intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Giáo trình Kế toán tài chính doanh nghiệp 2 (Ngành: Kế toán doanh nghiệp/Kế toán xây dựng - Trung cấp) - Trường Cao đẳng Xây dựng số 1

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:100

6
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Giáo trình "Kế toán tài chính doanh nghiệp 2 (Ngành: Kế toán doanh nghiệp/Kế toán xây dựng - Trung cấp)" được biên soạn với mục tiêu nhằm giúp sinh viên trình bày được khái niệm, đặc điểm, nhiệm vụ kế toán nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ; kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương; kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm; nắm được phương pháp đánh giá nhập - xuất vật tư;... Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Giáo trình Kế toán tài chính doanh nghiệp 2 (Ngành: Kế toán doanh nghiệp/Kế toán xây dựng - Trung cấp) - Trường Cao đẳng Xây dựng số 1

  1. BỘ XÂY DỰNG TRƯỜNG CAO ĐẲNG XÂY DỰNG SỐ 1 GIÁO TRÌNH MÔN HỌC: KẾ TOÁN TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP 2 NGÀNH/NGHỀ: KẾ TOÁN DOANH NGHIỆP/KẾ TOÁN XÂY DỰNG TRÌNH ĐỘ: TRUNG CẤP (Ban hành kèm theo Quyết định số: 368ĐT/QĐ-CĐXD1 ngày 10 tháng 08 năm 2021 của Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Xây dựng số 1) Hà Nội, năm 2021 1
  2. TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể được phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo. Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm. 2
  3. LỜI GIỚI THIỆU Để phục vụ cho quá trình học tập, nghiên cứu của học sinh trung cấp các môn học chuyên ngành, tiếp theo môn học Kế toán tài chính doanh nghiệp 1, Bộ môn Kế toán - Trường Cao đẳng Xây dựng số 1 đã biên soạn cuốn bài giảng “Kế toán tài chính doanh nghiệp 2” sử dụng làm tài liệu để lưu hành nội bộ phục vụ cho giảng dạy và học tập của học sinh chuyên ngành Trung cấp kế toán. Bài giảng “Kế toán tài chính doanh nghiệp 2” gồm 3 chương: Chương 1: Kế toán nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ Chương 2: Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương Chương 3: Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm Tham gia biên soạn bài giảng Kế toán tài chính doanh nghiệp 2 gồm các giảng viên trong bộ môn Kế toán, khoa Kế toán – Tài chính. Trong quá trình biên soạn tập thể tác giả đã cố gắng để đưa ra nhiều nghiệp vụ phù hợp với thực tế, phù hợp với chuẩn mực và chế độ kế toán. Song quá trình biên soạn không thể tránh khỏi những hạn chế nhất định. Chúng tôi rất mong nhận được những ý kiến đóng góp quý báu và có giá trị khoa học, để lần tái bản sau được hoàn thiện hơn. Nhóm tác giả xin chân thành cảm ơn! Hà Nội, tháng 5 năm 2019 3
  4. GIÁO TRÌNH MÔN HỌC Tên môn học: KẾ TOÁN TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP 2 Mã môn học: MH14 Vị trí, tính chất, ý nghĩa và vai trò của môn học/mô đun: - Vị trí: + Môn học được bố trí ở kỳ học thứ II + Môn học tiên quyết: Kế toán tài chính doanh nghiệp 1 (MH 13) - Tính chất: Là mô đun chuyên môn ngành kế toán. - Ý nghĩa và vai trò của môn học: Môn học kế toán tài chính doanh nghiệp 2 là môn học chuyên ngành gắn liền thực tế công tác kế toán ở các doanh nghiệp, để sinh viên nắm được kiến thức, kỹ năng công tác kế toán, giáo viên cần liên hệ các tình huống kế toán thực tế ở các doanh nghiệp, cập nhật kiến thức, các văn bản về kế toán, tài chính để đưa vào giảng dạy. Mục tiêu của môn học: - Về kiến thức: + Trình bày được khái niệm, đặc điểm, nhiệm vụ kế toán nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ; kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương; kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm; + Trình bày được phương pháp đánh giá nhập - xuất vật tư; + Trình bày được nội dung phương pháp tính giá thành sản phẩm giản đơn; + Trình bày được tài khoản sử dụng, phương pháp kế toán về các phần hành kế toán nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ; kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương; kế toán tập hợp chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp. - Về kỹ năng: + Tính trị giá thực tế nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ nhập – xuất kho. + Tính và lập Bảng giá thành sản phẩm theo phương pháp giản đơn; + Định khoản được kế toán các nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh liên quan đến sự biến động của vật liệu, công cụ dụng cụ; tiền lương và các khoản trích theo lương; tập hợp chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm. + Ghi được sổ kế toán theo hình thức Nhật ký chung. - Về năng lực tự chủ và trách nhiệm: 4
  5. + Cập nhật kịp thời các văn bản, chế độ kế toán. + Nghiêm túc, cẩn thận, trung thực, tự giác trong công việc. Nội dung của mô đun: 5
  6. Chương 1 KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU, CÔNG CỤ DỤNG CỤ Thời gian: 30 giờ Mục tiêu: - Trình bày được khái niệm, đặc điểm, nhiệm vụ kế toán nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ. - Trình bày được phương pháp đánh giá nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ và tính được giá trị nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ nhập – xuất. - Trình bày được tài khoản sử dụng và phương pháp kế toán tổng hợp, chi tiết liên quan đến kế toán nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ. - Định khoản được các nghiệp vụ kinh tế phát sinh liên quan đến nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ. - Ghi được sổ kế toán theo hình thức Nhật ký chung. Nội dung chương: 1.1. Khái quát về kế toán nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ 1.1.1 Khái niệm, đặc điểm của nguyên vật liệu - Khái niệm: Một trong những điều kiện thiết yếu để tiến hành sản xuất là đối tượng lao động. Nguyên vật liệu là đối tượng lao động, một trong ba yếu tố cơ bản của quá trình sản xuất, là cơ sở vật chất cấu thành nên thực thể sản phẩm. Nguyên vật liệu là đối tượng lao động đã được thể hiện dưới dạng vật hoá như: Sắt thép trong DN cơ khí chế tạo, sợi trong DN dệt, da trong DN đóng giày, vải trong DN may mặc... - Đặc điểm : Nguyên vật liệu chỉ tham gia vào một chu kỳ sản xuất nhất định và khi tham gia vào quá trình sản xuất, dưới tác động của lao động, chúng bị tiêu hao toàn bộ hoặc thay đổi hình thái vật chất ban đầu để tạo ra hình thái vật chất của sản phẩm và chuyển dịch giá trị một lần vào chi phí sản xuất trong kỳ. Những đặc điểm trên là xuất phát điểm quan trọng cho công tác tổ chức hạch toán NVL từ khâu tính giá, hạch toán tổng hợp và hạch toán chi tiết. 1.1.2. Khái niệm, đặc điểm của công cụ, dụng cụ (CCDC) 6
  7. - Khái niệm: Công cụ dụng cụ là những tư liệu lao động không có đủ các tiêu chuẩn về giá trị và thời gian sử dụng để xếp vào TSCĐ như: lán trại tạm, đồ nghề bằng thuỷ tinh, sành xứ, quần áo, giày dép, xe cải tiến… - Đặc điểm: Mặc dùng CCDC được xếp vào loại hàng tồn kho, được quản lý và hạch toán giống VL nhưng thực tế CCDC lại có đặc điểm giống TSCĐ đó là: công cụ dụng cụ thường tham gia vào nhiều chu kỳ sản xuất, thường vẫn giữ nguyên được hình thái vật chất ban đầu. Về mặt giá trị, CCDC cũng bị hao mòn dần trong quá trình sử dụng bởi vậy khi phân bổ giá trị của CCDC vào chi phí sản xuất kinh doanh, kế toán phải sử dụng phương pháp phân bổ thích hợp sao cho vừa đơn giản cho công tác kế toán vừa đảm bảo được tính chính xác của thông tin kế toán ở mức có thể tin cậy được. Như vậy trong quá trình tham gia vào sản xuất giá trị công cụ dụng cụ bị hao mòn dần và chuyển dịch từng phần vào chi phí sản xuất trong kỳ. Song do công cụ dụng cụ có giá trị nhỏ, thời gian sử dụng ngắn nên được xếp vào TS lưu động và được mua sắm dự trữ bằng vốn lưu động như đối với nguyên vật liệu. 1.2. Nhiệm vụ của kế toán nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ Để cung cấp đầy đủ, kịp thời và chính xác thông tin cho công tác quản lý NVL CCDC trong DN, kế toán nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ cần thực hiện tốt các nhiệm vụ chủ yếu sau: - Ghi chép, tính toán, phản ánh chính xác, kịp thời và kiểm tra chặt chẽ tình hình nhập, xuất, tồn kho nguyên nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ theo giá trị thực tế và về số lượng, chất lượng đã tiêu hao sử dụng cho sản xuất kinh doanh. - Vận dụng đúng đắn các phương pháp hạch toán nguyên vật liệu, CCDC hướng dẫn kiểm tra việc chấp hành các nguyên tắc thu nhập, xuất đúng chế độ hạch toán ban đầu, mở các loại sổ sách, thẻ chi tiết về nguyên vật liệu, CCDC đúng quy định. - Tính toán phân bổ chính xác kịp thời giá trị nguyên vật liệu, CCDC xuất dùng cho các đối tượng, kiểm tra chặt chẽ việc thu mua, dự trữ định mức tiêu hao nguyên vật liệu phát hiện ngăn ngừa kịp thời những trường hợp sử dụng nguyên vật liệu, CCDC lãng phí, sai mục đích. 7
  8. - Tham gia kiểm kê đánh giá nguyên vật liệu, CCDC theo chế độ quy định của nhà nước, lập báo cáo về nguyên vật liệu, CCDC phục vụ cho công tác lãnh đạo và quản lý điều hành, phân tích kinh tế. 1.3. Phân loại nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ 1.3.1. Lý do phân loại Trong doanh nghiệp, VL CCDC gồm nhiều loại, nhiều thứ có tính năng lý, hoá khác nhau có công dụng và mục đích sử dụng khác nhau. Yêu cầu người quản lý phải biết từng loại, từng thứ nguyên vật liệu, CCDC. Vì vậy để quản lý và hạch toán nguyên vật liệu, CCDC được thuận tiện cần phải phân loại nguyên vật liệu, CCDC. - Phân loại nguyên vật liệu, CCDC là sắp xếp nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ thành từng loại, từng nhóm theo một tiêu thức nhất định. 1.3.2. Phân loại nguyên vật liệu a. Căn cứ vào nội dung kinh tế và yêu cầu kế toán quản trị trong doanh nghiệp sản xuất thì nguyên vật liệu được chia thành: - Nguyên vật liệu chính (bao gồm cả bán thành phẩm mua ngoài) là những thứ NL, VL khi tham gia vào quá trình sản xuất để cấu thành thực thể của sản phẩm. Danh từ nguyên liệu dùng để chỉ đối tượng lao động chưa qua chế biến công nghiệp. Bán thành phẩm mua ngoài: là những chi tiết bộ phận sản phẩm do đơn vị khác sản xuất ra doanh nghiệp mua về để lắp ráp hoặc gia công tạo ra sản phẩm. Ví dụ: săm, lốp, xích… thành xe đạp. - Nguyên vật liệu phụ: là những thứ khi tham gia vào sản xuất không cấu thành thực thể sản phẩm mà có tác dụng làm tăng chất lượng sản phẩm, tăng giá trị sử dụng của sản phẩm. Ví dụ: thuốc nhuộm véc ni, vôi, ve… - Nhiên liệu: là những thứ nguyên vật liệu có tác dụng cung cấp nhiệt năng (nó coi là nguyên vật liệu phụ) như than, củi, hơi đốt…Nhiên liệu trong các DN thực chất là một loại VLP, tuy nhiên nó được tách ra thành một loại riêng vì việc sản xuất và tiêu dùng nhiêu liệu chiếm tỷ trọng khá lớn và đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế quốc dân. Nhiên liệu cũng có yêu cầu và kỹ thuật quản lý hoàn toàn khác với các loại VLP thông thường. 8
  9. - Phụ tùng thay thế: là những chi tiết phụ tùng máy móc mà doanh nghiệp mua về phục vụ cho việc thay thế các bộ phận của máy móc thiết bị, phương tiện vận tải như: vòng bi, săm lốp… - Vật liệu và thiết bị XDCB: - Nguyên vật liệu khác: bao gồm các loại nguyên vật liệu đặc chủng của từng DN hoặc các loại nguyên vật liệu khác không bao gồm các loại nguyên vật liệu đã nêu ở trên như phế liệu thu hồi, bao bì đóng gói… b. Căn cứ vào mục đích công dụng của nguyên vật liệu và nội dung quy định phản ánh chi phí nguyên vật liệu trên các TK kế toán thì nguyên vật liệu của doanh nghiệp được chia thành: - Nguyên liệu, nguyên vật liệu trực tiếp dùng cho sản xuất chế tạo sản phẩm. - Nguyên vật liệu dùng cho nhu cầu khác: phục vụ quản lý, bán hàng… c. Căn cứ vào nguồn cung cấp: - Nguyên vật liệu mua ngoài - Nguyên vật liệu tự gia công, chế biến - Nguyên vật liệu từ các nguồn khác (góp liên doanh, thu nhặt, cấp…) 1.3.3 Phân loại công cụ dụng cụ Xét về phương thức sử dụng, CCDC được chia làm 3 loại: - CCDC sử dụng thường xuyên cho quá trình sản xuất kinh doanh tại DN (gọi tắt là CCDC). Ví dụ như: + Dụng cụ đồ nghề + Dụng cụ quản lý + Dụng cụ quần áo BHLĐ + Khuôn mẫu đúc các loại + Lán trại tạm thời… - Bao bì luân chuyển là bao bì sử dụng nhiều lần để bao gói NVL mua vào hoặc sản phẩm, hàng hoá bán ra. Sau mỗi lần sử dụng bao bì luân chuyển sẽ được thu hồi lại. - Đồ dùng cho thuê là những CCDC chỉ sử dụng cho hoạt động cho thuê 9
  10. Việc phân loại CCDC theo tiêu thức này rất thuận tiện cho công tác quản lý công cụ dụng cụ. 1.4. Đánh giá nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ 1.4.1. Khái niệm đánh giá nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ Đánh giá nguyên vật liệu, CCDC là dùng tiền để biểu thị giá trị của nguyên vật liệu, CCDC theo nguyên tắc nhất định. Theo quy định của chuẩn mực kế toán số 02 - Hàng tồn kho thì trị giá hàng tồn kho được tính theo giá gốc ( hay còn gọi là giá vốn thực tế) . Trường hợp giá trị thuần có thể thực hiện được thấp hơn giá gốc thì phải tính theo giá trị thuần có thể thực hiện được, cụ thể: - Giá gốc hàng tồn kho bao gồm: giá mua, chi phí chế biến và các chi phí liên quan trực tiếp khác phát sinh để có được hàng tồn kho ở địa điểm và trạng thái hiện tại - Chi phí mua của hàng tồn kho bao gồm: giá mua, các loại thuế không được hoàn lại, chi phí vận chuyển, bốc xếp, bảo quản trong quá trình mua hàng và các chi phí khác có liên quan trực tiếp đến việc mua hàng tồn kho. Các khoản chiết khấu thương mại và giảm giá hàng mua không đúng quy cách, phẩm chất được trừ khỏi chi phí thu mua. - Chi phí chế biến hàng tồn kho bao gồm những chi phí có liên quan trực tiếp đến sản phẩm sản xuất như: chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung cố định, chi phí sản xuất chung biến đổi phát sinh trong quá trình chuyển hoá VL thành thành phẩm - Chi phí liên quan trực tiếp khác được tính vào giá gốc hàng tồn kho bao gồm các khoản chi phí khác ngoài chi phí mua và chi phí chế biến hàng tồn kho. 1.4.2. Phương pháp đánh giá nguyên vật liệu, CCDC 1.4.2.1. Nguyên tắc đánh giá: - Kế toán nhập, xuất, tồn kho nguyên vật liệu, CCDC phải phản ánh theo trị giá vốn thực tế. - Tuy nhiên có thể để đơn giản giảm bớt khối lượng ghi chép tính toán hàng ngày doanh nghiệp có thể sử dụng giá hạch toán để phản ánh sự biến động của nguyên vật liệu trong kỳ. Giá hạch toán được xác định ngay từ đầu kỳ sử dụng suốt trong kỳ hạch toán, chỉ được sử dụng trong hạch toán chi tiết nguyên vật liệu còn trong hạch toán tổng hợp vẫn phải sử dụng giá thực tế. - Phương pháp sử dụng giá hạch toán để phản ánh nguyên vật liệu chỉ được dùng trong phương pháp kê khai thường xuyên. Khi sử dụng giá hạch toán để phản ánh nguyên vật liệu thì cuối kỳ kế toán phải tính hệ số chênh lệch giữa giá thực tế và giá hạch toán của 10
  11. nguyên vật liệu tồn và nhập trong kỳ để xác định giá thực tế của nguyên vật liệu xuất dùng trong kỳ. Giá thực tế của VL Giá thực tế của VL + tồn đầu kỳ nhập trong kỳ Hệ số chênh lệch = Giá hạch toán của Giá hạch toán của + VL tồn đầu kỳ VL tồn trong kỳ Giá thực tế của VL Giá hạch toán của = x Hệ số chênh lệch xuất trong kỳ VL xuất trong kỳ 1.4.2.2. Giá thực tế của nguyên vật liệu, CCDC nhập kho: - Nguyên vật liệu, CCDC mua ngoài: Chi phí thu mua: vận Các loại thuế Giá TT VL, Giá mua ghi = + chuyển, bốc + không được hoàn CCDC nhập kho trên hoá đơn dỡ, bảo lại quản... Chiết khấu thương mại, Giảm giá - hàng mua, giá trị hàng mua bị trả lại - Đối với nguyên vật liệu, CCDC tự sản xuất: Giá thực tế của VL, Giá thực tế của VL xuất Chi phí chế = + CCDC tự sản xuất ra chế biến biến thực tế - Đối với nguyên vật liệu, CCDC thuê ngoài gia công, chế biến: Giá TT VL, Giá TT VL Tiền thuê ngoài Chi phí vận chuyển CCDC thuê = xuất đem đi + gia công, chế + bốc dỡ VL, CCDC ngoài gia công chế biến biến đi và về - Đối với nguyên vật liệu, CCDC được cấp: Giá thực tế của VL, Giá do đơn vị cấp Chi phí vận = + CCDC được cấp thông báo chuyển bốc dỡ - Đối với nguyên vật liệu, CCDC góp vốn: Giá thực tế là giá do hội đồng định giá xác định. - Đối với nguyên vật liệu, CCDC biếu tặng, thu nhặt: Là giá thực tế ước tính theo thị trường tại thời điểm đó. 11
  12. 1.4.2.3. Giá thực tế của nguyên vật liệu, CCDC xuất kho Để tính giá thực tế của NVL CCDC xuất kho DN có thể sử dụng một trong 3 phương pháp: Nhập trước xuất trước (FIFO), phương pháp đơn giá bình quân và phương pháp thực tế đích danh. Khi sử dụng phương pháp tính giá phải tuân thủ nguyên tắc nhất quán. - Phương pháp nhập trước, xuất trước: Phương pháp này dựa trên giả thiết VL (CCDC) nhập trước được xuất hết xong mới xuất đến lần nhập sau giá thực tế của VL (CCDC) xuất dùng được tính hết theo giá nhập kho lần trước, xong mới tính theo giá nhập lần sau. Phương pháp này tính giá thực tế xuất dùng của VL, CCDC kịp thời, chính xác. Nhược điểm của phương pháp này là phải tính giá theo từng danh điểm VL CCDC và phải hạch toán chi tiết VL CCDC theo từng loại tính giá nên tốn nhiều công sức. Tức là việc hạch toán chi tiết phải chặt chẽ theo dõi đầy đủ số lượng đơn giá của từng lần nhập. Ngoài ra phương pháp là làm cho chi phí kinh doanh của DN không phản ánh kịp thời với giá cả thị trường của VL CCDC. Phương pháp nhập trước xuất trước chỉ thích hợp với DN có ít danh điểm VL CCDC, số lần nhập kho của danh điểm không nhiều. Ví dụ 1: Trích tài liệu của doanh nghiệp sản xuất X nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ có số liệu liên quan đến vật liệu A như sau (đơn vị tiền: 1.000 đồng) I. Tình hình đầu tháng 1 tồn kho 1.000 kg nguyên vật liệu A đơn giá 25đ/kg. II. Trong tháng nguyên vật liệu A biến động như sau: 1. Ngày 3: Xuất 600 kg để sản xuất sản phẩm 2. Ngày 7: Nhập 1.600 kg, đơn giá mua chưa có thuế trên hoá đơn 30đ/kg, thuế GTGT 10%. 3. Ngày 15: Xuất 500 kg để sản xuất sản phẩm 4. Ngày 24: Xuất 1.100 kg để sản xuất sản phẩm 5. Ngày 28: Nhập kho 400 kg, đơn giá mua chưa có thuế trên hoá đơn 27đ/kg, thuế GTGT 10%. Yêu cầu: Tính giá thực tế của vật liệu A theo phương pháp nhập trước xuất trước. Giải: Phương pháp nhập trước, xuất trước Ngày 03: 600 x 25 = 15.000 12
  13. Ngày 15: 400 x 25 + 100 x 30 = 13.000 Ngày 24: 1.100 x 30 = 33.000 Tổng giá trị xuất : 61.000 - Phương pháp đơn giá bình quân: Phương pháp này thích hợp với những DN có ít danh điểm VL CCDC nhưng số lần nhập xuất của mỗi danh điểm nhiều. Theo phương pháp này, căn cứ vào giá thực tế của VL CCDC tồn đầu kỳ và nhập trong kỳ, kế toán tính giá thực tế của nguyên vật liệu, CCDC xuất dùng trong kỳ tính theo đơn giá bình quân cho một đơn vị NVL(bình quân cả kỳ dự trữ, bình quân cuối kỳ trước hoặc bình quân sau mỗi lần nhập). Căn cứ vào số lượng VL CCDC xuất dùng trong kỳ và giá đơn vị bình quân để xác định giá thực tế xuất trong kỳ. Giá thực tế của VL, Số lượng VL, CCDC Đơn giá bình = x CCDC xuất dùng xuất dùng quân Đơn giá bình quân được xác định bằng 3 phương pháp : + Phương pháp đơn giá bình quân của cả kỳ dự trữ : có ưu điểm là giảm nhẹ được việc hạch toán chi tiết VL CCDC so với phương pháp FIFO, không phục thuộc vào số lần nhập xuất của từng danh điểm VL. Tuy nhiên nhược điểm của phương pháp này là công việc tính toán dồn vào cuối tháng gây ảnh hưởng đến tiến độ của công tác kế toán, đồng thời sử dụng phương pháp này cũng phải tiến hành tính theo từng danh điểm VL CCDC. Trị giá TT VL, CCDC tồn Trị giá TT VL, CCDC Đơn giá bình + kho đầu kỳ nhập kho trong kỳ quân cả kỳ dự trữ = Số lượng VL, CCDC tồn Số lượng VL, CCDC (cuối kỳ) + kho đầu kỳ nhập kho trong kỳ + Phương pháp đơn giá bình quân sau mỗi lần nhập: Tức là sau mỗi lần nhập ta lại tính đơn giá bình quân, phương pháp này khắc phục được nhược điểm của phương pháp trên, vừa chính xác, vừa cập nhật nhưng nhược điểm là tốn nhiều công sức tính toán nhiều và phải tiến hành tính giá theo từng danh điểm VL CCDC. Phương pháp này chỉ sử dụng được ở những DN có ít danh điểm VL và số lần nhập của mỗi loại không nhiều. + Phương pháp đơn giá bình quân cuối kỳ trước. Theo phương pháp này kế toán xác định giá đơn vị bình quân dựa trên giá thực tế và lượng VNL tồn kho cuối kỳ trường. Dựa vào giá đơn vị bình quân nói trên và lượng VL xuất kho trong kỳ để kế toán xác đinh giá 13
  14. thực tế VL xuất kho theo từng danh điểm. Phương pháp này tính toán đơn giản và kịp thời tình hình biến động VL, CCDC xuất dùng trong kỳ. Tuy nhiên không chính xác vì không tính đến sự biến động của VL, CCDC trong kỳ. Trường hợp giá cả thị trường VL CCDC có sự biến động lớn thì việc tính giá VL xuất kho theo phương pháp này trở nên thiếu chính xác và có trường hợp gây ra bất hợp lý (tồn kho âm) Giá trị thực tế VL (CCDC) tồn kho đầu kỳ Đơn giá bình quân (cuối kỳ trước) = cuối kỳ trước Số lượng VL (CCDC) tồn kho đầu kỳ (cuối kỳ trước) Ví dụ 2: Lấy số liệu ở ví dụ 1:. Tính giá thực tế VLA xuất kho trong kỳ theo phương pháp đơn giá bình quân cả kỳ dự trữ Bài giải: đơn vị: 1.000đ + Phương pháp đơn giá bình quân cả kỳ dự trữ: Giá đơn vị bình (1.000 x 25) + (1.600 x 30) + (400 x 27) = = 27,93 đ/kg quân 1.000 + 1.600 + 400 Giá trị nguyên vật liệu xuất dùng: Ngày 03: 600 x 27,93 = 16.758 Ngày 15: 500 x 27,93 = 13.965 Ngày 24: 1.100 x 27,93 = 30.723 Tổng giá trị xuất dùng: 61.446 - Phương pháp giá thực tế đích danh: Theo phương pháp này VL (CCDC) xuất kho thuộc lô hàng nào thì tính theo đơn giá mua thực tế của lô hàng đó. Phương pháp này tính giá thực tế của VL, CCDC kịp thời chính xác nhưng chỉ thích hợp với những DN có điều kiện bảo quản riêng từng lô VL CCDC nhập kho. Phương pháp này có ưu điểm là công tác tính giá VL CCDC được thực hiện kịp thời và thông qua việc tính giá VL CCDC xuất kho, kế toán có thể theo dõi thời hạn bảo quản của từng lô VL CCDC. Tuy nhiên để áp dụng được phương pháp này thì điều kiện cốt yếu là hệ thống kho tàng của DN cho phép bảo quản riêng từng lô VL CCDC nhập kho. 14
  15. 1.5. Kế toán chi tiết nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ NVL trong các DN thường có nhiều chủng loại khác biệt nhau, nếu thiếu một loại nào đó có thể gây ra ngừng sản xuất chính vì vậy hạch toán NVL CCDC phải đảm bảo theo dõi được tình hình biến động của từng danh điểm VL CCDC. Trong thực tế công tác kế toán hiện nay ở nước ta các DN thường áp dụng một trong 3 phương pháp hạch toán chi tiết VL CCDC là: Phương pháp thẻ song song, phương pháp đối chiếu luân chuyển, phương pháp số dư 1.5.1. Phương pháp thẻ song song - Nguyên tắc hạch toán: + Ở kho thủ kho sử dụng thẻ kho để ghi chép về mặt số lượng ( hiện vật). Hàng ngày căn cứ vào chứng từ nhập, xuất để ghi số lượng vật liệu vào thẻ kho và cuối ngày tính ra số tồn kho của từng loại vật liệu trên thẻ kho. + Ở phòng kế toán sử dụng Sổ chi tiết vật liệu để ghi chép tình hình nhập xuất tồn của từng loại vật liệu tương ứng với từng kho cả về số lượng và giá trị nguyên vật liệu và công cụ, dụng cụ. Hàng ngày hoặc định kỳ, khi nhập được các chứng từ nhập xuất vật liệu được thủ kho chuyển lên, kế toán tiến hành kiểm tra, ghi giá và phản ánh vào các sổ chi tiết. Số tồn trên các sổ chi tiết phải khớp đúng với số tồn trên thẻ kho. Cuối tháng căn cứ vào các sổ chi tiết để lập Bảng tổng hợp chi tiết Nhập xuất tồn vật liệu để đối chiếu với kế toán tổng hợp. - Trình tự ghi chép: + Ở kho hàng ngày thủ kho căn cứ vào chứng từ nhập xuất ghi số lượng nguyên vật liệu, CCDC, thực nhập, thực xuất vào thẻ kho. Thẻ kho được thủ kho sắp xếp trong hòm thẻ theo loại nhóm VL, CCDC để tiện cho việc kiểm tra đối chiếu. Thủ kho phải thường xuyên đối chiếu số tồn ghi trên thẻ kho với số tồn VL, CCDC thực tế. Hàng ngày (định kỳ) sau khi ghi thẻ kho xong thủ kho phải chuyển những chứng từ nhập, xuất cho phòng kế toán, kèm theo giấy giao nhận chứng từ do thủ kho lập. + Ở phòng kế toán: mở sổ hoặc thẻ chi tiết VL, CCDC cho từng thứ nguyên vật liệu, CCDC cho đúng với thẻ kho của từng kho để theo dõi về mặt số lượng và giá trị. Hàng ngày hoặc định kỳ khi nhận chứng từ nhập, xuất kế toán phải kiểm tra chứng từ ghi đơn giá, tính thành tiền, phân loại chứng từ sau đó ghi vào thẻ hoặc sổ chi tiết, cuối tháng kế 15
  16. toán và thủ kho đối chiếu số liệu trên thẻ kho với thẻ, sổ chi tiết nguyên vật liệu, CCDC. Mặt khác, kế toán còn phải tổng hợp số liệu từ Số kế toán chi tiết VL để ghi vào Bảng tổng hợp nhập xuất tồn VL, đối chiếu với số liệu kế toán tổng hợp nguyên vật liệu, CCDC. Sơ đồ: Thẻ kho Sổ kế toán tổng Chứng từ gốc 1 hợp về VL 3 Phiếu nhập Phiếu xuất Sổ thẻ kế toán Bảng tổng hợp 2 4 chi tiết VL N-X-T Ghi chú: Ghi hàng ngày Ghi cuối tháng Đối chiếu kiểm tra 16
  17. * Ưu, nhược điểm: + Ưu điểm: Việc ghi sổ, thẻ đơn giản, rõ ràng, dễ kiểm tra đối chiếu số liệu và phát hiện sai sót trong việc ghi chép và quản lý. Đồng thời cung cấp thông tin nhập xuất tồn kho của từng danh điểm VL CCDC rất kịp thời chính xác + Nhược điểm: ghi chép còn trùng lặp giữa kho và phòng kế toán, khối lượng ghi chép quá lớn. Phương pháp này chỉ sử dụng được khi DN có ít danh điểm VL CCDC. Phương pháp thẻ song song đơn giản, dễ thực hiện và tiện lợi khi được xử lý bằng máy vi tính. Hiện nay phương pháp này được áp dụng phổ biến ở các DN. Mẫu sổ kế toán chi tiết VL CCDC theo phương pháp thẻ song song THẺ KHO Ngày lập thẻ: - Kho: -------------------------------------------------------------------------------------- - Tên VL, CCDC: ------------------------------------------------------------------------ - Mã số: ----------------------------------------------------------------------------------- - Đơn vị tính: ----------------------------------------------------------------------------- Chứng từ Số lượng Chữ ký Ngày nhập Diễn giải xác nhận SH NT xuất Nhập Xuất Tồn của KT SỔ (THẺ) KẾ TOÁN CHI TIẾT NGUYÊN VẬT LIỆU Số thẻ ... Số tờ ... Tên VL CCDC: -------------------------------------------------------------------------- Mã số: ------------------------------------------------------------------------------------- Đơn vị tính: ------------------------------------------------------------------------------- Kho: --------------------------------------------------------------------------------------- Chứng từ Diễn Đơn Nhập Xuất Tồn SH NT giải giá SL TT SL TT SL TT 17
  18. 18
  19. BẢNG TỔNG HỢP NHẬP - XUẤT - TỒN KHO NGUYÊN VẬT LIỆU Tháng ... năm ... Mã Tên VL Tồn đầu tháng Nhập trong tháng Xuất trong tháng Tồn cuối tháng số CCDC SL TT SL TT SL TT SL TT 1.5.2. Phương pháp sổ đối chiếu luân chuyển Đối với những DN có nhiều danh điểm VL CCDC và số lượng chứng từ nhập xuất không nhiều thì phương pháp thích hợp để hạch toán chi tiết VL là phương pháp đối chiếu luân chuyển. - Nguyên tắc: + Ở kho ghi chép về mặt số lượng + Ở phòng kế toán ghi chép vào sổ đối chiếu luân chuyển cả số lượng và giá trị. - Trình tự kế toán: + Ở kho thủ kho vẫn mở thẻ kho để theo dõi số lượng nhập xuất tồn của từng danh điểm nguyên vật liệu, CCDC trên cơ sở các chứng từ nhập, xuất. + Ở phòng kế toán mở Sổ đối chiếu luân chuyển theo từng kho để ghi chép phản ánh tổng số VL, CCDC luân chuyển trong tháng (tổng số nhập, tổng số xuất trong tháng) và tồn kho cuối tháng của từng thứ nguyên vật liệu, CCDC theo chỉ tiêu số lượng và giá trị. Sổ đối chiếu luân chuyển được dùng cho cả năm và mỗi tháng ghi một lần vào cuối tháng trên cơ sở các chứng từ nhập xuất của từng thứ nguyên vật liệu, CCDC. Mỗi thứ nguyên vật liệu, CCDC ở từng kho theo từng người chịu trách nhiệm vật chất được ghi vào một dòng trong sổ, cuối tháng đối chiếu số lượng VL, CCDC trên sổ đối chiếu luân chuyển với thẻ kho và số tiền của từng loại với sổ kế toán tổng hợp. 19
  20. Sơ đồ (1) (1) Phiếu nhập kho Thẻ kho Phiếu xuất (2) (6) (3) (3) Bảng Sổ đối chiếu Bảng kê nhập luân chuyển kê xuất (4) Bảng tổng hợp nhập xuất tồn kho VL CCDC (5) Sổ kế toán tổng hợp VL CCDC Ghi chú: Ghi hàng ngày Ghi cuối tháng Đối chiếu kiểm tra - Ưu, nhược điểm: + Ưu điểm: Giảm được khối lượng ghi sổ kế toán do ghi một lần vào cuối tháng. + Nhược điểm: Công việc ghi sổ kế toán vẫn còn trùng lặp về chỉ tiêu số lượng, công việc kế toán dồn vào cuối tháng việc đối chiếu kiểm tra số liệu trong tháng giữa kho và phòng kế toán không tiến hành trong tháng do kế toán không ghi sổ. Mẫu sổ kế toán chi tiết VL CCDC theo phương pháp đối chiếu luân chuyển như sau: 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2