Giáo trình Kế toán tài chính 1 (Giáo trình đào tạo từ xa): Phần 2
lượt xem 18
download
Tiếp nối phần 1, mời các bạn cùng tham khảo phần 2 giáo trình sau đây. Cuốn sách đã kết hợp chặt chẽ giữa lý luận về hạch toán kế toán các phần hành kế toán chủ yếu và thực tiễn áp dụng kế toán tài chính thông qua hệ thống ví dụ minh họa và bài tập vận dụng.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Giáo trình Kế toán tài chính 1 (Giáo trình đào tạo từ xa): Phần 2
- Nợ TK 154: Giá thực tế vật liệu xuất chế biến Có TK 152, 153: Giá thực tế - Các chi phí liên quan đến việc thuê ngoài gia công, chế biến (chi phí thuê gia công, chế biến, chi phí vận chuyển, bốc dỡ...) Nợ TK 154: Chi phí liên quan đến thuê ngoài gia công chế biến Nợ TK 133(1331): Thuế GTGT đầu vào được khấu trừ nếu có Có TK 331, 334, 338, 111, 112... e. Trường hợp kiểm nhận phát hiện thiếu vật tư - Khi nhập kho, kế toán ghi: Nợ TK 152, 153, 156: Giá mua không có thuế GTGT của số thực nhập kho Nợ TK 138(1381): Trị giá số thiếu (không có thuế GTGT) Nợ TK 133(1331): Thuế GTGT theo hoá đơn Có TK 331: Trị giá thanh toán theo hoá đơn - Khi xử lý: + Nếu người bán giao tiếp số hàng còn thiếu Nợ TK 152, 153, 156: Người bán giao tiếp số thiếu chưa có thuế GTGT Có TK 138(1381): Xử lý số thiếu + Nếu người bán không còn hàng Nợ TK 331: Ghi giảm số tiền phải trả người bán Có TK 138(1381): Xử lý số thiếu Có TK 133(1331): Thuế GTGT của số hàng thiếu
- + Nếu thiếu không xác định được nguyên nhân Nợ TK 632: Số thiếu không rõ nguyên nhân Có TK 138(1381): Xử lý số thiếu Có TK 133(1331): Thuế GTGT f. Giảm trong một số trường hợp khác Vật liệu giảm trong một số trường hợp khác như: giảm do cho vay tạm thời, nhượng bán, trả lương, trả thưởng, biếu, tặng… Nợ TK 138(1388): Cho cá nhân, tập thể vay tạm thời Nợ TK 138(1368): Cho vay trong nội bộ tạm thời Nợ TK 632: Nhượng bán, trả lương, trả thưởng, biếu tặng Nợ TK 412: Phần chênh lệch giảm do đánh giá lại Có TK 152: Giá thực tế vật liệu xuất dùng 3.4.3.2. Kế toán biến động giảm công cụ, dụng cụ Phương pháp kế toán biến động giảm công cụ, dụng cụ trên TK 153 về cơ bản là tương tự TK 152. Tuy nhiên, do công cụ, dụng cụ là tư liệu lao động nên việc hạch toán biến động giảm do xuất dùng công cụ dụng cụ có một số điểm khác biệt so với nguyên vật liệu. Cụ thể như sau: Trường hợp xuất dùng công cụ dụng cụ Khi xuất dùng công cụ, dụng cụ cho sản xuất kinh doanh, cần căn cứ vào quy mô, mục đích xuất dùng và thời gian tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh của công cụ, dụng cụ để xác định số lần phân bổ công cụ, dụng cụ. * Phương pháp phân bổ một lần hay 100% giá trị
- Nợ TK 641(6413): Xuất dùng cho bán hàng Nợ TK 642(6423): Xuất phục vụ cho quản lý doanh nghiệp Có TK 153(1531): Toàn bộ giá trị xuất dùng Ví dụ: Xuất dùng một số công cụ nhỏ thuộc loại phân bổ 1 lần cho bộ phận bán hàng, trị giá 7.000.000đ và sử dụng cho bộ phận quản lý doanh nghiệp là 1.000.000đ Nợ TK 641(6413): 7.000.000 Nợ TK 642(6423): 1.000.000 Có TK 153(1531): 8.000.000 * Phương pháp phân bổ hai lần (phân bổ 50% giá trị) Phương pháp này được áp dụng trong trường hợp xuất dùng công cụ, dụng cụ có giá trị tương đối cao, quy mô tương đối lớn và bản thân công cụ, dụng cụ tham gia vào hoạt động SXKD trên một năm tài chính. - Phản ánh toàn bộ giá trị xuất dùng Nợ TK 242: Chi phí trả trước dài hạn Có TK 153(1531) - Phân bổ 50% giá trị xuất dùng cho các đối tượng sử dụng công cụ, dụng cụ Nợ TK 6273, 6413, 6423... Có TK 242: 50% giá trị xuất dùng Khi báo hỏng, mất hoặc hết thời gian sử dụng Nợ TK 138, 334, 111, 152...: Phế liệu thu hồi hoặc bồi thường
- phận sử dụng báo hỏng số công cụ trên. Phế liệu thu hồi nhập kho là 600.000đ * Tháng 7/N * Tháng 8/N đến tháng 3/(N+1) không a. Nợ TK 242: 16.000.000 ghi Có TK 153(1531): 16.000.000 * Tháng 4/(N+1) khi báo hỏng b. Nợ TK 642(6423): 8.000.000 Nợ TK 642(6423):7.400.000 Có TK 242: 8.000.000 Nợ TK 152: 600.000 Có TK 242:8.000.000 * Phương pháp phân bổ nhiều lần (phân bổ dần) Phương pháp này được áp dụng trong trường hợp công cụ, dụng cụ xuất dùng với quy mô lớn, giá trị cao với mục đích thay thế, trang bị mới hàng loạt, có tác dụng phục vụ cho nhiều năm tài chính thì toàn bộ giá trị xuất dùng được phân bổ dần vào chi phí. Khi xuất dùng, kế toán phản ánh các bút toán sau: - Phản ánh 100% giá trị xuất dùng BT1) Nợ TK 242: Chi phí trả trước dài hạn Có TK 153(1531) - Phản ánh giá trị phân bổ mỗi lần Tổng giá trị công cụ dụng cụ xuất dùng Giá trị phân bổ mỗi lần = Số lần phân bổ BT2) Nợ TK 6273, 6413, 6423 Có TK 242: Giá trị phân bổ mỗi lần
- Khi báo hỏng, mất hay hết thời hạn sử dụng, sau khi trừ phế liệu thu hồi hay số bồi thường.... giá trị còn lại sẽ được phân bổ vào chi phí kinh doanh tương tự như phân bổ 2 lần. Ví dụ: Trong tháng 3/N, xuất dùng một số công cụ loại phân bổ 4 lần cho sản xuất, trị giá 60.000.000đ. Đến tháng 10/(N+3), bộ phận sử dụng báo hỏng số công cụ trên. Phế liệu bán thu hồi bằng tiền mặt 600.000đ * Tháng 3/N * Năm (N+2) a. Nợ TK 242: 60.000.000 Nợ TK 627(6273): 15.000.000 Có TK 153: 60.000.000 Có TK 242: 15.000.000 b. Nợ TK 627(6273): 15.000.000 *Năm (N+3) khi báo hỏng Có TK 242: 15.000.000 Nợ TK 627(6273):14.400.000 * Năm (N+1) Nợ TK 111: 600.000 Nợ TK 627(6273): 15.000.000 Có TK 242:15.000.000 Có TK 242: 15.000.000 Trường hợp xuất dùng bao bì luân chuyển Kế toán phản ánh toàn bộ giá trị bao bì luân chuyển vào chi phí trả trước Nợ TK 142, 242 Có TK 153(1532) - Phân bổ giá trị hao mòn của bao bì luân chuyển vào chi phí Nợ TK 152: Tính vào giá thực tế vật tư mua ngoài Nợ TK 641: Tính vào chi phí bán hàng
- Trường hợp xuất dùng đồ dùng cho thuê - Khi xuất kho công cụ dụng cụ cho thuê, căn cứ vào chứng từ kế toán ghi Nợ TK 142, 242 Có TK 153(1533) - Tính giá trị công cụ dụng cụ cho thuê vào chi phí trong kỳ, ghi Nợ TK 627: Nếu cho thuê công cụ dụng cụ là hoạt động thường xuyên Nợ TK 811: Nếu cho thuê công cụ dụng cụ là hoạt động không thường xuyên Có TK 242 - Phản ánh số thu về cho thuê công cụ dụng cụ, căn cứ vào chứng từ ghi Nợ TK liên quan (111, 112, 131...) Có TK 511: Doanh thu về cho thuê trong kỳ Có TK 333(3331): Thuế GTGT phải nộp nếu có Có TK 338(3387): Doanh thu chưa thực hiện - Khi thu hồi lại công cụ dụng cụ ghi Nợ TK 153(1533) Có TK 242 Đối với các trường hợp xuất công cụ dụng cụ cho các mục đích khác: xuất góp vốn liên doanh, nhượng bán, cho vay, quyên tặng... kế toán ghi tương tự như đối với nguyên vật liệu. 3.5. KẾ TOÁN TỔNG HỢP VẬT TƯ THEO PHƯƠNG PHÁP KIỂM KÊ
- tư đã xuất trong kỳ theo công thức: Trị giá Trị giá Tổng trị giá Trị giá hàng xuất = hàng tồn kho + hàng nhập kho - hàng tồn kho kho trong kỳ đầu kỳ trong kỳ cuối kỳ Theo phương pháp kiểm kê định kỳ, mọi biến động của vật tư, hàng hóa (Nhập kho, xuất kho) không theo dõi, phản ánh trên các tài khoản kế toán hàng tồn kho. Giá trị của vật tư, hàng hóa mua và nhập kho trong kỳ được theo dõi, phản ánh trên một tài khoản kế toán riêng (Tài khoản 611 “Mua hàng”). Công tác kiểm kê vật tư, hàng hóa được tiến hành cuối mỗi kỳ kế toán để xác định trị giá vật tư, hàng hóa tồn kho thực tế, trị giá vật tư, hàng hóa xuất kho trong kỳ (Tiêu dùng cho sản xuất hoặc xuất bán) làm căn cứ ghi sổ kế toán của Tài khoản 611 “Mua hàng”. Như vậy, khi áp dụng phương pháp kiểm kê định kỳ, các tài khoản kế toán hàng tồn kho chỉ sử dụng ở đầu kỳ kế toán (để kết chuyển số dư đầu kỳ) và cuối kỳ kế toán (để phản ánh giá trị thực tế hàng tồn kho cuối kỳ). Phương pháp kiểm kê định kỳ thường áp dụng ở các đơn vị có nhiều chủng loại hàng hóa, vật tư với quy cách, mẫu mã rất khác nhau, giá trị thấp, hàng hóa, vật tư xuất dùng hoặc xuất bán thường xuyên (cửa hàng bán lẻ...). Phương pháp kiểm kê định kỳ hàng tồn kho có ưu điểm là đơn giản, giảm nhẹ khối lượng công việc hạch toán. Nhưng độ chính xác về giá trị vật tư, hàng hóa xuất dùng, xuất bán bị ảnh hưởng của chất lượng công
- Kết cấu TK 611 TK 611 Phản ánh giá thực tế vật tư, hàng Phản ánh giá thực tế vật tư, hàng hoá chưa sử dụng đầu kỳ và tăng hoá xuất dùng, xuất bán, thiếu hụt... thêm trong kỳ trong kỳ và chưa sử dụng cuối kỳ. TK 6111 cuối kỳ không có số dư cuối kỳ và được mở chi tiết theo từng loại vật tư, hàng hoá. - TK 152 "Nguyên liệu, vật liệu": Dùng để phản ánh giá thực tế nguyên, vật liệu tồn kho, chi tiết theo từng loại. Kết cấu TK 152 TK 152 Giá thực tế vật liệu tồn kho cuối kỳ Kết chuyển giá thực tế vật liệu tồn đầu kỳ SDCK:Giá thực tế vật liệu tồn kho - TK 153 "Công cụ, dụng cụ": Dùng để theo dõi giá thực tế công cụ, dụng cụ, bao bì luân chuyển tồn kho. Kết cấu TK 153: TK 153 Giá thực tế công cụ, dụng cụ tồn Kết chuyển giá thực tế công cụ, kho cuối kỳ dụng cụ tồn kho đầu kỳ SDCK: Giá thực tế công cụ, dụng
- Kết cấu TK 151 TK 151 Giá thực tế hàng đang đi đường Kết chuyển giá thực tế hàng đang cuối kỳ đi đường đầu kỳ SDCK: Giá thực tế hàng đang đi đường 3.5.2. Phương pháp hạch toán - Đầu kỳ, căn cứ giá vật tư, hàng hoá hiện có được phản ánh trên TK 151, 152, 153 để kết chuyển sang TK 6111 Nợ TK 6111 Có TK 151, 152, 153 - Trong kỳ, mọi nghiệp vụ nhập vật tư được phản ánh Nợ TK 6111: Trị giá vật tư hàng hoá nhập Nợ TK 133(1331): Thuế GTGT Có TK 111, 112, 331... - Nếu được bên bán giảm giá cho số vật tư hàng hoá đã mua, kế toán sẽ ghi Nợ TK 331, 111, 112... Tổng giá thanh toán Có TK 133(1331): Thuế GTGT đầu vào tương ứng Có TK 611(6111): Giá mua chưa có thuế GTGT - Số chiết khấu thanh toán được hưởng khi mua hàng Nợ TK 111, 112, 331...
- Nợ TK 133 Có TK 111, 112, 331... - Phản ánh thuế nhập khẩu (nếu hàng nhập khẩu) Nợ TK 611 Có TK 333 - Trị giá vật tư hàng hoá nhập kho do nhận vốn góp liên doanh của các đơn vị khác do được cấp phát Nợ TK 611 Có TK 411 - Trị giá vật tư hàng hoá nhập kho do tự chế, thuê ngoài gia công chế biến Nợ TK 611 Có TK 631 - Cuối kỳ, căn cứ kết quả kiểm kê để chuyển trị giá vật tư hàng hoá hiện còn về TK 151, 152, 153 Nợ TK 151, 152, 153 Có TK 6111 - Sau đó khi xác định được trị giá vật tư hàng hoá xuất sử dụng trong kỳ sẽ ghi Nợ TK 621, 627, 632, 641, 642 Có TK 6111 - Trường hợp công cụ, dụng cụ xuất dùng trong kỳ, nếu giá trị lớn, sử dụng cho hoạt động kinh doanh của nhiều năm tài chính, cần phân bổ dần
- Nợ TK 627, 641, 642 Có TK 242 Ví dụ: Cho tài liệu tại một doanh nghiệp sản xuất hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kiểm kê định kỳ, tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ (đơn vị tính 1.000đ) I. Tồn kho đầu kỳ - Vật liệu: 100.000 - Vật liệu đang đi đường: 65.000 - Công cụ dụng cụ: 43.000 II. Trong kỳ có các nghiệp vụ kinh tế phát sinh 1. Mua vật liệu của công ty K về nhập kho, giá mua bao gồm cả thuế GTGT 10% là 275.000 chưa thanh toán cho công ty K. 2. Thanh toán toán bộ tiền hàng cho công ty K bằng chuyển khoản. Chiết khấu thanh toán được hưởng là 1% đã nhận bằng tiền mặt. III. Kiểm kê cuối kỳ - Vật liệu: 60.000 - Vật liệu đang đi đường: 35.000 - Công cụ dụng cụ: 32.000 Yêu cầu: 1. Xác định giá thực tế vật liệu, công cụ dụng cụ xuất dùng trong kỳ 2. Định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh. Cho biết vật liệu xuất dùng trong kỳ dùng trực tiếp để chế tạo sản phẩm. Công cụ dụng cụ xuất dùng
- - Công cụ dụng cụ: 43.000 - 32.000 = 11.000 Yêu cầu 2. Định khoản * Đầu kỳ a. Nợ TK 611(6111-VL): * Cuối kỳ 100.000 a. Nợ TK 152: 60.000 Có TK 152: 100.000 b. Nợ TK 611(6111-VL): 65.000 Có TK 611(6111-VL): 60.000 Có TK 151: 65.000 b. Nợ TK 151: 35.000 c. Nợ TK 611(6111-CCDC): 43.000 Có TK 611(6111-VL): 35.000 Có TK 153: 43.000 c. Nợ TK 153: 32.000 * Trong kỳ Có TK 611(6111-CCDC): 32.000 `1. Nợ TK 611(6111-VL): 250.000 d. Nợ TK 621: 320.000 Nợ TK 133(1331): 25.000 Có TK 611(6111-VL): 320.000 Có TK 331(K): 275.000 e. Nợ TK 642: 11.000 2. a. Nợ TK 331(K): 275.000 Có TK 611(6111-CCDC): 11.000 Có TK 112: 275.000 b. Nợ TK 111: 2.750 Có TK 515: 2.750 3.6. KIỂM KÊ, ĐÁNH GIÁ VÀ KẾ TOÁN CÁC NGHIỆP VỤ LIÊN QUAN DẾN KIỂM KÊ VẬT TƯ 3.6.1. Khái niệm 3.6.1.1. Kiểm kê
