Giáo trình Kinh tế du lịch - Trường Cao đẳng Công nghệ TP. HCM
lượt xem 4
download
Chương I: Một số khái niệm cơ bản về du lịch, Chương II: Nhu cầu & cầu du lịch, Chương III: Nguồn cung du lịch, Chương IV: Quan hệ cung cầu và tính thời vụ trong du lịch, Chương V: Hiệu quả kinh tế trong kinh doanh du lịch. Mời các bạn cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Giáo trình Kinh tế du lịch - Trường Cao đẳng Công nghệ TP. HCM
- MỤC LỤC MỤC LỤC..............................................................................................1 Chương I: MỘT SỐ KHÁI NIỆM CƠ BẢN VỀ DU LỊCH......................1 I.DU LỊCH..............................................................................................1 1.Tiếp cận du lịch ở góc độ nhu cầu của con người.............................1 2.Tiếp cận du lịch ở góc độ là một ngành kinh tế .................................2 3.Tiếp cận du lịch một cách tổng quát...................................................2 II. DU KHÁCH.......................................................................................3 1.Khái niệm cổ điển về du khách..........................................................3 2.Khái niệm về khách du lịch của tổ chức du lịch thế giới ...................4 3.Khái niệm khách du lịch của Pháp lệnh du lịch Việt Nam .................5 III. SẢN PHẨM DU LỊCH.......................................................................7 1.Khái niệm sản phẩm du lịch...............................................................7 2.Cấu thành của sản phẩm du lịch........................................................7 3.Đặc điểm của Sản phẩm du lịch.........................................................8 IV. ĐIỂM ĐẾN DU LỊCH......................................................................10 1.Khái niệm.........................................................................................10 2.Các điều kiện phát triển hoạt động du lịch tại điểm đến du lịch.......11 3.Các tác động về kinh tế - xã hội của du lịch.....................................12 4.Tác động về kinh tế của phát triển du lịch........................................12 5.Tác động về xã hội của việc phát triển du lịch ................................19 6.Tác động trở lại của kinh tế - xã hội đến việc phát triển du lịch.......19 I. NHU CẦU VỀ KINH TẾ DU LỊCH.....................................................22 1.Khái niệm nhu cầu du lịch................................................................22 2.Nội dung nhu cầu du lịch..................................................................22 3.Đặc điểm nhu cầu du lịch.................................................................24 II. ĐỘNG CƠ VỀ KINH TẾ DU LỊCH..................................................25 1.Khái niệm động cơ du lịch................................................................25 2.Phân loại động cơ du lịch.................................................................26 3.Các yếu tố tác động đến động cơ du lịch.........................................27 III. CÁC LOẠI HÌNH DU LỊCH.............................................................29 1.Ý nghĩa phân loại các loại hình du lịch ............................................29 2.Phân loại các loại hình du lịch..........................................................29 2.1. Dựa vào động cơ của chuyến đi..................................................29 2.2. Dựa vào phạm vi lãnh thổ chuyến đi............................................31 2.4. Dựa vào phương tiện vận chuyển................................................31 2.5. Dựa vào thời gian chuyến đi ta có...............................................31 IV. ĐIỀU KIỆN ĐỂ CHUYỂN NHU CẦU THÀNH CẦU DU LỊCH........31 1.Thời gian nhàn rỗi............................................................................31 2.Thu nhập bình quân.........................................................................33 3.Yếu tố văn hóa xã hội......................................................................34
- 4.Điều kiện giao thông vận tải phát triển.............................................35 5.Tình hình an ninh chính trị ổn định...................................................35 6.Sự kích thích hỗ trợ của nhà nước và các tổ chức..........................35 V. CẦU DU LỊCH.................................................................................37 1.Khái niệm cầu du lịch.......................................................................37 2.Nội dung của cầu du lịch..................................................................38 2.1.Cầu về dịch vụ..............................................................................38 2.2.Cầu về hàng hóa du lịch ...............................................................38 2.3.Các đặc trưng của cầu du lịch.......................................................39 3.Đo lường và dự báo cầu du lịch.......................................................40 3.1.Các chỉ tiêu phản ánh cầu du lịch ................................................40 3.2.Đo lường cầu du lịch.....................................................................41 3.3.Dự báo cầu du lịch........................................................................44 I. TÀI NGUYÊN DU LỊCH....................................................................50 1. Kiểm kê tài nguyên du lịch..............................................................50 I.1.Tài nguyên thiên nhiên...................................................................50 I.2. Tài nguyên nhân văn.....................................................................55 1.3. Các cơ sở giải trí và các hoạt động giải trí...................................59 2. Đánh giá tài nguyên du lịch.............................................................61 2.1. Đối với tài nguyên du lịch đang khai thác.....................................61 2.2. Đối với tiềm năng du lịch..............................................................63 3. Quản lý và khai thác tài nguyên du lịch...........................................63 II. ĐIỀU KIỆN SẴN SÀNG ĐÓN TIẾP KHÁCH...................................64 1. Các phương tiện vật chất - kỹ thuật ...............................................64 1.1.Các cơ sở hạ tầng chung của xã hội được sử dụng trong du lịch 64 1.2. Cơ sở vật chất kỹ thuật của ngành du lịch...................................65 2. Lực lượng lao động trong du lịch....................................................68 3. Tổng hợp điều kiện đón tiếp và phục vụ trong du lịch.....................70 III. ĐIỂM DU LỊCH VÀ SỰ HÌNH THÀNH ĐIỂM DU LỊCH..................70 1. Khái niệm và phân loại điểm du lịch................................................70 1.1. Khái niệm.....................................................................................70 1.2. Phân loại......................................................................................70 2. Sự hình thành điểm du lịch.............................................................71 2.1. Yêu cầu........................................................................................71 2.2. Những căn cứ để xác định một điểm du lịch................................71 IV. MẠNG LƯỚI DU LỊCH...................................................................72 1. Khái niệm mạng lưới du lịch ...........................................................72 1.1. Khái niệm ....................................................................................72 1.2. Ý nghĩa.........................................................................................72 2. Nội dung nghiên cứu.......................................................................73 V. CUNG DU LỊCH..............................................................................73
- 1. Khái niệm........................................................................................73 2. Đặc trưng của cung du lịch.............................................................74 Chương IV: QUAN HỆ CUNG CẦU VÀ TÍNH THỜI VỤ TRONG DU LỊCH....................................................................................................75 Chương IV: Quan hệ cung cầu và tính thời vụ trong du lịch 112..........................................................................................................75 I. QUAN HỆ CUNG CẦU.....................................................................75 1. Quan hệ giữa cầu du lịch và giá cả.................................................75 1.1. Đường cầu...................................................................................75 1.2. Hệ số co giãn của cầu theo giá....................................................76 1.3. Ngoại lệ của mối quan hệ giữa cầu du lịch và giá cả...................78 2. Quan hệ giữa cung du lịch và giá cả...............................................79 3. Quan hệ cung cầu trong du lịch .....................................................80 3.1. Cơ sở nghiên cứu .......................................................................80 3.2. Quan hệ cung - cầu du lịch .........................................................80 3.3. Cân đối cung cầu trong du lịch ....................................................81 II. TÍNH THỜI VỤ TRONG DU LỊCH...................................................85 1. Khái niệm và đặc điểm tính thời vụ.................................................85 1.1. Tính thời vụ trong du lịch..............................................................85 1.2. Đặc điểm tính thời vụ trong du lịch...............................................85 2. Các nhân tố ảnh hưởng đến tính thời vụ........................................86 2.1. Yêu cầu........................................................................................86 2.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến tính thời vụ trong du lịch.................86 3. Hạn chế của tính thời vụ.................................................................90 3.1. Ảnh hưởng bất lợi của tính thời vụ..............................................90 3.2. Phương pháp xác định tính thời vụ trong du lịch.........................90 Hệ số thời vụ.......................................................................................92 4. Giải pháp nhằm hạn chế tính thời vụ..............................................93 4.1. Phương hướng hạn chế tính thời vụ............................................93 4.2. Các biện pháp hạn chế tính tính thời vụ......................................94 CÂU HỎI ÔN TẬP.................................................................................95 Chương V: Hiệu quả kinh tế trong kinh doanh du lịch 112..........................................................................................................96 1.1. Phân tích số tương đối động thái.................................................96 NĂM.......................................................................................................97 1.2. Phân tích số tương đối kế hoạch.................................................97 1.3. Phân tích tương đối kết cấu.........................................................97 2.1. Phân tích số tương đối động thái, số tương đối kế hoạch...........98 THỜI GIAN............................................................................................98 2.2. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến doanh thu........................99 2.3. Phân tích cơ cấu doanh thu.......................................................100
- Triệu đồng............................................................................................101 5.1. Phân tích lơi nhuận....................................................................102 5.2. Điểm hòa vốn.............................................................................103 II. HIỆU QUẢ KINH DOANH TRONG KINH DOANH DU LỊCH........104 1. Khái niệm hiệu quả kinh tế............................................................104 2. Ý nghĩa của việc nâng cao hiệu quả kinh tế trong kinh doanh du lịch ..........................................................................................................104 3. Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế du lịch......................104 3.1. Yếu tố khách quan.....................................................................104 3.2. Yếu tố chủ quan.........................................................................105 4. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế trong kinh doanh du lịch. . .105 4.1. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả chung của vùng.........................105 4.2. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp du lịch.....................................................................................................106 III. PHƯƠNG HƯỚNG, BIỆN PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH TẾ TRONG KINH DOANH DU LỊCH.......................................109 1. Phương hướng và biện pháp nâng cao hiệu quả kinh tế đối với điểm du lịch (vùng, quốc gia)...........................................................109 1.1. Tăng thu nhập du lịch ................................................................109 1.2. Giảm tính thời vụ du lịch trong vùng...........................................109 2. Phướng hướng và biện pháp nâng cao hiệu quả kinh tế đối với doanh nghiệp du lịch.........................................................................110 2.1. Tăng doanh thu..........................................................................110 2.2. Cắt giảm chi phí.........................................................................110 CÂU HỎI ÔN TẬP...............................................................................111 TÀI LIỆU THAM KHẢO.....................................................................112
- Chương I: Một số khái niệm cơ bản về du lịch 1 Chương I: MỘT SỐ KHÁI NIỆM CƠ BẢN VỀ DU LỊCH Chương này trình bày những khái niệm cơ bản trong du lịch như: du lịch, du khách, sản phẩm du lịch và điểm đến du lịch. Phân tích các tác động về kinh tế xã hội của du lịch. I. DU LỊCH Du lịch trước hết nó là hiện tượng rời khỏi nơi cư trú thường xuyên tiến hành hoạt động tham quan giải trí ở một nơi khác và trở về lại nơi đã xuất phát khi kết thúc chuyến đi. Cùng với thời gian hoạt động du lịch ngày càng phát triển mạnh, hình thành nền "công nghiệp" ở một số nước phát triển nhưng khoa học du lịch phát triển muộn màng nên chưa có khái niệm thống nhất. Vì vậy khái niệm du lịch sẽ được tiếp cận cả ba góc độ người đi du lịch, giới kinh doanh du lịch và góc độ tổng quát. 1. Tiếp cận du lịch ở góc độ nhu cầu của con người Mỗi thời kỳ khác nhau khái niệm du lịch được nhìn nhận ở quan điểm khác nhau. Thời kỳ trước thế kỷ XIX, du lịch chỉ là hiện tượng lẻ tẻ của một số ít người thuộc tầng lớp trên của xã hội. Những người tham gia vào hoạt động du lịch thường mang tính hoạt động tôn giáo, đi để thưởng ngoạn cảnh sắc thiên nhiên để lấy cảm hứng sáng tác thơ, ca, hội hoạ…và thông thường khách du lịch tự lo lấy việc ăn, ở, đi lại cho chuyến đi của mình và nó chưa được xem là một ngành kinh tế. Theo Ausher thì “du lịch là nghệ thuật đi chơi của các cá nhân”. Quan điểm này khá đơn giản, chỉ nêu lên được hiện tượng đi du lịch với mục đích tham quan giải trí, ngắm cảnh… Azar người Thụy Sĩ nhận thấy “Du lịch là một trong những hình thức di chuyển tạm thời từ một vùng này sang một vùng khác, từ một nước này sang một nước khác nếu không gắn với sự thay đổi nơi cư trú hay nơi làm việc”. Quan điểm này tiến bộ hơn quan điểm của Ausher ở chỗ xác định việc đi du lịch không gắn liền với việc cư trú và làm việc kiếm thu nhập tại nước đến. Tại Việt Nam, theo điều 10 Pháp Lệnh Du lịch Việt Nam ghi rõ: "Du lịch là hoạt động của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên của mình nhằm thỏa mãn nhu cầu tham quan, giải trí, nghỉ dưỡng trong một khoảng thời gian nhất định". Hạn chế của quan điểm này là đưa ra khoảng thời gian nhất định, nhưng cụ thể là thời gian bao lâu. Theo quy định chung của quốc tế thì thời gian đi phải lớn hơn 24 giờ và nhỏ hơn 12 tháng. Vì vậy, vào thời kỳ này người ta coi du lịch như là một hiện tượng nhân văn nhằm làm phong phú thêm nhận thức của con người. Trên góc độ là người đi du lịch, thì hoạt động này được xem “là hiện tượng những người đi đến một nơi khác ngoài nơi cư trú thường xuyên của mình theo nhiều nguyên nhân khác nhau ngoài trừ mục
- Chương I: Một số khái niệm cơ bản về du lịch 2 đích kiếm tiền và ở đó họ phải tiêu tiền đã kiếm được từ nơi khác”. Khái niệm này cũng chỉ giải thích hiện tượng đi du lịch. 2. Tiếp cận du lịch ở góc độ là một ngành kinh tế Thời kỳ sau chiến tranh thế giới lần thứ II. Kinh tế được khôi phục và phát triển, thu nhập cá nhân cũng tăng lên, trình độ văn hóa của mọi người cũng nâng cao. Dòng khách du lịch ngày càng đông. Và du lịch được xem như là một cơ hội kinh doanh, là toàn bộ những hoạt động và những công việc phối hợp nhau nhằm thỏa mãn những nhu cầu của khách du lịch và tìm kiếm lợi nhuận thông qua đó Theo các nhà kinh tế du lịch thuộc trường Đại học Kinh tế Praha “Coi tất cả các hoạt động, tổ chức, kỹ thuật và phục vụ các cuộc hành trình và lưu trú của con người ngoài nơi cư trú với nhiều mục đích ngoài mục đích kiếm việc làm và thăm viếng người thân là du lịch”. Du lịch ngày càng phát triển, các hoạt động ngày càng gắn bó chặt chẽ với nhau và phối hợp nhau tạo thành một hệ thống rộng lớn và chặt chẽ. Với góc độ này du lịch được xem như là một ngành công nghiệp, là toàn bộ các hoạt động mà có mục tiêu là chuyển các nguồn vốn, nguồn nhân lực và nguyên vật liệu thành những dịch vụ, sản phẩm đáp ứng nhu cầu của khách du lịch. Vì vậy, trong giáo trình Thống kê du lịch, Nguyễn Cao Thường và Tô Đăng Hải cho rằng "du lịch là một ngành kinh tế xã hội, dịch vụ có nhiệm vụ phục vụ nhu cầu tham quan, giải trí nghỉ ngơi có hoặc không kết hợp với các hoạt động chữa bệnh, thể thao, nghiên cứu khoa học và các nhu cầu khác". 3. Tiếp cận du lịch một cách tổng quát Ở góc độ là một môn khoa học kinh tế, khái niệm du lịch phải phản ánh các mối quan hệ bản chất bên trong làm cơ sở cho việc nghiên cứu các xu hướng và các quy luật phát triển của nó. Nên có thể hiểu “Du lịch là tổng hoà các mối quan hệ phát sinh từ sự tác động qua lại lẫn nhau giữa khách du lịch, những nhà kinh doanh du lịch, chính quyền sở tại, cộng đồng dân cư địa phương trong quá trình thu hút khách và lưu giữ khách du lịch”. Các chủ thể trên tác động qua lại lẫn nhau trong mối quan hệ của họ đối với hoạt động doanh du lịch: - Đối với khách du lịch, du lịch mang lại cho họ một sự hài lòng vì đựơc hưởng một khoảng thời gian thú vị, đáp ứng các nhu cầu giải trí, nghỉ ngơi, thăm viếng…của họ. Những khách du lịch khác nhau có những nhu cầu du lịch khác nhau, do đó họ sẽ chọn những điểm du lịch kháu nhau, với những hoạt động giải trí khác nhau. - Đối với các đơn vị kinh doanh du lịch, họ xem du lịch như là một cơ hội kinh doanh nhằm thu lợi nhuận qua việc cung ứng hàng hóa dịch vụ du lịch cho du khách.
- Chương I: Một số khái niệm cơ bản về du lịch 3 - Đối với chính quyền, du lịch được xem như là một nhân tố thuận lợi đối với nền kinh tế trong lãnh thổ của mình. Chính quyền quan tâm đến số công việc mà du lịch tạo ra, thu nhập mà cư dân có thể kiếm được, khối lượng ngoại tệ mà khách du lịch quốc tế mang vào cũng như khoản thuế nhận được từ hoạt động kinh doanh du lịch và từ khách du lịch. - Đối với cộng đồng cư dân địa phương, du lịch được xem như là một cơ hội để tìm việc làm, tạo thu nhập nhưng đồng thời họ cũng là nhân tố hấp dẫn du khách bởi lòng hiếu khách và trình độ văn hóa của họ. Ở các điểm du lịch, giữa khách du lịch và cư dân địa phương luôn có sự tác động qua lại lẫn nhau. Sự tác động này có thể có lợi, có thể có hại, cũng có thể vừa có lợi cũng vừa có hại. Mô hình hóa: Khách du lịch Nhà cung ứng du lịch Cư dân Chính quyền địa phương sở tại Như vậy cùng với sự phát triển của hoạt động du lịch, khái niệm du lịch cũng có sự phát triển đi từ hiện tượng đến bản chất. Tùy vào mức độ nghiên cứu mà ta xây dựng khái niệm du lịch với nội dung khác nhau. II. DU KHÁCH Ngày nay các cụm từ du lịch và du khách đã trở nên khá phổ biến. Nhưng việc xây dựng khái niệm du khách rất phức tạp cần phải có sự thống nhất tên gọi và các tiêu chí chung để đánh giá là du khách, tạo điều kiện thống kê, so sánh số lượt khách của các nước trên thế giới. Trong cuộc sống con người thường có nhiều mong muốn và họ thực hiện nhiều hoạt động để thỏa mãn nhu cầu của mình, trong đó có nhu cầu du lịch. Thường nhu cầu du lịch nó xuất hiện trong xã hội cao. Khi một người rời khỏi nơi cư trú thường xuyên của mình một thời gian, sau đó trở về họ chính là du hành. Nhưng không phải tất cả nhà du hành là du khách, vậy du khách là ai? 1. Khái niệm cổ điển về du khách Theo quan điểm cổ điển, để trở thành du khách thì phải thỏa mãn ba tiêu chí. Trước hết là phải rời nơi cư trú thường xuyên của mình để thực hiện chuyến đi du lịch. Tiêu chí thứ hai là phải tiêu tiền tại nước đến và không làm bất cứ việc gì để kiếm thu nhập tại nước đến. Và tiêu chí thứ ba là thời gian chuyến đi phải trên 24 giờ, sở dĩ xác
- Chương I: Một số khái niệm cơ bản về du lịch 4 định thời gian tối thiểu như vậy để khách du lịch tiêu dùng dịch vụ lưu trú tại điểm đến. Như vậy, du khách chỉ người tạm thời rời khỏi nơi cư trú thường xuyên của mình tới một nơi khác ở lại tối thiểu 24 giờ, tiến hành đi lại, ăn, ngủ, du ngoạn, vui chơi, giải trí, mua sắm nhằm đạt được sự hưởng thụ về tinh thần và vật chất. 2. Khái niệm về khách du lịch của tổ chức du lịch thế giới Theo quan điểm của tổ chức du lịch thế giới chia du khách thành: khách du lịch quốc tế (international tourist), khách du lịch nội địa (domestis tourist). Trong đó: Khách du lịch quốc tế là người lưu trú ít nhất một đêm nhưng không quá một năm tại quốc gia khác quốc gia thường trú. Khách du lịch có thể đến vì nhiều lý do khách nhau, ngoại trừ lý do lĩnh lương tại quốc gia đến. Năm 1937, Ủy ban thống kê chuyên gia liên minh quốc tế đã đưa ra khái niệm du khách quốc tế như sau: Du khách nước ngoài là người rời khỏi nước định cư của mình tới thăm viếng một nước khác tối thiểu 24 giờ và quy định những người thuộc diện dưới đây thuộc du khách quốc tế: - Những người đi vì lý do giải trí, tiêu khiển, việc gia đình, sức khỏe cho bản thân. - Những người đi tham gia hội nghị, là đại biểu công vụ bao gồm hội nghị hoặc công vụ như khoa học, quản lý ngoại giao, tôn giáo, thể thao. - Người đi vì mục đích kinh doanh, công vụ nghiệp vụ, thương mại. - Những người tham gia chuyến du lịch vòng quanh biển (sea cruise) ngay cả khi họ có thời gian thăm viếng dưới 24 giờ. Những người sau đây không được coi là khách quốc tế: - Những người sang nước khác để hành nghề (dù có hay không có hợp đồng), tham gia vào các hoạt động kinh doanh ở nước đến để có thu nhập. - Những người nhập cư vào nước đến. - Những sinh viên, học sinh đi học ở nước đến. - Tất cả những cư dân thuộc vùng biên giới, những người cư trú ở một quốc gia đi làm ở một quốc gia láng giềng. - Những hành khách đi xuyên qua một quốc gia và không dừng lại cho dù hành trình kéo dài quá 24 giờ. Vậy, du khách quốc tế là những người rời khỏi quốc gia cư trú thường xuyên của mình đến viếng thăm một quốc gia khác tối thiểu là 24 giờ, tiến hành các hoạt động tham quan, giải trí…ngoại trừ các hoạt động mang lại thu nhập cho cá nhân. Với khái niệm trên đây, về mặt thời gian, du khách quốc tế là những người có thời gian viếng thăm (lưu lại) ở một quốc gia khác ít nhất là 24 giờ. Sở dĩ người ta
- Chương I: Một số khái niệm cơ bản về du lịch 5 chọn mốc thời gian này cơ bản là vì các du khách ấy phải nghỉ qua đêm, phải tiêu một khoản tiền đáng kể cho nhu cầu lưu trú. Đối với khách quốc tế được chia thành khách Inbound và Outbound Khách Inbound: du lịch chủ động (du lịch nhập cảnh) đón khách du lịch quốc tế vào nước mình. Khi đón khách quốc tế vào thì quốc gia nhận khách sẽ chủ động đón tiếp, chuẩn bị điều kiện phương tiện, kỹ thuật…để tổ chức phục vụ cho khách. Khách Outbound: Du lịch bị động (du lịch xuất khẩu) đưa khách đi du lịch nước ngoài. Với đối tượng khách này quốc gia gởi khách không phải chuẩn bị đón tiếp nên bị động trong tổ chức phục vụ khách. Tuy nhiên, một vấn đề khác là số lượng người tham quan, giải trí trong khoảng thời gian dưới 24 giờ ngày càng nhiều và không thể không tính đến tiêu dùng của họ trong thống kê du lịch. Như vậy xuất hiện một khái niệm mới: khách tham quan (Excursionist ) đó là những vui chơi giải trí trong khoảng thời gian dưới 24 giờ. Như vậy, với những khái niệm đã nêu ra ta thấy sự khác nhau giữa du khách và khách tham quan là họ lưu trú qua đêm hay không? Những khái niệm trên khá rõ và chi tiết, nhưng vẫn chưa xác định được giới hạn trên của thời gian lưu lại của du khách. Trên thực tế có một số du khách sau khi đã vào nước đến với tư cách là du khách và họ tìm mọi cách để ở lại hẳn nước này. Năm 1963, Hội nghị liên minh quốc hội về du lịch được tổ chức ở Lahaye (Hà Lan) đã đưa ra tuyên bố Lahaye về du lịch đã đưa ra khái niệm về Visitor và xác định giới hạn trên của thời gian lưu lại. Điều IV ghi rõ khách du lịch quốc tế là những người: - Trên đường đi thăm hoặc đi thăm một quốc gia khác với nước mà họ cư trú thường xuyên. - Mục đích của chuyến đi là thăm quan, thăm viếng hoặc nghỉ ngơi với thời gian không quá 3 tháng, nếu trên 3 tháng phải được phép gia hạn. - Không được làm bất cứ việc gì để được trả thù lao tại nước đến do ý muốn của khách hay do yêu cầu nước sở tại. Sau khi kết thúc đợt tham quan hay lưu trú phải rời khỏi nước đến tham quan trở về nước thường trú của mình hoặc đi đến một nước khác. Khách du lịch nội địa là người đang sống trong một quốc gia không kể quốc tịch nào đi đến một nơi khác trong quốc gia đó trong khoảng thời gian ít nhất là 24 giờ và không quá một năm với một đích du lịch, thăm thân, hội họp, ngoài trừ làm việc lĩnh lương. 3. Khái niệm khách du lịch của Pháp lệnh du lịch Việt Nam Theo Pháp lệnh du lịch Việt Nam đã được ủy ban thường vụ thông qua ngày 8/2/1999 ghi rõ:
- Chương I: Một số khái niệm cơ bản về du lịch 6 Khách du lịch là người đi du lịch hoặc kết hợp đi du lịch, trừ trường hợp đi học, làm việc hoặc hành nghề để nhận thu nhập ở nơi đến. Khách du lịch quốc tế là người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài vào Việt Nam du lịch và công dân Việt Nam, người nước ngoài cư trú tại Việt Nam ra nước ngoài du lịch. Khách du lịch nội địa là công dân Việt Nam và người nước ngoài đang cư trú tại Việt Nam đi du lịch trong phạm vi lãnh thổ Việt Nam. Tuy nhiên, định nghĩa của Pháp lệnh du lịch đưa ra đã không nêu được khoảng thời gian xác định để trở thành một du khách. Bởi nếu du khách đi du lịch trong khoảng thời gian dưới 24 tiếng thì chỉ được thống kê vào khách tham quan (Visitor). Hiện nay khái niệm khách du lịch trên thế giới chưa được thống nhất, nhưng có thể tạm chia theo sơ đồ sau: NGƯỜI DU HÀNH (Traveller) ĐƯỢC TÍNH VÀO KHÔNG TÍNH VÀO THỐNG KÊ DU LỊCH THỐNG KÊ DU LỊCH KHÁCH VIẾNG - Những người làm việc (Visitor) để nhận thù lao - Những người làm việc ở vùng biên giới - Dân du cư - Nhân viên đại sứ quán DU KHÁCH NGƯỜI THAM QUAN hoặc lãnh sự quán (Tourist) (Excursionist-day visitor) - Nhân viên của lực lượng quân sự - Dân tị nạn - Nhưng người nhập cư Những Những Những Hành khách tạm thời hoặc lâu dài visitor có người visitor có quá cảch ở thời gian tham gia thời gian lưu các đầu mối lưu trú Sea-cruise trú dưới 24 giao thông trên 24 giờ giờ)
- Chương I: Một số khái niệm cơ bản về du lịch 7 III. SẢN PHẨM DU LỊCH 1. Khái niệm sản phẩm du lịch Với tư cách là một ngành kinh doanh, du lịch cung cấp điều gì cho du khách? Khi một du khách bỏ tiền ra để đi du lịch, kết thúc chuyến đi, tiền đã chi tiêu xong, họ được cái gì? Họ mong chờ gì ở chuyến đi du lịch? Chắc chắn, không hẳn là được ở khách sạn, được đi máy bay, không hẳn là để được tiện nghi hơn ở nhà…có một số khách du lịch lại muốn tìm ở chuyến đi một sự giải trí, số khác lại tìm ở chuyến đi một cơ hội nâng cao sự hiểu biết, lại có những người khác lại đi du lịch để tìm những người bạn mới và những người khác muốn thông qua chuyến du lịch để giải tỏa những áp lực tâm lý. Vậy đâu là giá trị sử dụng của sản phẩm du lịch? Điều chung nhất mà sản phẩm du lịch mang lại cho du khách là sự hài lòng, sự trải nghiệm nhiều hơn. Nhưng đó không phải là sự hài lòng như khi ta mua sắm một hàng hóa vật chất - là thỏa mãn về công dụng cụ thể nào đó, mà ở đây sự hài lòng là do được trải qua một khoảng thời gian thú vị, tồn tại trong ký ức của du khách khi kết thúc chuyến du lịch. Như vậy,“Sản phẩm du lịch là sự kết hợp những dịch vụ và phương tiên vật chất trên cơ sở khai thác các tiềm năng du lịch nhằm cung cấp cho du khách một khoảng thời gian thú vị, một kinh nghiệm du lịch trọn vẹn và sự hài lòng”. 2. Cấu thành của sản phẩm du lịch Như đã trình bày ở trên, sản phẩm du lịch bao gồm tài nguyên thiên nhiên nhằm thoả mãn nhu cầu tham quan giải trí của du khách và các hàng hóa - dich vụ kết hợp nhau nhằm thỏa mãn nhu cầu thiết yếu phát sinh khi du khách rời khỏi nơi cư trú thường xuyên của mình như: Ăn, ngủ, vận chuyển đi lại… Như vậy, ta có công thức sản phẩm du lịch là: Sản phẩm du lịch = Tài nguyên du lịch + Các dịch vụ và hàng hóa du lịch Các yếu tố cơ bản cấu thành nên sản phẩm du lịch. - Tài nguyên du lịch Tài nguyên du lịch bao gồm: Tài nguyên thiên nhiên, tài nguyên nhân tạo, các hoạt động vui chơi giải trí và các khu vui chơi giải trí. Dựa vào những tài nguyên du lịch này để thu hút và lưu giữ khách du lịch. - Các hàng hóa dịch vụ + Dịch vụ vận chuyển: Nhằm đưa du khách từ nơi cư trú đến các điểm du lịch, giữa các điểm du lịch và trong phạm vi một điểm du lịch. Để thực hiện được nhiện vụ này, người ta có thể sử dụng các loại phương tiện vận chuyển khác nhau như: máy bay, tàu lửa, tàu thủy, ôtô… + Dịch vụ lưu trú: Nhằm đảm bảo cho khách du lịch nơi ăn ở trong quá trình thực hiện chuyến du lịch của họ. Khách du lịch có thể chọn một trong các loại hình lưu trú
- Chương I: Một số khái niệm cơ bản về du lịch 8 sau: khách sạn, nhà trọ, nhà nghỉ, nhà người quen…ngoài các dịch vụ lưu trú trên còn có loại hình thuê đất cắm trại và các hình thức tương tự. + Dịch vụ ăn uống: Để thỏa mãn nhu cầu ăn uống khách du lịch có thể tự nấu ăn khi đi picnic, cắm trại hoặc có thể đến các nhà hàng để ăn vừa tiết kiệm thời gian nấu nướng dành thời gian cho việc tham quan vừa có thể thưởng thức những món đặc sản của mỗi vùng mà họ không thể tự nấu được. + Dịch vụ vui chơi giải trí: Đây là bộ phận không thể thiếu được của sản phẩm du lịch. Khách du lịch muốn đạt được sự thú vị cao nhất trong suốt chuyến đi của mình. Để thỏa mãn, họ có thể chọn nhiều khả năng khác nhau: Đi tham quan, vãng cảnh, chơi hoặc xem thể thao, tham quan viện bảo tàng, tham dự Festival, tham quan tượng đài, hay giải trí tại các club, casino…đối với du lịch, đây là bộ phận phận đặc trưng cho sản phẩm du lịch, chúng rất quan trọng vì thời gian rảnh rỗi còn lại trong ngày của khách du lịch thường rất nhiều. Vì vậy, dù hài lòng về về bữa ăn ngon, về chỗ ở tiện nghi, du khách vẫn mau chán vùng du lịch nếu họ không được tham gia và thưởng thức các tiết mục giải trí. + Dịch vụ mua sắm: Mua sắm cũng là hình thức giải trí đồng thời đối với nhiều khách du lịch thì việc mua quà lưu niệm cho chuyến đi là không thể thiếu được. Dịch vụ này bao gồm các hình thức bán lẻ hàng lưu niệm, hàng thủ công mỹ nghệ, tạp hóa, vải vóc… - Hạ tầng giao thông Du lịch là hàm ý một sự di chuyển của khách du lịch ra khỏi nhà để đến chỗ lưu trú. Cho nên đường sá, sân bay, bến cảng…là những điều kiện để sự di chuyển diễn ra trong những điều kiện tốt nhất (ít mệt mỏi, ít tốn thời gian) và chi phí thấp nhất. - Cư dân địa phương Du lịch tạo điều kiện cho du khách tiếp xúc với cư dân bản xứ. Thường các cư dân khác nhau có những nếp sống và văn hóa khác nhau. Mối quan hệ giữa họ có thể làm phát sinh mâu thuẫn. Cho nên, thái độ của dân bản xứ ảnh hưởng lớn đến sự cảm nhận mà du khách có đối với sản phẩm du lịch, vì vậy không nên coi nhẹ vấn đề này. Trên đây là các bộ phận cơ bản hợp thành sản phẩm du lịch. Nhưng vấn đề cốt lỏi là sự kết hợp giữa tài nguyên du lịch và các dịch vụ trên như thế nào để sản phẩm du lịch tạo ra sự thỏa mái và để lại ấn tượng đẹp đẽ trong ký ức khách du lịch. Chúng ta phải tổ chức những dịch vụ đó ở những nơi có khí hậu thuận lợi, có vẻ đẹp tự nhiên độc đáo và quyết rũ khách du lịch…và đồng thời có cả những di tích lịch sử, những viện bảo tàng… 3. Đặc điểm của Sản phẩm du lịch - Sản phẩm du lịch nhằm thỏa mãn nhu cầu tiêu dùng đặc biệt, như nhu cầu hiểu biết kho tàng văn hóa lịch sử, nhu cầu thưởng thức cảnh đẹp thiên nhiên. Mặc dù trong
- Chương I: Một số khái niệm cơ bản về du lịch 9 cấu thành sản phẩm du lịch có những hàng hóa dịch vụ thỏa mãn nhu cầu ăn, ở, đi lại của con người, nhưng mục đích của chuyến đi không nhằm để thỏa mãn những nhu cầu ấy, mà là để tìm hiểu, nghiên cứu, thưởng thức, mở rộng kiến thức hiểu biết. Vì vậy, vấn đề đặt ra ở đây là cần căn cứ vào nhu cầu của du khách để làm cho họ được cảm thấy hài lòng. - Sản phẩm du lịch chỉ thỏa mãn những nhu cầu thứ yếu của con người. Đúng vậy, nhu cầu du lịch chỉ được đặt ra khi con người ta có thời gian rảnh rỗi và có thu nhập cao. Mặc dù trong suốt chuyến đi du lịch, người ta vẫn luôn thỏa mãn nhu cầu thiết yếu như ăn, ở, đi lại. Nhưng vấn đề chính là sản phẩm du lịch thỏa mãn nhu cầu đặc biệt nêu trên. Mặt khác, nhu cầu du lịch chịu ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố kinh tế như thu nhập của du khách. Người ta sẽ đi du lịch nhiều hơn nếu thu nhập tăng lên và ngược lại, du lịch là một trong những khoản chi tiêu bị cắt giảm trước tiên nếu mức thu nhập giảm. Nghiên cứu đặc điểm này cho thấy rằng, nhu cầu đối với sản phẩm du lịch rất không ổn định, nó dễ thay đổi vì sự bất ổn của tình hình kinh tế - chính trị. - Sản phẩm du lịch về cơ bản là không cụ thể. Thực tế nó là một sự trải nghiệm du lịch hơn là một món hàng cụ thể, mặc dù trong cấu thành sản phẩm du lịch có cả hàng hóa. Sản phẩm du lịch là không cụ thể, do đó không thể đặt ra vấn đề nhãn hiệu như hàng hóa và cũng vì vậy mà sản phẩm du lịch rất dễ bị bắt chước, cụ thể là người ta có thể dễ dàng sao chép những chương trình du lịch đã đặt ra, bắt chước cách bài trí phòng đón tiếp hay một quy trình phục vụ được nghiên cứu công phu. Mặt khác không cụ thể nên khách hàng không thể kiểm tra sản phẩm trước khi tiêu dùng và vì vậy rất nhiều người chưa từng đi du lịch sẽ phân vân khi chọn sản phẩm du lịch. Ngoài ra, cũng do tính chất này mà vấn đề quảng cáo trong du lịch đóng vai trò quan trọng. - Việc tiêu dùng sản phẩm du lịch xảy ra cùng một thời gian địa điểm với việc sản xuất ra chúng. Do đó, sản phẩm du lịch về cơ bản là không dự trữ được. Khi một buồng trong khách sạn không thuê được vào đêm nay thì khách sạn sẽ mất doanh thu chứ không để dành (lưu kho) cộng thêm vào số lượng buồng cho thuê trong đêm mai được. Ngoài ra, với đặc điểm này nên khách du lịch không thể nhìn thấy sản phẩm du lịch trước khi mua. Và đồng thời không thể vận chuyển sản phẩm du lịch đến với khách hàng mà du khách phải tự vận động đến nơi sản xuất ra sản phẩm du lịch. - Việc tiêu dùng sản phẩm du lịch có tính thời vụ. Đó là hiện tượng lúc thì không đáp ứng hết nhu cầu du lịch, lúc thì cầu du lịch lại quá thấp so với khả năng cung ứng. Nguyên nhân chính là do trong du lịch lượng cung tương đối ổn định trong thời gian tương đối dài, trong khi đó nhu cầu của khách hàng thì thường xuyên thay đổi, làm nảy sinh độ chênh lệch thời vụ giữa cung và cầu, chính vì vậy trong kinh doanh du lịch có tính thời vụ.
- Chương I: Một số khái niệm cơ bản về du lịch 10 IV. ĐIỂM ĐẾN DU LỊCH 1. Khái niệm Hiện nay chưa có tài liệu nào đề cập đến khái niệm về điểm đến du lịch. Tuy nhiên trên thực tế cụm từ này được sử dụng khá nhiều trong hoạt động du lịch. Ví dụ khẩu hiệu của du lịch Việt Nam là “Việt Nam, điểm đến thiên niên kỷ mới”. Vậy điểm đến là gì? Điểm đến khác gì so với điểm du lịch, điểm tài nguyên? - Theo nghĩa chung nhất thì điểm đến du lịch là những nơi khách du lịch hướng đến thực hiện các hoạt động vui chơi giải trí và lưu trú qua đêm. Điểm đến du lịch là nơi tập trung nhiều điểm du lịch và hệ thống lưu trú, vận chuyển và các dịch vụ du lịch khác, là nơi có xảy ra các hoạt động kinh tế - xã hội do du lịch gây ra. Vì vậy, điểm đến du lịch là quốc gia, vùng, thành phố lớn. - Phân biệt điểm đến, điểm du lịch, điểm tài nguyên Điểm du lịch là nơi có tài nguyên du lịch hấp dẫn, có sức lôi cuốn cư dân của mình và ở các địa phương khác hoặc quốc gia khác đến thăm quan, giải trí và được khai thác đưa vào phục vụ hoạt động du lịch. Điểm du lịch thường không có dân cư sinh sống, một số nơi có dân cư là dân tộc thiểu số sinh sống. Như vậy điểm du lịch là những nơi lớn hay nhỏ có tài nguyên du lịch và hoạt động du lịch phát triển. Nếu xét dưới góc độ tiến trình vận động có lẽ nên đưa ra cấp khái niệm điểm du lịch và điểm tài nguyên. Điểm tài nguyên là nơi mà ở đó có một hay nhiều nguồn tài nguyên có sức hấp dẫn đối với khách du lịch song chưa được tổ chức khai thác phục vụ du khách. Điểm du lịch là nơi có tài nguyên du lịch, có tổ chức khai thác hoạt động du lịch phục vụ du khách. Điểm tài nguyên có thể chưa phải là điểm du lịch song nó có thể trở thành điểm du lịch khi có hoạt động tổ chức khai thác dịch vụ du lịch. Ngược lại điểm du lịch cũng có thể trở thành điểm tài nguyên khi sản phẩm du lịch đi vào giai đoạn thoái trào, hoạt động kinh doanh du lịch bị ngưng trệ. Như vậy, điểm đến du lịch và điểm du lịch trên thực tế là không tách rời nhau, có mối quan hệ mật thiết với nhau. Du khách bị thu hút bởi chính những điểm du lịch nổi tiếng. Những điểm du lịch thu hút dòng khách đã tạo điều kiện cho điểm đến du lịch phát triển hệ thống các dịch vụ, đồng thời phát triển thêm các điểm du lịch mới nhằm đa dạng loại hình du lịch tại điểm đến, kéo dài thời gian lưu trú của khách. Tuy nhiên, trong quá trình phát triển du lịch, sự hình thành của điểm du lịch và điểm đến du lịch là không giống nhau. Điểm du lịch chủ yếu dựa vào giá trị của tài nguyên, trong khi đó điểm đến du lịch cần phải xem xét đến điều kiện đón tiếp, khả năng tiếp cận cũng như phân đoạn lựa chọn thị trường mục tiêu cho điểm đến.
- Chương I: Một số khái niệm cơ bản về du lịch 11 2. Các điều kiện phát triển hoạt động du lịch tại điểm đến du lịch Tùy vào phạm vi, điểm đến du lịch được xét đến các yếu tố hình thành điểm đến du lịch cũng khác nhau. Nếu xét ở tầm khu vực quốc tế điểm đến du lịch là một quốc gia, nếu xét phạm vi trong nước điểm du lịch là một địa phương (thành phố, tỉnh). Và tại đó phải có những tác động tích cực về mặt kinh tế xã hội do du lịch mang lại. Như vậy để hình thành nên điểm đến du lịch cần phải có những điều kiện nhất định như: - Tình hình và xu hướng phát triển kinh tế của một quốc gia. Khả năng và xu hướng phát triển du lịch của một quốc gia phụ thuộc rất lớn vào tình hình và xu hướng phát triển kinh tế của quốc gia đó. Nếu một nước phải nhập một khối lượng lớn hàng hóa để trang bị cho cơ sở vật chất kỹ thuật và để đảm bảo việc phục vụ khách du lịch thì việc cung ứng vật tư hàng hóa sẽ gặp rất nhiều khó khăn. Sự phát triển của ngành công nghiệp nhẹ, nông nghiệp và công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm có ý nghĩa rất lớn đối với sự phát triển của ngành du lịch. Vì ngành đã sử dụng khối lượng lớn lương thực và nhất là thực phẩm. - Tình hình chính trị hòa bình, ổn định của đất nước và điều kiện an toàn đối với du khách. Tình hình chính trị, hòa bình ổn định là tiền đề cho sự phát triển kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội của một đất nước. Một quốc gia mặc dù có nhiều tài nguyên tài nguyên về du lịch cũng không thể phát triển được du lịch nếu ở đó luôn xảy ra những sự kiện hoặc thiên tai làm xấu đi tình hình chính trị ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh du lịch và thu hút khách đặc biệt là khách quốc tế. - Điều kiện quan trọng nhất có tính chất hấp dẫn lôi cuốn du khách và quyết định hình thành điểm đến du lịch là có nhiều điểm thu hút (tài nguyên du lịch). Tài nguyên du lịch càng phong phú đa dạng càng có khả năng hấp dẫn, lôi cuốn du khách. Điều này có nghĩa là điểm đó có thể là nơi để du khách hướng đến, thỏa mãn được nhu cầu đặc trưng của họ hay không. - Điều kiện về sự sẵn sàng phục vụ khách du lịch bao gồm các điều kiện về tổ chức, cơ sở vật chất kỹ thuật và cơ sở vật chất hạ tầng xã hội. - Điều kiện tổ chức bao gồm bộ máy quản lý nhà nước về du lịch từ trung ương đến địa phương như các Bộ (chủ quản liên quan), Tổng cục du lịch, các phòng ban trực thuộc Chính phủ có liên quan đến các vấn đề du lịch (Ban thanh tra, Ban thư ký...). Ở địa phương có sự tham gia của chính quyền địa phương, các sở du lịch (Sở văn hóa thể thao du lịch). Các tổ chức và doanh nghiệp chuyên trách về du lịch. - Cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch bao gồm toàn bộ nhà cửa và phương tiện kỹ thuật giúp cho việc phục vụ thỏa mãn các nhu cầu của khách du lịch như: Khách sạn, nhà hàng, phương tiện giao thông vận tải, các khu nhà giải trí, cửa hàng, công viên, đường sá, hệ thống thoát nước, mạng lưới điện trong khu vực của cơ sở du lịch. Cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch đóng vai trò quan trọng trong quá trình sản xuất và tiêu thụ
- Chương I: Một số khái niệm cơ bản về du lịch 12 sản phẩm du lịch. Sự tận dụng hiệu quả các tài nguyên du lịch và việc thỏa mãn các nhu cầu của du khách phụ thuộc một phần lớn vào cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch. - Cơ sở hạ tầng xã hội bao gồm hệ thống đường sá, nhà ga, sân bay, bến cảng, đường sắt, công viên của toàn dân, mạng lưới thương nghiệp của khu dân cư, hệ thống thông tin viễn thông, hệ thống cấp thoát nước, mạng lưới điện, nhà hát, viện bảo tàng. Cơ sở hạ tầng xã hội là đòn bẩy thúc đẩy mọi hoạt động kinh tế - xã hội của một đất nước. Đối với ngành du lịch thì cơ sở hạ tầng xã hội là là yếu tố cơ sở để khai thác tiềm năng du lịch và nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch. Mặt khác, phát triển du lịch cũng là một yếu tố tích cực thúc đẩy, nâng cao, mở rộng cơ sở hạ tầng xã hội của một vùng hay cả đất nước. - Đảm bảo các điều kiện cần thiết về an toàn đối với du khách, an toàn về vệ sinh tại điểm du lịch nhằm bảo vệ sức khỏe và tính mạng của khách du lịch trong quá trình chuyến đi. - Điểm đến du lịch là một nơi du khách hướng đến để tận hưởng những giá trị tài nguyên và thư giãn, vì vậy cần thiết phải hội đủ các yếu tố trên để hoạt động du lịch mang lại cảm giác thú vị cho du khách chứ không phải là một chuyến đi hành xác, để lại ấn tượng không đẹp trong tâm trí du khách. 3. Các tác động về kinh tế - xã hội của du lịch Ngành du lịch nước ta trong những năm gần đây đã có những cái nhìn đúng đắn hơn và có bước phát triển đáng kể. Trong thời kỳ chống Mỹ, chúng ta không những không thấy hết vai trò của du lịch mà còn coi du lịch là những đối tượng cần theo dõi. Những năm sau 1975, du lịch cũng chỉ được xem là một hoạt động văn hóa, vẫn chưa thấy được “con gà đẻ trứng vàng” vẫn chưa xem nó là ngành kinh tế tác động tích cực đến nền kinh tế quốc dân. Biểu hiện rõ nét là ngành du lịch chịu sự quản lý của Bộ Văn hóa - Thông tin - Thể thao - Du lịch. Hiện nay, du lịch được đánh giá đúng vai trò của nó, nhà nước đã tách du lịch ra thành một ngành kinh tế độc lập, thành lập Tổng cục du lịch Việt Nam tách ra trực thuộc hội đồng Chính phủ. Điều đó càng tạo điều kiện phát huy tác dụng tích cực của du lịch đối với nền kinh tế quốc dân. Để thấy rõ những tác động của ngành du lịch đối với nền kinh tế quốc dân ta phân tích những phản ứng tạo ra từ hoạt động du lịch. 4. Tác động về kinh tế của phát triển du lịch Trong mỗi thời kỳ, ứng với mỗi điều kiện nhất định của nó, sẽ có những điểm khác nhau về nhận thức ý nghĩa kinh tế của du lịch. Đối với những vùng, quốc gia có điều kiện thuận lợi để phát triển du lịch, và có ngành du lịch thực sự phát triển sẽ tạo nên phản ứng ảnh hưởng tích cực đối với nền kinh tế của vùng, quốc gia đó.
- Chương I: Một số khái niệm cơ bản về du lịch 13 Ngày nay, nhiều quốc gia có điều kiện phát triển du lịch có quan điểm rằng “du lịch là con gà đẻ quả trứng vàng”. Bởi như vậy, là do ngành du lịch giải quyết nhiều vấn đề về thu nhập, việc làm, ngoại tệ cho đất nước. Khi du lịch phát triển sẽ biến quốc gia đó thành điểm du lịch hấp dẫn trên thế giới, thu hút được nhiều du khách quốc tế đến viếng thăm. Để đáp ứng nhu cầu tham quan, giải trí của du khách quốc tế, quốc gia này tiến hành sản xuất cung cấp các hàng hoá dịch vụ để cung cấp cho du khách. Đồng thời sẽ thu về lượng ngoại tệ thông qua hoạt động kinh doanh dịch vụ du lịch, góp phần phát triển kinh tế quốc gia. Để xác định được ý nghĩa của du lịch trong nền kinh tế quốc dân, hãy phân tích sự đóng góp của ngành du lịch đối với nền kinh tế. Du lịch góp phần tăng GDP cho nền kinh tế quốc dân. Hiện nay, ở nhiều nước, du lịch là một trong những ngành kinh doanh chủ yếu, góp phần đáng kể vào GDP một nước (tổng sản phẩm quốc nội). Khi du khách rời khỏi nhà để thực hiện chuyến du lịch, họ vẫn có nhu cầu ăn ngủ, đi lại, vui chơi giải trí. Điều này tạo điều kiện nảy sinh các ngành nghề kinh doanh dịch vụ du lịch như kinh doanh nhà hàng, khách sạn, vận chuyển du lịch, lữ hành, khu vui chơi giải trí để đáp ứng nhu cầu của du khách. Du lịch càng phát triển không chỉ kéo theo sự phát của các ngành kinh doanh du lịch mà còn các ngành kinh tế khác như sản xuất hàng tiêu dùng, mỹ nghệ, trồng trọt, chăn nuôi...và kết quả của nó sẽ đem về thu nhập cho nền kinh tế, góp phần tăng GDP cho nền kinh tế quốc dân. Ngành du lịch nước ta trong những năm gần đây có những bước phát triển vượt bật, hiện nay ngành du lịch đang chiếm khoảng 3,3% GDP cả nước. Bảng 1.1: Thu nhập du lịch qua các năm Năm 1995 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002 Thu nhập du lịch 10.61 8.000 12.919 12.700 14.500 17.400 20.500 23.500 4 ĐVT: triệu đồng Du lịch là ngành kinh tế mang về ngoại tệ cho đất nước, góp phần cân bằng cán cân thanh toán quốc tế. Khi khách du lịch thực hiện chuyến đi du lịch ở nước ngoài, họ phải chi trả một khoảng tiền cho chuyến đi của mình. Thông thường khoảng 35% chi tiêu cho chuyến đi của được giữ lại nước xuất phát để chi trả cho phí làm hộ chiếu, visa, vé máy bay...65% chi tiêu còn lại của du khách sẽ được dịch chuyển đến quốc gia nhận khách để mua các hàng hóa, dịch vụ du lịch như lưu trú, ăn uống, vận chuyển, thăm quan, giải trí...để thỏa mãn các nhu cầu cho chuyến đi. Điều này đã góp phần làm tăng lượng ngoại tệ cho quốc gia nhận khách.
- Chương I: Một số khái niệm cơ bản về du lịch 14 Tác động này có ý nghĩa rất lớn đối với hoạt động thanh toán quốc tế. Góp phần bổ sung thêm lượng ngoại tệ cho quốc gia nhận khách, cân bằng cán cân thanh toán quốc tế. Bảng 1.2: 15 quốc gia có thu nhập từ du lịch cao nhất thế giới Thu nhập từ KDL quốc tế Tỷ lệ % Thị phần TT Nước (USD/triệu) 2001/2000 2001 2000 2001 1 United States 82.0 72.3 -11.9 16.0 2 Spain 31.5 32.9 4.5 7.1 3 France 30.8 30.0 -2.5 6.5 4 Italy 27.5 25.8 -6.2 5.6 5 China 16.2 17.8 9.7 3.8 6 Germany 18.5 17.2 -6.8 3.7 7 United Kingdom 19.5 16.3 -16.7 3.5 8 Canada 17 10.8 0.7 2.3 9 Austria 9.9 10.1 1.9 2.2 10 Greece 9.2 - - - 11 Turkey 7.6 8.9 17.0 1.9 12 Mexico 8.3 8.4 1.3 1.8 13 HongKong (China) 7.9 8.2 4.5 1.8 14 Australia 8.5 7.6 -9.8 1.6 15 Switzerland 7.5 7.6 1.6 1.6 Nguồn : Tổ chức du lịch Thế giới (WTO) Để hiểu rõ được ý nghĩa này, cần phải xem xét khái niệm xuất khẩu và nhập khẩu du lịch. Xuất khẩu du lịch: Khi một người có thu nhập từ nước ngoài đến du lịch tại Việt Nam, tức là anh ta đưa vào Việt Nam một lượng ngoại tệ. Vì vậy, chi tiêu của một khách nước ngoài ở Việt Nam với mục đích du lịch chính là xuất khẩu du lịch của Việt Nam. Xuất khẩu hàng hóa thông thường là đưa hàng hóa ra nước ngoài và thu về ngoại tệ. Còn xuất khẩu du lịch thì ngược lại, nhận khách từ nước ngoài vào (tưởng thuật ngữ dùng sai) nhưng phân tích kỹ hơn ta thấy rằng một du khách đến Việt Nam, anh ta đã mua những kinh nghiệm, những điều đã trải qua. Khi về nước họ đã trả tiền để mang về những kinh nghiệm bên mình quay trở về nước. Vậy là cuối cùng, chúng ta đã xuất khẩu được những sản phẩm du lịch. Quốc gia xuất khẩu du lịch là quốc gia tiếp nhận khách du lịch từ nước ngoài đến - gọi chung là “quốc gia nhận khách”. Quốc
- Chương I: Một số khái niệm cơ bản về du lịch 15 gia nhận khách sẽ có thu nhập bằng ngoại tệ từ những chi tiêu của khách du lịch nước ngoài khi họ đến. Nhập khẩu du lịch: Thì ngược lại với xuất khẩu du lịch, khi một người Việt Nam đi du lịch ở nước ngoài và tiêu tiền ở đấy thì chúng ta đã nhập khẩu du lịch. Quốc gia nhập khẩu du lịch là quốc gia có cư dân của mình đi du lịch nước ngoài ở nước ngoài gọi chung là “quốc gia gởi khách”. Người dân của họ mang tiền ra nước ngoài chi tiêu, với sự dịch chuyển ngoại tệ này làm cho quốc gia gởi khách trở thành quốc gia nhập khẩu du lịch. Trên quan điểm du lịch là hoạt động xuất nhập khẩu của một quốc gia, ý nghĩa của du lịch được xem xét trên hai mặt sự ảnh hưởng đến cán cân thanh toán quốc tế và sự góp phần GNP của đất nước. Với sự gia tăng thu nhập ngoại tệ, du lịch có ảnh hưởng đáng kể đến cán cân thanh toán quốc tế của nhiều quốc gia. Trong xuất nhập khẩu du lịch, một điều cần lưu ý ở nước ta cũng như những nước kém phát triển khác, do nhu cầu bù đắp thiếu hụt trong cán cân thanh toán quốc tế, nên chính quyền một mặt kích thích xuất khẩu du lịch (tạo khả năng thu hút khách du lịch quốc tế), mặt khác hạn chế cư dân của mình đi du lịch nước ngoài. Ngoài ra, sự gia tăng xuất khẩu du lịch, bên cạnh viện cải thiện cán cân thanh toán quốc tế, sẽ đồng thời làm tăng tổng sản phẩm quốc dân của đất nước. - Du lịch phát triển sẽ kích thích đầu tư Nhìn chung, sự phát triển của bất kỳ ngành nào cũng tạo ra cơ hội đầu tư. Nhưng khác với các ngành khác, ngành du lịch có một cấu trúc độc đáo, đó là ngành được tạo nên bởi rất nhiều doanh nghiệp nhỏ của hàng loạt các loại hình dịch vụ khác nhau. Vì vậy, sự đầu tư của nhà nước vào cơ sở hạ tầng (hệ thống đường sá, công viên…) và đôi khi cả kiến trúc thượng tầng (nghệ thuật, lễ hội, văn hóa dân gian…) nhằm tạo điều kiện cho du lịch phát triển, sẽ kích thích sự đầu tư rộng rãi của các tầng lớp nhân dân và của các doanh nghiệp nhỏ. Vì quy mô nhỏ, đòi hỏi về vốn đầu tư tương đối thấp, do đó sự đầu tư được triển khai rất nhanh. Sự đầu tư xuất phát từ du lịch sẽ kéo theo sự bùng nổ đầu tư ở các ngành sản xuất vật chất và các dịch vụ khác (xây dựng, giao thông vận tải, tiểu thủ công nghiệp, thông tin liên lạc…) Một điểm cần lưu ý là trong đầu tư vào hệ thống cơ sở vật chất hạ tầng với các công trình phục vụ cho công tác qui hoạch các khu du lịch thì khả năng sinh lợi ít hoặc không có khả năng sinh lợi, do vậy chính nhà nước thực hiện công tác đầu tư. Trong những năm gần đây ngành du lịch nước ta có những bước phát triển rõ rệt, thu hút được nguồn vốn đầu tư lớn.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Giáo trình Kinh tế Du lịch - GS.TS. Nguyễn Văn Đính & TS. TRần Thị Minh Hòa
416 p | 4639 | 999
-
DU LỊCH VÀ VỊ TRÍ CỦA HOẠT ĐỘNG HƯỚNG DẪN DU LỊCH
41 p | 1491 | 551
-
Giáo trình nghiệp vụ hướng dẫn du lịch
0 p | 960 | 303
-
TÀI LIỆU MÔN HỌC TUYẾN ĐIỂM DU LỊCH VIỆT NAM
57 p | 1078 | 240
-
Giáo trình Tổng quan du lịch (Dùng cho chuyên ngành Du lịch, Khách sạn, Nhà hàng trình độ cao đẳng): Phần 2
82 p | 343 | 104
-
Giáo trình môn học: Tổng quan du lịch - Trường CĐN Đà Lạt
120 p | 139 | 20
-
Giáo trình Kinh tế du lịch (Ngành: Quản trị khách sạn, Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành - Trình độ: Cao đẳng) - Trường Cao đẳng Thương mại và Du lịch Hà Nội
117 p | 20 | 9
-
Bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc tỉnh Điện Biên trong phát triển kinh tế du lịch và giáo dục truyền thống văn hóa
3 p | 8 | 2
-
Giáo trình Pháp luật du lịch (Ngành: Nghiệp vụ nhà hàng – Trình độ Trung cấp) - Trường Cao đẳng Hòa Bình Xuân Lộc
36 p | 11 | 1
-
Giáo trình Nghiệp vụ thanh toán (Ngành: Hướng dẫn viên du lịch - Trình độ Trung cấp) - Trường Cao đẳng Hòa Bình Xuân Lộc
95 p | 14 | 1
-
Giáo trình Tâm lý khách du lịch (Ngành: Quản trị khu resort - Trình độ: Trung cấp) - Trường Trung cấp Kinh tế - Kỹ thuật Bình Thuận
82 p | 1 | 0
-
Giáo trình Tổng quan du lịch (Ngành: Quản trị khu resort - Trình độ: Trung cấp) - Trường Trung cấp Kinh tế - Kỹ thuật Bình Thuận
112 p | 0 | 0
-
Giáo trình Marketing du lịch (Ngành: Nghiệp vụ nhà hàng khách sạn - Trình độ: Trung cấp) - Trường Trung cấp Kinh tế - Kỹ thuật Bình Thuận
132 p | 0 | 0
-
Giáo trình Tâm lý khách du lịch (Ngành: Nghiệp vụ nhà hàng khách sạn - Trình độ: Trung cấp) - Trường Trung cấp Kinh tế - Kỹ thuật Bình Thuận
81 p | 1 | 0
-
Giáo trình Văn hoá du lịch (Ngành: Nghiệp vụ nhà hàng khách sạn - Trình độ: Trung cấp) - Trường Trung cấp Kinh tế - Kỹ thuật Bình Thuận
81 p | 0 | 0
-
Giáo trình Thực hành nghiệp vụ 1 (Ngành: Hướng dẫn du lịch - Trình độ Trung cấp) - Trường Cao đẳng Hòa Bình Xuân Lộc
14 p | 0 | 0
-
Giáo trình Marketing du lịch (Ngành: Quản trị khu resort - Trình độ: Trung cấp) - Trường Trung cấp Kinh tế - Kỹ thuật Bình Thuận
118 p | 0 | 0
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn