn nhân lực CNTT ở Việt Nam Bảng 2.1 47 trong giai đoạn 1993 - 2005 Số lượng các cơ sở đào tạo CNTT và chỉ tiêu tuyển sinh Bảng 2.2 51 từ năm 2000 đến năm 2005 Bảng 2.3 Tình hình nguồn nhân lực CNTT năm 2005 64 Quy hoạch phát triển nguồn nhân lực CNTT ở Việt Nam Bảng 3.1 84 trong giai đoạn 2006 - 2020 Số lượng trường đại học, cao đẳng, trung cấp nghề và chỉ Bảng 3.2 89 tiêu tuyển sinh ngành CNTT trong giai đoạn 2006 - 2020 Mức chi trung bình về đào tạo cán bộ chuyên trách Bảng 3.3 100 CNTT trong giai đoạn 2006 - 2020 Mức lương bình quân của lao động CNTT trong doanh Bảng 3.4 102 nghiệp công nghiệp CNTT từ năm 2008 đến năm 2020 Số lượng nhân lực CNTT trong công nghiệp CNTT Bảng 3.5 109 từ năm 2008 đến năm 2020 Xếp hạng CNTT của Việt Nam qua một số chỉ số quốc tế Bảng 3.6 115 từ năm 2007 đến năm 2020 So sánh kết quả phát triển nguồn nhân lực CNTT Bảng 4.1 122 giữa giai đoạn 1993 - 2005 và 2006 - 2020 Xếp hạng kỹ năng nguồn nhân lực CNTT của Việt Nam Bảng 4.2 132 và các nước Đông Nam Á từ năm 2002 đến năm 2017 Số lượng dịch vụ công trực tuyến được cung cấp Bảng 4.3 136 từ năm 2009 đến năm 2020 Tổng doanh thu công nghiệp CNTT Bảng 4.4 139 từ năm 2002 đến năm 2020
  10. viii DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ TT Tên biểu đồ Trang Điểm xét tuyển và chất lượng tuyển sinh đầu vào Biểu đồ 3.1 ngành CNTT của một số trường đại học, cao đẳng trên 92 địa bàn Hà Nội Mức độ đáp ứng cơ sở vật chất trong đào tạo ngành Biểu đồ 3.2 CNTT của một số trường đại học, cao đẳng trên địa 93 bàn Hà Nội Mức độ thành thạo kỹ năng mềm và ngoại ngữ của Biểu đồ 3.3 sinh viên khoa CNTT tại một số trường đại học, cao 94 đẳng trên địa bàn Hà Nội Tỉ lệ cán bộ chuyên trách CNTT trong các bộ, cơ quan Biểu đồ 3.4 ngang bộ và tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương từ 110 năm 2007 đến năm 2020 Biểu đồ 4.1 Trình độ của nguồn nhân lực CNTT năm 2020 126
  11. 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Nguồn nhân lực là năng lực nội sinh chi phối các nguồn lực khác, là “yếu tố quyết định đẩy mạnh phát triển và ứng dụng khoa học, công nghệ, cơ cấu lại nền kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng và là lợi thế cạnh tranh quan trọng nhất, bảo đảm cho phát triển nhanh, hiệu quả và bền vững” [101, tr.484]. Trong các chiến lược phát triển kinh tế - xã hội ở Việt Nam, đặc biệt thời kỳ đổi mới, yếu tố con người luôn được đặt vào vị trí trung tâm, vừa là mục tiêu, vừa là động lực của sự phát triển kinh tế, xã hội. Bước sang thế kỷ XXI, Đảng Cộng sản Việt Nam ngày càng nhận thức đúng hơn về vai trò của nguồn nhân lực. Đại hội lần thứ XI, XII và XIII của Đảng đã xác định, “phát triển nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao” [102, tr.203] là một trong ba đột phá chiến lược của đất nước. Cuối thế kỷ XX, đầu thề kỷ XXI, nền kinh tế thế giới bước sang thời kỳ phát triển mới. Trên cơ sở những thành tựu có tính đột phá về khoa học - công nghệ, kinh tế tri thức ra đời, xu thế toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế trở thành xu thế tất yếu của các quốc gia. Cách mạng công nghiệp lần thứ ba và lần thứ tư có tác động mạnh mẽ đến tất cả các nước. Thành tựu nổi bật nhất của khoa học - công nghệ trong giai đoạn này là CNTT. CNTT trở thành dòng chủ lưu mạnh trong xu thế toàn cầu hóa, tạo nên một động lực lớn trong công cuộc phát triển kinh tế, xã hội. Không một nền kinh tế phát triển nào trên thế giới mà không sở hữu một nền tảng CNTT vững chắc. Cạnh tranh về CNTT giữa các nước diễn ra vô cùng mạnh mẽ, yêu cầu phải phát triển nguồn nhân lực CNTT tương ứng, với số lượng và chất lượng ngày càng cao. Trong bối cảnh đó, Việt Nam đã ý thức được sự cần thiết phải phát triển CNTT. Năm 1993, Việt Nam có chủ trương phát triển CNTT nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế, xã hội và hội nhập quốc tế. Năm 1997, Việt Nam chính thức mở cổng quốc gia với mạng thông tin toàn cầu (Internet) và sau đó cung cấp cho người dân sử dụng. Năm 2000, Đảng Cộng sản Việt Nam chủ trương đẩy mạnh ứng dụng CNTT
  12. 2 phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước. Đây là những sự kiện có tính chất tạo bước đột phá trong phát triển CNTT ở Việt Nam. Từ năm 1993 đến năm 2020, trải qua gần 30 năm xây dựng và phát triển, CNTT có bước phát triển ngoạn mục, là một trong những lĩnh vực phát triển nhanh nhất ở Việt Nam. Năm 1993, công nghiệp CNTT bắt đầu được xây dựng [14]. Từ một ngành kinh tế nhỏ bé, chỉ đóng góp khoảng 0,5% GDP vào năm 2000 [236], công nghiệp công nghệ thông tin đã trở thành một trong những ngành kinh tế có mức tăng trưởng, năng suất lao động cao nhất, giá trị xuất khẩu lớn nhất, là ngành kinh tế mũi nhọn của đất nước và có tốc độ phát triển nhanh trong khu vực [71]. Sự phát triển này ghi nhận những nỗ lực không ngừng của Đảng, Nhà nước, các tổ chức, cá nhân khi cùng chung tay, góp sức phát triển một lĩnh vực khoa học, công nghệ, một ngành kinh tế mới ở Việt Nam, trong đó nguồn nhân lực CNTT giữ vai trò quan trọng nhất. Đảng Cộng sản Việt Nam đã xác định: “Phát triển nguồn nhân lực công nghệ thông tin là yếu tố then chốt, có ý nghĩa quyết định đối với việc ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin” [99, tr.207]. CNTT không chỉ là một lĩnh vực khoa học, công nghệ, một ngành kinh tế, mà còn là hạ tầng của hạ tầng, thúc đẩy sự phát triển các ngành kinh tế, xã hội khác [132, tr.34]. Vì vậy, phát triển nguồn nhân lực CNTT còn có ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển của tất cả các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, quốc phòng, an ninh. Tuy nhiên, xuất phát điểm từ một nước nghèo nàn, lạc hậu, nền tảng khoa học, công nghệ thấp kém nên những điều kiện cho sự phát triển CNTT ở Việt Nam còn nhiều hạn chế. Một trong những hạn chế lớn nhất là nguồn nhân lực CNTT vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu phát trển kinh tế, xã hội trong nước, chưa tạo được sự cạnh tranh mạnh mẽ trên trường quốc tế. Thực trạng phát triển nguồn nhân lực CNTT vẫn còn nhiều bất cập, từ quy hoạch, đào tạo, thu hút, đãi ngộ, sử dụng, đến số lượng, chất lượng, cơ cấu. Vấn đề phát triển nguồn nhân lực CNTT tiếp tục là bài toán lớn đối với đất nước trong giai đoạn thực hiện công cuộc chuyển đổi số hiện nay. Thực trạng đó đặt ra yêu cầu cần phải nghiên cứu đa chiều về quá trình phát triển nguồn nhân lực CNTT ở Việt Nam làm cơ sở cho các nhà hoạch định chính sách trong
  13. 3 nghiên cứu, xây dựng và ban hành chủ trương, chính sách, để nguồn nhân lực CNTT ở Việt Nam phát triển hiệu quả, đáp ứng được yêu cầu của xã hội. Việc phục dựng lại bức tranh đa chiều về phát triển nguồn nhân lực CNTT ở Việt Nam từ năm 1993 đến năm 2020, làm rõ quá trình phát triển, rút ra những thành tựu, hạn chế, đặc điểm, tác động là vấn đề có ý nghĩa lý luận và thực tiễn sâu sắc. Tuy nhiên, cho đến nay, vấn đề này chưa được nghiên cứu một cách đầy đủ và chưa được tiếp cận dưới góc độ của khoa học Lịch sử. Xuất phát từ những lý do nêu trên, chúng tôi lựa chọn vấn đề “Quá trình phát triển nguồn nhân lực công nghệ thông tin ở Việt Nam từ năm 1993 đến năm 2020” làm đề tài nghiên cứu của luận án Tiến sĩ, chuyên ngành Lịch sử Việt Nam. 2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận án là quá trình phát triển nguồn nhân lực CNTT ở Việt Nam từ năm 1993 đến năm 2020. 2.2. Phạm vi nghiên cứu - Về không gian: Luận án nghiên cứu nguồn nhân lực CNTT ở Việt Nam, tuy nhiên tập trung chủ yếu là các cơ quan trung ương (các bộ và cơ quan ngang bộ), các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và các doanh nghiệp CNTT. Bên cạnh đó, để làm rõ hơn bối cảnh tác động, các hoạt động triển khai và đánh giá, nhận xét về quá trình phát triển nguồn nhân lực CNTT ở Việt Nam, luận án có đề cập phạm vi không gian của một số quốc gia khác như các quốc gia ở Đông Nam Á, Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc... - Về thời gian: Luận án tập trung nghiên cứu từ năm 1993 đến năm 2020. Năm 1993, Nghị quyết số 49/CP ngày 04/08/1993 của Chính phủ về "Phát triển CNTT ở nước ta trong những năm 90" là sự kiện quan trọng, đánh dấu bước ngoặt trong phát triển nguồn nhân lực CNTT của Việt Nam. Đảng và Nhà nước chủ trương xây dựng các khoa CNTT đầu tiên tại các trường đại học trọng điểm của cả nước, cùng nhiều chính sách quan trọng khác, mở đầu cho quá trình xây dựng, phát triển nguồn nhân lực CNTT ở Việt Nam trong thời kỳ đổi mới.
  14. 4 Năm 2020 là năm kết thúc giai đoạn thực hiện của nhiều kế hoạch tổng thể về phát triển nguồn nhân lực CNTT ở Việt Nam được đặt ra trong: “Kế hoạch tổng thể phát triển nguồn nhân lực CNTT đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020” và Đề án “Đưa Việt Nam sớm trở thành nước mạnh về CNTT và truyền thông” của Thủ tướng Chính phủ… Luận án cũng mở rộng phạm vi thời gian nghiên cứu trước năm 1993, nhằm làm rõ bối cảnh tác động và tính tất yếu cần phát triển nguồn nhân lực CNTT ở Việt Nam trong những năm 90 của thế kỷ XX. Từ năm 1993 đến năm 2020, luận án chia làm hai giai đoạn: 1993 - 2005 và 2006 - 2020. Năm 2006, Luật Công nghệ thông tin ra đời đã chính thức luật hoá các hoạt động ứng dụng và phát triển CNTT, phát triển nguồn nhân lực CNTT ở Việt Nam. Đây cũng là năm đầu tiên Nhà nước có chủ trương phát triển mạnh các cơ sở ngoài công lập, chấp nhận cơ chế thị trường trong đào tạo đại học thuộc các ngành kỹ thuật - công nghệ, nhờ đó, hoạt động đào tạo và phát triển nguồn nhân lực CNTT có những bước phát triển cả về lượng và chất. - Về nội dung: Phạm vi nguồn nhân lực CNTT theo Quyết định số 05/2007/QĐ-BTTTT của Bộ Thông tin và Truyền thông, ngày 26/10/2007 về “Phê duyệt Quy hoạch phát triển nguồn nhân lực CNTT Việt Nam đến năm 2020” và Quyết định số 698/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, ngày 01/06/2009 về “Phê duyệt Kế hoạch tổng thể phát triển nguồn nhân lực CNTT đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020” bao gồm “nhân lực làm công tác đào tạo về CNTT, điện tử, viễn thông; nhân lực chuyên nghiệp về CNTT, điện tử, viễn thông làm trong các doanh nghiệp và công nghiệp; nhân lực cho ứng dụng CNTT của các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp; cán bộ, viên chức và mọi người dân sử dụng, ứng dụng CNTT” [159, tr.2]. Phạm vi nguồn nhân lực CNTT được đề cập ở trên rất rộng, trong khuôn khổ của luận án, chúng tôi tập trung nghiên cứu bao gồm: (1) Nhân lực CNTT, điện tử, viễn thông được đào tạo trong các trường đại học, cao đẳng và trung học chuyên nghiệp; (2) Nhân lực chuyên nghiệp về CNTT, điện tử, viễn thông trong các doanh
  15. 5 nghiệp và công nghiệp CNTT; (3) Nhân lực chuyên trách về CNTT trong các cơ quan hành chính nhà nước. Trên cơ sở đó, luận án nghiên cứu về quá trình phát triển nguồn nhân lực CNTT là tổng thể các hoạt động nhằm xây dựng, phát triển nguồn nhân lực CNTT (số lượng và chất lượng), đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế, xã hội của Việt Nam thông qua công tác quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, chính sách thu hút, đãi ngộ và hợp tác quốc tế. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích nghiên cứu Mục đích nghiên cứu của luận án là phục dựng lại được quá trình phát triển nguồn nhân lực CNTT ở Việt Nam từ năm 1993 đến năm 2020 qua các giai đoạn, đánh giá những thành tựu, hạn chế, rút ra các đặc điểm, tác động của quá trình phát triển nguồn nhân lực CNTT đến sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Luận án nhằm giải quyết các nhiệm vụ sau: Thứ nhất, từ tổng quan tình hình nghiên cứu, chỉ ra khoảng trống trong nghiên cứu và những vấn đề cần tập trung giải quyết. Thứ hai, phân tích các yếu tố tác động đến quá trình phát triển nguồn nhân lực CNTT ở Việt Nam từ năm 1993 đến năm 2020, như bối cảnh thế giới và Việt Nam; chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước; thực trạng phát triển nguồn nhân lực CNTT ở Việt Nam trước năm 1993. Thứ ba, làm rõ quá trình phát triển nguồn nhân lực CNTT ở Việt Nam từ năm 1993 đến năm 2020 trên các khía cạnh: quy hoạch; đào tạo, bồi dưỡng; thu hút, sử dụng, đãi ngộ và hợp tác quốc tế. Thứ tư, phân tích đặc điểm, đánh giá tác động của việc phát triển nguồn nhân lực CNTT từ năm 1993 đến năm 2020 đến tình hình kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, quốc phòng, an ninh của Việt Nam. 4. Nguồn tài liệu Trong quá trình nghiên cứu đề tài luận án, tác giả khai thác, sử dụng các nguồn tài liệu khác nhau:
  16. 6 - Thứ nhất, nguồn tài liệu sơ cấp: Tác giả đã khai thác, sử dụng nguồn tài liệu lưu trữ tại Trung tâm Lưu trữ Quốc gia III, gồm các hồ sơ liên quan tới quá trình ban hành, ra quyết định phê duyệt các chương trình, dự án phát triển CNTT và nguồn nhân lực CNTT của Thủ tướng Chính phủ. Bên cạnh đó là các báo cáo của Ban Chỉ đạo Chương trình Quốc gia về CNTT, của Văn phòng Chính phủ và các bộ, ngành về tình hình triển khai CNTT và phát triển nguồn nhân lực CNTT trong giai đoạn 1993 - 20071. Luận án còn sử dụng số lượng khá lớn tài liệu là các Nghị quyết, Quyết định, Chỉ thị của Bộ Chính trị, Chính phủ, Bộ Bưu chính, Viễn thông (trước năm 2007), Bộ Thông tin và Truyền thông (từ năm 2007 đến năm 2020), Bộ Giáo dục và Đào tạo… Một số bộ luật: Luật Công nghệ thông tin (năm 2006), Luật Công nghệ cao (năm 2008)... - Thứ hai, nguồn tài liệu thứ cấp: Bao gồm các tài liệu thống kê (luận án sử dụng nhiều số liệu từ “Niên giám CNTT-TT Việt Nam” của Hội Tin học thành phố Hồ Chí Minh; “Sách trắng CNTT và Truyền thông Việt Nam”, “Báo cáo chỉ số sẵn sàng cho phát triển và ứng dụng CNTT và Truyền thông Việt Nam (Vietnam ICT index)” của Bộ Thông tin và Truyền thông; các số liệu thống kê của Tổng cục Thống kê…) bên cạnh đó là các báo cáo, công trình, đề tài nghiên cứu, sách, luận án, luận văn, các bài viết trên các tạp chí, hội thảo, Internet… đây là những tài liệu tham khảo đề cập đến nhiều khía cạnh khác nhau về phát triển nguồn nhân lực CNTT, giúp luận án nghiên cứu tổng thể và chuyên sâu. 5. Phương pháp nghiên cứu Luận án được nghiên cứu dựa trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa Mác- Lênin, đặc biệt là chủ nghĩa duy vật biện chứng và duy vật lịch sử. Đồng thời, luận án dựa trên quan điểm, chủ trương của Đảng Cộng sản Việt Nam về vai trò của nguồn nhân lực và khoa học, công nghệ trong quá trình CNH, HĐH đất nước. Luận án được thực hiện thông qua việc sử dụng kết hợp nhiều phương pháp nghiên cứu đặc trưng của khoa học Lịch sử, trong đó phương pháp lịch sử và phương 1 Các tài liệu liên quan đến nguồn nhân lực CNTT từ năm 2008 đến nay chưa được các cơ quan nộp về Trung tâm lưu trữ Quốc gia III
  17. 7 pháp lôgic là hai phương pháp nghiên cứu chủ đạo. Luận án còn sử dụng các phương pháp nghiên cứu khác như: tổng hợp, thống kê, phân tích, điều tra xã hội học, phỏng vấn sâu, so sánh đối chiếu, phương pháp chuyên gia… nhằm giải quyết các nhiệm vụ nghiên cứu của luận án. Phương pháp lịch sử được sử dụng để phục dựng lại bức tranh toàn cảnh theo tiến trình lịch sử về các yếu tố tác động, các hoạt động triển khai về quá trình phát triển nguồn nhân lực CNTT ở Việt Nam từ năm 1993 đến năm 2020, dựa trên cơ sở thu thập, khảo cứu tài liệu từ các nguồn khác nhau. Phương pháp logic là được sử dụng để nghiên cứu quá trình phát triển nguồn nhân lực CNTT ở Việt Nam trong hình thức tổng quát, từ đó tìm ra bản chất, quy luật vận động của quá trình này. Đặc biệt, luận án đã sử dụng phương pháp logic để đúc rút các đặc điểm của quá trình phát triển nguồn nhân lực CNTT ở Việt Nam từ năm 1993 đến năm 2020 và tác động của quá trình đó đến chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, quốc phòng, an ninh. Phương pháp logic kết hợp với phương pháp lịch sử được sử dụng để nhằm mô tả quá trình phát triển nguồn nhân lực CNTT ở Việt Nam từ năm 1993 đến năm 2020, đồng thời tìm ra bản chất, quy luật phát triển, đánh giá kết quả, đặc điểm và tác động của quá trình đó. Phương pháp tổng hợp, thống kê để tổng hợp dữ liệu, số liệu hoạt động quy hoạch, hoạt động đào tạo, bồi dưỡng, tiền lương, mức ưu đãi và những kết quả đạt được về phát triển nguồn nhân lực CNTT. Phương pháp phân tích nhằm làm rõ quá trình phát triển nguồn nhân lực CNTT, làm rõ các số liệu được tổng hợp trong luận án. Phương pháp so sánh được sử dụng trong luận án nhằm so sánh kết quả của quá trình nhận thức, hoạt động triển khai giữa các năm, giai đoạn và giữa Việt Nam với một số quốc gia khác trong khu vực Đông Nam Á. Phương pháp chuyên gia được luận án sử dụng để khai thác các ý kiến đóng góp của các chuyên gia công nghệ thông tin, nhằm làm rõ một số khái niệm, thuật ngữ mang tính chuyên sâu về CNTT, về tác động của nguồn nhân lực CNTT. Luận án cũng sử dụng phương pháp khảo sát thực tế bằng phiếu điều tra và
  18. 8 phỏng vấn sâu để bổ sung, thẩm định, đối chiếu tư liệu, làm rõ hơn tình hình phát triển nguồn nhân lực CNTT. Tác giả luận án tiến hành khảo sát online 264 sinh viên ngành CNTT của một số trường đại học và cao đẳng trên địa bàn Hà Nội (Trường Đại học Bách khoa Hà Nội (nay là Đại học Bách khoa Hà Nội), Trường Đại học Công nghệ - Đại học Quốc gia Hà Nội, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, Trường Đại học Dân lập Phương Đông và Trường Cao đẳng Công nghệ Bách khoa Hà Nội). Đối tượng khảo sát là những sinh viên từ năm thứ ba đến năm thứ năm, nhập học từ năm 2020 trở về trước. Trong đó có 118 sinh viên năm thứ ba (chiếm 44,7%), 119 sinh viên năm thứ tư (chiếm 45%) và 27 sinh viên năm thứ năm (chiếm 10,3%). Số lượng sinh viên năm thứ năm ít hơn là do số trường đại học, cao đẳng được khảo sát đào tạo hệ kỹ sư 5 năm không nhiều. Thời gian khảo sát từ tháng 9 đến tháng 11/2022. Bên cạnh đó, tác giả luận án tiến hành phỏng vấn sâu 11 người, bao gồm 01 đại diện Cục Công nghiệp Công nghệ thông tin (Bộ Thông tin và Truyền thông), 01 đại diện Trung tâm CNTT (Bộ Khoa học và Công nghệ), 02 cán bộ chuyên trách CNTT, 02 giảng viên CNTT, 02 lao động CNTT và 03 cán bộ quản lý trong doanh nghiệp CNTT. Thời gian phỏng vấn được thực hiện chủ yếu từ tháng 9 đến tháng 10 năm 2022 và từ tháng 6 đến tháng 7 năm 2023. 6. Đóng góp của luận án - Luận án là công trình nghiên cứu có tính chuyên sâu, phục dựng một cách khách quan, khoa học bức tranh đa chiều về quá trình phát triển nguồn nhân lực CNTT ở Việt Nam từ năm 1993 đến năm 2020. Những kết quả nghiên cứu của luận án góp phần cung cấp hệ thống tri thức lịch sử về quá trình phát triển nguồn nhân lực CNTT nói riêng, góp phần làm rõ quá trình xây dựng, phát triển, đẩy mạnh CNH, HĐH và hội nhập quốc tế của Việt Nam nói chung. - Qua việc nghiên cứu hệ thống các khái niệm về nguồn nhân lực, phát triển nguồn nhân lực, CNTT, công nghệ thông tin và truyền thông, phát triển nguồn nhân lực công nghệ thông tin, luận án có ý nghĩa lý luận đối với các nhà nghiên cứu. - Về mặt tư liệu, luận án đã tập hợp, hệ thống hóa các nguồn tài liệu liên quan đến quá trình phát triển nguồn nhân lực CNTT ở Việt Nam, tổng quan được tình hình
  19. 9 nghiên cứu về CNTT và nguồn nhân lực CNTT của các tác giả trong và ngoài nước, những tư liệu này góp phần thúc đẩy hoạt động nghiên cứu về CNTT nói chung và nguồn nhân lực CNTT nói riêng. - Kết quả nghiên cứu của luận án góp phần làm rõ đặc điểm của quá trình phát triển nguồn nhân lực CNTT ở Việt Nam từ năm 1993 đến năm 2020 và tác động của quá trình đó đến tình hình chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, quốc phòng, an ninh. - Luận án chỉ ra những thuận lợi, khó khăn, thành tựu, hạn chế của nguồn nhân lực CNTT ở Việt Nam. Đó là nguồn tài liệu tham khảo cho các nhà nghiên cứu, các nhà hoạch định chính sách trong nghiên cứu, xây dựng và triển khai hoạt động để phát triển nguồn nhân lực CNTT ở Việt Nam trong thời gian tới. - Các kết quả nghiên cứu của luận án là tài liệu tham khảo trong nghiên cứu và giảng dạy Lịch sử Việt Nam hiện đại nói chung, Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam nói riêng. 7. Bố cục của luận án Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung của luận án được chia làm 4 chương: Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án Chương 2: Xây dựng và phát triển nguồn nhân lực công nghệ thông tin ở Việt Nam trong giai đoạn 1993 - 2005 Chương 3: Đẩy mạnh phát triển nguồn nhân lực công nghệ thông tin ở Việt Nam trong giai đoạn 2006 - 2020 Chương 4: Nhận xét về quá trình phát triển nguồn nhân lực công nghệ thông tin ở Việt Nam từ năm 1993 đến năm 2020
  20. 10 CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 1.1. Một số khái niệm liên quan Trên cơ sở các công trình nghiên cứu của các tác giả, tổ chức trong và ngoài nước, luận án đề cập đến một số khái niệm nhằm làm rõ thêm cơ sở lý luận có liên quan đến đề tài nghiên cứu. - Khái niệm nguồn nhân lực Hiện nay có nhiều quan niệm khác nhau về nguồn nhân lực. Theo tổ chức Chương trình phát triển của Liên hợp quốc (UNDP) cho rằng “nguồn nhân lực là tất cả những kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm, năng lực và tính sáng tạo của con người có quan hệ tới sự phát triển của mỗi cá nhân và của đất nước” [226, tr.31]. Ngân hàng thế giới (WB) cho rằng: nguồn nhân lực là toàn bộ vốn con người được thể hiện thông qua thể lực, trí lực, kỹ năng nghề nghiệp của mỗi cá nhân, có thể tham gia lao động, sản xuất một cách trực tiếp hoặc tiềm năng [228, tr.15]. Trong khi đó, Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) nêu quan niệm nguồn nhân lực theo hai nghĩa: Nghĩa rộng, nguồn nhân lực là bao gồm toàn bộ dân cư có thể phát triển bình thường, họ là nguồn cung cấp sức lao động cho sản xuất xã hội; Nghĩa hẹp, nguồn nhân lực là các nhóm dân cư trong độ tuổi lao động, là tổng thể các yếu tố thể lực và trí lực được huy động vào quá trình sản xuất xã hội [208]. Dưới góc độ kinh tế phát triển, Trần Xuân Cầu, Mai Quốc Chánh (2012) trong “Giáo trình Kinh tế nguồn nhân lực” [74] cho rằng “nguồn nhân lực là nguồn lực con người. Nguồn lực đó được xem xét ở hai khía cạnh. Trước hết, với ý nghĩa là nguồn gốc, là nơi phát sinh ra nguồn lực. Nguồn nhân lực nằm ngay trong bản thân con người... Thứ hai, nguồn nhân lực được hiểu là tổng thể nguồn lực của từng cá nhân con người. Với tư cách là một nguồn lực của quá trình phát triển, nguồn nhân lực là nguồn lực con người có khả năng sáng tạo ra của cải vật chất và tinh thần cho xã hội được biểu hiện ra là số lượng và chất lượng nhất định tại một thời điểm nhất định” [74, tr.12]. Cuốn “Giáo trình nguồn nhân lực” của Nguyễn Tiệp, cũng đồng nhất với quan điểm trên, tuy nhiên tác giả còn cho rằng, trong nền kinh tế hiện đại, nguồn nhân lực nên được nhìn nhận ở phạm vi rộng lớn hơn, bao gồm các nội dung
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
6=>0