- Việc kiểm kê vật tư hàng hoá được thực hiện là nhằm ngăn ngừa những hiện tượng tiêu cực và xử lý kịp thời những vật tư hàng hoá thiếu hụt, kém, mất phẩm chất. Kiểm kê thường được thực hiện trong các trường hợp sau: - Kiểm kê định kỳ (cuối kỳ, cuối năm) trước khi lập báo cáo tài chính - Chia, tách, hợp nhất, sát nhập, giải thể, phá sản, chấm dứt hoạt động hoặc mua bán khoán, cho thuê doanh nghiệp - Chuyển đổi hình thức sở hữu doanh nghiệp - Xảy ra hoả hoạn, lũ lụt và các thiệt hại bất thường 3.6.1.2. Đánh giá lại Đánh giá lại nhằm xác định giá trị hợp lý của vật tư hàng hoá tại thời điểm đánh giá lại. Đánh giá lại vật tư hàng hoá thường được thực hiện trong trường hợp: - Đem vật tư hàng hoá đi góp vốn liên doanh. - Khi có quyết định của Nhà nước nhằm bảo toàn vốn kinh doanh khi có sự biến động lớn về giá cả. - Khi chia tách, hợp nhất, sát nhập, giải thể, phá sản, chấm dứt hoạt động hoặc mua bán khoán cho thuê doanh nghiệp. - Khi chuyển đổi hình thức sở hữu doanh nghiệp. Khi đánh giá lại vật tư hàng hoá phải thành lập hội đồng hoặc ban đánh giá. Sau khi đánh giá phải lập biên bản đánh giá lại vật tư hàng hoá. Chênh lệch đánh giá lại giá trị ghi trên sổ kế toán được phản ánh qua TK 412 "Chênh lệch đánh giá lại tài sản".
- nguyên nhân, kế toán ghi Nợ TK 152, 153 Có TK 338(3381) - Xử lý trị giá vật tư thừa ghi tăng thu nhập khác Nợ TK 338(3381) Có TK 711 - Trường hợp phát hiện thiếu vật tư chưa rõ nguyên nhân, kế toán ghi Nợ TK 138(1381) Có TK 152, 153 - Xử lý trị giá vật tư thiếu được Hội đồng quyết định người chịu trách nhiệm vật chất phải bồi thường hoặc thiếu do hao hụt trong định mức tính vào giá vốn hàng bán, kế toán ghi Nợ TK 138(1388), 334 Nợ TK 632 Có TK 138(1381) b. Kế toán các nghiệp vụ liên quan đến đánh giá lại và xử lý kết quả đánh giá lại vật tư - Đánh giá tăng: giá đánh giá lại lớn hơn giá ghi sổ kế toán Nợ TK 152, 153: Chênh lệch tăng Có TK 412: Chênh lệch đánh giá lại tài sản - Đánh giá giảm: giá đánh giá lại nhỏ hơn giá ghi sổ kế toán
- Nợ TK 412: Chênh lệch đánh giá lại tài sản Có TK 411: Nguồn vốn kinh doanh + Chênh lệch giảm do đánh giá lại được ghi giảm nguồn vốn kinh doanh Nợ TK 411: Nguồn vốn kinh doanh Có TK 412: Chênh lệch đánh giá lại tài sản HƯỚNG DẪN HỌC TẬP 3.7. CÂU HỎI ÔN TẬP VÀ BÀI TẬP ỨNG DỤNG 3.7.1. Câu hỏi ôn tập Câu 1: Nêu đặc điểm của nguyên vật liệu? Trình bày cách phân loại nguyên vật liệu trong doanh nghiệp? Câu 2: Tính giá thực tế vật liệu xuất kho sử dụng những phương pháp nào? Trình bày ưu, nhược điểm của từng phương pháp? Hãy cho ví dụ minh họa cho từng phương pháp? Câu 3: Trình bày trình tự và cách thức hạch toán chi tiết vật liệu theo phương pháp thẻ song song, phương pháp sổ đối chiếu luân chuyển và phương pháp sổ số dư? Cho biết ưu, nhược điểm của từng phương pháp? Câu 4: Trình bày nội dung, kết cấu các tài khoản sử dụng và phương pháp kế toán vật tư, hàng hoá theo phương pháp kiểm kê định kỳ? Câu 5: Hãy nêu nội dung và điều kiện vận dụng các phương pháp phân bổ công cụ, dụng cụ xuất dùng trường hợp kế toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên? Trình bày phương pháp hạch toán và lấy ví dụ minh hoạ trong mỗi trường hợp trên?
- sử dụng những chứng từ và tài khoản chủ yếu nào? Trình bày nội dung, kết cấu các tài khoản đó? Câu 9: Trình bày phương pháp hạch toán các nghiệp vụ có liên quan đến kiểm kê vật tư theo phương pháp kê khai thường xuyên (vật tư thừa, thiếu và cách xử lý)? Câu 10: Trình bày nội dung kế toán tổng hợp biến động tăng, giảm vật tư theo phương pháp kiểm kê định kỳ? Lấy ví dụ minh họa? 3.7.2. Bài tập ứng dụng Bài số 1 Tài liệu về vật liệu X tại một doanh nghiệp trong tháng 2/N: I. Tồn kho đầu tháng: 6.000m, đơn giá 10.000đ/m. II. Trong tháng 2/N, vật liệu X biến động như sau: 1. Ngày 3: Xuất 2.000m để sản xuất sản phẩm. 2. Ngày 6: Xuất 1.000m cho nhu cầu chung ở phân xưởng. 3. Ngày 7: Thu mua nhập kho 5.000m, giá mua ghi trên hoá đơn phải trả công ty K là 56.100.000 (trong đó thuế GTGT 5.100.000). Chi phí vận chuyển, bốc dỡ chi bằng tiền mặt cả thuế GTGT 5% là 630.000. Tiền mua vật liệu doanh nghiệp đã trả bằng chuyển khoản sau khi trừ 1% chiết khấu thanh toán được hưởng. 4. Ngày 10: Xuất 3.000 m để góp vốn liên doanh đồng kiểm soát với công ty Y. Giá trị vốn góp được ghi nhận là 35.000.000, tương ứng 50% quyền kiểm soát.
- 6. Ngày 15: Xuất 6.000 m để tiếp tục chế biến sản phẩm. 7. Ngày 28: Mua của công ty V 1.000m, giá mua chưa có thuế GTGT là 10.200đ/m, thuế GTGT 10%. Hàng đã nhập kho đủ. 8. Kiểm kê cuối kỳ còn 5.000m tồn kho. Yêu cầu: 1. Hãy xác định giá thực tế xuất kho vật liệu X theo các phương pháp sau đây: - Nhập trước, xuất trước - Nhập sau, xuất trước - Giá đơn vị bình quân cả kỳ dự trữ 2. Định khoản và phản ánh vào sơ đồ tài khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong kỳ trong trường hợp doanh nghiệp tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ, hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên, tính giá vật liệu xuất kho theo phương pháp giá đơn vị bình quân cả kỳ dự trữ. Bài số 2 Tại một doanh nghiệp tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ và hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên có tình hình trong tháng 3/N như sau : I. Tình hình tồn kho vật liệu, dụng cụ đầu tháng: Loại vật tư Số lượng (kg, chiếc) Giá đơn vị thực tế
- II. Các nghiệp vụ phát sinh trong tháng 1. Ngày 3: Thu mua nhập kho 100.000 kg vật liệu chính theo giá chưa có thuế GTGT 10% là 10.200 đ/kg, thuế GTGT 1.020 đ/kg, tiền hàng chưa thanh toán cho công ty K. Các chi phí vận chuyển, bốc dỡ đã trả bằng tiền mặt 5.250.000đ (cả thuế GTGT 5%). 2. Ngày 10: Xuất kho 80.000 kg vật liệu chính và 3.000 kg vật liệu phụ cho sản xuất. 3. Ngày 12: Vay ngắn hạn ngân hàng để mua một số vật tư theo giá mua có thuế GTGT 10% (hàng đã nhập kho) bao gồm: + 40.000 kg vật liệu chính, đơn giá 11.110đ/kg + 8.000 kg vật liệu phụ, đơn giá 5.500đ/kg + 200 chiếc dụng cụ sản xuất, đơn giá 112.200đ/c. 4. Ngày 15: Xuất kho vật tư cho sản xuất kinh doanh, cụ thể: - Xuất 50.000 kg vật liệu chính để trực tiếp chế tạo sản phẩm và 20.000 kg vật liệu chính để góp vốn tham gia liên doanh đồng kiểm soát với công ty Y. Giá trị vốn góp được ghi nhận 220.000.000đ tương ứng 50% quyền kiểm soát. - Xuất vật liệu phụ trực tiếp sản xuất sản phẩm 5.000 kg, cho nhu cầu khác ở phân xưởng sản xuất 500 kg, cho quản lý doanh nghiệp 500 kg. - Xuất công cụ nhỏ cho sản xuất 200 chiếc, dự tính phân bổ 2 lần. 5. Ngày 20: Xuất dùng 30 công cụ dùng cho quản lý doanh nghiệp và 30 công cụ cho bán hàng (thuộc loại phân bổ 1 lần). 6. Ngày 25: Xuất kho vật tư cho sản xuất kinh doanh, cụ thể:
- mua cả thuế GTGT 10% là 33.000.000đ. III. Yêu cầu 1. Tính giá vật liệu xuất dùng trong kỳ theo phương pháp giá đơn vị bình quân cả kỳ dự trữ. 2. Định khoản và phản ánh tình hình trên vào sơ đồ tài khoản (giá vật liệu xuất kho được tính theo phương pháp trên). Bài số 3 Công ty T và V (doanh nghiệp sản xuất) kế toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên, nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ thuế có tài liệu về tình hình nhập xuất tồn kho vật tư và thanh toán với các nhà cung cấp tháng 8/N như sau (đơn vị tính: 1.000đ) I. Số dư đầu tháng chi tiết một số TK: - TK 151: 15.000 theo hoá đơn GTGT số 000153 ngày 15/5/N mua vật liệu chính A của công ty L, trong đó: tổng giá mua chưa có thuế GTGT 15.000, thuế GTGt 5%, tổng giá thanh toán 15.750. - TK 152: 180.000, trong đó: + Vật liệu chính A: 100.000 (số lượng 10.000kg) + Vật liệu chính B: 55.000 (số lượng 5.000kg) + Vật liệu phụ C: 25.000 (số lượng 1.000 hộp) - TK 153: 15.000 (số lượng 1.000 chiếc dụng cụ X) - TK 331: 37.750 hoá đơn GTGT số 000153 ngày 15/5/N của công ty L: 15.750 và hoá đơn GTGT số 001321 ngày 20/5/N của công ty H: 22.000)
- 2. Ngày 10/6: Nhập kho vật liệu chính A, theo phiếu nhập kho số 135 ngày 10/6 số lượng vật liệu chính A nhập kho 13.500kg, hoá đơn GTGT số 000353 ngày 10/6/N của công ty TH. Tổng giá mua chưa có thuế GTGT 141.750, thuế GTGT được khấu trừ 5%, tổng giá thanh toán 148.837,5 chưa trả tiền cho công ty TH. 3. Phiếu chi số 116 ngày 11/6: Chi tiền mặt trả tiền bốc dỡ vật liệu chính A của lần nhập kho ngày 10/6, số tiền 450. 4. Ngày 15/6: Nhập kho vật liệu chính B, theo phiếu nhập kho số 136 ngày 15/6, số lượng vật liệu chính B nhập kho 15.000kg do đơn vị D góp vốn liên doanh, đơn giá vật liệu chính B do hội đồng liên doanh đánh giá là 11,5/kg, thành tiền 172.500. 5. Ngày 23/6: Nhận được hoá đơn GTGT số 000334 ngày 23/6/N của công ty Z về việc mua 2.000 chiếc dụng cụ X, tổng giá mua chưa có thuế GTGT 29.000, thuế GTGT được khấu trừ 5% chưa trả tiền cho người bán. 6. Công ty đã trả nợ cho các nhà cung cấp vật tư theo các chứng từ sau: - Phiếu chi tiền mặt số 123 ngày 25/6 trả xong nợ cho công ty H, số tiền 22.000. - Giấy báo Nợ số 801 ngày 25/6: thanh toán bằng chuyển khoản cho công ty L, số tiền 15.750 (thanh toán cho hoá đơn GTGT số 000153 ngày 15//N) - Giấy báo Nợ số 802 ngày 26/6: thanh toán bằng chuyển khoản cho công ty Z, số tiền 30.450 (thanh toán cho hoá đơn GTGT số 000334 ngày 23/6/N). Yêu cầu
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Giáo trình Kế toán tài chính
339 p | 2777 | 1110
-
Giáo trình kế toán tài chính doanh nghiệp_1
35 p | 732 | 200
-
Giáo trình kế toán tài chính doanh nghiệp_2
35 p | 532 | 164
-
Giáo trình kế toán tài chính doanh nghiệp_3
35 p | 421 | 131
-
Giáo trình kế toán tài chính doanh nghiệp_4
35 p | 312 | 113
-
Giáo trình kế toán tài chính doanh nghiệp_5
35 p | 298 | 96
-
Giáo trình Kế toán tài chính - TS. Hà Xuân Thạch
205 p | 230 | 55
-
Giáo trình Kế toán tài chính: Phần 1 - TS. Nguyễn Tuấn Duy, TS. Đặng Thị Hòa
222 p | 24 | 12
-
Giáo trình Kế toán tài chính 2 (Nghề: Kế toán tin học - Trung cấp): Phần 1 - Trường Cao đẳng Cơ điện Xây dựng Việt Xô
53 p | 23 | 9
-
Giáo trình Kế toán tài chính I (Nghề: Kế toán tin học - Trung cấp): Phần 1 - Trường Cao đẳng Cơ điện Xây dựng Việt Xô
40 p | 31 | 9
-
Giáo trình Kế toán tài chính I (Nghề: Kế toán tin học - Trung cấp): Phần 2 - Trường Cao đẳng Cơ điện Xây dựng Việt Xô
83 p | 16 | 7
-
Giáo trình Kế toán tài chính 2 (Nghề: Kế toán tin học - Trung cấp): Phần 2 - Trường Cao đẳng Cơ điện Xây dựng Việt Xô
62 p | 24 | 7
-
Giáo trình Kế toán tài chính 3 (Nghề: Kế toán tin học - Trung cấp): Phần 2 - Trường Cao đẳng Cơ điện Xây dựng Việt Xô
46 p | 24 | 6
-
Giáo trình Kế toán tài chính 4 (Nghề: Kế toán tin học - Trung cấp): Phần 1 - Trường Cao đẳng Cơ điện Xây dựng Việt Xô
61 p | 17 | 6
-
Giáo trình Kế toán tài chính 4 (Nghề: Kế toán tin học - Trung cấp): Phần 2 - Trường Cao đẳng Cơ điện Xây dựng Việt Xô
52 p | 27 | 6
-
Giáo trình Kế toán tài chính 3 (Nghề: Kế toán tin học - Trung cấp): Phần 1 - Trường Cao đẳng Cơ điện Xây dựng Việt Xô
88 p | 22 | 4
-
Giáo trình Kế toán tài chính doanh nghiệp xây dựng (Ngành: Kế toán - Cao đẳng) - Trường Cao đẳng Xây dựng số 1
102 p | 12 | 4
-
Giáo trình Kế toán tài chính doanh nghiệp thương mại và dịch vụ (Ngành: Kế toán - Cao đẳng) - Trường Cao đẳng Xây dựng số 1
107 p | 6 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn