Giáo trình Kế toán nhà hàng - khách sạn (Nghề: Kế toán doanh nghiệp - Trình độ: Trung cấp) - Trường CĐ Kinh tế - Kỹ thuật Bạc Liêu
lượt xem 17
download
"Giáo trình Kế toán nhà hàng - khách sạn (Nghề: Kế toán doanh nghiệp - Trình độ: Trung cấp) - Trường CĐ Kinh tế - Kỹ thuật Bạc Liêu" bao gồm các bài học về: Kế toán hoạt động kinh doanh khách sạn; Kế toán hoạt động kinh doanh nhà hàng; Báo cáo tài chính. Mời các bạn cùng tham khảo giáo trình.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Giáo trình Kế toán nhà hàng - khách sạn (Nghề: Kế toán doanh nghiệp - Trình độ: Trung cấp) - Trường CĐ Kinh tế - Kỹ thuật Bạc Liêu
- UỶ BAN NHÂN DÂN TÌNH BẠC LIÊU TRÖÔØNG CAO ĐẲNG KINH TEÁ – KYÕ THUAÄT BÀI GIẢNG MÔN: KẾ TOÁN NHÀ HÀNG – KHÁCH SẠN NGHỀ: KẾ TOÁN DOANH NGHIỆP TRÌNH ĐỘ: TRUNG CẤP Bạc Liêu, năm 2019 (TÀI LIỆU LƯU HÀNH NỘI BỘ) 0
- MỤC LỤC Trang Bài mở đầu: Tổ chức công tác kế toán trong nhà hàng - khách sạn 4 1. Đặc điểm hoạt động kinh doanh nhà hàng - khách sạn và nhiệm vụ kế toán 4 1.1. Đặc điểm và phân loại hoạt động kinh doanh nhà hàng - khách sạn 4 1.2. Nhiệm vụ kế toán hoạt động kinh doanh nhà hàng - khách sạn 6 2. Đặc điểm tổ chức hoạt động kinh doanh nhà hàng - khách sạn 6 2.1. Các mô hình tổ chức hoạt động kinh doanh nhà hàng - khách sạn 6 2.2. Phân cấp quản lý hoạt động kinh doanh nhà hàng - khách sạn 7 3. Tổ chức công tác kế toán trong doanh nghiệp nhà hàng - khách sạn 7 3.1. Yêu cầu tổ chức công tác kế toán 7 3.2. Các mô hình tổ chức công tác kế toán 7 CÂU HỎI ÔN TẬP 9 Bài 1. Kế toán hoạt động kinh doanh nhà hàng 10 1. Kế toán chi phí hoạt động kinh doanh nhà hàng 10 1.1. Chi phí và giá thành sản phẩm trong hoạt động kinh doanh nhà hàng 10 1.1.1. Chi phí kinh doanh nhà hàng 10 1.1.2. Giá thành sản phẩm 11 1.1.3. Đối tượng và phương pháp tập hợp chi phí 11 1.2. Kế toán chi phí kinh doanh nhà hàng 12 1.2.1 Lập chứng từ 12 1.2.2 Sổ kế toán 23 1.3. Tính giá thành sản phẩm 23 1.3.1. Đối tượng và kỳ tính giá thành 23 1.3.2. Các phương pháp tính giá thành sản phẩm trong HĐKD nhà hàng 24 1.3.3. Kế toán tổng hợp chi phí giá thành 24 1.4. Kế toán chi phí bán hàng, chi phí quản lí doanh nghiệp 30 1.4.1. Kế toán chi phí bán hàng 30 1.4.2. Kế toán chi phí quản lýdoanh nghiệp 35 2. Kế toán doanh thu hoạt động kinh doanh nhà hàng 40 2.1. Những qui định chung về kế toán doanh thu hoạt động kinh doanh nhà hàng 40 2.1.1. Kế toán ghi nhận doanh thu kinh doanh nhà hàng 40 2.1.2 Những qui định chung về kế toán doanh thu kinh doanh nhà hàng 41 2.2. Kế toán doanh thu hoạt động kinh doanh nhà hàng 41 1
- 2.2.1 Lập chứng từ 41 2.2.2 Sổ kế toán 44 3. Kế toán kết quả hoạt động kinh doanh nhà hàng 49 3.1 Nội dung, phương pháp xác định kết quả hoạt động kinh doanh nhà hàng 49 3.1.1 Nội dungkết quả hoạt động kinh doanh nhà hàng 49 3.1.2. Phương pháp xác định kết quả hoạt động kinh doanh nhà hàng 49 3.2 Kế toán kết quả hoạt động kinh doanh nhà hàng 49 3.2.1 Lập chứng từ 49 3.2.2 Sổ kế toán 50 CÂU HỎI ÔN TẬP VÀ BÀI TẬP 56 Bài 2. Kế toán hoạt động kinh doanh khách sạn 61 1. Kế toán chi phí hoạt động kinh doanh khách sạn 61 1.1. Chi phí và giá thành sản phẩm trong hoạt động kinh doanh khách sạn 61 1.1.1. Chi phí kinh doanh khách sạn 61 1.1.2. Giá thành sản phẩm 62 1.1.3. Đối tượng và phương pháp tập hợp chi phí 62 1.2. Kế toán chi phí kinh doanh khách sạn 63 1.2.1 Lập chứng từ 63 1.2.2 Sổ kế toán 66 1.3. Tính giá thành sản phẩm 66 1.3.1. Đối tượng và kỳ tính giá thành 66 1.3.2. Các phương pháp tính giá thành sản phẩm trong HĐKD khách sạn 66 1.4. Kế toán chi phí bán hàng, chi phí quản lí doanh nghiệp 70 1.4.1. Kế toán chi phí bán hàng 70 1.4.2. Kế toán chi phí quản lý doanh nghiệp 73 2. Kế toán doanh thu hoạt động kinh doanh khách sạn 76 2.1. Những qui định chung về kế toán doanh thu HĐKD khách sạn 76 2.1.1. Kế toán ghi nhận doanh thu kinh doanh khách sạn theo VAS 14 76 2.1.2 Những qui định chung về kế toán doanh thu kinh doanh khách sạn 76 2.2. Kế toán doanh thu hoạt động kinh doanh khách sạn 77 2.2.1 Lập chứng từ 78 2.2.2. Phương pháp kế toán doanh thu HĐKD 78 2.2.3 Sổ kế toán 78 3. Kế toán kết quả hoạt động kinh doanh khách sạn 79 2
- 3.1 Nội dung, phương pháp xác định kết quả hoạt động kinh doanh khách sạn 79 3.1.1 Nội dungkết quả hoạt động kinh doanh khách sạn 79 3.1.2. Phương pháp xác định kết quả hoạt động kinh doanh khách sạn 79 3.2 Kế toán kết quả hoạt động kinh doanh khách sạn 79 3.2.1 Lập chứng từ 79 3.2.2. Phương pháp kế toán 80 3.2.2 Ghi sổ kế toán 81 CÂU HỎI ÔN TẬP VÀ BÀI TẬP 92 Bài 3: Báo cáo tài chính 96 1. Phương pháp lập bảng cân đối kế toán 96 1.1 Những nguyên tắt cơ bản lập bảng cân đối kế toán 96 1.2 Cơ sở và phương pháp lập BCĐKT 97 2. Phương pháp lập báo cáo kết quả kinh doanh 101 2.1 Những nguyên tắt cơ bản lập báo cáo kết quả kinh doanh 101 2.2. Cơ sở và phương pháp lập BCKQHĐKD 101 3. Phương pháp lập báo cáo lưu chuyển tiền tệ 102 3.1 Những nguyên tắt cơ bản lập bảng cân đối kế toán 102 3.2. Nội dung và phương pháp lập báo cáo lưu chuyển tiền tệ 104 4. Phương pháp lập Thuyết minh báo cáo tài chính 106 4.1 Những nguyên tắt cơ bản thuyết minh báo cáo tài chính 106 4.2. Cơ sở và phương pháp lập thuyết minh báo cáo tài chính. 106 Bài 4: Thực hành tổng hợp 123 TÀI LIỆU THAM KHẢO 133 3
- Bài mở đầu TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN TRONG NHÀ HÀNG – KHÁCH SẠN Kinh doanh nhà hàng – khách sạn là ngành kinh doanh tổng hợp, bao gồm nhiều hoạt động khác nhau khá phong phú. Tổ chức công tác kế toán trong nhà hàng - khách sạn có những đặc điểm tương tự như các doanh nghiệp kinh doanh khác cho nhiệm vụ kế toán nhưng cũng có một số nghiệp vụ đặc thù riêng gắn liền với các hoạt động phong phú, đa dạng của doanh nghiệp. Mục tiêu: - Trình bày được khái quát đặc điểm, nội dung công tác kế toán trong doanh nghiệp kinh doanh nhà hàng – khách sạn. - Xác định được các nội dung cần thực hiện trong tổ chức công tác kế toán doanh nghiệp kinh doanh nhà hàng – khách sạn. Nội dung: 1. Đặc điểm hoạt động kinh doanh nhà hàng - khách sạn và nhiệm vụ kế toán 1.1. Đặc điểm và phân loại hoạt động kinh doanh nhà hàng - khách sạn 1.1.1.1. Đặc điểm hoạt động kinh doanh nhà hàng - khách sạn a. Đặc điểm hoạt động kinh doanh nhà hàng - Khái niệm + Nhà hàng là loại hình kinh doanh các sản phẩm ăn uống nhằm thu hút lợi nhuận, phục vụ nhiều đối tượng khách khác nhau và phục vụ theo nhu cầu của khách với nhiều loại hình khác nhau. + Hoạt động kinh doanh nhà hàng là hoạt động sản xuất và tiêu thụ ngay sản phẩm ăn uống. - Đặc điểm hoạt động kinh doanh nhà hàng: + Sản phẩm sản xuất theo yêu cầu của khách hàng. + Hoạt động kinh doanh vừa sản xuất chế biến vừa tiêu thụ sản phầm chế biến ra và vừa có yếu tố phục vụ trong quá trình tiêu thụ. + Chu lỳ chế biến trong hoạt động nhà hàng thường ngắn không có sản phẩm dở dang cuối kỳ nên thường không áo dụng các phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ. + Nguyên vật liệu dùng trong chế biến có thể xuất dùng từ kho nhưng thông thường được mua và đưa ngay vào chế biến ngay. + Sản phẩm kinh doanh của nhà hàng gồm 2 loại: Sản phẩm tự chế là do nhà hàng tự chế biến (thức ăn,..); Hàng hóa chuyển bán là hàng hóa mua sẵn về để bán cho khách như rượu bia, nước khoáng, bánh kẹo… + Ở nhà hàng lao động thủ công là chủ yếu, nhưng có tay nghề cao đặc biệt là khâu chế biến. 4
- + Doanh thu của nhà hàng phụ thuộc vào nhu cầu ăn uống của từng khách hàng, của từng bữa ăn. b. Đặc điểm hoạt động kinh doanh khách sạn - Khái niệm: + Khách sạn là những công trình kiến trúc kiên cố, có nhiều tầng, có nhiều phòng ngủ được trang bị sẵn các thiết bị đồ đạc tiện nghi, dụng cụ chuyên dùng nhằm mục đích kinh doanh các dịch vụ lưu trú, phục vụ ăn uống và các dịch vụ bổ sung khác. + Hoạt động kinh doanh khách sạn là hoạt động kinh doanh nhằm mục đích sinh lời bằng việc cung cấp các dịch vụ cho thuê phòng nghỉ, kết hợp với dịch vụ ăn uống, vui chơi giải trí, bán hàng và các dịch vụ khác cho khách. + Hoạt động kinh doanh khách sạn gồm: Hoạt động kinh doanh: nhà hàng, quầy bar, shop bán hàng lưu niệm. Hoạt động phục vụ: cho thuê phòng nghỉ, dịch vụ đi kèm như giặt ủi, karaoke, massage, vũ trường,.. - Đặc điểm hoạt động kinh doanh khách sạn + Hoạt động kinh doanh khách sạn chủ yếu là cho thuê buồng ngủ, bên cạnh đó còn có thể kết hợp nhiều hoạt động khác như dịch vụ giặt là, nhà hàng, massage, vũ trường, bán hàng lưu niệm… + Các hoạt động trong khách sạn khá phong phú, có những hoạt động có thể có những sản phẩm dỡ dang cuối kỳ, có những hoạt động không có những sản phẩm dỡ dang cuối kỳ. Hoạt động cho thuê buồng ngủ có có thể có những sản phẩm dỡ dang cuối kỳ khi khách nghỉ từ kỳ này sang kỳ khác, các chi phí phục vụ đã phát sinh nhưng khách hàng chưa thanh toán , khách sạn vẫn chưa hoàn tất việc phục vụ khách và chưa xác định doanh thu. + Đối với hoạt động kinh doanh khách sạn, chi phí khấu hao TSCĐ thường lớn vì khách sạn thường đầu tư nhiều vào nội thất khách sạn, trang bị nhiều thiết bị hiện đại cho phòng ngủ. Tiêu chí để xếp loại khách sạn là mức độ trang bị nội thất và tiện nghi của khách sạn. Sản phẩm của dịch vụ kinh doanh khách sạn không thể lưu kho, không có hình thái vật chất, sản xuất và tiêu thụ sản phẩm diễn ra đồng thời. + Hoạt động kinh doanh khách sạn mang tính thời vụ cao, phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế, xã hội, văn hóa lịch sử. Do vậy , kế toán chi phí, giá thành sản phẩm kinh doanh khách sạn cần chú ý đến đặc điểm này để xác định mức chi phí cho phù hợp. 1.1.1.2. Phân loại hoạt động kinh doanh nhà hàng - khách sạn a. Phân loại hoạt động kinh doanh nhà hàng - Căn cứ vào quy mô của nhà hàng, có các loại nhà hàng sau: Nhà hàng có quy mô lớn; Nhà hàng có quy mô nhỏ; Nhà hàng có quy mô vừa. - Phân loại nhà hàng căn cứ vào chất lượng và trang thiết bị dụng cụ: Hảo hạng; Ngoại hạng; Hạng nhất; Bình dân. - Phân loại nhà hàng dựa vào các món ăn đồ uống nhà hàng phục vụ: Nhà hàng Âu; Nhà hàng Á; Nhà hàng Nhật Bản; Nhà hàng Trung Quốc; Nhà hàng đặc sản dân tộc. 5
- - Phân loại nhà hàng dựa vào vị trí của nhà hàng: Trung tâm thành phố; Ven sông, ven biển, trên biển; Trên xe buýt, tàu điện ngầm. - Phân loại nhà hàng dựa vào phương thức phục vụ: Nhà hàng phục vụ tiệc đứng; Nhà hàng phục vụ các món ăn nhanh; Nhà hàng khách tự phục vụ. b. Phân loại hoạt động kinh doanh khách sạn - Phân loại khách sạn theo vị trí địa lý: Khách sạn thành phố; Khách sạn nghĩ dưỡng; Khách sạn ven đô; Khách sạn ven đường; Khách sạn sân bay. - Phân loại khách sạn theo mức cung cấp dịch vụ: Khách sạn sang trọng; Khách sạn với dịch vụ đầy đủ; Khách sạn cung cấp số lượng hạn chế dịch vụ; Khách sạn thứ hạng thấp. - Phân loại khách sạn theo qui mô: Khách sạn qui mô lớn; Khách sạn qui mô trung bình; Khách sạn qui mô nhỏ; - Phân loại khách sạn theo hình thức sở hữu và quản lý: Khách sạn tư nhân; Khách sạn nhà nước; Khách sạn liên doanh liên kết. 1.2. Nhiệm vụ kế toán hoạt động kinh doanh nhà hàng - khách sạn - Tuân thủ các nguyên tắc kế toán trong hạch toán quá trình luân chuyển hàng hoá, chấp hành đúng các chế độ tài chính về chứng từ, sổ sách kế toán theo qui định. - Phản ánh đúng trị giá vốn của hàng hoá nhập kho cũng như hàng hoá tiêu thụ trong kỳ làm cơ sở cho việc cung cấp thông tin về kết quả kinh doanh của doanh nghiệp. - Ghi chép và phản ánh kịp thời tình hình biến động hàng hoá của doanh nghiệp về mặt giá trị và hiện vật. Kiểm tra chặt chẽ tình hình thực hiện kế hoạch mua vào, bán ra và tình hình dự trữ hàng hoá tồn kho, phát hiện và xử lý kịp thời các trường hợp hàng hoá ứ đọng, hư hỏng thất thoát,.. - Ghi nhận kịp thời doanh thu phát sinh trong kỳ đồng thời theo dõi chặt chẽ các trường hợp được ghi nhận làm giảm doanh thu như: chiết khấu thương mại, giảm giá hàng bán, hàng bán bị trả lại. - Theo dõi phản ánh chi phí mua hàng phát sinh trong kỳ và lựa chọn tiêu thức phù hợp để phân bổ chi phí mua hàng cho hàng bán ra của từng kỳ. - Lập các báo cáo theo nhiệm vụ. 2. Đặc điểm tổ chức hoạt động kinh doanh nhà hàng - khách sạn 2.1. Các mô hình tổ chức hoạt động kinh doanh nhà hàng - khách sạn - Restaurant: Là hình thức kinh doanh nhà hàng khách sạn cơ bản được nhiều khách sạn vừa và nhỏ đến các khách sạn cao cấp áp dụng. Restaurant cung cấp các dịch vụ ăn uống với hệ thống phòng ăn, các trang thiết bị tiện nghi, có thể đồng bộ với khách sạn. Ví dụ với những khách sạn mang phong cách Á- Âu thì không gian và đồ ăn cũng sẽ mang xu hướng Á-Âu để phù hợp với cả tập khách hàng mục tiêu của khách sạn. Các nhà hàng này thường có 2 bộ phận chính là chuyên cung cấp đồ ăn với đội ngũ đầu bếp chuyên nghiệp, tay nghề cao và bộ phận pha chế đồ uống. Những đồ ăn và đồ uống có thể đa dạng tùy vào quy mô kinh doanh nhà hàng khách sạn. - Quầy bar: Là hình thức kinh doanh khách sạn mà lợi nhuận thu được cực tốt. Tuy nhiên hình thức này chủ yếu xuất hiện trong các khách sạn với quy mô lớn từ 3-5 6
- sao. Với hình thức kinh doanh nhà hàng khách sạn theo quầy Bar, có 3 hình thức phổ biến là Bar rượu, Bar pha chếvà Bar đêm. Mỗi loại hình thức đều có những đặc điểm riêng biệt và đều mang lại những lợi ích cho khách sạn. - Buffet - các du khách tự lựa chọn đồ ăn theo sở thích: Là hình thức kinh doanh khách sạn bắt đầu từ nước ngoài, dạng tiệc đứng, khách hàng sẽ tự phục vụ và lựa chọn các món ăn và đồ uống theo sở thích cá nhân. Loại hình kinh doanh này đòi hỏi không gian rộng và với số lượng khách hàng là lớn. Đối tượng khách hàng yêu thích mô hình kinh doanh khách sạn này thường là những người yêu thích không gian tự do thoải mái, có thể đi lại, đứng ngồi thoải mái và tính chất xã giao- khách hàng có thể giao lưu… - Cafeteria: Hình thức kinh doanh nhà hàng khách sạn chuyên cung cấp các bữa ăn chính, theo hình thức tự phục vụ. Các món ăn sẽ được bày theo một chiếc bàn dài, khách hàng sẽ tự chọn món ăn theo sở thích. Hình thức kinh doanh nhà hàng khách sạn cafeteria khác biệt với buffet ở điểm khách hàng sẽ thanh toán đồ ăn và đồ uống tại quầy thanh thu ngân sau khi lấy đồ ăn. Sau đó, khách hàng có thể đến những khu vực riêng có bàn ghế để thưởng thức bữa ăn. Cafeteria đòi hỏi diện tích tương đối lớn phù hợp với những khách sạn nhà hàng có quy mô lớn. - Fastfood: Đồ ăn nhanh phổ biến khi kinh doanh nhà hàng khách sạn Fastfood Chủ yếu cung cấp đồ ăn nhanh và nước tiện lợi- chủ yếu là nước uống không cồn cho khách hàng. Hình thức kinh doanh khách sạn này nhằm đáp ứng nhu cầu ăn nhanh của khách hàng, các món ăn sẽ được chế biến sẵn với mức giá cố định. 2.2. Phân cấp quản lý hoạt động kinh doanh nhà hàng - khách sạn Thực hiện theo pháp luật phân cấp quản lý các ngành ăn uống, nhà hàng, quán Bar, khách sạn, vũ trường, massage, karaoke hiện hành. 3. Tổ chức công tác kế toán trong doanh nghiệp nhà hàng - khách sạn 3.1. Yêu cầu tổ chức công tác kế toán - Tổ chức công tác kế toán phải đúng những qui định trong lậut kế toán và chuẩn mực kế toán. - Tổ chức công tác kế toán tài chính phải phù hợp với các chế độ, chính sách, thể lệ văn bản pháp quy về kế toán do nhà nước ban hành. - Tổ chức công tác kế toán tài chính phải phù hợp với đặc điểm hoạt động kinh doanh nhà hàng – khách sạn, hoạt động quản lý, quy mô và địa bàn hoạt động của doanh nghiệp. - Tổ chức công tác kế toán tài chính phải phù hợp với yêu cầu và trình độ nghiệp vụ chuyên môn của đội ngũ cán bộ quản lý, cán bộ kế toán. - Tổ chức công tác kế toán tài chính phải đảm bảo nguyên tắc gọn nhẹ, tiết kiệm và hiệu quả. 3.2. Các mô hình tổ chức công tác kế toán 3.2.1. Mô hình tổ chức kế toán tập trung - Khái niệm: Mô hình tổ chức bộ máy kế toán tập trung là một bộ máy kế toán chỉ có một cấp. Nghĩa là toàn bộ doanh nghiệp (đơn vị hạch toán cơ sở) chỉ tổ chức 1 phòng kế toán ở đơn vị chính, còn các đơn vị phụ thuộc đều không có tổ chức kế toán riêng. 7
- - Sơ đồ mô hình: - Điều kiện vận dụng: Áp dụng cho các doanh nghiệp có quy mô nhỏ, tổ chức sản xuất kinh doanh và tổ chức quản lý trên địa bàn tập trung. 3.2. 2. Mô hình tổ chức kế toán phân tán - Khái niệm: Với mô hình này công tác kế toán được phân bổ chủ yếu cho các đơn vị cấp dưới, còn lại công việc kế toán thực hiện ở cấp trên phàn lớn là tổng hợp và lập báo cáo kế toán chung toán doanh nghiệp. - Sơ đồ mô hình: - Điều kiện vận dụng: Đơn vị có quy mô lớn, địa bàn sản xuất kinh doanh phân tán, các đơn vị thành viên được phân cấp quản lý. 3.2.3. Mô hình tổ chức kế toán vừa tập trung vừa phân tán 8
- - Khái niệm: Đối với doanh nghiệp có quy mô lớn, địa bàn hoạt động rộng, có nhiều đơn vị phụ thuộc mà mức độ phân cấp quản lý kinh tế tài sản nội bộ doanh nghiệp khác nhau thì có thể tổ chức công tác kế toán theo mô hình hổn hợp : vừa tập trung vừa phân tán. Thực chất, là sự kết hợp hai mô hình tổ chức công tác kế toán đã nói trên phù hợp với đặc điểm tổ chức kinh doanh ở đơn vị. - Sơ đồ mô hình: - Điều kiện vận dụng: Mô hình này thường áp dụng cho các doanh nghiệp mà đơn vị trực thuộc có những đặc điểm, điều kiện khác nhau. Một số đơn vị trực thuộc có quy mô lớn hoặc ở xa trung tâm, cần thiết phải có thông tin phục vụ cho quản lý, có hạch toán kinh doanh thì sẽ tổ chức bộ máy kế toán riêng. Còn các đơn vị trực thuộc khác do điều kiện, đặc điểm, quy mô chưa đến mức phải phân công công tác kế toán thì không tổ chức hạch toán riêng. CÂU HỎI Câu 1: Trình bày đặc điểm hoạt động kinh doanh nhà hàng - khách sạn. Câu 2: Nêu nhiệm vụ chủ yếu của kế toán trong nhà hàng – khách sạn. Câu 3: Trình bày các mô hình tổ chức công tác kế toán trong nhà hàng – khách sạn. 9
- Bài 1 KẾ TOÁN HOẠT ĐỘNG KINH DOANH NHÀ HÀNG Kế toán hoạt động kinh doanh nhà hàng trình bày được đặc điểm và nội dung chi phí, giá thành, doanh thu trong trong hoạt động kinh doanh nhà hàng. Kế toán trình bày được qui trình kế toán chi phí, doanh thu và xác định kết quả kinh doanh hoạt động kinh doanh nhà hàng. Mục tiêu: - Xác định được các chứng từ, sổ sách sử dụng trong kế toán hoạt động kinh doanh nhà hàng. - Trình bày được phương pháp kế toán tổng hợp và tính giá thành sản phẩm trong hoạt động kinh doanh nhà hàng. - Lập được chứng từ và ghi sổ kế toán trong hoạt động kinh doanh nhà hàng. - Tính được giá thành sản phẩm và kết quả kinh doanh trong kinh doanh nhà hàng. Nội dung: 1. Kế toán chi phí hoạt động kinh doanh nhà hàng 1.1. Chi phí và giá thành sản phẩm trong hoạt động kinh doanh nhà hàng 1.1.1. Chi phí kinh doanh nhà hàng Kết cấu chi phí trong giá thành dịch vụ nhà hàng gồm 3 khoản mục chi phí: - Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: Chi phí này bao gồm giá trị nguyên vật liệu sử dụng trực tiếp để chế biến thức ăn như lương thực, thực phẩm,.. Chi phí thực phẩm bao gồm đồ ăn và thực uống. Khoản chi phí này tương đối khó kiểm soát vì không ổn định và phụ thuộc vào nhiều yếu tố như lượng đặt hàng, hao hụt trong bảo quản, vận chuyển, tình trạng tồn kho, quá trình xử lý sản phẩm dư thừa… Tùy thuộc vào loại hình nhà hàng, chi phí thức ăn và đồ uống không nên vượt quá 25 đến 40% tổng doanh thu. Tiết kiệm và kiểm soát các vấn đề trộm cắp chính là biện pháp tối ưu để cắt giảm chi phí khoản này do đôi khi nhà hàng cũng bị “tuồn” thức ăn ra bên ngoài. Với các nhà hàng mới mở, nguồn cung thực phẩm thường được thanh toán khi giao hàng; vì vậy doanh nghiệp cần có đủ tiền để chi trả cho nguồn cung thực phẩm đến khi nhà hàng sinh lời. Bên cạnh đó, doanh nghiệp cũng cần chi tiền cho những chương trình khuyến mãi và các sự kiện đặc biệt như kỷ niệm 1 năm khai trương, tặng voucher giảm 30%… - Chi phí nhân công trực tiếp: Chi phí nhân công trực tiếp bao gồm tiền lương, phụ cấp, các khoản phải trả cho nhân viên trực tiếp chế biến và khoản trích theo lương như BHXH, BHYT, BHTN và KPCĐ theo qui định hiện hành. Chi phí nhân công là khoản tiền đầu tư có sự biến động phù thuộc vào số lượng và chất lượng nhân sự trong nhà hàng. Chi phí nhân công có thể kiểm soát chính xác thông qua việc điều chỉnh và phân bổ lao động trong nhà hàng. Chủ nhà hàng hoặc quản lý cần 10
- dự báo tình hình khách hàng và doanh thu nhà hàng để ước tính số lượng nhân viên cần thiết để tránh lãng phí tiền và dư thừa lao động. Thông thường, lương nhân viên sẽ chiếm khoảng 20-25% doanh thu. - Chi phí sản xuất chung: Chi phí này bao gồm chi phí than, gas, vật dụng làm bếp, điện nước, khấu hao TSCĐ, chi phí nhân viên quản lý bếp,.. 1.1.2. Giá thành sản phẩm - Giá thành sản phẩm là chi phí sản xuất tính cho một khối lượng sản phẩm, dịch vụ hoàn thành nhất định. - Các loại giá thành sản phẩm: + Giá thành định mức là giá thành sản phẩm được xây dựng dựa trên tiêu chuẩn của chi phí. Giá thành định mức thường được lập cho từng loại sản phẩm trước khi sản xuất. Nó là đơn vị cơ sở để xây dựng giá thành kế hoạch, giá thành dự toán, tính chi phí tiêu chuẩn. + Giá thành dự toán là giá thành được xây dựng trên cơ sở tiêu chuẩn chi phí định mức, nhưng có điều chỉnh theo năng lực, tình hình hoạt động trong kỳ dự toán. Giá thành dự toán có thể được lập cho từng sản phẩm hoặc một khối lượng sản phẩm, công việc nhất định trong từng kỳ sản xuất. + Giá thành thực tế là giá thành sản phẩm được tính trên cơ sở chi phí thực tế phát sinh. Giá thành thực tế thường có sau quá trình sản xuất sản phẩm. 1.1.3. Đối tượng và phương pháp tập hợp chi phí a. Đối tượng tập hợp chi phí Hoạt động kinh doanh nhà hàng là quá trình chế tạo ra nhiều loại thức ăn, thức uống, số lượng nhiều ít khác nhau nên tập hợp phân bổ chi phí cho từng loại rất phức tạp. Do đó đối tượng tập hợp chi phí là toàn bộ sản phẩm chế biến trong 1 kỳ kinh doanh, từng đơn đặt hàng, từng hợp đồng với khách hàng. b. Phương pháp tập hợp chi phí có 2 phương pháp: Theo đối tượng tập hợp chi phí, chi phí sản xuất được tập hợp theo đơn hàng làm cơ sở cho việc xác định chi phí sản xuất dở dang và tính giá thành khối lượng dịch vụ đã thực hiện hoàn thành, được xác định là đã cung cấp cho khách hàng. - Tập hợp chi phí sản xuất theo phương pháp kê khai thường xuyên. + Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp Đối với những vật liệu xuất dùng có liên quan trực tiếp đến từng đối tượng tập hợp chi phí thì hạch toán trực tiếp cho đối tượng đó. Trường hợp vật liệu xuất dùng có liên quan đến nhiều đối tượng tập hợp chi phí, không thể tách riêng được thì phải áp dụng phương pháp phân bổ gián tiếp cho từng đối tượng. Chi phí cần phân bổ Tổng chi phí cần phân bổ Tiêu thức cần phân = x cho đối tượng i Tổng tiêu thức cần phân bổ bổ cho đối tượng i Để tập hợp và phân bổ chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, kế toán sử dụng tài khoản 621- Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp. 11
- + Chi phí nhân công trực tiếp: Nếu tiền công đã trả theo sản phẩm hoặc tiền công tiền công thời gian có quan hệ với từng đối tượng cụ thể thì hạch toán trực tiếp cho từng đối tượng chịu chi phí đó. Còn nếu tiền lương công nhân sản xuất trực tiếp có liên quan đến nhiều đối tượng thì ta tiến hành phân bổ. Trong trường hợp phân bổ gián tiếp thì tiêu thức phân bổ chi phí nhân công trực tiếp có thể là: Chi phí tiền công định mức, công giờ định mức, công thực tế, khối lượng sản phẩm sản xuất… Kế toán sử dụng tài khoản 622- Chi phí nhân công trực tiếp để tập hợp và phân bổ chi phí nhân công trực tiếp. + Chi phí sản xuất chung: Nếu có nhiều loại sản phẩm, công việc hoặc lao vụ, chi phí sản xuất chung của từng bộ phận, đơn vị được phân bổ cho các đối tượng liên quan theo tiêu chuẩn phân bổ nhất định. Có thể phân bổ theo tổng số chi phí phát sinh, cũng có thể phân bổ theo từng bộ phận chi phí sản xuất chung đã tập hợp được trên tài khoản cấp 2 của tài khoản này. Tiêu chuẩn sử dụng để phân bổ chi phí sản xuất chung có thể là: Chi phí nhân công trực tiếp, chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, tổng số chi phí sản xuất cơ bản, dự toán (định mức) chi phí sản xuất chung Mức CPSXC phân Tổng chi phí SX chung Tiêu thức cần phân bổ cho đối tượng i = x bổ cho đối tượng i Tổng tiêu thức cần phân bổ Để kế toán tập hợp và phân bổ chi phí sản xuất chung, kế toán sử dụng tài khoản 627- Chi phí sản xuất chung. Toàn bộ các chi phí trên sau khi đã tập hợp vào các tài khoản tương ứng sẽ được kết chuyển sang tài khoản 154- Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang để tính giá thành sản phẩm. - Tập hợp chi phí sản xuất theo phương pháp kiểm kê định kỳ. Trong các doanh nghiệp áp dụng phương pháp kiểm kê định kỳ các nghiệp vụ phát sinh liên quan đến hàng tồn kho không được ghi sổ liên tục. Vì vậy, mà doanh nghiệp phải kiểm kê lại tất cả các loại nguyên vật liệu, thành phẩm trong kho tại các phân xưởng sản xuất cùng với bộ phận đánh giá sản phẩm dở dang để xác định chi phí của sản phẩm hoàn thành. Cũng tương tự phương pháp kê khai thường xuyên, chi phí sản xuất trong kỳ được tập hợp trên các tài khoản: TK 621, TK 622 và TK 627. Tuy nhiên, do đặc điểm của kế toán hàng tồn kho theo phương pháp kiểm kê định kỳ, tài khoản 154- Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang chỉ sử dụng để phản ánh chi phí dở dang đầu kỳ và cuối kỳ, việc tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm hoàn thành được thực hiện trên tài khoản 631- Giá thành sản xuất. 1.2. Kế toán chi phí kinh doanh nhà hàng 1.2.1. Lập chứng từ a. Căn cứ lập chứng từ - Đề xuất, dự trù hoặc bảng kê mua hàng hóa sản phẩm do các trưởng bộ phận ký xác nhận. 12
- - Đề nghị tạm ứng tiền đi thu mua ngoài. - Giấy đề nghị thanh toán (theo mẫu 05-TT). - Phiếu chi tiền nếu là tiền mặt. - Bảng kê chi tiết từng khoản chi phí mua nếu là hàng mua ngoài chợ, nếu là hàng siêu thị không cần thiếp lập bảng kê vì hàng siêu thị đã có hóa đơn GTGT đầy đủ tính pháp lý, nếu hàng mua chợ của cá nhân lập bảng kê theo mẫu cuối tuần hoặc cuối tháng hoặc định kỳ khi thanh toán nhờ người bán ký tá xác nhận trên bảng kê ghi rõ địa điểm thu mua và có thông tin đầy đủ của người bán: chứng minh thư nhân dân, địa chỉ…..đầy đủ và rõ ràng. - Sổ theo dõi hoặc bảng kê đối chiếu quyết toán thu mua so với tạm ứng hàng ngày của nhân viên thu mua. - Hoá đơn tài chính (Hóa đơn thông thường, hoặc hóa đơn GTGT) Nếu vượt khung cho phép của công tác mua sắm thì căn cứ tình hình thực tế và các chứng từ hợp lý hợp lệ công ty chi tiền trả lại người đi thu mua trực tiếp, nếu thừa so với dự trù kế hoạch, đề xuất tạm ứng thì phải hoàn nhập lại quỹ do các nguyên nhân : giá chợ, hoặc tìm kiếm được các đầu mối có giá rẻ hơn. b. Tài khoản sử dụng * Theo phương pháp kê khai thường xuyên - TK152 – Nguyên vật liệu: Tài khoản này dùng để phản ánh trị giá hiện có và tình hình biến động tăng, giảm của các loại nguyên liệu, vật liệu chế biến món ăn (gà, cá, thịt,…). TK152 – Nguyên vật liệu - Trị giá thực tế của nguyên liệu, vật - Trị giá thực tế của nguyên liệu, vật liệu liệu nhập kho do mua ngoài, tự chế, xuất kho dùng vào sản xuất, kinh doanh, thuê ngoài gia công, chế biến, nhận góp để bán, thuê ngoài gia công chế biến, vốn hoặc từ các nguồn khác; hoặc đưa đi góp vốn; - Trị giá nguyên liệu, vật liệu thừa phát - Trị giá nguyên liệu, vật liệu trả lại hiện khi kiểm kê; người bán hoặc được giảm giá hàng mua; - Kết chuyển trị giá thực tế của nguyên - Chiết khấu thương mại nguyên liệu, vật liệu, vật liệu tồn kho cuối kỳ (trường liệu khi mua được hưởng; hợp doanh nghiệp kế toán hàng tồn kho - Trị giá nguyên liệu, vật liệu hao hụt, theo phương pháp kiểm kê định kỳ). mất mát phát hiện khi kiểm kê; - Kết chuyển trị giá thực tế của nguyên liệu, vật liệu tồn kho đầu kỳ (trường hợp doanh nghiệp kế toán hàng tồn kho theo SDCK: Trị giá thực tế của nguyên liệu, phương pháp kiểm kê định kỳ). vật liệu tồn kho cuối kỳ. - TK 156 – Hàng hoá: Tài khoản này dùng để theo dõi tình hình nhập, xuất hàng hoá mua về để bán (rượu, bia, nước ngọt,…). 13
- TK 156 – Hàng hoá - Trị giá mua vào của hàng hóa theo - Trị giá của HH xuất kho để bán, giao đại hóa đơn mua hàng (bao gồm các loại lý, giao cho DN phụ thuộc; thuê ngoài gia thuế không được hoàn lại); công, hoặc sử dụng cho SX, KD; - Chi phí thu mua hàng hóa; - Chi phí thu mua phân bổ cho hàng hóa đã bán trong kỳ; - Trị giá của HH thuê ngoài gia công - Chiết khấu thương mại hàng mua được (gồm giá mua vào và CP gia công); hưởng; - Trị giá hàng hóa đã bán bị người mua - Các khoản giảm giá hàng mua được trả lại; hưởng; - Trị giá HH phát hiện thừa khi kiểm kê - Trị giá hàng hóa trả lại cho người bán; - Kết chuyển giá trị HH tồn kho cuối kỳ - Trị giá HH phát hiện thiếu khi kiểm kê; (trường hợp DN kế toán hàng tồn kho - Kết chuyển giá trị HH tồn kho đầu kỳ theo phương pháp kiểm kê định kỳ); (DN kế toán hàng tồn kho theo PPKKĐK) SDCK: Trị giá mua vào của HH tồn kho; Chi phí thu mua của HH tồn kho. Kế toán sử dụng 2 tài khoản cấp 2: + Tài khoản 1561 - Giá mua hàng hóa: Phản ánh trị giá hiện có và tình hình biến động của hàng hóa mua vào và đã nhập kho (tính theo trị giá mua vào); + Tài khoản 1562 - Chi phí thu mua hàng hóa: Phản ánh chi phí thu mua hàng hóa phát sinh liên quan đến số hàng hóa đã nhập kho trong kỳ và tình hình phân bổ chi phí thu mua hàng hóa hiện có trong kỳ cho khối lượng hàng hóa đã bán trong kỳ và tồn kho thực tế cuối kỳ (kể cả tồn trong kho và hàng gửi đi bán, hàng gửi đại lý, ký gửi chưa bán được). - TK 621 – Chi phí NVL trực tiếp: Tài khoản này được sử dụng để tập hợp các khoản CP NVL đưa vào chế biến món ăn. TK 621 – Chi phí NVL trực tiếp Trị giá thực tế NVL xuất dùng trực tiếp - Kết chuyển trị giá NVL thực tế sử dụng cho hoạt động SXSP, hoặc thực hiện cho SX, KD trong kỳ vào TK 154 hoặc dịch vụ trong kỳ hạch toán. TK 631 và chi tiết cho các đối tượng để tính giá thành sản phẩm, dịch vụ. - Kết chuyển chi phí NVLTT vượt trên mức bình thường vào TK 632. - Trị giá nguyên liệu, vật liệu trực tiếp sử dụng không hết được nhập lại kho. Tài khoản 621 không có số dư cuối kỳ. - TK 622 – Chi phí nhân công trực tiếp: Tài khoản được sử dụng để tập hợp tất cả các khoản CP tiền lương, tiền công, các khoản phụ cấp theo lương và các khoản trích theo lương của bộ phận trực tiếp chế biến món ăn. 14
- TK 622 – Chi phí nhân công trực tiếp CPNCTT tham gia quá trình SXSP, - Kết chuyển CPNCTT vào bên Nợ TK thực hiện dịch vụ bao gồm: Tiền lương, 154 hoặc vào bên Nợ TK 631 ; tiền công lao động và các khoản trích - Kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp trên tiền lương, tiền công theo quy định vượt trên mức bình thường vào TK 632. phát sinh trong kỳ. Tài khoản 622 không có số dư cuối kỳ. - TK 627 – Chi phí SX chung: Tài khoản này được dùng để tập hợp các chi phí gián tiếp liên quan đến việc chế biến món ăn. TK 627 – Chi phí SX chung Các chi phí sản xuất chung phát sinh - Các khoản ghi giảm chi phí SXC; trong kỳ. - Chi phí SXC cố định không phân bổ được ghi nhận vào giá vốn hàng bán trong kỳ do mức SP thực tế SX ra thấp hơn công suất bình thường; - Kết chuyển CPSXC vào bên Nợ tài khoản 154 hoặc vào bên Nợ TK 631. Tài khoản 627 không có số dư cuối kỳ. - TK 154 – Chi phí SXKD dở dang: Tài khoản này dùng để tập hợp tổng chi phí (nguyên liệu, vật liệu trực tiếp, nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung) và tính giá thành của khối lượng dịch vụ đã thực hiện. TK 154 – Chi phí SXKD dở dang - Các chi phí NVLTT, CPNCTT, - Chi phí thực tế của khối lượng dịch vụ CPSXC phát sinh trong kỳ liên quan đã hoàn thành cung cấp cho khách hàng; đến sản xuất sản phẩm và chi phí thực - Trị giá phế liệu thu hồi, giá trị sản hiện dịch vụ; phẩm hỏng không sửa chữa được; - Trị giá nguyên liệu, vật liệu, hàng hoá gia công xong nhập lại kho; SDCK: Chi phí sản xuất, kinh doanh - CPNVL, CPNC vượt trên mức bình còn dở dang cuối kỳ. thường và CPSXC cố định không phân bổ không được tính vào trị giá hàng tồn kho mà phải tính vào giá vốn hàng bán của kỳ kế toán. Chi tiết Tài khoản 1543 - Dịch vụ: Dùng để tập hợp chi phí, tính giá thành dịch vụ và phản ánh chi phí dịch vụ dở dang cuối kỳ. * Theo phương pháp kiểm kê định kỳ - TK 611 – Mua hàng TK 611 – Mua hàng - Kết chuyển giá gốc hàng hoá, nguyên - Kết chuyến giá gốc hàng hoá, nguyên liệu, vật liệu, công cụ, dụng cụ tồn kho liệu, vật liệu, công cụ, dụng cụ tồn kho 15
- đầu kỳ (theo kết quả kiểm kê); cuối kỳ (theo kết quả kiểm kê); - Giá gốc hàng hoá, nguyên liệu, vật - Giá gốc hàng hoá, nguyên liệu, vật liệu, liệu, công cụ, dụng cụ, mua vào trong công cụ, dụng cụ xuất sử dụng trong kỳ, kỳ; hoặc giá gốc hàng hoá xuất bán (chưa được xác định là đã bán trong kỳ); Tài khoản 611 không có số dư cuối kỳ. - TK 631 - Giá thành sản xuất: Tài khoản này dùng để phản ánh tổng hợp chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung và tính giá thành sản phẩm, dịch vụ trong doanh nghiệp kinh doanh nhà hàng. TK 631 - Giá thành sản xuất - Chi phí sản xuất, kinh doanh dịch vụ - Giá thành sản phẩm nhập kho, dịch vụ dở dang đầu kỳ; hoàn thành kết chuyển vào TK 632. - Chi phí sản xuất, kinh doanh dịch vụ - Chi phí sản xuất, kinh doanh dịch vụ dở thực tế phát sinh trong kỳ. dang cuối kỳ kết chuyển vào TK 154. Tài khoản 631 không có số dư cuối kỳ. c. Phương pháp kế toán chi phí kinh doanh nhà hàng * Kế toán mua hàng và chế biến sản phẩm theo phương pháp kê khai thường xuyên - Mua NVL, công cụ dụng cụ, hàng hoá về nhập kho, căn cứ phiếu nhập kho kế toán ghi: Nợ TK 152 - Nguyên vật liệu Nợ TK 153 - Công cụ dụng cụ Nợ TK 1561 - Giá mua hàng hoá Nợ TK 1331 - Thuế GTGT được khấu trừ (nếu có) Có các TK 331, 111, 112,... Các chi phí phát sinh khi mua hàng hoá, căn cứ chứng từ cung cấp dịch vụ kế toán ghi: Nợ TK 1562 - Chi phí thu mua hàng hóa Nợ TK 1331 - Thuế GTGT được khấu trừ (nếu có) Có các TK 331, 111, 112,... - Xuất kho NVL đem vào chế biến, căn cứ phiếu xuất kho kế toán ghi: Nợ TK 621 – Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp Có TK 152 – Nguyên vật liệu - Mua NVL về đưa vào chế biến ngay, căn cứ chứng từ mua hàng kế toán ghi: Nợ TK 621 – Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp Nợ TK 1331 - Thuế GTGT được khấu trừ (nếu có) Có các TK 331, 111, 112,... 16
- - Tiền lương phải trả cho bộ phận trực tiếp chế biến và nhân viên quản lý bộ phận chế biến, căn cứ bảng thanh toán tiền lương kế toán ghi: Nợ TK 622 – Chi phí nhân công trực tiếp Nợ TK 627 – Chi phí sản xuất chung Có TK 3341 - Phải trả người lao động - Trích BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ của công nhân trực tiếp chế biến và nhân viên quản lý bộ phận chế biến tính vào chi phí sản xuất, căn cứ bảng trích BHXH kế toán ghi: Nợ TK 622 – Chi phí nhân công trực tiếp (23,5%) Nợ TK 627 – Chi phí sản xuất chung (23,5%) Có TK 3382 – KPCĐ (2%) Có TK 3383 – BHXH (17,5% ) Có TK 3384 – BHYT (3%) Có TK 3386 – BHTN (1%) Trích BHXH, BHYT, BHTN trừ vào tiền lương của công nhân trực tiếp chế biến và nhân viên quản lý bộ phận chế biến, căn cứ bảng trích BHXH kế toán ghi: Nợ TK 3341 - Phải trả người lao động (10,5%) Có TK 3383 – BHXH (8%) Có TK 3384 – BHYT (1,5%) Có TK 3386 – BHTN (1%) - Phân bổ công cụ dụng cụ cho bộ phận nhà bếp, chế biến, căn cứ bảng phân bổ CCDC kế toán ghi: Nợ TK 627 – Chi phí sản xuất chung Có TK 242 – Chi phí trả trước - Trích khấu hao TSCĐ phân bổ cho bộ phận nhà bếp, chế biến, căn cứ bảng trích khấu hao TSCĐ kế toán ghi: Nợ TK 627 – Chi phí sản xuất chung Có TK 214 – Hao mòn TSCĐ - Các khoản chi phí trả bằng tiền sử dụng ở bộ phận bếp, chế biến (tiền gas, điện, nước,…), căn cứ chứng từ mua dịch vụ, bảng phân bổ kế toán ghi: Nợ TK 627 – Chi phí sản xuất chung Nợ TK 1331 - Thuế GTGT được khấu trừ (nếu có) Có các TK 331, 111, 112,... * Kế toán mua hàng và chế biến sản phẩm theo phương pháp kiểm kê định kỳ - Đầu kỳ, kết chuyển NVL tồn kho đầu kỳ, kế toán ghi: Nợ TK 611 – Mua hàng 17
- Có TK 152 – Nguyên vật liệu - Mua NVL về đưa vào sử dụng chế biến trong kỳ, căn cứ chứng từ mua hàng kế toán ghi: Nợ TK 611 – Mua hàng Nợ TK 1331 - Thuế GTGT được khấu trừ (nếu có) Có các TK 331, 111, 112,... - Tiền lương phải trả cho bộ phận trực tiếp chế biến và nhân viên quản lý bộ phận chế biến, căn cứ bảng thanh toán tiền lương kế toán ghi: Nợ TK 622 – Chi phí nhân công trực tiếp Nợ TK 627 – Chi phí sản xuất chung Có TK 3341 - Phải trả người lao động - Trích BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ của công nhân trực tiếp chế biến và nhân viên quản lý bộ phận chế biến tính vào chi phí sản xuất, căn cứ bảng trích BHXH kế toán ghi: Nợ TK 622 – Chi phí nhân công trực tiếp (23,5%) Nợ TK 627 – Chi phí sản xuất chung (23,5%) Có TK 3382 – KPCĐ (2%) Có TK 3383 – BHXH (17,5% ) Có TK 3384 – BHYT (3%) Có TK 3386 – BHTN (1%) Trích BHXH, BHYT, BHTN trừ vào tiền lương của công nhân trực tiếp chế biến và nhân viên quản lý bộ phận chế biến, căn cứ bảng trích BHXH kế toán ghi: Nợ TK 3341 - Phải trả người lao động (10,5%) Có TK 3383 – BHXH (8%) Có TK 3384 – BHYT (1,5%) Có TK 3386 – BHTN (1%) - Phân bổ công cụ dụng cụ cho bộ phận nhà bếp, chế biến, căn cứ bảng phân bổ CCDC kế toán ghi: Nợ TK 627 – Chi phí sản xuất chung Có TK 242 – Chi phí trả trước - Trích khấu hao TSCĐ phân bổ cho bộ phận nhà bếp, chế biến, căn cứ bảng trích khấu hao TSCĐ kế toán ghi: Nợ TK 627 – Chi phí sản xuất chung Có TK 214 – Hao mòn TSCĐ - Các khoản chi phí trả bằng tiền sử dụng ở bộ phận bếp, chế biến (tiền gas, điện, nước,…), căn cứ chứng từ mua dịch vụ, bảng phân bổ kế toán ghi: Nợ TK 627 – Chi phí sản xuất chung 18
- Nợ TK 1331 - Thuế GTGT được khấu trừ (nếu có) Có các TK 331, 111, 112,... - Cuối kỳ, kết chuyển NVL tồn kho cuối kỳ, kế toán ghi: Nợ TK 152 – Nguyên vật liệu Có TK 611 – Mua hàng - Tính trị giá NVL xuất dùng chế biến trong kỳ, kế toán ghi: Nợ TK 621 – Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp Có TK 611 – Mua hàng d. Qui trình lập chứng từ kế toán chi phí kinh doanh nhà hàng Khách đặt dịch vụ ăn uống, hội nghị, tiệc …. Phòng kinh doanh ghi nhận lập phiếu xác nhận dịch vụ hoặc hợp đồng kinh tế trên hợp đồng hoặc phiếu đặt dịch vụ ghi rõ các thực đơn của khách sạn = > phòng kinh doanh sẽ giao cho bộ phận bếp = > bếp trưởng căn cứ thực đơn và định lượng của món ăn sẽ lập Phiếu Đề Xuất Mua hàng, kẹp cùng thông tin menu chọn món ăn mà khách đã chọn. * Nhà cung cấp, người bán mang sản phẩm hàng hóa, nguyên vật liệu… được giao trực tiếp tại công ty tại cổng bảo vệ - Bước 01: Bộ phận bếp căn cứ Menu khách đặt lập “Giấy đề nghị, đề xuất, dự trù mua hàng hóa vật tư”. Kèm theo Phiếu xác nhận dịch vụ hoặc hợp đồng cung ứng dịch ăn uống + Giấy đề nghị của đơn vị phải do Trưởng đơn vị, trưởng bộ phận ký chính, người đề xuất sẽ ký nháy + Trong trường hợp phó trưởng đơn vị ký cần có “Giấy ủy quyền” theo mẫu của phòng Tổ chức Hành chính. Hoặc trưởng bộ phận phải có thông báo xác nhận ủy quyền miệng cho phó trưởng đơn vị ký thay bằng công cụ: email, skype, bộ đàm, điện thoại… - Bước 02: Bộ phận bếp mang “Giấy đề nghị + phiếu xác nhận dịch vụ hoặc hợp đồng đặt dịch vụ” gửi phòng kế toán người trực tiếp nhận là Nhân viên tiếp phẩm trực tiếp đi thu mua xem xét các góc độ nghiệp vụ: nhà cung cấp, đầu mối thu mua, giá cả thị trường… Phòng Kế toán nhân viên thu mua sau khi đã xem xét kỹ càng tính hợp lệ và khả năng cung ứng = > ghi ngày nhận giấy đề nghị và ký nháy vào giấy đề nghị góc trái hoặc bên phải của mục kế toán trưởng bộ phận phòng kế toán, nếu cần thiết thì có thể photocopy trả lại cho người gửi 01 bản photo giấy đề nghị (giấy này làm cơ sở để xem xét trách nhiệm, chất lượng phục vụ của phòng QTTB). => nhân viên tiếp phẩm thu mua trình kế toán trưởng ký chính xác lập việc thu mua để tiến hành đi thu mua kịp thời. - Bước 03: Kế toán trưởng ký chính giao lại Nhân viên tiếp phẩm thu mua trình “Giấy đề nghị mua hàng” và làm tờ trình (kèm bảng báo giá – nếu có) trình Giám đốc xem xét chỉ đạo hướng giải quyết (nếu giấy đề nghị hợp lệ) Nếu là tài sản có giá trị lớn thì nhân viên liên hệ Nhà cung cấp lấy báo giá tài sản (Ít nhất 03 bảng báo giá cạnh tranh của 03 Nhà cung cấp). - Bước 04: Giám đốc ký duyệt giao lại nhân viên tiếp phẩm tiến hành thông báo và làm việc với Nhà cung cấp được lựa chọn để đặt hàng. 19
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Giáo trình Kế toán ngân hàng ( Bài tập)
1 p | 2976 | 1911
-
Giáo trình Kế toán ngân hàng - Chương 3: Kế toán nghiệp vụ nhân quỹ
11 p | 1780 | 1452
-
Giáo trình Kế toán ngân hàng - Chương 1: Tổng quan về kế toán ngân hàng
37 p | 1511 | 981
-
Giáo trình Kế toán ngân hàng - Chương 6: Kế toán nghiệp vụ huy động vốn
12 p | 1240 | 925
-
Giáo trình kế toán ứng dụng
30 p | 454 | 121
-
GIÁO TRÌNH VỀ KẾ TOÁN NGÂN HÀNG
168 p | 242 | 72
-
Giáo trình Kế toán ngân hàng: Phần 1 - NGƯT. Vũ Thiện Thập (chủ biên)
292 p | 348 | 57
-
Kiểm toán ngân hàng - ĐH Ngân hàng
8 p | 255 | 56
-
Giáo trình Kế toán khách sạn, nhà hàng - Nghề: Kế toán doanh nghiệp - CĐ Kỹ Thuật Công Nghệ Bà Rịa-Vũng Tàu
74 p | 204 | 33
-
Giáo trình Kế toán ngân hàng: Phần 2 - NGƯT. Vũ Thiện Thập (chủ biên)
268 p | 139 | 30
-
Giáo trình Kế toán máy - Kế toán hành chính sự nghiệp: Phần 1- NXB Văn hóa Thông tin (bản cập nhật)
246 p | 136 | 28
-
Giáo trình mô đun Kế toán nhà hàng, khách sạn (Nghề Kế toán doanh nghiệp - Trình độ cao đẳng) – CĐ Kỹ thuật Công nghệ BR–VT
69 p | 60 | 16
-
Giáo trình mô đun Kế toán nhà hàng, khách sạn (Nghề Kế toán doanh nghiệp - Trình độ trung cấp) – CĐ Kỹ thuật Công nghệ BR–VT
69 p | 59 | 12
-
Giáo trình Kế toán tài chính 3: Phần 2
94 p | 29 | 12
-
Giáo trình Kế toán doanh nghiệp 4 (Nghề: Kế toán - Trình độ: Cao đẳng) - Trường CĐ Kinh tế - Kỹ thuật Bạc Liêu
202 p | 26 | 9
-
Giáo trình Kế toán hành chính sự nghiệp (Nghề: Kế toán doanh nghiệp - Cao đẳng) - Trường Cao đẳng Cơ giới Ninh Bình (2021)
283 p | 16 | 9
-
Giáo trình Kế toán nghiệp vụ thu ngân sách nhà nước: Phần 2 - PGS. TS Đặng Văn Thu
286 p | 5 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn